HỘI ĐỒng phối hợp phổ biếN, giáo dục pháp luật trung ưƠng đẶc san tuyên truyền pháp luật số: 08 /2013 chủ ĐỀ pháp luậT ĐIỆn lựC



tải về 1.07 Mb.
trang6/9
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2018
Kích1.07 Mb.
#37703
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Điều 29. Chính sách giá điện

Điều 29. Chính sách giá điện

1. Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển điện lực có lợi nhuận hợp lý, tiết kiệm tài nguyên năng lượng, sử dụng các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo không gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động điện lực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ở nông thôn, miền núi, hải đảo.

2. Khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm và có hiệu quả.

3. Thực hiện cơ chế bù giá hợp lý giữa các nhóm khách hàng. Giảm dần và tiến tới xoá bỏ việc bù chéo giữa giá điện sản xuất và giá điện sinh hoạt, góp phần thúc đẩy sản xuất và tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp.

4. Bảo đảm quyền tự quyết định giá mua, bán điện trong khung giá, biểu giá điện do Nhà nước quy định của các đối tượng mua bán điện trên thị trường điện lực.

5. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện.


1. Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển điện lực có lợi nhuận hợp lý, tiết kiệm tài nguyên năng lượng, sử dụng các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo không gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động điện lực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ở nông thôn, miền núi, hải đảo.

1a. Giá bán điện thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện lực.


Giữ nguyên Khoản 2

3. Thực hiện cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hợp lý đối với các nhóm khách hàng; Nhà nước hỗ trợ giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt đối với hộ nghèo, hộ chính sách xã hội theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội từng thời kỳ.

4. Bảo đảm quyền tự quyết định giá mua, bán điện trong khung giá, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện do Nhà nước quy định của các đối tượng mua bán điện trên thị trường điện lực.
Giữ nguyên Khoản 5


Điều 30. Căn cứ lập và điều chỉnh giá điện

Điều 30. Căn cứ lập và điều chỉnh giá điện

1. Chính sách giá điện.

2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thu nhập của người dân trong từng thời kỳ.

3. Quan hệ cung cầu về điện.

4. Các chi phí sản xuất, kinh doanh điện và lợi nhuận hợp lý của đơn vị điện lực.

5. Cấp độ phát triển của thị trường điện lực.

Giữ nguyên các Khoản 1, 2, 3, 4, 5

Bổ sung Khoản 6

6. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán hàng năm của đơn vị điện lực.


Điều 31. Giá điện và các loại phí

Điều 31. Giá điện và các loại phí

1. Biểu giá bán lẻ điện do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cơ quan điều tiết điện lực giúp Bộ trưởng Bộ Công nghiệp xây dựng biểu giá bán lẻ điện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Khung giá phát điện, bán buôn điện và các loại phí truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện, điều hành giao dịch thị trường điện lực, các phí dịch vụ phụ trợ do đơn vị điện lực có liên quan xây dựng, cơ quan điều tiết điện lực thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt.

3. Giá phát điện, giá bán buôn điện, giá bán lẻ điện theo hợp đồng mua bán điện có thời hạn do các đơn vị điện lực quyết định nhưng không được vượt quá khung giá, biểu giá đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

4. Giá mua bán điện giao ngay được hình thành theo thời điểm giao dịch trên thị trường điện lực và do đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực công bố phù hợp với quy định tại điểm e và điểm h khoản 1 Điều 21 của Luật này.



1. Giá bán lẻ điện do đơn vị bán lẻ điện xây dựng căn cứ khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, cơ chế điều chỉnh giá và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện do Thủ tướng Chính phủ quy định phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật này.

Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, cơ chế điều chỉnh giá và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Việc điều chỉnh giá bán lẻ điện phải được thực hiện công khai, minh bạch về sự biến đổi của các yếu tố cấu thành liên quan đến việc điều chỉnh giá. Nhà nước sử dụng các biện pháp để bình ổn giá bán điện phù hợp với quy định của pháp luật về giá.

2. Khung giá phát điện, khung giá bán buôn điện, giá truyền tải điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, phí điều độ vận hành hệ thống điện phí điều hành giao dịch thị trường điện lực do đơn vị điện lực có liên quan xây dựng; cơ quan điều tiết điện lực thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt theo sự phân công của Chính phủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật này.



Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp lập khung giá phát điện, khung giá bán buôn điện, giá truyền tải điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, phí điều độ vận hành hệ thống điện phí điều hành giao dịch thị trường điện lực.

3. Giá phát điện theo hợp đồng mua bán điện có thời hạn, giá bán buôn điện do các đơn vị điện lực thỏa thuận nhưng không được vượt quá khung giá phát điện, khung giá bán buôn điện đã được phê duyệt.


Giữ nguyên Khoản 4

Chương V
GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG
ĐIỆN LỰC

Chương V
GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG ĐIỆN LỰC


Điều 32. Đối tượng, điều kiện được cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực

Điều 32. Đối tượng, điều kiện được cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực

1. Mỗi tổ chức, cá nhân được cấp một giấy phép để thực hiện một hoặc nhiều loại hình hoạt động điện lực.

2. Tổ chức, cá nhân được cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có dự án hoặc phương án hoạt động điện lực khả thi;

b) Có hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực;

c) Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực hoạt động điện lực.

3. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.

4. Chính phủ quy định cụ thể về điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực đối với từng loại hình hoạt động điện lực.


1. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép để thực hiện một hoặc nhiều lĩnh vực hoạt động điện lực.

Giữ nguyên Khoản 2, 3

4. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện cấp giấy phép đối với từng lĩnh vực hoạt động điện lực.

5. Bộ Công thương quy định trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung và thời hạn giấy phép hoạt động điện lực đối với từng lĩnh vực hoạt động điện lực.


Điều 33. Hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực

Điều 33. Hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực

1. Đơn đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực.

2. Dự án hoặc phương án hoạt động điện lực.

3. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án hoạt động điện lực đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

4. Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành đơn vị điện lực.



Giữ nguyên Luật cũ

Điều 34. Trường hợp miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực

Điều 34. Trường hợp miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực

1. Các trường hợp sau đây được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực:

a) Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở phát điện để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác;

b) Tổ chức, cá nhân hoạt động phát điện có công suất lắp đặt dưới mức công suất theo quy định của Bộ Công nghiệp;

c) Tổ chức, cá nhân kinh doanh điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo mua điện với công suất nhỏ hơn 50 kVA từ lưới điện phân phối để bán điện trực tiếp tới khách hàng sử dụng điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo;

d) Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia và đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực.

2. Tổ chức, cá nhân được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực theo quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ các quy trình, quy phạm quản lý vận hành, các quy định về giá điện, điều kiện về kỹ thuật, an toàn của Luật này.

3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý, kiểm tra tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.


1. Các trường hợp sau đây được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực:

a) Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở phát điện để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác;

b) Tổ chức, cá nhân hoạt động phát điện có công suất lắp đặt dưới mức công suất theo quy định của Bộ Công thương;

c) Tổ chức, cá nhân kinh doanh điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo mua điện với công suất nhỏ hơn 50 kVA từ lưới điện phân phối để bán điện trực tiếp tới khách hàng sử dụng điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo;

d) Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia và đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực.

2. Tổ chức, cá nhân được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực theo quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật quản lý vận hành, các quy định về giá điện, điều kiện về kỹ thuật, an toàn của Luật này.


Giữ nguyên Khoản 3

Điều 35. Nội dung của giấy phép hoạt động điện lực

Điều 35. Nội dung của giấy phép hoạt động điện lực

1. Tên, địa chỉ trụ sở của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động điện lực.

2. Loại hình hoạt động điện lực.

3. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động điện lực.

4. Phạm vi hoạt động điện lực.

5. Kỹ thuật, công nghệ sử dụng trong hoạt động điện lực.

6. Thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực.



Giữ nguyên Luật cũ

Điều 36. Thời hạn cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực

Điều 36. Thời hạn cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực

Trong thời hạn ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp hoặc sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Giữ nguyên Luật cũ

Điều 37. Thu hồi giấy phép hoạt động điện lực

Điều 37. Thu hồi giấy phép hoạt động điện lực

Tổ chức, cá nhân bị thu hồi giấy phép hoạt động điện lực trong các trường hợp sau đây:

1. Không triển khai hoạt động sau sáu tháng kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động điện lực;

2. Không bảo đảm các điều kiện hoạt động điện lực theo quy định của Luật này;

3. Không thực hiện đúng các nội dung ghi trong giấy phép hoạt động điện lực;

4. Cho thuê, cho mượn, tự ý sửa chữa giấy phép hoạt động điện lực.


Giữ nguyên Luật cũ

Điều 38. Thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực

Điều 38. Thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực

1. Bộ Công nghiệp cấp giấy phép hoạt động điện lực cho các đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện có đấu nối với hệ thống điện quốc gia, đơn vị bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực.

2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép hoạt động điện lực cho tổ chức, cá nhân có hoạt động điện lực với quy mô nhỏ trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Công nghiệp.

3. Cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực. Việc sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực phải phù hợp với khả năng thực hiện của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép.

4. Việc cấp giấy phép hoạt động điện lực về phát điện, truyền tải, phân phối điện phải phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực đã được phê duyệt.



Khoản 1, 2 sửa “Bộ Công nghiệp” thành “Bộ Công thương”

1. Bộ Công Thương cấp giấy phép hoạt động điện lực cho các đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện có đấu nối với hệ thống điện quốc gia, đơn vị bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực.

2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép hoạt động điện lực cho tổ chức, cá nhân có hoạt động điện lực với quy mô nhỏ trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.

Giữ nguyên Khoản 3, 4



Chương VI
QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA ĐƠN VỊ ĐIỆN LỰC VÀ KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG ĐIỆN


Chương VI
QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA ĐƠN VỊ ĐIỆN LỰC VÀ KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG ĐIỆN


Điều 39. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị phát điện

Điều 39. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị phát điện

1. Đơn vị phát điện có các quyền sau đây:

a) Hoạt động phát điện và các hoạt động khác theo giấy phép hoạt động điện lực;

b) Đấu nối vào hệ thống điện quốc gia khi đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn kỹ thuật;

c) Bán điện cho bên mua điện theo hợp đồng có thời hạn và chào giá bán điện giao ngay trên thị trường điện lực;

d) Được cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động phát điện;

đ) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy phạm, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ hoạt động phát điện;

e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Đơn vị phát điện có các nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân thủ các quy trình, quy phạm về vận hành nhà máy điện, lưới điện;

b) Tuân thủ phương thức vận hành, lệnh chỉ huy, điều khiển của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia;

c) Xử lý sự cố;

d) Trường hợp có nguy cơ đe doạ đến tính mạng con người và an toàn của trang thiết bị phải ngừng hoặc giảm mức phát điện nếu không có giải pháp khác;

đ) Tuân thủ các quy định về thị trường điện lực của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

e) Báo cáo về khả năng sẵn sàng phát điện, mức dự phòng công suất, tình hình thực hiện phương thức vận hành của nhà máy điện theo yêu cầu của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia, đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực, cơ quan điều tiết điện lực hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

g) Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động phát điện;

h) Thông báo ngay cho đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia và các tổ chức, cá nhân có liên quan khi có sự cố về phát điện;

i) Đầu tư trạm điện, công tơ và đường dây dẫn điện đến công tơ cho bên mua, trừ trường hợp có thoả thuận khác với đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân phối điện hoặc bên mua điện;
k) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.


1. Đơn vị phát điện có các quyền sau đây:

a) Hoạt động phát điện và các hoạt động khác theo giấy phép hoạt động điện lực;

b) Đấu nối vào hệ thống điện quốc gia khi đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn kỹ thuật;

c) Bán điện cho bên mua điện theo hợp đồng có thời hạn và chào giá bán điện giao ngay trên thị trường điện lực;

d) Được cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động phát điện;

đ) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ hoạt động phát điện;

e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Đơn vị phát điện có các nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân thủ quy trình, quy chuẩn kỹ thuật về vận hành nhà máy điện, lưới điện; đối với nhà máy thủy điện còn phải tuân thủ quy định về an toàn đập thủy điện và vận hành hồ chứa nước;

Giữ nguyên các Điểm b, c, d, đ, e, g, h

i) Đầu tư trạm điện, công tơ và đường dây dẫn điện đến công tơ cho bên mua, trừ trường hợp có thoả thuận khác với đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân phối điện hoặc bên mua điện bảo đảm quyền lợi giữa các bên nhưng không trái với quy định của pháp luật;

k) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.


Điều 40. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị truyền tải điện

Điều 40. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị truyền tải điện

1. Đơn vị truyền tải điện có các quyền sau đây:

a) Hoạt động truyền tải điện theo giấy phép hoạt động điện lực;

b) Xây dựng và trình duyệt phí truyền tải điện;

c) Được cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động truyền tải điện;

d) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy phạm, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ hoạt động truyền tải điện;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Đơn vị truyền tải điện có các nghĩa vụ sau đây:

a) Bảo đảm lưới điện và các trang thiết bị truyền tải điện vận hành an toàn, ổn định, tin cậy;

b) Bảo đảm cung cấp dịch vụ truyền tải và các dịch vụ phụ trợ cho các bên có liên quan, trừ trường hợp lưới điện bị quá tải theo xác nhận của cơ quan điều tiết điện lực;

c) Tuân thủ phương thức vận hành, lệnh chỉ huy, điều khiển của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia;

d) Xử lý sự cố;

đ) Trường hợp có nguy cơ đe doạ đến tính mạng con người và an toàn của trang thiết bị phải ngừng hoặc yêu cầu đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia giảm mức truyền tải điện nếu không có giải pháp khác;

e) Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện truyền tải và thực hiện đầu tư phát triển lưới điện truyền tải đáp ứng nhu cầu truyền tải điện theo quy hoạch phát triển điện lực; đầu tư thiết bị đo đếm điện và các thiết bị phụ trợ, trừ trường hợp có thoả thuận khác với đơn vị phát điện, đơn vị phân phối điện hoặc khách hàng sử dụng điện;

g) Báo cáo về khả năng sẵn sàng truyền tải, độ dự phòng của trang thiết bị truyền tải điện theo yêu cầu của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia, đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực, cơ quan điều tiết điện lực hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

h) Thông báo ngay cho đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia và các tổ chức, cá nhân có liên quan khi có sự cố về lưới điện truyền tải;

i) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.



1. Đơn vị truyền tải điện có các quyền sau đây:

a) Hoạt động truyền tải điện theo giấy phép hoạt động điện lực;

b) Xây dựng và trình duyệt giá truyền tải điện;

c) Được cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động truyền tải điện;

d) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ hoạt động truyền tải điện;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Đơn vị truyền tải điện có các nghĩa vụ sau đây:

Giữ nguyên các điểm a, b, c, d, đ

e) Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện truyền tải và thực hiện đầu tư phát triển lưới điện truyền tải đáp ứng nhu cầu truyền tải điện theo quy hoạch phát triển điện lực; đầu tư thiết bị đo đếm điện và các thiết bị phụ trợ, trừ trường hợp có thoả thuận khác với đơn vị phát điện, đơn vị phân phối điện hoặc khách hàng sử dụng điện bảo đảm quyền lợi giữa các bên nhưng không trái với quy định của pháp luật;

Giữ nguyên các điểm g, h, i




Điều 41. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị phân phối điện

Điều 41. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị phân phối điện

1. Đơn vị phân phối điện có các quyền sau đây:

a) Hoạt động phân phối điện và các hoạt động khác theo giấy phép hoạt động điện lực;


b) Xây dựng và trình duyệt phí phân phối điện;

c) Được vào khu vực quản lý của bên mua điện để thao tác, bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế mới trang thiết bị điện của đơn vị phân phối điện;

d) Được cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động phân phối điện;

đ) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy phạm, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ hoạt động phân phối điện;

e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Đơn vị phân phối điện có các nghĩa vụ sau đây:

a) Bảo đảm lưới điện và các trang thiết bị phân phối điện vận hành an toàn, ổn định, tin cậy;

b) Bảo đảm cung cấp dịch vụ phân phối điện cho khách hàng sử dụng điện, đơn vị bán lẻ điện, đơn vị bán buôn điện đáp ứng các tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng dịch vụ, an toàn theo hợp đồng, trừ trường hợp lưới điện phân phối bị quá tải theo xác nhận của cơ quan điều tiết điện lực;

c) Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối và thực hiện đầu tư phát triển lưới điện phân phối đáp ứng nhu cầu điện theo quy hoạch phát triển điện lực; đầu tư công tơ và đường dây dẫn điện đến công tơ cho bên mua điện, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên mua điện;

d) Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về quản lý nhu cầu sử dụng điện;

đ) Tuân thủ phương thức vận hành, lệnh chỉ huy, điều khiển của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia;

e) Báo cáo về khả năng sẵn sàng vận hành, mức dự phòng của lưới điện và trang thiết bị phân phối điện, nhu cầu sử dụng điện trên địa bàn hoạt động của mình theo yêu cầu của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia, đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực, cơ quan điều tiết điện lực hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

g) Xử lý sự cố;

h) Trường hợp có nguy cơ đe doạ đến tính mạng con người và an toàn của trang thiết bị phải ngừng hoặc giảm mức phân phối điện nếu không có giải pháp khác;

i) Khôi phục việc cấp điện chậm nhất là 2 giờ kể từ khi phát hiện sự cố hoặc nhận được thông báo của bên mua điện; trường hợp không thực hiện được trong thời hạn trên thì phải thông báo ngay cho bên mua điện về nguyên nhân và dự kiến thời gian cấp điện trở lại;

k) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.



1. Đơn vị phân phối điện có các quyền sau đây:

a) Hoạt động phân phối điện và các hoạt động khác theo giấy phép hoạt động điện lực;


bãi bỏ Điểm b

Giữ nguyên Điểm c, d


đ) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ hoạt động phân phối điện;

e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.


2. Đơn vị phân phối điện có các nghĩa vụ sau đây:

Giữ nguyên Điểm a, b

c) Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối và thực hiện đầu tư phát triển lưới điện phân phối đáp ứng nhu cầu điện theo quy hoạch phát triển điện lực; đầu tư công tơ và đường dây dẫn điện đến công tơ cho bên mua điện, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên mua điện bảo đảm quyền lợi giữa các bên nhưng không trái với quy định của pháp luật;
Giữ nguyên Điểm d, đ, e, g, h, I, k



tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương