HƯỚng dẫn dạy và HỌc trong giáo dụC ĐẠi họC


MODULE 4. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC Ở ĐẠI HỌC



tải về 1.84 Mb.
trang15/46
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích1.84 Mb.
#3936
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   46

MODULE 4. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC Ở ĐẠI HỌC


Giới thiệu và mục tiêu chung

Bài 1. Khái niệm về dạy và học

Bài 2. Các phương pháp dạy và học: Sử dụng, ưu điểm và nhược điểm

Bài 3. Một số chiến lược đẩy mạnh việc dạy và học

Hãy ngẫm nghĩ những điều sau đây khi bạn nghiên cứu module này

Điều 9. Những cách tiếp cận đổi mới giảng dục: tư duy logic và sáng tạo

b. Trường đại học cần phải đào tạo sinh viên trở thành những công dân có tri thức cao và có động cơ học tập mạnh mẽ với tư duy logic, phân tích các vấn đề xã hội, tìm kiếm các giải pháp cho các vấn đề đó, áp dụng chúng và chấp nhận trách nhiệm xã hội.

c. Thựchiện những mục đích này, có thể cần thiết phải sửa đổi CTĐT, sử dụng những phương pháp mới và thích hợp để có thể vượt ra ngoài môn học. Những phương pháp dạy học (didactic – phương pháp dạy học mang bản chất của quá trình dạy và học ND.) và sư phạm mới cần phải có khả năng tiếp cận và được khuyến khích để tạo thuận lợi cho việc nắm các kỹ năng, năng lực và khả năng giao tiếp, phân tích logic và sáng tạo, độc lập suy nghĩ và làm việc tập thể trong bối cảnh đa văn hoá, nơi mà tính sáng tạo liên quan đến việc kết hợp tri thức truyền thống hoặc tri thức địa phương với khoa học và công nghệ tiên tiến. Việc sửa đổi CTĐT phải cân nhắc đến những khía cạnh về giới tính và bối cảnh văn hoá, lịch sử, và xã hội cụ thể của từng quốc gia. Việc giảng dạy các chuẩn mực quyền con người và giảng dạy về nhu cầu của cộng đồng trên thế giới cần phải được phản ánh trong CTĐT của tất cả các ngành học, đặc biệt là các chương trình đào tạo người chủ và người quản lý doanh nghiệp. Đội ngũ giảng viên và các nhà nghiên cứu có vai trò quan trọng trong việc xác định chương trình đào tạo.

d. Phương pháp giảng dạy mới cũng chỉ ra những hình thức mới của phương tiện dạy - học. Những phương tiện này phải gắn với các phương pháp kiểm tra mới mà sẽ cải thiện không chỉ khả năng nhớ mà cả khả năng hiểu, các kỹ năng thực hành và sáng tạo.

Giới thiệu và các mục đích tổng quát

Sinh viên đại học thường nói:

“Tôi đi nghe giảng”

“Tôi đi thực tập”

“Tôi đi thực tế”

“Tôi đi phụ đạo”

Rõ ràng, điều đó phản ánh phương pháp giảng dạy mà họ nhận được. Các bài giảng, thực hành, thực tế hiện trường và phụ đạo là phương pháp phổ biến về giảng dạy ở đại học. Những điểm mạnh và điểm yếu của các phương pháp này là gì? Liệu có một số cách mà giúp cho giảng viên đại học truyền thụ dễ dàng hơn kiến thức, kỹ năng và thái độ cho sinh viên hơn không? Liệu có những phương pháp và kỹ năng học tập tốt hơn mà sinh viên đại học có thể áp dụng để học tập có hiệu quả hơn không? Đó là những vấn đề chính đề cập trong module này.

Mục tiêu chung

Trong module này, chúng ta sẽ:

Mô tả các phương pháp dạy/học truyền thống và hiện đại được sử dụng trong các trường đại học; biết được khi nào thì sử dụng và các ưu nhược điểm của từng phương pháp.

Bài 1: Khái niệm về dạy và học


Mục đích cụ thể

Học xong này, bạn có khả năng phân biệt các khái niệm sau đây:

Dạy và học;

Môi trường dạy học;

Dạy học lấy giảng viên là trung tâm; và

Dạy học lấy người học là trung tâm.


Trong một giảng đường A có một ngàn hai trăm học viên. Có một dãy ghế; có quá nhiều tiếng ồn đến nỗi nguời ta không thể nghe được nhau nói. Một người lớn tuổi bước vàovà đi thẳng lên bảng. Chúng ta chưa rõ người đó là ai. Tất cả mọi người im lặng. Trời nóng và căn phòng tối mò do các cửa sổ để lọt ít ánh sáng mặt trời chiếu rọi. Bài đọc”chính tả” bắt đầu, ngưòi ta có lẽ nghĩ rằng đó là một trường trung học; tệ hơn nữa, là một trường tiểu học. Đây chắc hẳn phải là thầy giảng. Ông ta “bắn” liên tục không ngớt. Các sinh viên ngồi ở cuối lớp không thể nghe rõ. Một trong số họ phá lên cười. Chuỗi cười lây nhau lan truyền khắp mọi nơi, từ phía sau lên phía trước giảng đường. Thầy giáo yêu cầu giữ trật tự. Bài “đọc” lại tiếp tục. Chuỗi cười lại xuất hiện từ góc khác. Bị dồn vào bối rối, thầy giáo cố lập lại trật tự bằng các cách của mình. Ông ta quát tháo doạ nạt; sau đó ông rời lớp đúng theo cách mà ông đã đến.

Bạn có thể đoán được phần còn lại của năm học sẽ diễn ra như thế nào nếu như nó được khởi đầu như trường hợp trên đây?

Giảng đường B nhỏ hơn thoáng giảng hơn giảng đường A. Có hai nhóm tám trăm sinh viênở mối đầu phòng học. Không khí rất sôi nổi và rất dễ chịu. Vẻ mặt dường như nghiêm nghị nhưng rất khoan khoái. Có một quý ông trung tuổi. Có lẽ là thầy giáo. Ông nói ít, quan sát và thỉnh thoảng đặt câu hỏi.

Như vậy, có một vài kịch bản đang được “diễn” trong các trường đại học. Chúng ta cần ghi nhớ những cảnh tượng đó khi chúng ta bắt đầu định nghĩa một số khaí niệm cơ bản trong module này.



Dạy và học

Bất cứ một hệ thống giảng dục/dạy học nào cũng liên kết ba cực: kiến thức, sinh viênmôi trường học tập học.


Dạy học


Dạy học có thể được định nghĩa như là tập hợp các quá trình và các thủ tục được giảng viên sử dụng để tạo ra việc học tập. Obanya (1998) xem nó như là một quá trình đem lại những thay đổi tích cực trong học viên.

Môi trường học tập

Tình huống học tập hoặc môi trường học tập là tập hợp các nguồn có thể để thực hiện quá trình dạy/học. Những điều đó bao gồm nguồn con người (giảng viên, học viên, quản trị viên và nhân viên phục vụ); nguồn vật lý (ví dụ, giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm, và xưởng); nguồn tư liệu (tài liệu giảng dạy, vật liệu nghe nhìn, và các cái khác); tài chính (các trợ cấp hoạt động, học bổng, trợ cấp huấn luyện và các cái khác); và khung cảnh chính trị và xã hội (nền cộng hoà đối ngược với chế độ độc tài, hoà bình đối ngược với chiến tranh).



Học tập

Việc học có thể được định nghĩa như là một quá trình nội tại xảy ra bên trong học viên. Nó thường xuyên biến đổi trong hành vi của con nguời (học viên). Nghiên cứu của các nhà tâm lý nhận thức (ví dụ, Brainard, 1997) chỉ ra rằng việc học xảy ra trong ba giai đoạn: giai đoạn động cơ học tập (motivation), giai doạn tiếp nhận và giai đoạn thực hiện.



Pha động cơ học tập

Sinh viên tiếp nhận các tác nhân kích thích học tập. Điều này cung cấp định hướng (khởi động) cho quá trình học. Họ lựa chọn các thông tin từ môi trường, các thông tin này có được là nhờ các cơ quan cảm giác.



Pha tiếp nhận

Các thông tin tiếp nhận được xử lý theo cách thức sau:

Chúng đi vào bộ nhớ tạm, từ đó chúng có thể được gọi ra và được sử dụng trong một thời gian rất ngắn. Nhưng năng lực của bộ nhớ tạm rất hạn chế. Thông tin đã tiếp nhận, được nhắc lại tiếp theo, sẽ lưu trữ trong bộ nhớ lâu dài.

Các vai trò của giảng viên và sinh viên

Việc học phụ thuộc vào mối quan hệ giảng viên – học viên. Vai trò của giảng viên và sinh viên biến động qua mối quan hệ này. Một mặt, giảng viên có thể đơn thuần là người truyền đạt kiến thức; sinh viên hoàn toàn phụ thuộc vào điều mà người giảng bài nói hoặc làm. Họ là “người tiếp nhận” hơn là “ người học”. Mặt khác, giảng viên có thể đóng vai trò hướng dẫn, hoặc người tạo điều kiện thuận lợi. Sinh viên được giúp đỡ để chủ động lập kế họach học tập của mình.



Phương pháp dạy học

Prégent (1990) định nghĩa phương pháp dạy học như là một cách tổ chức riêng các hoạt động sư phạm được thực hiện phù hợp với một số quy tắc nào đó để đưa sinh viên đạt tới mục tiêu cụ thể.



Каталог: UserFiles -> Hoc%20Lieu%20Mo
UserFiles -> PHƯƠng pháp viết nghiên cứu khoa họC Ứng dụng sư phạM
UserFiles -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
UserFiles -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
UserFiles -> BỘ XÂy dựNG
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
UserFiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
UserFiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
UserFiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin
Hoc%20Lieu%20Mo -> Lịch SỬ phát triển kiến trúc công nghiệp thế giớI

tải về 1.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   46




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương