Hạnh Tạng (Cariyà-pitaka) Anh ngữ: I. B. Horner Việt ngữ: Tỳ kheo Thiện Minh



tải về 492.56 Kb.
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích492.56 Kb.
#9954
1   2   3   4   5   6   7   8

I.10 Hạnh của con thỏ khôn ngoan


(Sasapanditaccariyam)

1- lại nữa, khi Như Lai làm một con thỏ đi đó đây trong rừng, ăn cỏ, ăn là và trái cây, tránh xa những loài thú dữ khác,

2- Như Lai cùng một con khỉ, một con chó rừng, một con rái cá con cùng sống trong một khu vực và thường gặp nhau sáng tối174.

3- Như Lai dạy cho chúng thế nào là yêu thương, thế nào là xấu xa: "hãy tránh xa điều ác, hãy giữ những điều thiện175"

4- Gặp nhau vào ngày trăng tròn, ngày trai giới Như Lai chỉ nó cho chúng và nói: "hôm nay là ngày trai giới"

5- Hãy chuẩn bị những món quà để bố thí cho người xứng đáng, sau khi đã bố thí những món quà cho người xứng đáng, hãy gìn giữ bát giới.

6- Hãy nói "lời tốt đẹp" với tôi, sau khi đã chuẩn bị những món quà hợp với khả năng của chúng, hợp với phước của chúng, chúng đi tìm176 người xứng đáng để bố thí quà.

7- Ngồi ở đó Như Lai nghĩ về177 một món quà thích hợp và xứng đáng. Nếu Như Lai kiếm được một ai xứng đáng để bố thí, thì món quà của Như Lai sẽ là gì?

8- Như Lai không có mè, đậu178, gạo, bơ. Như Lai vẫn tiếp tục nghĩ về cỏ, nhưng không thể bố thí cỏ được.

9- "Nếu có ai179 xứng đáng để bố thí đến trước Như Lai để xin thực phẩm Như Lai sẽ bố thí bản thân mình; người ấy sẽ không ra đi bằng bàn tay không".

10- biết được ý định của Như Lai, vị trời Ðế Thích trong lốt của người Bà la môn đến gần hang của Như Lai để thử sự bố thí của Như Lai.

11- Khi Như Lai trông thấy ông ta, Như Lai hoan hỉ nói lên những lời hoan hỉ như thế này "thật là tốt đẹp vì cỏ khô mà ông đã đến với Như Lai180".

12- Ngày hôm nay Như Lai sẽ cho ông món quà cao quí mà Như Lai chưa từng cho ai trước đây. Ông là con người có nhiều giới đức, nếu không thích hợp với ông thì hãy dùng cách khác.

13- Nào hãy nhóm lên một bếp lửa, nhặt một vài cành cây khô Như Lai sẽ tự nướng mình, ông sẽ ăn được thịt Như Lai.

14- Vị trời nói "tốt lắm", với tâm hoan hỉ, vị này gom góp những cành cây khô làm thành một đống lửa thật to.

15- Vị này nhóm bếp lên thật nhanh. Như Lai lắc mình181 cho bụi đất văng ra và ngồi xuống một bên.

16- Khi đống cây khô to lớn cháy bừng bừng182 lên rồi, Như Lai nhảy vào giữa ngọn lửa.

17- Như bất cứ ai khi tắm nước lạnh để làm dịu bớt183 sự buồn và cơn sốt của mình và tìm thấy184 được sự thoải mái và thích thú.

18- Cũng như vậy khi Như Lai nhảy vào lửa thì cũng tan đi tất cả sự buồn phiền.

19- Như Lai đã bố thí cho Bà la môn cả sinh mạng của mình, da dưới, da trên, thịt, gân, xương và trái tim185.



Tóm tắt186

1. (20) Tiền kiếp của Như Lai là Bà la môn187 Akitti, Bà la môn Sankha, vua xứ Kuru có tên là Dhananjaya, vua Mahà - sudassana, vị Bà la môn Mahà - govinda,

2. (21) Như Lai đã từng là vị vua có tên là Nini, và hoàng tử Canda, sivi, Vessantara và thỏ. Ở những kiếp như vậy Như Lai từng bố thí những món quà cao quí.

3. (22) Ðây là những đòi hỏi188 cơ bản cho sự bố thí, đây là những độ bố thí, Như Lai bố thí mạng sống của mình cho người cầu xin, Như Lai hoàn tất độ này.

4. (23) Khi Như Lai trông thấy người đến gần để xin vật thực, Như Lai hi sinh mạng sống của mình. Chưa có ai bố thí tương đương với Như Lai - đây là bố thí189 độ của Như Lai.

--ooOoo--



Phẩm II

Trì giới độ

(Sìlapàramita)

II.1 Hạnh của Người nuôi nấng mẫu thân

(Màtipiposakacariyam)

1- Khi Như Lai là tượng chúa190 ở rừng rậm, đang nuôi nấng mẫu thân của mình thì không có ai trên trái đất này kính trọng giới đức191 của mình bằng Như Lai.

2- Một người thợ rừng trông thấy Như Lai ở rừng rậm bèn báo cáo cho nhà vua: "Tâu bệ hạ, một con tượng192 có ích lợi cho ngài, nó đang sống trong rừng.

3- Không cần thiết để đề phòng nó, cũng không cần đến hố hầm hoặc cọc193 nhọn. Nếu có ai nắm194 lấy vòi của nó, nó sẽ tự mình đi đến đấy".

4- Khi nhà vua nghe lời nói của anh ta thì lấy làm hoan hỉ bèn gửi một người quản tượng, một vị thầy khéo léo và dạy dỗ tốt.

5- Người quản tượng đó đi đến rừng, trông thấy Như Lai ở trong hồ sen đang giật những rễ sen195 làm thức ăn cho mẹ.

6- Biết được giới đức của Như Lai người này bèn để ý đến những đặc điểm đó. Bèn nói rằng: "nào hãy đến đây con trai", ông ta nắm lấy vòi của Như Lai.

7- Rồi lúc ấy sức mạnh tự nhiên của Như Lai ngày hôm nay giống như sức mạnh của một ngàn con voi.

8- Nếu Như Lai giận dữ với những ai có ý định đến bắt Như Lai, Như Lai có thể chà đạp cho đến chết thậm chí toàn thể vương quốc196.

9- Tuy vậy Như Lai vì giữ giới đức, vì viên mãn trì giới độ, Như Lai sẽ không thay đổi ý định (ngay cả khi) họ cột197 Như Lai vào cái cọc198.

10- Nếu họ tấn công Như Lai ở đó bằng rìu hay bằng mác Như Lai cũng chẳng giận dữ với họ vì sợ mất giới đức.

---o0o---



II.2 Hạnh của Bồ-tát Bhùridatta199

(Bhùridattacariyam)

1- Lại nữa, khi Như Lai là Bhùridatta200 có một năng lực thần thông201, Như Lai đến cõi trời202 cùng với nhà vua Virùpakkha203.

2- Ở đó Như Lai trông thấy toàn bộ chư thiên đều được hưởng hạnh phúc, họ nguyện giữ giới vì mục đích204 sinh thiên.

3- Sau khi thấy được những nhu cầu vật chất của Như Lai205, đã ăn để tiếp tục sống, quyết tâm theo đuổi bốn yếu tố206, Như Lai nằm trên đỉnh một gò mối.

4- Có một người cần đến da trong, da ngoài, thịt, gân, xương của Như Lai, hãy để cho anh ta mang nó đi như Như Lai đã từng bố thí.

5- Khi Như Lai đang nằm, một người có tên là Àlampàna207 bất nhẫn đã bắt Như Lai. Ném Như Lai vào trong cái giỏ, ông ta bắt Như Lai đi trình diễn hết nơi này đến nơi nọ.

6- Mặc dù bị ném vào giỏ, bị ông ta dùng tay đè bẹp xuống, Như Lai cũng không giận dữ với Àlampàna208 vì sợ đứt giới.

7- Sự hy sinh bản thân Như Lai còn nhẹ hơn cọng cỏ. Sự thay đổi giới hạnh đối với Như Lai cũng giống như trái đất lộn ngược209.

8- Với ngàn trăm kiếp liên tục Như Lai có thể hy sinh mạng sống của mình còn hơn là bỏ giới hạnh thậm chí vì làm vua cả thiên hạ.

9- Như vậy Như Lai vì giữ giới, vì viên mãn trì giới độ, sẽ không thay đổi ý định, thậm chí khi bị họ ném vào giỏ210.

---o0o---

II.3 Hạnh của Bồ-tát Nàga-campeyya211

(Campeyyanàgacariyam)

1- Lại nữa, khi Như Lai là Campeyyaka212 có một năng lực thần thông, rồi thậm chí khi Như Lai là một người đứng đắn213, nguyện giữ toàn bộ giới đức.

2- Rồi thậm chí ngay sau đó, một người dụ rắn214 đã bắt Như Lai lúc Như Lai đang giữ bát quan215, người ấy buộc Như Lai phải trình216 diễn ở trước cổng hoàng cung217.

3- Giả dụ khi người ấy nghĩ về màu xanh màu vàng hoặc màu đỏ218, Như Lai phải tuân theo ý định, ý nghĩ của ông ta.

4- Như Lai có thể biến đất thành nước và ngược lại. Nếu Như Lai giận dữ với ông ta Như Lai có thể biến ông ta thành tro bụi.

5- Nếu Như Lai không có tâm vững chắc, chắc hẳn Như Lai đã bỏ giới, mục đích cao thượng219 không thành tựu vì ai đó bỏ đi giới đức.

6- Hãy để cho thân xác này tan vỡ, hãy để cho nó tan tác ở chính nơi đây - không vì những điều đó Như Lai sẽ phạm giới dù rằng nó bị tan tác như tro trấu220.

---o0o---



II.4 Hạnh của Bồ-tát Cùlabodhi221

(Cùlabodhicariyam)

1- Một lần nữa, khi Như Lai là Cùlabodhi, là người rất giới đức, biết mình sắp gặp điều nguy hiểm, Như Lai bắt đầu xuất gia222.

2- Một nữ Bà-la-môn có nước da như vàng ròng, chính bà ấy từng là vợ của Như Lai223, không mong đợi kiếp tái sinh, và bắt đầu xuất gia.

3- Không dính mắc224, không ham muốn người khác giới225, không mong đợi một gia đình, hoặc một đoàn thể226, cùng Như Lai đi từ làng này đến thành phố, chúng tôi đã đến được Barànasì.

4- Ở đó chúng tôi sống thu thúc, không ở với gia đình hay đoàn thể, cả hai chúng tôi sống trong sự thỏa thích, không bị quấy rầy, ở đó có ít tiếng ồn ào227.

5- Khi nhà vua đến và trông thấy sự an lạc của chúng tôi, ông ta trông thấy người nữ Bà-la-môn. Ðến gần Như Lai và hỏi: "Bà ấy có phải là của nhà ngươi không, bà ấy là vợ của ai?"228

6- Khi nhà vua nói điều này, Như Lai bèn trả lời với ông ta: "Bà ấy không phải là vợ của tôi229, bà ấy là người đồng đạo, cùng tôn giáo".

7- Bị sắc đẹp của bà ta230 làm mê mẫn, nhà vua ra lệnh cho những cận vệ231 bắt giữ bà ta, dùng sức mạnh để ép buộc bà ta, nhà vua buộc nữ Bà-la-môn phải vào nội cung.

8- Chính bà ta là vợ của Như Lai do bởi chạm bình nước232, cùng xuất gia233 một tôn giáo - khi ông ta lôi kéo bà ta và cô ta bị dẫn đi mất, trong lòng Như Lai nổi lên cơn giận.

9- Khi cơn giận phát sinh Như Lai bừng tỉnh lại, nhớ lại hạnh nguyện234 và lúc đó Như Lai đã nguôi cơn giận Như Lai không để nó bừng lên235.

10- Nếu như có ai dùng dao nhọn tấn công nữ Bà-la-môn này, vì mục đích giác ngộ Như Lai sẽ không bao giờ phạm giới.

11- Người nữ Bà-la-môn đó đối với Như Lai không quan trọng, thậm chí ngay cả sức mạnh trong Như Lai cũng vậy. Ðối với Như Lai quả vị toàn giác thì thật quí báu, do đó Như Lai giữ gìn giới đức.

---o0o---

II.5 Hạnh của vua Ngưu ma vương236

(Mahisaràjacariyam)

1- Lại nữa, khi Như Lai là một con trâu đi đây đó trong rừng237, với thân thể khỏe mạnh, sung sức to lớn làm mọi người trông thấy phải sợ hãi.

2- Lúc thì ở trong hang núi238, lúc thì ở trên sườn đồi dốc và dưới cội cây, gần một dòng nước, có một chỗ này, chỗ nọ dành cho loài trâu.

3- Ði lang thang trong rừng rậm Như Lai nhìn thấy một nơi thích hợp239. Như Lai đi đến nơi đó, dừng lại và nghỉ ngơi.

4- Rồi một con khỉ xấu xa, dơ bẩn nhanh nhẹn đến đó rồi tiểu tiện trên vai, trên trán và lông mày của Như Lai.

5- Và tiếp tục đến một ngày nọ, thậm chí lần thứ hai, ba, bốn nó cũng làm ô uế Như Lai. Như Lai luôn luôn bực mình vì nó.

6- Một con Dạ-xoa, biết được sự bực dọc của Như Lai bèn nói rằng: "Hãy dùng sừng và móng giết chết con vật xấu xa đó".

7- Nghe được lời nói này, rồi Như Lai nói với con Dạ-xoa rằng: "Làm thế nào mà ngươi lại làm dơ bẩn Như Lai với những điều xấu xa dơ bẩn240 đó?"

8- Nếu Như Lai giận dữ với nó vì việc đó thì Như Lai lại càng tồi tệ hơn241 nó, và có thể làm mất giới đức và rồi có thể bị người khôn ngoan khiển trách chê bai.

9- Thật sự tốt hơn là chết vì sự trong sạch242 còn hơn mà sống bị người đời chê bai. Thậm chí không vì mục đích sống mà Như Lai hành động theo cách gậy ông đập lưng ông.

10- Như Lai nghĩ như vầy, khi con khỉ243 làm điều này với người khác thì người ta sẽ giết nó, đối với Như Lai thì sẽ tha thứ244 điều này.

11- Ðây là điều khôn ngoan, tha thứ245 sự bất kính giữa những người ở bậc hạ, trung, thượng, như vậy tâm Như Lai thành đạt, phù hợp với hạnh nguyện của Như Lai246.

---o0o---

II.6 Hạnh của Ruru, vua của loài nai247

(Rurumigaràjacariyam)

1- Lại nữa, khi Như Lai là Ruru, vua của loài nai có màu lông giống như vàng đánh bóng248, đang giữ giới cao nhất249.

2- Như Lai đi đến gần một vùng đất hiền hòa, an lạc, xa cách với loài người, rồi trú ở đó trên một bờ sông Hằng thơ mộng.

3- Rồi từ trên thượng lưu sông Hằng một người đàn ông đi đến, bởi sự ép buộc của những người chủ nợ, anh đã gieo mình250 xuống dòng sông Hằng (và suy nghĩ), "Ta sống hay chết"251.

4- Suốt ngày đêm anh ta bị cuốn trôi dọc theo dòng sông Hằng to lớn, kêu cứu thảm thiết, tiếp tục trôi ở giữa dòng sông Hằng.

5- Khi Như Lai đứng bên bờ sông Hằng, nghe được tiếng kêu vang thảm thiết của anh ta, bèn hỏi: "Này ông là ai?"

6- Khi Như Lai hỏi và anh ta giải thích là do mình hành động, "vì sợ hãi những người chủ nợ, tôi đã nhảy xuống dòng sông này"

7- Thương xót cho anh ta, Như Lai hy sinh mạng sống của mình252, nhảy xuống (dòng sông253) Như Lai cứu anh ta thoát khỏi cảnh hiểm nghèo.

8- Khi Như Lai biết anh ta tỉnh lại254 Như Lai nói với anh ta điều này: "Ta xin ngươi một đặc ân đừng nói cho bất cứ ai về ta255".

9- Lúc về thành phố khi được mọi người hỏi câu chuyện, người này đã loan tin này để được giàu sang. Ðưa vị vua đến, anh ta đến gần Như Lai.

10- Và thuật tất cả những gì Như Lai đã làm cho nhà vua. Khi nhà vua nghe được những điều này, bèn gắn cung tên vào, "Ở đây ta sẽ giết kẻ vô ơn với bạn bè".

11- Như Lai xin che chở cho anh ta và xin thay thế256 mạng mình, "Tâu bệ hạ hãy để cho anh ta sống, tại hạ đây người sẽ mang cho ngài ý nguyện và niềm vui".

12- Như Lai giữ gìn giới đức, Như Lai không giữ gìn mạng sống, đối với Như Lai giới hạnh chính là mục đích giác ngộ.

---o0o---



II.7 Hạnh của Bồ-tát Màtanga257

(Màtangacariyam)

1- Và lại nữa, khi Như Lai là một đạo sĩ thắt bím tu khổ hạnh có tên là Màtanga, Như Lai là một người có giới đức và thiền định tốt258.

2- Như Lai và vị Bà-la-môn259 cả hai đều sống ở bờ sông Hằng, Như Lai sống ở thượng nguồn, vị Bà-la-môn sống ở hạ lưu.

3- Khi đi dọc theo bờ sông vị Bà-la-môn trông thấy liêu cốc của Như Lai ở bờ sông. Ở đó người này mắng nhiếc và chửi rủa Như Lai đến nỗi cái đầu của Như Lai muốn vỡ tung260.

4- Nếu Như Lai giận dữ261 với vị này, nếu Như Lai không giữ giới và chỉ nhìn vị này chắc hẳn cũng làm cho người Bà-la-môn này thành tro bụi.

5- Khi vị này chửi mắng Như Lai với những điều đó cơn262 giận và sự xấu xa263 quay lại với chính anh ta - Như Lai giúp người Bà-la-môn thoát khỏi việc đầu bị bể thành bảy mảnh bằng cách thiền định264.

6- Như Lai giữ giới, không gìn giữ mạng sống của mình, vì đối với Như Lai giới hạnh là mục đích giác ngộ.

---o0o---



II.8 Hạnh của Bồ-tát Dhammadevaputta265

(Dhammadevaputtacariyam)266

1- Lại nữa, khi Như Lai có một đoàn tùy tùng đông đảo267, có năng lực thần thông, tên là Dhamma268, con Dạ-xoa có quyền lúc đó chính là Như Lai, có lòng bi mẫn đối với tất cả chúng sinh.

2- Nhắc nhở mọi người về thập thiện269, Như Lai đi khắp từ làng xóm đến thành thị cùng với bạn bè và người hầu.

3- Một con Dạ-xoa xấu xa tham lam, muốn làm cho mọi người biết về thập ác270 hắn ta cũng đi khắp trái đất271 cùng với bạn bè và người hầu.

4- Cả hai chúng tôi đều nói về thiện và ác, cả hai kẻ thù tấn công nhau bằng càng xe ngựa, cả hai đối mặt272 với nhau.

5- Một cuộc cải vả khủng khiếp273 xảy ra giữa thiện và ác và một trận chiến ghê gớm sắp sửa xảy ra bắt nguồn từ thiện và ác274.

6- Nếu Như Lai giận dữ275 với hắn, nếu Như Lai không giữ phẩm chất của đạo sĩ khổ hạnh, thì chắc chắn Như Lai có thể làm cho hắn và đoàn tùy tùng trở thành tro bụi.

7- Nhưng vì giới đức được gìn giữ đã làm cho tâm Như Lai trở nên mát mẻ276, tự hạ mình với mọi người, Như Lai từ bỏ con đường đi đến sự xấu xa.

8- Ngay khi Như Lai từ bỏ con đường đi đến sự xấu xa, tâm Như Lai trở nên mát mẻ, quả đất lập tức277 nứt ra chôn vùi Dạ-xoa278 hung ác.

---o0o---



II.9 Hạnh của Bồ-tát Alìnasattu279

(Alìnasattucariyam) 280

1- Ở thành phố Campilà281, một thành phố tráng lệ, thuộc vương quốc Pancàla, có vị vua tên là Jayaddisa282 đã có nhiều giới đức.

2- Như Lai là con trai của nhà vua đó, được giáo dục tốt283 và có giới đức cao trọng, tên là Alìnasutta, có những phẩm chất đạo đức284 luôn luôn chăm sóc những người hầu285.

3- Cha tôi lúc đi săn nai đã từng gặp một Dạ-xoa286. Nó bắt lấy cha tôi và nói rằng: "ngài là món mồi của ta, đừng có bỏ chạy"

4- Nghe những lời này nhà vua run rẩy và sợ hãi khủng khiếp, tay chân rụng rời, khi trông thấy con Dạ-xoa đó.

5- Nhà vua nói: "Hãy lấy thịt nai đi, rồi thả cho ta đi". Nhà vua hứa hẹn sẽ trở lại và sẽ mang lại sự giàu sang cho người Bà-la-môn, cha tôi dặn dò tôi:

6- "Này con trai, hãy gìn giữ vương quốc, đừng bỏ bê thành phố này. Cha hứa sẽ trở lại với con Dạ-xoa"

7- Như Lai thay thế cho cha ra đi287, sau khi đảnh lễ cha mẹ, tháo bỏ kiếm cung rồi đi đến chỗ Dạ-xoa.

8- Nếu Như Lai trong tay có vũ khí khi đến gần Dạ-xoa có lẽ sẽ làm cho nó sợ hãi. Nếu Như Lai làm cho nó sợ hãi thì như vậy sẽ phạm giới.

9- Như Lai không nói những điều gì làm cho nó không bằng lòng vì sợ mất giới đức. Với tâm từ bi, Như Lai nói những lời ôn hòa288 như vầy:

10- "Hãy nhóm lửa lên Như Lai sẽ gieo mình từ cành cây289 xuống. Như Lai đã biết đến lúc chú290 ăn thịt cháu".

11- Như vậy vì lời nguyện giữ giới Như Lai không để ý đến mạng sống. Và Như Lai mãi mãi bài bác khuynh hướng của Dạ-xoa về việc tàn sát những chúng sinh.

---o0o---

II.10 Hạnh của Bồ-tát Sankhapàla

(Sankhapàlacariyam) 291

1- Một lần nữa, khi Như Lai là Sankhapàla, Như Lai là chúa loài rồng có năng lực thần thông, với nanh292 nhọn làm vũ khí và hai lưỡi có nọc độc ghê gớm.

2- Ở ngã tư của một con đường cái có nhiều kẻ đạo tụ tập, Như Lai quyết tâm theo đuổi bốn yếu tố293, Như Lai cư ngụ ở đó.

3- Một người cần đến da trong, da ngoài, thịt gân hoặc xương của Như Lai, Như Lai để người ấy mang đi như đã từng bố thí nó.

4- Những người thợ săn294, dữ dằn thô lỗ, nhẫn tâm trông thấy Như Lai rồi chạy đến với gậy gộc trong tay của họ.

5- Ðâm vào mũi, đuôi và xương sống của Như Lai, treo Như Lai vào một cây cột, những người thợ săn xé toát Như Lai ra.

6- Nếu Như Lai muốn hành động, Như Lai chắc hẳn có thể phun lửa đốt cháy quả đất295 to lớn này có núi rừng bao bọc xung quanh.

7- Mặc dù Như Lai bị đâm bằng cọc nhọn, bị chặt bằng dao, Như Lai không giận dữ với những người thợ săn - đây là trì giới độ296.



Tóm tắt297

1. (8) Tượng chúa, Bhùridatta, Campeyya, Bodhi, Ngưu Ma vương Ruru, Màtanga và Dhamma, và Jayaddisa và con trai của ông ta.

2. (9) Tất cả những phần này là những đòi hỏi đầu tiên trong một phần viên mãn298 giới đức một cách mạnh mẽ. Sau khi đã duy trì cuộc sống họ đã gìn giữ những thói quen giới hạnh.

3. (10) Khi Như Lai là Sankhapàla, thì luôn luôn bố thí mạng sống cho bất cứ ai như đã từng thực hành299 - vì đó chính là trì giới độ.

--ooOoo—

Phẩm III

Xuất gia độ

(Nekkhampàramità)

III.1 Hạnh của Bồ-tát Yudhanjaya300

(Yudhanjayacariyam)

1- Khi Như Lai là Yudhanjaya, một hoàng tử nổi tiếng, Như Lai cảm thấy xao xuyến khi thấy một giọt sương rơi trong nắng ấm301.

2- Thấy được hình ảnh đó Như Lai lại càng xúc động. Ðảnh lễ cha và mẹ Như Lai xin được xuất gia.

3- Họ chấp tay lại, cùng với thần dân, quần thần của triều đình, họ van xin Như Lai, "Này con trai, chính ngày hôm nay con sẽ gìn giữ vương quốc302 giàu mạnh và thịnh vượng này".

4- Trong khi đám đông cùng với nhà vua, cung nữ, những thần dân và bá quan trong triều khóc than thảm thiết, Như Lai xuất gia303 mà không mong cầu.

5- Ðó chính là sự giác ngộ, Như Lai từ bỏ ngai vàng, người thân, người hầu và danh vọng, Như Lai không hối tiếc bất cứ điều gì về nó304.

6- Cha mẹ và tùy tùng đối với Như Lai305 thì quan trọng. Nhưng quả vị toàn giác thì lại quí báu hơn, do đó Như Lai từ bỏ vương quốc.

---o0o---



III.2 Hạnh của Bồ-tát Somanassa306

(Somanassacariyam)

1- Lại nữa, khi ở thành phố tráng lệ Indapatta307, Như Lai là một vị hoàng tử có tên là Somanassa, Như Lai được cha mẹ mong mỏi và rất quí báu đối với họ và rất nổi tiếng.

2- Như Lai là một con người có giới đức, có những phẩm chất tốt308, có lời nói ôn hòa, kính trọng bậc trưởng lão, khiêm tốn, và sâu sắc trong tình cảm309.

3- Có một đạo sĩ giả danh được310 nhà vua yêu mến. Ông ta sống311 bằng cách chăm sóc cây vườn và hoa lá.

4- Biết được ông ta là người giả danh giống như một đống trấu mà không có hạt gạo312, và313 một cây không có ruột, giống như cây chuối lá không có lỏi cứng Như Lai nghĩ như vậy.

5- "Người này vì sinh kế của mình không có giới đức314 hướng tới những gì tốt đẹp, đã xa rời đạo hạnh, và từ bỏ sự khiêm tốn cùng với giới hạnh tinh khiết".

6- Biên giới bị những bộ lạc lân bang khuấy315 nhiễu. Cha tôi đi xa để bình định, dạy tôi rằng:

7- "Này con yêu dấu, con đừng lơ là với vị đạo sĩ khổ hạnh có giới đức. Ông ta là nguời mang lại những điều mong mỏi của chúng ta, hãy tuân theo với những mong cầu của ông ta".

8- Tiếp tục hầu hạ ông ấy, Như Lai nói những lời này: "Như Lai hy vọng ông được tốt đẹp316, người chủ nhà317 hoặc bất cứ thứ gì có thể mang lại cho ông318".

9- Ở người giả danh này với sự ngã mạn và lấy làm giận dữ319 rồi nói rằng: "Hôm nay320 ta sẽ giết ngươi hoặc đuổi ngươi ra khỏi vương quốc này"

10- Sau khi nhà vua đã bình định khu vực biên giới nói với người giả danh, "Thưa đại vương, tôi hy vọng rằng ngài được tốt đẹp và được mọi người tôn kính". Người Bà-la-môn xấu xa nói với nhà vua lý do sao hoàng tử bị chết.

11- Khi nhà vua nghe những lời nói của ông ta bèn ra lệnh "Hãy cắt đầu hoàng tử bất cứ khi nào gặp321 và chặt hoàng tử322 ra làm bốn mảnh, và trưng bày cho mọi người xem" - đấy là hình phạt cho những ai có ý khinh khi những vị đạo sĩ có tóc bím.

12- Do đó những người hành hình323 hung ác, thô lỗ, nhẫn tâm, bắt đầu lôi kéo Như Lai đi chỗ khác khi Như Lai đang ngồi trong lòng mẹ.

13- Như Lai nói với họ "hãy đưa ta đến trước nhà vua - khi họ đang bịt mắt Như Lai - Như Lai có điều muốn nói với nhà vua".

14- Họ đưa Như Lai đến trước mặt vị vua xấu xa, người đệ tử của vị Bà-la-môn. Khi Như Lai trông thấy nhà vua Như Lai thuyết phục ngài và nhà vua đã nghe theo lời của Như Lai.

15- Trong trường hợp này nhà vua xin Như Lai tha thứ và ông ta sẽ giao lại vương quốc. Nhưng Như Lai không còn vướng bận324 trần tục325 và quyết định đi xuất gia.

16- Không phải là vương quốc đó không quan trọng đối với Như Lai, cũng như những lạc thú nhưng quả vị toàn giác đối với Như Lai càng quí báu hơn, do đó Như Lai từ bỏ vương quốc.

---o0o---



III.3 Hạnh của Bồ-tát Ayoghara326

(Ayogharacariyam)

1- Lại nữa, khi Như Lai là con trai của vua Kàsi lớn lên trong nhà bằng sắt327, Như Lai có tên là Ayoghara.

2- Khi Như Lai bảo rằng: "cuộc sống của con gặp nhiều khó khăn, con được nuôi dưỡng trong nơi tù túng328, chính ngày hôm nay, con sẽ nắm lấy vương quốc này329

3- Cùng với những vương quốc, các thành phố, thần dân" đảnh lễ hoàng tử Như Lai đáp lễ lại, sau đó Như Lai nói những lời này.

4- "Bất cứ chúng sinh nào sống trên vương quốc này, thấp hèn, cao quí, trung lưu không cần sự bảo vệ họ cùng nhau lớn lên trong gia đình của mình với những người đàn ông thân thuộc".330

5- Cách nuôi nấng của Như Lai bị nhốt lại thì thật hi hữu trên thế gian. Như Lai đã lớn lên trong cái nhà bằng sắt không có ánh sáng mặt trăng hay mặt trời.

6- Khi Như Lai nằm trong bào thai của mẹ gặp phải những điều khó chịu bó buộc, bây giờ lại một lần nữa Như Lai bị ném vào một cái nhà sắt có nhiều nỗi đau đớn và sợ hãi hơn.

7- Nếu Như Lai tìm được sự thỏa thích với quyền lực331 Như Lai sẽ là người xấu xa nhất332 trong những người xấu xa, vì Như Lai đến từ nơi đau khổ tàn ác như thế này.

8- Thân thể Như Lai suy yếu, Như Lai không thiết tha đến quyền lực, Như Lai sẽ đi tìm sự giải thoát nơi cái chết sẽ không còn đe dọa Như Lai "

9- Nghĩ như vậy trong lúc đó đám đông đang kêu gào thảm thiết333, giống như con tượng thoát khỏi sự xiềng xích của nó334 Như Lai đi vào rừng rậm

10- Cha mẹ của Như Lai và sự nổi tiếng của Như Lai cũng quan trọng. Nhưng đối với Như Lai quả vị toàn giác lại càng quí hơn, do đó Như Lai từ bỏ vương quốc335.

---o0o---



III.4 Hạnh liên quan đến những cành hoa sen336

(Bhisacariyam) 337

1- Lại nữa, khi Như Lai sinh sống trong một thành phố huy hoàng tráng lệ có tên là Kàsi, Như Lai có một em gái và bảy em trai338 cùng sinh ra trong một gia đình trí thức339.

2- Như Lai là anh cả, có giới đức trong sạch. Nhìn thấy có sự nguy hại, Như Lai hoan hỉ xuất gia.

3- Cha mẹ của Như Lai báo cho bạn bè nhất trí mời Như Lai đến dự tiệc. Họ nói rằng: "Hãy gìn giữ phả hệ gia đình".

4- Bất cứ những điều gì họ nói là những điều mang lại hạnh phúc ở vương quốc, nhưng đối với Như Lai nó giống như lưỡi cày bị nóng lên và thô cứng340

5- Rồi họ hỏi Như Lai về nguyện vọng của mình, người đã từ khước vương quốc, "Này bằng hữu bạn khát khao341 điều gì mà lại không thích hưởng lạc thú?"

6- Như Lai nói những lời như vậy với những người đang đi tìm hạnh phúc cho Như Lai, sự khát khao của Như Lai là việc thiện342, "Như Lai không khát khao vương quốc, Như Lai hoan hỉ được xuất gia".

7- Khi họ nghe những lời nói của Như Lai, họ thông báo343 với mẹ cha của Như Lai. Mẹ cha Như Lai nói như vầy: "Thưa quí ngài344, tất cả345 chúng tôi đều xuất gia".

8- Chúng tôi cùng em gái và bảy em trai với346 bố mẹ từ bỏ sự giàu sang, và đi vào rừng rậm.

---o0o---



III.5 Hạnh Bồ-tát Sona khôn ngoan347

(Sonapanditacariyam) 348

1- Lại nữa, khi Như Lai sống ở thành phố Brahmavaddhana349 ở đó Như Lai được sinh ra trong một gia đình cao quí nổi tiếng và rất giàu có.

2- Rồi ngay sau đó, Như Lai nhận thấy toàn thể chúng sinh đang bị mù quáng, bị cuốn trôi vào bóng tối350, tâm Như Lai trở nên thức tỉnh như thể bị một mũi nhọn đâm vào da thịt.

3- Sau khi trông thấy nhiều hình thức xấu xa, rồi Như Lai nghĩ như thế này "Khi từ bỏ đời sống gia đình, Như Lai sẽ vào rừng".

4- Rồi những người thân thuộc cũng351 mời352 Như Lai đến hưởng lạc thú, Như Lai cũng nói với họ về khát khao của mình, "đừng mời Như Lai những thứ này"

5- Em trai của Như Lai là Nanda một bậc trí tuệ, nó cũng theo sự giáo dục353 của Như Lai, tìm ra được cùng một niềm vui khi xuất gia.

6- Như Lai Sona và nanda cùng cha mẹ, ngay sau đó từ bỏ tài sản rồi vào rừng rậm.

--ooOoo--


Phẩm III (tiếp theo)

Quyết định độ

(Adhitthànapàramita)

III.6 Hạnh Bồ-tát Temya khôn ngoan354

(Temyapanditacariyam)

1- Lại nữa, khi Như Lai là con trai của vua kàsi và có tên là Màgapakkha355, nhưng họ gọi Như Lai là Temiya356

2- Trong mười sáu ngàn cung phi mĩ nữ của nhà vua chưa ai sinh được con trai357. Sau nhiều ngày nhiều đêm, Như Lai là người duy nhất được sinh ra.

3- Trên giường của Như Lai có một cái lọng màu trắng che chở Như Lai. Cha Như Lai nuôi nấng lớn lên, một đứa con trai yêu dấu, một dòng dõi quí tộc, một người thông thái, thật là quí báu.

4- Như Lai thức dậy sau khi ngủ trên một cái giường lộng lẫy rồi Như Lai trông thấy cái lọng bị phai màu có nghĩa là Như Lai phải đi chuộc tội358.

5- Thấy hình ảnh của cây lọng như vậy Như Lai phát sinh nỗi sợ hãi ghê gớm. Như Lai đi đến quyết định "Như Lai sẽ thoát ra359 nơi này360 bằng cách nào361?"

6- Một vị chư thiên trước đây là thân nhân của Như Lai362, mong muốn sự hạnh phúc của Như Lai, thấy Như Lai đau đớn, bèn khuyên Như Lai về ba cách cư xử363

7- "trước tất cả mọi người đừng tỏ vẻ thông minh364 hãy giả làm như một kẻ khùng điên365, để cho mọi người khinh khi ngài - như vậy Như Lai sẽ có sự sung sướng366"

8- 367Khi nghe xong những lời này Như Lai nói với bà ta: "Như Lai sẽ thực hành theo lệnh như bà368 đã nói. Bà ước ao Như Lai được sung sướng khỏe mạnh."

9- Khi Như Lai nghe được những lời nói của bà ta Như Lai cảm thấy nó như là một điều kỳ diệu. Hân hoan, đắc chí, Như Lai nhất quyết tuân theo ba yếu tố:

10- Như Lai là người câm, điếc và què quặt không thể đi lại369. Như Lai quyết tâm sống theo ba yếu tố này trong mười sáu năm.

11- Sau đó họ sờ nắn tay chân, lưỡi và mắt370 của Như Lai nhận thấy Như Lai không có một khuyết tật nào và cho ta là một người bất hạnh371.

12- Rồi tất cả mọi người trong xứ372, những quan lại và các tu sĩ, cùng tất cả mọi người nhất quyết loại Như Lai sang một bên.

13- Khi Như Lai nghe những quan điểm của họ, Như Lai lấy làm hân hoan, vui vẻ vì mục đích mà Như Lai tu tập khổ hạnh là mục đích mà Như Lai đã thành tựu.

14- Sau khi tắm rửa cho Như Lai, xoa dầu cho Như Lai, đeo cho Như Lai một vương miện trên đầu373, sau khi làm lễ rải nước thánh cho Như Lai, họ đưa Như Lai đi vòng quanh thành phố có lọng che.

15- Giữ nó ở trên cao trong bảy ngày, vào một ngày khi thiên thể của mặt trời xuất hiện, người đánh xe ngựa đưa Như Lai ra khỏi chiếc xe ngựa, rồi đưa vào rừng.

16- Giữ chiếc xe ngựa lại khoảng trống, người đánh xe ngựa cho con ngựa chạy thoát374, người đánh xe đào một cái hố và chôn Như Lai ở đó.

17- Như Lai cương quyết375 giữ vững quyết tâm bằng những hình thức khác376, Như Lai không từ bỏ377 quyết định độ vì mục đích giác ngộ.

18- Ðối với Như Lai378 cha mẹ và bản thân Như Lai cũng quan trọng. Nhưng quả vị toàn giác lại càng quí hơn, do đó Như Lai quyết tâm theo đuổi điều đó379.

19- Như Lai sống trong mười sáu năm để quyết tâm theo đuổi những yếu tố đó. Không có ai giống như Như 380Lai ở sự quyết tâm đó - đây là quyết định độ của Như Lai.

---o0o---

Chân thật độ

(Saccapàramità)

III.7 Hạnh của Hầu vương381

(Kapiràjacariyam)

1- Khi Như Lai là một con khỉ sống trong hang ở khe của một bờ sông bị một con cá382 sấu đe dọa, Như Lai không có cơ hội để đi đến hòn đảo383

2- Ở nơi đó Như Lai thường đứng384 ở bên bờ sông này và nhảy xuống bên bờ sông kia385, ở đó có một con cá sấu, một kẻ thù386, một kẻ giết người, một hình dáng ghê sợ387.

3- Nó nói388 với Như Lai: "nào". "Ta đang đến đây389" Như Lai nói390 với nó. Bước lên đầu của nó Như Lai đi qua391 được bờ bên kia.

4- Lời nói của nó không chân thật, Như Lai hành động theo lời của mình392. Không có ai chân thật bằng Như Lai - Ðây là chân thật độ của Như Lai.

---o0o---




tải về 492.56 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương