Hình Mô hình hệ sinh thái xã hội lấy con người là trung tâm 31 Hình Vùng trong bậc thang không gian lãnh thổ 40 Bảng Thiệt hại nông nghiệp trong giai đoạn 2010-2014 58 Hình 2



tải về 5.97 Mb.
trang23/28
Chuyển đổi dữ liệu15.10.2017
Kích5.97 Mb.
#33694
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28

Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu điều tra của đề tài

Qua bảng 3.6, trong các liên kết đã thực hiện thì liên kết về nguồn nhân lực được đánh giá là có hiệu quả nhất (100%) và liên kết về thể chế, chính sách và quản trị được cho là không hiệu quả nhất (66,7%).



Khó khăn lớn nhất để thực hiện liên kết vùng ứng phó với thiên tai và BĐKH được cho là do thiếu nguồn lực tài chính (36,5%) và do thiếu cơ chế chính sách (35,6%) (Hình 3.7).

Hình 3.7. Khó khăn trong liên kết ứng phó với BĐKH ở vùng ĐBSH



Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu điều tra của đề tài
3.3.2.3. Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung

a. Qua các dự án về biến đổi khí hậu mang tính chất vùng được thực hiện

BTB và DHMT là vùng thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai và thời tiết cực đoan, do đó trong thời gian qua đã có nhiều dự án mang tính chất liên vùng được thực hiện trong bảo vệ tài nguyên, BĐKH.



  • Tiên phong đi đầu là các tổ chức quốc tế thông qua việc thực hiện các dự án mang tính liên vùng: Dự án “Hành lang bảo tồn ĐDSH Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng”, giai đoạn 2 tỉnh Thừa Thiên Huế (gọi tắt là Dự án BCC) do Ngân hàng Phát triển châu Á tài trợ được thực hiện tại 10 xã của 2 huyện Nam Đông và A Lưới. Kéo dài từ năm 2011 đến 2018, mục tiêu dự án là tạo ra nơi trú ngụ cho các loài động vật hoang dã, góp phần thích ứng, giảm thiểu biến đổi khí hậu tại Trung Trường Sơn, đem lại lợi ích sinh kế cho địa phương, cung cấp đủ nước sạch, bảo vệ đường Hồ Chí Minh và thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Dự án BCC sẽ thúc đẩy hợp tác và quản lý xuyên biên giới các hệ sinh thái rừng giữa các nước trong Tiểu vùng Mêkông mở rộng. Dự án BCC sẽ duy trì và tăng cường mối liên kết hệ sinh thái rừng giữa các tỉnh Quảng Nam, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế thuộc miền Trung Việt Nam.

Tiếp đến là dự án Khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên do Chính phủ Cộng hoà Liên Bang Đức, thông qua Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) tài trợ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Uỷ Ban nhân dân các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Mục tiêu của dự án: Nâng cao mức sống của người dân chủ yếu dựa vào rừng thông qua tạo việc làm, tăng thu nhập nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều hoà nguồn nước tại các vùng được phục hồi rừng và các khu vực lân cận, điều hoà tiểu khí hậu vùng và tăng tính đa dạng sinh học.

Thông qua các hợp phần của dự án các địa phương đã hợp tác, liên kết với nhau các vấn đề sau đây: (i) Khôi phục và quản lý bền vững ở các địa phương; (ii) Ký kết các quy chế hợp tác về bảo vệ rừng, đa dạng sinh học ở vùng giáp ranh giữa các tỉnh.



  • Dự án: “Trồng rừng trên đất cát ven biển Nam Trung Bộthực hiện ở 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi, do Chính phủ Nhật Bản viện trợ thông qua cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là cơ quan quản lý dự án. Mục tiêu của dự án là giúp Việt Nam trồng mới rừng ven biển các tỉnh miền Trung nhằm hạn chế tác hại của cát di động và bão biển để bảo vệ đất canh tác và các khu dân cư; Tránh thiệt hại cho quốc lộ 1A và đường sắt, là hai tuyến cho vai trò rất quan trọng đối với giao thông vận tải ở Việt Nam, cũng như các sơ sở hạ tầng khác.

Thông qua các hợp phần của dự án 2 địa phương đã chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác với nhau trong các vấn đề sau: (i) Chia sẻ kinh nghiệm nâng cao năng suất nông nghiệp của những vùng đất nằm sau các khu rừng phòng hộ sẽ trồng và tạo điều kiện có thể sử dụng được đất hoang và đất xấu chưa được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp và trồng cây lấy gỗ củi; (ii) Cung cấp chất đốt và các sản phẩm hữu cơ cho cộng đồng dân cư địa phương sống lân cận thông qua quản lý và sử dụng hợp lý rừng phòng hộ ven biển (iii) Phát triển, nhân rộng những mô hình tạo việc làm và thu nhập cho người dân địa phương thông qua việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng; (iv) Cùng góp phần cải thiện đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường duyên hải Nam Trung Bộ.

  • Dự án “Mạng lưới các thành phố ở Châu Á có khả năng chống chịu với BĐKH" (ACCCRN) của 4 quốc gia Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia và Thái Lan được tài trợ bởi Quỹ Rockefeller (Mỹ) từ năm 2008 đến năm 2014 và dự kiến kéo dài hơn nữa. Mục đích hoạt động của mạng lưới này là nâng cao năng lực của các thành phố; mạng lưới thông tin, kiến thức và cam kết mở rộng, làm rõ các bài học kinh nghiệm và nhân rộng ở các nước liên quan. Tại Việt Nam, Đà Nẵng, Quy Nhơn và Cần Thơ là 3 thành phố tham gia và thực hiện chương trình ACCCRN. Tại địa phương, UBND tỉnh/thành là đối tác chính của dự án và đóng vai trò chỉ đạo việc triển khai các hoạt động của dự án. Bên cạnh đó, ACCCRN đã hỗ trợ xây dựng 3 Văn phòng Điều phối về Biến đổi khí hậu (gọi tắt là CCCO - Climate Change Coordination Office) với mục đích chính là giúp việc cho Ban chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu của 3 thành phố và điều phối các hoạt động về biến đổi khí hậu tại từng địa phương.

  • Đặc biệt là thành lập Quỹ rủi ro thiên tai miền Trung ngày 28/3/2009 tại TP Đà Nẵng. Quỹ là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận với mục đích hỗ trợ 14 tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ. Quỹ là cầu nối liên kết giữa DN nhằm hỗ trợ để tái thiết và khắc phục hậu quả thiên tai. Các hoạt động: (i) Xây dựng được những công trình cộng đồng phòng tránh thiên tai và quy hoạch tái định cư cho người dân vùng lũ lụt; (ii) Hỗ trợ chương trình trồng và bảo vệ rừng ngập mặn và phòng hộ ven biển; (iii) “Dự án trồng 100 ha rừng chắn cát ven biển”, có tác dụng chống hiện tượng “cát bay”, “cát nhảy”, bảo vệ các công trình giao thông, dân dụng và cải thiện môi trường.

b. Qua kết quả khảo sát của đề tài

Các kết quả khảo sát tại các địa phương cho thấy sự quan tâm của các địa phương đến liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH, 58,1% tổng số các cán bộ được hỏi trả lời rằng, trong các cuộc họp của cơ quan có đề cập tới việc liên kết với các địa phương khác trong vấn đề liên quan đến thiên tai và BĐKH. Tuy nhiên, các nội dung về liên kết trong ứng phó với BĐKH chưa nhiều (Hình 3.8).



Hình 3.8. Các nội dung liên kết về ứng phó với thiên tai và BĐKH được đề cập trong các cuộc họp ở vùng BTB và DHMT (%)



Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu điều tra của đề tài

Các nội dung quan trắc, xử lý và chia sẻ thông tin được đề cập nhiều nhất với tỷ lệ: Phú Yên (63,5%), Bình Định (62,2%) và Đà Nẵng (43,2%). Tiếp đến là các liên kết về xây dựng cơ sở hạ tầng, phân bổ lợi ích và chia sẻ rủi ro. Các liên kết về mặt thể chế cũng diễn ra khá phổ biến ở các tỉnh có mức độ liên kết lớn như: Phú Yên, trong khi đó Bình Định và Đà Nẵng chưa đề cập nhiều. Qua số liệu phân tích trên, cho thấy các cơ quan quản lý của tỉnh/thành đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề liên kết trong ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, tính hiệu quả của các nội dung liên kết có sự khác nhau, đáng chú ý là ở tỉnh Phú Yên có tỷ lệ liên kết đạt hiệu quả khá cao (trên 60%), trong đó cao nhất là nội dung liên kết trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch hành động đạt trên 80% các liên kết. Các tỉnh còn lại hiệu quả chưa cao. Sắp xếp theo thứ tự tương đối về tính hiệu quả của từng nội dung liên kết từ cao đến thấp: (1) Liên kết trong xây dựng cơ sở hạ tầng; (2) Quan trắc, xử lý và chia sẻ thông tin BĐKH và thiên tai; (3) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch hành động; (4) Thể chế chính sách (Bảng 3.7).

Bảng 3.7. Đánh giá mức độ hiệu quả việc liên kết trong phòng tránh và thích ứng với thiên tai và BĐKH (%)


Nội dung liên kết


Tần suất (%)

Hiệu quả

Không hiệu quả

Thể chế, chính sách

9

11,7

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch hành động

12,2

12,2

Xây dựng hạ tầng

26,6

14,9

Quan trắc, xử lý và chia sẻ thông tin BĐKH và thiên tai

18,9

9


Каталог: lib -> ckfinder -> files
files -> THỐng kê CÁC ĐƠn vị do sở khoa học và CÔng nghệ CÁc tỉNH, thành phố kiểm tra năM 2014
files -> THỐng kê CÁC ĐƠn vị do sở khoa học và CÔng nghệ CÁc tỉNH, thành phố thanh tra năM 2014
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1489
files -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc giang
files -> VĂn phòng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘi cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 08/2011
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 705
files -> Hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng tại kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia hoặc cơ sở làm dịch vụ xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng

tải về 5.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương