Hạnh Tạng (Cariyà-pitaka) Anh ngữ: I. B. Horner Việt ngữ: Tỳ kheo Thiện Minh



tải về 492.56 Kb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích492.56 Kb.
#9954
1   2   3   4   5   6   7   8

I.2 Hạnh của Bồ-tát Sankha65


(Sankhacariyam)

1- Và một lần nữa, khi Như Lai là một vị Bà la môn có tên gọi là Sankha, một mình vượt qua đại dương, trên đường Như Lai đến cảng66.

2- Ở đó Như Lai đã trông thấy67 một vị Phật độc giác68 ở phía bên kia đường, một bậc giác ngộ69 đang đi dọc theo con đường vắng vẻ gồ ghề đầy cát bụi và oi bức.

3- Khi Như Lai trông thấy vị này phía bên kia đường, ta xem xét vấn đề này: "Ðây là cơ hội tạo phước cho ai mong cầu phước báu".

4- Giống như một nhà nông, trông thấy một thửa ruộng mà thửa ruộng đó sẽ mang lại nhiều hoa màu, nhưng lại không gieo hạt ở đó, cho nên người đó không có thóc lúa.

5- Tuy vậy Như Lai mong cầu phước báu, thấy được lợi ích của phước điền70, nếu Như Lai không thực hiện điều đó thì ta đây không thể thành tựu phước báu.

6- Giống như vị tể tướng ham muốn quyền lực71 hơn những người khác trong triều, nhưng không mang lại cho họ sự giàu sang phú quí, thì quyền lực của ông ta bị suy giảm.

7- Ngay cả ta cũng vậy, mong cầu phước báu, trông thấy một người xứng đáng để dâng tặng cả niềm tin, nếu như Như Lai không bố thí cho vị này món quà, Như Lai sẽ giảm bớt đi phước báu.

8- Suy nghĩ như vậy Như Lai bèn cởi giày72 và dù dâng tặng cho vị này.

9- Thậm chí như ta đây có hơn 100 lần sự khôn ngoan và trí tuệ73 hơn hẳn vị Phật độc giác, tuy vậy để viên mãn bố thí độ, cho nên Như Lai đã bố thí cho vị này (những phẩm vật mà Như Lai cần nó nhiều hơn vị ấy cần).

---o0o---

I.3 Hạnh của Bồ-tát Kurudhamma74


(Kurudhammacariyam)

1- Một lần nữa, khi Như Lai là vị vua có tên là Dhananjaya, ngự ở75 thành phố tráng lệ của xứ Indapattà, lúc ấy Như Lai đã và đang thực hành thập thiện76.

2- Những người Bà la môn từ vương quốc Kàlinga đến gần Như Lai, họ yêu cầu ta bố thí thớt tượng - Nàga77 mà được mọi người xem như là điềm lành.

3- "Nước chúng tôi đã gặp phải vụ mùa màng thất bát, một nạn đói ghê gớm xảy ra. Xin ngài hãy bố thí cho chúng tôi thớt voi đen vinh quang78 được gọi là Anjana".

4- Khi có người đến cầu cạnh thì Như Lai không thể nào từ chối được (ta nghĩ rằng), "để thành đạt hạnh nguyện79, ta sẽ dâng tặng thớt tượng uy quyền này80".

5- Như lấy bình nước81 bằng vàng tưới trên mình thớt tượng82 - khẳng định hành động từ bỏ. Xong rồi Như Lai bố thí thớt tượng cho các vị Bà la môn.

6- Khi ta bố thí thớt tượng này83, các vị quan trong triều nói như vầy: "Tại sao ngài lại bố thí con tượng vinh quang này cho những người Bà la môn đó".

7- "Thớt tượng bách chiến bách thắng, tượng trưng cho điềm lành mà ngài đã bố thí thì vương quốc của ngài sẽ ra sao?"

8- Thậm chí Như Lai sẽ bố thí toàn bộ vương quốc của mình, ngay cả bản thân của ta. Ðối với ta quả vị Toàn giác thì rất quí báu, cho nên ta đã dâng tặng thớt tượng84.

---o0o---


I.4 Hạnh của Bồ-tát Mahà-sudassana85


(mahàsudassacariyam)

1- Khi ở thành phố kusàvatì, Như Lai là thổ địa, có tên là Mahà-sudassana, một người có năng lực mạnh mẽ có thể thay đổi số mệnh của con người.

2- Ba lần trong một ngày Như Lai đã công bố ở vùng đất này rằng: "Ai ham muốn, mong cầu điều gì, ai được hưởng những tài sản gì?"

3- Ai đói, ai khát, ai ham muốn một vòng hoa, ai ham muốn dầu thơm, ai không có quần áo mặc, ai sẽ có nhiều quần áo mặc?

4- Ai sẽ che dù trên đường đi, ai mang giày, mền và dễ chịu86? Như vậy vào buổi chiều và lúc hoàng hôn Như Lai đã tuyên bố nơi đây về sự việc đó.

5- Không phải chỉ mười địa điểm hoặc chỉ một trăm địa điểm mà có vô số địa điểm cho những người cầu xin sẽ có được tài sản.

6- Nếu như có người ăn xin đến87 dù ban ngày hoặc ban đêm người ấy đều nhận được của bố thí88 và ra đi trong tay có nhiều của cải.

7- Như Lai bố thí những vật quí như vậy cho đến cuối cuộc đời. Như Lai trao tặng của bố thí không chỉ bởi vì nó không được hài lòng hoặc Như Lai không có chỗ để cất giữ89.

8- Giống như người tàn tật để được phục hồi từ một cơn bệnh, làm thỏa mãn vị thầy thuốc90 với một số của cải để được khỏe mạnh.

9- Như Lai đã làm như vậy, vì nhận thức ra được điều này để đạt được sự viên mãn91 và tâm được hoan hỉ92, bố thí cho những người đến cầu xin93 mà không bị dính mắc, không mong mỏi được đáp lại94, chỉ vì đạo quả giác ngộ.

---o0o---

I.5 Hạnh của Bồ-tát Mahà-govinda95


(Mahàgovindacariyam)

1- Lại nữa, khi Như Lai là vị Bà la môn Maha-govinda, làm quân sư cho bảy vị vua96, Như Lai được chư thiên và nhân loại97 tôn kính.

2- Rồi sau đó, Như Lai nhận được nhiều tài sản to lớn từ bảy vương quốc, nhưng tâm Như Lai vững như đại dương98.

3- Của cải và thóc lúa đã không làm hài lòng Như Lai, mà Như Lai cũng không có chỗ để chứa99. Quả vị giác ngộ thì đối với Như Lai rất là cao quý, do đó Như Lai bố thí tài sản quý báu100.

---o0o---

I.6 Hạnh của nhà vua Nimi101

(Nimiràjacariyam)

1- Một lần nữa, khi ở thủ đô Mithi là tráng lệ Như Lai là một vị vua uy quyền có tên là Nimi, giàu kiến thức, ham muốn những việc thiện102.

2- Như Lai đã ra lệnh cho xây bốn đại sảnh có bốn cổng ra vào103, ở đó Như Lai bố thí cho thú vật, chim chóc, người và104 ...

3- Quần áo, chăn giường và thức ăn thức uống cùng với những loại thực phẩm khác105. Như Lai bố thí những món quà cao quí, và thực hiện chúng liên tục106.

4- Giống như người phục vụ, đi tới vị chủ nhân vì sự no ấm, tìm kiếm sự thỏa mãn bằng điệu bộ, lời nói và ý tưởng.

5- Như vậy Như Lai cũng sẽ tìm ở mọi điều để mang lại sự giác ngộ, nuôi dưỡng chúng sinh bằng của107 bố thí, Như Lai mong cầu sự giác ngộ cao thượng.

---o0o---



tải về 492.56 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương