Tt tin học tự nhiên và CÔng nghệ quốc gia việN ĐỊa chấT


- Vận động của dòng bùn cát ven biển



tải về 1.68 Mb.
trang45/64
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.68 Mb.
#19840
1   ...   41   42   43   44   45   46   47   48   ...   64

5.4- Vận động của dòng bùn cát ven biển

5.4.1 - Vật liệu bề mặt và phân bố trầm tích đáy ven biển Quảng Ngãi


Cấu trúc địa hình đáy biển ven bờ ở Quảng Ngãi tương đối đa dạng bởi sự hiện diện của các khối sót địa chất ở vùng bờ. Đới ven biển nằm trong vùng sóng biến dạng (do khúc xạ) đến vùng sóng vỗ bờ nằm trong khoảng từ đường bờ tới độ sâu 20- 25m có vật liệu bề mặt chủ yếu gồm các loại cát và vật liệu hạt mịn (bột, sét). Đây là vùng có vật liệu đáy di cư mạnh nhất do tác động của sóng và dòng chảy ven bờ. Vì vậy, trên các mô hình tính toán dòng chảy cũng như khảo sát thực địa, chúng tôi đã chú trọng nghiên cứu chi tiết các cấu trúc thuỷ- thạch động lực trong đới sóng biến dạng và đổ vỡ ven bờ.

Qua 04 đợt khảo sát trong các năm 2000- 2002, chúng tôi đã tiến hành thu thập mẫu trầm tích mặt đáy biển trên các điểm khảo sát khác nhau từ mép nước tới độ sâu 20- 25m ở các khu vực cửa Đại, cửa Lở, cửa Mỹ á và ven biển Sa Huỳnh. Kết quả phân tích mẫu cho thấy:

- Ven biển cửa Đại- cửa Lở (sông Trà Khúc- sông Vệ): trầm tích bề mặt trong đới sóng vỡ chủ yếu là cát nhỏ (Md=0,10,25mm), ra xa dần là cát – bột (Md=0,200,05mm), bột (Md=0,100,01mm) và bột- sét (Md=0,00,005mm). Một số khu vực ven bờ có trầm tích cát thô hoặc cát sạn. Trong đới sóng vỡ, bùn cát đáy có độ chọn lọc khá tốt (So=1,402,00). Song nhìn chung độ chọn lọc không đồng đều, càng ra xa bờ độ chọn lọc càng kém dần ( So=2,202,80), chứng tỏ vai trò của dòng chảy ngoài đới sóng vỡ không cao.

- Ven biển cửa Mỹ Á (sông Trà Câu): từ bờ ra tới độ sâu 20- 25m trên mặt đáy chủ yếu là vật liệu cát nhỏcát trung cỡ hạt trung bình Md= 0,110,32mm với độ chọn lọc khá tốt, hệ số chọn lọc So dao động từ 1,06  1,40; điều đó chứng tỏ hoạt động của sóng và dòng chảy trên mặt đáy khá mạnh.

- Ven biển Sa Huỳnh: tại khu vực khách sạn Du lịch các mẫu bề mặt đáy biển nông có thành phần chủ yếu từ cát hạt nhỏ tới cỡ trung bình (Md=0.120.62). Các mẫu chất đáy đều có độ chọn lọc tương đối tốt (hệ số chọn lọc So=1.202.47); một số khu vực ven bờ, trong đới sóng vỡ còn có cát thô. Tại ven biển thôn Long Thạnh phân bố chủ yếu là cát trung, cát thô và một số ít cát hạt nhỏ có độ chọn lọc từ tốt đến rất tốt (So=1,101,45) chứng tỏ điều kiện động lực khá mạnh trong vùng nước có độ sâu nhỏ hơn 20m; thành phần động lực chính bao gồm tác động của sóng và các loại dòng chảy khác nhau, như đã đề cập.

5.4.2 - Vai trò sóng và dòng chảy trong quá trình xói lở- bồi tụ ven bờ


Trong đới sóng vỡ, ngoài thành phần dòng triều biến đổi theo chu kỳ và có tốc độ không mạnh, thì ngược lại dòng sóng luôn vai trò chủ đạo trong quá trình biến động địa hình ven bờ. Do cấu tạo địa hình các đoạn bờ khác nhau, dòng sóng vỡ sinh ra cũng không như nhau. Tại ven biển thôn Long Thạnh (Sa Huỳnh), bờ biển có cấu tạo các dạng bậc thềm, vùng dòng sóng mạnh nhất xẩy ra trên các sườn bờ có độ dốc lớn.

Theo tính toán, tại các sườn bờ dốc tốc độ dòng sóng tối đa đều đạt và vượt 1.0 - 2.5m/s, trong khi tốc độ giới hạn không xói với các loại cát (vật liệu bở rời) đều phải nhỏ hơn 0.8m/s (bảng 5.4). Điều này lý giải hiện tượng tại các sườn bờ dốc, địa hình ven biển biến đổi nhanh chóng chỉ sau các đợt triều cường có gió mạnh và sóng lớn. Hiện tượng thường thấy ở đây là vật liệu cát bở rời từ các sườn bờ dốc được sóng và dòng chảy đưa ra ngoài tham gia hình thành các cồn cát ngầm ngay trong đới sóng đổ vỡ. Xuất hiện hiện tượng bùn cát di cư cục bộ dọc bờ do sóng ở một số đoạn, nhưng tốc độ không cao.



Bảng 5.4 : Tốc độ giới hạn cho phép không xói của vật liệu đáy bở rời [50]

Loại vật liệu đáy

Kích cỡ (d,mm)

Tốc độ ứng với độ sâu (V, m/s)

H = 0.4m

H = 1.0m

h = 2.0m

H  3.0m

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

Bụi và bùn

0.005- 0.05

0.12- 0.17

0.15- 0.21

0.17- 0.24

0.19- 0.26

Cát nhỏ

Cá`t trung

Cát lớn


0.05- 0.25

0.25- 1.0

1.0- 1.5


0.17- 0.27

0.27- 0.47

0.47- 0.53


0.21- 0.32

0.32- 0.57

0.57- 0.65


0.24- 0.37

0.37- 0.65

0.65- 0.75


0.26- 0.40

0.40- 0.70

0.70- 0.80


Sỏi nhỏ

Sỏi trung

Sỏi lớn


2.5- 5.0

5 - 10


10 - 15

0.53- 0.65

0.65- 0.80

0.80- 0.95


0.65- 0.80

0.80- 1.0

1.0 - 1.2


0.75- 0.90

0.90- 1.1

1.1 - 1.3


0.80- 0.95

0.95- 1.2

1.2 - 1.4


Hiện tượng xói lở bờ hiện nay có thể là một giai đoạn phát triển đường bờ mới với kiểu hình thành các vách xâm thực trên bờ cao có độ dốc khá lớn và chỉ chấm dứt sau khi quá trình san phẳng đạt được độ dốc mới tương thích giữa nămg lượng sóng tác động và khả năng kháng xói của mỗi đoạn bờ. Cũng cần nhấn mạnh các hiện tượng xói lở xẩy ra mạnh mẽ trong điều kiện nước triều cường kèm theo nước dâng do gió thổi mạnh và xuất hiện sóng lớn đổ vỡ trực diện ở đới bờ. Thời gian xuất hiện tai biến này xẩy ra chủ yếu trong các tháng cuối năm, là thời kỳ hoạt động mạnh mẽ của gió GMĐB, gây ra sóng lớn và trong nhiều trường hợp còn chịu ảnh hưởng của các nhiễu động thời tiết đặc biệt như dông, bão và ATNĐ.

Như trên đã đề cập, do thiếu các chuỗi số liệu quan trắc sóng trực tiếp tại ven biển Quảng Ngãi, hơn nữa việc đo đạc tốc độ dòng sóng rất khó thực hiện bằng các thiết bị thông thường do chúng biến động nhanh trong một chu kỳ sóng, kéo dài từ vài giây đến vài chục giây (s). Chúng tôi đã chọn giải pháp tính toán sóng, dòng chảy sóng và vận chuyển bùn cát ven bờ (VCBC) gián tiếp từ số liệu quan trắc gió bằng các phương pháp khác nhau. Dưới đây là những mô hình tính toán được sử dụng trong nghiên cứu này.

V.5- Cơ sở lý thuyết các phương pháp tính sóng, dòng chảy sóng và vận chuyển bùn cát ven bờ



tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   41   42   43   44   45   46   47   48   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương