Tt tin học tự nhiên và CÔng nghệ quốc gia việN ĐỊa chấT



tải về 1.68 Mb.
trang50/64
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.68 Mb.
#19840
1   ...   46   47   48   49   50   51   52   53   ...   64

CHƯƠNG VI

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH VÀ PHI CÔNG TRÌNH TRONG XỬ LÝ CÁC TAI BIẾN XÓI LỞ - BỒI LẤP
VEN BIỂN QUẢNG NGÃI




VI.1 - Nguyên tắc chung của các giải pháp xử lý


Các giải pháp xử lý khắc phục dựa trên các nguyên tắc khác nhau, có thể lựa chọn một trong những nguyên tắc nêu dưới đây áp dụng cho một khu vực nghiên cứu chỉnh trị cụ thể:

  • Nguyên tắc xử lý toàn diện, thể hiện mối liên quan giữa các nguyên nhân gây ra tai biến xói lở - bồi lấp và các biện pháp phòng chống cho từng đoạn bờ biển. Trong nguyên tắc này cần đánh giá mối liên hệ giữa yếu tố kỹ thuật và chi phí về kinh tế.

  • Nguyên tắc kết hợp giữa phòng tránhchống nguy cơ gây ra tai biến xói lở - bồi lấp. Nguyên tắc này nhấn mạnh mối quan giữa các biện pháp kỹ thuật sử dụng trực tiếp và gián tiếp tới hiện tượng xói lở - bồi lấp.

  • Nguyên tắc quan hệ giữa chi phíhiệu ích kinh tế của các giải pháp công trình trong xử lý hiện tượng xói lở - bồi lấp vv…

Trên cơ sở các nguyên tắc chung, có thể lựa chọn những giải pháp cụ thể hoặc sử dụng kết hợp giữa các giải pháp phòng chống, tránh và ngăn ngừa. Các giải pháp tổng quan gồm giải pháp công trìnhgiải pháp phi công trình, trong đó mỗi giải pháp có những nhiệm vụ khác nhau. Các giải pháp công trình và phi công trình có thể bổ trợ cho nhau những điểm ưu thế và khắc phục những hạn chế của chúng.

6.1.1 – Tổng quan về giải pháp phi công trình.


Nguyên tắc của giải pháp này là tác động vào các nguyên nhân trong cơ chế hình thành tai biến, nhưng không làm thay đổi đột biến môi trường biển ven bờ, hạn chế tối đa khả năng gây ra tai biến do các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng tới quá trình động lực ven bờ, như dòng chảy, sóng gió, nước dâng. Các biện pháp chính này là:

1- Nâng cao khả năng quan trắc yếu tố khí tượng- thuỷ- hải văn và cảnh báo trước các hiện tượng thời tiết bất thường (gió mùa, giông lốc, bão, ATNĐ, lũ, nước dâng...).

2- Qui hoạch sử dụng hợp lý các vùng lãnh thổ ven biển, nhất là cho các khu dân cư lớn và các cụm điểm kinh tế quan trọng sao cho ít bị ảnh hưởng nhất các tai biến do dòng chảy, sóng gió, nước dâng gây ra.

3- Cảnh báo trước nguy cơ tai biến là biện pháp phi công trình quan trọng nhất, nhằm đưa ra các phương án đối phó hợp lý và kịp thời di rời trong tình trạng khẩn cấp.

Với qui mô quản lý của một địa phương, giải pháp phi công trình thích hợp hơn cả là việc đầu tư qui hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ, do đó cần có những nghiên cứu định hướng phát triển không gian vùng ven biển một cách khoa học, có tính đến khả năng xẩy ra tai biến theo từng mức độ khác nhau ở mỗi vùng:

- Nơi có khả năng xẩy ra tai biến cao,

- Nơi có khả năng xẩy ra tai biến mức trung bình,

- Nơi ít xẩy ra tai biến (hay nơi có độ an toàn cao).

Tuỳ loại công trình và mức độ quan trọng cần bảo vệ mà chọn vị trí qui hoạch phát triển phù hợp. Trong trường hợp bất khả kháng, không thể thay đổi vị trí các công trình (như tuyến giao thông sắt - bộ tại Sa Huỳnh chẳng hạn), cần thiết phải có biện pháp bảo vệ thích hợp. Trong thực tế, việc qui hoạch này chỉ có hiệu quả cao khi có một cơ quan quản lý thống nhất, có đủ chức năng và quyền hạn. Trong khi hiện nay, phần lớn việc xây dựng tự do thường không tuân thủ các qui định tối thiểu về hành lang an toàn cần thiết.

6.1.2 – Tổng quan về giải pháp công trình


Các giải pháp công trình có tác động trực tiếp tới các tác nhân gây ra tai biến. Giải pháp này có tác động ngay lập tức và hạn chế thiệt hại cho các khu vực cụ thể. Tuy nhiên, các giải pháp công trình thường tốn kém, đôi khi có thể gây ra các hậu quả cho khu vực khác. Do đó nhất thiết phải có tính toán chi tiết trước khi lựa chọn phương án cụ thể. Thông thường người ta sử dụng kết hợp nhiều biện pháp khác nhau để khắc phục những điểm yếu của mỗi biện pháp. Những biện pháp công trình thường được sử dụng là:

1- Biện pháp phòng ngừa từ xa, là xây dựng các hồ chứa đa năng trên thượng nguồn để điều tiết dòng chảy dưới vùng hạ lưu hay ở cửa sông và cửa biển.

2- Biện pháp phân lưu dòng chảy, tăng độ thông thoáng của hành lang thoát nước ven biển, tránh tình trạng nước chảy quá tập trung trong một khu vực hẹp nằm kề bên các khu dân cư và khu kinh tế trọng điểm.

3- Biện pháp xây dựng các công trình chặn dòng chảy ven bờ, phá sóng hoặc tiêu năng sóng, hộ bờ trên các đoạn bờ có nguy cơ xói lở, trượt lở hoặc bồi tụ cao ở ven bờ. Các loại công trình thường sử dụng là:

+ Kè hộ mái bảo vệ bờ;

+ Mỏ hàn chặn dòng ven bờ và có tác dụng tiêu năng sóng;

+ Đê phá sóng hoặc giảm sóng vùng bờ;

+ Tăng cường khả năng chống chịu xói lở bằng sử dụng vải lót kỹ thuật chống thấm, chống trôi, chống trượt lở vật liệu vv...

Nhìn chung các biện pháp công trình cần triển khai song song với các biện pháp phi công trình rẻ tiền nhằm khai thác tối đa những ưu điểm của các giải pháp phi công trình và hạn chế các chi phí lớn của các giải pháp công trình.

VI.2 – Hướng giải pháp phi công trình


Để giảm thiểu những thiệt hại có thể còn xẩy ra do tai biến xói lở – bồi lấp ở vùng ven biển Quảng Ngãi, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp phi công trình cơ bản sau đây:

6.2.1- Xây dựng một trạm quan trắc Khí tượng - Hải văn cấp I ven bờ tại khu vực Sa Huỳnh (thôn Thạnh Đức - xã Phổ Thạnh) và một số trạm cấp II, cấp III ở các vùng cửa sông (cửa Sa Kỳ, cửa Đại, cửa Lở, cửa Mỹ Á), nhằm theo dõi và cung cấp nhanh chóng thông tin về diễn biến các yếu tố KTTV. Hiện nay mạng lưới quan trắc KTTV ở miền Trung nói chung và nhất là khu vực ven biển Quảng Ngãi còn quá thưa, vì vậy cần thiết bổ sung hệ thống các trạm và nhất là đầu tư các thiết bị quan trắc tự động.

Giải pháp này trong thực tế do ngành Khí tượng – Thuỷ văn (KTTV) chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện. Việc cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin KTTV sẽ góp phần quan trọng cho các cấp quản lý đưa ra quyết định chỉ đạo đúng đắn, ứng cứu kịp thời vào các vùng có nguy cơ xảy ra tai biến cao. Nhữmg thông tin KTTV không chỉ phục vụ riêng cho tỉnh Quảng Ngãi mà còn phục vụ cho các tỉnh lân cận (như Quảng Nam, Bình Định), cho an ninh - quốc phòng và các ngành kinh tế hết sức quan trọng khác như Khu công nghiệp Dung Quất, giao thông (hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thuỷ), nông - lâm nghiệp, thuỷ sản vv…



6.2.2- Qui họach phát triển hợp lý các khu dân cư ven biển: do quĩ đất có hạn, dân số tiếp tục tăng lên vì vậy phải phát triển nhà ở nhiều tầng tại một số khu vực ven biển đông dân cư như ven bờ đầm Nước Mặn, Cổ Luỹ, cửa Mỹ Á… đây là các khu vực tương đối ổn định; thực chất là phát triển các khu vực này thành các đô thị mới; phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Giải pháp này sẽ liên quan chủ yếu đến ngành xây dựng, cần đưa vào ứng dụng những tiến bộ về kỹ thuật xử lý nền móng, sản xuất các loại vật liệu mới phù hợp với môi trường nước mặn ở vùng ven biển.

Đô thị hoá là xu thế phát triển chung của toàn xã hội trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông - lâm nghiệp sang công nghiệp. Một bộ phận dân cư quan trọng sẽ chuyển sang sinh sống ở đô thị; mà nước ta hiện đang có tốc độ đô thị hoá khá nhanh sau những năm chiến tranh kéo dài. Mặt khác phải tính đến những đòi hỏi về nhu cầu và tiện nghi cuộc sống trong tương lai, không thể tồn tại trong những điều kiện nhà ở tạm bợ do hoàn cảnh chiến tranh và kinh tế nghèo nàn trước đây để lại. Một nhân tố quan trọng chính là số dân cư tiếp tục tăng lên còn quỹ đất đang giảm dần, nhất là ở vùng ven biển.



6.2.3- Trồng các loại cây giữ đất và chống cát bay trên các gò cát cồn cát ven biển. Ví dụ tại địa bàn thôn Long Thạnh, Thạnh Đức và thôn Tấn Lộc (xã Phổ Thạnh - huyện Đức Phổ), trồng cây nhằm tạo ra cảnh quan một vùng Du lịch sinh thái ven biển và chọn vùng ven biển Sa Huỳnh làm một nơi được đầu tư trọng điểm của chương trình quốc gia về trồng 5 triệu ha rừng.

Nhu cầu trồng rừng, bảo vệ rừng là giữ cho cuộc sống của các thế hệ mai sau, chứ không riêng gì những người đang sống hiện nay. Với Quảng Ngãi nói riêng và các tỉnh ven biển Miền Trung nói chung, thì yêu cầu tăng độ che phủ của thảm thực vật ven biển cần thiết hơn bao giờ hết để cải thiện chất lượng cuộc sống còn nhiều khó khăn do những tai biến thiên nhiên và hậu quả của các cuộc chiến tranh tàn khốc để lại. Nếu nhìn xa hơn, sẽ thấy những quốc gia phát triển nhất cũng là những nước có được tỷ lệ cây xanh tốt nhất, còn chúng ta không muốn ở lại trong nhóm những nước nghèo và lạc hậu nhất của thế giới văn minh.



6.2.4- Tăng cường triển khai đề án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn để giảm tốc độ tập trung nước lũ, bên cạnh đó nên sớm nghiên cứu hoàn thiện hệ thống hồ chứa và kho nước trên vùng núi để hạn chế tốc độ chuyền lũ và trữ nước cho các tháng mùa khô vốn kéo dài ở Quảng Ngãi.

Đặc điểm chung là mưa - lũ ở Quảng Ngãi tập trung trong thời gian ngắn (tháng X- XI) và luôn xuất hiện những tình thế bất lợi do mưa- lũ gây ra: vùng sườn núi cao nguyên Kon Tum rất dốc, lượng mưa lớn và độ che phủ rừng đang suy giảm mạnh. Vì vậy trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn là giảp pháp phi công trình rẻ tiền nhất, nhưng có hiệu quả nhất có thể áp dụng. Tuy nhiên, không chỉ phát triển rừng ở địa bàn tỉnh Quảng Ngãi mà còn tính đến việc bảo vệ rừng đầu nguồn ở Kon Tum, do gần một nửa lượng nước sông Trà Khúc chảy qua vùng đồng bằng có nguồn gốc từ cao nguyên này.



6.2.5- Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống giao thông – thuỷ lợi vùng ven biển, đảm bảo giao thông cho phát triển kinh tế và thông thoáng hành lang thoát lũ ven biển.

Do phát triển kinh tế- xã hội luôn đi kèm với phát triển giao thông, thuỷ lợi. Mặt khác, địa hình vùng ven biển Quảng Ngãi luôn bất lợi cho việc tiêu thoát nước lũ vốn chảy xuống nhanh, do cửa sông bị bồi lấp và hành lang dòng chảy đang bị con người lấn chiếm nghiêm trọng vào các mục đích kinh tế. Vì vậy, việc tiêu thoát nước lũ chỉ có thể giải quyết được tốt khi hành lang thoát lũ ven biển thông thoáng. Ngoài ra, lòng dẫn sông ngòi lưu thông tốt còn đảm bảo cho các tuyến giao thông nội thuỷ quan trọng ven biển không bị ách tắc và tạo ra các vùng tránh gió thích hợp cho ghe tầu của ngư dân ven biển.



6.2.6- Với các công trình đã có sẵn như tuyến giao thông Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc - Nam, khu vực khách sạn Du lịch vv... đang nằm trong vùng có nguy cơ xói lở cao, nhất thiết cần có giải pháp bảo vệ bằng các biện pháp công trình. Công việc đầu tư bảo vệ này có ý nghĩa sống còn với cả nước nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, nhằm đảm bảo cho các tuyến giao thông huyết mạnh luôn được thông suốt, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và An ninh - Quốc phòng.


tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   46   47   48   49   50   51   52   53   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương