Tt tin học tự nhiên và CÔng nghệ quốc gia việN ĐỊa chấT


CHƯƠNG V ĐIỀU KIỆN THUỶ - THẠCH ĐỘNG LỰC VÙNG BIỂN VEN



tải về 1.68 Mb.
trang40/64
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.68 Mb.
#19840
1   ...   36   37   38   39   40   41   42   43   ...   64

CHƯƠNG V

ĐIỀU KIỆN THUỶ - THẠCH ĐỘNG LỰC VÙNG BIỂN VEN

BỜ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN TẠO Ở VÙNG VEN BIỂN

Với đặc điểm địa hình, chế độ thuỷ văn lục địa và điều kiện khí hậu ven biển như phân tích ở phần trên, cho thấy điều kiện thuỷ - thạch động lực ven biển Quảng Ngãi vừa có nét chung của chế độ thuỷ- hải văn ven biển Trung Bộ, vừa có những điểm riêng do chi phối của các nhân tố cảnh quan địa phương. Đó là một kiểu khí hậu pha trộn giữa khí hậu hải dương và lục địa; một chế độ thuỷ văn sông ngòi chịu tác động mạnh của nhân tố địa hình vùng sườn cao nguyên Kon Tum đã ít nhiều thay đổi tính chất do hoạt động điều tiết nhân tạo cũng như biến động độ che phủ của thảm thực vật đầu nguồn. Những nhân tố trên có ảnh hưởng nhất định tới chế độ thuỷ- thạch động lực ven biển.

Một khó khăn khi triển khai nghiên cứu ven biển Quảng Ngãi là sự thiếu vắng chuỗi số liệu quan trắc các yếu tố hải văn nhiều năm ở vùng biển ven bờ, do mạng lưới trạm quan trắc KTTV ở đây rất thưa. Mặt khác, các chuyến khảo sát biển trước đây chủ yếu được triển khai ngoài vùng nước sâu, trong khi các quá trình động lực liên quan tới xói lở - bồi lấp lại diễn ra tại vùng nước nông ven bờ và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngoại sinh chi phối. Để khắc phục tình trạng này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp tính toán gián tiếp các yếu tố thuỷ động lực thông qua các số liệu quan trắc khí tượng và số liệu quan trắc ở các khu vực lân cận. Ví dụ, tính sóng và dòng bùn cát ven bờ thông qua năng lượng trường gió; thuỷ triều tính nội suy từ số liệu quan trắc tại Qui Nhơn, Tam Quan và Đà Nẵng.

V.1- Dao động mực nước biển


Dao động mực nước biển là sản phẩm tổng hợp các dao động thành phần. Các thành phần tham gia trong dao động mực nước biển và Đại dương gồm có hai nhóm: thứ nhất, là nhóm dao động có chu kỳ (hay tuần hoàn), tiêu biểu trong đó là các sóng thuỷ triều, sinh ra do lực hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. Thứ hai, là nhóm dao động phi chu kỳ (hay phi tuần hoàn), mà đại diện ở đây chính là dao động dâng - rút gây ra dưới tác động của gió trên mặt biển, nhiễu động khí áp, do lũ từ các cửa sông. Dưới đây chúng ta xem xét từng nhóm dao động riêng biệt từ số liệu đo đạc và quan trắc thực tế.

5.1.1. Mực nước tổng hợp


Đối với vùng biển miền Trung nói chung và vùng biển Quảng Ngãi nói riêng mực nước tổng hợp thể hiện tính chất dao động mùa, các trị số cực tiểu xẩy ra vào các tháng III- IV, các trị số cực đại rơi vào tháng X- XI và biên độ chênh lệch trung bình xấp xỉ 30- 50 cm. Trên hình 5.1 dẫn ra diễn biến mực nước trung bình tại trạm Sơn Trà (Đà Nẵng) năm 1990.



Hình 5.1 : Diễn biến mực nước trung bình tháng tại Sơn Trà năm 1990



Hình 5.2: Mực nước cực đại trong tháng tại Sơn Trà năm 1990

Trong tháng IX/1990 xuất hiện bão Ed và gây biến động mực nước biển ở khu vực bắc Trung Bộ. Bão Ed đổ bộ vào bờ ngày 18/IX/1990 và xuất hiện mực nước cực đại. Do đó mực nước cực đại quan trắc được vào tháng IX, chứ không phải tháng XI như thông lệ (Hình 5.2). Như vậy, mực nước cực đại là tổng hợp các thành phần: dao động mùa, dao động thuỷ triều và các dao động phi tuần hoàn khác. Trong ví dụ trên cho thấy mực nước cực đại xuất hiện do nước dâng trong bão, một kiểu dao động phi chu kỳ thường quan sát thấy ở ven biển nước ta.


5.1.2. Thuỷ triều


Do không có số liệu đo mực nước trực tiếp tại Quảng Ngãi, nên trong đánh giá độ lớn cũng như đặc tính của thuỷ triều vùng nghiên cứu, chúng tôi đã tính toán từ chuỗi số liệu thuỷ triều tại Đà Nẵng và Tam Quan (Bình Định) làm đại diện cho thuỷ triều vùng biển phía bắc và phía nam của tỉnh.

Tại vùng biển phía bắc biên độ của sóng M2= 17cm, S2=10cm, K1=29cm và O1=22cm. Độ lớn trung bình của thuỷ triều 95cm, cực đại 162cm và cực tiểu 40cm. Với chỉ số Đuvanhin xấp xỉ = 3.0, có chế độ triều hỗn hợp thiên về nhật triều không đều (NTKĐ). Tại vùng biển phía nam biên độ của sóng M2= 20cm, S2=10cm, K1=30cm và O1=30cm. Độ cao thuỷ triều trung bình 122cm. Với chỉ số Đuvanhin xấp xỉ = 3.0, thuỷ triều ở đây mang đặc tính hỗn hợp thiên về nhật triều không đều (NTKĐ).





Hình 5.3: Biến trình mực nước triều tại Tam Quan tháng XII- 1999

Tại khu vực nghiên cứu, dao động thuỷ triều trong tháng XII- 1999 có hai chu kỳ lớn, mỗi chu kỳ diễn ra trong thời gian 10 - 11 ngày có đỉnh cao nhất trong mỗi chu kỳ xẩy ra vào ngày 10 và 24/XII với biên độ cực đại (chênh lệch giữa đỉnh và chân triều) từ 1.3 đến 1.7m. Thời kỳ nước lớn nhất xẩy ra vào chu kỳ thứ hai trong nửa cuối tháng XII-1999, độ cao thuỷ triều đạt tới 2.5m trùng thời gian có gió mạnh gây ra sóng lớn và đã xẩy ra xói lở nghiêm trọng ở ven biển Sa Huỳnh (hình 5.3).

Trong thời gian chúng tôi tiến hành khảo sát đo đạc trên vùng biển Sa Huỳnh vào tháng IX và tháng XI- 2000: độ cao lớn nhất của thuỷ triều thay đổi từ 1.8 đến 2.1m, biên độ cực đại thay đổi từ 1.1 đến 1.5m (các hình 5.4- 5.5).



Hình 5.4: Biến trình mực nước triều tại Tam Quan tháng IX-2000



Hình 5.5 : Biến trình mực nước triều tại Tam Quan tháng XI- 2000

Độ cao mực nước triều trong tháng XI-2000 có phần cao hơn tháng IX-2000; hiện tượng này hoàn toàn phù hợp với đặc tính chung của thuỷ triều ở ven biển Trung Bộ là mực nước lớn xẩy ra vào các tháng đầu mùa đông và mực nước thấp xẩy ra vào các tháng cuối mùa đông - đầu mùa hè.

Giữa tháng XII- 2000 diễn ra một đợt triều cường, độ cao đỉnh triều từ ngày 13- 16/XII đạt giá trị khoảng 2.1m. Cùng thời gian này ven biển Quảng Ngãi xuất hiện đợt gió mạnh tốc độ từ 12 đến 14m/s, gây ra sóng lớn và tiếp tục làm xói lở một số đoạn bờ trong đó có khu vực cửa Sa Huỳnh (hình 5.6).



Hình 5.6: Biến trình mực nước triều tại Tam Quan tháng XII - 2000

Như vậy, sóng lớn phát sinh do gió mạnh xuất hiện vào thời gian triều cường đã gây ra phá huỷ bờ và xói lở mạnh mẽ nhiều khu vực ven biển Quảng Ngãi, trong đó có vùng bờ biển Sa Huỳnh trong những tháng cuối năm 1999, 2000.




tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   36   37   38   39   40   41   42   43   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương