Hình Mô hình hệ sinh thái xã hội lấy con người là trung tâm 31 Hình Vùng trong bậc thang không gian lãnh thổ 40 Bảng Thiệt hại nông nghiệp trong giai đoạn 2010-2014 58 Hình 2


Liên kết vùng trong bảo vệ tài nguyên nước trên các lưu vực sông trong nội địa Việt Nam



tải về 5.97 Mb.
trang20/28
Chuyển đổi dữ liệu15.10.2017
Kích5.97 Mb.
#33694
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   28

3.2.1.2. Liên kết vùng trong bảo vệ tài nguyên nước trên các lưu vực sông trong nội địa Việt Nam


Liên kết vùng trong quản lý và sử dụng TNN bền vững trên hai hình thức khác nhau: liên kết dọc và liên kết ngang

Liên kết dọc: là liên kết từ Ủy ban lưu vực sông đến các tỉnh trong việc thực thi các quy hoạch lưu vực sông. Mặt khác trao đổi thông tin về quản lý và sử dụng tài nguyên nước của các địa phương, sử dụng ngân sách cho các công trình xử lý môi trường nước trước khi đổ ra lưu vực sông. Ủy ban lưu vực sông phối hợp với các địa phương, tổ chức các thảo luận, hội thảo chia sẻ quản lý tài nguyên nước với sự tham gia của các chuyên gia môi trường, quản lý tài nguyên, chuyên gia biến đổi khí hậu, chia sẻ thông tin và các nghiên cứu khoa học về nước với các cấp địa phương. Các địa phương trên cùng lưu vực, với sự chỉ đạo của Ủy ban lưu vực sông thực thi theo dõi và đánh giá quy hoạch lưu vực sông, kế hoạch hành động sử dụng và quản lý tài nguyên nước bền vững. Ủy ban lưu vực sông cùng với các Bộ có liên quan phân cấp ngân sách xây dựng hạ tầng tích trữ, sử dụng, xử lý nước thải trong việc thực thi các quy hoạch lưu vực sông.

Liên kết ngang: là liên kết giữa các địa phương trong vùng trong việc thực thi các định chế, quy hoạch sử dụng nguồn nước một cách bền vững, đảm bảo lợi ích phát triển kinh tế - xã hội cho từng địa phương. Mối liên kết này đòi hỏi các bên cùng thảo luận, trao đổi các thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch công nghiệp, nông nghiệp,… để cùng phân công hợp tác trên phạm vi lưu vực sông. Sự minh bạch thông tin về đánh giá tác động môi trường của các phần lưu vực sông qua từng tỉnh gắn liền với đánh giá tác động môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu trong các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp địa phương cần được thực hiện và chia sẻ.

Trên thực tế, liên kết ngang của các địa phương trong phát triển kinh tế, cũng như liên kết sử dụng tài nguyên nước còn hết sức lỏng lẻo, đến nay đã có nhiều dự án, nhiều bản quy hoạch sử dụng tài nguyên nước, song việc phối hợp giữa các địa phương, giữa các ngành trong việc quản lý dạng tài nguyên này chưa thật hiệu quả. Việc thiếu nước, ô nhiễm nguồn nước vào mùa khô và hiện tượng lũ lụt gây hậu quả nghiêm trọng ở hạ lưu vẫn thường xuyên xảy ra, mạnh ai nấy làm, ít chú ý đến các quy hoạch lưu vực sông, không chia sẻ thông tin và quy hoạch cho nhau để cùng phối hợp trong hành động bảo vệ tài nguyên nước

Trên lưu vực sông Cầu, đã có ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông, song các địa phương dọc hai lưu vực sông chưa phối hợp chặt chẽ với nhau để kiểm soát sự phát triển kinh tế - xã hội, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước. Dọc hai bên lưu vực sông thuộc đoạn qua Thái Nguyên, nhiều nhà máy, nhiều cụm công nghiệp làng nghề đã xả thẳng nước thải ra sông Cầu. Những tác động gây ô nhiễm nguồn nước đã gây hại cho các tỉnh vùng hạ lưu trong phát triển sản xuất và đời sống. Các tỉnh hạ lưu phải chi ngân sách để khắc phục, làm gia tăng chi phí ngân sách cho việc xử lý môi trường nước.

Lưu vực sông Đồng Nai là một ví dụ khác khá điển hình cho việc thiếu phối hợp, liên kết giữa các địa phương trong bảo vệ lưu vực sông. Hệ quả là, xảy ra tình trạng trong nhiều năm, đoạn lưu vực sông Đồng Nai qua tỉnh Đồng Nai ô nhiễm nặng, gây hại cho nông dân nuôi trồng thủy, hải sản vùng nước lợ ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.v.v…

Như vậy, để có thể liên kết vùng trong bảo vệ nguồn nước phải có một cơ chế giám sát và đánh giá thực thi các cam kết của địa phương trước UBLVS. Các địa phương, trong bản quy hoạch môi trường và báo cáo môi trường hàng năm phải có sự tham vấn với các địa phương khác để có thể cùng nhau đưa ra được những vấn đề và giải pháp thực thi trong tương lai nhằm sử dụng nước bền vững trong lưu vực sông.

3.2.1.3. Liên kết liên vùng quốc tế trong bảo vệ nguồn nước trên các lưu vực sông xuyên quốc gia


Cuộc đụng độ các quan điểm sử dụng, quản lý nguồn nước cũng như xây dựng các hạ tầng sử dụng nước (đập, thủy điện) không chỉ dừng lại trong một quốc gia mà nó bao trùm lên các định chế quản lý liên quốc gia về lưu vực sông. Các quan điểm cho rằng phát triển những hạ tầng sử dụng nước riêng cho từng quốc gia (đập lớn, thủy điện) sẽ phải chi phí quá lớn mà đem lại những lợi ích xã hội và môi trường không tương xứng, bên cạnh đó còn để lại những hậu quả xấu về xã hội và môi trường, người nghèo ít được hưởng lợi từ quản lý nguồn nước từ các công trình đó; người dân sống trên các lưu vực sông xuyên quốc gia dễ bị tổn thương.

Trên thực tế, Việt Nam đang có hai lưu vực sông lớn có liên quan đến các nước láng giềng như lưu vực sông Hồng gắn liền với Trung Quốc và lưu vực sông Mê kông. Chúng ta nghiên cứu sâu trường hợp lưu vực sông Mê kông.



Mê kông là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Lào, Myanma, Thái Lan và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam. Sông có chiều dài 4.880 km, đứng thứ 12 trên thế giới và thứ 7 tại Châu Á. Diện tích lưu vực sông là 795.000 km² (Ủy ban sông Mêkong). Theo Ủy ban sông Mêkong, nguồn tài nguyên quan trọng và dồi dào nhất của lưu vực Mêkong là nước và đa dạng sinh học. Sự đa dạng sinh học của các loài động thực vật của lưu vực Mêkong chỉ xếp sau lưu vực Amazon ở Nam Mỹ. Dòng chảy của sông Mê kông rất dồi dào nuôi dưỡng vùng đất ngập nước và rừng rộng lớn; vận chuyển và cung cấp vật liệu xây dựng, thuốc và lương thực và là môi trường sinh sống cho hàng ngàn loài động thực vật. Nguồn thuỷ sản của lưu vực sông Mê kông rất dồi dào với tổng sản lượng cá đánh bắt hàng năm lên tới 1,45 tỷ đô la Mỹ. Trong lưu vực Mê kông có nhiều khoáng sản như thiếc, đồng, quặng sắt, khí ga tự nhiên, Kali Cacbonat và đá quí. Nguồn tài nguyên nước và các tài nguyên nông lâm nghiệp khác đang được hơn 65 triệu cư dân sinh sống hai bờ lưu vực khai thác theo hướng sinh kế bền vững. Nông nghiệp và nông dân sản xuất lương thực trên lưu vực sông có thể nuôi sống 300 triệu người trên thế giới trong 1 năm. Như vậy sản xuất lương thực, thực phẩm ở lưu vực này có ý nghĩa to lớn đến đảm bảo an ninh lương thực trên phạm vi quốc tế. Trong lưu vực sông, vùng Tam giác vàng Thái Lan, Campuchia và Việt Nam chiếm 77% diện tích lưu vực và có những đồng bằng sản xuất lương thực nổi tiếng đã và đang là một trong số các trung tâm sản xuất lương thực và thực phẩm của Châu Á và thế giới.

Cũng như các nước trong các lưu vực sông lớn trên thế giới, những thập kỷ qua, để sử dụng nước cho mục đích canh tác nông nghiệp, làm thủy điện,... các quốc gia trên lưu vực sông Mê kông đang xây dựng nhiều công trình hạ tầng như các đập lớn nhỏ để tích trữ nước, xây dựng các nhà máy thủy điện. Theo Ủy ban Sông Mê kông, hiện nay các công trình thủy điện trên dòng nhánh và dòng chính sông Mêkong ở Trung Quốc có công suất khoảng 16.000 MW, chủ yếu cung cấp điện cho các đô thị và công nghiệp ngoài khu vực. Theo ước tính, tiềm năng thủy điện vùng hạ lưu lưu vực sông Mêkong là 30.000 MW, trong đó công suất các công trình thủy điện đã lắp đặt trên các dòng nhánh là 3.235 MW, và công suất các công trình đang được xây dựng là hơn 3.209 MW, nhằm phục vụ sản xuất và dân sinh. Vì mục đích phát triển và hiện đại hóa nền kinh tế trong điều kiện khủng hoảng năng lượng trên thế giới, các nước trong lưu vực đang cố gắng hướng tới xây dựng thủy điện trên lưu vực sông. Trên thượng nguồn, ở Vân Nam Trung Quốc trên phần lưu vực sông Lan Thương đã xây dựng 8 đập thủy điện lớn. Một nghiên cứu mới đây của International River (tổ chức INGOs chuyên nghiên cứu về quản lý và bảo vệ các con sông) cho biết, các nước trong lưu vực đang mong muốn xây dựng các đập thủy điện lớn nhỏ trên dòng sông chính và các nhánh của sông Mêkông. Tại Lào, có khoảng 30 dự án đập thủy điện ở các con sông nhánh và 4 dự án đập ở sông chính, trong đó có các dự án thủy điện của Điện lực Việt Nam. Thái Lan có khoảng 15 dự án đập thủy điện và Campuchia cũng đang tính chuyện xây đập. Ngay tại Việt Nam, nhiều dự án thủy điện được xây dựng trên những sông nhánh của dòng Mêkong, như Sê San, Yali,… Tính tổng cộng, có 11 dự án đập thủy điện đang được xem xét trên dòng chính sông Mêkông ở ba nước Thái Lan, Lào và Campuchia43. Lưu vực sông Mê kông đã trở thành 1 trong 5 lưu vực sông lớn trên thế giới có dòng chảy bị suy giảm nhiều nhất. Dòng chảy trung bình năm của sông Mê kông tại trạm Chiềng Sen, cửa ngõ của vùng hạ lưu sông Mêkong, đã giảm 10% trong vòng 30 năm qua. Ở Lào, sông Mê kông đoạn chảy qua Thủ đô Vientiane 10 năm qua khô hạn đến mức người ta có thể lội qua sông trong mùa khô. Ở Thái Lan, sông Chao Phraya vốn hiền hòa đã xảy ra lũ lớn, gây ra thảm họa lũ lụt quốc gia trong nhiều tháng liền trong năm 2011. Ở Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, nước mặn đã vào đến tận khu vực Tân Châu, Châu Đốc (tỉnh An Giang) và là điều chưa bao giờ xảy ra trước đây. Những dấu hiệu tiêu cực trên con sông này đang gây lo ngại cho việc xây dựng và quản lý lưu vực sông như thế nào đảm bảo phát triển bền vững cho cả lưu vực, đặc biệt đối với các vùng hạ lưu, trong đó có đồng bằng sông Mêkong trên địa phận Việt Nam. Các nghiên cứu về xây dựng thủy điện trên sông Mêkông và các nhánh sông đổ vào lưu vực sông Mêkong vùng đồng bằng sông Cửu Long đã cho thấy Việt Nam cần cẩn trọng trong việc phát triển thủy điện rầm rộ, nếu không tự hủy diệt mình.

Hoạt động quản lý việc xây dựng và sử dụng đập thủy điện trên toàn lưu vực sông Mêkong cần nhìn từ góc độ phát triển hài ḥòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của lưu vực sông, với việc mưu sinh của các cộng đồng dân cư, với việc đảm bảo an ninh lượng thực trong khu vực và trên toàn thế giới, mà trong đó lưu vực sông Mê kông đang có một vai tṛò to lớn cung cấp lương thực thực phẩm cho thị trường thế giới. Ở đây những quan điểm về tăng trưởng kinh tế, sử dụng nước vì các mục đích khác nhau phục vụ cho tăng trưởng kinh tế ở mỗi quốc gia cần được đặt trong mối quan hệ mật thiết với lợi ích của các nước trong Ủy hội sông Mê kông (trừ Trung Quốc chưa tham gia). Điều này cần có sự liên kết, cùng đồng thuận với các quy định chia sẻ lợi ích sử dụng nước trên toàn lưu vực sông Mê kông. Hiệp định Mê kông 1995 do bốn quốc gia hạ lưu vực Mêkong là Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam ký kết là một dấu mốc hết sức quan trọng của các quốc gia thành viên Ủy hội sông Mê kông sau nhiều thập kỷ hợp tác kể từ năm 1957.

Như vậy, việc sử dụng nguồn nước sông Mê kông, nhất là việc xây dựng các công trình trên dòng sông chính Mêkong, trước hết cần phải hướng tới bảo đảm lợi ích của cư dân cũng như sự phát triển bền vững của tất cả các nước ven sông, nhất là các nước hạ nguồn. Điều này không chỉ đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ của cả 5 nước ASEAN và Trung Quốc, mà còn phải có sự phối hợp nghiên cứu khoa học một cách kỹ lưỡng về tác động đối với môi trường.

3.2.2. Thực trạng liên kết vùng trong bảo tồn rừng và đa dạng sinh học

Trong những năm gần đây, các nguồn tài nguyên rừng bị khai thác quá mức để phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. Để khắc phục tình trạng trên, Chính phủ, các Bộ ban hành nhiều chính sách khuyến khích liên quan đến bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học và thực tế triển khai đã đạt được những hiệu quả khả quan. Các tỉnh giáp ranh với các khu rừng đã chủ động ký kết các Quy chế phối hợp quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Việc liên kết đã thu được khá nhiều kết quả, như: hạn chế được việc khai thác rừng trái phép, hạn chế được cháy rừng, mở rộng diện tích rừng, đảm bảo an ninh lâm phần. Việc ký kết quy chế phối hợp nhằm đảm bảo sự chỉ đạo, điều hành, thống nhất của UBND tỉnh, các Sở, ban ngành hai tỉnh; đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất, phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa hai tỉnh để tăng cường thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, đồng thời chủ động xử lý kịp thời, kiên quyết và nghiêm minh các trường hợp vi phạm.

Các khu rừng đặc dụng (khu bảo tồn thiên nhiên) - nơi bảo tồn đa dạng sinh học, ranh giới của các khu rừng này không theo địa giới hành chính. Chính vì vậy, việc phối hợp, hợp tác cùng bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học giữ vai trò quan trọng. Để quản lý vận hành xuyên suốt và thực thi các biện pháp bảo vệ, phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên từ Trung ương đến địa phương, Ban quản lý rừng đặc dụng được thành lập. Ban quản lý rừng là cầu nối phối hợp với chính quyền và người dân các địa phương khu vực giáp ranh, cùng với sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế đã xây dựng các mô hình khai thác, sử dụng và quản lý rừng và đa dạng sinh học hiệu quả ở các cấp độ khác nhau, tiêu biểu như:



3.2.2.1. Liên kết bảo vệ hành lang đa dạng sinh học

Hành lang đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học với tầm nhìn dài hạn. Hành lang tạo ra không gian kết nối các khu bảo tồn với nhau, tạo điều kiện sống thuận lợi cho các hệ sinh thái, từ đó đảm bảo chức năng hệ sinh thái rừng và duy trì các dòng sinh thái. Theo quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Bộ TN-MT cũng đã đề xuất xây dựng 8 hệ thống hành lang thuộc 8 vùng địa lý với tổng diện tích khoảng 1.492.000ha, bao gồm 21 hành lang ĐDSH. Hệ thống hành lang này kết nối 38 khu bảo tồn trên cả nước, phân bố rải đều trên các hệ sinh thái quan trọng của Việt Nam, góp phần bảo tồn những giá trị ĐDSH đặc trưng của các vùng địa lý.

Hiện nay, đang triển khai các liên kết thí điểm trong việc hình thành các hành lang đa dạng sinh học trên cơ sở tiếp cận quản lý tổng hợp các hợp phần trong hệ sinh thái bao gồm đất, nước và các tài nguyên sinh học, cũng như các mối quan hệ qua lại giữa chúng với nhau nhằm thúc đẩy bảo tồn, sử dụng bền vững, chia sẻ công bằng lợi ích có được từ các nguồn tài nguyên đó và dịch vụ có được từ hệ sinh thái. Chẳng hạn: Xây dựng hành lang xanh nối giữa các khu bảo tồn ở Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Gia Lai ...; quản lý tổng hợp dải ven biển ở các tỉnh Nam Định, Thừa Thiên-Huế và Bà Rịa-Vũng Tàu; quản lý tiếp cận vùng sinh thái khu vực trong Sáng kiến bảo tồn đa dạng sinh học ở Trung Trường Sơn; quản lý lưu vực sông theo cách tiếp cận sinh thái cảnh quan sông Cả (Nghệ An), sông A Vương (Quảng Nam) và sông Đồng Nai...



3.2.2.2. Hợp tác xây dựng các mô hình quản lý lâm nghiệp cộng đồng

Mô hình quản lý lâm nghiệp cộng đồng là hình thức liên kết ở cấp vi mô trong thực hiện việc bảo vệ rừng và đa dạng sinh học đồng thời làm tăng lợi nhuận kinh tế từ việc triển khai các hoạt động lâm sinh.

Theo khảo sát tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai - được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai ngày 29/6/2011. Khu bảo tồn được đánh giá là khu rừng đặc dụng đa tiềm năng và có diện tích lớn (97.152 ha), 1/3 diện tích là đất ngập nước nội địa với hệ sinh thái thủy sinh phong phú với nhiều hệ sinh thái khác nhau có giá trị đa dạng sinh học cao, trong đó nhiều loài quí hiếm được ghi danh trong danh lục sách đỏ cần phải bảo vệ nghiêm ngặt như: Voi châu Á. bò tót. cá rồng.… Khu bảo tồn hiện đang tổ chức thực hiện các dự án, chương trình có sự tham gia của người dân, như:

- Chương trình điều tra, giám sát về động - thực vật rừng có sự tham gia của 9 người dân địa phương. Số liệu thu được là cơ sở thiết thực cho việc xây dựng phương án bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, thu hút được nhiều thành phần tham gia giám sát, bảo vệ nhằm giảm các nguy cơ đe dọa, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về giá trị bảo tồn đa dạng sinh học.

- Tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động quản lý bảo vệ rừng và nâng cao nhận thức bảo tồn cho người dân về lợi ích từ sử dụng tài nguyên thiên nhiên của khu bảo tồn bền vững

- Khu bảo tồn cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước đã xây dựng các mô hình thí điểm các sản phẩm có nguồn gốc lâm sản ngoài gỗ bằng kiến thức địa phương phục vụ bảo tồn, phát triển du lịch khôi phục giá trị văn hóa của người dân tộc thiểu số. Thông qua các hỗ trợ này, khu bảo tồn đã thành lập xưởng chế biến lâm sản ngoài gỗ thu hút nhiều người dân địa phương tham gia sản xuất.

Có thể khẳng định rằng, từ khi rừng và đất rừng được giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, công tác quản lý bảo vệ rừng có hiệu quả hơn.



3.2.2.3. Liên kết thiết lập vùng đệm tại các khu bảo tồn thiên nhiên

Dựa vào nguyên tắc bảo tồn và phát triển, các khu bảo tồn thiên nhiên đã xây dựng các hoạt động tuyên truyền và phát triển kinh tế xã hội nhằm giảm thiểu tối đa những mâu thuẫn giữa công tác bảo tồn và đảm bảo sinh kế cho người dân địa phương. Điển hình như vườn quốc gia Bạch Mã, ban quản lý vườn quốc gia phối hợp với chính quyền các địa phương khu vực giáp ranh (Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng) triển khai các hoạt động phát triển cộng đồng thông qua sự trợ giúp về kỹ thuật và kinh phí của các chương trình tài trợ, một số mô hình sản xuất tăng thu nhập cho cộng đồng được áp dụng ở vùng lõi với người dân địa phương ở các vùng đệm xung yếu như các xã Thượng Nhật (Nam Đông), các xã Sông Kon, Ating (Đông Giang) và Xuân Lộc (Phú Lộc). Đó là các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tận dụng tối đa tiềm năng hạn hẹp của đất đai để sản xuất nông nghiệp, mô hình sử dụng bếp tiết kiệm củi trong cộng đồng với cơ chế chia sẻ lợi ích từ việc quản lý bảo vệ và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

3.2.3. Thực trạng liên kết sử dụng, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển

Nhằm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/2/2007 về "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, trên cơ sở nguyên tắc vừa sử dụng hợp lý, vừa bảo vệ môi trường, các địa phương ven biển đã cùng ký kết các biên bản hợp tác khai thác, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Điển hình như: Các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ đã ký kết các hoạt động phân vùng ranh giới quản lý khai thác thủy sản ven bờ, thực hiện các cam kết hợp tác quản lý vùng bờ với những hoạt động chủ yếu: tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát tại các vùng ven biển thuộc địa bàn quản lý; thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản; đăng ký, cấp và gia hạn giấy phép khai thác theo phân cấp; xử lý vi phạm hoặc đề xuất truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các trường hợp vi phạm theo quy định…

Các địa phương ven biển Bắc Bộ đã tổ chức Hội nghị trao đổi cơ hội hợp tác thúc đẩy liên kết phát triển các địa phương ven biển Bắc Bộ tại Hải Phòng nhằm đẩy mạnh thực hiện Kết luận số 13-KL/TW ngày 28-10-2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14-9-2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng đồng bằng sông Hồng. Hội nghị có sự tham gia của 6 tỉnh, thành phố ven biển bắc Bộ, gồm: Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá. Hội nghị đã trao đổi thống nhất đánh giá những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của các địa phương trong vùng; đồng thời chỉ ra những hạn chế, yếu kém, trong đó đã khẳng định: khai thác, sử dụng tài nguyên biển phục vụ phát triển kinh tế còn chậm, chưa khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế biển; liên kết vùng còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao, không gian khai thác tài nguyên còn bị giới hạn bởi địa giới hành chính tỉnh, thành phố; hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ khai thác tài nguyên biển còn hạn chế, đặc biệt là giao thông đường biển kết nối các địa phương.

Chương trình ICMP/CCCEP (do Chính phủ CHLB Đức và Úc đồng tài trợ thông qua cơ quan phát triển quốc tế - GIZ) thực hiện từ năm 2011-2014, mang lại hiệu quả cao trong ứng phó BĐKH ở các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL. Chương trình xây dựng các giải pháp kỹ thuật giúp đường bờ biển dịch chuyển thêm 180 m ra phía biển, giành lại đất phục hồi rừng ngập mặn.

Có thể thấy, các chính sách và ý tưởng thúc đẩy liên kết giữa các địa phương trong vùng đã được quan tâm nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thực thi. Một số các chương trình với sự hỗ trợ của các nước và các tổ chức quốc tế đã thu được các kết quả khả quan, góp phần quan trọng vào nâng cao sinh kế của người dân, đồng thời đảm bảo được tính bền vững và tính khả thi của các liên kết.

3.2.4. Một số bất cập, hạn chế liên kết vùng trong sử dụng, bảo vệ tài nguyên và môi trường

Mặc dù các liên kết giữa các địa phương trong sử dụng, bảo vệ tài nguyên và môi trường đã bước đầu khắc phục được tình trạng sử dụng không hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, các mặt hạn chế của sự liên kết vẫn còn tồn tại, các liên kết chỉ mang tính chất hình thức và nhiệm kỳ, chưa được giám sát, kiểm tra trong tiến trình thực hiện, chưa có các hội nghị tổng kết và không có cơ quan điều phối quản lý hiệu quả. Các liên kết này chỉ dừng lại ở liên kết nội vùng, còn liên kết liên vùng thực chất chỉ nằm trong các chính sách, chiến lược còn thực tế chưa được triển khai.

Một số tồn tại chủ yếu trong thực tế triển khai liên kết sử dụng, bảo vệ tài nguyên và môi trường:



Каталог: lib -> ckfinder -> files
files -> THỐng kê CÁC ĐƠn vị do sở khoa học và CÔng nghệ CÁc tỉNH, thành phố kiểm tra năM 2014
files -> THỐng kê CÁC ĐƠn vị do sở khoa học và CÔng nghệ CÁc tỉNH, thành phố thanh tra năM 2014
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1489
files -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc giang
files -> VĂn phòng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘi cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 08/2011
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 705
files -> Hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng tại kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia hoặc cơ sở làm dịch vụ xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng

tải về 5.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương