Hình Mô hình hệ sinh thái xã hội lấy con người là trung tâm 31 Hình Vùng trong bậc thang không gian lãnh thổ 40 Bảng Thiệt hại nông nghiệp trong giai đoạn 2010-2014 58 Hình 2



tải về 5.97 Mb.
trang28/28
Chuyển đổi dữ liệu15.10.2017
Kích5.97 Mb.
#33694
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28

b. Bối cảnh liên kết vùng tại Châu Mỹ

Xu thế liên kết vùng tại các quốc gia Châu Mỹ được xây dựng dựa trên các mối quan hệ tương hỗ của các điều khoản tự do thương mại (FTAs) và mục tiêu phát triển bền vững, nhất là đàm phán đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong đó quy định các quốc gia cần tuân thủ các hiệp định môi trường toàn cầu. Điều này không chỉ tạo ra các thách thức trong tái phân bổ nguồn lực sản xuất, mà còn hình thành các áp lực về môi trường và các hiệu ứng thúc đẩy tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu.

Có thể nói, chính sách thương mại và pháp luật bảo vệ môi trường châu Mỹ có mối quan hệ tương hỗ hay nói cách khác chính sách thương mại chịu tác động của các tiêu chuẩn môi trường và ngược lại chính sách pháp luật về môi trường cũng được tạo lập theo hướng không chỉ đảm bảo nghĩa vụ thương mại mà còn hình thành các cơ hội cạnh tranh của sản phẩm trên khía cạnh môi trường. Đây chính là mối quan hệ được tạo dựng trên cơ sở các đàm phán thương mại đa phương hướng đến mục tiêu phát triển bền vững toàn châu lục thông qua hiệp định hợp tác về môi trường giữa các quốc gia với các chủ đề: (i) bảo tồn đa dạng sinh học, (ii) quản lý tài nguyên nước; (iii) vấn đề tầng chứa nước xuyên biên giới; (iv) quản lý thiên tai; (v) phát triển năng lượng tái tạo; và (vi) chính sách công trong trong quản lý môi trường.

Từ những phân tích bối cảnh phát triển ở quy mô toàn cầu và các khu vực có ảnh hưởng đến liên kết vùng trong phát triển kinh tế kèm theo các quy định về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu nêu trên, có thể thấy nhận định rằng: Xu thế liên kết vùng đang là một trong những hướng chủ đạo nhằm giải quyết các vấn đề mang tính liên ngành, liên vùng trong khi vẫn đảm bảo lợi ích giữa các bên liên quan. Điều này đòi hỏi Việt Nam cần nhìn nhận vấn đề liên kết vùng ở nhiều góc độ khác nhau. Trước hết, cần đảm bảo nguồn lực tài chính thúc đẩy sự phát triển ở các vùng có điều kiện khó khăn, tức là các vùng cần có trách nhiệm phối hợp giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển trên cơ sở cơ chế, chính sách chung hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, đồng thời đảm bảo lợi ích giữa các vùng. Hai là, liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu cần được thống nhất trong các thỏa thuận hay tiêu chuẩn môi trường nhằm tạo dựng cơ hội cạnh tranh cho các doanh nghiệp giảm thiểu phát thải nhà kính thông qua các công cụ định lượng cụ thể.



c. Khu vực Đông Nam Á

Khu vực Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trên con đường phát triển, các nước ASEAN ngày càng khẳng định được vị trí chiến lược trên bản đồ chính trị - kinh tế thế giới, thể hiện được tính năng động thông qua nỗ lực của các nước trong khu vực sớm tìm kiếm những hình thức, cơ chế hợp tác, liên kết với nhau trước sự phát triển của xu thế quốc tế hóa và toàn cầu hóa. Tuy nhiên, cùng với những thành tựu đã đạt được, khu vực cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu làm cho các thành quả đạt được thiếu tính ổn định và chưa bền vững, đặc biệt là các vùng ở Philippines, vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, Campuchia, vùng Đông Bắc Lào, vùng Bangkok của Thái Lan, Tây và Nam Sumatra, Tây và Đông Java của Indonesia nằm trong số những khu vực dễ bị tổn hại nhất do biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, gia tăng dân số, tăng trưởng kinh tế nhanh là những nguyên nhân cơ bản làm gia tăng áp lực đối với tài nguyên thiên nhiên và nhiều vấn đề môi trường chung, trong bối cảnh biến đổi khí hậu các áp lực này càng trở nên trầm trọng hơn. Nhận thức được những thách thức đó và thấy được tầm quan trọng của hợp tác môi trường cho phát triển bền vững và hội nhập vùng. Năm 1977, cộng đồng ASEAN đã phối hợp chặt chẽ trong việc thúc đẩy hợp tác về môi trường giữa các quốc gia thành viên. Đến nay, hợp tác về môi trường ASEAN được thể hiện trong kế hoạch xây dựng Cộng đồng Văn hóa Xã hội ASEAN (viết tắt là ASCC Blueprint), trong đó chú trọng liên kết cùng nhau quản lý, phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu và xuyên biên giới hướng tới mục tiêu phát triển bền vững khu vực (Bảng 4.2).

Bảng 4.2. Các nội dung hợp tác môi trường tại khu vực ASEAN



Các lĩnh vực hợp tác môi trường
ưu tiên tại khu vực ASEAN


Quốc gia đảm nhận trước 2013

Quốc gia đảm nhận trong giai đoạn 2013-2016

D1

Giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu

Việt Nam

Thái Lan

D2

Quản lý và phòng ngừa ô nhiễm môi trường xuyên biên giới (ô nhiễm khói mù và chất thải nguy hại)




Cơ chế riêng biệt theo Hiệp định ASEAN về ô nhiễm khói mù xuyên biên giới (AATHP)

D3

Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua giáo dục môi trường và tham gia của cộng đồng

Brunei

Brunei

D4

Thúc đẩy công nghệ thân thiện môi trường và sản xuất sạch hơn

Malaysia

Indonesia

D5

Tăng cường hiệu lực quản lý và quản trị môi trường đô thị

Indonesia

Campuchia

D6

Điều chỉnh các chính sách và cơ sở dữ liệu môi trường

(Ban Thư ký ASEAN)

(Ban Thư ký ASEAN)

D7

Thúc đẩy sử dụng bền vững môi trường biển và ven biển

Philippin

Philippin

D8

Thúc đẩy quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học

Myanmar

Myanmar

D9

Thúc đẩy sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên nước ngọt

Singapore

Malaysia

D10

Ứng phó biến đổi khí hậu và giải quyết các tác động của nó

Thái Lan

Việt Nam

D11

Sản xuất và tiêu thụ bền vững




Indonesia

Nguồn: Sunchindah, 2013

Có thể nói, trong bối cảnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa hòa bình và ổn định, việc đồng thuận thực hiện các chương trình hợp tác trong Hiệp hội tạo cơ hội phát triển bền vững, chung tay giải quyết các vấn đề cấp thiết toàn khu vực, trong đó các chiến lược phát triển kinh tế được lồng ghép các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trong bối cảnh như vậy, nhiều chính sách phát triển đã được ban hành và phát huy tác dụng. Ở Việt Nam, năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 98/2008/QĐ- TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển Hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đến năm 2020 trên quan điểm hợp tác phát triển “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” Việt Nam - Trung Quốc và tính tới phát triển toàn tuyến đi châu Âu và các nước ASEAN. Trong đó, Hải Phòng được xác định là một trong những thành phố chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Bởi vậy, chiến lược phát triển của vùng sẽ hướng đến tạo lập các thành phố sinh thái biển - thành phố xanh nhằm thích ứng với các tác động trong tương lai. Đây được coi là một trong những thí dụ điển hình cho mối tác động của khu vực ASEAN tới Việt Nam trong hình thành liên kết vùng trong bối cảnh ứng phó, giảm nhẹ thiên tai và biến đổi khí hậu.

d. Khu vực Tiểu vùng sông Mê kông mở rộng

Tiểu vùng sông Mê kông mở rộng (GMS) là khu vực địa lý bao gồm các quốc gia và lãnh thổ nằm trong lưu vực của sông Mekong là Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma và tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc. Từ năm 1992, với sự giúp đỡ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), các quốc gia và lãnh thổ nói trên đã cùng nhau tiến hành các chương trình hợp tác về kinh tế, bảo vệ môi trường.

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang dần phục hồi và cải thiện sau khủng hoảng kinh tế và tài chính thế giới kết hợp với quá trình hợp tác giữa cộng đồng kinh tế ASEAN và Trung Quốc được tăng cường đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức mới cho tiểu vùng, đặc biệt là vấn đề môi trường và tác động của biến đổi khí hậu đã gây ra những áp lực cho tăng trưởng dài hạn của các nền kinh tế. Ngoài ra, trên cơ sở Chương trình Môi trường trọng điểm GMS (CEP) giai đoạn II (2012-2016), với việc ưu tiên triển khai các chiến lược quản lý đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường, đồng thời tăng cường quan hệ hợp tác và nâng cao nhận thức trong nghiên cứu biến đổi khí hậu. Tại Hội nghị Tiểu vùng sông Mê kông mở rộng (2015) đã đề xuất các giải pháp phát triển lồng ghép vấn đề môi trường với những đặc trưng sau: (i) Hướng tới chiến lược phát triển bền vững, chú trọng tăng trưởng kinh tế xanh và phát triển sinh kế cho cư dân của GMS; (ii) Đẩy mạnh hội nhập vùng trên cơ sở xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng mở rộng và tiếp cận thị trường; (iii) Hợp tác vùng được xem là giải pháp cần thiết để đối phó với các thách thức xuyên biên giới; (iv) Hội nhập môi trường dựa trên các chương trình hợp tác phát triển, xây dựng bộ khung không gian liên vùng và khung thể chế hợp tác liên vùng. Khung chiến lược trong giai đoạn 2012-2022 theo định hướng "tăng trưởng kinh tế, giảm đói nghèo và môi trường bền vững trên GMS".

Như vậy, với chương trình hợp tác môi trường bên cạnh chương trình hợp tác kinh tế giữa các tiểu vùng thuộc GMS. Trong thời gian tới, Việt Nam cùng với các quốc gia trong tiểu vùng sẽ xây dựng các chính sách phù hợp sao cho vừa đảm bảo an ninh kinh tế và an ninh môi trường với việc ổn định sinh kế cho người dân kết hợp giảm thiểu rủi ro và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu là những ưu tiên hàng đầu trên cơ sở hợp tác liên vùng và giữa các quốc gia.

4.1.2. Bối cảnh mới của Việt Nam và thách thức đối với liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu

Hiện nay, Việt Nam có 6 vùng kinh tế xã hội và 4 vùng kinh tế trọng điểm. Đồng thời, Chính phủ đã ban hành các quyết định thành lập các tổ chức điều phối chỉ đạo phát triển các vùng, đặc biệt đã ban hành“Quy chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương đối với các vùng kinh tế trọng điểm” nhằm tạo sự thống nhất và hiệu quả cao trong công tác chỉ đạo phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường; đồng thời tránh được sự chồng chéo, trùng lặp trong phát triển giữa các địa phương trong vùng.

Ngoài ra, từ nhận thức đúng đắn của các hoạt động đối ngoại, hợp tác cùng phát triển với các quốc gia và tổ chức quốc tế của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, đặc biệt là các tổ chức kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập đi vào chiều sâu và ngày càng hiệu quả.

Với bối cảnh phát triển các vùng như trên, đã tạo điều kiện cho các vùng phát triển ở tất cả các lĩnh vực, đồng thời tác động đến các hoạt động liên kết vùng trong các hoạt động phát triển và giải quyết các vấn đề cấp thiết ở quy mô vùng và liên vùng, cụ thể:

- Việt Nam đang đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu và thực hiện xanh hoá nền kinh tế để đảm bảo phát triển bền vững, bao gồm xanh hoá sản xuất, xanh hoá tiêu dùng và xanh hoá lối sống. Đây cũng chính là lý do Việt Nam đưa ra Chiến lược tăng trưởng xanh năm 2012 và trên cơ sở đó đưa ra Kế hoạch hành động quốc gia về Tăng trưởng xanh Việt Nam. Đây là một kế hoạch khá toàn diện, bao gồm những nội dung như đẩy mạnh tuyên truyền; nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng; giảm tiêu hao năng lượng trong sản xuất, vận tải, thương mại; từng bước thay đổi cơ cấu nhiên liệu trong sản xuất công nghiệp và giao thông như sử dụng nguồn năng lượng mới, sạch, tái tạo, ít phát thải khí nhà kính,... Điều này đã tạo cơ hội để các địa phương hợp tác, liên kết với nhau trong tái cơ cấu và từng bước chuyển sang mô hình kinh tế xanh nhằm ứng phó tốt hơn với BĐKH.

- Việt Nam là một trong số các nước dễ bị tổn thương nhất bởi tác động của biến đổi khí hậu, kết hợp với sự gia tăng của các hiện tượng suy thoái môi trường mà nguyên nhân chủ yếu là từ các hoạt động phát triển đã thúc đẩy quá trình gia tăng hiệu ứng nhà kính. Do đó, để phát triển bền vững, cần thiết phải ban hành chiến lược giảm phát thải khí nhà kính, đây được xem là một trong những trọng tâm mà bài toán liên kết vùng cần lưu ý tới.

Thực tế, một số vấn đề về biến đổi khí hậu đòi hỏi sự cam kết và hành động ở cấp vùng và liên vùng. Nhưng hiện tại vẫn thiếu cơ chế đủ mạnh để phối hợp các bên có liên quan trong xây dựng và thực thi các quy hoạch vùng. Điều này đã ảnh hưởng đến các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu mang tính hệ thống và tổng hợp, bao gồm các giải pháp công trình và phi công trình. Trong nhiều trường hợp, các giải pháp ứng phó tại các địa phương chưa xem xét ảnh hưởng đối với toàn vùng, dẫn đến sự gia tăng rủi ro thiên tai cho các khu vực khác trong vùng và liên vùng.

- Khi quá trình hội nhập (WTO, TPP…) hay đàm phán song phương diễn ra mạnh mẽ, quá trình cạnh tranh về kinh tế sẽ diễn ra gay gắt hơn. Trong khi đó, nếu quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu hơn sẽ đối mặt với nhiều thách thức hơn và giảm lợi thế cạnh tranh trong các hoạt động phát triển kinh tế.

- Quá trình phân phối lợi ích từ toàn cầu hóa sẽ không đồng đều đối với các vùng, do đó các vùng có điều kiện hoặc tiềm năng phát triển thấp hơn sẽ hưởng lợi ít hơn từ quá trình này, dẫn đến quá trình di cư hay phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng. Và biến đổi khí hậu và thiên tai là một trong những nguyên nhân thúc đẩy quá trình di cư. Do đó, cần có những chiến lược nhằm ứng phó và cân bằng lợi ích thông qua trao đổi quota phát thải hay lợi nhuận môi trường từ các vùng.

- Quá trình liên kết vùng sẽ kéo theo sự phụ thuộc lẫn nhau của các vùng tăng lên. Trong điều kiện tiềm lực, hệ thống pháp luật và kinh nghiệm vận hành nền kinh tế bền vững với môi trường còn yếu và thiếu thì quá trình liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ trở nên hết sức khó khăn.

- Các vùng KT - XH được hình thành chủ yếu dựa trên các tiêu chí về hành chính. Sự sát nhập các tỉnh thành các vùng đã bỏ qua các yếu tố sinh thái, lợi thế phát triển, văn hóa... với quy mô vùng thay đổi liên tục. Ngoài ra, các chính sách và trách nhiệm ứng phó với biến đổi khí hậu thường gắn liền với những ngành liên quan, dẫn đến thực tế là biến đổi khí hậu chưa được các ngành khác xem xét đầy đủ trong quá trình hoạch định chính sách phát triển.

4.1.3. Phân tích nhu cầu, triển vọng liên kết vùng ở Việt Nam trong giai đoạn tới dựa trên phân tích lợi thế so sánh

4.1.3.1. Vùng Trung du và miền núi phía Bắc

a. Phân tích lợi thế so sánh của các địa phương trong liên kết vùng

Lợi thế so sánh:

- Thế mạnh về vị trí: với vị trí liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, có đường biên giới với Trung Quốc và Lào, không chỉ cho phép vùng Trung du và Miền núi phía Bắc (TD & MNPB) liên kết với các vùng khác trong quốc gia, mà còn tạo cơ hội thu hút đầu tư, phát triển thương mại dịch vụ, giao lưu kinh tế qua biên giới trên cơ sở 27 cửa khẩu tiếp giáp với Trung Quốc và Lào, bao gồm 3 cửa khẩu quốc tế, 10 cửa khẩu quốc gia và 14 cửa khẩu địa phương.

- Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên đất và rừng kết hợp với điều kiện khí hậu đặc trưng đã góp phần tạo tiềm năng hình thành các vùng sản xuất cây công nghiệp, cây dược liệu, các loại rau quả cận nhiệt đới và ôn đới. Yếu tố địa hình kết hợp với yếu tố khí hậu đã tạo nên tính khác biệt của cảnh quan tự nhiên, cùng với các cảnh quan văn hóa, các địa danh nổi tiếng là cơ sở để phát triển các ngành dịch vụ, du lịch.

- Thế mạnh về khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ điện: Đây là thế mạnh và tiềm năng của vùng để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến khoáng sản và công nghiệp điện, góp phần vào khởi động và triển khai công nghiệp hóa, hiện đại hóa của vùng và cả nước trên cơ sở tiềm năng: thủy điện chiếm 56%, các loại khoáng sản như apatit 100%, đồng 70%, đất hiếm gần 100% của cả nước…

- Thế mạnh tài nguyên nhân văn: trong vùng tập trung nhiều dân tộc với các sắc thái văn hóa độc đáo, phản ánh tập quán sản xuất và sinh hoạt riêng. Tất cả tạo nên một tổng thể văn hóa đa dạng và phong phú.

Như vậy, vùng trung du miền núi phía Bắc có nhiều lợi thế so sánh trong hợp tác phát triển với các vùng khác, nhiều mặt còn mang tính chủ động, nhất là điều tiết nguồn nước và cung cấp điện cho phát triển, có mối quan hệ chặt chẽ về phát triển toàn diện với vùng đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, vùng cũng còn gặp nhiều khó khăn bởi điều kiện tự nhiên chia cắt, khắc nghiệt, quy mô nền kinh tế thấp, cơ sở hạ tầng hạn chế… đã gây bất lợi cho tiến trình chuyển các lợi thế thành thế mạnh, vùng chưa phát huy được tiềm năng vốn có và đẩy mạnh giao lưu quốc tế để có tăng trưởng khá, tạo tiền đề cho các vùng khác phát triển.

b. Triển vọng hợp tác trong xây dựng kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu

Với tiềm năng vị thế như trên, là điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu, phát triển với các vùng khác và quốc tế, trong đó có hợp tác xây dựng kế hoạch, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trước hết, là mối quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) thông qua hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên ở vùng thượng lưu các lưu vực sông, ảnh hưởng đến an ninh kinh tế và môi trường vùng hạ lưu theo chu trình vật chất và năng lượng. Vì vậy, mọi tác động của tự nhiên hay của con người trên lãnh thổ vùng TDMNPB đều ảnh hưởng sâu sắc đến sự ổn định hay bất ổn của môi trường sinh thái lẫn môi trường xã hội ở vùng ĐBSH. Xuất phát từ các mối tác động qua lại về mặt tự nhiên tới vấn đề môi trường và BĐKH, quá trình hội nhập không chỉ cho phép quản lý tài nguyên theo cả đơn vị hành chính và theo lưu vực, mà còn tạo điều kiện để cân đối các lợi ích và điều chỉnh giảm thiểu các tác động tiêu cực bên trong vùng.

Hai là, hợp tác với các vùng khác trong phát triển kinh tế, giải quyết các mâu thuẫn và hỗ trợ vùng hướng đến một nền kinh tế thân thiện với môi trường, nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên, BVMT trong bối cảnh vùng đang phải chịu nhiều áp lực của thiên tai và BĐKH. Nhất là liên kết đầu tư đồng bộ hệ thống thiết bị điều tiết và vận hành có hiệu quả các công trình thủy điện, thủy lợi và quản lý có hiệu quả lưu vực sông nhằm đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt và điều tiết lũ.

Ngoài ra, trong quá trình liên kết vùng có cơ hội tiếp cận các nguồn lực hoàn thiện cơ sở hạ tầng, làm động lực gắn kết và phát triển KTXH toàn vùng, đồng thời kết nối với vùng khác trên cơ sở liên kết phát triển không gian đô thị, lấy thành phố Thái Nguyên và Việt Trì là trung tâm của 2 tuyến hành lang kinh tế: Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng và Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Thành phố Hòa Bình là hạt nhân phát triển vùng Tây Bắc, cửa ngõ giao lưu với ĐBSH.

c. Phân tích SWOT trong liên kết vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Từ những nét khái lược về nhu cầu và tiềm năng trong liên kết vùng, khu vực TDMNPB xác định tiềm năng hợp tác dựa trên phân tích SWOT như sau:



Điểm mạnh

Điểm yếu

- Thế mạnh về vị trí: với vị trí liền kề với các vùng kinh tế ở trong và ngoài nước, tạo cơ hội thu hút đầu tư, phát triển cửa khẩu, nhất là thượng nguồn của các lưu vực sông tạo vị thế chủ động trong hợp tác quản lý lưu vực với khu vực hạ lưu – đồng bằng sông Hồng.

- Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên: tạo điều kiện phát triển các vùng chuyên môn hóa - vùng nguyên liệu cung cấp cho vùng và các vùng khác phát triển.

- Thế mạnh về trữ lượng điện năng: tạo cơ hội cho các vùng khác phát triển


- Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, tài nguyên khoáng sản manh mún. Ảnh hưởng đến đầu tư kết cấu hạ tầng và hạn chế tiếp cận với thị trường bên ngoài do yếu tố địa hình chi phối.

- Quy mô nền kinh tế rất thấp, nguồn nhân lực còn hạn chế về chất lượng.

- Năng lực điều tiết nước còn kém, chưa có hệ thống kết nối với các khu vực bị ảnh hưởng và hưởng lợi.


Cơ hội

Thách thức

- Có điều kiện phát triển dựa vào chia sẻ lợi ích từ nguồn tài nguyên và môi trường.

- Cơ hội tiếp cận với các nguồn đầu tư dành cho vùng có nhiều khó khăn, đặc biệt là nguồn vốn để hoàn thiện kết cấu hạ tầng.

- Triển vọng hợp tác với các vùng khác trên cơ sở là vùng cung cấp năng lượng và nguyên liệu, nhất là điện năng.

- Hợp tác, phối hợp toàn diện với vùng ĐBSH nhằm hạn chế tác động của sự suy giảm hệ sinh thái - môi trường.

- Phát triển đồng bộ hệ thống thiết bị điều tiết và vận hành có hiệu quả các công trình thủy lợi, hồ chứa.


- Khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế và dân trí so với các vùng khác nhìn chung khá lớn.

- Vấn đề môi trường nổi lên gay gắt mà điển hình là sự cạn kiệt tài nguyên rừng, đây là vấn đề cấp thiết đối với vùng và các vùng có liên quan

- Chưa có cơ chế chính sách phối hợp liên vùng, liên tỉnh, nhất là phối hợp với nhau trong ban hành chính sách ưu đãi đầu tư giữa các tỉnh gây ra sự trùng lặp, cản trở lẫn nhau trong phát triển.


4.1.3.2. Vùng đồng bằng sông Hồng

a.Phân tích lợi thế so sánh của các địa phương trong liên kết vùng

Lợi thế so sánh:

- Thế mạnh về vị trí: Vùng ĐBSH có vị trí quan trọng và chiến lược về phát triển và hợp tác quốc tế ở tất cả các lĩnh vực ở phía Bắc Việt Nam, có vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là động lực phát triển chung của cả nước.

- Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên: có sự đa dạng các vùng sinh thái – điều kiện cơ bản để phát triển nền sản xuất hàng hóa nông - lâm - ngư nghiệp toàn diện, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm an ninh lương thực và hàng hóa nông sản xuất khẩu. Đặc biệt, có vùng biển lớn ở phía đông, cửa ngõ của vịnh Bắc Bộ nên có điều kiện phát triển kinh tế biển và khai thác bể trầm tích dầu mỏ phân bố trong phạm vi ĐBSH.

- Thế mạnh về tài nguyên nhân văn: Vùng ÐBSH có nguồn nhân lực lớn, trình độ dân trí cao, tập trung đội ngũ trí thức giỏi, nhiều doanh nhân, nhân dân có truyền thống lao động cần cù và sáng tạo, có truyền thống thâm canh, có nhiều làng nghề cổ truyền. Bên cạnh đó, vùng là nơi tập trung nhiều trung tâm đào tạo nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực cao nhất cả nước. Đây là điều kiện tốt nhất để thực hiện công nghệ cao và kinh tế tri thức.

- Thế mạnh về không gian đô thị: Nơi tập trung nhiều đô thị lớn, trong đó có 2 đô thị loại I và nhiều đô thị trung tâm tạo điều kiện thu hút và lan tỏa cả phạm vi không gian, giữ vai trò quan trọng trong tăng thu ngân sách và đảm bảo an ninh quốc phòng.

ĐBSH là vùng hạ lưu của các sông lớn phía bắc, đồng thời tiếp giáp biển, lại có quy mô kinh tế lớn, vùng sẽ có điều kiện và cần thiết phải liên kết với vùng TDMNPB nơi thượng nguồn các con sông nhằm đảm bảo an ninh kinh tế và an ninh môi trường, đồng thời là nơi trung chuyển giúp cho vùng thượng lưu có điều kiện về nguồn lực kinh tế và con người trong ứng phó với các diễn biến bất thường của môi trường nhất là thiên tai và BĐKH. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển vùng cũng gặp không ít khó khăn, đáng chú ý là ô nhiễm, suy thoái môi trường và mật độ dân số quá đông.



b. Triển vọng hợp tác trong xây dựng kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu

Vùng ĐBSH có vị trí đặc biệt đối với các vùng khác trên nhiều phương diện. Các đầu mối giao thông lớn tạo ra sự liên kết với các vùng khác trong cả nước, đặc biệt là ở phía bắc. Vì vậy, vùng có khả năng thu hút vốn đầu tư; đẩy mạnh phát triển trong quá trình hội nhập, đi nhanh hơn các vùng khác vào kinh tế tri thức. Đồng thời, tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội và giải quyết các vấn đề cấp bách trong vùng. Đây chính là cơ sở tạo nguồn lực để thúc đẩy hoàn thiện các bản quy hoạch mang tính tổng thể, hợp lý có tính đến các giải pháp ứng phó với thiên tai và BĐKH. Có điều kiện thực hiện vai trò trung tâm và đầu tàu tiếp nhận và tạo lan tỏa cho phát triển và chủ động ứng phó với các suy thoái liên quan đến kinh tế, xã hội và môi trường đối với các vùng kinh tế khác.

c. Phân tích SWOT trong liên kết vùng đồng bằng sông Hồng

Từ những nét khái lược về nhu cầu và tiềm năng trong liên kết vùng, khu vực ĐBSH xác định tiềm năng hợp tác dựa trên phân tích SWOT như sau:



Điểm mạnh

Điểm yếu

- Thế mạnh về vị trí: trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước. Cửa ngõ ra vào với thế giới của các tỉnh phía bắc.

- Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên biển.

- Thế mạnh về tài nguyên nhân văn: trình độ cao, chất lượng. Thế mạnh về kinh tế tri thức.

- Có nguồn lực để tạo ra các liên kết với các vùng khác trong thực hiện các giải pháp ứng phó với diễn biến bất thường của nền kinh tế và BĐKH.



- Thời tiết thất thường, có nhiều thiên tai. Trữ lượng khoáng sản thấp. Diện tích đất ngập mặn, đất phèn, đất bạc màu lớn và có xu hướng gia tăng.

- Các lưu vực sông phần lớn bắt nguồn từ những vùng núi cao ngoài vùng nên bị phụ thuộc vào an ninh môi trường của vùng lân cận.

- Nơi tiếp nhận các chất gây ô nhiễm và phụ thuộc vào khả năng chống chịu với các diễn biến phức tạp của môi trường nhất là khả năng ứng phó với các thảm họa môi trường và thiên tai của vùng TDMNPB.


Cơ hội

Thách thức

- Có cơ hội phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tri thức. Đây chính là cơ sở để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và lôi kéo các vùng khác thay đổi phương thức và công nghệ sản xuất theo hướng xanh.

- Mở ra các cơ hội trong tiếp cận các nguồn lực, thực hiện vai trò trung tâm và đầu tàu tiếp nhận và tạo lan tỏa cho phát triển, chủ động ứng phó với các suy thoái về kinh tế, xã hội và môi trường đối với các vùng kinh tế khác.



- Bị cạnh tranh gay gắt khi hội nhập quốc tế, đặc biệt thu hút nguồn lực.

- Phải giải quyết các hậu quả môi trường, nhất là trong bối cảnh bị ảnh hưởng kép: thiên tai thất thường của vùng và vùng trung du miền núi phía bắc; ảnh hưởng của nước biển dâng, xâm nhập mặn do BĐKH ở ven biển.



4.1.3.3. Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (BTB & DHMT)

a. Phân tích lợi thế so sánh của các địa phương trong liên kết vùng

Lợi thế so sánh

- Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên: có địa hình tương đối phức tạp, chủ yếu là đồi núi, thấp dần từ tây sang đông. Tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng với nhiều loại khoáng sản riêng biệt. Biển được xem là tiềm năng lớn nhất của vùng, với bờ biển dài, sát bờ biển khá sâu, nhiều eo biển, cửa sông, vũng vịnh, tạo điều kiện phát triển một nền kinh tế biển tổng hợp, nhất là các cảng biển - cửa ra vào quan trọng không chỉ đối với vùng mà còn có ý nghĩa với vùng Tây Nguyên và các nước bạn.

- Thế mạnh về tài nguyên nhân văn: Quá trình hình thành lâu dài trong lịch sử với nhiều biến cố phức tạp đã để lại cho mảnh đất này những sắc thái riêng về văn hóa và phương thức lao động sản xuất. Do sớm tiếp xúc với cơ chế thị trường, cách tổ chức, quản lý trong sản xuất phần nào thích ứng được với xu thế hiện nay. Kết cấu hạ tầng phát triển và tương đối đồng bộ, các trục giao thông liên vùng đã cơ bản được nâng cấp, xây dựng với công suất và năng lực khá.

Với thế mạnh như trên, vùng có điều kiện phát triển nền kinh tế tổng hợp, đặc biệt là kinh tế biển, có điều kiện giao lưu kinh tế với các vùng khác ở trong và ngoài nước, nhất là nơi chuyển tiếp hàng hóa cho vùng Tây Nguyên.

b. Triển vọng hợp tác trong xây dựng kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu

Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có nhiều tiềm năng phát triển và có tác động lớn tới tăng trưởng cả nước. Nhiệm vụ quan trọng của vùng là lôi kéo, lan tỏa với Tây Nguyên, đây là cơ sở để tăng khả năng chống chịu của lãnh thổ thông qua đảm bảo an ninh môi trường, nhất là các giải pháp tăng khả năng ứng phó với thiên tai của vùng Tây Nguyên; giao lưu với đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ để tạo nguồn lực hỗ trợ phát triển vùng. Đặc biệt, có điều kiện tiếp nhận các công trình đầu tư của Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng và các nguồn đầu tư khác để tạo nguồn lực và phát triển bền vững. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng lồng ghép các giải pháp ứng phó với diễn biến bất thường của môi trường, nhất là diễn biến của BĐKH.



c. Phân tích SWOT trong liên kết vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

Từ những nét khái lược về nhu cầu và tiềm năng trong liên kết vùng, khu vực BTB và DHMT xác định tiềm năng hợp tác dựa trên phân tích SWOT như sau:



Điểm mạnh

Điểm yếu

- Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên biển.

- Thế mạnh về tài nguyên nhân văn: lịch sử khai thác lâu đời, nền văn hóa đặc thù, phương thức sản xuất trình độ cao.

- Có nguồn lực để tạo ra các liên kết với các vùng khác, nhất là thế mạnh về vị trí trong giao lưu, trung chuyển hàng hóa và hỗ trợ nguồn lực trong thực hiện các giải pháp ứng phó với diễn biến bất thường của nền kinh tế và môi trường với vùng Tây Nguyên.


- Điều kiện tự nhiên: địa hình chia cắt, có độ chênh cao lớn, gây lũ vào mùa mưa. thời tiết khắc nghiệt, nhiều biến động.

- Các lưu vực sông phần lớn bắt nguồn từ những vùng núi cao ngoài vùng nên bị phụ thuộc vào an ninh môi trường của vùng lân cận, nhất là Tây Nguyên.

- Khó chủ động trong liên kết để giải quyết các vấn đề môi trường, nhất là tác động của thiên tai, bão lũ.

- Nền kinh tế có sự chênh lệch giữa các lãnh thổ: phía bắc và phía nam, giữa đô thị - nông thôn.



Cơ hội

Thách thức

Tiếp cận với các nguồn lực từ bên ngoài để giải quyết các vấn đề của vùng và tăng nguồn lực, ưu tiên phát triển nền kinh tế xanh với thế mạnh của vùng, nhất là lồng ghép giải pháp thích ứng với thiên tai thất thường


- Bị cạnh tranh trong thu hút nguồn lực với vùng ĐNB và ĐBSH.

- Biến đổi khí hậu và nước biển dâng là thách thức chính đối với mục tiêu phát triển bền vững của vùng.

- Phụ thuộc vào các chính sách, ưu tiên phát triển của vùng Tây Nguyên, nhất là trong sử dụng tài nguyên và khả năng điều tiết nước.


4.1.3.4. Vùng Tây Nguyên

a. Phân tích lợi thế so sánh của các địa phương trong liên kết vùng

Lợi thế so sánh:

- Thế mạnh về vị trí: Tây Nguyên nằm ở vị trí “ngã ba” của 3 nước Đông Dương, có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng của khu vực. Phía Nam giáp với Đông Nam Bộ- vùng kinh tế phát triển, tạo điều kiện hỗ trợ về cơ sở vật chất - kỹ thuật, khoa học - công nghệ, lao động kỹ thuật để đẩy nhanh sự phát triển kinh tế xã hội của vùng. Phía Bắc và phía Đông giáp vùng kinh tế Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung tạo điều kiện cung cấp cho Tây Nguyên nguồn lao động, tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng.

- Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất, tài nguyên rừng và tài nguyên nước. Phần lớn lãnh thổ Tây Nguyên thuộc phần đỉnh của dãy Trường Sơn Nam, nên hình thành nhiều hệ thống sông lớn, tạo điều kiện phát triển thủy điện với trữ lượng thủy năng chiếm 35% cả nước. Tài nguyên khoáng sản, số lượng chủng loại ít nhưng trữ lượng khai thác lớn, nhất là bôxít lớn nhất cả nước.

- Thế mạnh về tài nguyên nhân văn: vùng có dân số ít nhất trong cả nước với cộng đồng dân cư đa dân tộc.



b. Triển vọng hợp tác trong xây dựng kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu

Với lợi thế so sánh trên, vùng có nhiều cơ hội hợp tác phát triển với các vùng khác, nhất là điều tiết nguồn nước và cung cấp điện cho phát triển.

Trước hết, là mối quan hệ chặt chẽ với duyên hải Nam Trung Bộ. Phần lớn hoạt động khai thác tài nguyên ở Tây Nguyên (tài nguyên đất, rừng, khoáng sản và tài nguyên nước) sẽ chi phối và ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực này. Đặc biệt, trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, các tác động tiêu cực về môi trường tại khu vực thượng lưu (chặt phá rừng, xói mòn đất…) có thể cường hóa các ảnh hưởng tai biến thiên nhiên cho khu vực hạ lưu (suy giảm nước ngầm, xâm nhập mặn, gia tăng trượt lở đất, lũ lụt…). Do đó, hợp tác môi trường và tiến tới hội nhập giữa vùng Tây Nguyên với các vùng duyên hải Nam Trung Bộ cần phải được coi là một giải pháp quan trọng hàng đầu ở tầm vĩ mô, không chỉ vấn đề hợp tác kinh tế mà còn ưu tiên các giải pháp hỗ trợ thích ứng với diễn biến bất thường của thiên tai và biến đổi khí hậu.

Hai là, hợp tác với các vùng khác trong phát triển kinh tế, giải quyết các mâu thuẫn và hỗ trợ Tây Nguyên hướng đến một nền kinh tế thân thiện với môi trường, nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường trong bối cảnh vùng đang phải chịu nhiều áp lực của thiên tai và biến đổi khí hậu, nhất là trong khai thác thủy điện.



c. Phân tích SWOT trong liên kết vùng Tây Nguyên

Từ những nét khái lược về nhu cầu và tiềm năng trong liên kết vùng, khu vực Tây Nguyên xác định tiềm năng hợp tác dựa trên phân tích SWOT như sau:



Điểm mạnh

Điểm yếu

- Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên: tạo điều kiện phát triển các vùng chuyên môn hóa - vùng nguyên liệu cung cấp cho vùng và các vùng khác phát triển.

- Vị trí chiến lược trong giao lưu hợp tác phát triển tổng hợp với các vùng trong và ngoài nước, nhất là thượng nguồn của các lưu vực sông tạo vị thế chủ động trong hợp tác quản lý lưu vực với khu vực hạ lưu - Nam Trung Bộ.



- Điều kiện tự nhiên chia cắt, khắc nghiệt gây trở ngại cho phát triển và hạn chế tiếp cận với thị trường bên ngoài.

- Năng lực điều tiết nước còn kém, chưa có kết nối với các khu vực bị ảnh hưởng và hưởng lợi.




Cơ hội

Thách thức

- Có điều kiện phát triển trên cơ sở hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng và hợp tác phát triển vùng ba biên giới theo các mục tiêu đã ký kết của ba Chính phủ Việt Nam - Lào - Campuchia.

- Triển vọng hợp tác với các vùng trong nước trên cơ sở là vùng cung cấp năng lượng và nguyên liệu.

- Hợp tác, phối hợp toàn diện với vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, nhất là giải quyết các vấn đề về sử dụng tài nguyên hợp lý theo tiếp cận hệ thống, tổng hợp trên cơ sở các lưu vực sông nhằm hạn chế tác động của sự suy giảm hệ sinh thái - môi trường.

- Cơ hội tiếp cận với các chính sách đặc thù của Chính phủ dành cho vùng có nhiều khó khăn, đặc biệt là nguồn vốn để hoàn thiện kết cấu hạ tầng và tạo nguồn lực trong liên kết với các vùng khác.



- Khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế và dân trí so với các vùng khác nhìn chung còn lớn. Phải cạnh tranh với các vùng khác trong thu hút nguồn lực.

- Vấn đề môi trường nổi lên gay gắt mà điển hình là sự cạn kiệt tài nguyên rừng, đây là vấn đề cấp thiết đối với vùng và các vùng có liên quan.

- Năng lực hạn chế và bị động trong công tác ứng phó với thiên tai và BĐKH (lũ lụt, hạn hán, ngập úng cục bộ).


4.1.3.5. Vùng Đông Nam Bộ

a. Phân tích lợi thế so sánh của các địa phương trong liên kết vùng

Lợi thế so sánh:

- Thế mạnh về vị trí địa lý: Đông Nam Bộ là vùng chuyển tiếp giữa vùng kinh tế Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ với vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nằm trên trục giao thông quan trọng của khu vực và quốc tế, có nhiều cửa ngõ ra – vào tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư để đạt nhịp độ tăng trưởng nhanh.

- Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên: địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp tập trung, đặc biệt cho phát triển công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ… mà không ảnh hưởng đến đất sản xuất lương thực.

- Thế mạnh về tài nguyên nhân văn: Quá trình đô thị hóa nhanh tạo ra phân hóa nhanh lao động theo nghề nghiệp và thu nhập; tập trung nguồn lao động có chất lượng cao nhất cả nước…

Vùng Đông Nam Bộ với lợi thế so sánh vượt trội cả về vị thế, tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn, đồng thời tổ chức và khai thác tương đối hợp lý đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho hoạt động kinh tế xã hội của vùng, cũng như mở rộng các mối quan hệ kinh tế liên vùng và quốc tế. Đến nay, vùng đang trở thành địa bàn lôi kéo, lan tỏa với vùng đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Tuy nhiên, vùng đang chịu tác động lớn của quá trình di dân và các vấn đề môi trường, nhất là vấn đề bảo vệ tài nguyên rừng và tài nguyên nước của vùng. Đặc biệt, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, vùng đang chịu ảnh hưởng nặng nề của hiện tượng nước biển dâng.



b. Triển vọng hợp tác trong xây dựng kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu

- Đông Nam Bộ có vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, có khả năng thu hút vốn đầu tư tạo nguồn lực cho phát triển nền kinh tế xã hội và giải quyết các vấn đề cấp bách trong vùng, trong đó có vấn đề ứng phó với BĐKH.

- Có mối quan hệ đặc biệt với vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên trong phát triển các loại hình sản xuất và tạo nguồn lực thúc đẩy các vùng thay đổi phương thức khai thác lãnh thổ hợp lý. Ngược lại, hợp tác phát triển với các vùng tạo điều kiện cho Đông Nam Bộ giải quyết được các vấn đề cấp thiết, như: di dân hay mở rộng địa bàn phát triển sản xuất, hạn chế phát triển định cư và sản xuất ở các khu vực ô nhiễm hay dễ bị ngập nước do ảnh hưởng của nước biển dâng.

c. Phân tích SWOT trong liên kết vùng Đông Nam Bộ

Từ những nét khái lược về nhu cầu và tiềm năng trong liên kết vùng, khu vực Đông Nam Bộ xác định tiềm năng hợp tác dựa trên phân tích SWOT như sau:



Điểm mạnh

Điểm yếu

- Thế mạnh về vị trí địa lý: nằm trên trục giao thông quan trọng của khu vực và quốc tế.

- Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nhất là điều kiện địa hình cho phát triển công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ; ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão, lũ. Tài nguyên biển với ưu thế vượt trội về dầu khí và có thể phát triển cảng biển.

- Quy mô nền kinh tế đứng đầu cả nước, nhất là công nghiệp.


- Thiếu nước vào mùa khô, tài nguyên đất phần lớn chỉ thích hợp với phát triển cây công nghiệp.

- Nguồn nhân lực và nguyên liệu phụ thuộc vào vùng khác.

- Đang chịu tác động lớn của quá trình di dân và các vấn đề môi trường. Đặc biệt, vùng đang chịu ảnh hưởng nặng nề của hiện tượng nước biển dâng.


Cơ hội

Thách thức

- Có khả năng thu hút vốn đầu tư tạo nguồn lực cho phát triển KTXH và giải quyết các vấn đề cấp bách trong vùng.

- Có cơ hội tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại hình thành các khu công nghiệp kỹ thuật cao, đi đầu trong cung cấp công nghệ sản xuất hiện đại cho các vùng trong cả nước.

- Có cơ hội phát triển nền kinh tế thân thiện với môi trường. Đây chính là cơ sở để vùng giảm thiểu ô nhiễm môi trường và lôi kéo các vùng khác thay đổi phương thức và công nghệ sản xuất theo hướng xanh.


- Bị cạnh tranh trong thu hút nguồn lực với các nước ASEAN và vùng khác.

- Biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

- Các vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển kinh tế.





4.1.3.6. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

a.Phân tích lợi thế so sánh của các địa phương trong liên kết vùng

Lợi thế so sánh:

- Thế mạnh về vị trí: vùng nằm giữa một khu vực kinh tế năng động nhất của Việt Nam và gần các nước Đông Nam Á, những thị trường và đối tác đầu tư quan trọng.

- Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên: với điều kiện địa hình tương đối bằng phẳng, điều kiện đất đai, khí hậu và nguồn nước có tiềm năng phát triển nông nghiệp và thủy sản lớn nhất cả nước. Đồng bằng sông Cửu Long có vùng biển rộng lớn với hơn 100 hòn đảo có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế và quốc phòng; thuận lợi phát triển giao lưu thương mại và du lịch với khu vực.

- Thế mạnh về tài nguyên nhân văn: nguồn nhân lực dồi dào với nhiều dân tộc và nhiều nền văn hóa khác nhau. Đến nay, ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn nhất cả nước, đặc biệt là cây lúa, đồng thời cũng là vùng có nhiều nông sản hàng hóa. Có vùng biển giàu nguồn lợi để phát triển ngành thủy hải sản quy mô lớn.

Như vậy, vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện giao lưu với quốc tế, chịu tác động qua lại chủ yếu với vùng Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, vấn đề lũ lụt là một hạn chế cần khắc phục, mà một trong những giải pháp là “sống chung với lũ”. Quy mô kinh tế còn hạn chế, chưa tạo tiền đề vững chắc về nguồn lực cho phát triển và ứng phó với những biến đổi thất thường của nền kinh tế và biến đổi khí hậu



b. Triển vọng hợp tác trong xây dựng kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu

- Cơ hội thu hút đầu tư và hưởng các chính sách ưu đãi từ Chính phủ trong hoàn thiện kết cấu hạ tầng, cơ sở giao lưu hợp tác với các vùng khác, nhất là vùng Đông Nam Bộ.

- Trong bối cảnh hội nhập vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cơ hội tiếp cận với các nguồn lực từ bên ngoài để phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng phát triển một cách hợp lý và hiệu quả, tạo cơ sở thúc đẩy phát triển vùng, không chỉ là vùng nguyên liệu cung cấp cho Đông Nam Bộ mà còn tự thu hút các vùng khác đến đầu tư phát triển tại chỗ, giải quyết được dư thừa lao động, đồng thời tạo nguồn vốn tái đầu tư cho các công trình kỹ thuật và tái tạo tài nguyên.Từng bước lồng ghép các giải pháp bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu vào các hoạt động phát triển vùng thông qua các quy hoạch khai thác lãnh thổ hợp lý trên cơ sở phát huy nội lực và đẩy mạnh hợp tác liên vùng.

c. Phân tích SWOT trong liên kết vùng đồng bằng sông Cửu Long

Từ những nét khái lược về nhu cầu và tiềm năng trong liên kết vùng, khu vực ĐBSCL xác định tiềm năng hợp tác dựa trên phân tích SWOT như sau:



Điểm mạnh

Điểm yếu

- Thế mạnh về vị trí: nằm gần khu vực kinh tế năng động và gần các nước Đông Nam Á, những thị trường và đối tác đầu tư quan trọng tạo cơ sở cho giao lưu hợp tác liên vùng.

- Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên: tạo tiềm năng phát triển nông nghiệp và thủy sản lớn nhất cả nước.



- Thường xuyên bị lụt, diện tích đất canh tác bị nhiễm phèn và mặn lớn.

- Kết cấu hạ tầng kém phát triển, xây dựng hạ tầng khó khăn, tốn kém.

- Quy mô nền kinh tế hạn chế, chưa tự tích lũy, vẫn phải trông chờ vào nhà đầu tư. Khả năng chủ động trong hợp tác liên vùng còn kém, nhất là đối với những vấn đề mang tính cấp thiết, như: ngập lụt, nước biển dâng…


Cơ hội

Thách thức

- Mở rộng kết nối nhờ phát triển giao thông vận tải.

- Có cơ hội tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn lực tích lũy; đồng thời tiếp cận được với các hỗ trợ từ Chính phủ và vùng lân cận trong việc khôi phục rừng – đê sinh học trong ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu.



- Bị cạnh tranh trong thu hút đầu tư tạo nguồn lực tích lũy để giải quyết các vấn đề của vùng, nhất là tác động của nước biển dâng.

- Còn gặp khó khăn trong tiếp cận tiến bộ khoa học hiện đại và liên kết với các vùng khác nhằm tạo nguồn lực trong đề xuất các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.



4.2. Quan điểm, định hướng liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Để thực hiện liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu thì cần phải đảm bảo các quan điểm, định hướng mang tính chủ đạo sau:



Thứ nhất, liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH phải được dựa trên điều kiện tự nhiên, sinh thái, tôn trọng các quy luật tự nhiên. Do đó, mọi hoạt động ứng phó với BĐKH, phát triển KT - XH… đều phải được thiết kế, xây dựng trên cơ sở các đặc trưng sinh thái tự nhiên của từng vùng, từng tiểu vùng.

Thứ hai, liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH cần phải được xây dựng trên nguyên tắc bắt buộc và phải được lồng ghép, tích hợp trong các chiến lược và các kế hoạch phát triển của các Bộ, ngành và các địa phương, như: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội; Chiến lược phát triển bền vững; Chiến lược quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu; Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Đặc biệt là phải gắn nhịp với quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng mới của Việt Nam trong thập kỷ tới - mô hình kinh tế xanh, bởi (i) Kinh tế xanh là nền kinh tế thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính để giảm thiểu biến đổi khí hậu; (ii) Kinh tế xanh là nền kinh tế tăng trưởng theo chiều sâu, tốn ít nhiên liệu, tăng cường các ngành công nghiệp sinh thái, đổi mới công nghệ; (iii) Kinh tế xanh là nền kinh tế tăng trưởng bền vững, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và đảm bảo phát triển công bằng.45

Thứ ba, liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH phải được thực hiện dựa trên nền tảng quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội chung của cả vùng và địa phương. Mặt khác, liên kết vùng phải được thực hiện trên nguyên tắc phân cấp cho địa phương gắn liền với trách nhiệm, phân quyền chặt chẽ và hiệu quả (quan điểm thống nhất liên kết vùng về cơ sở hạ tầng: cứng và mềm, công trình và phi công trình; thống nhất về thể chế; thống nhất hình thành mạng ứng phó và chuỗi hành động ứng phó BĐKH của vùng và liên vùng). Các cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành phải đồng bộ, hệ thống tổ chức cấp vùng phải được hoàn thiện.

Thứ tư, yêu cầu liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH phải là một trong những căn cứ thực tiễn quan trọng nhất để các Bộ, ngành và các địa phương đề xuất các chương trình hành động ứng phó với BĐKH của Bộ, ngành và địa phương mình (các dự án xây dựng các công trình hạ tầng nhằm ứng phó với BĐKH trước hết phải tính đến và giải quyết các vấn đề của vùng và liên vùng).

Thứ năm, liên kết trong ứng phó với BĐKH phải được xây dựng dựa trên thực tiễn tác động của BĐKH đến các vùng, từ đề xuất nhu cầu của các địa phương, từ cơ sở dữ liệu tích hợp liên ngành, liên vùng. Việc liên kết phải có bước đi thích hợp, theo từng giai đoạn, mục tiêu cụ thể trên cơ sở ưu tiên lựa chọn những nội dung, lĩnh vực thiết thực, trọng điểm cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và toàn Vùng.

4.3. Đề xuất Khung Đề án liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Nội dung cơ bản của Đề án Liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH gồm những vấn đề cơ bản sau đây:

4.3.1. Mục đích của Đề án

- Nhằm khai thác, phát huy tốt hơn nữa tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, từng vùng; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực trong ứng phó với BĐKH;

- Nội dung liên kết được xây dựng thành các chương trình, đề án, dự án ứng phó với BĐKH cụ thể và có mục tiêu rõ ràng, thời gian triển khai, kinh phí, đơn vị và đối tác thực hiện.

- Tiết kiệm nguồn lực và tăng tính hiệu quả đầu tư cho ứng phó với BĐKH nhằm nâng cao năng lực ứng phó của từng địa phương, của vùng và liên vùng.

4.3.2. Nguyên tắc của Đề án

- Bảo đảm sự quản lý thống nhất toàn vùng, phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc xây dựng các kế hoạch, chương trình dự án ứng phó với BĐKH. Thực hiện các liên kết trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật và của Chiến lược nếu được cấp có thẩm quyền ban hành.

- Phù hợp với Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của từng vùng, địa phương.

- Ưu tiên triển khai, thực hiện các chương trình, đề án, dự án quan trọng, có tác động đền toàn vùng, tiểu vùng.

- Ưu tiên các dự án liên kết phục hồi và phát triển hạ tầng sinh thái của vùng và liên vùng; các dự án phát triển sinh kế của người dân nhằm ứng phó với BĐKH.

4.3.3. Nội dung của Đề án

Trên cơ sở biểu hiện và tác động của BĐKH đến vùng, thực tiễn phát triển và yêu cầu cấp thiết liên kết, lựa chọn một hoặc các nội dung dưới đây để thực hiện liên kết trong giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH:

1) Liên kết trong lập và xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội có lồng ghép vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu;

2) Liên kết trong việc xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH phù hợp mang tính chất toàn vùng;

3) Đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng liên kết toàn vùng:

- Xây dựng và nâng cấp các trục giao thông vận tải chiến lược toàn vùng để phát huy tiềm năng của từng địa phương và phát triển KT – XH của vùng;

- Xây dựng và nâng cấp các công trình bảo vệ dân cư vùng ngập lũ, các vùng khô hạn…;

- Xây dựng và nâng cấp các công trình thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản, cây lương thực, cây ăn quả…;

- Xây dựng và nâng cấp các công trình xây dựng, củng cố đê sông, đê biển cho toàn vùng;

- Xây dựng và nâng cấp hệ thống công trình thoát lũ, dẫn nước, tiêu nước, trữ nước;

- Đầu tư quan trắc và cảnh báo môi trường các vùng nuôi trồng thuỷ sản chủ lực, đầu tư hệ thống khu neo đậu, tránh trú bão cấp vùng, nâng cấp hệ thống cảnh báo và cơ sở hậu cần thiết yếu để phục vụ hoạt động ngư trường trọng điểm.

4) Xây dựng và nâng cấp hệ thống quan trắc và cảnh báo sớm thiên tai cho từng vùng; Chia sẻ thông tin ứng phó với BĐKH giữa các tỉnh;

5) Liên kết trong việc đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực biến đổi khí hậu;

6) Liên kết trong việc xây dựng và triển khai các chương trình dự án mang tính tổng hợp liên vùng: bảo vệ rừng, đa dạng sinh học, hệ sinh thái, hệ thống rừng ngập mặn; bảo vệ tài nguyên nước, lưu vực sông; Hợp tác liên vùng trong bảo vệ tài nguyên, ứng phó với các sự cố môi trường…

7) Liên kết trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính cho các dự án mang tính tổng hợp liên vùng;

4.3.4. Cách thức tổ chức, điều phối thực hiện các chương trình liên kết

Trên cơ sở các vùng đã được Chính phủ phân vùng theo cách phân vùng kinh tế - xã hội của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Phân loại vùng này phục vụ việc hoạch định chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ cũng như để quản lý các quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên mỗi vùng của đất nước. Do vậy, cần xây dựng các quan hệ thể chế vùng và liên vùng như sau:

- Mỗi địa phương cử một lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh phụ trách Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh, trực tiếp chỉ đạo phối hợp xây dựng chương trình hành động cụ thể để triển khai thực hiện chiến lược liên kết vùng.

- Thành lập Tổ Điều phối Vùng và Nhóm Tư vấn liên kết Vùng trong ứng phó với thiên tai và BĐKH (thành viên nhóm tư vấn bao gồm những nhà quản lý, nhà khoa học, các chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực nói trên) để chuẩn bị nội dung cho các kỳ họp và các vấn đề khác.

- Thành lập “Quỹ ứng phó với BĐKH cấp Vùng” để phục vụ hoạt động của Tổ Điều phối Vùng, công tác nghiên cứu của Nhóm Tư vấn và hoạt động chung của Vùng. Nguồn tài chính của Quỹ được huy động từ đóng góp của các địa phương, Ngân sách Trung ương, đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế và các nguồn xã hội hoá khác.

- Nhóm Tư vấn sẽ tổng hợp lựa chọn những dự án ưu tiên trong ứng phó với BĐKH mang tính tổng hợp, liên vùng để trình lên Tổ điều phối cân nhắc trình Chính phủ ra quyết định thực hiện.

- Xây dựng cơ chế điều phối liên kết: Định kỳ họp giao ban tại các địa phương để đánh giá tình hình thực hiện các nội dung cam kết liên kết trên các lĩnh vực, thống nhất kế hoạch cụ thể cho thời gian tiếp theo, thông qua các kiến nghị chung đối với Trung ương và các Bộ, ban, ngành, cụ thể:



+ 3 tháng: Nhóm tư vấn phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh báo cáo Tổ Điều phối Vùng về tình hình triển khai công việc trong quý.

+ 6 tháng: giao ban đối với lãnh đạo UBND tỉnh, thành và các cơ quan chức năng, ngành liên quan;

+ Định kỳ mỗi năm từ một đến hai lần, lãnh đạo cấp cao các tỉnh luân phiên tổ chức các cuộc họp, hoặc Hội thảo để đánh giá quá trình quản trị thực hiện các cam kết liên kết vùng cũng như các kết quả triển khai thực hiện; đồng thời tổng hợp các ý kiến đa dạng, nhiều chiều từ các nhà quản lý, chuyên gia, nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp về các hoạt động ứng phó với BĐKH đã đạt được cũng như các cơ hội và thách thức do tác động của BĐKH gây ra, là cơ sở tham khảo quan trọng để các tỉnh, thành phố trong Vùng hoạch định chính sách phát triển.

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và sự đồng thuận của lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong Vùng, sẽ kiến nghị với Đảng, Nhà nước về một số cơ chế tổ chức, chính sách, phân bổ nguồn lực cho thực hiện các Chương trình, dự án mang tính tổng hợp, liên vùng.

4.4. Giải pháp cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu

4.4.1. Luật hoá vấn đề liên kết vùng

- Cần phải thể chế hoá “nội hàm” vấn đề liên kết vùng được quy định trong Điều 52 của Hiến pháp sửa đổi năm 2013 bằng Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương về Chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế vùng, liên kết vùng”; Bổ sung vấn đề liên kết vùng trong các Luật Quy hoạch và Nghị định thi hành Luật Quy hoạch; Luật Ngân sách và Nghị định thi hành Luật Ngân sách; Luật Tổ chức Chính phủ.

- Trong Luật Tổ chức Chính phủ cần bổ sung vai trò của vùng như là một cấp có chức năng điều hòa các hoạt động chung của các địa phương ở cấp vùng (có chức năng tổ chức các dự án phát triển và ứng phó với BĐKH cấp vùng và liên vùng), đảm bảo các hoạt động kinh tế - xã hội được liên kết ở cấp vùng (như trong Hiến pháp 2013 đã đề cập) trong điều kiện ứng phó với BĐKH.

- Xây dựng Luật Quy hoạch là công cụ hữu hiệu để định hướng các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, trong đó quy hoạch phát triển vùng được quy định rõ hơn về các nội dung phải đề cập và tính chi phối của quy hoạch vùng đến quy hoạch các địa phương. Đồng thời các nội dung ở cấp vùng phải được theo dõi, giám sát, đánh giá (quản trị chặt chẽ) ở một cấp thực thi cụ thể và chỉ được điều chỉnh khi có các đánh giá ở cấp vùng và liên vùng.

- Quy định trong Luật Ngân sách về nguồn vốn dành cho các hoạt động ở cấp vùng (gồm nguồn cho các dự án phát triển và chi phí hoạt động quản lí) trong đó đề cập việc quản lý hiệu quả nguồn ngân sách này trên cơ sở các địa phương trong vùng và đại diện Trung ương tham gia các hoạt động giám sát, lập kế hoạch cho ngân sách cấp vùng.

- Lồng ghép các nội dung đề cập đến quy hoạch phát triển Vùng, ngành trong vùng thống nhất trong một bản định hướng Chiến lược phát triển vùng và được quy định tại Luật Quy hoạch, đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ trong thực hiện, phù hợp với nguồn lực phát triển, tránh tình trạng chồng chéo các nội dung như thực tế hiện nay. Các hoạt động kinh tế - xã hội ở cấp địa phương phải tuân thủ theo các dự án phát triển cấp vùng.

- Quy định trong Luật Đất đai một số nội dung về quản lý đất đai ở cấp Vùng, đối với một số loại đất có tính chất đặc thù của vùng như đất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, đất rừng phòng hộ ở vùng Tây Nguyên và các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc và các vùng sinh thái nhạy cảm cần có sự bảo vệ và phục hồi…

- Chính phủ cần nghiên cứu xây dựng và ban hành Nghị định về liên kết vùng trong đó có nội dung liên kết ứng phó với BĐKH. Nội dung cần cụ thể hoá cơ chế phối hợp, liên kết giữa các Bộ/ngành và địa phương trong từng vùng (Vùng Trung du và miền núi phía Bắc; Vùng đồng bằng sông Hồng; Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; Vùng Tây Nguyên; Vùng Đông Nam Bộ; Vùng đồng bằng sông Cửu Long) trong việc xây dựng cơ chế, chương trình, dự án, chia sẻ thông tin về ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong đó chú trọng cơ chế bắt buộc các địa phương thực hiện liên kết và tổ chức thực hiện, nguồn lực thực hiện, giám sát, kiểm tra.

4.4.2. Hình thành mô hình tổ chức, quản trị điều phối liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH

Những thách thức hiện nay đòi hỏi có sự thay đổi trong khung thể chế quy hoạch vùng hiện tại, với một cơ chế cho sự quản lý tổng hợp và hợp tác phát triển trong mọi lĩnh vực của một vùng, đảm bảo một liên kết hiệu quả giữa quy hoạch phát triển kinh tế và đầu tư cơ sở hạ tầng, cũng như sự phân bố tối ưu về không gian cho các hoạt động phát triển kinh tế và xã hội. Do những quyết định chung ở cấp vùng cần được dựa trên các phân tích kỹ thuật và khuyến nghị, đồng thời phải được thực hiện nhằm đảm bảo lợi ích của tất cả các bên liên quan, cần có một Ban Điều phối Phát triển Vùng với sự hỗ trợ của một Trung tâm nghiên cứu phát triển vùng để cung cấp thông tin cập nhật và đáng tin cậy cho tất cả các bên liên quan cùng ra quyết định, đồng thời, điều phối và tổ chức các đối thoại chính sách về các vấn đề quan trọng trong phát triển vùng. Các nội dung về biến đổi khí hậu có thể là khởi đầu cho các đối thoại chính sách ở cấp vùng. Dựa trên cơ sở dữ liệu và nghiên cứu về biến đổi khí hậu được thực hiện bởi Trung tâm nghiên cứu phát triển vùng, Ban Điều phối phát triển Vùng có thể chủ trì việc lập và cập nhật thường xuyên Quy hoạch chiến lược phát triển vùng, bao gồm ba hợp phần chính: (1) Khung chiến lược phát triển vùng: cung cấp tầm nhìn chung và định hướng chiến lược cho sự phát triển bền vững của vùng; (2) Các chiến lược phát triển vùng: là các giải pháp chiến lược phát triển vùng và sự phân bố không gian tối ưu của các hoạt động kinh tế và xã hội trong vùng nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và (3) Kế hoạch đầu tư đa ngành cho phát triển vùng: bao gồm danh sách các dự án đầu tư xây dựng ở cấp vùng được thực hiện bởi các bên liên quan với sự điều phối của Ban Điều phối phát triển vùng.

Đối với vấn đề BĐKH cần hình thành Ban điều phối thực hiện liên kết trong ứng phó với BĐKH ở cấp Quốc gia, cấp vùng và địa phương. Ở cấp Quốc gia do Uỷ ban quốc gia về Biến đổi khí hậu là tổ chức điều phối và giao cho Văn phòng Ủy ban quốc gia về Biến đổi khí hậu là cơ quan thường trực thực hiện tổ chức liên kết vùng. Ở cấp tỉnh, cơ quan đầu mối liên kết vùng là Ban Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng và giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thường trực thực hiện tổ chức liên kết vùng. Đối với 3 vùng đặc thù Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ thì 3 Ban chỉ đạo: Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp với Uỷ ban quốc gia về Biến đổi khí hậu và Ban Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng của từng địa phương trong vùng, phối hợp xây dựng cơ chế, chính sách và triển khai thực hiện các giải pháp liên kết vùng. Các Ban Chỉ đạo vùng có trách nhiệm xây dựng kế hoạch điều phối, chỉ đạo và giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án ứng phó với BĐKH mang tính liên vùng.

Ở các địa phương, cần hướng đến mô hình Quản trị địa phương sáng tạo và thích ứng với biến đổi khí hậu cho phát triển vùng bền vững. Chìa khóa thành công cho sự phát triển của một vùng là khả năng sáng tạo của vùng. Vì vậy, năng lực của vùng để khuyến khích sự sáng tạo cần được tăng cường với các nguyên tắc về “quản trị địa phương sáng tạo”, tạo điều kiện cho sự đa dạng và hiểu biết lẫn nhau giữa các bên liên quan, các đối thoại chính sách ở cấp vùng và nâng cao năng lực để hỗ trợ sáng tạo và thử nghiệm. Để gắn kết các nỗ lực về quy hoạch và phát triển vùng bền vững với những nỗ lực thích ứng với biến đổi khí hậu, cách tiếp cận “quản trị địa phương thích ứng với biến đổi khí hậu” cần được xem xét và áp dụng. Điều quan trọng là quản trị địa phương thích ứng với biến đổi khí hậu cần thúc đẩy cơ cấu quản trị linh hoạt và có sự tham gia của các bên liên quan, chuyển đổi từ tư duy quản lý cục bộ địa phương sang tư duy hệ thống (xem xét vấn đề ở nhiều cấp độ: hộ gia đình, lưu vực sông, vùng... ). Các chiến lược thích ứng cần được xây dựng ở nhiều quy mô khác nhau: hộ gia đình, tỉnh, đô thị và vùng, đặc biệt chú trọng đến sự tương tác giữa các tỉnh thành trong vùng. Bên cạnh chiến lược và các dự án dài hạn, cũng cần xem xét các chiến lược và dự án trong ngắn hạn và trung hạn, đặc biệt là sự đóng góp của các chiến lược và dự án này vào việc nâng cao năng lực thích ứng trong dài hạn. Cơ sở dữ liệu để xây dựng chiến lược cũng cần phải được cải thiện với sự kết hợp các kiến thức của cộng đồng và kiến thức của chuyên gia, đặc biệt là các dự báo phát triển và mức độ tổn thương trong tương lai. Cuối cùng, cần kết hợp các biện pháp thích ứng chính thức, không chính thức và phối hợp sáng tạo giữa các công cụ nhằm thích ứng hiệu quả hơn.

Vấn đề quy hoạch vùng nhằm ứng phó với BĐKH cần tập trung xem xét các vấn đề BĐKH đa ngành và đáp ứng nhu cầu của nhiều bên liên quan. Do quy trình và phương pháp luận quy hoạch truyền thống không giải quyết được một cách đầy đủ các vấn đề về môi trường có thể tác động ngược trở lại đến sự tăng trưởng kinh tế, cũng như những thách thức mới về đô thị hóa và BĐKH của các vùng, việc giới thiệu và áp dụng các công cụ và phương pháp phù hợp thông qua đổi mới hệ thống quy hoạch, quản trị sáng tạo và thích ứng với BĐKH là điều cần thiết để tận dụng các lợi thế của vùng, tăng năng lực cạnh tranh và phát triển vùng bền vững.

4.4.3. Hoàn thiện cơ chế liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu

- Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đầy đủ những quy định về trách nhiệm cụ thể cho từng địa phương trong thực hiện liên kết vùng. Đặc biệt là quy định liên quan đến việc lập, lấy ý kiến, phê duyệt và kiểm tra, giám sát đối với các dự án, các hoạt động ứng phó với BĐKH có tính liên vùng.



- Đẩy mạnh việc thực hiện các quy định, điều khoản phản ánh tính liên vùng trong các văn bản chính sách đã được ban hành như: nghiên cứu và lập bản đồ phân vùng chức năng - đã được đề cập đến trong Nghị quyết số 24/NQ-TW và Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Lồng ghép việc phân vùng chức năng vào trong các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành; Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp vùng bờ; Nghị định về quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông; Quy hoạch về thủy lợi các vùng; Quy định về quản lý rừng; tăng trưởng xanh…

- Xây dựng và triển khai thực hiện các cơ chế chính sách nhằm thu hút các nguồn lực từ Quốc tế, Trung ương, địa phương, tổ chức xã hội… để triển khai thực hiện các dự án thích ứng với BĐKH tại vùng, tỉnh có hiệu quả cao.

- Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học về BĐKH. Trong đó, cần đặc biệt chú trọng đến việc nghiên cứu các tri thức bản địa trong ứng phó với thiên tai và BĐKH. Nghiên cứu và phát triển các mô hình, phương pháp dự báo về BĐKH mà có tính đến các yếu tố liên vùng, liên ngành.

- Thiết lập cơ chế huy động nguồn lực tài chính để phục vụ việc liên kết với các tỉnh trong ứng phó với thiên tai và BĐKH.

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các địa phương thông qua các quy chế làm việc trong các dự án, chính sách có liên quan đến vấn đề BĐKH.

- Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện liên kết ở các địa phương.

- Cần xây dựng hệ thống giám sát đánh giá việc thực hiện những nội dung liên kết vùng ứng phó với BĐKH trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp địa phương. Điểm yếu hiện nay trong liên kết vùng là việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch thiếu tính pháp lệnh về hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá. Vì vậy, cần nhanh chóng hình thành khung khổ thể chế theo dõi, đánh giá trong lập, thực hiện, theo dõi và đánh giá kế hoạch hàng năm và 5 năm cũng như các quy hoạch phát triển khác trong giai đoạn chiến lược 2011 - 2020. Trong khung theo dõi đánh giá quy hoạch vùng cũng như cấp tỉnh, các tiêu chí đánh giá mang tính liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH phải là các trọng số quan trọng.

- Thiết lập mạng lưới trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong ứng phó với BĐKH giữa các tỉnh trong vùng và giữa các vùng với nhau. Giao chức năng chia sẻ, công bố thông tin về các hoạt động ứng phó với BĐKH cho Văn phòng Ứng phó với BĐKH ở cấp tỉnh và được minh bạch hóa. Ban hành quy chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa các tỉnh nội vùng và giữa các vùng, giữa ngành và địa phương.

4.4.4. Cần đẩy mạnh tăng cường nhận thức về liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH cho lãnh đạo ở các cấp

Lãnh đạo các địa phương cần có sự phân biệt rõ liên kết vùng hoặc hội nhập vùng trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ứng phó với BĐKH nói riêng, không thể chỉ là kết quả của một quyết định pháp lý, cho dù điều đó là hết sức quan trọng. Tính quyết định của sự liên kết này nằm ở sự liên kết thực tế dựa trên 3 sự kết nối chủ yếu: a) kết nối về hạ tầng ứng phó với BĐKH (cả hạ tầng cứng và hạ tầng mềm); b) kết nối giữa nhà nước và doanh nghiệp, các tổ chức xã hội khác cùng hợp tác ứng phó với BĐKH; và c) kết nối về thể chế và chính sách mà quan trọng nhất chính là cơ chế phối hợp chính sách ứng phó với BĐKH– năng lực ứng phó. Nói cách khác, liên kết vùng chỉ có thể có hiệu quả, nếu bản thân quá trình này đạt được sự tương tác hài hoà giữa liên kết danh nghĩa, pháp lý với liên kết thực tế.

Mặt khác, để cải thiện quá trình trao đổi thông tin và phối hợp giữa các bên liên quan nên kết hợp với các chương trình nâng cao năng lực bao gồm các khoá tập huấn cho các lãnh đạo về lồng ghép nội dung biến đổi khí hậu trong quy hoạch chiến lược vùng, tăng cường sự cam kết của lãnh đạo các tỉnh đối với phát triển vùng bền vững và giới thiệu cách tiếp cận sáng tạo trong lập và thực hiện quy hoạch vùng với sự tham gia của các bên liên quan. Trong khi nguồn lực cho nghiên cứu và nâng cao năng lực quy hoạch vùng nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu có thể được huy động từ các nhà tài trợ quốc tế thông qua hỗ trợ kỹ thuật, việc tổ chức các đối thoại chính sách về quy hoạch phát triển vùng bền vững có thể huy động sự đóng góp của các tỉnh và các nhà đầu tư tư nhân, những người sẽ được hưởng lợi trong quá trình quy hoạch vùng.

4.4.5. Nâng cao khả năng tích hợp, lồng ghép biến đổi khí hậu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Để nâng cao hơn nữa quá trình tích hợp, lồng ghép BĐKH trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cần phải thực hiện các bước nhau sau

Bước 1: Chuẩn bị cho việc lồng ghép

Chuẩn bị cho việc lồng ghép gồm 3 hoạt động: pquá trình thực hiện và (3) Phân tích, đánh giá quy hoạch, kế hoạch dưới góc nhìn ứng phó với BĐKH. Cần thiết phải thu thập đầy đủ thông tin, số liệu về BĐKH (các kịch bản BĐKH; số liệu về khí tượng thủy văn, thiên tai và thiệt hại; các chính sách, chiến lược ứng phó...) cũng như các thông tin về quy hoạch, kế hoạch (tình hình phát triển kinh tế-xã hội; quy hoạch, kế hoạch ngành ngành, lĩnh vực khác có liên quan; đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch giai đoạn trước; dự thảo các nội dung chính của quy hoạch, kế hoạch (CQK)…

Bước 2: Xác định mối liên hệ giữa BĐKH và quy hoạch kế hoạch

Bước này bao gồm các hoạt động: (1) Xác định các tác động của BĐKH lên đối tượng và (2) Xác định các tác động của việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch lên khả năng ứng phó với BĐKH. Để xác định các tác động của BĐKH lên đối tượng, cần thực hiện các nhiệm vụ: (i) xác định kịch bản BĐKH và nước biển dâng; (ii) dự báo diễn biến của đối tượng trong quy hoạch, kế hoạch ; (iii) xác định các vấn đề ưu tiên và phạm vi đánh giá; (iv) lựa chọn và phát triển các công cụ đánh giá; (v) đánh giá tác động của BĐKH lên đối tượng (bao gồm các tác động hiện tại và tương lai); (vi) đánh giá các rủi ro/thiệt hại do tác động của BĐKH; (vii) đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH; (viii) đánh giá chung về tính dễ bị tổn thương (vulnerability) của đối tượng trước các tác động của BĐKH.

Xác định các tác động của việc thực hiện CQK lên khả năng ứng phó với BĐKH bao gồm các nội dung: (i) xác định các kịch bản của BĐKH; (ii) các tác động đối với các hành động thích ứng và; (iii) các tác động làm giảm phát thải hoặc tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính.



Bước 3: Lựa chọn các biện pháp ứng phó

Trong bước này cần thực hiện các hoạt động: (1) Lựa chọn các biện pháp thích ứng và; (2) Lựa chọn các biện pháp giảm nhẹ. Việc lựa chọn các biện pháp thích ứng được triển khai thông qua các nội dung: (i) xác định nhu cầu thích ứng; (ii) xây dựng các tiêu chí để lựa chọn các giải pháp thích ứng; (iii) đề xuất các giải pháp thích ứng và; (iv) đánh giá và xếp hạng ưu tiên các giải pháp thích ứng.

Việc xác định các biện pháp giảm nhẹ cần được dựa trên các tài liệu, các kết quả nghiên cứu đã công bố như Thông báo quốc gia đệ trình cho UNFCCC, báo cáo cập nhật 2 năm một lần (BUR)... và cần được cân nhắc dựa trên các tiêu chí về tiềm năng giảm phát thải, chi phí và tính khả thi.



Bước 4: Lồng ghép các biện pháp ứng phó với BĐKH đã được lựa chọn

Các hoạt động trong bước này gồm: (i) Lồng ghép BĐKH vào các quan điểm, mục tiêu; (ii) Lồng ghép BĐKH vào các nội dung, nhiệm vụ; (iii) Lồng ghép BĐKH vào các giải pháp và tổ chức thực hiện của quy hoạch, kế hoạch và; (iv) Tham vấn các bên liên quan. Yêu cầu của bước này là xem xét và lồng ghép các giải pháp ứng phó (thích ứng và giảm nhẹ) vào trong tất cả các phần của quy hoạch, kế hoạch (từ quan điểm, mục tiêu, nội dung dự thảo của quy hoạch, kế hoạch đến việc tổ chức thực hiện). Quá trình lồng ghép này được thực hiện với sự tham gia, tham vấn rộng rãi các bên liên quan.

Bước 5: Giám sát, đánh giá việc thực hiện các giải pháp ứng phó BĐKH

Các hoạt động của bước này gồm: Giám sát, đánh giá việc thực hiện các giải pháp ứng phó với BĐKH đã được lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch và Đề xuất, kiến nghị chỉnh sửa quy hoạch, kế hoạch. Cần giám sát, đánh giá tình hình triển khai các giải pháp ứng phó với BĐKH trong quy hoạch, kế hoạch , xác định các kết quả đạt được, các hạn chế, yếu kém và các nguyên nhân, từ đó rút ra những kiến nghị để điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch hoặc phục vụ cho việc lồng ghép BĐKH vào quy hoạch, kế hoạch trong giai đoạn tiếp theo.

4.4.5.1. Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia

Căn cứ vào Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 09 năm 2006 về việc quy định trình tự lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước và Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008, về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP, tài liệu Hướng dẫn xây dựng quy tŕnh lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả nước. Cách tích hợp vào 5 bước của quy trình lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KTXH cả nước được thể hiện như sau:



Bước 1: Trong quá trình thu thập tư liệu về vùng, cả nước, cần xác định kịch bản biến đổi khí hậu và thu thập các tài liệu về diễn biến khí hậu liên quan. Bên cạnh đó, ngoài việc nghiên cứu tác động của các yếu tố bên ngoài, đánh giá và dự báo các yếu tố và nguồn lực phát triển, các yếu tố tiến bộ khoa học công nghệ của Thế giới và các yếu tố phát triển kinh tế - xã hội khác tác động đến Chiến lược/Quy hoạch/Kế hoạch của cả nước trong tương lai, xác định vị trí, vai trò chủ yếu của các ngành và từng vùng đối với phát triển kinh tế - xã hội cả nước, cần dựa vào kịch bản biến đổi khí hậu để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến Việt Nam, từ đó xác định những vùng/ngành dễ bị tổn thương nhất để có định hướng phát triển phù hợp. Ngoài ra, cũng cần xác định những lĩnh vực có tiềm năng giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;

Bước 2: Nghiên cứu các quan điểm chỉ đạo và mục tiêu vĩ mô được xác định bởi định hướng của Đảng và Nhà nước; cung cấp các thông tin đó cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm cơ sở phục vụ xây dựng Chiến lược/Quy hoạch/Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả nước; đồng thời thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh, bổ sung;

Đối với việc lập Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bên cạnh việc nghiên cứu các quan điểm chỉ đạo và mục tiêu vĩ mô được xác định bởi định hướng của Đảng và Nhà nước, còn phải dựa vào Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước.

Đối với việc lập Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bên cạnh việc nghiên cứu các quan điểm chỉ đạo và mục tiêu vĩ mô được xác định bởi định hướng của Đảng và Nhà nước, còn phải dựa vào Chiến lược và Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả nước.

Bước 3: Xác định quan điểm và mục tiêu phát triển, mục tiêu thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu; định hướng phát triển và tổ chức thực hiện Chiến lược/Quy hoạch/Kế hoạch trong đó có việc thực hiện các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bước 4: Lập báo cáo Chiến lược/Quy hoạch/Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước có tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu trong vòng 30 ngày sau khi được Quốc hội thông qua;

Bước 5: Thông báo Chiến lược/Quy hoạch/Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước trong vòng 30 ngày sau khi được Quốc hội thông qua cho các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các Bộ, ngành và địa phương căn cứ vào đó hiệu chỉnh Chiến lược/Quy hoạch/Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngành, vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

4.4.5.2. Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển ngành

Căn cứ vào Nghị định 92/2006/NĐ-CP và Nghị định 04/2008/NĐ-CP, tài liệu hướng dẫn xây dựng quy trình lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành. Cách tích hợp vào 6 bước của quy trình lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành như sau:



Bước 1: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu liên quan đến việc lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, trên cơ sở đó tiến hành phân tích, đánh giá các yếu tố, điều kiện phát triển và dự báo tác động của chúng đến chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành. Trong quá trình thu thập tài liệu điều tra cơ bản về tài nguyên môi trường, cần xác định kịch bản BĐKH và thu thập các tài liệu về diễn biến khí hậu liên quan.

Bước 2: Trong khi nghiên cứu các tác động của các yếu tố đến quá trình phát triển của ngành, đánh giá và dự báo các yếu tố và nguồn lực phát triển, các yếu tố tiến bộ khoa học kỹ thuật của Thế giới và các yếu tố phát triển KTXH khác tác động đến chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành trong tương lai, cần dựa vào kịch bản BĐKH để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến ngành để có định hướng phát triển phù hợp. Ngoài ra, cũng cần xác định liệu ngành đó có tiềm năng giảm nhẹ khí nhà kính hay không;

Bước 3: Xác định vị trí, vai trò của các ngành đối với nền kinh tế của cả nước và các vùng; nghiên cứu các quan điểm chỉ đạo và một số chỉ tiêu vĩ mô về phát triển ngành và chỉ tiêu thích ứng/giảm nhẹ BĐKH; cung cấp các thông tin đó cho các Bộ, ngành liên quan và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm cơ sở phục vụ lập quy hoạch, tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh, đồng thời thu nhận thông tin phản hồi để điều chỉnh, bổ sung;

Bước 4: Xây dựng và lựa chọn phương án phát triển ngành và các phương án thích ứng và/hoặc giảm nhẹ. Dựa vào các mục tiêu đặt ra trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KTXH quốc gia, yếu tố thị trường, khả năng các nguồn lực để luận chứng quan điểm, mục tiêu phát triển ngành có tính đến ứng phó với BĐKH. Luận chứng các biện pháp chủ yếu và điều kiện đảm bảo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch ngành;

Đối với việc xây dựng Quy hoạch phát triển ngành, ngoài việc căn cứ vào các mục tiêu đặt ra trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, cần xem xét các mục tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển ngành.

Đối với việc xây dựng Kế hoạch phát triển ngành, ngoài việc căn cứ vào mục tiêu đặt ra trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, cần xem xét các mục tiêu đặt ra trong Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành.

Bước 5: Lập báo cáo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch ngành có tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

Bước 6: Thông báo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành trong vòng 30 ngày sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho các Bộ, ngành liên quan và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp. Các ngành, các địa phương căn cứ vào đó hiệu chỉnh quy hoạch ngành, tỉnh và triển khai các quy hoạch cụ thể.

4.4.5.3. Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh/thành phố

Căn cứ vào Nghị định 92/2006/NĐ-CP và Nghị định 04/2008/NĐ-CP, tài liệu hướng dẫn xây dựng quy trình lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh/thành phố. Cách tích hợp vào 5 bước của quy trình lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh/thành phố được thể hiện như sau:



Bước 1: Xử lý các kết quả điều tra cơ bản đã có và tổ chức điều tra bổ sung; khảo sát thực tế; thu thập tư liệu số liệu về tỉnh/thành phố và xác định kịch bản biến đổi khí hậu và các tài liệu về diễn biến khí hậu tại tỉnh/thành phố. Nghiên cứu tác động của các yếu tố bên ngoài trong đó có biến đổi khí hậu đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh/thành phố; tác động (hay chi phối) của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cả nước đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh/thành phố. Xác định vị trí, vai trò của các ngành và của từng đơn vị hành chính cấp dưới đối với nền kinh tế - xã hội của tỉnh/thành phố. Dựa vào kịch bản biến đổi khí hậu để đánh giá khu vực/ngành của tỉnh/thành phố dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu và xác định những lĩnh vực có tiềm năng giảm nhẹ.

Bước 2: Xác định vai trò của tỉnh/thành phố đối với vùng và cả nước; nghiên cứu các quan điểm chỉ đạo và một số chỉ tiêu vĩ mô về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh/thành phố và cung cấp các thông tin đó cho các UBND tỉnh/thành phố làm cơ sở phục vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh/thành phố.

Bước 3: Xác định quan điểm và mục tiêu phát triển, mục tiêu thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu; Định hướng phát triển và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh/thành phố trong đó bao gồm các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu;

Đối với lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh/thành phố, cần lưu ý việc xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, định hướng tổ chức không gian và giải pháp thực hiện.



Bước 4: Lập báo cáo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh/thành phố có tích hợp nội dung biến đổi khí hậu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bước 5: Thông báo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh/thành phố trong vòng 30 ngày sau khi đã được phê duyệt cho các Bộ, ngành, các đơn vị hành chính cấp dưới, các Sở, ngành làm căn cứ hiệu chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đơn vị mình và triển khai lập các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cụ thể.

4.4.6. Tăng cường liên kết vùng trong việc xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo sớm thiên tai, biến đổi khí hậu

Để chủ động ứng phó và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, BĐKH gây ra thì công tác dự báo, cảnh báo sớm thiên tai, năng lực xử lý thông tin đóng góp vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, trong thời gian tới cần thiết kế các cơ chế, chính liên kết vùng trong xây dựng các hệ thống quan trắc, năng lực xử lý thiên tai và cảnh báo sớm thiên tai.

- Tăng cường liên kết giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài Chính, các tổ chức quốc tế và các địa phương về huy động nguồn lực tài chính và kỹ thuật cho việc hiện đại hoá các hệ thống dự báo và cảnh báo thiên tai tại Đài Khí tượng thủy văn khu vực: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ.

- Xây dựng các mô hình cảnh báo thiên tai kết hợp với các công nghệ xử lý giải đoán ảnh vệ tinh MODIS, MTSAT, xây dựng các trung tâm tự động thu nhận, xử lý, phân tích số liệu và ra quyết định cho các trạm quan trắc ở địa phương.

- Mở rộng, phát triển, hiện đại hóa hệ thống quan trắc và dự báo khí tượng thủy văn theo hướng kết hợp quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn với giám sát, cảnh báo khí hậu cho các tỉnh.

- Tăng cường đào tạo nhân lực để có thể nâng cao độ chính xác của các bản tin dự báo khí tượng thủy văn, phục vụ dự báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dự báo, cảnh báo sớm thiên tai.



- Xây dựng mới và tu sửa các trạm khí tượng thủy văn tại một số khu vực phù hợp, đặc biệt là các khu vực ven biển và khu vực dễ bị tác động do thiên tai gây ra.

- Tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan, ban ngành tại địa phương, đặc biệt là Đài phát thanh truyền hình.

- Tăng cường phát triển hệ thống thông tin và cập nhật dữ liệu về khí hậu và biến đổi khí hậu phục vụ hoạch định chính sách và triển khai thực hiện các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Tiếp tục cập nhật, hoàn thiện kịch bản biến đổi khí hậu công bố trước kỳ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội để lồng ghép, điều chỉnh kế hoạch kịp thời.

- Xây dựng bản đồ nguy cơ ngập do nước biển dâng, bản đồ rủi ro thiên tai theo các kịch bản biến đổi khí hậu, công bố công khai, phổ biến, gắn với hệ thống thông tin địa lý, thông tin viễn thám.

- Bên cạnh những bản đồ số hóa những kịch bản nước biển dâng thì cũng cần xây dựng một bộ cơ sở dữ liệu về dân cư đang sinh sống ở những địa bàn chịu ảnh hưởng của nước biển dâng. Đó sẽ là một trong những căn cứ để ưu tiên nguồn lực cho triển khai các chính sách, dự án hỗ trợ dân sinh, triển khai các nghiên cứu và đánh giá tác động của nước biển dâng. Bộ cơ sở dữ liệu phải bao gồm các nội dung như: (i) Địa bàn, phạm vi của địa bàn bị ảnh hưởng của nước biển dâng, nhất là những vùng có nguy cơ cao do triều cường, sóng thần; (ii) Qui mô dân cư tại các địa bàn đó; (iii) Mức độ ảnh hưởng đến sinh kế khi nước biển dâng; (iv) Thực trạng về cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản trên địa bàn.

4.4.7. Giải pháp liên kết vùng trong huy động nguồn lực tài chính và đào tạo nhân lực BĐKH

4.4.7.1. Huy động nguồn lực tài chính cho hoạt động liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu

- Hoạt động liên kết vùng vượt quá khuôn khổ của từng địa phương và nguồn lực tài chính của mỗi địa phương, tỉnh, thành còn phải điều phối vào nhiều lĩnh vực để phát triển kinh tế, xã hội nên việc cùng huy động nguồn lực tài chính, đóng góp cho các hoạt động toàn vùng còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, rất cần có sự hỗ trợ tài chính từ trung ương và sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước (xã hội hóa trong thu hút tài chính) dành cho hoạt động liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Muốn làm được điều này, cần nêu lên những lợi ích, điểm mạnh của liên kết vùng trong việc giải quyết các vấn đề về BĐKH, thiên tai, thời tiết, môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư sản xuất, kinh doanh của từng địa phuơng.

- Trong việc huy động nguồn lực tài chính cho công tác liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH, cần xác định mức độ kinh phí cho các chương trình, dự án mang tính liên vùng. Bên cạnh đó, cũng cần cung cấp, bổ sung nguồn kinh phí cho bộ máy hoạt động điều hành, giám sát liên kết vùng.

4.4.7.2. Đa dạng hóa các nguồn vốn và quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho ứng phó với BĐKH

- Chính phủ cần huy động mọi nguồn tài chính tiềm năng: trong nước, quốc tế, công và tư nhân. Có rất nhiều cơ hội thu hút tài chính quốc tế, bao gồm: (i) đầu tư trực tiếp (FDI), (ii) thị trường các bon, (iii) các cơ chế song và đa phương, chẳng hạn như Quỹ khí hậu xanh, Quỹ môi trường toàn cầu (GEF), Quỹ Thích ứng với biến đổi khí hậu (AF), Quỹ đầu tư khí hậu (CIFs), Quỹ khí hậu xanh. Tuy nhiên, về tổng thể, tài chính cho hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ phải dựa chính vào các nguồn trong nước. Chính phủ cần xem xét ngân sách nhà nước, chính sách tài chính, vốn tư nhân trong nước cho BĐKH. Quan hệ đối tác công- tư có thể giảm rủi ro và mang lại lợi ích cao cho cả doanh nghiệp và chính phủ trong nghiên cứu triển khai thực hiện các dự án ứng phó với BĐKH để phát triển (các dự án sinh lời).

- Đa dạng hóa nguồn đầu tư, tăng tỷ lệ đầu tư cho ứng phó BĐKH từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức. Tận dụng các cơ hội để kêu gọi các nguồn kinh phí từ các tổ chức quốc tế và các nước cho BĐKH. Một trong những hạn chế hiện nay của các dự án là tính bền vững và hiệu quả thực hiện. Rất nhiều dự án và chương trình khi hết nguồn kinh phí tài trợ cũng đồng nghĩa với việc kết thúc các hoạt động duy trì kết quả. Nhiều chương trình mới dừng ở mức thử nghiệm, chưa được nghiên cứu, đánh giá triển khai nhân rộng do thiếu nguồn kinh phí duy trì. Để giải quyết tính bền vững của các chương trình, dự án cần đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư, huy động sự tham gia đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng.

- Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn ODA để tăng cường sử dụng phương pháp và hướng tiếp cận có sự tham gia trong công tác bảo vệ, phát triển rừng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tăng cường các hoạt động khuyến nông, phát triển nguồn nhân lực, bảo tồn đa dạng sinh học và xoá đói giảm nghèo.

- Đẩy mạnh thí điểm, thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng (FPES, REDD+), coi đó là nguồn thu quan trọng để hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia quản lý bảo vệ rừng. Cần xây dựng và hoàn thiện cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng có hiệu quả và có tính khả thi và coi trọng vai trò của cộng đồng, chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm trong công tác bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.

4.4.7.3. Liên kết đào tạo nguồn nhân lực về BĐKH

- Tăng cường nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực BĐKH ở các cấp cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, nguồn nhân lực làm công tác khí tượng, thuỷ văn, BĐKH mặc dù vẫn tăng qua các năm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra. Ở cấp Trung ương, việc thiếu nhân lực làm công tác quản lý là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả ứng phó BĐKH. Ở cấp địa phương, phổ biến là việc thiếu nhân lực; năng lực chuyên môn, kỹ năng quản lý chưa đáp ứng yêu cầu. Lực lượng cán bộ, công chức thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường trực tiếp làm công tác thuỷ văn, BĐKH của các tỉnh thành phố còn mỏng, chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, thiếu các cơ quan chuyên môn hỗ trợ kĩ thuật. Hệ thống quản lý tài nguyên môi trường được tổ chức thống nhất đến cấp huyện là Phòng Tài nguyên và môi trường. Tuy nhiên cán bộ tại Phòng Tài nguyên và môi trường cấp huyện còn thiếu về số lượng, hầu hết làm công tác kiêm nhiệm, điều này làm giảm hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về khí tượng, thuỷ văn và BĐKH tại địa phương. Ở cấp huyện và cấp xã chưa có cán bộ chuyên trách về khí tượng thuỷ văn. Như vậy, việc tăng cường nguồn nhân lực làm công tác khí tượng, thuỷ văn và BĐKH ở tất cả các cấp cả về số lượng và chất lượng là một trong những giải pháp cần được quan tâm và ưu tiên hàng đầu.

- Tăng cường cải tiến và bổ sung chính sách nhằm thu hút và nâng cao trình độ của cán bộ cho từng vùng trong cả nước thông qua đổi mới các chính sách về tiền lương, phụ cấp, chính sách đào tạo... phù hợp với đặc điểm của từng vùng nhằm đảm bảo cho thu nhập và các quyền lợi chính đáng khác như đời sống vật chất, văn hóa tinh thần không quá chênh lệch với cuộc sống chung của cả nước.

4.4.8. Cần hoàn thiện chính sách phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro thiên tai có tính đến tính đặc thù vùng và đối tượng bị tổn thương

Về phương diện chính sách, cần có hai hướng xử lý khác nhau thông qua các giải pháp mang tính dài hạn và giải pháp xử lý tình huống kịp thời. Mục tiêu của các giải pháp chính sách là cần phải hướng tới đảm bảo: (i) an ninh con người: vấn đề liên quan là đảm bảo sinh mạng trước tác động của thiên tai và vấn đề chăm sóc sức khỏe cộng đồng; (ii) điều kiện sống: đảm bảo các điều kiện cư ngụ và tiếp cận các dịch vụ cơ bản cho dân cư; và (iii) sinh kế: phục hồi, cải thiện và đa dạng các điều kiện sinh kế để đảm bảo đời sống người dân các vùng dễ bị tổn thương.

Tác động tiêu cực của BĐKH là một hình thức rủi ro do thiên nhiên đem lại. Do vậy các hoạt động ứng phó với rủi ro cần phải gắn với Chiến lược an sinh xã hội của Việt Nam với ba nhóm hoạt động chính là phòng ngừa rủi ro; giảm thiểu, khắc phục rủi ro.



4.4.8.1. Chính sách phòng ngừa rủi ro, tạo việc làm

Những phát hiện từ khảo sát thực tế cũng như dựa trên các kết quả dự báo có thể thấy rằng tình trạng BĐKH và nước biển dâng đang thực sự đe doạ đến sinh kế của người dân. Bên cạnh các giải pháp công trình do ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện thì cần có những giải pháp chiến lược hỗ trợ ổn định sinh kế. Đây là một nhiệm vụ cần có sự tham gia của nhiều ngành ở các cấp khác nhau.

Trên cơ sở các kịch bản về nước biển dâng và qui hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, lĩnh vực lao động, việc làm và đảm bảo an sinh xã hội cần tập trung vào các hoạt động sau:

- Lồng ghép hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề cho nông dân vào Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/TTg theo hướng cung cấp đầy đủ thông tin cho người lao động về các kế hoạch, qui hoạch để người dân tự lựa chọn nghề để học thông qua các mô hình phân tích sinh kế. Cơ hội việc làm trong ngành nông nghiệp sẽ ngày càng giảm đi do diện tích đất và mặt nước bị thu hẹp và dân số tăng lên trong khi có một bộ phận lớn nông dân không biết làm gì ngoài trồng lúa. Đào tạo nghề để chuyển đổi việc làm cần tập trung vào: (i) chuyển sang hoạt động phi nông nghiệp và (ii) sản xuất thâm canh nhằm gia tăng giá trị sử dụng đất và mặt nước.

- Hỗ trợ tạo việc làm: Hoạt động hỗ trợ tạo việc làm hiện đang được triển khai trong nhiều chương trình, dự án. Rõ ràng nhất là dự án vay vốn tạo việc làm trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm và dự án hỗ trợ vay tín dụng ưu đãi tạo việc làm trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo. Các hoạt động này nhìn chung đã được thực hiện khá tốt trong những năm qua; tuy nhiên cần có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên cho những vùng chịu tác động của BĐKH và nước biển dâng. Gắn chặt hỗ trợ vay tín dụng với dạy nghề, khuyến nông, lâm, ngư; Lấy hiệu quả sử dụng vốn vay dựa trên kết quả cuối cùng làm tiêu chuẩn để phân bổ nguồn lực. Ngoại trừ những địa bàn cần di dân bắt buộc thì chiến lược thích ứng là hướng cần được ưu tiên.

- Cần lựa chọn địa bàn, đối tượng ưu tiên để triển khai các chính sách hỗ trợ về dạy nghề, chuyển đổi việc làm do tác động của BĐKH đến các nhóm dân cư khác nhau, người nghèo chịu tác động lớn hơn do không có khả năng tự ứng phó, phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều hơn so với nam giới.

- Tăng cường hoạt động tư vấn và giới thiệu việc làm gắn với nhu cầu thực cần chuyển đổi việc làm của nông dân. Mở rộng truyền thông đến những vùng khó khăn, những địa bàn có nhiều nguy cơ chịu tác động lớn của BĐKH.

- Hỗ trợ di chuyển và ổn định sản xuất của các doanh nghiệp: Cần có chính sách hỗ trợ về tín dụng, cơ sở hạ tầng để doanh nghiệp ổn định sản xuất trong thời gian dài vì theo tính toán của CIEM thì khi nước biển dâng thêm 1 m sẽ có 13/19 khu công nghiệp ở vùng ĐBSCL sẽ bị ngập.



4.4.8.2. Chính sách giảm thiểu và khắc phục rủi ro

(1). Chính sách phát triển thị trường bảo hiểm nhằm giảm thiểu và khắc phục rủi ro:

(a) Hỗ trợ nông dân mua bảo hiểm hưu trí: Xác định đối tượng ưu tiên và mức hỗ trợ dựa trên các tiêu chuẩn về (i) độ tuổi; (ii) khả năng chi trả; (iii) mức sống tối thiểu. Đảm bảo rằng mọi người dân có thể sống bằng nguồn thu nhập của chính mình;

(b) Phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp: Thứ nhất, doanh nghiệp bảo hiểm cần đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm phù hợp với trình độ sản xuất của nông dân; đưa ra sản phẩm bảo hiểm phù hợp với thực trạng sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình. Hiện nay chưa có sản phẩm chuẩn, cụ thể cho một loại đối tượng bảo hiểm, cho một số rủi ro nhất định và triển khai với quy mô rộng khắp; Thứ hai, doanh nghiệp bảo hiểm cần linh hoạt trong lựa chọn phương thức quản lý rủi ro hữu hiệu đối với cây trồng vật nuôi được bảo hiểm để phù hợp với từng sản phẩm nông sản hoặc từng tập quán canh tác của địa phương; Thứ ba, phát triển mạnh thị trường tái bảo hiểm vì các rủi ro trong sản xuất nông nghiệp phần lớn đều mang tính chất thảm họa nên các doanh nghiệp bảo hiểm cần phải có sự hậu thuẫn của các nhà tái bảo hiểm; Thứ tư, người nông dân cần thay đổi thói quen và nhận thức về tham gia bảo hiểm, không nên chỉ khi chắc chắn xảy ra tổn thất mới tham gia bảo hiểm; Thứ năm, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn, tập trung vì sẽ phát huy được lợi thế của sản xuất theo quy mô, nông dân sẽ có thu nhập và sẵn sàng đóng phí bảo hiểm, thuận lợi hơn cho triển khai công tác bảo hiểm; Thứ sáu, làm tốt công tác xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu để làm căn cứ cho việc tính phí, triển khai bảo hiểm bao gồm cơ sở dữ liệu và lập các bản đồ rủi ro về lũ lụt, hạn hán, bão, giá rét... đối với từng vùng, từng miền, từng loại cây trồng, vật nuôi.

(2) Chính sách hỗ trợ xây dựng các khu định cư ổn định để di chuyển người dân ra khỏi những địa bàn bị rủi ro cao nhất do hiện tượng nước biển dâng mà trước hết là những địa bàn chịu ảnh hưởng lớn do triều cường.

(3) Mở rộng diện thụ hưởng Nghị định 13/2010/NĐ-CP trên cơ sở xây dựng một bộ chỉ tiêu xác định đối tượng thụ hưởng trợ giúp đột xuất do thiên tai và BĐKH dẫn đến mất nguồn sinh kế của người dân. Lấy mức sống tối thiểu làm cơ sở để xác định mức hỗ trợ.

(4) Có cơ chế hỗ trợ và khuyến khích xây dựng các quĩ cứu trợ đột xuất tại xã/phường, thôn/bản để người dân và địa phương chủ động linh hoạt đối phó với những rủi ro gây ra do BĐKH.

4.5. Đề xuất cơ chế đặc thù nhằm liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH cho một số vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tác động của BĐKH

4.5.1. Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung

Để xây dựng các chương trình ứng phó với BĐKH mang tính tổng hợp liên vùng trong ứng phó BĐKH mang tính đặc thù phù hợp đối với vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (BTB&DHMT) trong thời gian tới cần phải tập trung vào các vấn đề sau đây:

(1) Xây dựng ma trận hệ thống cơ sở dữ liệu liên ngành trong đó có cơ sở dữ liệu về khí hậu, khí tượng, thời tiết, thuỷ văn, địa chất, địa hình… của vùng BTB&DHMT để phục vụ cho hoạch định chính sách.

(2) Đẩy mạnh việc thực hiện các quy định, điều khoản phản ánh tính liên vùng trong các văn bản chính sách đã được ban hành như: nghiên cứu và lập bản đồ phân vùng chức năng sinh thái, khí hậu vùng BTB&DHMT đã được đề cập đến trong Nghị quyết số 24/NQ-TW. Lồng ghép việc phân vùng chức năng vào trong các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng BTB&DHMT...

(3) Cần xây dựng Quy chế thí điểm liên kết vùng BTB&DHMT giai đoạn 2015-2020 để trình Chính phủ phê duyệt (thay quy chế hiện nay do một số tỉnh ký kết nhưng chưa có hiệu lực pháp lý bắt buộc thực hiện). Quy chế cần tập trung vào các vấn đề sau: (i) Liên kết trong việc đầu tư xây dựng, phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ; (ii) Liên kết vùng trong phát triển du lịch; (iii) Liên kết vùng trong quản lý tài nguyên nước; phục hồi và phát triển rừng chắn cát, rừng ngập mặn ven biển, rừng phòng hộ đầu nguồn; liên kết trong ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu.

(4) Kiến nghị về cơ chế tổ chức thực hiện liên kết vùng:

- Xây dựng, thành lập cơ quan chuyên trách chỉ đạo về ứng phó với thiên tai, BĐKH và liên kết vùng ở duyên hải miền Trung.

- Ban điều phối liên kết vùng phối hợp với các Bộ/ngành, địa phương tập trung nguồn lực để giải quyết các vấn đề cấp bách như sau: (i) Phối hợp với Bộ TN và MT, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các địa phương huy động các nguồn lực để xây dựng hiện đại hoá hệ thống dự báo và cảnh báo thiên tai tại Đài Khí tượng thủy văn khu vực: Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Trung Trung Bộ; xây dựng kế hoạch truyền thông về thiên tai, BĐKH cho vùng; (ii) Phối hợp với Bộ TN và MT, Bộ Xây dựng, Bộ GTVT, Bộ NN và PTNT, Bộ Tài chính và các địa phương cân đối, bố trí, huy động nguồn lực tài chính để xây dựng các công trình giao thông, hạ tầng liên vùng ven biển có tính đến vấn đề BĐKH; xây dựng đê, kè biển chống nạn cát bay, xâm nhập mặn và xâm thực bờ biển; phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc thiết kế, dự toán kinh phí, xây dựng nhà tránh bão, tránh lũ cho vùng ven biển, xây dựng cảng neo đậu cho tàu, thuyền trách bão; Phối hợp trong việc di dời và bố trí ổn định dân cư ở vùng bị thiên tai nghiêm trọng; (iii) Phối hợp với Bộ TN và MT, Bộ NN và PTNT rà soát và đề xuất các công trình thủy lợi kết hợp đê sông, hồ chứa nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô ở vùng Nam Trung Bộ; trồng rừng chắn cát bay, rừng ngập mặn ven biển để chắn sóng và bảo vệ đê biển; (iv) Phối hợp với Bộ NN và PTNT, Bộ Công thương, Bộ TN và MT và các địa phương đẩy mạnh thu phí và chia sẻ dịch vụ môi trường rừng, dịch vụ hệ sinh thái.

(5) Thiết lập cơ chế huy động nguồn lực tài chính để phục vụ việc liên kết với các tỉnh trong ứng phó với thiên tai và BĐKH.

(6) Xây dựng cơ chế bắt buộc cũng như kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện liên kết ở các địa phương.

(7) Ban hành bộ tiêu chí phê duyệt và đánh giá đối với các dự án ứng phó với BĐKH có tính liên vùng.

(8) Thiết lập mạng lưới trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong ứng phó với BĐKH giữa các địa phương trong vùng với nhau. Đối với các địa phương trong vùng thì nên giao chức năng này cho Sở Tài nguyên và Môi trường ở các tỉnh. Ban hành quy chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa các địa phương với nhau. Đối với việc chia sẻ thông tin giữa các vùng thì cần thiết lập cơ chế thông qua các Ban chỉ đạo vùng, thông qua các hội thảo khoa học cấp vùng hoặc toàn quốc.

4.5.2. Vùng Tây Nguyên

(1) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về khí hậu, khí tượng, thời tiết, thuỷ văn, địa chất địa hình… của vùng Tây Nguyên để phục vụ cho hoạch định chính sách. Bên cạnh đó, nghiên cứu và lập bản đồ phân vùng chức năng sinh thái và khí hậu đã được đề cập đến trong Nghị quyết số 24/NQ-TW và Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Lồng ghép việc phân vùng chức năng vào trong các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch khác ở vùng Tây Nguyên.

(2) Ban Chỉ đạo Tây Nguyên phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các tỉnh trong vùng xây dựng Quy chế thí điểm liên kết vùng Tây Nguyên giai đoạn 2015-2020, để trình Chính phủ phê duyệt. Quy chế cần tập trung vào các vấn đề sau: (i) Liên kết quản trị thực hiện quy hoạch lồng ghép ứng phó với BĐKH trong phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên; trong việc đầu tư xây dựng, phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi); (ii) Liên kết vùng trong phát triển du lịch; (iii) Liên kết vùng trong việc hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp dựa trên thế mạnh của vùng như các loại nông sản đặc sản (hoa, rau, quả) thông qua xây dựng chuỗi giá trị nông sản; (iv) Liên kết trong xây dựng thể chế phát triển vùng, trong quản lý tài nguyên nước, tài nguyên rừng; liên kết trong ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu.

(3) Kiến nghị về cơ chế tổ chức thực hiện liên kết vùng:

- Xây dựng, thành lập cơ quan chuyên trách chỉ đạo về liên kết vùng trong ứng phó với thiên tai, BĐKH ở Tây Nguyên đặt tại Ban chỉ đạo Tây Nguyên.

- Giao thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên phối hợp với các Bộ/ngành, địa phương tập trung nguồn lực để giải quyết các vấn đề cấp bách như sau:

(i) Phối hợp với Bộ TN và MT, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các địa phương huy động các nguồn lực để xây dựng hiện đại hoá hệ thống dự báo và cảnh báo thiên tai tại Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên; xây dựng kế hoạch truyền thông về thiên tai, BĐKH.

(ii) Phối hợp với Bộ TN và MT, Xây dựng, Bộ GTVT và các địa phương bố trí nguồn vốn xây dựng các công trình giao thông, hạ tầng liên vùng có tính đến vấn đề thiên tai, BĐKH.

(iii) Phối hợp với Bộ NN và PTNT và Bộ TN và MT, Bộ Xây dựng đề xuất các dự án xây dựng hồ chứa nước liên vùng ứng phó với hạn hán ở Tây Nguyên, trồng và bảo vệ rừng, hệ sinh thái.

(iv) Phối hợp với Bộ NN và PTNT, Bộ Công thương, Bộ TN và MT và các địa phương đẩy mạnh thu phí (xây dựng giá) dịch vụ môi trường rừng, dịch vụ hệ sinh thái...

(v) Thiết lập mạng lưới trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong ứng phó với BĐKH giữa các địa phương, giữa ngành với các địa phương trong vùng với nhau. Đối với các địa phương trong vùng, nên giao chức năng này cho Sở Tài nguyên và Môi trường ở các tỉnh. Ban hành quy chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa các địa phương với nhau, giữa ngành với các địa phương.

4.5.3. Vùng đồng bằng sông Cửu Long



Thứ nhất, phải củng cố và cải thiện các cơ chế, chính sách cho phép phối hợp liên tỉnh và liên ngành trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Thứ hai, kiến nghị về bộ máy tổ chức thực hiện liên kết vùng:

- Ủy ban quốc gia về BĐKH xem xét đặt một bộ phận của Ban thư ký Hội đồng tư vấn của Ủy ban quốc gia tại Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ để làm nhiệm vụ giúp việc, phối hợp với các nhà khoa học trong vùng ĐBSCL và phía Nam.

- Thành lập cơ quan chuyên trách chỉ đạo về liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH đặt tại Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ.

- Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT và thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đôn đốc giám sát các dự án ứng phó với BĐKH trong vùng ĐBSCL, nhất là các dự án liên vùng, liên tỉnh. Phối hợp với Bộ Xây dựng triển khai các công trình xây dựng phát triển giao thông, thủy lợi kết hợp đê bao, kè sông, biển ứng phó với BĐKH.



Thứ ba, đề xuất hình thành các dự án tổng hợp, liên vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai ở vùng đồng bằng sông Cửu Long; xác định ra những đầu tư ít hối tiếc nhất và những chính sách ứng phó thông minh phù hợp với những khuyến nghị trong Kế hoạch đồng bằng sông Cửu Long.

Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ GTVT, Bộ Xây dựng và các Bộ ngành khác liên quan tiến hành rà soát các dự án biến đổi khí hậu và thiên tai đang thực hiện trên toàn vùng. Đề xuất chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu tổng thể cho vùng đồng bằng sông Cửu Long theo định hướng tiếp cận tổng hợp, bền vững, liên vùng, dựa trên các khuyến nghị và tầm nhìn dài hạn cho đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó cần xác định các dự án ưu tiên thực hiện những “giải pháp mềm”, phi công trình, hệ sinh thái rừng ngập mặn và tài nguyên nước, nông nghiệp thông minh, năng lực của cộng đồng, bảo hiểm nông nghiệp… Và chỉ xây dựng các “giải pháp công trình cứng” khi bắt buộc phải sử dụng xây dựng hệ thống đê ven biển, công trình thuỷ lợi điều tiết, phân lũ.



Thứ tư, phải chủ động huy động được các nguồn lực để thiết lập một cơ chế tài chính cho đồng bằng sông Cửu Long, cho phép và thúc đẩy đầu tư chiến lược đối với phát triển và biến đổi khí hậu.

4.6. Một số kiến nghị chính sách đối với các cơ quan có liên quan



4.6.1. Kiến nghị đối với Bộ/ngành và địa phương

(1). Đối với Chính phủ

- Uỷ ban Quốc gia về biến đổi khí hậu và Hội đồng tư vấn Quốc gia về biến đổi khí hậu cần nghiên cứu trình Chính phủ ban hành Quyết định lồng ghép vấn đề liên kết vùng trong việc ứng phó với BĐKH vào các Chiến lược liên quan trọng: Phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược Phát triển bền vững, Chiến lược bảo vệ môi trường, Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia, Chiến lược quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Chính phủ cần sớm ban hành Chỉ thị yêu cầu các Bộ/ngành và địa phương khi xây dựng các Chương trình, dự án trong Chương trình MTQG ứng phó với BĐKH và giảm nhẹ rủi ro thiên tai của ngành/địa phương cần phải xin ý kiến góp ý của các ngành và địa phương khác trước khi trình Chính phủ phê duyệt.

- Cần hiện thực hóa nhiệm vụ, chức năng của Ban Chỉ đạo điều phối phát triển vùng, Hội đồng vùng46 trong thực tế để củng cố và nâng cao vai trò của tổ chức này trong việc điều phối liên kết nội vùng trong phát triển vùng và thực hiện liên kết vùng nhằm khai thác có hiệu quả các lợi thế phát triển của các địa phương. Chính phủ cần sớm tổng kết kinh nghiệm điều hành Ban Phát triển vùng, giải quyết mối quan hệ điều hành - phân cấp giữa vùng, ngành và địa phương, trên cơ sở đó đưa ra khung khổ xây dựng thể chế quản trị vùng trong tương lai.

(2). Với các Bộ/ngành

(1) Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Bộ Tài nguyên và Môi trường dựng dựng và ban hành Văn bản yêu cầu các địa phương phải cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh và phải gửi kế hoạch này cho các tỉnh lân cận để xin ý kiến góp ý trước khi gửi lên Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Cần xây dựng bộ tiêu chí để lựa chọn dự án trong chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH 2016-2020, trong đó có tiêu chí tổng hợp, liên vùng để lựa chọn các dự án ứng phó liên vùng trong Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH;

- Ban hành khung hướng dẫn lồng ghép liên kết vùng trong các dự án ứng phó BĐKH ở các địa phương;

(2) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Nghiên cứu và ban hành bộ tiêu chí lựa chọn các dự án ứng phó với rủi ro và giảm nhẹ thiên tai của ngành nông nghiệp trong đó có tiêu chí tổng hợp, liên vùng.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Thông tư hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội.

- Ưu tiên đầu tư các dự án mang tính tổng hợp liên tỉnh trong ứng phó với rủi ro thiên tai mà ngành quản lý.

- Ban hành các bộ tiêu chí và hướng dẫn liên kết vùng trong các dự án lâm nghiệp, quản lý bảo vệ rừng-đa dạng sinh học, lồng ghép vấn đề liên kết vùng trong các dự án REED+, đê điều, thủy lợi;

(3) Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Cần sớm ban hành Chính sách phát triển vùng ở Việt Nam, trong đó khung chính sách phát triển vùng cung cấp tầm nhìn chung và định hướng chiến lược cho sự phát triển bền vững của vùng. Các chính sách phát triển vùng là các giải pháp chiến lược phát triển vùng, sự phân bố không gian tối ưu của các hoạt động kinh tế, xã hội trong vùng nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Kế hoạch đầu tư đa ngành cho phát triển vùng bao gồm danh sách các dự án đầu tư xây dựng ở cấp vùng, được thực hiện bởi các bên liên quan với sự điều phối của Ban điều phối phát triển vùng.

- Cần ban hành khung hướng dẫn Bộ chỉ tiêu tích hợp các vấn đề bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Sớm trình Chính phủ Quyết định Ban hành quy chế thí điểm liên kết vùng ở đồng bằng sông Cửu Long, sau đó mở rộng ra các vùng khác như Tây Nguyên, Tây Bắc.

- Bổ sung vấn đề vùng và liên kết vùng trong Luật Quy hoạch.

- Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch. Tiến hành đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị trong những năm qua, xây dựng kế hoạch hoàn thành đầu tư dứt điểm các dự án trọng điểm; đồng thời, xây dựng kế hoạch đầu tư kết cấu hạ tầng quan trọng cho giai đoạn 2015-2020; ưu tiên phát triển hiện đại hóa mạng lưới cơ sở hạ tầng, cung cấp nước sạch, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường và nhà ở ứng phó với thiên tai cho từng địa phương trong vùng.

(4) Bộ Nội vụ

Soạn thảo để Quốc hội ban hành Luật Phân cấp, điều chỉnh vai trò các cấp chính quyền địa phương cấp tỉnh, xây dựng và ban hành quy chế hoạt động của một số cấp vùng ở các vùng đặc biệt trong ứng phó với thiên tai và BĐKH… (thể chế hóa các mối quan hệ giữa cấp vùng, ngành và cấp tỉnh…).

(5) Bộ Tài chính

- Bổ sung vấn đề tài chính cho dự án vùng trong Luật Ngân sách Nhà nước;

- Ưu tiên bố trí nguồn vốn cho thực hiện các dự án tổng hợp, liên vùng trong ứng phó với BĐKH.



(3). Đối với các địa phương

- Các tỉnh cần cập nhật hàng năm kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở địa phương.



- Cần nghiêm túc thực hiện tích hợp, lồng ghép vấn đề thiên tai, BĐKH trong kế hoạch phát triển KT-XH và quy hoạch phát triển ngành ở địa phương.

- Lãnh đạo địa phương cần nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu tỉnh trong việc nâng cao khả năng tổ chức hoạt động phối hợp liên tỉnh, liên vùng. Tăng cường công tác phối hợp giữa lãnh đạo các tỉnh trong việc thực thi các chính sách đường lối chung của Đảng, Chính phủ đề ra nhằm khắc phục tính cục bộ trong hoạt động xây dựng địa phương.

- Cam kết thực hiện các điều khoản đã ký kết trong các văn bản liên kết vùng, ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện.

- Chủ trì xây dựng, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Trong quy hoạch phát triển của địa phương cần phản ánh các mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, biến đổi khí hậu phù hợp với quy hoạch cấp vùng.

- Các địa phương nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách riêng phù hợp với quy định hiện hành, đảm bảo sự thống nhất trong toàn vùng với các nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân cấp.

- Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong vùng xây dựng dữ liệu thông tin, thường xuyên cập nhật thông tin, chia sẻ thông tin của địa phương nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu vùng.



4.6.2. Các điều kiện để thực hiện kiến nghị

- Cần có khung pháp lý và thể chế cho liên kết vùng được cụ thể hoá từ điều 52 của Hiếp pháp sửa đổi năm 2013, trước mắt đó là Nghị Quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “Chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế vùng, liên kết vùng”.

- Cần có quyết tâm chính trị cao của lãnh đạo Bộ/ngành, địa phương trong việc chia sẻ thông tin và thực hiện các dự án liên ngành, liên vùng trong ứng phó BĐKH. Trong đó lợi ích của quốc gia, vùng phải đặt trên lợi ích của địa phương và các dự án chương trình phải mang tầm nhìn trung và dài hạn.

- Đảm bảo ưu tiên các nguồn lực để thực hiện các dự án liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH: tài chính, nhân lực, KH-CN…


KẾT LUẬN

Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có bờ biển dài tiếp giáp với biển Đông chịu ảnh hưởng của Trung tâm bão Tây Thái Bình Dương nên Việt Nam chịu nhiều tác động của thiên tai như bão, lũ; nước biển dâng, xâm nhập mặn; sự bất thường của lượng mưa, nhiệt độ và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác, nước biển dâng, đặc biệt là trong điều kiện BĐKH toàn cầu hiện nay. Việt Nam được coi là một trong số những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước tác động của BĐKH.



Từ kết quả phân tích cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế; quá trình xây dựng và thực hiện chính sách liên kết vùng trong phát triển KT - XH; sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường; ứng phó với thiên tai, BĐKH và thực trạng triển khai trên bình diện cả nước với những thông tin thứ cấp và trên bình diện khảo sát 20 tỉnh thuộc 6 vùng KT-XH (TDMNPB, ĐBSH, BTB&DHMT, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, ĐBSCL) với những thông tin sơ cấp, đề tài rút ra một số kết luận quan trọng như sau:

1) Việt Nam đã ban hành khá nhiều văn bản chính sách về ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu, về vấn đề liên kết vùng. Đặc biệt, vấn đề ứng phó BĐKH cũng đã được sự quan tâm của Đảng thông qua Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Để thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 08/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW. Bên cạnh đó các Bộ/ngành và địa phương cũng “Xây dựng các kế hoạch hành động của các Bộ, ngành và địa phương ứng phó với biến đổi khí hậu”.

2) Trong thời gian qua, công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai đã có những bước chuyển biến và đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng. Tuy nhiên, việc ứng phó với biến đổi khí hậu còn gặp nhiều khó khăn trong khi thiên tai ngày càng bất thường, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do công tác quản lý nhà nước và việc phân công, phân cấp, phối hợp giữa các Bộ, ban, ngành, địa phương còn thiếu chặt chẽ. Đặc biệt, các mối quan hệ tiểu vùng và liên vùng còn chưa được quan tâm một cách thỏa đáng, các địa phương hầu như độc lập triển khai các hoạt động ứng phó trong phạm vi địa phương mình…

3) Qua rà soát lại các quan điểm, cơ chế, chính sách hiện có về BĐKH ở Việt Nam và quá trình triển khai thực hiện các Chương trình, kế hoạch ứng phó với BĐKH ở cấp Trung ương và địa phương, có thể thấy tất cả đều được xây dựng và thực hiện một cách cục bộ, tình thế trong từng Bộ/ngành, địa phương riêng lẻ. Nhiều văn bản, chương trình, dự án xung đột, hoặc là trùng lặp nhau về nội dung, mục tiêu mà thiếu đi sự liên kết phối hợp liên ngành, liên vùng, dẫn đến sự tốn kém về nguồn lực thực hiện và kết quả mang lại chưa cao.

4) Từ kết quả khảo sát ở 20 tỉnh thuộc 6 vùng kinh tế - xã hội cho thấy, vấn đề liên kết vùng bước đầu được quan tâm triển khai trong thực tế ở các lĩnh vực như: xúc tiến đầu tư, liên kết trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, liên kết phát triển du lịch, bảo vệ tài nguyên nước và môi trường lưu vực sông, rừng, đa dạng sinh học… Tuy nhiên, những liên kết này chỉ mới dừng lại ở các biên bản ký kết, còn thực tế triển khai chưa được nhiều, hiệu quả liên kết còn khiêm tốn. Vấn đề liên kết vùng trong ứng phó với thiên tai, BĐKH gần như chưa được triển khai trong thực tế tại các Bộ/ngành và địa phương. Bước đầu mới chỉ có các dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ (GIZ, ADB, WB...) đã có đề cập đến vấn đề liên kết, hợp tác liên vùng;

5) Vấn đề liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu rất khó thực hiện do những nguyên nhân sau: (i) Khung pháp lý và chính sách về lồng ghép biến đổi khí hậu trong các quy hoạch/kế hoạch phát triển ở Việt Nam chưa đề cập đến quy hoạch vùng; (ii) Bản chất liên ngành của các vấn đề biến đổi khí hậu cũng như sự mâu thuẫn về lợi ích của các bên liên quan khác nhau gây ra khó khăn trong quá trình hài hòa lợi ích của các bên; (iii) Một số vấn đề về biến đổi khí hậu đòi hỏi sự cam kết và hành động ở cấp vùng, nhưng hiện tại vẫn còn thiếu cơ chế phối hợp giữa các tỉnh trong việc quản lý và thực hiện các quy hoạch vùng; (iv) Thiếu “nhạc trưởng” trong hoạt động điều phối liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH; (v) Thiếu hụt cơ chế tài chính cho hoạt động liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH.

6) Trên cơ sở đó đề tài đã đề xuất 5 quan điểm thúc đẩy liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH và Xây dựng khung chiến lược liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH; Đề xuất 8 nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH ở Việt Nam trong thời gian tới (Luật hóa vấn đề liên kết vùng, hình thành tổ chức, quản trị điều phối liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH, hoàn thiện cơ chế, chính sách liên kết vùng, đẩy mạnh nâng cao nhận thức cho lãnh đạo các cấp, tăng cường khả năng tích hợp BĐKH vào trong kế hoạch phát triển KT-XH, tăng cường liên kết vùng trong xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo sớm thiên tai, BĐKH, liên kết trong huy động tài chính đào tạo nguồn nhân lực, hoàn thiện chính sách phòng ngừa và hạn chế rủi ro do BĐKH mang lại).

7) Kiến nghị với Chính phủ, Bộ/ngành và địa phương về ban hành và thực hiện một số chính sách liên kết vùng; Đề xuất một số chính sách phù hợp với đặc thù cho 3 vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai và BĐKH (Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long).

TÀI LIỆU THAM KHẢO



Tài liệu tiếng Anh

  1. ADB (2012), “Greater Mekong Sub-Region ATLAS of Environment” (2nd Editor), Manila, Philippines, 300 page.

  2. Ananda, C.F. (1998), Linkages of agriculture to small-scale up and downstream enterprises in South Kalimantan, Indonesia: an explorative study; Goettingen: Cuvillier Verlag.

  3. An My (2008), Increasing the Linkage in the Mekong Delta, Vietnam Economics News, no. 21, p. 28-29.

  4. Apichai Sunchindah (2013), “ASEAN Environmental Cooperation Framework”.

  5. Araya Nuntapotidech, “Thailand Strategic Plan on Climate Change”.

  6. Berry, A., Levy, B. (1999), Technical, marketing and financial support for Indonesia’s small and medium industrial exporters, in B. Levy, A. Berry, J. B. Nugent and J. F. Escandon (eds.) Fulfilling the export potential of small and medium firms, Dordrecht: Kluwer Academic Publishers.

  7. Boudeville, J. (1966), Problems of regional economic planning; Edinburgh: Edinburgh University Press.

  8. Bộ Giáo dục và Nghiên cứu (2014), Climate change in regions- Adaptation strategies for seven regions ( BĐKH ở các vùng- Các chiến lược ứng phó cho 7 vùng), Đức.

  9. Brand & Karvonen (2007), The Ecosystem of Expertise: Complementary Knowledges for Sustainable Development Sustainability: Science, Pactice, & Policy.

  10. Capello, R. (2007), Regional economics; Routledge Publisher, London & New York.

  11. Carel D.(2011), “International water negotiations under asymmetry, Lessons from the Rhine chlorides dispute settlement (1931–2004)”, Int Environ Agreements.

  12. Carmelita A.L., “The Philippine Disaster Management System”.

  13. Climate Action Partnership, “Climate change Law and policy from a South Africa: Conservation perspective”.

  14. Climate Change Commision, National Climate Change Action Plan 2011-2028.

  15. Climate Change Commision, National Framework Strategy on Climate Change 2010-2022.

  16. Corinne Kisner (2008), Climate Change in Thailand: Impacts and Adaptation Strategies.

  17. Dai Mingzhong, Tang Zhigang, Wang Bo, Wang Lachun (2001), “Discussion on Inter-regional Environmental Relationship and Its Regulation”, Department of Urban and Resources Science, Nanjing University, Nanjing 210093, ISSN:1001-2141.0.2001-03-003, Nanjing.

  18. Dai Mingzhong, Wang Lachun, Dou Yijian (2010), Regional environmental issues and inter-regional environmental collaboration”, Departmentof Urban and Resources Science, Nanjing University, Nanjing.

  19. Danis Institute for international studies (2012), “Addressing climate change and conflict in development cooperation: experiences from natural resurource management”.

  20. Danny Marks (2011), “Climate change and Thailand: impact and response”, Contemporary Southeast Asia Vol. 33, No 2 (2011).

  21. European Environment Agency (2014), National Adaptation policy process in European countries, Luxembourg, Publication Office for European Union.

  22. Globe International, The GLOBE Climate Legislation Study, 4th edition.

  23. Giroud, A. & Scott-Kennel, J. (2006); Foreign-local linkages in international business: A review and extension of the literature, WP No. 06.

  24. Hare. M, C. van Bers, J. Mysiak (2013), A best practices notebook for disaster risk reduction and climate change adaptation: guidance and insights for policy and practice from the CATALYS project.

  25. Hass and Richard Capella (2006), Intergration and Regional Linkage – Papers of Harvard University.

  26. IKE, National Climate Change Response: White Paper.

  27. IPCC (2013), Climate Change 2013: The Physical Science Basis. Contribution of Working Group I to the 5th Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change [Stocker, T.F., D. Qin, G.-K. Plattner, M. Tignor, S.K. Allen, J. Boschung, A. Nauels, Y. Xia, V. Bex and P.M. Midgley (eds.)]. Cambridge University Press, Cambridge, United Kingdom and New York, NY, USA, 1535 pp.

  28. Jemilah Mahmood (2013), Private sector engagement and collaboration with civil- minitary actors in disaster management in the Philippines

  29. Jonh Altmann (2002), Integration of Environmental aspects in regional and inter-regional trade agreements.

  30. John Friedmann (1966), Regional development policy: A case study of Venezuela; Cambridge, Mass: MIT Press.

  31. John I. Carruthers and Bill Mundy (2006), Environmental Valuation: Interregional And Intraregional Perspectives (Urban Planning and Environment) (Urban Planning and Environment).

  32. Keith Clement (2000), Economic development and Environmental gain. Europeanenvironmental integration and Regional competitiveness, Earthscan Publications Ltd, London.

  33. Kristiansen, S. (2003), Linkages and Rural Non-Farm Employment Creation: Changing Challenges and Policies in Indonesia, ESA WP No. 03-22.

  34. Maria Fernanda (2008), Climate change in the Philipines; A country Environmental Analysis.

  35. MDG Achievement Fund (2012), Climate Change Adaptation: Best practices in the Phillippines.

  36. Muller, F.(1979), Energy and Environment in Interregional Input-Output Models (Studies in Applied Regional Science).

  37. Mushi, N. S. (2003), Regional development through rural-urban linkages: The Dar-es Salaam impact region; PhD thesis.

  38. National Disaster Coordinating Council, “Strenthening Disaster Risk Reduction in the Phillippines: Strategic National Action Plan 2009-2019”.

  39. Netherlands Enviromental AssessmentAgency (2005), “The effects of cliamte change in the Netherlands”.

  40. Overseas Development Institute, “Thailand climate public expenditure and instutional review”.

  41. Paul Missios, Ida Ferrara, Halis Murat Yildiz (2011), Inter-regional Competition, Comparative Advantage, and Environmental Federalism, Canada.

  42. Republic of the Phillippines (2009), Repulic Act No 9729 on mainstreaming climate change into government policy formulation, establishing the framework strategy and program on climate change, creating for this purpose the Climate Change Commision, and for other purpose.

  43. Rose Adam and Zhang ZhongXiang (2003), Interregional burden-sharing of greenhouse gas mitigation in the United States.

  44. Thailand Greenhouse Management Organization, “Thailand’s Overview of National Policies, Laws and Arragements on Climate Change”.

  45. The National Development and Reform Commision (2013), “China’s policies and actions for addressing climate change (2013)”.

  46. UNEP (1991), Regional co-operation on environmental protection of the marine and coastal areas of the Pacific basin.

  47. VNFOREST (2013), Viet Nam Forestry: Introduction to the Forests and Forest Sector of Viet Nam.

  48. WB and ADB: Decentralization in the Philippines: Strengthening Local Government Financing & Resource Management in the Short Term.

  49. Xia Yu (2011), Transboundary water pollution management: Lessons learned from river basin management in China, Europe and the Netherlands, Utrecht Law Review, Volume 7, Issue 1.

  50. YANG Li1, KANG Guo-ding2, DAI Ming-zhong1, LIU Ning1, LU Gen-fa1 (2008), Preliminarily research on interregional eco-environmental relationship - also on environmental conflicts and cooperation between Jiangsu province and its surrounding regions, China.

  51. Yvo de Boer và Dennis Tirpak (2010), Việt Nam và hành động BĐKH: những ưu tiên chiến lược.

Tài liệu tiếng việt

  1. Alaev (1983), Từ điển thuật ngữ về địa lý kinh tế – xã hội, Moscow.

  2. Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương (2014), Tổng quan tình hình thiệt hại do lũ, lũ quét, sạt lở đất và công tác chỉ đạo phòng tránh trong những năm vừa qua.

  3. Bộ Công thương (2010), Kế hoạch hành động của Bộ Công thương ứng phó với biến đổi khí hậu, Hà Nội.

  4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Chính sách công nghiệp theo định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam.

  5. Bộ Lao động thương binh và Xã hội (2010), Tác động của biến đổi khí hậu đến lao động việc làm và an sinh xã hội.

  6. Bộ Ngoại giao Hoa Kì (2010), Quan hệ đối tác về biến đổi khí hậu.

  7. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2004), Cẩm nang ngành lâm nghiệp.

  8. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008), Khung chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành nông nghiêp và phát triển nông thôn giai đoạn 2008-2020, Hà Nội.

  9. Bộ Tài nguyên và Môi trường-UNDP (2015), Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai và hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu.

  10. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Báo cáo cập nhật hai năm một lần thứ nhất của Việt Nam cho Công ước khung cả Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu, Nxb. Hà Nội.

  11. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo môi trường quốc gia 2012 - Môi trường nước mặt.

  12. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo Quốc gia về đa dạng sinh học, Hà Nội.

  13. Bộ tài nguyên và Môi trường (2008), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Hà Nội.

  14. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam 2012.

  15. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam 2011. Nxb. Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam.

  16. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Kỷ yếu Hội thảo Quản lý lưu vực sông bền vững.

  17. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Môi trường Việt Nam 2006-2010.

  18. Chính phủ Việt Nam (2008), Nghị định về quản lý lưu vực sông - số 128/2008/NĐ- CP, ngày 1- 12- 2008.

  19. Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (2005), Thúc đẩy tiêu dùng bền vững ở châu Á – Sách hướng dẫn.

  20. Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2004), Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), Hà Nội

  21. Đào Ngọc Bích, Đoàn Thị Hạnh (2014), Ảnh hưởng của BĐKH đến rừng ngập mặn Cần Giờ Tp. Hồ Chí Minh – biện pháp thích ứng và bảo tồn, Báo cáo Hội nghị Khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ 8, Quyển 2, NXB Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, tr.10-18.

  22. Đặng Thị Hoa, Quyền Đình Hà (2014), “Thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp của người dân ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, số 6.

  23. Đinh Sơn Hùng (2010), Cơ chế liên kết kinh tế giữa vùng ĐBSCL và TP. HCM Thực trạng và giải pháp, Viện Nghiên cứu Phát triển, UBND TP. HCM, Đánh giá môi trường chiến lược của Thủy điện dòng sông chính MêKông.

  24. Hà Huy Ngọc, Lê Khắc Côi, Rà soát các hệ thống chia sẻ lợi ích nhằm thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu ở 5 tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang, Sóc Trăng (Nghiên cứu trong khuôn khổ dự án “Biến đổi khí hậu và hệ sinh thái ven biển (CCCEP)” giữa Bộ NN &PTNT-GIZ.).

  25. Hà Huy Thành (2001): Một số vấn đề xã hội và nhân văn trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi tr­ường ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

  26. Hà Huy Thành (2009), Những vấn đề phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững.

  27. Hà Huy Thành, Lê Cao Đoàn (2008), Cơ sở xã hội nhân văn trong quản lý nhà nước đối với tài nguyên, môi trường trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội.

  28. Hà Thúc Viên, Ngô Minh Thụy, Sinh kế và sử dụng tài nguyên của nông hộ trong quá trình chuyển đổi: nghiên cứu tại một cộng đồng vùng đệm Vườn quốc gia Cát Tiên, Đề tài nghiên cứu khoa học trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh.

  29. Huỳnh Thị Lan Hương, Tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế xã hội của các vùng và liên vùng ở Việt Nam, Báo cáo tham luận Hội thảo

  30. Lê Thanh Tùng (2010), Cơ sở khoa học cho việc xây dựng chính sách phát triển vùng ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Đề tài cấp bộ, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương.

  31. Lê Thế Giới (2008) “Xây dựng mô hình hợp tác và liên kết vùng trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung”, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng – Số 2(25).

  32. Lê Thị Diễm Kiều, Hồ Thị Ngọc Hiếu (2014), Tăng cường quản lý hệ sinh thái vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và phát triển sinh kế bền vững nhằm ứng phó với BĐKH, Báo cáo Hội nghị Khoa học Địa lí Toàn quốc lần thứ 8, Quyển 2, Nxb. Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, tr. 34-40.

  33. Mai Thanh Sơn, Lê Đình Phùng, Lê Đức Thịnh (2011), Biến đổi khí hậu: Tác động, khả năng ứng phó và một số vấn đề về chính sách (Nghiên cứu trường hợp đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc), Nhóm công tác BĐKH (CCWG) & Nhóm công tác dân tộc thiểu số (EMWG)

  34. Nguyễn An Thịnh, Đặng Văn Bào (2014), Hội nhập vùng trong bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu: bối cảnh cộng đồng GMS-ASEAN và triển vọng đối với vùng liên kết Tây Nguyên – duyên hải Nam Trung Bộ: Báo cáo hội nghị Địa lý toàn quốc, Nxb. Khoa học và Công nghệ

  35. Nguyễn Hồng Sơn - Nguyễn Mạnh Hùng (2009), Chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ tới năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2025, Dự án hỗ trợ thương mại đa biên - Bộ Công thương.

  36. Nguyễn Quốc Nghị, Huỳnh Thị Thúy Loan, Phát triển du lịch biển đảo duyên hải Nam Trung Bộ, Đại học Cần Thơ.

  37. Nguyễn Văn Huân (2012), Liên kết vùng: Từ lý luận đến thực tiễn: Báo cáo hội thảo, Diễn đàn Kinh tế mùa Thu 2012: “Kinh tế Việt Nam 2012, triển vọng 2013: Đổi mới phân cấp trong cải cách thể chế”. Hà Nội.

  38. Nguyễn Văn Tài (2008), “Pháp luật về đa dạng sinh học: thực trạng và những tồn tại”, Tạp chí Nghiên cứu Luật pháp, số 133.

  39. Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Trọng Hiệu, Trần Thục, Phạm Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Lan, Vũ Văn Thắng (2010), Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam, Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Môi trường.

  40. Nguyễn Xuân Thắng (2010), Liên kết vùng đồng bằng sông Cửu Long - Nhân tố quan trọng nhất để thu hút đầu tư.

  41. Nguyễn Xuân Thắng (2010), Luận cứ về phát triển bền vững tổng thể tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2020 trong bối cảnh mới quốc tế, khu vực và Việt Nam, Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước.

  42. Phạm Bảo Dương (2010), Chiến lược sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

  43. Phạm Thị Trầm - Nguyễn Thị Bích Hà (2012), Các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực thích ứng và chủ động ứng phó có hiệu quả với thiên tai và biến đổi khí hậu trên các vùng ở Việt Nam giai doạn 2011-2020, Đề tài cấp bộ Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững, năm 2011-2012.

  44. Phan Nguyên Hồng, Lê Xuân Tuấn (2008). Rừng ngập mặn và khả năng ứng phó với mực nước biển dâng cao: Hội thảo BĐKH toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam, Hà Nội.

  45. Phan Sỹ Mẫn (2010), Một số vấn đề môi trường cơ bản trong phát triển bền vững vùng Đông Bắc nước ta, Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững.

  46. Thôi Công Hào, Ngụy Thanh Tuyền, Trần Tôn Hưng (2002), Phân tích vùng và quy hoạch vùng, Đại học Trung Quốc

  47. Thủ tướng chính phủ (2011), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 quyết định số 2473/QĐ-TTg đã phê duyệt ngày 30/12/2011.

  48. Thủ tướng chính phủ (2013), Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và Miền núi phía Bắc đến năm 2020: Quyết định số: 1064/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08 tháng 07 năm 2013.

  49. Tổng cục Thống kê (2010), Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2010, Nxb. Thống kê.

  50. Tổng cục Thống kê (2008), Niên giám thống kê Việt Nam năm 2008

  51. Tổng cục Thống kê (2009), Niên giám thống kê Việt Nam năm 2009

  52. Tổng cục Thống kê (2010), Niên giám thống kê Việt Nam năm 2010

  53. Tổng cục Thống kê (2011), Niên giám thống kê Việt Nam năm 2011

  54. Tổng cục Thống kê (2012), Niên giám thống kê Việt Nam năm 2012

  55. Tổng cục Thống kê (2013), Niên giám thống kê Việt Nam năm 2013

  56. Tổng cục Thống kê (2014), Niên giám thống kê Việt Nam năm 2014

  57. Trần Nghi, Đánh giá tổng hợp tài nguyên, điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế- xã hội nhằm phát triển bền vững khu vực biên giới phía Tây từ Thanh Hóa đến Kon Tum.

  58. Trần Thị Tuyết, Nguyễn Xuân Hòa (2012), Các giải pháp cơ bản nhằm bảo vệ, phát triển rừng và các khu bảo tồn thiên nhiên gắn với sinh kế bền vững của người dân ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Đề tài khoa học cấp Bộ, mã số: CT 11 - 20 - 05.

  59. Trần Thục - Huỳnh Thị Lan Hương - Đào Mai Trang (2012), Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế-xă hội, Nxb. Tài nguyên, Môi trường và Bản đồ Việt Nam.

  60. Trần Văn Điền, Hồ Ngọc Sơn (2014), Kiến thức bản địa của người dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc trong thích ứng với BĐKH, Hội thảo quốc tế “Phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo cho người dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc”.

  61. Trung tâm Con người và Thiên nhiên (2011), Tổ chức quản lý lưu vực sông ở Việt Nam: Quyền lực và thách thức.

  62. Trung tâm Nghiên cứu sinh thái và Môi trường rừng (2011), Phân vùng sinh thái lâm nghiệp ở Việt Nam.

  63. UBND Đà Nẵng, Báo cáo hiện trạng tài nguyên nước mặt thành phố Đà Nẵng, Tiểu dự án “Đánh giá toàn diện nhằm hướng tới khả năng chống chịu đối với nguồn tài nguyên nước thành phố”.

  64. UBND thành phố Đà Nẵng (2011), Kỷ yếu Hội thảo liên kết phát triển 7 tỉnh duyên hải miền Trung.

  65. UBND tỉnh Quảng Ninh (2011), Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh.

  66. UNDP (2007), Báo cáo phát triển con người 2007-2008- Cuộc chiến chống BĐKH: đoàn kết nhân loại trong một thế giới phân cách.

  67. UNDP (2011), Biến đổi khí hậu tại Việt Nam: nỗ lực và kỳ vọng.

  68. UNDP (2011), Thách thức biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế ở Việt Nam.

  69. UNDP (2009), Việt Nam và biến đổi khí hậu: báo cáo thảo luận các chính sách phát triển con người bền vững.

12. VCCI (2011), Báo cáo năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương 2010

  1. Viện Kinh tế Việt Nam (2012), “Về tính liên kết vùng trong phân cấp kế hoạch tại trung ương và địa phương”, “Tối đa hóa lợi ích của hội nhập thông qua phân cấp có hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế xã hội”.

  2. Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường (2010), “Đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng” Bộ tài liệu hướng dẫn.

  3. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và UNDP (2015), Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quả lý rủi ro thiên tai và các hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với Biến đổi khí hậu, Nxb. Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam.

  4. Viện Việt Nam học và khoa học phát triển (2011), Cơ sở khoa học cho phát triển vùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam, Nxb. Thế giới

  5. Vũ Hoàng Hoa (2012), Một số bất cập về thể chế chính sách trong quản lý các hoạt động chuyển nước lưu vực sông và vấn đề khắc phục, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thủy lợi và môi trường, 37 (6/2012)

  6. Vũ Thành Tự Anh (2011), Phân cấp đầu tư tại Việt Nam: báo cáo tại Hội thảo Đầu tư công tại Việt Nam – Quốc Hội.

  7. World Bank (2012), Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam 2012

  8. World Bank (2010), Những giải pháp tiện lợi giải quyết thực tế phiền phức - Các tiếp cận dựa vào hệ sinh thái để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

  9. Xuân Trần Thanh, Trần Thục, Hoàng Minh Tuyển (2011), Tác động của BĐKH đến tài nguyên nước Việt Nam, Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường.

Website

        1. http://baodientu.chinhphu.vn/Tieu-diem/Noi-dung-Thu-tuong-Chinh-phu-tra-loi-chat-van-Dai-bieu-Quoc-hoi/213830.vgp. 2014

        2. http://daln.gov.vn/vi/ac78a388/lien-ket-vung-nham-ung-pho-voi-bien-doi-khi-hau.html

        3. http://ecna.gov.vn/ct/ht/Lists/BaiViet/Attachments/174/Lien%20ket%20vung%20-%20tu%20ly%20luan%20den%20thuc%20tien%20-

        4. http://eldorado.uni-dortmund.de/bitstream/2003/2862/1/Mushiunt.pdf

        5. http://environment.asean.org

        6. http://khucongnghiep.com.vn/tabid/65/articletype/ArticleView/articleId/1094/default.aspx

        7. http://kinhtenongthon.com.vn/Mien-Trung--Tay-Nguyen-Lien-ket-kinh-te----don-bay-de-tang-toc-108-6817.html.

        8. http://kythuatbien.blogspot.com/2012/12/lien-ket-vung-trong-viec-ung-pho-voi.html#.U93tj6MptLM

        9. http://svec.org.vn/index.php/nghien-cuu/Nghien-cuu-Trao-doi/Vung-va-lien-ket-vung-trong-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-44

        10. http://tuoitre.vn/Can-biet/suc-khoe-doi-song/612851/can-tho-lien-ket-voi-cac-tinh-ung-pho-bien-doi-khi-hau.html

        11. http://vrn.org.vn/vi/h/d/2013/01/563/ung_pho_voi_bien_doi_khi_hau:_Can_lien_ket_vung/index.html

        12. http://www.arid.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&category_id=217&news_id=2934

        13. http://www.government.nl/issues/water-management/water-quality/towards-better-water-quality

        14. http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx

        15. http://www.thesaigontimes.vn/home/thoisu/doisong/33482/

        16. http://www.vietnamplus.vn/hop-tac-lien-vung-ung-pho-bien-doi-khi-hau-o-dong-bang-song-hong/263974.vnp

        17. http://www.vinhphuc.gov.vn/ct/cms/tintuc/Lists/ThoiSuChinhTri/View_Detail.aspx?ItemID=5982



1 Liên kết phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long- Nhân tố quan trọng nhất để bứt phá về thu hút đầu tư (2011), Nguyễn Xuân Thắng, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

2http://ipcn.mpi.gov.vn/news/detail/tabid/75/newsid/50152/seo/TONG-QUAN-VUNG-TAY-BAC/language/vi-VN/Default.aspx

3http://tintuc.xalo.vn/001119700345/Du_lich_vung_Tay_Bac_Lien_ket_de_phat_trien_ben_vung.html?id=1ae4b29&o=2100

4 Vùng trung du và miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long

5 http://nghiencuukinhtehoc.com

6 Nguyễn Xuân Thu, Nguyễn Văn Phú (2006), Phát triển kinh tế vùng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb. Chính trị quốc gia.

7 Xem thêm: TS. Lê Thu Hoa, Kinh tế vùng ở Việt Nam từ lý luận đến thực tiễn, Nxb Lao động-Xã hội, Hà Nội.

8 Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003), quyển 3, Nxb. Từ điển Bách Khoa

9 Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1975), Khí hậu Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, H.

10 Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu. Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam. Nxb Khoa học Kỹ thuật. Hà Nội, 2013.

11 Đặng Duy Lợi, Tôn Sơn (2012), Phân vùng Khí hậu Nam Bộ, Tạp chí khoa học, số 3/2012

12 Nghị định 92/2006/NĐ-CP Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội

13 Viện Quốc tế về Môi trường và Phát triển - IIED, 2012

14 Trương Bá Thanh: Liên kết kinh tế miền Trung và Tây Nguyên – Từ lý luận đến thực tiễn, tạp chí Khoa học công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 2009

15 Kỷ Quang Vinh, Thích ứng với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Kỳ 1- Tháng 7/2010

16 Tổng cục Thống kê, 2010

17 Bộ Tài nguyên và Môi trường-UNDP (2015): Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai và hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu.

18 Trương Quang Học. Biến đổi khí hậu và các vector truyền bệnh. Hội thảo biến đổi khí hậu toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam, Hà Nội, 26-29/2/2008.

19 Giải thích thuật ngữ trong nghiên cứu phát triển, Ngô Doãn Vịnh, 2013.

20 Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản - Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015

21 http://vov.vn/doi-song/quang-ninh-chay-lon-thieu-rui-gan-6-hecta-rung-keo-380603.vov

22 http://www.vnppa.org.vn/?m=news&a=page_newsdetail&newsid=2096&lang=vi

23 Lê Thị Diễm Kiều, Hồ Thị Ngọc Hiếu, Tăng cường quản lý hệ sinh thái vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và phát triển sinh kế bền vững nhằm ứng phó với BĐKH, Báo cáo Hội nghị Khoa học Địa lí Toàn quốc lần thứ 8, Quyển 2, NXB Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, 2014, tr. 34-40

24 Đài khí tượng thủy văn Khu vực Nam Bộ, Bản tin dự báo diễn biến thủy triều này 11/10/2014

25 Đào Ngọc Bích, Đoàn Thị Hạnh, Ảnh hưởng của BĐKH đến rừng ngập mặn Cần Giờ Tp. Hồ Chí Minh – biện pháp thích ứng và bảo tồn, Báo cáo Hội nghị Khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ 8, Quyển 2, NXB Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, 2014

26 Xem thêm cố TS. Nguyễn Văn Huân (2012): Liên kết vùng từ lý luận đến thực tiễn, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Diễn đàn kinh tế mùa xuân, do Ủy ban Kinh tế Quốc hội và Viện Hàn lâm KHXH tổ chức, 2012.

27 Tham khảo thêm Quy định số 96-QĐ/TW ngày 28-5-2012 về Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, quan hệ công tác của các ban chỉ đạo: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ

28 Tham khảo Quyết định số 941/QĐ-TTg về thành lập tổ chức điều phối phát triển các vùng Kinh tế trọng điểm giai đoạn 2015 – 2020, ngày 25/6/2015

29 Luật số 29/2004/QH11

30 Luật số 20/2008/QH12

31 Vườn quốc gia là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hải đảo, có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít từ bên ngoài; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp.

32 Quyết định số 799/2012/QDD-TTg, về việc phê duyệt chương trình hành động quốc gia về “giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng” giai đoạn 2011 – 2020.

33 Quyết định số 47/2007/QĐ-TTg ngày 06/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ V/v Phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH

34 Quyết định số 1474/2012/QĐ-TTg

35 Quyết định số 1393/2012/QĐ-TTg

36 Ngày 09/09/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức thông báo các kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam cho các Bộ, ngành và địa phương.

37 Quyết định số 2418 QĐ-BTNMT ngày 20/12/2010.

38 Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Pháp lệnh phòng, chống lụt bão, ngày 08/03/1993

39 Quyết định số 4971/QĐ-UBND thành phố Đà Nẵng

40 Quyết định số 1183/2012/Q Đ-TTg, ngày 30/08/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012 – 2015.

41 Những vấn đề quản lý rừng đặc dụng ở Việt Nam, http://tadung.daknong.gov.vn/index.php/giang-day/59-an-sinh-xa-hi/173-nhng-vn-qun-ly-rng-c-dng-vit-nam

42 Xem thêm tuyên bố chung MDEC Cà Mau 2011

43 Ủy ban sông Mêkong Việt Nam

44 Xem phụ lục 5 và 6

45 Nguyễn Quang Thuấn-Nguyễn Xuân Trung: “Kinh tế xanh trong đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới” Kỷ yếu Hội thảo Kinh tế mùa xuân, giữa Uỷ ban kinh tế Quốc hội-Viện Khoa học xã hội Việt Nam, tháng 3/2012

46Quyết định số 2059/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Về việc thành lập Ban Chỉ đạo, Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2015 – 2020, ngày 24/11/2015




Каталог: lib -> ckfinder -> files
files -> THỐng kê CÁC ĐƠn vị do sở khoa học và CÔng nghệ CÁc tỉNH, thành phố kiểm tra năM 2014
files -> THỐng kê CÁC ĐƠn vị do sở khoa học và CÔng nghệ CÁc tỉNH, thành phố thanh tra năM 2014
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1489
files -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc giang
files -> VĂn phòng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘi cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 08/2011
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 705
files -> Hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng tại kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia hoặc cơ sở làm dịch vụ xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng

tải về 5.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương