Hạnh Tạng (Cariyà-pitaka) Anh ngữ: I. B. Horner Việt ngữ: Tỳ kheo Thiện Minh


III.8 Hạnh của Bồ-tát Sacca khôn ngoan393



tải về 492.56 Kb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích492.56 Kb.
#9954
1   2   3   4   5   6   7   8

III.8 Hạnh của Bồ-tát Sacca khôn ngoan393


(Saccasavhayapanditacariyam)

1- Lại nữa, khi Như Lai là đạo sĩ ẩn dật có tên là Sacca394, Như Lai bảo vệ395 thế gian bằng sự chân thật, Như Lai làm cho mọi người đoàn kết396.

---o0o---

III.9 Hạnh của chim cút con 397

(Vattapotakacariyam) 398

1- Lại nữa, khi Như Lai là con chim cút con ở Magadha, chưa mọc cánh, vừa mới sinh, như cục thịt trong tổ,

2- Mẹ Như Lai nuôi Như Lai bằng thức ăn, bà ta mang trong mỏ, Như Lai sống bằng sự mớm mồi của mẹ, Như Lai không có thân thể khỏe mạnh.

3- Hàng năm vào mùa nóng một nạn cháy rừng399 bừng lên, khi ngọn lửa lan dần400 đến gần chúng tôi.

4- Ðám cháy khủng khiếp401 tạo nên những âm thanh răng rắc (dhùma dhùma)402, một ngọn lửa phừng phừng lan dần đến gần tôi.

5- Cha mẹ ta sợ hãi ngọn lửa khủng khiếp403, bỏ lại ta trong ổ, rồi họ thoát thân.

6- Như Lai cố gắng404 dùng chân và cánh. Nhưng Như Lai không có đủ sức mạnh. Bởi vì Như Lai không thể đi405 được, rồi ở đó406 Như Lai nghĩ như thế này:

7- Ðối với những người đã sợ hãi, run sợ bỏ chạy để Như Lai ở lại một mình. Như Lai phải làm như thế nào hôm nay?

8- Ở thế gian có đặc tính giới hạnh, có sự chân thật, có sự trong sạch, có sự bao dung. 407Bởi sự chân thật này Như Lai sẽ long trọng xác nhận sự thật cao quí.

9- Suy niệm về sức mạnh giáo pháp, nhớ lại những bậc chiến thắng trước đây, dựa vào408 sức mạnh của sự chân thật, Như Lai long trong xác nhận sự chân thật.

10- "Có cánh mà không bay, có chân mà không đi409. Cha mẹ đã bỏ đi. Jàtaveda410 lửa tàn dần "

11- Như Lai long trọng xác nhận với sự thật, đám cháy khủng khiếp411 đã lùi trở lại 16 karìsas412 và giống như đám cháy413 gặp phải nước. Không có ai chân thật bằng Như Lai - Ðây là chân thật độ của Như Lai.

---o0o---

III.10 Hạnh của Ngư vương414

(Maccharàjacariyam)

1- Lại nữa, khi Như Lai làm vua cá trong một cái hồ lớn vào mùa nắng415, dưới ánh mặt trời nóng bức, nước trong hồ khô cạn

2- Rồi sao đó con quạ, con diều hâu và những con cò con ó416 ngồi gần đó ăn cá417 ngày đêm.

3- Ở đó cùng chịu sự áp bức đến với những người thân của Như Lai, Như Lai nghĩ như vầy: "bây giờ bằng cách nào mà Như Lai có thể giúp cho thân nhân tránh khỏi sự đau khổ".

4- Sau khi xem xét thiện pháp418, Như Lai tìm thấy được sự thật là một sự hỗ trợ. Tin tưởng vào sự thật, Như Lai hóa giải những tai họa đến với người thân của Như Lai.

5- Sau khi ghi nhớ lại pháp chân thật419, được xem là điều tốt lành nhất, Như Lai long trong xác nhận sự thật sẽ tồn tại và bất diệt trong thế gian:

6- "Miễn là Như Lai có thể nhớ về bản thân mình, kể từ khi Như Lai có sự chín chắn Như Lai không biết gây ra sự đau đớn420 ngay cả với ý định làm hại đến một sinh vật. Bởi lời nói chân thật này có thể làm vua trời421 cho mưa xuống

7- Sấm sét (pajjunna)! Phá hủy kho báu vô chủ của loài cò422, làm423 loài cò sợ hãi và giúp cho loài cá424 thoát khỏi sự đau đớn"

8- Và ngay sau khi long trọng xác nhận sự thật, vua trời làm cho sấm sét, và trong chốc lát mưa đổ xuống ngập vùng cao vùng thấp425

9- Truyền bá năng lực426 tối cao đối với sự thật cao quí, dựa vào năng lực và sự tỏa sáng của chân lý, Như Lai đã làm cho mưa ghê gớm đổ xuống. Không có ai chân thật bằng Như Lai - Ðây là chân thật độ của Như Lai.

---o0o---

III.11 Hạnh của Bồ-tát Kanhadìpàyana427

(Kanhadìpàyanacariyam)

1- Lại nữa, khi Như Lai là một thầy bói có tên là Kanhadìpàyana428, Như Lai bị người ta bạc đãi429 hơn 50 năm

2- Không ai biết được điều này đã làm cho tâm Như Lai khó chịu bởi vì430 Như Lai chẳng nói với ai hết; sự khó chịu này vẫn tiếp tục xảy ra trong tâm Như Lai.

3- Một người Bà-la-môn431 bị bạc đãi, có tên là Mandabya, bạn của Như Lai, một người thầy bói nổi tiếng, do có sự liên quan với hành động trước đây432 đã bị đóng cọc nhọn.

4- Sau khi đến thăm vị này Như Lai phục hồi sức khỏe cho bạn mình. Rồi Như Lai xin phép433 được trở về nơi ẩn dật của mình.

5- Người bạn Bà-la-môn của Như Lai đem vợ cùng con trai nhỏ - tất cả ba người, đến ở cũng như là những người khách.

6- Trong lúc Như Lai đang chào hỏi với họ, ngồi ở trong cốc của mình, đứa trẻ ném trái banh434 làm con rắn giận dữ435.

7- Rồi đứa bé tìm nơi trái banh lăn, tay của nó chạm vào đầu con rắn độc.

8- Do sự đụng chạm của đứa bé con rắn giận dữ với nọc độc cực mạnh của nó, lập tức nó cắn vào tay đứa bé.

9- Khi đứa bé bị con rắn độc cắn436, nó ngã lăn trên nền nhà, do đó Như Lai hết sức đau buồn; nỗi buồn của bố mẹ437 đứa bé làm cho Như Lai cảm thấy438 khó chịu.

10- Như Lai an ủi và chia xẻ nỗi đau khổ của họ, điều quan trong hơn hết là Như Lai long trọng xác nhận về sự chân thật.

11- 439"Chỉ trong bảy ngày với một tâm thành kính, mong cầu phước thiện, chịu bạc đãi của những người Bà-la-môn. Rồi sau đó, chính điều này là sự bạc đãi của Như Lai440 trong 50 năm và hơn nữa441.

12- Như Lai chỉ nhận sự bạc đãi một cách miễn cưỡng. Bằng sự chân thật này có thể có được sự tốt lành442, chất độc bị tiêu hủy và Yannadatta443 sống lại".

13- Như Lai long trọng xác nhận sự chân thật này, đứa bé Bà-la-môn đã bị sức mạnh nọc độc làm run rẩy, tỉnh dậy, đứng lên và khỏe mạnh. Không có ai có sự chân thật bằng Như Lai - đây là chân thật độ.

---o0o---

III.12 Hạnh của Bồ-tát Sutasoma444

(Sutasomacariyam)

1- Một lần nữa khi Như Lai là một vị vua tên là Sutasoma, bị một người ăn thịt bắt giữ Như Lai hứa lời hứa445 của mình với vị Bà-la-môn.

2- Sau khi xỏ xâu446 treo một trăm vị hoàng tử trên cây, rồi để cho họ chết khô447, ông ta đưa Như Lai làm vật hi sinh.

3- Người ăn thịt hỏi Như Lai: "Có phải là ông muốn được tự do không448? Ta sẽ làm theo ýthích của ông nếu ông sẽ trở lại gặp ta".

4- Sau khi hứa với người ăn thịt Như Lai sẽ trở lại vào buổi hoàng hôn, đến gần thành phố tráng lệ, rồi Như Lai tuyên bố sự với thần dân.

5- Nhận thức được giáo pháp tốt đẹp mà những người chiến thắng trước đây đã đi theo, Như Lai trao lại sự giàu sang cho vị Bà-la-môn, rồi trở lại với kẻ ăn thịt người.

6- Như Lai không bận tâm là người này sẽ giết Như Lai hay không. Ðể bảo vệ lời nói chân thật Như Lai đến để hi sinh mạng sống, không có ai chân thật bằng Như Lai. Ðây là chân thật độ449.

---o0o---



Từ tâm độ

(Mettàpàramità)

III.13 Hạnh Bồ-tát Suvannasàma450

(Suvannasàmacariyam) 451

1- Khi ở trong rừng Như Lai có tên là Sàma do lời khuyên của trời Ðế Thích452, Như Lai rải tâm từ cho loài sư tử, cọp ở trong rừng.

2- Như Lai sống ở trong rừng, ở xung quanh có sư tử, cọp, beo453, gấu, trâu rừng, nai và lợn rừng.

3- Không loài thú nào sợ454 Như Lai và Như Lai cũng không làm455 cho bất cứ loài thú456 nào sợ; Như Lai sống nhờ năng lực của tâm từ cho nên rất thỏa thích ở trong rừng457.

---o0o---

III.14 Hạnh của Bồ-tát Ekaràja458

(Ekaràjacariyam)

1- Lại nữa, khi Như Lai có tên là Ekaràja, rất nổi tiếng đang hết sức gìn giữ giới hạnh cao quí459, Như Lai cai trị460 một nước hùng mạnh

2- Không kể đến việc Như Lai đã tu tập thập thiện461, Như Lai đối xử với thần dân tử tế bằng tứ vô lượng tâm462

3- Trong lúc Như Lai đang tinh tấn như vậy vì lợi ích của thế gian này và rồi vua xứ Kosala463 đã xuất hiện chinh phục thành trì của Như Lai464

4- Thu gom toàn bộ tài sản của nhà vua, dân chúng cùng với quân đội và chôn465 Như Lai vào trong một cái hố466

5- Trong khi vua xứ Kosala bắt giữ toàn bộ quần thần, vương quốc thịnh vượng, hoàng cung của Như Lai467, thậm chí Như Lai cũng trông thấy đứa con trai yêu dấu của mình bị bắt đi. Không ai có tâm từ bằng Như Lai - đây là độ tâm từ của Như Lai.

---o0o---

Xả độ

(Upekkhàpàramità)

III.15 Phẩm hạnh cao quí phi thường468

(Mahalomahamsacaryam)

1- 469Như Lai nằm trong nghĩa trang dựa vào470 bộ xương người. Một đám trẻ con nhà quê471 đến gần và nhạo báng Như Lai.

2- Những đứa khác mang lại cho Như Lai nhiều dầu thơm vòng hoa472 và những loại thực phẩm, Như Lai cảm thấy hoan hỉ và phấn khởi.

3- Những đứa trẻ gây cho473 Như Lai đau đớn và những đứa khác đem lại cho như hạnh phúc - đối với Như Lai tử tế hay giận hờn474 đều vô nghĩa.

4- Sau khi Như Lai đã hòa đồng giữa hạnh phúc và đau khổ, danh dự và nhục nhã475. Như Lai vẫn an nhiên tự tại ở mọi hoàn cảnh - đây là xả độ của Như Lai.

Kết thúc là phần bình luận về xả độ476

Tóm tắt477

1 (6)- Yudhanjana, Somanassa, Ayoghasa và liên quan đến cành hoa sen478, Sonananda, Mùgapakkha, hầu vương có tên là Sacca.

2 (6)- Chin cút và ngư vương, thầy bói Kanhadìpàyana, lại nữa Như Lai là Sutasoma, Như Lai là Sàma và Ekaràjà, đã có độ xả. Như vậy nó đã được vị thầy bói tài giỏi tuyên bố.

---o0o---



KỆ KẾT THÚC

1 (7)- Sau khi đã trải qua nhiều đau khổ và hạnh phúc ở những kiếp479 khác nhau như vậy, Như Lai đã đạt được sự giác ngộ tối cao.

2 (8)- Phải bố thí những gì đã bố thí480, đã thực hành viên mãn giới hạnh, sau khi đã hoàn thành xuất gia độ, Như Lai đã đạt được sự giác ngộ tối cao.

3 (9)- Sau khi đã viên mãn trí tuệ độ481, sau khi đã viên mãn tinh tấn độ, sau khi đã viên mãn nhẫn nại độ, Như Lai đã thành tựu sự giác ngộ cao quí.

4 (10)- Sau khi đã thực hành quyết định độ, giữ gìn lời nói chân thật, viên mãn độ tâm từ, Như Lai đã thành tựu sự giác ngộ cao quí.

5 (11)- Ðối với thành tựu và không thành tựu, danh dự và nhục nhã482, kính trọng483 và chê bai - đối với Như Lai những pháp trên đều giống nhau484, Như Lai đã thành tựu quả vị giác ngộ tối cao,

6 (12)- Sau khi nhận thức được sự dể duôi như là một tai họa và năng lực tinh tấn như là sự an lạc, là những sự thúc đẩy cho việc tinh tấn - đây là lời dạy của đức Phật485.

7 (13)- Sau khi nhận thức được sự bất hoà486 là một tai họa và sự hòa thuận487 là an lạc, đoàn kết, nhân ái488 - đây là lời dạy của chư Phật.

8 (14)- Sau khi nhận thức được sự phóng túng là tai họa và tinh tấn là an lạc, tu tập bát chánh đạo489 - đây là lời dạy của chư Phật.

Nhà vua ở hình thức này490 minh họa về phẩm hạnh kiếp trước của ngài nói về chủ đề pháp bảo bằng một lời văn trau chuốt được gọi là những câu chuyện dũng cảm về tiền thân của đức Phật491.



Kết thúc phần Hạnh Tạng

--ooOoo--




1 Xem lời nói đầu về lịch sử đức Phật.

2 Bộ kinh tạng chữ viết Devanàgarì của dịch giả B.C Law, loại sách Ðông phương, số 7, Poona 1949, cho thấy ít sự khác biệt với bộ Hạnh Tạng viết bằng tiếng La tinh của Richard Morris, 1882.

3 Chú giải về Hạnh Tạng do D. L. Barua biên tập 1939, 8f

4. Chú giải Trường bộ, 15; đối chiếu bản chú giải Trường bộ. 29. Cũng được chấp nhận như Luật tạng, 18.

5 Kinh điển Tích lan, Calcutta xuất bản 1945, trang 72.

6 Lịch sử tư tưởng Phật giáo, London, năm 1933 trang 273.

7 Lịch sử Phật giáo Ấn Ðộ, Louvain xuất bản, 1958 trang 172.

8 Chú giải theo Hạnh Tạng do D. L. Barua ấn hành 1939.

9 Xem bộ kinh Jinakàlamàli. 100 ngữ căn (Niruttipitaka) đối chiếu với bản chú giải văn học Pàli, EC.143, n.2

10 DAT, Lời giới thiệu, trang LXIII

11 Cùng đề tài, trang LXIV, phần đầu của ba bộ này được đề cập ở Nikàyasangrahava, thế kỷ 15. Tác phẩm bằng chữ Thái Lan.

12 M. Winternitz, lịch sử văn học Ấn Ðộ, bản dịch Anh ngữ, tập 2, 294.

13 Cùng đề tài 328.

14 Cùng đề tài, 294, n.y

15 Ðược dịch bởi Bendall và Rouse, kinh điển Ấn Ðộ 1922.

16 A. K. Warder, Phật giáo Ấn Ðộ , xuất bản ở Delhi, 1970, trang 298.

17 Cùng đề tài trang 357.

18 Xin xem Phật Tông I, 76.

19 Bản chú giải Hạnh Tạng; lời nói đầu trang VI.

20 Cùng đề tài như trên PP.8, 355. Tên thay đổi này không xuất hiện như được đề cập ở trong từ điển Pàli tên riêng.

21 Phụ lục PP.6, 301.

22 Những câu chuyện dũng cảm của đức Phật, xin xem những câu kệ kết thúc (envoi)

23 Hạnh Tạng I. 1. 2; xem chú giải Hạnh Tạng. 20.

24 Dịch giả BCL, Lịch sử văn học Pàli. 290; A.K. Warder: Pàli Metre, 95, 98.

25 Rhys Daviels, Những câu chuyện tiền thân của Phật, Luân Ðôn, ấn hành 1880, P.Ci, liệt kê một số thời điểm vị Bồ-tát xuất hiện trong Túc sanh truyện Gàtaka bằng những hình thức này và những hình thức khác. Cũng có thể có những tiền kiếp khác không được ghi nhận trong Túc sanh truyện. RhD. Ví dụ đưa ra 20 kiếp là vị trời, nhưng theo Itivuttaka trang 15 có đến 36 kiếp.

26 Bản chú giải Hạnh Tạng lời giới thiệu. Vif.

27 Hạnh Tạng viết bằng chữ La tinh của Richard Morris, xuất bản năm 1882, lời giới thiệu trang 15.

28 Những câu chuyện tiền thân của đức Phật trang P. liV.

29 Hạnh Tạng viết bằng chữ La tinh của Richard Morris, xuất bản 1882, lời giới thiệu. XVI

30 Kinh tạng, bản dịch của Nàịamoli, PTS xuất bản 1964, lời giới thiệu XIX.

31 Tập II Tăng Chi bộ kinh. 117 ff.

32 Xem Phật Tông và những lời dạy của Bồ-tát ở mỗi dịp ngài đã nghe lời dạy của vị Phật về quả vị Phật tương lai của mình.

33 Hạnh Tạng. I. 2

34 Ví dụ như Ruru.

35 Bản chú giải Hạnh Tạng, lời giới thiệu Xif.

36 Dịch giả B.C.L , lịch sử văn học Pàli, trang 299 thì hầu như đúng khi so sánh với bản Hạnh Tạng này vời Túc sanh truyện, số 73. Hai bản này không có phổ biến ngoại trừ từ sacca (chân thật), ở những từ ghép tạo nên những tựa đề của chúng.

37 Số 340, Túc sanh truyện Màlà số 5 (ở đó được gọi là Avisayha).

38 Tên gọi của vị Bồ-tát ở những kiếp khác nhau, kể luôn cả như là Visayha, đã đưa ra để minh họa về những độ mà ngài đã viên mãn vào những thời kỳ đó ví dụ bản chú giải Hạnh Tạng 272 ff, Túc sanh truyện, I 45 ff, bản chú giải Apadàna 49 ff; đối chiếu bản liệt kê ngắn hơn ở cuốn Mahàbodhivamsa 11.

39 Bản chú giải Hạnh Tạng, phần giới thiệu. XII.

40 Mi tiên vấn đáp trang 396, trích dẫn Trung bộ kinh, 1. 79.

41 Hvv, phần giới thiệu trang XI.

42 Dường như có một ít lầm lẫn ở đây, bản chú giải Apadàna 51 trích dẫn Túc sanh truyện Sàma, số 540 Về tâm Từ. Xem ở dưới Hạnh Tạng III 14, ghi chú.

43 Hạnh Tạng III. 15. 4, và đối chiếu bài kệ ở chú giải Trung bộ kinh II, 49, chưa dưa truy tìm mà nó thật rất giống nhau.

44 Ðặc biệt xem chú giải Hạnh Tạng 268 ở đó lời tường thuật như vậy chắc hẳn được người ta mong đợi nếu như nhà chú giải muốn thực hiện nó.

45 Hạnh Tạng I 1.2 .

46 Hãy xem 10 câu chuyện tiền thân của đức Phật của tôi, xuất bản ở Luân Ðôn, 1957, lời giới thiệu XXI.

47 Bản dịch thông thường của Àjìvika là đạo sĩ lõa thể có thể được sửa lại là "du sĩ" để phân biệt ông ta rõ ràng hơn với đạo sĩ Acelaka.

48 Tôi lấy làm biết ơn Đại đức Y. Dhammapàla đã cung cấp cho tôi nhiều thông tin trong đoạn văn này và kế tiếp.

49 Ở số 100 như là con số của các bản Hạnh Tạng có lẽ được dự kiến để nói đến, xem phần trên, trang VI.

50 Hòa thượng W. Deepankara Sthavira, Hội Sri Saddharmaprakasa, Dondra ấn hành 1921.

51 Bản chú giải Hạnh Tạng 271ff.

52 Túc sanh truyện Akitti, số 480, đối chiếu với Túc sanh truyện Màlà số 7 ở đây Bồ-tát được gọi là Agastya. Bản chú giải Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh của Richard Morris 1882 đọc là Akatti, lưu ý như là av.1 ở bản Hạnh Tạng, Simon Hewavitarne Bequest, xuất bản ở Colombo 1950.

53 Ở trong kiếp Bhadda này, bản chú giải Hạnh Tạng 16, 20.

54 Carita, bản chú giải Hạnh Tạng 17 đọc là cariyam. Sau đó nó đưa ra tám cái hạnh giống nhau như ở hội Pàli Text II 19, 225, Niddesa 2.237.

55 Hạnh Tạng nói về tiền kiếp của đức Phật do ngài Xá Lợi Phất yêu cầu đức Phật thuyết lại, cũng được trình bày trong Phật Tông.

56 Bản chú giải Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh Ajjhogàhetvà, bản chú giải Hạnh Tạng 21, bản chú giải Hạnh Tạng xuất bản ở Colombo 1950, bản chú giải Hạnh Tạng xuất bản ở Rangoon 1961 là gahetvà.

57 Thuộc loài người, chú giải Hạnh Tạng 20.

58 Bản chú giải Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh là vivinakànana, bản chú giải Hạnh Tạng 20, bản chú giải Hạnh Tạng xuất bản ở Colombo là vipina, bản chú giải xuất bản ở Rangoon in không được rõ ràng, có lẽ là vipina.

59 Trời Ðế Thích. Ngài cai trị ở cõi trời thứ 33, ở đây được gọi là Tidiva.

60 Thuộc căn lều bằng lá của ông ta, bản chú giải Hạnh Tạng 24.

61 Ðây là một sự đại thí mặc dù nó là một món quà hèn mọn, ở cùng trong sách này.

62 Không thuộc một phần của cuộc sống khổ hạnh để tìm kiếm thức ăn hai lần trong một ngày, ở trong sách này.

63 Không rung động bởi sự tham lợi, không dính mắc một chút nào bởi lòng tham nằm trong sách này.

64 Sự bố thí này nằm trong sách này.

65 Túc sanh truyện Sankha số 442 được gọi là Sankhabràhmanacariyam ở chú giải Hạnh Tạng 28, 35. Dịch giả BCL xác định như Túc sanh truyện số 524 cũng giống như sự xác nhận mà ông ta đưa ra cho Hạnh Tạng II. 10.

66 Cảng Tàmalitti để đón tàu đi Suvannabhùmi (Miến Ðiện?), bản chú giải Hạnh Tạng 28.

67 Bản chú giải Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh gọi là tattha adassim, bản chú giải Hạnh Tạng ở Colombo đọc là tatth' addasàmi, bản chú giải ở Rangoon đọc là tatth' adassam.

68 Vị Phật độc giác, bản chú giải Hạnh Tạng 28.

69 Không bị bất cứ sự phiền não nào chi phối và ... Bản chú giải Hạnh Tạng 28 đề cập đến tam độc (màra).

70 Ðức Phật độc giác.

71 Từ muddi (quyền lực) ít khi sử dụng. Ðối chiếu muddikam àharàpesi, bản chú giải Pháp cú. II. 4, và muddikam deti, Mi Tiên vấn đáp 379.

72 Orohitvà upàhanà, một thuật ngữ đặc biệt ở Luật tạng. II. 207f. Chư Tăng bước vào một tu viện phải cởi giày dép, upàhanà om ncitvà (như là một dấu hiệu tôn kính) nhưng theo Túc sanh truyện số 442 (IV. 16) đức Phật độc giác biết vị Bà la môn bị đắm tàu nhưng đã được cứu khỏi chết đuối do bởi sự bố thí đôi dép của ông ta.

73 Thậm chí như vậy, không có sự khác biệt đối với sức mạnh của ngài, ngài đã cho vị Phật độc giác đôi giày và cái dù của mình. "được nuôi nấng đầy đủ"- bản chú giải Hạnh Tạng ở Colombo và bản chú giải ở Rangoon V.1 sukhe-dhita; bản chú giải bằng tiếng La tinh đọc là sukkhethita.

74 Kurudhammajàtaka, số 276, hợp với cái tên câu chuyện của "Dhanan Jaya" được bắt đầu ở trong bản chú giải bằng tiếng La tinh thì nội dung thật rõ ràng, đối với phần cuối của những câu kệ có tên là kurudhammacariyam; ở bản chú giải Hạnh Tạng 35, bản chú giải Hạnh Tạng ở Colombo, bản chú giải Hạnh Tạng ở Rangoon nó đọc là kururàjacariyam. Cũng xem chú giải kinh Pháp cú. N. 86ff ở đây nó ở trang 88 cũng như ở Túc sanh truyện II. 367, đọc là kurudhamma được gọi là năm giới.

75 Như vậy ở bàn chú giải Hạnh Tạng ở Colombo, bản chú giải Hạnh Tạng. Nhưng bản chú giải Hạnh Tạng ở Rangoon đọc là Indapattha- chú giải Hạnh Tạng ở Colombo đọc là Pattha.

76 Bản chú giải Hạnh Tạng 35, cũng có mười nhân sinh phước, làm cơ sở cho việc phước báu (xem ví dụ Trung bộ kinh I. 132, UJ. 285 hoặc mười thập thiện) (xem ví dụ Trường bộ kinh III 269, Trung bộ kinh I 287, Tương Ưng bộ kinh V 266ff, đối chiếu. Netti. 43.), nghĩa là tam nghiệp ba thân, bốn khẩu, tam ý. Cũng xem ở phía dưới II 8, 2; III 14, 2. Theo phỏng đoán của Morris Kusale, ở Kusale dasehi "đơn thuần là hình thức rút gọn của kusalehi" (xem phần lời nói đầu của ông ta trang XVI, n. 3) đối với bản Hạnh Tạng bằng tiếng La tinh có liên quan đến bản chú giải Hạnh Tạng 35.


tải về 492.56 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương