Tt tin học tự nhiên và CÔng nghệ quốc gia việN ĐỊa chấT


VI.3 – Đề xuất một số giải pháp công trình



tải về 1.68 Mb.
trang51/64
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.68 Mb.
#19840
1   ...   47   48   49   50   51   52   53   54   ...   64

VI.3 – Đề xuất một số giải pháp công trình:

A- Công trình ổn định và bảo vệ bờ biển Sa Huỳnh.

I - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH

1- Nhiệm vụ công trình


 Hạn chế, đi đến ngăn chặn hiện tượng xói lở bờ biển Sa Huỳnh;

 Ổn định và cải thiện tốt hơn hiện trạng cửa Sa Huỳnh (đường vào đầm Nước Mặn) để bảo đảm điều kiện chạy tầu ra vào cảng cá trong tương lai.


2 - Số liệu xuất phát


 Địa hình: bình đồ 1/10.000 theo từ ảnh máy bay chụp tháng 5/1998

 Gió thiết kế: gió bão có hoàn kỳ 10 năm, vận tốc 35 m/s

 Mực nước biển tại vùng Sa Huỳnh (Hệ độ cao độ hải đồ) :

+ Thủy triều: Zmax = 142 cm

ZTB = 88 cm

Zmin = 35 cm

+ Nước dâng do bão (chu kỳ lặp 100năm):

Hmax = 2,6 m

HTB = 1,7 m

Hmin = 0,5 m

+ Nước dâng do bão (chu kỳ lặp 1năm):

Hmax = 0,4 m

HTB = 0,3 m

Hmin = 0,1 m

 Các đặc trưng gió và sóng tính toán ngoài khơi:


Chu kỳ lập
(năm)

W
(m/s)

T
(giê)

D
(km)

H
(m)

h0
(m)

0
(m)

0
(s)

h1%
(m)

h2%
(m)

h5%
(m)

h12%
(m)

0,1%
(m)

100

53

12

95

100

7,45

182

10,8

15,6

14,4

13,1

11,2

11,2

10

35

12

160

100

5,7

159

10,1

12,5

11,5

10,3

8,3

8,8

1

16

24

340

100

2,7

91

7,6

6,5

5,9

5,3

4,2

4,7

Trong đó:

W : tốc độ gió lớn nhất xuất hiện trong chu kỳ nhiều năm (m/s)

T : thời gian gió thổi liên tục (giờ)

D : chiều dài đà gió tính toán (km)

H : độ sâu điểm tính (m)

h0 : độ cao sóng trung bình (m)

0 : độ dài sóng trung bình (m)

0 : chu kỳ sóng trung bình (s)

h(i%) : độ cao sóng ứng với các tần suất đảm bảo i% (m)

(i%) : độ vượt của đỉnh sóng trên mực nước trung bình (m)


II - CHỐNG XÂM THỰC BÃI BIỂN


Trong vùng có chế độ thủy - hải văn phức tạp, thì công trình bảo vệ bờ rất khó đạt hiệu quả nếu chỉ gia cố trực tiếp mái bờ. Bãi biển bị mất cân bằng tải cát, ngày càng bị xâm thực, hạ thấp cao trình mặt bãi và làm cho công trình gia cố bờ bị sập, đẩy đường bờ lùi dần vào lục địa, gây ra hiện tượng biển lấn bờ. Trong trường hợp này, có khi chỉ cần dùng những giải pháp chống xâm thực bãi biển, hoặc kết hợp giữa gia cố bờ và công trình chống xâm thực bãi. Chống xâm thực bãi biển thông thường được thực hiện thông qua hai chức năng chủ yếu của các biện pháp là ngăn cát di chuyển và giảm tác động của sóng.

1- Các giải pháp chống xâm thực bãi biển


a. Giải pháp 1: Tạo rừng cây ngập mặn chống sóng, giữ cát (hình 6- 1a);

b. Giải pháp 2: Nuôi bãi nhân tạo. Chở bùn cát từ nơi khác đến bồi đắp vào vùng bãi bị xâm thực (hình 6- 1b);

c. Giải pháp 3: Hệ thống mỏ hàn ngăn cát di chuyển dọc bờ (hình 6- 1c);

d. Giải pháp 4: Đê chắn sóng ngoài bờ và song song với bờ (hình 6- 1d);

e. Giải pháp 5: Công trình tổng hợp ngăn cát, giảm sóng (hình 6- 1e);



Hình 6- 1a: Biện pháp trồng cây giữ bãi và giảm sóng



Hình 6- 1b: Biện pháp nuôi bãi nhân tạo và làm giảm độ dốc bờ



Hình 6- 1c: Biện pháp xây dựng mỏ hàn chống cát di chuyển dọc bờ


Hình 6- 1d: Đê chắn sóng phiá ngoài có hướng song song với đường bờ


Hình 6- 1e: Công trình tổng hợp nhằm ngăn cát và giảm sóng


tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   47   48   49   50   51   52   53   54   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương