Hình Mô hình hệ sinh thái xã hội lấy con người là trung tâm 31 Hình Vùng trong bậc thang không gian lãnh thổ 40 Bảng Thiệt hại nông nghiệp trong giai đoạn 2010-2014 58 Hình 2



tải về 5.97 Mb.
trang24/28
Chuyển đổi dữ liệu15.10.2017
Kích5.97 Mb.
#33694
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28

Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu điều tra của đề tài

Kết quả này phản ánh thực tế là các dự án, hợp phần nghiên cứu liên quan đến biến đổi khí hậu được triển khai khá hiệu quả ở các địa phương. Từ các dự án có nguồn vốn của nhà nước đến các dự án có sự tài trợ của các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước đều được tiếp nhận và triển khai nhanh chóng, hiệu quả, góp phần vào việc thích ứng với biến đổi khí hậu.



Tuy nhiên, sự liên kết giữa các địa phương trong ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu cũng gặp nhiều khó khăn. Qua khảo sát cho thấy, các liên kết chỉ mang tính chất hình thức và nhiệm kỳ, chưa được giám sát, kiểm tra trong tiến trình thực hiện, chưa có các hội nghị tổng kết và không có cơ quan điều phối quản lý hiệu quả đã gây ra nhiều khó khăn trong ứng phó với thiên tai bão lũ và bị động trong công tác phòng chống, đặc biệt là sự thiếu hụt nguồn lực tài chính và cơ chế chỉ đạo đã làm cho các cam kết trở nên mờ nhạt trong thực thi.

Hình 3.9. Khó khăn trong liên kết ứng phó với BĐKH ở vùng BTB & DHMT



Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu điều tra của đề tài

Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến liên kết giữa các địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung chưa đạt được hiệu quả là thiếu nguồn lực tài chính và do tự phát. Thực tế, việc triển khai xây dựng các nhiệm vụ, dự án cụ thể tại các địa phương chưa được quan tâm đúng mức, nhiều địa phương chưa chủ động bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ, dự án đã ký kết với các địa phương lân cận, mà chỉ trông chờ vào nguồn ngân sách nhà nước và các tổ chức quốc tế. Việc thiếu nguồn lực tài chính và chưa có sự chỉ đạo của cấp trên cũng là những khó khăn chính trong việc thực hiện liên kết. Trong khi nguồn lực thì hữu hạn mà nội dung liên kết lại khá rộng, không có ưu tiên cụ thể trong từng giai đoạn cho từng mối quan hệ (vùng, tiểu vùng, song phương) nên tính khả thi của các hoạt động liên kết rất thấp. Tính cục bộ, địa phương đã phần nào làm cản trở tư duy hợp tác, liên kết trong vùng. Chính nguyên nhân này là tiền đề cho nhiều liên kết chỉ dừng lại ở văn bản, còn tính thực thi không hiệu quả. Hơn nữa, sự chênh lệch về tiềm lực kinh tế và điều kiện xã hội khác nhau giữa các địa phương cũng gây cản trở cho việc liên kết.

Tóm lại, liên kết trong ứng phó với biến đổi khí hậu vùng BTB và Duyên hải miền Trung đang còn nhiều hạn chế, thách thức. Các liên kết thường không bền vững do không bền vững về mặt cơ chế, tài chính, cơ sở hạ tầng, chưa phát huy được vai trò của các nguồn lực xã hội. Đặc biệt, các chính sách về phân bổ chia sẻ tài nguyên và quyền hưởng dụng chưa rõ ràng, kém khả thi, chưa đặt người dân vào vị trí trung tâm của quá trình sử dụng, bảo vệ tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu đã dẫn đến những hạn chế như đã phân tích.

3.3.2.4. Vùng Tây Nguyên

a. Qua các dự án về biến đổi khí hậu mang tính chất vùng được thực hiện

Trong thời gian qua với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, một số dự án mang tính liên vùng, liên tỉnh đã được thực hiện. Trên thực tế, đã có một số liên kết khá hiệu quả ở Tây Nguyên như: Dự ánPhát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên”, do Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Quĩ Ủy thác ngành Lâm nghiệp TFF (Hà lan, Phần Lan, Thủy Điển và Thụy Sỹ) trợ. Dự án được thực hiện tại 60 xã thuộc 22 huyện của 6 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Phú Yên.

Thông qua các hợp phần của dự án, các địa phương đã chia sẻ hợp tác với nhau những vấn đề sau: (i) Chia sẻ kinh nghiệm về tăng cường năng lực quản lý, sử dụng rừng và đất rừng trong vùng dự án, đặc biệt năng lực quản lý và kỹ năng sản xuất lâm nghiệp cho cộng đồng và hộ gia đình; (ii) Kinh nghiệm quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học với sự tham gia của cộng đồng, các chủ thể nhà nước và tư nhân; (iii) Hợp tác trồng rừng sản xuất có năng suất cao, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng đặc dụng và các hoạt động lâm sinh khác nhằm tăng khả năng cung cấp gỗ, lâm sản, tăng thu nhập của người dân, góp phần bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học; (iv) Giải quyết nhu cầu thiết yếu về kết cấu hạ tầng để phát triển kinh tế, xã hội vùng dự án như đường giao thông, nước sinh hoạt, trạm y tế, trường học, công trình thủy lợi nhỏ và nhà văn hóa cộng đồng.

b. Qua kết quả khảo sát của đề tài

Qua khảo sát tại 3 tỉnh vùng Tây Nguyên cho thấy, việc đề cập đến liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH là còn ít. Chỉ có 50% số người được hỏi cho là vấn đề liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH đã được đề cập trong các cuộc họp tại địa phương, 49% số người cho là vấn đề này chưa được đề cập (Hình 3.10).



Hình 3.10. Vấn đề liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH đã được đề cập trong các cuộc họp địa phương



Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu điều tra của đề tài

Những liên kết được đề cập đến trong các cuộc họp cũng khá hạn chế, theo kết quả điều tra cho thấy lĩnh vực được đề cập đến nhiều nhất là liên kết trong xây dựng cơ sở hạ tầng ứng phó với BĐKH (37,8%), tiếp theo là liên kết trong khoa học và công nghệ (27,9%) (Hình 3.11 ).



Hình 3.11. Các nội dung liên kết về ứng phó với thiên tai và BĐKH được đề cập trong các cuộc họp ở vùng Tây Nguyên (%)



Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu điều tra của đề tài

Thực tế cho thấy việc thực hiện liên kết vùng trong ứng phó với thiên tai và BĐKH ở vùng Tây Nguyên hầu như chưa có. Mặc dù hầu hết các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên đã ban hành kế hoạch hành động về ứng phó với BĐKH, tuy nhiên xem xét các kế hoạch hành động của các tỉnh được điều tra cho thấy vấn đề liên kết vùng cũng chưa được đưa vào trong các kế hoạch này. Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi cũng cho thấy kết quả tương tự như vậy, với hơn 45% cán bộ được hỏi cho rằng không có liên kết trên thực tế. Các liên kết hiện nay chủ yếu là liên kết giữa các Sở ban ngành trong tỉnh trong phòng tránh và giải quyết các vấn đề khi có thiên tai xảy ra. Khó khăn lớn nhất để thực hiện liên kết vùng ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu được cho là do thiếu nguồn lực tài chính (42,8%) và do thiếu cơ chế chính sách (30,6%) (Hình 3.12).



Hình 3.12. Khó khăn trong liên kết ứng phó với BĐKH ở vùng Tây Nguyên



Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu điều tra của đề tài

3.3.2.5. Vùng Đông Nam Bộ

Tại các tỉnh vùng Đông Nam Bộ đề tài tiến hành điều tra, tham vấn các cán bộ thuộc các sở, ban ngành của 3 tỉnh/thành phố là: TP. Hồ Chí Minh; Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, với tổng số phiếu điều tra là 222 phiếu. Kết quả điều tra cho thấy LKV trong ứng phó với thiên tai và BĐKH bước đầu nhận được sự quan tâm và được đề cập đến trong các cuộc họp của các tỉnh, với tỷ lệ cán bộ trả lời đạt trên 55,1%. Về các lĩnh vực liên kết trong nội dung của hoạt động ứng phó với thiên tai và BĐKH được đề cập đến ở vùng Đông Nam Bộ cho thấy lĩnh vực được quan tâm và đề cập đến nhiều nhất là liên kết trong quan trắc và xử lý thông tin về BĐKH, với tỷ lệ gần 40% (39,6%). Tiếp đó là các hình thức liên kết trong xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, phát triển mạng lưới an sinh xã hội và liên kết về khoa học và công nghệ (với các tỷ lệ tương ứng là 25,4%; 25,2% và 19,8%).



Hình 3.13. Các nội dung liên kết về ứng phó với thiên tai và BĐKH được đề cập trong các cuộc họp ở vùng Đông Nam Bộ (%)



Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu điều tra của đề tài

Trên thực tế, việc liên kết trong ứng phó với thiên tai và BĐKH của các tỉnh vùng Đông Nam Bộ đã bước đầu được triển khai thực hiện. 51,4% trong tổng số cán bộ được hỏi trả lời rằng việc liên kết trong ứng phó với thiên tai và BĐKH được tiến hành. Tuy nhiên, kết quả tham vấn qua các cuộc thảo luận nhóm đối với các cán bộ của các sở/ban/ngành của 3 tỉnh/thành phố thuộc vùng Đông Nam Bộ cho thấy việc liên kết hiện nay còn khá mờ nhạt do thiếu cơ chế, chính sách. Số liệu điều tra khảo sát bằng bảng hỏi cũng thể hiện rõ điều này. Khi được hỏi về hiệu quả của các liên kết trong hoạt động ứng phó với thiên tai và BĐKH đã triển khai thực hiện trên thực tế thì đa số cán bộ trả lời đều không biết/không có ý kiến (từ 61,3 % đến gần 90%) về hiệu quả của việc thực hiện các liên kết đó hiện nay như thế nào (Hình 3.14).

Hình 3.14. Đánh giá hiệu quả của các loại hình liên kết ứng phó với thiên tai và BĐKH vùng Đông Nam Bộ (%)



Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu điều tra của đề tài

Nhìn vào biểu đồ trên, ta có thể thấy, lĩnh vực được đánh giá là liên kết có hiệu quả nhất là liên kết trong xây dựng hệ thống quan trắc cảnh báo sớm thiên tai và BĐKH (chiếm 36,5% trong tổng số người được hỏi). Điều này cũng khá logic với kết quả khảo sát là 39,6% ý kiến cho rằng đây là vấn đề được quan tâm và đề cập đến nhiều nhất trong các cuộc họp tại các địa phương trong vùng. Lĩnh vực được đánh giá là liên kết có hiệu quả cao thứ hai là liên kết trong xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm thích ứng với thiên tai, BĐKH và cũng trùng khớp với việc đây là lĩnh vực được quan tâm và đề cập nhiều thứ hai trong các buổi họp bàn về kế hoạch phát triển KT-XH của các tỉnh/thành. 28,4% số cán bộ được hỏi đánh giá hoạt động liên kết này đã tiến hành hiệu quả.

Việc liên kết trong xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH cũng có mức đánh giá hiệu quả khá cao (với tỷ lệ 26,1%) chứng tỏ được sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với việc xây dựng kế hoạch có tính đến yếu tố liên kết, hợp tác và hỗ trợ các địa phương khác để cùng tranh thủ sự giúp đỡ nguồn lực, sức mạnh của từng địa phương cũng như chia sẻ trách nhiệm với các địa phương khác. Tuy nhiên, khi triển khai trên thực tế thì việc liên kết trong phân bổ lợi ích và chia sẻ rủi ro cũng như liên kết về nguồn nhân lực tại chỗ để kịp thời khắc phục hậu quả do những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt gây ra là chưa hiệu quả. Kết quả khảo sát của đề tài cho thấy, hai lĩnh vực liên kết này chỉ được 5,4% trong tổng số các cán bộ tham gia trả lời đánh giá là có hiệu quả. Nguyên nhân của thực tế này là do khi có hiện tượng thời tiết bất thường xảy ra, các tỉnh chỉ tập trung vào việc tận dụng nguồn nhân lực của chính quyền và nhân dân tại địa phương để nhanh chóng khắc phục hậu quả và trợ giúp cho người dân địa phương mà chưa nhận thấy được cần phải có sự chia sẻ thông tin để tận dụng sự trợ giúp từ bên ngoài (các địa phương/vùng miền liền kề hoặc những địa phương có kinh nghiệm cũng như nguồn tài chính mạnh trong cả nước).

Ngoài ra, các số liệu thu được cũng cho thấy nội dung liên kết về mặt thể chế được đánh giá là một trong những nội dung liên kết ít hiệu quả nhất (11,7%). Thực tế này cũng chỉ ra rằng, cần phải có một cơ chế, chính sách liên kết giữa các địa phương trong thích ứng với thiên tai và BĐKH để việc đề ra kế hoạch hoạt động cũng như những quy định, quy chế đề cập đến nội dung liên kết này của các địa phương được rõ ràng và hệ thống, có sự hướng dẫn và chỉ đạo sát sao từ trung ương chứ không chỉ mang tính chất tự phát như hiện tại.



Hoạt động liên kết này với các địa phương khác cũng gặp không ít những khó khăn, vướng mắc (Hình 3.15).

Hình 3.15. Khó khăn trong liên kết ứng phó với BĐKH ở vùng Đông Nam Bộ



Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu điều tra của đề tài

Số liệu thu được cho thấy hai khó khăn chính trong việc thực hiện LKV ứng phó với thiên tai và BĐKH được cho là do thiếu cơ chế chính sách và thiếu nguồn lực tài chính. Gần 1/2 (45,9%) trong tổng số cán bộ được hỏi cho rằng thiếu cơ chế, chính sách là lý do gây khó khăn cho lĩnh vực liên kết này. Thật vậy, do thiếu sự chỉ đạo từ Đảng và Nhà nước mà hầu hết các địa phương đều “mạnh ai nấy làm” hoặc liên kết một cách tự phát, nhất thời mà không có tính lâu dài, hệ thống và bền vững. Cùng với đó, việc chưa có cơ quan đủ mạnh trong điều phối, hợp tác ứng phó với BĐKH giữa các địa phương.

Khó khăn lớn thứ hai đối với việc liên kết là do thiếu nguồn lực tài chính (42,8%). Thực tế, việc triển khai xây dựng các nhiệm vụ, dự án cụ thể tại các địa phương chưa được quan tâm đúng mức, nhiều địa phương chưa chủ động bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ, dự án đã ký kết với các địa phương lân cận, mà chỉ trông chờ vào nguồn ngân sách nhà nước và các tổ chức quốc tế. Việc thiếu nguồn lực tài chính và chưa có sự chỉ đạo của cấp trên cũng là những khó khăn chính trong việc thực hiện liên kết.

Ngoài ra, còn có những khó khăn đáng kể khác như thiếu sự chia sẻ thông tin giữa chính quyền các địa phương (37,4%) và liên kết còn tự phát (36,5%). Mặc dù mỗi tỉnh, thành trong vùng đều xây dựng kế hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường riêng nhưng vì nhiều lý do khác nhau, những thông tin chính sách quan trọng này lại chưa được chia sẻ giữa các địa phương một cách hiệu quả. Khi không có thông tin về chính sách của các tỉnh lân cận thì rất khó để các tỉnh có thể cùng nhau thảo luận các chương trình hợp tác và liên kết. Bên cạnh đó, tính cục bộ, địa phương đã phần nào làm cản trở tư duy hợp tác, liên kết trong vùng. Hơn nữa, sự chênh lệch về tiềm lực kinh tế và điều kiện xã hội khác nhau giữa các địa phương cũng gây cản trở cho việc liên kết.

Trước tình hình thực tế về thiên tai, bão lũ ở địa phương cũng như những khó khăn, thuận lợi nhất định, khi thực hiện từng nội dung liên kết trong ứng phó với BĐKH, các cán bộ tham gia phỏng vấn cũng đã đưa ra ý kiến về việc nên đưa LKV vào những nội dung cụ thể nào (bảng 3.8).

Bảng 3.8. Những lĩnh vực ứng phó với BĐKH cần liên kết (%)



Nội dung liên kết

Tỷ lệ

Liên kết về mặt thể chế, chính sách và quản trị

34,2

Liên kết về xây dựng quy hoạch và lập kế hoạch hành động

79,7

Liên kết về xây dựng cơ sở hạ tầng

48,6

Liên kết về nguồn lực tài chính

28,4

Liên kết về khoa học công nghệ

48,6

Liên kết về quan trắc, xử lý và chia sẻ thông tin

77,9

Liên kết về nguồn nhân lực

27,5

Liên kết phát triển các mạng lưới an sinh xã hội thích ứng với BĐKH

58,1

Liên kết trong phân bổ lợi ích và chia sẻ rủi ro

49,5

Каталог: lib -> ckfinder -> files
files -> THỐng kê CÁC ĐƠn vị do sở khoa học và CÔng nghệ CÁc tỉNH, thành phố kiểm tra năM 2014
files -> THỐng kê CÁC ĐƠn vị do sở khoa học và CÔng nghệ CÁc tỉNH, thành phố thanh tra năM 2014
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1489
files -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc giang
files -> VĂn phòng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘi cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 08/2011
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 705
files -> Hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng tại kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia hoặc cơ sở làm dịch vụ xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng

tải về 5.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương