HỘI ĐỒng giám mục việt nam giáo lý giáo hội công giáo biên soạN CHO giáo dân việt nam



tải về 1.61 Mb.
trang22/23
Chuyển đổi dữ liệu11.09.2017
Kích1.61 Mb.
#33085
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23

* Đời Thánh hiến được nâng đỡ và phát triển nhờ cầu nguyện, và là một trong nguồn suối sống động cho đời sống thiêng liêng trong Hội Thánh.
* Dạy giáo lý là đòi hỏi cần thiết, giúp người tín hữu suy niệm Lời Chúa, cử hành phụng vụ, nội tâm hóa Lời Chúa, và phát sinh hoa trái tốt đẹp trong cuộc đời.
* Những nhóm cầu nguyện xuất hiện rất nhiều ngày hôm nay là một trong những dấu chỉ và sức mạnh canh tân đời cầu nguyện trong Hội Thánh; miễn là phải múc lấy dòng nước hằng sống từ những nguồn suối trong lành, và sự hiệp thông với Hội Thánh là một trong những dấu chỉ cho đời cầu nguyện đích thực.
Thánh Thần ban tặng cho một số tín hữu những ân huệ đặc biệt nhằm phục vụ lời cầu nguyện. Những tín hữu đó là những tôi tớ đích thực trong truyền thống của Hội Thánh.
3. Nơi cầu nguyện:
Để nuôi dưỡng đời cầu nguyện, nơi chốn là vấn đề quan trọng:
+ Nhà thờ, nhà của Chúa, là nơi dành riêng cho việc cầu nguyện, và thờ phượng Thánh Thể.
+ Để nâng đỡ việc cầu nguyện cá nhân, nên có một "góc cầu nguyện" với Kinh Thánh, ảnh tượng. Trong các gia đình, góc cầu nguyện đó cũng là nơi cho gia đình cầu nguyện chung với nhau hằng ngày.
+ Các Tu viện là những nơi thuận tiện giúp các tín hữu có được sự cô tịch cần thiết, để đi sâu hơn vào đời cầu nguyện.
+ Những cuộc hành hương cũng là những cơ hội đặc biệt cho việc canh tân đời cầu nguyện.


Bài 60
ĐỜI CẦU NGUYỆN
(x. SGLC từ 2697 đến 2751)
"Trong Chúa, ta sống ta chuyển động, ta hiện hữu" (Cv 17,28). Đức tin dẫn ta đến chỗ nhìn nhận Chúa là sự sống và là tất cả của chúng ta. Vì thế, phải hít thở Thiên Chúa như hít thở không khí; nghĩa là phải cầu nguyện liên lỉ. Nhưng ta không thể cầu nguyện liên lỉ thực sự nếu không có những giây phút cầu nguyện đặc biệt, và dư âm kéo dài trong cuộc sống.
Để nuôi dưỡng đời cầu nguyện liên lỉ, Hội Thánh dạy ta giữ nhịp cầu nguyện mỗi ngày, mỗi tuần và mỗi năm. Mỗi ngày như các giờ kinh sáng, tối, trước và sau bữa ăn. Mỗi tuần với Chúa nhật là trọng tâm, và tập trung vào hiệp thông Thánh Thể. Mỗi năm với chu kÿ Năm Phụng Vụ và những ngày lễ lớn.
I. NHỮNG CÁCH DIỄN TẢ
Có nhiều cách diễn tả tâm tình cầu nguyện và truyền thống Kitô giáo thường nói đến ba hình thức Khẩu nguyện, Suy niệm và Chiêm ngắm.
1. Khẩu nguyện (Cầu nguyện bằng lời)
Khẩu nguyện là thiết yếu trong kinh nguyện Kitô giáo. Trong cuộc sống trần thế, chính Đức Giêsu đã cầu nguyện bằng lời nói thưa với cha (Mt 11, 25-26; Mc 14, 36). Và khi các Môn đê xin Ngài dạy các ông Kinh Lạy Cha.
Đó cũng là đòi hỏi tự nhiên nơi con người vốn là hồn và xác, nên cần phải biểu tỏ tình cảm bên trong bằng lời nói bên ngoài. Chính vì phù hợp với con người tự nhiên như thế, nên khẩu nguyện là hình thức phổ biến nhất. Nhưng phải luôn luôn ý thức rằng: lời kinh đích thực phải phát xuất từ đáy thẳm tâm hồn, và "lời kinh của ta có được nhận lời hay không, không tùy thuộc vào số lượng (lời kinh), mà vào tâm bên trong" (Gioan kim khẩu).
2. Trí nguyện (Suy niệm)
Suy niệm là kiếm tìm. Kiếm tìm lý do và ý nghĩa đời Kitô hữu. Kiếm tìm thánh ý Thiên Chúa để đáp trả. Sách thiêng liêng là phương thế rất tốt giúp ta trong cuộc tìm kiếm ấy: Kinh Thánh, các bản văn phục vụ, các bài viết về đời thiêng liêng. Đồng thời, chính cuộc sống cũng là một cuốn sách cho ta đọc và suy niệm.
Sự tìm kiếm ấy không thể chỉ ngưng lại ở bình diện trí tuệ, nhưng phải dẫn tới hành động, phải giúp ta nhận biết tình yêu của Đức Chúa Kitô, và dám thốt lên "Lạy Chúa. Chúa muốn con làm gì?." Khi đó suy niệm có khả năng tác động toàn bộ cuộc đời chúng ta: tư tưởng, cảm xúc, ước muốn.
Để đạt được mục đích trên, có nhiều phương pháp, nhưng đừng quên rằng phương pháp chỉ để hướng dẫn, chứ không là mục đích. Điều quan trọng là làm sao ta tiến tới trên con đường đích thực, con đường duy nhất: Đức Chúa Kitô.
3. Tâm nguyện (Chiêm niệm)
Chiêm niệm là đỉnh cao của đời cầu nguyện, đỉnh cao của cuộc gặp gỡ yêu thương giữa Thiên Chúa và con người. Trong chiêm niệm, người tín hữu muốn ở lại một mình với Chúa, để lắng nghe, và nhiều khi chỉ để chiêm ngắm "Tôi nhìn Chúa và Chúa nhìn tôi", cảm nhận hạnh phúc được ở bên Đấng mình yêu mến. Vì thế, Thánh Têrêsa Avila nói: "Chiêm niệm chẳng là gì khác hơn sự chia sẽ thân giữa hai người bạn, là thường xuyên dành thời giờ ở lại một mình với Đấng mà ta biết là Ngài yêu thương ta " (Sách Đời Sống. 8,5).
Tình yêu ấy không chỉ mang nặng cảm tính; vì thế, vai trò của ý chí rất quan trọng để luôn trung thành với các giờ cầu nguyện, cho dù mệt mỏi hay khô khan. Nhờ đó, ta có thể đi sâu vào sự kết hợp với Chúa Kitô, và chia sẻ tâm tư với Ngài.
Phân biệt Khẩu nguyện, Trí nguyện và Tâm nguyện là công việc của lý trí; nhưng trong thực tế, cả ba có thể và phải hòa hợp với nhau làm một, vì cầu nguyện là đi vào cuộc gặp gỡ Thiên Chúa bằng tất cả con người của mình: linh hồn, trí khôn, thân xác; và để cuộc gặp gỡ ấy chi phối toàn bộ cuộc chúng ta.
II. CUỘC CHIẾN ĐẤU
Bước vào đời cầu nguyện là bước vào cuộc chiến đấu. Đó là kinh nghiệm của các thánh, của Mẹ MARIA, và của chính Đức Giêsu trao lại cho ta. Bởi vì nếu cầu nguyện là ân huệ Thiên Chúa, thì đồng thời cũng mời gọi sự đáp trả của con người, và muốn đẩy ta ra khỏi sự kết hợp với Chúa. Vậy đâu là những khó khăn, và phải làm gì để vượt qua?
1. Những đối kháng với cầu nguyện:
Trước hết là những quan niệm sai lạc về cầu nguyện. Có người cho cầu nguyện chỉ là hoạt động tâm lý đơn thuần, có người lại nghĩ đó là nỗ lực tập trung để đạt tới tình trạng trống rỗng tâm trí, và có người giản lược cầu nguyện vào một số nghi thức. Ngay cả một số Kitô hữu cũng coi cầu nguyện chỉ là một công việc giữa trăm ngàn công việc. Tất cả đều bộc lộ một thiếu sót căn bản: quên rằng cầu nguyện không chỉ là việc của con người, nhưng còn là của Thánh Thần Thiên Chúa.
Thêm Vào đó là những não trạng của thời đại chi phối, khiến ta không đi sâu được vào đời cầu nguyện. Não trạng duy lý ngăn cản cầu nguyện vốn làm một huyền nhiệm. Não trạng tiêu thụ làm cho con người nghĩ cầu nguyện là vô bổ. Rồi dựa vào giác quan và tiện nghi như tiêu chuẩn đánh giá Chân, Thiện, Mỹ, thì làm sao thấy được vẻ đẹp của cầu nguyện là thái độ chạy trốn khỏi thế giới, trong khi thực ra không phải như thế.
Cuối cùng là những thất bại trong đời cầu nguyện: chán nản vì tình trạng khô khan, thất vọng vì xin mà không được, buồn phiền vì thấy mình không tiến bộ... Tất cả kiến chúng ta tự hỏi: Cầu nguyện có ích gì? Rồi dần dần sao lãng.
Để vượt qua những khó khăn này, cần phải khiêm tốn, tín thác và kiên nhẫn.
2. Tỉnh thức của con tim
Phải tỉnh thức trước những khó khăn và những cơn cám dỗ.
a. Trước những khó khăn
Nỗi khó khăn thường gặp là sự chia trí, không tập trung vào lời cầu nguyện và vào Đấng mà mình phải hướng tới. Sự chia trí này giúp ta khám phá tâm hồn mình đang nghiêng chiều và gắn bó với cái gì. Cho nên hàm ẩn bên trong lại là cuộc chiến đấu: chọn lựa Ông Chủ nào ta muốn phục vụ?
Để vượt qua, cần tỉnh thức nhận diện, và thái độ tỉnh thức này lại gắn liền với đức tin: tin rằng Chúa sẽ đến và đang đến ngay hôm nay. Vì tin, cho nên tỉnh thức kiếm tìm và đón tiếp.
Nỗi khó khăn nữa trong đời cầu nguyện là tình trạng khô khan, không cảm thấy được niềm an ủi và dịu ngọt nào khi cầu nguyện. Trên bình diện thiêng liêng, đây là lúc phải gắn bó với Đức Giêsu hấp hối và chịu chôn táng trong mồ; phải chấp nhận trở thành hạt lúa gieo xuống đất và mới sinh được bông trái (Ga 12,24).
b. Trước những cơn cám dỗ
Cơn cám dỗ thường xuyên nhưng lại ẩn kín, đó là thiếu đức tin. Người ta có thể làm rất nhiều việc đạo đức, rất hăng say nhiệt thành, nhưng ẩn bên trong lại vẫn thiếu đức tin chân thật, thiếu lòng khiêm tốn sâu xa để nhận ra rằng: "Không có Thầy, chúng con chẳng làm được gì!" (GA 15,5).
Một cơn cám dỗ khác là sự nguội lạnh, phát sinh từ chỗ buông thả, không cảnh giác, lười biếng việc đạo đức. Nhưng nếu có lòng khiêm tốn, ta sẽ không thất vọng mà cố gắng vượt lên, tín thác nhiều hơn vào Chúa.
3. Niềm tín thác của con người
Chính trong những thử thách của cuộc đời, ta nhận ra mình có lòng tín thác thật sự hay không, nhất là khi cầu xin mà không được như lòng mong ước. Nhưng cũng chính lúc ấy, ta phải tự hỏi: Tại sao tôi lại than phiền vì không được nhận lời? Và phải làm gì để lời cầu nguyện có kết quả?
* Cầu xin mà đòi hỏi Chúa phải thực hiện tất cả những gì mình muốn. Như thế, Chúa là ai? Là chủ cuộc đời ta hay chỉ dụng cụ của ta? Một câu hỏi rất quan trọng, giúp ta khám phá lại mối lại quan hệ với Thiên Chúa.
Đồng thời phải tự hỏi: Cái gì thực sự tốt đẹp và ích lợi cho ta? Chỉ một mình Chúa biết, và Ngài biết trước khi ta cầu xin (x. Mt 6,8). Vì thế, nếu cầu xin mà không được nhận lời, vì "anh em xin với tà ý, để lãng phí trong việc hưởng lạc" (Gc 4,3). Như vậy, thay vì phiền trách Chúa, phải dò lại chính lòng mình.
* Để lời cầu xin có hiệu quả, phải biết cầu xin với niềm tín thác. Niềm tín thác ấy dựa trên cơ sở là tình yêu trung tín của Thiên Chúa, đến nỗi hiến ban và phục sinh của Đức Giêsu, và Thánh Thần cầu nguyện trong chúng ta.
Đức Giêsu là mẫu mực của tín thác. Khi cầu xin, Ngài luôn đi tìm thánh ý Cha. chứ không đòi hỏi Cha phải theo ý mình. Vậy tại sao ta lại làm khác? Không những thế, Đức Giêsu còn là Đấng chuyển cầu cho ta trước tòa Chúa Cha (x.Dt 5,7). Vì thế, nếu ta kết hợp với Đức Giêsu trong tư tưởng, tâm tình và ước muốn, và nhân danh Ngài mà cầu xin, chắc chắn ta sẽ được nhận lời, và còn hơn những điều mình mong ước.
4. Cầu nguyện liên lỉ
"Trong mọi hoàn cảnh và mọi sự, hãy nhân danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, mà cảm tạ Thiên Chúa là Cha ... Hãy dùng mọi lời kinh và mọi tiếng van nài mà cầu nguyện luôn mãi" (Ep 5,20; 6,18)
Cầu nguyện liên lỉ, không ngừng với tất cả nhiệt tình...
Thái độ chỉ có được nhờ Tình yêu: tình yêu khiêm tốn, tình yêu nhẫn nại. Chính trong tình yêu ấy, ta khám phá ra rằng:
- Có thể cầu nguyện mọi nơi, mọi lúc và trong mọi hoàn cảnh, vì khi yêu, người ta gắn bó với nhau tự thâm sâu tâm hồn.

- Cầu nguyện là nhu cầu thiết yếu cho đời sống tâm linh, vì nếu không được Thánh Linh hướng dẫn, ta sẽ dễ dàng rơi vào vòng tội lỗi, và ta chỉ có được hướng dẫn đó nhờ cầu nguyện.


- Cầu nguyện gắn chặt với Kitô hữu, không thể tách rời; vì Kitô hữu là ai, nếu không phải là người nhờ Chúa Thánh Thần, trở nên giống Đức Giêsu mỗi ngày một hơn, và sống theo chương trình yêu thương của Cha. Cuộc sống đó cũng là đích điểm của đời cầu nguyện.


KINH LẠY CHA

LỜI KINH CHÚA DẠY
Có một môn đệ đến thưa với Đức Giêsu: "Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện" (LC 11,4). Đáp lại đức Giêsu dạy: "Khi cầu nguyện, chúng con hãy nói:
LẠY CHA CHÚNG CON Ở TRÊN TRỜI

CHÚNG CON NGUYỆN DANH CHA CẢ SÁNG,

NƯỚC CHA TRỊ ĐẾN Ý CHA THỂ HIỂN

DƯỚI ĐẤT CŨNG NHƯ TRÊN TRỜI

XIN CHA CHO CHÚNG CON HÔM NAY

LƯƠNG THỰC HÀNG NGÀY, VÀ THA NỢ

CHÚNG CON, NHƯ CHÚNG CON CŨNG THA NỢ

CHÚNG CON, NHƯ CHÚNG CON CŨNG THA

KẺ NỢ CHÚNG CON. XIN CHỚ ĐỂ CHÚNG

CON SA CHƯỚC CÁM DỖ, NHƯNG CỨU

CHÚNG CON CHO KHỎI SỰ DỮ”

(Mt 6,9-13)


I. LỜI KINH TUYỆT VỜI
Kinh Lạy Cha chiếm vị ưu đẳng Kitô giáo, đến nỗi Terulianô nói: "Đó là bản tóm lược toàn bộ Tin Mừng", và Thánh Âu-tinh diễn tả: "Hãy rảo khắp mọi lời trong Kinh Thánh, và tôi không nghĩ rằng bạn có thể tìm thấy bất cứ điều gì ở đó mà lại không chứa đựng và bao hàm trong Kinh Lạy Cha".
Sở dĩ như thế vì ba lý do:
* Thứ nhất là vì Kinh Lạy Cha nằm ở tâm điểm của Kinh Thánh. Toàn bộ Kinh Thánh -- lề luật, các Ngôn sứ và Thánh vịnh -- được nên trọn trong Chúa Kitô. Mà Chúa Kitô đến là để loan báo Tin Mừng, và Tin Mừng ấy được tóm tắt trong Bài Giảng trên núi; Kinh Lạy Cha lại là trung tâm của Bài Giảng quan trọng đó. Bằng lời giảng, Đức Giêsu dạy ta sống đời sống mới. Bằng lời kinh, Đức Giêsu dạy ta nài xin sự sống mới.
* Thứ hai là: Đó là lời kinh duy nhất mà Đức Giêsu trực tiếp dạy các môn đệ, cho nên vẫn được gọi là lời kinh của Chúa. Ngài vừa là Chủ, vừa là mẫu mực của ta trong đời cầu nguyện. Không những Ngài dạy ta một công thức cầu nguyện, nhưng còn ban tặng Thánh Thần để lời kinh ấy trở thành "Thần trí và sự sống" (Ga 6,63), là lời kinh của người CON dâng lên CHA trong tác động của THÁNH THẦN.
* Thứ ba: Đó là lời kinh của Hội Thánh, ăn rễ sâu trong phụng vụ của Hội Thánh ngay từ đầu, đặc biệt là khi cử Bí tích Thánh Tẩy. Thêm sức và Thánh Thể.
II. CẤU TRÚC CỦA LỜI KINH
Kinh Lạy Cha gồm 3 phần chính:
* Lời mở đầu " LẠY CHA CHÚNG CON Ở TRÊN TRỜI": hướng chúng ta lên Chúa, và tập trung tất cả vào Ngài.
* Ba lời nguyện tôn vinh Danh Chúa, Nước Chúa và Thánh Ý của Ngài.
* Bốn lời cầu xin cho những nhu cầu của con người: nhu cầu vật chất cũng như tinh thần, nài xin sự nâng đỡ của Chúa để vượt thắng tội lỗi, các cơn cám dỗ và ác thần.
Lời kinh đó là lời kinh của đức Tin, đức Cậy và đức Ái. Phải có đức tin vào Thiên Chúa là Cha yêu thương, cho dẫu như thể Ngài vắng bóng và xa cách chúng ta, trong những khổ đau của cuộc đời. Phải có đức cậy để vững vàng hi vọng rằng Vương Quốc Thiên Chúa sẽ được hoàn thành. Và đức ái khiến ta tìm được sự ấm áp và thân mật của Tình Yêu Chúa dành cho ta.
Tất cả có được là nhờ Thánh Thần và Cha gửi đến lòng ta để kêu " Abba, Cha ơi!" (Ga 4,6). Và như thế, ân huệ Thánh Thần gồm tóm tất cả mọi lời cầu của Kinh Lạy Cha.
III. TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY
Còn có lời kinh nào quen thuộc bằng Kinh Lạy Cha, kinh được đọc trong mỗi Thánh Lễ, cũng như khi cầu nguyện riêng. Tuy nhiên, kinh nghiệm lại cho thấy nhiều khi người tín hữu chỉ đọc như một thói quen, hoặc như một bổn phận phải làm cho an tâm, ít khi dừng lại suy niệm lời kính mình đọc, và lắng nghe tiếng gọi của chúa. Hậu quả là giữa lời kinh và cuộc sống có một sự xa cách, đối nghịch nhau cách trầm trọng.
Vì thế, ta được mời gọi để canh tân đời cầu nguyện. Việc canh tân cử hành phụng vụ, sao cho sống động và có khả năng giáo dục đức tin. Đồng thời phải gắn liền với việc học hỏi giáo lý và Kinh Thánh, để không chỉ là những thay đổi hời hợt. Việc canh tân ấy phải dẫn đến hoa trái, là những việc làm tốt đẹp trong mọi mối quan hệ của đời sống hàng ngày.
Với ý thức và tâm tình đó, Hội Thánh muốn ta tìm hiểu và đào sâu Kinh Lạy Cha, lời kinh Chúa dạy.

Bài 62
LẠY CHA CHÚNG CON Ở TRÊN TRỜI
"Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại, họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì trước khi anh em cầu xin. Vậy anh em hãy cầu nguyện như thế này: Lạy Cha chúng con ở trên trời..."

(Mt 6, 7-9)


I. TRONG TÂM TÌNH YÊU MẾN VÀ KÍNH SỢ
Trong Thánh Lễ, trước khi đọc Kinh Lạy Cha, chủ tế mời gọi: “Vâng lệnh Chúa Cứu Thế và theo lời Người dạy, chúng ta dám nguyện rằng." Động từ "dám" diễn tả một thái độ kính sợ đối với Chúa. Thái độ này bắt nguồn từ truyền thống lâu dài trong Kinh Thánh, được minh họa tuyệt với trong cảnh Môsê gặp Chúa trong bụi gai bốc cháy: "Chớ lại gần. Cởi dép ra, bởi đất ngươi đang đứng là đất Thánh" (Xh 3,5)
Chỉ nhờ đức Giêsu Kitô - Thiên Chúa làm người - chúng ta mới dám đến gần Thiên Chúa là Cha, trong niềm tin yêu thảo hiếu: "Trong Ngài, ta được tự do dạn dĩ và được đến cùng Cha, đầy lòng tín thác vì đã tin vào Ngài" (Ep 3,12)
II. ĐẾN VỚI THIÊN CHÚA LÀ CHA
Trong Cựu Ước, các Ngôn sứ cũng đã nói đến Thiên Chúa là Cha: "Chính Người là Cha chúng tôi, Đấng chuộc lấy chúng tôi tự ngàn xưa, đó là Danh Người" (Is 63,16). Tuy nhiên, không có kinh nguyện nào trong Cựu ước cầu khẩn Thiên Chúa cách trực tiếp với danh xưng "Cha chúng con". Có chăng là những chỉ dẫn gián tiếp và hướng tới tương lai: "Ngài kêu khấn cùng Ta: Người là cha tôi, Thiên Chúa của tôi, Đá Tảng tế độ cho tôi. Nên Ta sẽ đặt Ngài làm Trưởng Tử, làm vị Tối Cao trên vua chúa trần gian” (Tv 89,27)
Với Đức Giêsu, xuất hiện mối quan hệ hoàn toàn mới mẽ với Thiên Chúa, thể hiện qua tiếng gọi "Abba, Cha ơi!"."Con duy nhất, hằng ở nơi cung lòng cha" (Ga 1,18). Đức Giêsu quả quyết: "Không ai biết Cha trừ ra Con, và những kẻ Con muốn mặc khải cho" (Mt 19,27)
Qua Đức Giêsu, Thiên Chúa không chỉ tỏ mình là: "Cha của chúng ta", nhưng Ngài còn nhận ta làm con của Ngài. Trong bí tích Thánh tẩy, ta được tái sinh trong đời sống mới "bởi Nước và Thánh Thần", trở nên chi thể trong thân mình Chúa Kitô, và vì thế, được trở nên con Thiên Chúa trong Người Con Duy Nhất.
Vì vậy khi đọc Kinh Lạy Cha, thái độ nền tảng phải có là khiêm tốn và biết ơn: khiêm tốn vì nhận ra sự thật về con người bất xứng của mình, tạ ơn vì biết rằng tất cả là ân huệ Thiên Chúa ban. Đồng thời, phải noi gương Đức Giêsu, sống tư cách người con hiếu thảo, luôn tín thác vào Cha, và thực thi ý Cha.
III. CHA CHÚNG CON Ở TRÊN TRỜI
Khi kêu lên với Thiên Chúa là "Cha của chúng con", từ "của" ở đây không có ý chỉ một người, một vật mà ta có quyền sở hữu; nhưng nhắm diễn đạt mới quan hệ mới, quan hệ giao ước, trong đó Thiên Chúa là Cha của chúng ta, và ta là con của Ngài.
Đồng thời, ta không thưa với Chúa là " Cha của con", nhưng "Cha của chúng con", nghĩa là phải ra khỏi lối sống cá nhân chủ nghĩa, và được dẫn vào cộng đoàn của những anh chị em có chung một người Cha. Hơn thế nữa, còn phải hướng đến việc "thâu họp con cái Thiên Chúa tản mát lại làm một" (x.Ga 11,52). Như thế, khẩn cầu Thiên Chúa là "Cha của chúng con", đòi hỏi ta một lối sống phục vụ mọi người, và cùng xây đựng lợi ích chung (x.MV 22).
Người Cha mà ta khẩn cầu là "Đấng ngự trên trời". "Trời" ở đây không có ý chỉ về một nơi chốn trong không gian, nhưng diễn tả tính siêu việt và uy quyền của Thiên Chúa. Thiên Chúa vượt trên tất cả những gì mà con người có thể quan niệm, về sự thánh thiện và vinh quang của Ngài. Tuy nhiên, Ngài lại ở rất gần những tâm hồn khiêm tốn và sám hối.
Hình ảnh trời cao cũng nhắc nhớ con người về chính vận mệnh cao cả của mình. Nhà của Cha chính là quê hương của ta, nhưng tội lỗi đã khiến ta rơi vào thân phận lưu đày, và nếu có lòng sám hối chân thành, ta-lại được quay về Nhà Cha (x.Lc 15,18,21). Chúa Kitô chính là Đấng giao hòa Trời và Đất, vì Ngài là Đấng "từ trời xuống", (Ga 3,13) và nhờ mầu nhiệm Vượt Qua Ngài lôi cả nhân loại đến với trời cao.
Ngay từ bây giờ, Thiên Chúa của trời cao đã ngự trị trong tâm hồn người công chính, như trong đền thờ của Ngài. Và nếu ta sống đời công chính, là ta đang mời Ngài đến cư ngụ trong tâm hồn mình (x.Âu - tinh Bài giảng trên núi).

Bài 63
BẢY LỜI NGUYỆN XIN
"Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ được mở cho"

(Mt 7,7)
"Anh em xin mà không được, là vì anh em xin với tà ý, để lãng phí việc hưởng lạc"

(Gc 4,3)
I. NGUYỆN DANH CHA CẢ SÁNG
Với lời cầu xin này, chúng ta xin Chúa thánh hiến Danh Ngài. Cho nên bản dịch mới đề nghị dịch là "xin làm cho Danh cha được vinh hiển".
Trong kinh Thánh, "Danh" không chỉ là tên gọi để phân biệt, mà còn là chính con người, và sự Thánh thiện của Chúa cũng được gọi là vinh quang "Thánh, Thánh, thánh, Giavê các cơ binh, khắp đất đầy tràn vinh quang người" (Is 6,3)
Trong Cựu Ước, sự thánh thiện của Chúa được biểu lợ qua giao ước, và ơn giải thoát Ngài ban cho dân:
"Người đã sai đến cho dân ơn cứu chuộc. Người dã truyền giao ước của Người cho đến muôn đời. Danh Người, Danh Thánh và đáng kính sợ." (Tv 111,9)
Nhưng chính nơi Đức Giêsu, ta mới hiểu rõ lời nguyện xin nầy. Ngay trước "giờ" (tử nạn). Đức Giêsu kêu lên: "Lạy Cha xin hãy tôn vinh Danh Cha." (Ga 12,28). Và trong lời nguyện Linh mục. Ngài nói rõ hơn:
"Lạy Cha, giờ đã đến,
xin hãy tôn vinh Con Cha
ngõ hầu, Con Cha tôn vinh Cha...
Con đã tôn vinh Cha dưới đất,

đã chu toàn công việc Cha đã giao phó cho Con làm...
Con đã mặc khải Danh Cha cho những người
Cha đã lấy từ giữa thế gian mà ban cho Con...
Lạy Cha chí thánh,
xin gìn giữ chúng nhờ Danh Cha,
ngõ hầu chúng nên một như Chúng ta."

(Ga 17,1,4,6,11)


Như vậy Đức Giêsu cho thấy: chính Cha tôn vinh Ngài, nhưng Chúa Cha lại tôn vinh Ngài qua Chúa Con và qua cả chúng ta, những môn đệ của Chúa Con. Đồng thời, Chúa Cha được tôn vinh không chỉ bằng kinh kinh nguyện, mà còn bằng việc làm của Đức Giêsu. Với lời nguyện xin này, chúng ta xin Cha tôn vinh Danh Ngài trong và qua kinh nguyện, cũng như cuộc sống của mình. Nếu ta sống tốt, Danh Chúa được chúc tụng; nếu ta sống tội lỗi, Danh Chúa bị xúc phạm (x.Phêrô kim khẩu).
II. NƯỚC CHA TRỊ ĐẾN
Theo Phúc Âm nhất lãm, Nước trời là đề tài trung tâm trong lời rao giảng của Đức Giêsu. Theo thánh Marcô, Đức Giêsu đã bắt đầu sứ vụ công khai với lời công bố: "Thời giờ đã mãn, Nước Thiên Chúa đã gần đến. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng". (1,15). Với Thánh Luca, Nước trời còn đang ẩn đấu (17,20), nhưng đã có những dấu chỉ để nhận diện, như lời Đức Giêsu trả lời các môn đệ của Gioan: "Các ông hãy đi tin lại cho Gioan mọi điều mắt thấy tai nghe: mù được sáng, què được đi, phong hủi được sạch và điếc được nghe, kẻ chết sống lại, nghèo khó được nghe báo Tin Mừng." (7,22). Tin mừng Mathêu lại trình bày Nước Trời bằng những hình ảnh và dụ ngôn sống động (chương 13), diễn tả Nước Trời là giá tri tuyệt đối, đến nỗi người ta vui mừng bán tất cả những gì mình có, để chiếm lấy (13, 44-46) và năng lực Nước Trời không ngừng phát triển. âm thầm mà mãnh liệt (13, 31-33).
Dựa vào các bản văn Tân ước, có thể nhân ra những đặc điểm của Nước Trời:
- Đang trên đường hoàn thành: đã có mặt rồi nhưng chưa hoàn thành. Nước Trời đang ở giữa chúng ta, trong những người có tinh thần nghèo khó, chịu bách hại vì lẽ công chính (Lc 17,21; Mt 5,3-10); nhưng đồng thời Nước Trời lại không thuộc thế gian này (Ga 18,36).
- Phổ quát: Nước Trời được dành cho mọi dân mọi nước, và chi phối mọi chiều kích đời sống của con người.
- Sâu xa: Nước Trời như men sự sống thấm nhập tận trong thực tại, biến đổi mối quan hệ của ta với Thiên Chúa và với nhau. Tái lập những giá trị căn bản của đời sống: công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần.
- Do Đức Giêsu thiết lập theo ý định của Cha, và Nước Trời là chính Đức Giêsu.
Vì Nước Trời là chính Đức Giêsu, nên xin cho Nước Cha trị đến cũng có nghĩa là kêu lên "Maranatha. Lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến". Và khi cầu xin như thế cũng có nghĩa là xin cho ta được sống xứng đáng là công dân Nước Trời, như Thánh Augustino diễn tả: "Nài xin Nước Chúa ngự đến là nài xin ân huệ sống đời công chính."
III. Ý CHA THỂ HIỆN DƯỚI ĐẤT CŨNG NHƯ TRÊN TRỜI
"Xin cho Ý Cha thế hiện dưới đất cũng như trên trời." Nhưng Ý Cha là gì? Người ta có thể đồng hóa Ý Cha với ý riêng, quan điểm, lập trường của mình và bắt mọi người phải theo. Vì thế, phải qui về Đức Giêsu Kitô, Đấng thi hành thánh ý Cha trong mọi sự (x.Dt 10, 5-7; Ga 8,29),và là Đấng mà nơi Ngài, Thánh Ý cha được bày tỏ trọn vẹn. Đó là ý muốn "Cho mọi người được cứu thoát và được nhận biết sự thật" (1Tm 2,4). "Không muốn ai phải hư đi nhưng hết thảy có phương hối cải (2Pr 3,9), và giới răn gồm tóm Thánh Ý Thiên Chúa là "Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em." (Ga 13, 34).
Thánh Ý ấy phải được thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Thánh Cyprianô cắt nghĩa: "Chúng ta phải cầu nguyện để những ai còn thuộc trái đất này có thể thi hành Thánh Ý Thiên Chuá." Muốn như thế: "đừng rập theo đời này, nhưng hãy biến đổi nhờ canh tân lòng trí, làm thế nào để thẩm định được Ý Thiên Chúa là gì thật là tốt lành, thú vị, trọn hảo" (Rm 12,2).
Cuối cùng để Thánh ý Thiên Chúa được thể hiện trong chính cuộc đời mình và mọi người, ta cần phải sống mầu nhiệm tự hủy của Đức Giêsu, Đấng "vâng phục cho đến chết và là cái chết thập giá" (P1 2,6), phải noi gương Mẹ Maria và các Thánh trong "sự vâng phục của đức tin". Lời cầu nguyện chân thành dẫn ta đến thái độ nơi tâm cần thiết, để thánh Ý thiên Chúa được tỏ hiện trong cuộc đời của chúng ta.

tải về 1.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương