Tt tin học tự nhiên và CÔng nghệ quốc gia việN ĐỊa chấT



tải về 1.68 Mb.
trang53/64
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.68 Mb.
#19840
1   ...   49   50   51   52   53   54   55   56   ...   64

2.2- Bố trí đê ĐGS


ĐGS có thể là tuyến đê dài liên tục, phủ hết chiều dài bờ bị sạt lở, nhưng thông thường bố trí tuyến đê đứt khúc từng đoạn để trừ các cửa nhằm trao đổi bùn cát ngoài và trong đê.

a. Vị trí đặt đê

 Vị trí xây dựng ĐGS phụ thuộc vào mục đích của việc khai thác, sử dụng của vùng bãi cần được bảo vệ.

 Về hiệu quả kỹ thuật thì phải xét đến những vấn đề sau :

+ Xây dựng ĐGS quá gần bờ, phía trước đê sẽ bị xói mạnh và đê sẽ bị lún.

+ Khi đặt ĐGS quá xa bờ, sóng vỡ đợt đầu xảy ra ở vị trí đê, sau đê, sóng có thể phục hồi làm giảm hiệu quả công trình.

+ Khoảng cách giữa bờ và ĐGS lấy khoảng 1,0  1,5 chiều dài sóng nước sâu sẽ có hiệu quả bảo vệ tốt.



b. Chiều dài ĐGS đứt khúc và khoảng cách giữa hai đoạn đê đứt khúc:

 Chiều dài một đoạn đê = 1,5 3,0 lần khoảng cách giữa đê và đường bờ;



 Khoảng cách giữa hai đoạn đê đứt khúc = 1/3  1/5 chiều dài một đoạn đê, và bằng hai lần chiều dài bước sóng.

c. Cao trình đỉnh đê. Đối với đê nhô (ngầm) có thể lấy cao trình đỉnh đê dọc bằng Htp cộng thêm (hoặc trừ đi) một nửa chiều cao sóng ở vị trí đê, có xét thêm dự trữ lún.

d. Chiều rộng đỉnh ĐGS. Xác định bằng tính toán ổn định công trình, thông thường lấy lớn hơn độ sâu nước dưới Htp ở vị trí đê.

3. Bố trí hệ thống công trình phức hợp

3.1- Thảo luận chung


Trong điều kiện thuỷ - hải văn phức tạp, nếu chỉ sử dụng hệ thống MH không chắn được sóng vào vuông góc với bờ, bùn cát có thể bị lôi từ bờ ra ngoài; nếu chỉ sử dụng ĐGS, không ngăn được bùn cát dọc bờ, đều không đạt được hiệu quả bảo vệ bờ, thậm chí còn làm cho tình trạng sạt lở bờ xấu thêm. Trong trường hợp này, nhất thiết phải kết hợp cả công trình ngang bờ và công trình dọc bờ để phối hợp cả hiệu quả chắn cát dọc bờ và giảm sóng, chắn cát ngang bờ. Tuỳ theo yêu cầu cụ thể có thể bố trí công trình theo một trong 3 sơ đồ sau :

  1. Sơ đồ 1: Như hình 6.2 thể hiện kế hợp giữa hệ thống MH và ĐGS, tạo thành một tổ hợp đê bao ngăn ô.






Hình 6.2: Đê bao ngăn ô

  1. Sơ đồ 2: Như hình 6.3 thể hiện, ĐGS không bố trí liên tục mà bố trí đứt khúc, tạo với hệ thống MH một hệ thống công trình chữ T.






Hình 6.3: Hệ thống công trình chữ T

  1. Sơ đồ 3: Như hình 6.4 thể hiện hệ thống công trình phức hợp giữa phương ngang, phương dọc và cao thấp khác nhau, tạo ra hiệu quả tổng hợp cho các điều kiện khác nhau.






Hình 6.4: Hệ thống công trình phức hợp

IV - CÁC PHƯƠNG ÁN BỐ TRÍ CÔNG TRÌNH

1- Lựa chọn giải pháp


Như đã phân tích ở các phần trước, yêu cầu chủ yếu đối với công trình bảo vệ bờ trong khu vực Sa Huỳnh là chống xâm thực bãi biển dưới tác dụng của sóng do gió. Trong 5 giải pháp trình bày trong mục I, rõ ràng giải pháp trồng rừng ngập mặn không thể ứng dụng tại vùng đang xét, vì bờ và bãi có vật liệu thành tạo là cát không thích nghi với họ cây sú, vẹt, bần (Mangrove).

1.1- Về giải pháp nuôi bãi nhân tạo


Có thể sử dụng phương pháp nuôi bãi nhân tạo để chống xâm thực bãi ở Sa Huỳnh, tức là dùng tầu hút bùn cát ở vùng lân cận chuyển tới phun vào vùng đang mất bùn cát. Mất bao nhiêu thì bổ sung vào bấy nhiêu. Sử dụng giải pháp này cho hiệu quả nhanh (trong vài tháng), bảo đảm cảnh quan môi trường tự nhiên. Nếu không có hiệu quả cũng không gây hậu quả nghiêm trọng. Thế giới đã sử dụng rất phổ biến giải pháp này: Ở Hà Lan, Pháp, Trung Quốc, Singapore... đều khuyến khích nuôi bãi nhân tạo. Ở Nhật, một số nơi đã phá dỡ các công trình bê tông cũ để đắp cát nhân tạo, trả lại cảnh quan tự nhiên. Nhưng ở Sa Huỳnh, để có được hiệu quả mong muốn bằng phương pháp này cần có những điều kiện sau:

a) Lượng bùn cát cần thiết để tạo bãi, khôi phục bờ khoảng 0,5 triệu m3. Với giá bồi đắp biển 3 USD/m3, thì số tiền chi phí tổng cộng ban đầu là


1,5 triệu USD (khoảng 22 tỷ đồng VN). Sau đó hàng năm đều phải có bổ sung lớn (ít nhất là 10%), vì vùng này hàng năm đều có bão to, sóng lớn. Cần chú ý rằng, bùn cát bồi đắp cần phải có cấp phối thô hơn bùn cát tại vùng công trình.

b) Cần có đội tầu nạo vét đủ mạnh, có khả năng hút bùn cát ở vùng biển sâu, xa bờ. Những thiết bị đó ở Việt Nam hiện chưa có, cần phải thuê ở nước ngoài, như Singapore.


1.2- Giải pháp công trình gia cố bờ


Đây là biện pháp công trình bảo vệ bờ trực tiếp bằng cách xây dựng hệ thống gia cố bờ dọc theo tuyến chỉnh trị.

Biện pháp này trực tiếp bảo vệ bờ khỏi xâm thực của biển, không để cho các yếu tố động lực sông, biển (dòng chảy, sóng,...) có thể moi và vận chuyển bùn cát đi xa được.

Bố trí công trình tại các vùng bờ bị xói sâu và mạnh (vùng bờ từ Thạnh Đức (1) đến Long Thạnh (3) và vùng bờ từ kè mỏ hàn trước cửa Sa Huỳnh đến chân núi Bàu Nú).

Cao trình đỉnh kè bờ lấy bằng +3.2m, cao trình chân kè bờ lấy 0.00m.


1.3- Giải pháp hệ thống mỏ hàn


Như đã trình bầy, ở vùng bờ biển Sa Huỳnh ngoài thành phần chuyển động dọc bờ, tác dụng của sóng vuông góc với bờ rất mạnh, có thể mang bùn cát từ bờ ra theo hướng vuông góc với bờ. Do đó, nếu lựa chọn giải pháp hệ thống mỏ hàn cho vùng này sẽ không thể đạt được hiệu quả như mong muốn. Tuy nhiên, bố trí một kè mỏ hàn vuông góc với bờ tại vị trí cửa Sa Huỳnh sẽ có tác dụng giảm sóng rất tốt, tránh sạt lở bờ đoạn phía trong cửa.


tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   49   50   51   52   53   54   55   56   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương