Hình Mô hình hệ sinh thái xã hội lấy con người là trung tâm 31 Hình Vùng trong bậc thang không gian lãnh thổ 40 Bảng Thiệt hại nông nghiệp trong giai đoạn 2010-2014 58 Hình 2



tải về 5.97 Mb.
trang22/28
Chuyển đổi dữ liệu15.10.2017
Kích5.97 Mb.
#33694
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   28

Mục tiêu của dự án là nhằm tăng cường khả năng phục hồi và giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của cơ sở hạ tầng kinh tế quan trọng của các địa phương ở vùng núi phía Bắc Việt Nam đối với những tác động bất lợi do biến đổi khí hậu và hỗ trợ một khuôn khổ chính sách thuận lợi để nâng cao sự phát triển bền vững cho các tỉnh ở vùng núi phía Bắc.

Thông qua các hoạt động của dự án, các địa phương đã hợp tác chia sẻ, học hỏi các vấn đề sau: (i) Vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu lồng ghép vào chiến lược, chính sách và lập kế hoạch có liên quan đến cơ sở hạ tầng nông thôn - đặc biệt là nông nghiệp, thủy lợi và đường giao thông nông thôn ở 15 tỉnh; (ii) Nâng cao năng lực thích ứng/ chống chịu với khí hậu trong việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn và quy hoạch ở địa phương và tỉnh; (iii) Hợp tác thực hiện các biện pháp chính có chi phí thấp dựa trên tài nguyên địa phương để làm giảm tác động của biến đổi khí hậu; (iv) Chia sẻ những bài học kinh nghiệm và những tập quán tốt rút ra từ các nội dung trên của dự án được phổ biến cho các bên tham gia và các đối tác phát triển.

Một trong những liên kết đáng chú ý nhất, không chỉ có ý nghĩa trên cả góc độ thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu mà nó còn có ý nghĩa trong việc đảm bảo công bằng xã hội, đó chính là sự phối hợp giữa các tỉnh trong thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và thực hiện giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng (REDD+).



b. Qua kết quả khảo sát của đề tài

Do biến đổi khí hậu là vấn đề mới, trong những năm vừa qua các địa phương chủ yếu tập trung vào các hoạt động hoàn thiện các chủ trương chính sách do Trung Ương đề ra là chính, ngoài ra ngay cả các chính sách về biến đổi khí hậu ở cấp Trung ương cũng mới đề cập đến vấn đề liên kết vùng trong ứng phó với thiên tai và BĐKH dưới dạng quan điểm, giải pháp mà chưa có hướng dẫn cụ thể về mặt cơ chế, chính sách và cả kỹ thuật. Do đó, việc đề cập đến liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH là còn ít. Từ kết quả khảo sát của các cán bộ Sở/ngành cho thấy vấn đề liên kết vùng đã bước đầu được đưa ra bàn bạc trong các cuộc họp cơ quan (59%) (Hình 3.2).



Hình 3.2. Vấn đề liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH đã được đề cập trong các cuộc họp địa phương



Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu điều tra của đề tài
Và trong các cuộc họp đó thì các loại hình liên kết thường được quan tâm là xây dựng cơ sở hạ tầng (32,4%), xây dựng quy hoạch 20,3% (Hình 3.3).

Hình 3.3. Các nội dung liên kết về ứng phó với thiên tai và BĐKH được đề cập trong các cuộc họp ở vùng TDMNPB (%)



Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu điều tra của đề tài

Kết quả khảo sát tại các địa phương cho thấy, chỉ có 37% ý kiến cho rằng các vấn đề liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH đã được triển khai trên thực tế (hình 3.4).

Hình 3.4. Liên kết vùng trong ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu được triển khai trên thực tế



Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu điều tra của đề tài

Mặc dù, các tỉnh trong vùng TDMNPB nói chung đều có chung mục tiêu là thích ứng với biến đổi khí hậu nhưng trên thực tế, những hoạt động của từng tỉnh lại theo một cách thức riêng nên sự phối hợp, hỗ trợ nhau giữa các tỉnh chưa thực sự rõ rệt. Hệ quả là các địa phương chưa tận dụng được tiềm năng liên kết với nhau để tạo ra sức mạnh nâng cao hiệu quả đầu tư, nguồn vốn bị dàn trải, lãng phí, tính theo từng mục tiêu từng địa phương có thể đạt kế hoạch nhưng trên phạm vi toàn vùng, hiệu quả còn nhiều hạn chế và tính bền vững của các mục tiêu cũng không cao.



3.3.2.2. Vùng đồng bằng sông Hồng

a. Qua các dự án về biến đổi khí hậu mang tính chất vùng được thực hiện

Trong thời gian qua với sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của các tổ chức quốc tế ở vùng đồng bằng sông Hồng đã có một số dự án mang tính liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH được thực hiện, ví dụ điển hình cho thấy vấn đề liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu đã được đề cập đến đó là:



  • Tiêu biểu nhất cho liên kết giữa các địa phương trong bảo vệ đa dạng sinh học có thể kể đến trường hợp khu Dự trữ sinh quyển đất ngập nước liên tỉnh ven biển đồng bằng châu thổ sông Hồng. Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng (Khu DTSQ sông Hồng) có tổng diện tích là 137.261 ha trong đó vùng lõi là 14.842 ha; nằm trên địa bàn của 6 huyện (Tiền Hải, Thái Thụy, Giao Thủy, Nghĩa Hưng, Hải Hậu và Kim Sơn) thuộc 3 tỉnh Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình. Vùng lõi nằm trên địa bàn 2 huyện Giao Thủy và Tiền Hải nơi có 2 Khu bảo tồn đất ngập nước là: Vườn quốc gia Xuân Thủy và Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải. Đây là Khu DTSQ liên tỉnh đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á thực hiện dựa trên cơ chế đồng quản lý, có giá trị cao về bảo tồn đa dạng sinh học vì mang lại nhiều cơ hội to lớn đối với phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Bộ máy quản lý Khu DTSQ Sông Hồng được thành lập từ năm 2008, Ban Quản lý gồm đại diện các Lãnh đạo UBND tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường của 03 tỉnh: Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình. Ban thư ký bao gồm: Giám đốc Vườn quốc gia Xuân Thủy là Trưởng ban và các cán bộ quản lý môi trường ở cấp tỉnh gồm: Chi cục trưởng các Chi cục biển tỉnh: Nam Định, Thái Bình & Ninh Bình, Trưởng ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải, Ban cố vấn gồm: Ủy ban con người và sinh quyển quốc gia (MAB), Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển & Phát triển cộng đồng (MCD) và Tổng thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam. 

Khu DTSQ sông Hồng đã được Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam phê duyệt Quy chế phối hợp liên tỉnh tại Quyết định số 466/QĐ-UBQG UNESCO ngày 26/7/2013; Kiện toàn Ban quản lý, Ban thư ký và Ban cố vấn tại quyết định 465/QĐ-UBQG UNESCO ngày 26/7/2013. Trưởng ban là Phó chủ tịch UBND tỉnh Nam Định, Phó trưởng ban là Phó chủ tịch UNND tỉnh Thái Bình, Ninh Bình. Ngày 10/9/2013 tại Nam Định, Ban quản lý đã ký thỏa thuận hợp tác. Ban Quản lý khu dự trữ sinh quyển sông Hồng hoạt động trên cơ sở phối hợp hoạt động quản lý Khu dự trữ sinh quyển giữa 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định, và Ninh Bình dựa trên nguyên tắc: Hợp tác, tôn trọng bình đẳng; các bên có trách nhiệm phối hợp thực hiện tốt các điều khoản trong bản Quy chế. Việc quản lý Khu dự trữ sinh quyển sông Hồng phải bằng các biện pháp tổng hợp có sự tham gia của cộng đồng địa phương; tuân thủ theo các quy định của Pháp luật hiện hành của Việt Nam và các Công ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học mà Việt Nam là thành viên.

Tuy nhiên, phương thức quản lý tổng hợp và thống nhất là một phương thức quản lý khá mới đối với các địa phương, vì vậy, khi đưa vào áp dụng bước đầu còn lúng túng. Nguồn lực đầu tư cho quản lý nhà nước cho hoạt động của Khu DTSQ và vùng ven biển còn ít (chưa có mục ngân sách nhà nước cho sự nghiệp phục vụ quản lý biển và hải đảo) nên vốn đầu tư triển khai các chương trình, dự án điều tra cơ bản vùng ven biển, thềm lục địa, quản lý dữ liệu, quan trắc môi trường, tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường biển còn ít.


  • Chương trình Rừng và Đồng bằng Việt Nam (VFD) do USAID tài trợ thực hiện trong 05 năm nhằm tăng cường lập Kế hoạch và hành động ứng phó với biến đổi khí hậu từ cấp cộng đồng đến cấp quốc gia. Dự án tham gia thực hiện các chiến lược, chính sách quốc gia về ứng phó với BĐKH và giảm lượng phát thải, tập trung vào việc giảm khí thải từ lĩnh vực lâm nghiệp và nông nghiệp cũng như tăng cường sinh kế và định cư thích ứng thông minh với khí hậu, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Dự án có mục tiêu chính là giải quyết những rủi ro BĐKH dài hạn có tính đến các vấn đề về giới ở cả vùng cảnh quan rừng và đồng bằng. Vì vậy, hiện nay Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng và Quảng Ninh đang phối hợp cùng tổ chức VDF thực hiện rà soát Kế hoạch ứng phó với BĐKH ở các tỉnh, với mục tiêu chỉnh sửa, bổ sung các nội dung về ứng phó BĐKH cho phù hợp với tình hình thực tế và đồng thời hướng tới hình thành một bản Kế hoạch ứng phó với BĐKH liên tỉnh (Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng và Quảng Ninh).

b. Qua kết quả khảo sát của đề tài

Trong những năm qua, vấn đề liên kết vùng trong ứng phó với thiên tai và BĐKH tại các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng còn hạn chế. Kết quả khảo sát cho thấy, chỉ có 33% số người được hỏi cho là vấn đề liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH đã được đề cập trong các cuộc họp tại địa phương, 67% số người cho là vấn đề này chưa được đề cập (Hình 3.5).



Hình 3.5. Vấn đề liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH đã được đề cập trong các cuộc họp địa phương



Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu điều tra của đề tài

Các loại hình liên kết được đề cập chủ yếu là liên kết trong xây dựng quy hoạch (26,1%), tiếp theo là liên kết trong xây dựng cơ sở hạ tầng (17,6%) (Hình 3.6).

Hình 3.6. Các nội dung liên kết về ứng phó với thiên tai và BĐKH được đề cập trong các cuộc họp ở vùng ĐBSH (%)



Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu điều tra của đề tài

Trên thực tế, đã có một số liên kết nhằm ứng phó với BĐKH như liên kết trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch hành động; liên kết trong quan trắc và xử lý, chia sẻ thông tin… Tuy nhiên không phải liên kết nào cũng có hiệu quả (Bảng 3.6).

Bảng 3.6. Hiệu quả của các liên kết đã thực hiện (%)



Các lĩnh vực

Rất hiệu quả

Hiệu quả

Không hiệu quả

LK về thể chế, chính sách và quản trị

0

33.3

66.7

LK về XD quy hoạch, kế hoạch hành động

8.3

72.2

19.4

LK về XD hạ tầng

2.8

66.7

30.6

LK về khoa học công nghệ

24

72

4

LK về nguồn nhân lực

20

80

0

LK trong quan trắc và xử lý, chia sẻ thông tin về thiên tai và BĐKH

6.5

45.2

48.4

LK trong phát triển các mạng lưới an sinh xã hội thích ứng với thiên tai và BĐKH

0

62.5

37.5

LK cùng phân bổ lợi ích và chia sẻ rủi ro

0

69.2

30.8

Каталог: lib -> ckfinder -> files
files -> THỐng kê CÁC ĐƠn vị do sở khoa học và CÔng nghệ CÁc tỉNH, thành phố kiểm tra năM 2014
files -> THỐng kê CÁC ĐƠn vị do sở khoa học và CÔng nghệ CÁc tỉNH, thành phố thanh tra năM 2014
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1489
files -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc giang
files -> VĂn phòng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘi cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 08/2011
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 705
files -> Hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng tại kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia hoặc cơ sở làm dịch vụ xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng

tải về 5.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương