Tt tin học tự nhiên và CÔng nghệ quốc gia việN ĐỊa chấT


- Giải pháp đê chắn sóng cách bờ



tải về 1.68 Mb.
trang54/64
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.68 Mb.
#19840
1   ...   50   51   52   53   54   55   56   57   ...   64

1.4- Giải pháp đê chắn sóng cách bờ


Đây là giải pháp tương đối thích hợp, vì yếu tố chủ yếu tạo ra xâm thực bãi ở đây là sóng vuông góc với bờ. Tuy nhiên theo quan sát thực tế cho thấy, dòng chuyển động bùn cát dọc bờ cũng khá lớn. Tuy thủy triều nhỏ, nhưng dòng triều không nhỏ, phối hợp với dòng chảy sông, tạo ra dòng dọc bờ đáng kể. Do vậy, sử dụng đê chắn sóng cách bờ có thể sẽ cũng giữ được bờ, nhưng hiệu quả bồi đắp sẽ bị hạn chế.

1.5- Giải pháp công trình tổng hợp ngăn cát, giảm sóng


Vấn đề quan trọng nhất là chọn sơ đồ thích hợp cho giải pháp này. Trong điều kiện bãi Sa Huỳnh ta có thể phân tích như sau:

a) Trường hợp sử dụng sơ đồ 1

 Nếu ĐGS là đê ngầm, hiệu quả chắn sóng bị hạn chế;

 Nếu ĐGS là đê nhô lên khỏi mặt nước, hiệu quả trao đổi bùn cát trong và ngoài công trình bị hạn chế, làm cho bãi trong vùng đê bao không được bồi đắp, đồng thời có thể gây tù đọng ô nhiễm.

b) Trường hợp sử dụng sơ đồ 2

Bùn cát trong khu vực công trình sẽ có thể thoát ra ở cửa, hạn chế hiệu quả bồi bãi, thậm chí có thể tạo ra hố xói sâu ở vùng cửa giữa hai chữ T.



c) Trường hợp công trình phức hợp như sơ đồ 3 với các mục đích sau

 Vừa ngăn cát theo phương dọc bờ như hệ thống mỏ hàn;

 Vừa chắn sóng tốt, nhờ các đoạn đê dọc nhô cao;

Hệ thống đê này được bố trí như sau:

 Khoảng cách dọc ngang của các thành phần đê giống như sơ đồ 1và 2;

 Cao trình đê dọc : thiết kế theo dạng đê ngầm, cao trình đỉnh đê lấy ngang bằng mực nước thiết kế.


2. Bố trí công trình vùng Sa Huỳnh


2.1- Phương án I (xem bản vẽ BV - 02)

 Hệ thống kè gia cố bờ được bố trí dọc theo bờ biển tại hai địa điểm:

+ Vị trí 1(KB1): vùng bờ từ Thạnh Đức (1) đến Long Thạnh (3)

+ Vị trí 2(KB2): từ kè MH trước cửa Sa Huỳnh đến chân núi Bàu Nú).

Chiều dài bờ cần gia cố tương ứng với hai vị trí:

+ KB1: l = 2240m

+ KB2: l = 3640m

Tổng chiều dài cần gia cố là 5880m.

 Bố trí một mỏ hàn (MH) vuông góc với bờ ngay trước cửa Sa Huỳnh có chiều dài 240m. Bố trí cụ thể xem trên bản vẽ BV - 02.

2.2- Phương án II (xem bản vẽ BV - 03)

 Bố trí một mỏ hàn (MH) vuông góc với bờ ngay trước cửa Sa Huỳnh có chiều dài 240m như phương án I.

 Hệ thống đê ngăn cát, giảm sóng bố trí dọc theo hai tuyến bờ trên, có tác dụng ngăn bùn cát chuyển động dọc bờ và giảm sóng tới bờ, bao gồm:

+ Hệ thống đê dọc bờ K1  K7, chiều dài mỗi đoạn đê (tính theo chiều dài đỉnh đê) bằng 200m.

+ Hệ thống đê chữ T từ T1  T4 bố trí xen kẽ giữa các đê dọc bờ, chiều dài phần cánh chữ T lấy bằng chiều dài đê dọc bờ 200m, chiều dài phần thân đê vuông góc với bờ tuỳ thuộc vào vị trí mỗi đê, sơ bộ lấy như sau:

Đê T1: dài 200m; Đê T2: dài 170m; Đê T3: dài 300m; Đê T4: dài 250m

Vị trí các công trình thể hiện trên bản vẽ BV - 03.

Xét đến hiệu quả từ các công trình thực tế đã có, kiến nghị bố trí công trình theo phương án II (phương án sử dụng hệ thống công trình bố trí xa bờ).


V- KẾT CẤU CÔNG TRÌNH

1- Chỉ dẫn chung


Ở giai đoạn sơ thảo, chúng tôi chỉ đề cập sơ bộ một số loại hình kết cấu để tham khảo, chưa có kiến nghị chính thức. Theo ý kiến của các chuyên gia úc và Trung Quốc thuộc công ty STD, nên sử dụng sản phẩm của công ty này cho các công trình cửa Thuận An – Thừa Thiên Huế và có thể ứng dụng cho các công trình vùng bờ biển Sa Huỳnh. Đó là loại chăn phủ được tạo thành bằng cách bơm vữa bê tông vào các túi trong vỏ thảm, dệt bằng các sợi tổng hợp đặc biệt, đã được ứng dụng có hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới. Hiện nay loại vật liệu này chưa có ở Việt Nam, nhưng Công ty STD sẵn sàng vào Việt Nam nếu có yêu cầu, với giá ưu đãi. Giá thành công trình, theo chuyên gia của STD, chỉ bằng (50  60)% đầu tư cho kết cấu bê tông truyền thống. Do vậy, đối với các công trình thuộc khu vực Sa Huỳnh, chúng tôi chọn loại thảm bê tông mềm này làm một phương án kết cấu.

Trong báo cáo sơ thảo và thiết kế theo kết cấu qui định, chúng tôi đã áp dụng qui phạm của một số nước tiên tiến trên thế giới và đã được ứng dụng một cho số nơi ở nước ta. Dưới đây là kết cấu của một số hạng mục có tính chất điển hình.



2. Kết cấu kè, gia cố bờ (xem các bản vẽ BV - 04 và BV - 07)

Kết cấu kè gia cố bờ khu vực Sa Huỳnh được xét theo hai phương án:

 Phương án 1: kè gia cố bờ sử dụng kết cấu bê tông, với tường hắt sóng có đỉnh tường ở cao trình +3,2 m, mặt đường bờ có cao trình +2,7m. Mái kè 1 : 3 được lát bằng khối BT đúc sẵn kích thước (80 x 80 x 40) cm, có hõm giảm vận tốc sóng (xem bản vẽ BV- 04). Chân khay là cọc BTCT (30 x 30 x 500) cm , đỉnh cọc ở cao trình 0,0m, mũi cọc đóng đến - 5,0 m.

 Phương án 2: gia cố bằng thảm bê tông mềm (loại vật liệu đặc biệt theo thiết kế của công ty STD  Australia). Xem bản vẽ BV- 07.



3. Kết cấu đê dọc bờ K1 K7 (xem bản vẽ BV - 05 và BV - 07)

Báo cáo sơ bộ này thiết kế cho đê dọc bờ K1, các đê K2  K7 có kích thước và kết cấu tương tự. Kết cấu thân đê được chọn theo hai phương án:

 Phương án 1: đê mái nghiêng đá đổ có khối phủ Haro phá sóng ở mái phía biển và khối bê tông dạng lục lăng 7 lỗ ở mái phía luồng.

 Phương án 2: đê mái nghiêng lõi cát được phủ bằng thảm bê tông mềm.

Kết cấu của từng phương án như sau:

3.1- Phương án 1

a) Kích thước cơ bản

Sử dụng kết cấu mái nghiêng cho hạng mục công trình này. Tuyến công trình nằm dọc theo đáy biển có cao trình - 3 m.

 Đoạn đê dài tổng cộng 200m theo chiều dài đỉnh đê hay 243,3m theo chiều dài chân đê, chia làm 3 phân đoạn:

+ Phân đoạn đê ở giữa, dài 160m có kết cấu mái ngoài và trong khác nhau.

+ Hai phân đoạn đê ở 2 đầu, mỗi phân đoạn dài 20m có kết cấu mái ngoài và trong giống nhau.

 Chiều rộng đỉnh đê lấy bằng 3m trên toàn đoạn.

 Mái dốc ở cả 2 phía biển và bờ đều lấy m = 2.

b) Xác định trọng lượng khối phủ

 Khối phủ mái phía biển

Sử dụng khối Haro để phủ mái phía biển, với chiều cao sóng tính toán là H1/3 = 3,0 m, theo công thức Hudson ứng dụng cho vùng sóng vỡ, trọng lượng khối Haro cần đạt 3,1T (chiều cao khối bằng 0,96m).




Hình 6.5: Đê mái nghiêng phủ khối phá sóng Haro

 Khối phủ mái phía bờ

Sử dụng khối lục lăng 7 lỗ của Viện nghiên cứu Đường thủy Thiên Tân (Trung Quốc), tính toán với chiều cao sóng H1/3 = 2,0m, trọng lượng cần đạt 2,0T.

c) Chiều dày lớp phủ mái

 Mái phía biển: tính toán theo tiêu chuẩn Anh, chiều dày 2 lớp Haro là 1,9m.

 Mái phía bờ: chọn khối có kích thước cạnh bằng 1m, khi đó chiều dày 1 lớp khối lục lăng 7 lỗ là 0,4 m.

d) Khối lát đỉnh

Lát bằng khối bê tông đúc sẵn dày 0,8 m, chiều dài mỗi khối lấy bằng 2m;

Các kết cấu khác xem bản vẽ BV - 03.

Dạng thức đê có mái phủ bằng khối Haro tham khảo trên hình 6.5.

3.2- Phương án 2

 Kích thước cơ bản: đê dạng ngầm với mái nghiêng, lõi cát, được phủ bằng thảm bê tông mềm (vật liệu đặc biệt theo thiết kế của công ty STD  Australia).

+ Bề rộng đáy đê: 25m

+ Chiều cao thân đê: 5m

 Kết cấu thân đê: đê dạng ngầm với lõi đê bằng cát, trên được phủ bằng thảm bê tông mềm. Đó là loại chăn phủ được tạo thành bằng cách bơm vữa bê tông vào các túi, dệt bằng các sợi tổng hợp đặc biệt, đã được ứng dụng có hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới. Hiện nay loại vật liệu này chưa có ở Việt Nam, nhưng Công ty STD – Australia sẵn sàng vào Việt Nam nếu có yêu cầu, với giá ưu đãi.




Hình 6.6: Đê mái nghiêng phủ thảm bê tông mềm (công nghệ của STD)

Hai bên thân đê có các khối đá chặn chân, sử dụng loại đá hộc xếp 2 lớp.

Chi tiết xem bản vẽ BV – 07. Dạng thức đê mái nghiêng phủ thảm bê tông mềm tham khảo trên hình 6.6.

4. Kết cấu đê T1 (xem bản vẽ BV - 06)

Đê T1 cũng thiết kế theo hai phương án kết cấu như đê dọc bờ K1:

 Phương án 1: đê mái nghiêng đổ đá với mái phủ khối phá sóng Haro.

 Phương án 2: đê mái nghiêng lõi cát phủ thảm bê tông mềm.

Các đê T2 ­­­ T4 thiết kế tương tự.

Kết cấu thân đê theo phương án 1 như sau:



4.1- Kích thước cơ bản

Đê bao gồm hai đoạn chính: đoạn cánh đê song song với bờ và đoạn thân đê vuông góc với bờ. Đoạn cánh đê có chiều dài bằng chiều dài đê dọc bờ K1, kết cấu thân đê thiết kế tương tự đê K1. Đoạn thân đê vuông góc với bờ có chiều dài thay đổi tuỳ theo vị trí đặt đê. Khi đê đặt tại cao trình đáy –3,0m, chiều dài đoạn đê vuông góc với bờ của các đê chữ T có thể lấy sơ bộ như sau:

Đê T1: dài 200m

Đê T2: dài 170m

Đê T3: dài 300m

Đê T4: dài 250m

 Tổng chiều dài mỗi đê (bao gồm cánh đê và thân đê):

Đê T1: dài 400m

Đê T2: dài 370m

Đê T3: dài 500m

Đê T4: dài 450m

 Chiều rộng đỉnh:

+ Đoạn cánh đê: lấy bằng 3,0m giống như đê K1

+ Đoạn thân đê: được lấy sao cho xếp đủ 3 khối bê tông lục lăng.

 Mái dốc: 2 phía biển và bờ đều lấy m = 2.

4.2- Khối phủ

 Đoạn cánh đê: sử dụng khối phủ tương tự như đê K1: mái phía biển dùng khối Haro 3,1T, mái phía bờ dùng khối lục lăng 7 lỗ 2,0T.

 Đoạn thân đê: mái đê thay đổi theo chiều sâu đáy:

+ Từ cao trình đáy –3,0m­­ - 2,0m: hai mái đê thiết kế tương tự nhau, đều được phủ bằng các khối bê tông hình lục lăng có 7 lỗ theo thiết kế của Viện nghiên cứu Đường thủy Thiên Tân (Trung Quốc), trọng lượng mỗi khối 2,0T;

+ Từ cao trình đáy - 2,0m­­ - 1,0m: hai mái đê phủ bằng đá hộc xếp, đường kính đá 0,6m;

+ Từ cao trình đáy - 1,0m­­ +3,0m: hai mái đê phủ bằng đá hộc xếp, đường kính đá 0,4m.



4.3- Chiều dày lớp phủ mái

 Mái phủ bởi khối Haro: 2 lớp Haro, dày 1,9 m

 Mái phủ bởi khối lục lăng: 1 lớp lục lăng 7 lỗ, dày 0,4 m

 Mái phủ bởi đá đường kính 0,6m: 2 lớp đá xếp, dày 1,2m

 Mái phủ bởi đá đường kính 0,4m: 2 lớp đá xếp, dày 0,8m.

4.4- Khối BT lát đỉnh

 Đoạn cánh đê: sử dụng khối bê tông đúc sẵn dày 0,8m, chiều rộng bằng chiều rộng đỉnh đê 3,0m, chiều dài mỗi khối lấy bằng 2m

 Đoạn thân đê: lát bằng khối lục lăng 7 lỗ dày 0,4 m.



tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   50   51   52   53   54   55   56   57   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương