Hình Mô hình hệ sinh thái xã hội lấy con người là trung tâm 31 Hình Vùng trong bậc thang không gian lãnh thổ 40 Bảng Thiệt hại nông nghiệp trong giai đoạn 2010-2014 58 Hình 2



tải về 5.97 Mb.
trang26/28
Chuyển đổi dữ liệu15.10.2017
Kích5.97 Mb.
#33694
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28

Kết quả rà soát, đánh giá về hiện trạng liên kết vùng theo phạm vi không gian liên kết cho thấy, hiện nay chủ yếu bước đầu tồn tại một số loại hình liên kết đã được quy định trong các luật hoặc văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành. Do đó, một số loại hình liên kết đã được quy định có ý nghĩa cho ứng phó với BĐKH ở vùng ĐBSCL, tuy nhiên, phần lớn các giải pháp hoặc các quy định đưa ra tập trung vào nội dung thích ứng với BĐKH là chính.

(i) Về thích ứng với BĐKH: Liên kết trong quản lý diện tích rừng thuộc phạm vi giáp ranh giữa hai tỉnh trở lên do Bộ NN&PTNT quản lý (theo quy định tại quyết định số 1379/2013/QĐ-BNN&PTNT); liên kết trong thực hiện quy hoạch phòng chống, khắc phục hậu quả do nước gây ra là một trong những nội dung phản ánh được tính chất này (theo Nghị định số 120/2008/NĐ-CP). Ví dụ, trường hợp của An Giang và Kiên Giang có ký kết hợp tác quản lý tài nguyên nước vùng Tứ giác Long Xuyên, trong đó có đề cập đến nội dung về phòng chống thiên tai do nước gây ra (hộp 3.7).

Hộp 3.7. Vấn đề ký kết hợp tác quản lý tài nguyên nước vùng Tứ giác Long Xuyên

Thông qua dự án Quản lý và thích ứng với Biến đổi khí hậu tỉnh An Giang do tổ chức GIZ tài trợ, 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang đã có ký kết hợp tác quản lý tài nguyên nước vùng Tứ giác Long Xuyên. Trong đó, thỏa thuận tập trung vào các vấn đề về công tác quản lý tài nguyên nước, vấn đề kiểm soát lũ, kiểm soát xâm nhập mặn, đảm bảo tài nguyên nước cho sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung, qua hơn một năm hợp tác giữa hai tỉnh mới dừng lại ở bước thông tin cho nhau các vấn đề liên quan đến kiểm soát lũ, ngăn mặn, đang tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu, mô hình thủy lực để phục vụ công tác quản lý 02 tỉnh.

Đối với công tác ứng phó với BĐKH ở ĐBSCL hiện nay chủ yếu đơn phương các tỉnh tự xây dựng kế hoạch hành động. Việc tổ chức thực hiện các kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của các tỉnh chưa có sự gắn kết, liên kết trong việc đánh giá tác động, cũng như xây dựng giải pháp, đầu tư các công trình, dự án nên còn manh mún, chưa có cái nhìn toàn diện cho cả khu vực.

Các quy hoạch khu vực ĐBSCL nhằm ứng phó BĐKH cơ bản đã đầy đủ như: Quy hoạch thủy lợi, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông. Tuy nhiên, việc triển khai quy hoạch, kiểm tra, giám sát của mỗi tỉnh hiện nay chưa có đơn vị đứng ra lãnh đạo chung mà mỗi tỉnh chỉ thực hiện theo quy hoạch riêng của từng tỉnh.

Việc khai thác, sử dụng nguồn nước của các tỉnh khu vực ĐBSCL là liên vùng và có tác động lẫn nhau. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có quy hoạch tài nguyên nước chung cho lưu vực sông Mê Kông.



Nguồn: Sở TN&MT tỉnh An Giang, 2014

Đặc biệt, trong thực hiện quy hoạch thủy lợi vùng ĐBSCL cũng phản ánh được tính liên kết trong thích ứng với BĐKH trong phạm vi nội vùng; liên kết trong quản lý tổng hợp vùng bờ theo Quyết định số 2259/2014/QĐ-TTg ngày 17/12/2014 cũng phản ánh được tính liên kết trong thích ứng với BĐKH. Một số tỉnh thuộc nội vùng ĐBSCL đã xây dựng bản quy chế phối hợp trong bảo vệ khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển. Ví dụ, quy chế phối hợp quản lý giữa ba tỉnh Sóc Trăng – Trà Vinh – Bến Tre trong bảo vệ, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển trong đó chú trọng đến khu vực cửa sông Hậu; ngoài ra, liên quan đến phòng chống thiên tai và thích ứng với BĐKH ở vùng ĐBSCL các tỉnh cũng có những cơ chế chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong phạm vi nội vùng và ngoại vùng. Thêm vào đó, các hình thức liên kết như: liên kết trong quản lý rừng, trong quản lý tài nguyên nước và trong thực hiện quản lý tổng hợp vùng bờ cũng tồn tại đối với các tỉnh trong vùng ĐBSCL với các tỉnh giáp ranh ngoài vùng ĐBSCL.

(ii) Về giảm thiểu BĐKH: Liên kết trong giảm thiểu BĐKH thông qua các giải pháp giảm thiểu khí GHG còn khá hạn chế. Theo quy định hiện nay thì liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính chỉ có lĩnh vực quản lý rừng đặc dụng, khu bảo tồn. Ngoài ra, một số địa phương đã bước đầu hình thành các liên kết trong phát triển nông nghiệp góp phần giảm khí thải nhà kính. Ví dụ, trường hợp mô hình canh tác lúa giảm khí thải nhà kính (theo dự án VLCRP) đã thực hiện tại An Giang, Kiên Giang, giúp nông dân tăng thu nhập khoảng 15 - 20% và giảm khoảng 4-5 tấn CO2/ha.

Đánh giá về hiệu quả của các loại hình liên kết hiện nay cho thấy, liên kết về khoa học và công nghệ có hiệu quả nhất (25%) và liên kết kém hiệu quả nhất là liên kết về nguồn lực tài chính (7,43%). Kết quả về tính hiệu quả của các liên kết trong phòng tránh thiên tai và ứng phó với BĐKH được thể hiện ở hình 3.18.



Hình 3.18. Đánh giá về hiệu quả của các loại hình liên kết trong phòng tránh thiên tai và ứng phó với BĐKH



Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu điều tra của đề tài

Kết quả tham vấn các sở, ban ngành ở 6 tỉnh vùng ĐBSCL cũng làm rõ hơn về những hệ quả của việc thiếu liên kết trong phòng tránh thiên tai và ứng phó với BĐKH ở vùng ĐBSCL. Một số hệ quả như: do các tỉnh không đủ nguồn lực về tài chính để thực hiện các hoạt động ứng phó với thiên tai và BĐKH, điều này dẫn đến việc làm chắp vá, có tiền đến đâu làm đến đó; không đồng bộ giữa các công trình giữa các địa phương với nhau dẫn đến sự mất đồng bộ và hiệu quả của các công trình trên bình diện toàn vùng; một hệ quả nữa là do thiếu sự liên kết nên dẫn đến việc tranh chấp giữa các địa phương với nhau (Hộp 3.8).



Hộp 3.8 Những hệ quả của việc thiếu liên kết vùng trong ứng phó với thiên tai và BĐKH ở vùng ĐBSCL

1. Trường hợp Bạc Liêu, có 56 km bờ biển nhưng làm chắp vá, có tiền đến đâu làm đến đó, cắt nhỏ công trình dẫn đến không hiệu quả.

2. Trường hợp giữa Cà Mau và Sóc Trăng trong việc dẫn nguồn nước nhằm hạn chế khai thác nước ngầm, nhưng do kinh phí lớn nên chưa triển khai được

3. Hiện nay các công trình do các địa phương triển khai không có sự đồng bộ, khi lắp ghép các công trình của các tỉnh lại thì không phù hợp (Sở KH&ĐT Bạc Liêu).



4. Tranh chấp giữa các địa phương khá nhiều, ví dụ, trường hợp tranh chấp giữa Bạc Liêu và Sóc Trăng về nguồn nước, bên thì đòi nuôi tôm, bên thì trồng lúa, do đó cần có sự liên kết giữa hai tỉnh để phân ranh mặn ngọt.

Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu điều tra của đề tài

Каталог: lib -> ckfinder -> files
files -> THỐng kê CÁC ĐƠn vị do sở khoa học và CÔng nghệ CÁc tỉNH, thành phố kiểm tra năM 2014
files -> THỐng kê CÁC ĐƠn vị do sở khoa học và CÔng nghệ CÁc tỉNH, thành phố thanh tra năM 2014
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1489
files -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc giang
files -> VĂn phòng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘi cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 08/2011
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 705
files -> Hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng tại kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia hoặc cơ sở làm dịch vụ xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng

tải về 5.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương