Tt tin học tự nhiên và CÔng nghệ quốc gia việN ĐỊa chấT


V.6 - Kết quả tính toán và phân tích chế độ vận chuyển bùn cát (VCBC) ven biển Quảng Ngãi



tải về 1.68 Mb.
trang47/64
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.68 Mb.
#19840
1   ...   43   44   45   46   47   48   49   50   ...   64

V.6 - Kết quả tính toán và phân tích chế độ vận chuyển bùn cát (VCBC) ven biển Quảng Ngãi.

5.6.1 - Số liệu gió, địa hình và bùn cát đáy tại các mặt cắt đặc trưng


Số liệu gió được lấy từ các kết quả quan trắc gió tại trạm Lý Sơn một ngày 4 obs từ 01 giờ ngày 1/1/1990 đến 19 giờ ngày 31/12/1999 với tổng cộng gồm 14608 số liệu gió với bước thời gian là T=6 giờ.

Bảng 5.5: Số liệu về các mặt cắt đặc trưng phục vụ tính toán vận chuyển bùn cát



Mặt cắt


Toạ độ điểm

tính sóng

Toạ độ điểm

mép nước

Hướng đường

bờ

Độ dốc trung

bình









Vịnh Dung Quất

1080 44,60

15026,30

1080 43,20

15024,80

3120

0.005

Cửa Đại – Cửa Lở

1080 57,50

15007,00

1080 53,60

15007,00

3470

0.006

Cửa Mỹ Á

1090 00,00

14050,00

1080 59,50

14050,40

3370

0.016

Cửa Sa Huỳnh

1090 05,50

14039,00

1090 03,70

14039,00

3550

0.005

Các mặt cắt đặc trưng cho vùng ven biển Quảng Ngãi bao gồm mặt cắt khu vực vịnh Dung Quất, Mặt cắt khu vực giữa Cửa Đại và Cửa Lở, mặt cắt khu vực cửa Mỹ Á và mặt cắt khu vực cửa Sa Huỳnh. Do yêu cầu để tính toán dòng vận chuyển bùn cát dọc bờ cần phải chọn các khu vực có đường bờ tương đối thẳng đã chọn vị trí các mặt cắt tương ứng cho 4 vùng nêu trên với các toạ độ được đưa ra tại bảng 5.5. Trên bảng 5.5 đưa ra vị trí trạm tính sóng vùng khơi (độ sâu 20 mét nước), toạ độ tại điểm mặt cắt cắt với đường bờ. Góc định hướng đường bờ theo hướng địa lý (0 độ về phía bắc) được xác định từ bản đồ 1/50.000 do Trung tâm Viễn thám và Geomatic (VTGEO) cung cấp. Độ dốc của các mặt cắt được xác định theo các số liệu khảo sát địa hình của Viện Địa chất.

Các số liệu cấp hạt của bùn cát đáy tại các mặt cắt đặc trưng được lấy từ kết quả phân tích cấp hạt của các mẫu cát thu thập trong các đợt khảo sát thực năm 2000-2002. Dựa vào các kết quả nêu trên đường kính trung bình và 90% của bùn cát đáy tại các mặt cắt được lấy theo các số liệu sau: D50 =0.35mm: D90 =0.46mm. Hệ số sóng đổ trong tính toán lan truyền sóng là 0.8. Hệ số trao đổi rối ngang theo mô hình của Longuet Higgins là 0.050. Trong các tính toán dòng vận chuyển bùn cát theo phương pháp Bijker độ gồ ghề đáy được chấp nhận là 0.06m, tốc độ sa lắng là 0.0252 m/s.


5.6.2 - Kết quả tính toán vận chuyển bùn cát ven biển ở Quảng Ngãi

1- Các bước tính toán


Trên cơ sở các phương pháp trình bày trong phần V.5 và các số liệu ban đầu đã tiến hành tính toán sóng, dòng chảy sóng và dòng vận chuyển bùn cát dọc bờ cho 4 mặt cắt đặc trưng tại khu vực ven bờ biển Quảng Ngãi theo các bước sau:

+ Sử dụng số liệu quan trắc gió tại đảo Lý Sơn tính sóng cho 4 điểm phía ngoài khơi của 4 mặt cắt (có độ sâu ngoài 20 mét nước). Để tính sóng đã đo đà sóng theo 16 hướng tới điểm tính sóng, đồng thời trong quy trình tính toán cũng sử dụng công thức (V3) để xác định đà sóng tương đương ứng với thời gian gió thổi là 6 giờ. Bằng cách so sánh hai giá trị đà sóng thực tế và đà sóng tương đương có thể xác định được các tham số sóng thuộc loại sóng phụ thuộc vào đà sóng thực tế hay phụ thuộc vào thời gian gió thổi. Các kết quả tính được ghi thành các files số liệu sóng theo từng obs ở dạng FORMAT “WIS”.

+ Thống kê các sóng cực đại và trung bình theo hai hình thế gió mùa: gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam theo 4 tệp (file) số liệu sóng tính tại bước 1.

+ Sử dụng mô hình dòng chảy sóng của Longuet Hinggins tính phân bố dòng chảy sóng theo các số liệu sóng thống kê tại bước 2 cho 4 mặt cắt. Mỗi mặt cắt được tính chi tiết cho các thuỷ trực cách nhau 25m từ bờ ra khơi đến độ sâu tại đó dòng chảy sóng có thể coi là rất nhỏ không còn tác động đến dòng vận chuyển bùn cát. Các tính toán dòng chảy sóng được thực hiện cho 2 trường hợp: không tính đến trao đổi rối ngang (V1) và khi có trao đổi rối ngang với hệ số trao đổi P=0.050 (V2). Hướng dòng chảy được lấy quy ước theo quy định tính dòng vận chuyển bùn cát. Cụ thể đối với sóng trong gió mùa đông bắc dòng chảy sóng có hướng xuống phía nam được quy ước mang dấu (+) và ngược lại trong gió mùa tây nam dòng chảy có hướng lên phía bắc sẽ mang dấu (- ) nhằm phù hợp với dấu của dòng vận chuyển bùn cát sẽ tính được tại các bước tiếp theo. Các bảng tính toán dòng chảy sóng cực đại và trung bình ứng với gió mùa đông bắc và tây nam cho các mặt cắt Dung Quất, Cửa đại – Cửa Lở, Cửa Mỹ Á và Cửa Sa Huỳnh được đưa ra thành các biểu (Xem kết quả chi tiết trong phụ lục).

+ Sử dụng mô hình tính dòng chảy ven bờ do sóng của Longuet - Hinggins và phương pháp tính dòng vận chuyển bùn cát của Bijker đã tính chế độ các thành phần của dòng vận chuyển bùn cát dọc bờ bao gồm dòng VCBC về phía trái (- ), về phía phải (+), tương ứng với vùng Quảng Ngãi là dòng VCBC lên bắc và xuống phía nam, dòng VCBC tịnh và cán cân tổng cộng. Các số liệu đưa vào tính toán theo từng Obs bao gồm các tham số trường sóng vùng nước sâu của từng mặt cắt. Các mặt cắt được chia thành các thuỷ trực cách đều nhau là 25 mét từ mép nước ra ngoài khơi. Dòng VCBC của mỗi Obs tính được tính cho từng thuỷ trực sau đó tích phân cho toàn bộ mặt cắt. Dòng bùn cát sẽ được lưu trữ và tích phân cho cả chuỗi số liệu trường sóng là 10 năm. Các files kết quả đưa ra bao gồm tổng các thành phần của dòng VCBC dọc bờ (dòng VCBC về phía phải, phía trái, tịnh và tổng cộng) cho cả chuỗi số liệu (bảng kết quả 1) và trung bình theo năm (bảng kết quả 2). Ngoài ra, chúng tôi đã tính toán phân bố dòng VCBC trên toàn bộ mặt cắt theo hai hướng. Các kết quả tính dòng VCBC và phân bố của chúng từ bờ ra khơi cho các mặt cắt Dung Quất, Cửa đại – Cửa Lở, Cửa Mỹ Á và Cửa Sa Huỳnh.



tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   43   44   45   46   47   48   49   50   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương