Tt tin học tự nhiên và CÔng nghệ quốc gia việN ĐỊa chấT



tải về 1.68 Mb.
trang41/64
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.68 Mb.
#19840
1   ...   37   38   39   40   41   42   43   44   ...   64

2.1.3. Nước dâng do bão


Nước dâng do bão là hiện tượng mực nước biển dâng lên bất thường; nguồn gốc gây ra quá trình dao động dâng - rút dưới tác động của nhiễu động khí quyển do hoạt động của bão và ATNĐ. Nó là kết quả tác động trực tiếp của hai loại hiệu ứng: hiệu ứng do gió thổi dồn nước mặt và hiệu ứng do thay đổi khí áp (khi giảm khí áp) của mỗi trận bão hoặc ATNĐ trong những điều kiện ngoại cảnh khác nhau.

Đặc điểm nước dâng do bão ven biển miền Quảng Ngãi:

1/ Tần suất nước dâng do bão, ở mức độ nào đó phù hợp với tần suất bão đổ bộ vào vùng bờ. Theo thống kê số trận bão đổ bộ vào vùng ven biển Quảng Ngãi thời kỳ từ 1954- 1995, bình quân khoảng 3 năm thì có 1 cơn bão hoặc ATNĐ đổ bộ vào khu vực Quảng Ngãi và tập trung chủ yếu vào hai tháng X- XI. ở đây chưa tính đến số trận bão có ảnh hưởng gián tiếp khi đổ bộ vào các tỉnh lân cận. Trong thời kỳ nhiều năm, số trận bão và ATNĐ đổ bộ vào bờ biển từ Đà Nẵng tới Bình Định chiếm xấp xỉ 22% tổng số trận bão và ATNĐ đổ bộ vào bờ biển Việt Nam. Như vậy, trung bình hàng năm có 1 trận bão và ATNĐ có ảnh hưởng tới ven biển Quảng Ngãi.

2/ Nước dâng do bão liên quan chặt chẽ tới cường độ bão (hay độ chênh lệch khí áp giữa tâm bão và vùng rìa), trường vận tốc gió cực mạnh, hướng đi, tốc độ di chuyển của bão và nhất là phụ thuộc vào đặc điểm địa hình đáy biển ven bờ nơi nó đổ bộ. Độ chênh lệch khí áp và vận tốc gió cực đại càng lớn thì khả năng nước dâng càng cao; Vận tốc di chuyển của bão càng chậm và có hướng đi dọc bờ từ Nam ra Bắc thì nước dâng càng có điều kiện phát triển. Đối với vùng Trung Trung Bộ nói chung và vùng biển Quảng Ngãi nói riêng là vùng biển sâu, đáy biển có độ dốc lớn, nên nước dâng do bão không lớn. Tuy vậy, do cấu tạo địa hình cục bộ ven bờ kiểu vũng vịnh thì tính chất nước dâng cục bộ có thể xẩy ra rất cao.

Bảng 5.1 dưới đây dẫn ra trị số nước dâng nhận được từ quan trắc thực tế tại vùng ven biển Trung Trung Bộ (trạm Đà Nẵng), trong thời gian hoạt động của một số trận bão quan sát được từ năm 1982 đến 1990.

Bảng 5.1: Độ cao nước dâng lớn nhất quan trắc tại trạm Đà Nẵng (H, cm)

Tên bão

Thời gian đổ bộ vào đất lion

(tháng, năm)



Nước dâng lớn nhất

(H, cm)


Hope

ix/1982

67

Lynn

VI/1984

47

Cecil

V/1989

93

Ed

ix/1990

108

Kết quả phân tích cho thấy, trong trận bão Ed năm 1990, nước dâng lớn nhất quan trắc được tại khu vực này đạt trên 1.0m. Nếu so sánh với nước dâng do bão ở vùng biển ven bờ Bắc Trung Bộ, hoặc Bắc Bộ, thì nước dâng khu vực ven biển Quảng Ngãi thường thấp hơn. Ví dụ, trong cơn bão Nancy (bão số 7/1982) đổ bộ vào bờ biển Nghệ An ngày 18/X/1982 đã quan trắc được nước dâng trên 3.0m, hoặc trong cơn bão Kelly đổ bộ vào bờ biển Bắc Nghệ An ngày 4/VII/1981, gây ra nước dâng lớn xấp xỉ 3.0m ở bờ biển phía nam tỉnh Thanh Hoá.

3/ Đối với mỗi trận bão đổ bộ vào vùng bờ biển Việt Nam nói chung và bờ biển Trung Trung Bộ nói riêng, thời gian tồn tại nước dâng tuỳ thuộc vào thời gian hoạt động của bão và các điều kiện ngoại cảnh khác. Riêng với đỉnh của nước dâng, thời gian tồn tại chỉ trong khoảng vài giờ. Tuy thời gian nước dâng ngắn, nhưng khi xuất hiện nước dâng kèm theo sóng lớn (trường hợp cực đoan hơn trong điều kiện thủy triều cường) có thể gây ra tàn phá rất nghiêm trọng, như các trường hợp vỡ đê biển đã được ghi nhận ở đồng bằng Bắc Bộ.

Trong thời gian hoạt động của cơn bão Ed, đổ bộ vào bờ biển bắc Trung Bộ ngày 18/IX/1990, thời gian tồn tại nước dâng do bão có trị số nước dâng vượt quá 0.5m kéo dài trong khoảng thời gian 28 giờ (từ 21h00 ngày 17/IX đến 0h ngày 19/IX/1990), còn thời gian tồn tại trị số nước dâng lớn hơn 1.0m kéo dài khoảng 6- 7giờ, tương đương một chu kỳ bán nhật triều. Thời gian nước dâng ở ven biển kéo dài phụ thuộc vào thời gian hoạt động của cơn bão; khi gần đến bờ Quảng Nam - Đà Nẵng, bão Ed không đi thẳng vào bờ mà đổi hướng về phía bắc và tiếp tục đi dọc theo bờ và sau đó đổ bộ vào vùng biển Bình Trị Thiên. Đỉnh nước dâng ở ven biển Bình Trị Thiên chỉ duy trì trong thời gian trên dưới 2 giờ.

4/ Trong mối quan hệ với các yếu tố khí tượng- thuỷ- hải văn khác như thuỷ triều, sóng biển hoặc lũ lụt vùng cửa sông, thì hiện tượng nước dâng do bão ở vùng ven biển có độ sâu lớn như ở Quảng Ngãi là mối đe doạ lớn đối với đời sống và hoạt động của con người ở vùng biển ven bờ.


2.1.4. Nước dâng do gió mùa


ở nước ta, ngoài hiện tượng nước dâng do bão và ATNĐ còn xuất hiện hiện tượng nước dâng do gió mùa, trong cả hai thời kỳ gió mùa Đông Bắc (GMĐB) và gió mùa Tây Nam (GMTN). Hiện tượng nước dâng do gió mùa ở ven biển Trung Bộ nói chung và Quảng Ngãi nói riêng chủ yếu do gió GMĐB gây ra trong thời gian mùa Đông (đỉnh điểm trong tháng XI- XII). Hiện tượng nước dâng do gió mùa gây ra góp phần làm cho mực nước tổng hợp ven biển Miền Trung tăng lên vào các tháng cuối năm. Hiệu ứng nước dâng do gió GMĐB gây ra không cao như bão, nhưng diễn ra trong thời gian tương đối dài. Mặt khác, như trên đã đề cập thời gian bão và ATNĐ đổ bộ vào ven biển Miền Trung (trong đó có Quảng Ngãi) chủ yếu trong tháng X- XI, cũng là thời kỳ gió GMĐB hoạt động mạnh mẽ gây nước dâng ven bờ. Vì vậy yếu tố nước dâng ở ven biển Quảng Ngãi, trong nhiều trường hợp là sản phẩm tổ hợp của các trạng thái nhiễu động khí tượng cực đoan là bão, ATNĐ và GMĐB.

Trong tháng XII/1999 hiện tượng xuất hiện liên tục các đợt gió mạnh trên hướng Bắc và Đông Bắc ở ven biển Quảng Ngãi đã gây ra sóng lớn và nước dâng cục bộ. Mặt khác, thời kỳ gió mạnh rơi vào thời gian nước triều cường (độ cao đỉnh triều tại Tam Quan đạt tới 2.3- 2.5m), như vậy đã xuất hiện trường hợp cực đoan ở ven biển phía nam tỉnh Quảng Ngãi trong tổ hợp Triều cường + Nước dâng + Sóng lớn. Hiện tượng này đã gây ra quá trình phá huỷ mạnh đới ven biển, trong đó có khu vực Long Thạnh - Sa Huỳnh. Cũng nên nhấn mạnh, đây chưa phải là trường hợp cực đoan xấu nhất, do nước dâng trong phạm vi cục bộ không lớn, tốc độ gió và sóng chưa phát triển tới các trị số cao nhất có thể xẩy ra ở đây.




tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   37   38   39   40   41   42   43   44   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương