HỌc viện nông nghiệp việt nam dự thảo lầN 2 BÁo cáo tự ĐÁnh giá



tải về 4.25 Mb.
trang5/13
Chuyển đổi dữ liệu02.12.2017
Kích4.25 Mb.
#34950
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 6.6. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, tinh thần trách nhiệm, tôn trọng luật pháp, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước và các nội quy của nhà trường cho người học.


1. Mô tả

Học viện đã có các quy định về văn hóa công sở, chức năng, trách nhiệm của Ban CTCT&CTSV để thực hiện thường xuyên tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, tinh thần trách nhiệm, tôn trọng luật pháp cho người học [H6.6.6.1], [H6.6.1.1], [H6.6.3.1][H2.2.3.1].

Công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, tinh thần trách nhiệm, tôn trọng luật pháp, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước và các quy định của Học viện cho người học được Học viện tổ chức thường xuyên, liên tục thông qua các hình thức tổ chức phong phú, đa dạng như các cuộc thi, phòng trào sinh viên tình nguyện, trực quan, phát thanh, tư vấn và tham vấn [H.6.6.2.11] [H6.6.1.1] [H6.6.2.4]. Website Học viện, website sinh viên, và website các đơn vị thường xuyên cập nhật và đưa các thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật, các sự kiện chính trị, kinh tế xã hội, các chương trình hoạt động, kế hoạch công tác tới người học[H6.6.6.2]. Hệ thống tuyên truyền trực quan thông qua các pano, băngzôn, khẩu hiệu, các bảng tin sinh viên… được Ban CTCT&CTSV, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và các đơn vị thiết kế và tuyên truyền kịp thời theo từng hoạt động tới tất cả cán bộ viên chức và người học.

Ngoài ra, các chủ trương, chính sách Pháp luật của Đảng và Nhà nước và các quy định của Học viện được phổ biến và tuyên truyền tới sinh viên thông qua tuần sinh hoạt công dân – sinh viên tổ chức đầu năm học; qua các buổi đối thoại giữa lãnh đạo Học viện với người học [H6.6.1.1]. [H6.6.2.7]

Bên cạnh đó, Học viện có phòng truyền thống và mở cửa cho sinh viên tham quan nhân dịp các ngày lễ, ngày kỷ niệm để sinh viên hiểu được các truyền thống tốt đẹp của Học viện qua các thế hệ, giai đoạn phát triển.

Công tác tuyên truyền, giáo dục đạt hiệu quả tốt. Số lượng sinh viên được khen thưởng về tinh thần trách nhiệm trong học tập và trong công tác và trong các hoạt động của các phong trào ngày càng tăng lên [H6.6.2.5] [H6.6.2.12]. Học viện không có người học bị xử lí vi phạm quy định về luật pháp như luật giao thông, luật hôn nhân, luật bản quyền, luật sở hữu tài sản.



2. Điểm mạnh

Đa số sinh viên Học viện tích cực tham gia các hoạt động xã hội, có lối sống lành mạnh, tinh thần trách nhiệm, tôn trọng luật pháp và các quy định của Học viện.

Các đơn vị trong Học viện tích cực triển khai các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, chấp hành quy định của Học viện tới sinh viên.

Công tác tuyên tuyền tổ chức với hình thức phong phú, đa dạng, sáng tạo, hiệu quả.



3. Tồn tại

Sinh viên Học viện rất đông, ở tập trung trong KTX ít, ở trọ phân tán trong nhiều khu dân cư nên khó quản lí;

Sinh viên học theo tín chỉ, mô hình quản lí lớp truyền thống bị phá vỡ nên nhiều thông tin tới sinh viên chưa kịp thời, quan hệ bạn bè theo lớp truyền thống của sinh viên khá lỏng lẻo nên phần nào ảnh hưởng tới công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên….

4. Kế hoạch hành động

Ban CTCT&CTSV, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, Tổ công tác sinh viên cần tiếp tục đẩy mạnh và đa dạng hóa các kênh truyền thông tới sinh viên (qua lớp/chi đoàn, trên hệ thống đài truyền thanh, website, facebook…), huy động các lực lượng tham gia giáo dục sinh viên;

Học viện cần tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác giáo dục dục đạo đức, lối sống, tinh thần trách nhiệm, tôn trọng luật pháp, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước và các quy định của Học viện.

Từ năm 2016, Ban CTCT&CTSV, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên thường xuyên mở các hội thảo, các buổi nói chuyện chuyên đề, lớp bồi dưỡng đạo đức, văn hóa, lối sống lành mạnh, tinh thần trách nhiệm, tôn trọng pháp luật và các quy định của Học viện cho người học (ít nhất 1 quý/1 lần).

Phát huy các tiện ích và hiệu quả của công nghệ thông tin để truyền thông tới sinh viên các nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, tinh thần trách nhiệm, tôn trọng luật pháp và các quy định của Học viện kịp thời.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 6.7. Có các hoạt động hỗ trợ hiệu quả nhằm tăng tỷ lệ người tốt nghiệp có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo.

1. Mô tả

Để tăng tỉ lệ người tốt nghiệp có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo, Học viện đã có nhiều hoạt động hỗ trợ phong phú và hiệu quả[H6.6.7.1]. Học viện tổ chức 5 đợt xét duyệt tốt nghiệp/năm đảm bảo sinh viên được cấp phát bằng kịp thời, tăng cơ hội tìm kiếm việc làm sớm ngay sau khi tốt nghiệp [H2.2.2.7]. Học viện tổ chức các lớp tập huấn kĩ năng mềm cho sinh viên như kĩ năng viết hồ sơ xin việc, kĩ năng phỏng vấn hiệu quả, kĩ năng thuyết trình, bí quyết tìm việc làm [H6.6.5.9]. Học viện phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức các buổi trao đổi tọa đàm với sinh viên về những yêu cầu việc làm, cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp, cũng như kĩ năng kinh doanh [H6.6.5.9]. Hàng năm, Học viện đều tổ chức ngày hội việc làm với sự tham gia của nhiều công ty, doanh nghiệp trong các lĩnh vực đa dạng [H.6.6.7.2]. Các hoạt động đã giúp sinh viên định hướng rõ hơn quá trình phấn đấu và lựa chọn nghề nghiệp khi học ở trường đại học.

Nhiều sinh viên đã áp dụng kiến thức, kĩ năng khởi nghiệp để phát triển các dự án kinh doanh, áp dụng vào công việc mang lại kết quả tốt [H.6.6.7.3]. Đặc biệt, sinh viên Học viện đã đạt 3 giải vô địch quốc gia năm 2013, 2014 trong chương trình Hành trình vì Khát vọng Việt và Khởi nghiệp quốc gia [H6.6.7.3]. Học viện kí kết các biên bản ghi nhớ hợp tác với các doanh nghiệp, tạo điều kiện để sinh viên thực tập nghề nghiệp tại doanh nghiệp, như kí kết biên bản hợp tác với Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Hà Nội, công ty thời trang KOWIL, công ty DEKALB, Công ty TNHH CANON Việt Nam, Công ty TNHH TOWEI, tập đoàn Viettel, tập đoàn Đức Hạnh Marphavet [H6.6.7.2]. Hiện nay, Học viện có một số chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp, mở ra cơ hội cho các khoa tăng cường quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp, kí biên bản phối hợp trong đào tạo sinh viên [H3.3.1.9].

Đồng thời, Trung tâm Tư vấn việc làm và Hỗ trợ sinh viên có nhiệm vụ kết nối doanh nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp về trường tuyển dụng sinh viên đúng chuyên ngành đào tạo, đăng tin tuyển dụng, giới thiệu lao động làm việc tại các doanh nghiệp, xây dựng và phát triển mô hình “doanh nghiệp sinh viên”, tư vấn hướng nghiệp cho người học [H6.6.5.9]...



2. Điểm mạnh

Học viện đã chủ động, tích cực triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ cho người học tìm kiếm và có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo;

Học viện đã liên kết với nhiều cơ quan, doanh nghiệp để tập huấn kĩ năng mềm, kĩ năng chuyên môn cho sinh viên, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.

3. Tồn tại

Sự tham gia của doanh nhân, doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách liên quan đến các ngành nghề đào tạo sinh viên vào quá trình đào tạo của Học viện còn chưa nhiều.

Học viện chưa thực hiện khảo sát tình hình việc làm của người tốt nghiệp thường xuyên, định kì để đánh giá được hiệu quả đào tạo, cũng như tác động của các hoạt động hỗ trợ người học trong tìm kiếm việc làm.

4. Kế hoạch hành động

Học viện cần tăng cường các hoạt động kết nối doanh nhân, doanh nghiệp, nhà tuyển dụng lao động trong công tác đào tạo sinh viên để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp.

Xây dựng một số mô hình mẫu về liên kết đào tạo đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và người học.

Đầu tư bổ sung nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất cho Trung tâm Tư vấn việc làm và Hỗ trợ sinh viên để thực hiện chức năng nhiệm vụ gắn kết Nhà trường với Doanh nghiệp và Người lao động.

Học viện cần có báo cáo hàng năm về kết quả hoạt động liên kết với các doanh nghiệp và các đơn vị liên kết đào tạo, các nhà tuyển dụng;

Từ năm 2016, Học viện thực hiện khảo sát định kì tình hình việc làm của người tốt nghiệp, điều tra định kì hiệu quả hoạt động của hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên tìm việc làm phù hợp.



5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 6.8. Người học có khả năng tìm việc làm và tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp. Trong năm đầu sau khi tốt nghiệp, trên 50% người tốt nghiệp tìm được việc làm đúng ngành được đào tạo.

1. Mô tả

Trung tâm TVVL&HTSV đã thực hiện khảo sát tình hình việc làm của người tốt nghiệp qua phiếu điều tra, gọi điện thoại, gửi email các năm 2009, 2013, 2015 [H2.2.1.9][H6.6.8.1]. Đồng thời, Trung tâm TVVL&HTSV cũng gửi phiếu điều tra doanh nghiệp trong ngày hội việc làm tổ chức tại Học viện để thu thập thông tin về tình hình làm việc và mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của cựu sinh viên [H6.6.8.1].

Tuy nhiên, công tác điều tra khảo sát tình hình việc làm chưa được thực hiện thường xuyên và định kì. Trong kết quả khảo sát năm 2015, sinh viên sau khi tốt nghiệp từ Học viện làm việc tại nhiều loại hình tổ chức khác nhau trong đó, tỷ lệ cựu sinh viên làm việc ở công ty liên doanh và công ty tư nhân là nhiều nhất (chiếm trên 26.5%), các loại hình khác được lựa chọn với tỷ lệ thấp dần theo thứ tự: Công ty TNHH (24,4%), cổ phần (16,1%), Nhà nước (13,6%), liên doanh (8,5%), công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài (3,5%) và tổ chức phi chính phủ (1,6%). Có 71,9% cựu sinh viên cho rằng công việc họ đảm nhận phù hợp, rất phù hợp với chuyên ngành được đào tạo[H2.2.1.9].

Nhìn chung, sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm trong vòng 1 năm sau khi tốt nghiệp là 77,6% [H2.2.1.9]. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn chưa đồng đều ở các chương trình đào tạo [H6.6.8.2]. Một số CTĐT đặc biệt như Chương trình tiên tiến – ngành khoa học cây trồng (CTTT-KHCT) có tỷ lệ có việc làm cao: dưới 1 tháng sau khi ra trường chiếm 21,6%, có việc trong khoảng từ 1-3 tháng chiếm 20% , có việc trong khoảng từ 3-6 tháng là chiếm 23%, từ 6-12 tháng chiếm 15% và sau 12 chiếm 1.6%; 65% sinh viên tốt nghiệp từ CTTT-KHCT đều làm công việc phù hợp với chuyên ngành đào tạo[H3.3.4.7].

Đối với chương trình tiên tiến Quản trị kinh kinh doanh có 75% sinh viên có việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp, 7,5% sau 12 tháng, 0,8% sau 24 tháng và 98% sinh viên sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm phù hợp hoặc có liên quan đến chuyên ngành được đào tạo [H 3.3.4.7].

Ngoài ra, nhiều cựu sinh viên của Học viện cũng là lãnh đạo các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp và có mỗi liên hệ thường xuyên với Học viện thông qua Trung tâm TVVL&HTSV, lãnh đạo và giảng viên các khoa chuyên môn. Do vậy, nhiều sinh viên của Học viện được giảng viên giới thiệu làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp này.

2. Điểm mạnh

Học viện có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm tương đối cao, đặc biệt trong một số chương trình đào tạo tiên tiến.



3. Tồn tại

Học viện chưa thực hiện điều tra khảo sát tình hình việc làm của sinh viên thường xuyên và định kì để đánh giá hiệu quả đào tạo của từng CTĐT cũng như của Học viện.

Học viện chưa có dữ liệu thông tin về cựu sinh viên, doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp và có hệ thống, đầy đủ cho tất cả các ngành, nghề Học viện đào tạo để tra cứu và khai thác dễ dàng khi cần.

Trình độ ngoại ngữ của sinh viên nhìn chung còn thấp, khó đáp ứng các yêu cầu khắt khe của doanh nghiệp nước ngoài.



4. Kế hoạch hành động

Từ năm 2016, Học viện cần có quy định, kế hoạch và kinh phí để thực hiện điều tra, khảo sát tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp định kì và thường xuyên.

Đánh giá chặt chẽ đầu ra sinh viên, đảm bảo sinh viên tích lũy đủ kiến thức, kỹ năng và trình độ ngoại ngữ nhằm đáp ứng yêu cầu công việc của xã hội.

Phát triển mô hình CTĐT tiên tiến, hoặc chất lượng cao cho một số ngành quan trọng, hiệu quả của Học viện làm thương hiệu, tăng tỷ lệ sinh viên có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo.

Từ năm 2016, Học viện xây dựng cơ sở dữ liệu về cựu sinh viên, doanh nghiệp và nhà tuyển dụng.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 6.9. Người học được tham gia đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên khi kết thúc môn học, được tham gia đánh giá chất lượng đào tạo của trường đại học trước khi tốt nghiệp.

1. Mô tả

Thực hiện chủ trương của Bộ GD&ĐT về việc người học tham gia đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên, từ kỳ Học kỳ I năm học 2010- 2011, người học được lấy ý kiến phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên ở 113 học phần của một số khoa [H2.2.5.7]. Đến nay, hoạt động này tiếp tục được triển khai theo từng kỳ học và mở rộng hơn ở hầu hết các học phần trong đó có học phần lý thuyết, thực hành và giáo dục thể chất ở các trình độ cao đẳng, đại học và thạc sĩ, trong 2 năm học 2013- 2014 và năm học 2014- 2015 tổng số lượt học phần lấy ý kiến phản hồi là trên 3000 lượt [H2.2.5.7].

Từ năm học 2013- 2014 đến nay, Học viện triển khai hoạt động lấy ý kiến của sinh viên tốt nghiệp về CTĐT thu được ý kiến phản hồi của sinh viên mới tốt nghiệp về các chương trình đào tạo, trong đó 11 lượt CTĐT trình độ đại học đã được tổng hợp và phân tích kết quả [H3.3.4.8]. Tuy nhiên, công tác lấy ý kiến về CTĐT được thực hiện trong lễ phát bằng tốt nghiệp nên số lượng phiếu thu được cho 1 CTĐT không nhiều, đòi hỏi sự tích lũy phiếu qua một số học kì. Điều này có thể dẫn đến kết quả phân tích và báo cáo chậm, ảnh hưởng đến tiến độ cải tiến và cập nhật CTĐT.

Phiếu LYK phản hồi được thiết kế dựa trên các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, đồng thời dựa vào những đặc thù riêng của Học viện để đưa ra các tiêu chí có những nội dung phù hợp cho từng mẫu phiếu[H6.6.9.1]. Đến nay, TTĐBCL đã xây dựng 05 mẫu phiếu phản hồi về học phần lý thuyết, thực hành, giáo dục thể chất, phiếu dành cho hệ tiên tiến chất lượng cao, hệ cao học và phiếu lấy ý kiến phản hồi của sinh viên tốt nghiệp về chương trình đào tạo [H6.6.9.2].

Kết quả phản hồi về hoạt động giảng dạy được gửi tới từng khoa và giảng viên. Những giảng viên được đánh giá “Rất hài lòng” tiêu biểu được chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động giảng dạy tại các Hội nghị tổng kết lấy ý kiến phản hồi[H6.6.9.3]. Những giảng viên có ý kiến phản hồi “Không hài lòng” và “Tạm hài lòng” được Khoa, bộ môn tổ chức dự giờ và báo cáo lại kết quả bằng “Phiếu đánh giá dự giờ” và “Biên bản dự giờ” [H4.4.3.8]. Thông qua hoạt động này, mỗi giảng viên có thể nhìn nhận lại hoạt động giảng dạy của chính mình, rút kinh nghiệm để điều chỉnh những vấn đề còn tồn tại cũng như phát huy những thế mạnh để đáp ứng tốt hơn những mong đợi của người học[H6.6.9.4].

2. Điểm mạnh

Hoạt động LYK phản hồi từ người học được triển khai rộng rãi và quy mô ở hầu hết các học phần ở các bậc đào tạo trong Học viện. Thông qua hoạt động này giảng viên đã nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình hơn trong công tác giảng dạy;



3. Tồn tại

Hoạt động lấy ý kiến của người học còn chưa đạt hiệu quả cao do nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động này từ phía giảng viên và sinh viên chưa cao.

Chưa có các Quy định cụ thể về việc sử dụng các kết quả lấy ý kiến phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên và về chương trình đào tạo trong hoạt động và kế hoạch cải tiến chất lượng dạy và học.

4. Kế hoạch hành động

Trung tâm ĐBCL cần phối hợp tốt hơn nữa với các đơn vị, các Khoa để hướng dẫn và tuyên truyền để người học nhận thức được vai trò của mình đối với công tác lấy ý kiến phản hồi.

Trung tâm ĐBCL xây dựng và tư vấn Ban Giám đốc Học viện ban hành các Quy định, quy trình về công tác lấy ý kiến phản hồi từ người học để đạt hiệu quả cao hơn.

Để tăng số lượng người học tham gia lấy ý kiến về hoạt động giảng dạy và về CTĐT, TT.ĐBCL triển khai lấy ý kiến online từ học kì II năm học 2015-2016.



5. Tự đánh giá: Đạt

Kết luận về Tiêu chuẩn 6

Những mặt công tác xoay quanh đối tượng người học là thế mạnh của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Quan điểm coi người học là “trung tâm” là kim chỉ nam đã đi vào từng hoạt động thiết thực của Học viện. Với chủ trương biện pháp nhằm hỗ trợ đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cần thiết để giúp người học chủ động tổ chức hoạt động học tập của mình, môi trường học tập, sinh hoạt và rèn luyện tại Học viện đã thể hiện được tính dân chủ, khuyến khích được sự năng động và sáng tạo của người học.Học viện Nông nghiệp Việt Nam tiếp tục phát huy thế mạnh này, đưa công tác đối với người học đi vào chiều sâu, thực sự tạo môi trường tốt về vật chất lẫn tinh thần để người học yên tâm học tập, tu dưỡng và rèn luyện. Nâng cấp cơ sở vật chất tại ký túc xá, căng tin và cải tiến chất lượng phục vụ của các Khoa, Ban chức năng và các Trung tâm là những vấn đề lớn đang được Học viện quan tâm giải quyết. Học viện đã có kế hoạch và rất cố gắng trong việc thực hiện kế hoạch này. Các thống kê cho thấy người học tốt nghiệp từ Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã và đang được thị trường lao động chấp nhận. Học viện đang tiếp tục xây dựng kế hoạch hỗ trợ người học trong quá trình học tập của mình và sau khi tốt nghiệp, hướng người học đến các giá trị học tập lâu dài.



Tiêu chí

Đạt

Chưa đạt*

6.1

x




6.2

x




6.3

x




6.4

x




6.5

x




6.6

x




6.7

x




6.8

x




6.9

x




Tổng

9

0

Tiêu chuẩn 7: Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ



Mở đầu

Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong giai đoạn 2010 - 2014, công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Học viện được đẩy mạnh, với các giống cây trồng, vật nuôi và tiến bộ kỹ thuật được công nhận Quốc gia. Hầu hết các sản phẩm khoa học công nghệ tạo ra đều được ứng dụng trong thực tiễn, nhiều sản phẩm có chu kỳ sống dài. Với các thành tích trong hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, Học viện đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý, nhiều nhà khoa học của Học viện đã được vinh danh.

Bên cạnh việc tạo ra các sản phẩm khoa học phục vụ đời sống và sản xuất, hoạt động nghiên cứu khoa học còn góp phần tích cực trong công tác đào tạo của Học viện, đặc biệt là đào tạo cao học và nghiên cứu sinh.

Công tác xây dựng kế hoạch, triển khai và quản lý khoa học công nghệ được thực hiện theo quy định, hướng dẫn của Bộ trên cơ sở định hướng khoa học và công nghệ của Học viện. Hầu hết các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được triển khai theo đúng tiến độ về nội dung nghiên cứu và thời gian thực hiện. Học viện tiếp tục đẩy mạnh liên kết và hợp tác với các tổ chức, trường đại học trong và ngoài nước nhằm đa dạng hóa các nguồn kinh phí và nâng cao chất lượng trong hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ.



Tiêu chí 7.1. Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động khoa học, công nghệ phù hợp với sứ mạng nghiên cứu và phát triển của trường đại học.

1. Mô tả

Trong đề án quy hoạch tổng thể phát triển Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đến năm 2020, chiến lược phát triển khoa học, công nghệ trung hạn và dài hạn của Học viện, mục tiêu của chiến lược nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là: “Xây dựng Trường thành trường đại học nghiên cứu; phấn đấu trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam. Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Trường đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học; đồng thời đáp ứng cho tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, đạt trình độ tiến tiến trong khu vực, giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc về KH-CN của phát triển nông nghiệp và nông thôn trong quá trình hội nhập [H1.1.1.2]

Để công tác nghiên cứu khoa học công nghệ triển khai đạt kết quả tốt, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và phục vụ đào tạo, Học viện có hệ thống các văn bản quy định và quy trình hướng dẫn [H2.2.2.9], [H7.7.1.1].

Công tác xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học công nghệ dài hạn, trung hạn và ngắn hạn được thực hiện theo công văn hướng dẫn của Bộ chủ quản và các Bộ khác, trên cơ sở định hướng khoa học công nghệ của Nhà nước, của ngành, của Học viện [H.7.7.1.2]. Học viện có các mẫu văn bản và hướng dẫn cụ thể về việc xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học công nghệ trong toàn Học viện và có kế hoạch khoa học công nghệ hàng năm, giai đoạn gửi cấp trên.

Hàng năm, Học viện tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng cho các cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên nhằm nâng cao năng lực lập kế hoạch, xây dựng đề xuất, thuyết minh các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp, với sự tham gia hướng dẫn của cán bộ, chuyên viên của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ GD&ĐT, Bộ NN&PTNT ...[H7.7.1.3].

Học viện trực tiếp hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch khoa học công nghệ dài hạn, trung hạn và ngắn hạn bao gồm nhiệm vụ cấp nhà nước, cấp Bộ, cấp cơ sở, địa phương và các hoạt động khoa học công nghệ khác; trên cơ sở tổng kết công tác hoạt động khoa học công nghệ [H2.2.5.8], [H7.7.1.4]. Do đó, các kế hoạch nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Học viện đáp ứng yêu cầu của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc về KH-CN trong quá trình phát triển và hội nhập; đồng thời có sự gắn kết chặt chẽ với công tác đào tạo của Học viện.

Hàng năm vào tháng 2, Học viện tổ chức Hội nghị hướng dẫn thực hiện kế hoạch khoa học công nghệ cho các chủ nhiệm đề tài/dự án KHCN các cấp, lãnh đạo các đơn vị trong toàn Học viện. Việc triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ hàng năm được thể hiện qua sự phân bổ kinh phí, danh mục đề tài/dự án KHCN hàng năm của đơn vị, Học viện [H7.7.1.5].

Để triển khai các kế hoạch nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phù hợp với sứ mạng và nghiên cứu phát triển của Học viện, các đề xuất ý tưởng nghiên cứu khoa học công nghệ được xét duyệt qua cấp Bộ môn và Hội đồng khoa học của đơn vị. Ban Khoa học và Công nghệ rà soát, tổng hợp và trình Hội đồng khoa học và đào tạo của Học viện xem xét, cho ý kiến trước khi gửi Bộ chủ quản [H7.7.1.6].

Từ năm 2010 đến nay, số lượng đề tài khoa học và công nghệ tầm quốc gia có chiều hướng tăng mạnh như các nhiệm vụ khoa học thuộc Chương trình giống quốc gia; Chương trình sản phẩm quốc gia (giống lúa, lợn, sản xuất vacxin...); Chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp nhà nước. Trong giai đoạn 2010-2014, bình quân hàng năm Học viện có 120 đề xuất nhiệm vụ KHCN cấp Nhà nước và cấp Bộ; 100 đề xuất cấp Học viện; 250 đề xuất nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học. Số lượng đề xuất được xét chọn, tuyển chọn cấp Nhà nước, cấp Bộ khoảng 15%; cấp Học viện là 60%; nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học là 45%. [H7.7.1.4].

Định kỳ (6 tháng/lần), Học viện tổ chức các đợt kiểm tra để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch khoa học công nghệ dài hạn, trung hạn và ngắn hạn nhằm kịp thời điều chỉnh các phát sinh trong quá trình thực hiện như:có ý kiến đề xuất kịp thời với cơ quan quản lý cấp trên về tình hình thực hiện nhiệm vụ; điều chỉnh, bổ sung thực hiện các nhiệm vụ KHCN có tính thời sự, cấp thiết nhằm giải quyết các yêu cầu thực tiễn [H7.7.1.7].

Để đảm bảo công tác thực hiện kế hoạch KHCN theo đúng tiến độ, đạt kết quả tốt, Học viện đã ban hành quy định về việc khen thưởng, xử lý vi phạm đối với các đơn vị, cá nhân hoàn thành, không hoàn thành nhiệm vụ và là một trong các chỉ tiêu đánh giá, bình xét thi đua khen thưởng đối với cán bộ viên chức và các đơn vị trong Học viện [H2.2.2.9].

2. Điểm mạnh

Công tác xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động khoa học công nghệ phù hợp với sứ mạng nghiên cứu và phát triển của Học viện, phù hợp với thực tế, giải quyết tốt các vấn đề phát sinh trong sản xuất, đời sống.



Các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện về hoạt động khoa học và công nghệ rõ ràng, cụ thể và được phổ biến tới tất cả các cán bộ, công chức, viên chức trong Học viện theo nhiều kênh thông tin như: văn thư, hội thảo, website của Học viện.

Công tác triển khai kế hoạch KHCN được thực hiện tốt, hiệu quả, đúng kế hoạch đem lại hiệu quả cao trong nghiên cứu khoa học.



3. Tồn tại

Các nghiên cứu mang tính liên ngành nhằm phục vụ tốt hơn sứ mệnh nghiên cứu và phát triển Học viện còn chưa nhiều.

Kinh phí đầu tư cho nghiên cứu còn ít làm ảnh hưởng đến việc xây dựng kế hoạch nghiên cứu

4. Kế hoạch hành động

Trong năm 2016, Học viện thành lập các nhóm nghiên cứu liên ngành.

Trong năm 2016, Học viện thúc đẩy và khuyến khích gắn nghiên cứu khoa học với doanh nghiệp để khắc phục sự thiếu hụt về kinh phí, đồng thời ứng dụng có hiệu quả hơn các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 7.2. Có các đề tài, dự án được thực hiện và nghiệm thu theo kế hoạch.

1. Mô tả

Hằng năm, trung bình Học viện có khoảng 300 đề tài, dự án, chương trình với tổng kinh phí khoảng 50 tỷ đồng gồm cấp Học viện và các cấp Bộ, Nhà nước, địa phương (gồm cả đề tài nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học) [H7.7.2.1] [H7.7.2.2] (bảng 1). Tỷ số đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ được quy đổi trến cán bộ cơ hữu đạt là 569.5/1085.



Bảng 1. Số lượng đề tài khoa học và công nghệ các cấp giai đoạn 2010 – 2014

Năm

Cấp Nhà nước

Cấp Bộ

Hợp tác
quốc tế


Đề tài với các địa phương/

Hợp đồng chuyển giao

Cơ sở

Tổng số

2010

10

75

12

26

261

384

2011

8

57

13

36

160

274

2012

23

42

8

28

182

283

2013

21

34

5

38

201

299

2014

26

39

6

18

152

241

Tổng cộng

88

247

44

146

956

1481

Học viện có quy định và quy trình để đảm bảo các đề tài, dự án thực hiện và nghiệm thu theo kế hoạch [H2.2.2.9], [H7.7.1.1]. Việc thực hiện và nghiệm thu đúng thời hạn là một trong các tiêu chí để đánh giá hoạt động khoa học công nghệ và làm cơ sở để phân bổ kinh phí hoạt động khoa học công nghệ cho đơn vị, cũng như cho Học viện. Đây cũng là tiêu chí đánh giá, khen thưởng, xếp loại đơn vị và các chủ nhiệm đề tài. Đặc biệt, Học viện quy định cụ thể việc xử lý các đề tài, dự án không hoàn thành đúng thời hạn [H7.7.1.1].

Để hỗ trợ các đề tài/dự án thực hiện đúng kế hoạch, Học viện có thông báo, biểu mẫu hướng dẫn báo cáo tiến độ và nghiệm thu đề tài/dự án [H7.7.2.3]. Đồng thời, các đề tài/dự án khoa học công nghệ được số hóa và quản lý bằng phần mềm giúp Học viện nắm tiến độ, kế hoạch và có thông báo nhắc nhở kịp thời. Các đề xuất bổ sung, các khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện đều được Học viện hỗ trợ và giúp các chủ nhiệm đề tài báo cáo, xin ý kiến của cơ quan quản lý cấp trên bằng văn bản [H7.7.2.4].

Trong 5 năm qua, Học viện không có đề tài/dự án KHCN nào phải tiến hành thanh lý, hoàn trả kinh phí về ngân sách. Tỷ lệ các nhiệm vụ khoa học công nghệ nghiệm thu đúng hạn theo thuyết minh phê duyệt đạt trên 90% và đạt loại tốt 85% [H7.7.1.7]. Tuy nhiên vẫn còn 10% các trường hợp xin gia hạn thời gian thực hiện, xin điều chỉnh nội dung nghiên cứu. Nguyên nhân chủ yếu do các yếu tố khách quan như: mùa vụ, thiên tai, dịch bệnh, chờ đợi công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế hoặc đợi kết quả bảo vệ luận văn của NCS, học viên cao học.... Học viện vẫn còn danh mục thống kê số lượng các đề tài, dự án không hoàn thành nghiệm thu đúng thời hạn [H7.7.2.3].

Mặc dù vậy, các đề tài/dự án KHCN nhìn chung nghiệm thu tốt theo kế hoạch và đã tạo ra nhiều sản phẩm như 30 giống cây trồng, vật nuôi, tiến bộ kỹ thuật được công nhận quốc gia và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất; góp phần đào tạo 22 NCS, 250 học viên cao học và 300 sinh viên đại học [H.7.7.2.5]. Do đó, Học viện nhiều năm liền được Bộ GD&ĐT, Bộ KHCN, nhiều tỉnh thành trong cả nước tặng khen thưởng là đơn vị có thành tích xuất sắc trong hoạt động nghiên cứu, quản lý và chuyển giao khoa học và công nghệ [H7.7.1.4].

2. Điểm mạnh

Học viện kịp thời xử lý các tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.

Học viện không có đề tài/dự án khoa học và công nghệ nào phải tiến hành các thủ tục thanh lý hoàn trả lại kinh phí thực hiện

Các đề tài/ dự án KHCN có tỷ lệ thực hiện và nghiệm thu theo kế hoạch cao, hiệu quả nghiên cứu tốt.



3. Tồn tại

Vẫn còn một số đề tài/dự án nghiệm thu chưa đúng thời gian quy định trong hợp đồng, thuyết minh..

Một số đề tài sau khi nghiệm thu nhưng kết quả nghiên cứu chưa được ứng dụng vào thực tiễn, chưa có tính kế thừa phát triển cho các nghiên cứu tiếp theo, một phần do tính phân tán và thiếu sự phối hợp liên ngành.

4. Kế hoạch hành động

Xây dựng chính sách hỗ trợ các đề tài/dự án công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học trong nước và đặc biệt là các tạp chí quốc tế để đảm bảo thời gian nghiệm thu theo quy định.

Xây dựng cơ chế hỗ trợ để các đề tài/dự án đẩy mạnh ứng dụng kết quả nghiên cứu sau nghiệm thu vào sản xuất, phát huy tính kế thừa của các nghiên cứu tiếp theo.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 7.3. Số lượng bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế tương ứng với số đề tài nghiên cứu khoa học và phù hợp với định hướng nghiên cứu và phát triển của trường đại học.

1. Mô tả

Học viện đã ban hành quy định yêu cầu các đề tài khoa học và công nghệ từ cấp Học viện cần phải công bố ít nhất 01 bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước, ưu tiên bài báo đăng trên tạp chí quốc tế. Vì vậy, từ năm 2010 đến nay, số lượng bài báo công bố trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế có xu hướng tăng dần. Ứng với số đề tài, dự án hàng năm (bảng 1), trung bình có 1-2 bài báo/ đề tài, dự án. Tỷ lệ so sánh giữa bài báo và đề tài KHCN khi không tính đề tài nhóm sinh viên NCKH đạt 2,6 lần.

Số lượng bài báo công bố thông qua các kết quả nghiên cứu của đề tài/dự án trong giai đoạn 2010 – 2014 đạt 1727 bài báo [H7.7.3.1]. Đặc biệt, số bài báo quốc tế tăng gấp 5 lần (bảng 2).

Bảng 2. Số lượng bài báo khoa học đăng trên các tạp chí trong nước và nước ngoài

TT

Phân loại tạp chí


Hệ số

Số lượng

2010

2011

2012

2013

2014

Tổng (đã quy đổi)

1

Tạp chí KH quốc tế

1,5

29

56

47

77

94

454,5

2

Tạp chí KH cấp Ngành trong nước

1,0

164

154

210

207

213

948,0

3

Tạp chí/tập san của cấp trường

0,5

142

138

116

124

129

324,5




Tổng cộng




335

348

373

408

436

1727

Các bài báo, công trình khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước và quốc tế về các lĩnh vực gồm chăn nuôi, thú y, thủy sản, nông học, công nghệ sinh học, cơ điện, kinh tế chính sách, môi trường, quản lý đất đai phù hợp với định hướng nghiên cứu của Học viện [7.7.3.1].

Ngoài ra, trong giai đoạn 2011-2015, Học viện có 658 báo cáo tham dự các hội thảo quốc tế; 961 bài tham dự hội thảo trong nước; 1042 bài ở hội thảo cấp Học viện, trong số đó có 95% báo cáo khoa học là các kết quả nghiên cứu của đề tài/dự án KHCN [H7.7.3.2].

Số lượng bài báo tăng do Học viện có chế độ khen thưởng, khuyến khích phù hợp cho các cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và có bài báo công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín [H7.7.3.3]. Đối với các bài báo được xuất bản trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín được Học viện khen thưởng 20 triệu đồng/bài [H7.7.3.4]. Các cán bộ, giảng viên có công trình nghiên cứu khoa học được tạo điều kiện đi dự hội thảo, hội nghị, được tính giờ nghiên cứu khoa học, được xét thi đua, khen thưởng hàng năm, giai đoạn [H7.7.1.1].

Trên 50% giảng viên được khảo sát đồng ý Học viện có chế độ khuyến khích viết bài cho các hội nghị, hội thảo quốc gia, quốc tế và công bố trên các tạp chí khoa học hợp lý [MC – BCKS giảng viên].

2. Điểm mạnh

Số lượng bài báo, công trình khoa học đăng trên tạp chí trong nước, đặc biệt tạp chí quốc tế ngày càng tăng .

Các bài báo được đăng ký trên các tạp chí chuyên ngành có nội dung và định hướng phù hợp với định hướng nghiên cứu và phát triển của Học viện.

Học viện có chế độ khen thưởng và khuyến khích phù hợp đối với các bài báo được đăng trên các tạp chí có uy tín.



3. Tồn tại

Số lượng đề tài cấp nhà nước, cấp Bộ có công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế chưa nhiều so với các tạp chí trong nước.

Số lượng các bài báo khoa học theo các đơn vị và các chuyên ngành chưa đồng đều, vẫn tập trung chủ yếu ở một số ngành như: Nông học, thú y, chăn nuôi...

Tỷ lệ số lượng bài báo/giảng viên mới chỉ đạt 1,2 lần; trong khi Học viện có nhiều giảng viên được đào tạo từ các nước tiên tiến nhưng chưa phát huy hết khả năng trong việc nghiên cứu khoa học và công bố kết quả nghiên cứu đặc biệt trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín.



4. Kế hoạch hành động

Nghiên cứu bổ sung các quy định về quản lý nghiên cứu khoa học, cơ chế động viên, khuyến khích nhằm đẩy mạnh số lượng bài báo công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín như: Đảm bảo công bố ít nhất 1 bài báo/1 đề tài từ cấp Học viện; thưởng bằng tiền với bài báo đăng trên tạp chí uy tín...) để tăng số lượng bài báo.

Khuyến khích các nhà khoa học viết bài bằng việc tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học...

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 7.4. Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của trường đại học có những đóng góp mới cho khoa học, có giá trị ứng dụng thực tế để giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.

1. Mô tả

Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Học viện có nhiều đóng góp mới cho khoa học. Nổi bật trong giai đoạn 2011-2015, các nhà khoa học của Học viện đã phát hiện và đăng ký 05 nguồn gen mới vào ngân hàng gen thế giới, lần đầu tiên giải trình tự gene của chủng Virus tai xanh phân lập tại Việt Nam.... Học viện công bố nhiều kết quả nghiên cứu cơ bản có giá trị trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước và quốc tế [H7.7.3.1].

Các kết quả thực hiện đề tài từ các hoạt động NCKH và phát triển công nghệ đã được đúc kết và biên soạn trong các tài liệu tham khảo, tài liệu chuyên môn và giáo trình để ứng dụng và phục vụ đào tạo. Trong 5 năm qua, Học viện được Bộ GD&ĐT giao thực hiện một số nhiệm vụ đặc thù như: Biên soạn giáo trình An toàn vệ sinh lao động trong các trường đại học, cao đẳng, TCCN khối nông lâm ngư nghiệp; giáo trình sở hữu trí tuệ; giáo trình mô hình hóa trong quản lý môi trường [H7.7.4.1].

Hoạt động NCKH &CN của Học viện có nhiều đóng góp và ứng dụng thực tế để giải quyết các vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước, Trong giai đoạn 2014 – 2015, Học viện được Nhà nước, doanh nghiệp đặt hàng nhiều chương trình, đề tài/dự án để giải quyết các vấn đề thực tiễn của địa phương, doanh nghiệp như chương trình sản phẩm quốc gia về vacxin phòng bệnh cho vật nuôi; dự án nhân giống lợn chất lượng cao; dự án lúa thuần, lúa lai, hợp tác nghiên cứu với Công ty cổ phần phân bón dầu khí Cà Mau....[H7.7.4.2]. Học viện đã ký kết 98 hợp đồng nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ được ký kết với các tỉnh thành trong cả nước như: Thanh Hoá, Nghệ An, Nam Định, Hà Nam, Hà Nội, Bắc Giang, Hải Dương, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Đắk Lắk, Sơn La, Hòa Bình, Quảng Bình...

Kết quả các hoạt động NCKH và công nghệ đạt hiệu quả tốt. Học viện chọn tạo được 30 giống cây trồng, vật nuôi, có các tiến bộ kỹ thuật được công nhận Quốc gia gồm: 12 giống lúa; 07 giống hoa quả, 06 tiến bộ kỹ thuật và 2 bằng độc quyền sáng chế (bảng 3) [H7.7.4.3].

Bảng 3. Tổng hợp giống cây trồng, tiến bộ kỹ thuật và bằng sáng chế, giải pháp hữu ích giai đoạn 2010-2014

Năm

Giống cây trồng

Tiến bộ kỹ thuật

Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích

2010

6

1




2011

8

2




2012

3

1




2013

2

2

1

2014







1

Một số sản phẩm khoa học và công nghệ đã công nhận quốc gia và được ứng dụng rộng rãi trong thực tế sản xuất như KIT chẩn đoán nhanh hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn, chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMINA, công nghệ xử lý môi trường chăn nuôi lợn, hệ thống máy gặt đập liên hợp đa năng, hệ thống máy canh tác, thu hoạch cây sắn, quy trình công nghệ sản xuất khoai tây giống bằng công nghệ khí canh, công nghệ xử lý rơm tươi bằng ure, quy trình quản lý tổng hợp (IPM) nhện gié hại lúa ở Việt Nam và phân bón lá, phân viên nén các loại.

Học viện đã đề xuất chính sách phát triển kinh tế cho một số vùng miền, chuyển giao nhiều kết quả nghiên cứu vào thực tế như phát triển bền vững chăn nuôi gia súc ở các tỉnh miền núi phía Bắc [H.7.7.4.4].



2. Điểm mạnh

Hoạt động NCKH và công nghệ của Học viện đạt hiệu quả tốt, rõ rệt với các đóng góp mới cho khoa học, có giá trị ứng dụng thực tế để giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.



3. Tồn tại

Nghiên cứu còn phân tán, tính liên ngành trong nghiên cứu còn hạn chế.

Các đề tài mang đóng góp mới cho khoa học mang tầm quốc tế còn hạn chế

Hoạt động chuyển giao công nghệ mới chỉ tập trung ở những tỉnh có điều kiện thuận lợi về giao thông, thời tiết khí hậu. Việc mở rộng các tiến bộ vẫn còn hạn chế ở các tỉnh vùng cao, khó khăn, có điều kiện thời tiết đặc thù như Điện biên, Lai Châu, Hà Giang, Bắc Kạn và miền Trung Tây nguyên.



4. Kế hoạch hành động

Năm 2016, Học viện sẽ xây dựng chính sách tạo động lực đối với cán bộ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Học viện có kế hoạch và chiến lược đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ đến các tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn, có điều kiện thời tiết đặc thù, hình thành các nhóm nghiên cứu liên ngành, có kế hoạch và chiến lược rõ ràng theo hai hướng nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng, với các tiêu chí đánh giá phù hợp.



5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 7.5. Đảm bảo nguồn thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ không ít hơn kinh phí của trường đại học dành cho các hoạt động này.

1. Mô tả

Giai đoạn 2011-2014, tổng nguồn thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Học viện là 267,683 tỷ đồng (chưa kể kinh phí đầu tư cơ bản xây dựng phòng thí nghiệm, khu thí nghiệm phục vụ nghiên cứu); trong đó bao gồm các nguồn kinh phí từ các đề tài dự án đấu thầu cấp Bộ, cấp Nhà nước, Hợp tác Quốc tế và các Hợp đồng chuyển giao với địa phương [H7.7.5.1].

Hàng năm, Học viện thống kê, so sánh tổng thu sự nghiệp về hoạt động khoa học và công nghệ giữa các đơn vị để xây dựng kế hoạch chi cho các hoạt động khoa học công nghệ. Học viện dành khoảng 3 tỷ đồng để chi cho hoạt động khoa học công nghệ chung của Học viện; trong đó 75% kinh phí phân bổ cho hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của các đơn và 25% là chi cho các hoạt động chung khác (tập huấn, hội nghị, hội thảo, hội chợ, nghiệm thu, xét duyệt, nâng cấp cơ sở dữ liệu...) [H7.7.5.2].

Nhìn chung, Học viện đã đảm bảo được nguồn thu từ NCKH và chuyển giao công nghệ không ít hơn kinh phí dành cho các hoạt động này. Nguyên nhân là do ngoài chính sách khuyến khích, hỗ trợ phù hợp để thúc đầy NCKH, chuyển giao công nghệ, Học viện đã có quy định cụ thể:

Đối với các đề tài dự án đấu thấu cấp Bộ, Nhà nước và HTQ, để đảm bảo nguồn thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, Học viện đã ban hành quy định riêng đối với các viện, trung tâm, công ty nhằm khuyến khích hoạt động chuyển giao công nghệ vào sản xuất. Học viện quy định các chương trình/đề tài/dự án/hợp đồng KH-CN có trách nhiệm đóng góp 5% cho quỹ Phát triển KHCN của Học viện, trong đó 70% đầu tư cho các đề tài NCKH theo định hướng KHCN của Học viện và 30% chi cho hoạt động KHCN chung (quản lý, đầu tư KHCN...) [H2.2.2.9].

Đối với các sản phẩm của đề tài, dự án sử dụng kinh phí của ngân sách nhà nước, khi các sản phẩm này được tiêu thụ trên thị trường thì nguồn thu sau khi trừ các khoản chi phí cần thiết, hợp lệ, được phân phối như sau: 40% nộp ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành; 30% trích lập Quỹ Phát triển khoa học của Học viện; ; 30% dùng để khen thưởng cho tập thể, cá nhân trực tiếp thực hiện đề tài, dự án và tổng mức tiền thưởng không vượt quá 100 triệu đồng đối với 1 đề tài, dự án. Phần tiền thưởng vượt quá mức 100 triệu đồng được trích vào Quỹ Khen thưởng và phúc lợi của tổ chức chủ trì [H2.2.2.9].



Đối với các Hợp đồng chuyển giao: để đa dạng hóa các nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học, Học viện đã khuyến khích các nhà khoa học chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng bản quyền tác giả. Từ năm 2010 đến năm 2014, Học viện đã chuyển nhượng bản quyền tác giả đối với 3 giống lúa; 02 sản phẩm phân bón (Pomior, phân viên nén) với tổng giá trị 5,5 tỷ đồng, ký kết 98 hợp đồng chuyển giao công nghệ với các địa phương, trị giá trên 35 tỷ đồng. Các loại tài sản trí tuệ được thương mại hoá (gồm hình thức chuyển giao quyền sử dụng và chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản trí tuệ) do Học viện hoặc đơn vị thuộc Học viện là chủ sở hữu, sau khi trừ các chi phí hợp lệ sẽ trích 20% giá trị tài sản đưa vào quỹ phát triển hoạt động KHCN của Học viện; trích 20% giá trị tài sản cho đơn vị (đơn vị của tác giả) để tái đầu tư về KHCN [H2.2.2.9].

Bảng 4. Số lượng và kinh phí đề tài/dự án KHCN giai đoạn 2010-2014

Đơn vị: Triệu đồng

Năm

Cấp Nhà nước

Cấp Bộ

Hợp tác
quốc tế


Đề tài với các địa phương/Hợp đồng chuyển giao

Cơ sở

Tổng số

Số lượng

Kinh phí

Số lượng

Kinh phí

Số lượng

Kinh phí

Số lượng

Kinh phí

Số lượng

Kinh phí

Số lượng

Kinh phí

2010

10

7,005.50

75

11,792

12

12,000

26

5,905.00

261

5,393.00

384

42,095

2011

8

3,724.00

57

16,713

13

14,236

36

15,519.00

160

1,481.95

274

51,674

2012

23

13,886.00

42

18,432

8

10,500

28

7,279.00

182

3,034.00

283

53,131

2013

21

25,746.00

34

14,070

5

11,721

38

7,500.00

201

3,070.00

299

62,107

2014

26

33,068.00

39

6,710

6

10,200

18

6,413.00

152

2,285.00

241

58,676

Tổng

88

83,429.5

247

67,717

44

58,657

146

42,616

956

15,263.95

1,481

267,683

2. Điểm mạnh

Nguồn thu từ các hoạt động khoa học công nghệ đảng bảo ở mức cao hơn so với các hoạt động chi cho khoa học công nghệ. Trong đó, số lượng kinh phí thu được của các năm đều được tăng dần.

Các quy định về quản lý nguồn thu – chi từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ rõ ràng, chi tiết đúng quy định để tái đầu tư cho khoa học và công nghệ.

3. Tồn tại

Nguồn thu từ NCKH còn thấp so với tiềm năng của Học viện. doanh thu mang lại được từ những giá trị khoa học công nghệ còn nhiều hạn chế, chỉ chiếm khoảng 7% so với tổng vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học do chưa nhận thức rõ vai trò trong công tác kinh doanh và thương mại hóa công nghệ.



4. Kế hoạch hành động

Học viện xây dựng chính sách hỗ trợ đẩy mạnh công tác chuyển giao công nghệ, chuyển giao quyền sử dụng và chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản trí tuệ.

Định hướng các sản phẩm cần được chuyển giao hàng năm, giai đoạn để có kế hoạch thực hiện nhằm làm tăng nguồn thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 7.6. Các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của trường đại học gắn với đào tạo, gắn kết với các viện nghiên cứu khoa học, các trường đại học khác và các doanh nghiệp. Kết quả của các hoạt động khoa học và công nghệ đóng góp vào phát triển các nguồn lực của trường.

1. Mô tả

Các hoạt động NCKH và phát triển công nghệ của Học viện đều gắn với đào tạo. Theo quy định, các đề tài trọng điểm cấp Học viện trở lên đều có sản phẩm đào tạo là các thạc sỹ và sinh viên sử dụng kết quả đề tài để làm luận văn tốt nghiệp [H2.2.2.9] [H7.7.6.1]. Các đề tài KHCN cấp Nhà nước, cấp Bộ đều tích cực tham gia đào tạo nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên đại học (bảng 5).

Đặc biệt, Học viện cũng dành một phần kinh phí cho các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên, tạo điều kiện để sinh viên học tập gắn với thực tiễn với quy định cụ thể. Nhóm sinh viên thuộc lĩnh vực kinh tế-xã hội, được hỗ trợ 3 triệu đồng /1 đề tài; nhóm sinh viên thuộc lĩnh vực khoa học-tự nhiên được hỗ trợ 5 triệu đồng/1 đề tài. Các nhóm sinh viên được sử dụng các thiết bị sẵn có của Hc viện để thực hiện nghiên cứu khoa học, được ưu tiên xét cấp học bổng; xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng nếu sinh viên có thành tích nghiên cứu khoa học xuất sắc [H2.2.2.9].



Giai đoạn 2010-2014, có 3653 sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, và đã có 150 sinh viên đạt các giải thưởng nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp ngành [H7.7.6.2] (bảng 5). Tuy nhiên, dưới 50% sinh viên được khảo sát đồng ý Học viện tạo điều kiện tốt cho sinh viên tham gia NCKH [MC – BCKS sinh viên].

Bảng 5. Số lượng sinh viên nghiên cứu khoa học và học viên sau đại học được đào tạo thông qua các đề tài/dự án giai đoạn 2010-2014

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

Tổng

Số sinh viên

802

600

722

833

696

3653

Số học viên cao học

20

27

25

45

52

169

Số nghiên cứu sinh

3

5

8

10

12

48

Một số đề tài, dự án khoa học và công nghệ của Học viện có sự hợp tác nghiên cứu với các tỉnh, viện nghiên cứu, các trường đại học trong nước cũng như ngoài nước như: Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Viện nghiên cứu rau quả, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, Viện Chăn nuôi Quốc gia, Viện Thú y Quốc gia, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ [H7.7.4.2], [H7.7.6.3].

Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Học viện gắn kết chặt chẽ với các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã tài trợ kinh phí phục vụ nghiên cứu, đặt hàng sản phẩm ở các lĩnh vực như thú y, phân bón, giống cây trồng... như công ty Marphavet, công ty điện đạm khí Cà Mau... [H7.7.6.4].

Kết quả hoạt động khoa học và công nghệ đã đóng góp phát triển nguồn lực của Học viện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực. Các nghiên cứu, phát triển công nghệ từ các đề tài/dự án KHCN và các hoạt động gắn với doanh nghiệp đã trang bị thêm cho Học viện các thiết bị nghiên cứu, mang lại tiềm lực vật chất và hiện đại hóa cho hoạt động KHCN của Học viện [H7.7.6.5].

Nhiều dự án đầu tư trang thiết bị nghiên cứu khoa học có tầm ảnh hưởng lớn được triển khai tại Học viện trong những năm qua như: Dự án tăng cường năng lực nghiên cứu của Bộ GD&ĐT; dự án thuộc Chương trình giống quốc gia, công nghệ sinh học; dự án hợp tác quốc tế với Đức, Nhật Bản, Vương quốc Bỉ...[H7.7.6.6].

Thông qua các hoạt động NCKH, trình độ chuyên môn của cán bộ, giảng viên được nâng cao. Các cán bộ, giảng viên có cơ hội tham dự các hội thảo khoa học trong nước và quốc tế, công bố các kết quả nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế uy tín [H7.7.3.1].

2. Điểm mạnh

Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ cấp Học viên, cấp Bộ, cấp Nhà nước đều gắn với đào tạo sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh.

Học viện có quan hệ hợp tác nghiên cứu với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu trong nước và quốc tế; quan hệ hợp tác nghiên cứu với sở khoa học của hầu hết các tỉnh thành trong cả nước về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

3. Tồn tại

Kinh phí nghiên cứu khoa học còn hạn hẹp, nên số lượng sinh viên, học viên sau đại học được tham gia nghiên cứu chưa nhiều so với số lượng sinh viên của Học viện.

Công tác gắn kết nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với các doanh nghiệp chưa nhiều.

4. Kế hoạch hành động

Ban Khoa học và Công nghệ, các nhà khoa học cần tăng cường tìm kiếm các nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học để tăng số lượng sinh viên, học viên sau đại học tham gia nghiên cứu.

Học viện xây dựng chính sách hỗ trợ việc gắn kết nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 7.7. Có các quy định cụ thể về tiêu chuẩn năng lực và đạo đức trong các hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định; có các biện pháp để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ.

1. Mô tả

Tiêu chuẩn năng lực và đạo đức trong hoạt động khoa học và công nghệ được Học viện đề cập trong quy định và quy trình quản lý hoạt động của Học viện [H2.2.2.9], [H7.7.1.1]. Theo quy định, các nhà khoa học có trình độ Tiến sỹ, Phó Giáo sư trở lên không được tham gia xét chọn đề tài cấp Học viện. Học viện ưu tiên xét chọn các đề tài/dự án có tính phát triển, liên ngành và liên đơn vị. Các cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm là cán bộ có trình độ từ đại học trở lên, có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của đề tài [H7.7.1.1].

Đối với đề tài trọng điểm cấp Học viện, Học viện ưu tiên đề tài do Tiến sĩ trẻ (dưới 40 tuổi) làm chủ nhiệm và các nghiên cứu có tính liên ngành. Đặc biệt, Học viện ưu tiên xét chọn các đề tài nghiên cứu được thực hiện tại các phòng thí nghiệm của khoa và trường [H7.7.1.1].

Thêm vào đó, Học viện có các định mức về giờ NCKH và số lượng công trình khoa học công bố theo học vị và chức danh. Giảng viên trong 02 năm liên tục không tham gia đủ 30% định mức hoạt động KH-CN thì không được giảng dạy lý thuyết cho các bậc học. Giảng viên có học vị từ tiến sỹ trở lên, có chức danh từ giảng viên chính trở lên, nếu trong 2 năm liên tục không tham gia hoạt động KH-CN thì không được hướng dẫn thạc sỹ và nghiên cứu sinh, không được tham gia Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ cấp cơ sở, Hội đồng nghiệm thu đề tài các cấp do Học viện quản lý. Giáo sư, phó giáo sư trong 2 năm công bố ít nhất 2 bài báo; Giảng viên chính, tiến sỹ trong 2 năm công bố ít nhất 01 bài báo; Giảng viên trong 3 năm công bố ít nhất 01 bài báo hoặc có TBKT, quy trình công nghệ, giống mới, các giải thưởng KHCN được công nhận cấp Quốc gia. Đối với một số ngành như: khoa học cơ bản, GDTC, ngoại ngữ, GDQP, nhà trường khuyến khích công bố các công trình NCKH [H2.2.2.9].

Hàng năm, để tuyên truyền và hỗ trợ các chủ nhiệm đề tài nhận thức rõ về quyền sở hữu trí tuệ, Học viện đã mời các chuyên gia của Cục Sở hữu trí tuệ về để trao đổi, chia sẻ và giải đáp các thắc mắc liên quan đến Quyền sở hữu trí tuệ. [H7.7.7.1].

Trong quy định của Học viện, đối với cộng tác viên, giảng viên thỉnh giảng và lao động hợp đồng khi ký hợp đồng làm việc với Học viện, phải cam kết bằng văn bản nếu có sản phẩm trí tuệ sáng tạo ra, quyền sở hữu các sản phẩm đó thuộc về Học viện cũng như việc tạo điều kiện cho các đơn vị viện/công ty có con dấu và tài khoản riêng có thể chủ động ký kết hợp đồng chuyển giao tới các địa phương và có sự tư vấn về SHTT để đảm bảo quyền và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định. [H7.7.7.2].



2. Điểm mạnh

Tiêu chuẩn năng lực, đạo đức trong hoạt động khoa học và công nghệ và công tác sở hữu trí tuệ được quy định cụ thể, rõ ràng và được thông tin đến toàn bộ cán bộ, giảng viên, người học trong Học viện.

Không có trường hợp xảy ra tranh chấp trong vấn đề ngụy tạo dữ liệu, thay đổi dữ liệu, đạo văn, trích dẫn dữ liệu không trung thực.

Có các biện pháp đảm bảo sở hữu trí tuệ, hiệu quả thực tế giúp cho hoạt động KHCN của học viện phát triển tích cực.



3. Tồn tại

Kinh phí hỗ trợ phục vụ công tác sở hữu trí tuệ còn hạn hẹp, do vậy chưa có nhiều sản phẩm khoa học được đăng ký sở hữu trí tuệ.



4. Kế hoạch hành động

Năm 2016, Học viện sẽ tăng thêm kinh phí hỗ trợ phục vụ công tác sở hữu trí tuệ.

Ban Khoa học và Công nghệ sẽ chủ trì tổ chức các hội nghi, hội thảo về sở hữu trí tuệ.

Tiếp tục công khai minh bạch và quản lý giám sát chặt chẽ các nguồn thông tin để đảm bảo không xẩy ra tình trạng đạo văn, ngụy văn trong nghiên cứu khoa học.



5. Tự đánh giá: Đạt

Kết luận về Tiêu chuẩn 7

Học viện có các quy định cụ thể, rõ ràng về nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ; Có chính sách khen thưởng kịp thời các cá nhân và đơn vị có thành tích tốt trong nghiên cứu khoa học.

Học viện có kế hoạch và chiến lược phát triển khoa học công nghệ phù hợp, rõ ràng nên đã phát triển được nguồn lực về cơ sở vật chất và nhân lực: Đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học được có trình độ cao, phần lớn được đào tạo từ các nước có tiến tiến, có nền khoa học phát triển trên thế giới.

Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ gắn với đào tạo, đóng góp vào phát triển thi thức khoa học và gắn với phục vụ sản xuất nông nghiệp của đất nước.

Hiệu quả hoạt động NCKH và công nghệ tốt với nhiều nhà khoa học được đã được vinh danh cấp nhà nước, nhiều công trình nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí uy tín uốc tế, tạo ra nhiều sản phẩm khoa học có giá trị lớn và ứng dụng trong sản xuất và đời sống; có hợp tacs về nghiên cứu và đào tạo với nhiều tổ chức khoa học trong và ngoài nước.

Học viện có Quỹ phát triển khoa học công nghệ để đầu tư cho các ý tưởng có tiềm năng, giúp cán bộ trẻ có cơ hội nghiên cứu.

Kinh phí cho nghiên cứu khoa học đặc biệt là nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ cấp cơ sở chưa xứng với tiềm năng nghiên cứu khoa học của Học viện, với lực lượng cán bộ nghiên cứu trẻ và có trình độ cao, đã được tham gia nghiên cứu và học tập ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới, ...).

Quỹ thời gian dành cho nghiên cứu của cán bộ còn hạn chế do phần lớn thời gian dành cho hoạt động giảng và các hoạt động khác.

Một số lượng nhỏ các đề tài/dự án thực hiện và nghiệm thu chưa đúng tiến độ.

Cơ sở vật chất phục vụ NCKH vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, ít được nâng cấp để phù hợp với những tiến bộ mới của KHCN.

Nghiên cứu còn phân tán, tính liên ngành còn hạn chế.

Một phần không nhỏ các sản phẩm của các nhiệm vụ KHCN sau khi hoàn thành nghiệm thu chưa được ứng dụng vào sản xuất, đào tạo.

Việc chuyển giao công nghệ vào sản xuất còn chưa nhiều do chưa có cơ chế hỗ trợ đối với những vùng khó khăn về giao thông, vùng có điều kiện khí hậu đặc thù.

Trong năm 2016, Học viện thành lập các nhóm nghiên cứu đa ngành và liên ngành.

Xây dựng chính sách hỗ trợ các đề tài/dự án công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học trong nước và đặc biệt là các tạp chí quốc tế để đảm bảo thời gian nghiệm thu theo quy định.

Xây dựng cơ chế hỗ trợ để các đề tài/dự án đẩy mạnh ứng dụng kết quả nghiên cứu sau nghiệm thu vào sản xuất, gắn nghiên cứu khoa học với doanh nghiệp.

Năm 2016, Học viện xây dựng kế hoạch và chiến lược đẩy mạnh hoạt động NCKH và công nghệ đến các tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn, có điều kiện thời tiết đặc thù.

Năm 2016, Học viện có kế hoạch và chiến lược rõ ràng theo hai hướng nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng, với các tiêu chí đánh giá phù hợp để gắn với đào tạo và tạo các giá trị đóng góp mới cho khoa học.

Học viện có định hướng các sản phẩm cần được chuyển giao hàng năm, giai đoạn để có kế hoạch thực hiện nhằm làm tăng nguồn thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Từ năm 2016, Ban KHCN tổ chức các hội nghị, hội thảo hàng năm về sở hữu trí tuệ để các giảng viên, cán bộ nhân viên hiểu rõ và có ý thức về sở hữu trí tuệ.

Học viện xây dựng chính sách hỗ trợ đẩy mạnh công tác chuyển giao công nghệ, chuyển giao quyền sử dụng và chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản trí tuệ.



Tiêu chí

Đạt

Chưa đạt*

7.1

X




7.2

X




7.3

X




7.4

X




7.5

X




7.6

X




7.7

X




Tổng

7

0

Tiêu chuẩn 8: Hoạt động hợp tác quốc tế

Mở đầu

Ban Hợp tác quốc tế là một đơn vị trực thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam quản lý các công tác hợp tác quốc tế của Học viện như tổ chức xây dựng, thực hiện và quản lý các chương trình, dự án hợp tác quốc tế của Học viện; tổ chức triển khai các Hội nghị, hội thảo; tổ chức quản lý lưu học sinh, thủ tục đoàn vào, đoàn ra; học bổng, trao đổi với nước ngoài; giao dịch thư từ quốc tế; quản lý website tiếng Anh và biên tập bản tin tiếng Anh.



Các hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo, thể hiện qua các chương trình hợp tác đào tạo, trao đổi học thuật; các chương trình trao đổi giảng viên và người học, các hoạt động tham quan khảo sát, hỗ trợ, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của Học viện với các trường đại học trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học có hiệu quả, thể hiện qua việc thực hiện dự án, đề án hợp tác nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, các chương trình áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào thực tiễn, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học chung, công bố các công trình khoa học chung.

Ngoài ra, Ban Hợp tác quốc tế đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong các hoạt động xúc tiến và trao đổi học thuật, tăng cường tìm kiếm, xây dựng và triển khai các dự án hợp tác quốc tế, phát triển đào tạo quốc tế, tận dụng hiệu quả hơn hoạt động hợp tác quốc cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và thu hút thêm lưu học sinh các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.



Tiêu chí 8.1.Các hoạt động hợp tác quốc tế được thực hiện theo quy định của Nhà nước.

1. Mô tả

Các hoạt động hợp tác quốc tế của Học viện được thực hiện theo các quy định của Nhà nước và Học viện về Hợp tác quốc tế [H2.2.2.9], [H.8.8.1.1]. Học viện có riêng Ban Hợp tác quốc tế với các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu được xác định rõ [H8.8.1.2].

Hàng năm, Học viện thường xuyên tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt của Học viện để thảo luận về các qui định mới, chủ trương chính sách mới và chiến lược phát triển Học viện, trong đó có các hoạt động về phát triển và hợp tác quốc tế [H8.8.1.3].

Trong giai đoạn 2010-2014, hoạt động hợp tác quốc tế của Học viện đã đạt được nhiều kết quả tốt: Học viện đã ký gia hạn và ký thêm 45 biên bản ghi nhớ về trao đổi cán bộ, giảng viên, sinh viên, phối hợp nghiên cứu với các trường Đại học của Lào, Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Úc, Hà Lan và Chi Lê [H8.8.1.4], [H8.8.1.5]. Đồng thời, số lượng các cán bộ giảng viên, người học được cử đi học/công tác nước ngoài lên đến hơn 1000 lượt [H8.8.1.6]. Bên cạnh đó, Ban Hợp tác quốc tế cũng đã tiếp đón và làm thủ tục nhập cảnh cho 382 đoàn với trên 800 lượt khách đến làm việc theo dự án, chương trình hợp tác giảng dạy với Học viện [H8.8.1.7].

Để công tác hợp tác quốc tế được phổ biến rộng rãi đến cán bộ và giảng viên trong toàn trường, Học viện thường xuyên gửi các thông báo mới, các qui định và văn bản mới của các Bộ/Ban/Ngành liên quan tới toàn thể cán bộ, viên chức trong Học viện; Bổ sung các qui định mới vào website của Học viện. Từ năm 2015, Ban Hợp tác quốc tế tổ chức buổi tập huấn về quy trình đón tiếp đoàn nước ngoài đến và làm việc tại Học viện [H8.8.1.8]. Qua đó, các hoạt động hợp tác quốc tế nói trên đã được các đơn vị trong toàn Học viện thực hiện theo đúng qui định của Nhà nước và Bộ chủ quản. Cho đến nay, Học viện chưa có sai phạm nào trong thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế.



2. Điểm mạnh

Các hoạt động Hợp tác quốc tế được thực hiện đúng theo chức năng và nhiệm vụ được quy định của Học viện.

Các văn bản quy định, quy trình, hướng dẫn thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế rõ ràng, cụ thể và được phổ biến rộng rãi, kịp thời tới tất cả các đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức trong Học viện theo nhiều kênh thông tin để chủ động và thuận lợi trong triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế.

Học viện có đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, nhiều cán bộ và giảng viên đi học tập và nghiên cứu tại nhiều nước khác nhau nên đã giúp triển khai và mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế cùng như góp phần hiện đúng theo đường lối, chủ trương, chính sách và chiến lược phát triển của Học viện nói riêng và Nhà nước nói chung.



3. Tồn tại

Chưa có các giải pháp hiệu quả và cơ chế phù hợp để phối hợp giữa các đơn vị và cá nhân trong Học viện để khai thác triệt để tiềm năng hợp tác với các đối tác nước ngoài, cũng như tận dụng nguồn lực và nguồn kinh phí từ các quỹ, tổ chức quốc tế để tăng cường năng lực về đào tạo và nghiên cứu của Học viện.

Các hoạt động hợp tác với các trường đại học trên thế giới mới chỉ dừng lại ở các biên bản ghi nhớ, thỏa thuận, viếng thăm chứ chưa thực hiện đầy đủ các nội dung, chương trình đã thỏa thuận.

4. Kế hoạch hành động

Cuối năm 2015, Sau khi Học viện hoàn thiện Qui định mới về tổ chức và hoạt động của Học viện, Ban hợp tác quốc tế sẽ tiến hành rà soát và chỉnh sửa lại bộ Qui trình giải quyết công việc cho phù hợp với qui định và chức năng nhiệm vụ mới về hợp tác quốc tế của Học viện.

Tháng 3/2016, Ban Hợp tác quốc tế sẽ tổ chức 02 khóa đào tạo và tập huấn về công tác hợp tác quốc tế cho lãnh đạo, trợ lý hợp tác quốc tế của các đơn vị trong Học viện về một số văn bản, quy trình liên quan tới hoạt động hợp tác quốc tế do Ban quản lý.

Định kỳ cập nhật các qui định, các văn bản hướng dẫn của Nhà nước và của các Bộ/ngành lên website của Ban Hợp tác quốc tế và của Học viện để giúp các cán bộ Học viện nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách mới của Nhà nước và của các Bộ/ngành liên quan đến hoạt động hợp tác quốc tế.



5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 8.2. Các hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo có hiệu quả, thể hiện qua các chương trình hợp tác đào tạo, trao đổi học thuật; các chương trình trao đổi giảng viên và người học, các hoạt động tham quan khảo sát, hỗ trợ, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường đại học.

1. Mô tả

Học viện đang thực hiện một số chương trình đào tạo liên kết với các trường quốc tế [H8.8.1.5]. Hai chương trình tiên tiến (CTTT) trình độ đại học (ĐH) liên kết với hai trường ĐH Mỹ là CTTT ngành Khoa học cây trồng liên kết với trường ĐH Carlifornia Davis, Mỹ được triển khai từ năm 2006 và CTTT ngành Quản trị kinh doanh nông nghiệp liên kết với Đại học tổng hợp Wisconsin-Madison được triển khai từ 2008 [H3.3.4.5]. Học viện có 2 chương trình liên kết đào tạo trình độ thạc sỹ quốc tế với trường ĐH Liege, Bỉ về Kinh tế và Xã hội học Nông thôn và Công nghệ thực phẩm [H3.3.4.6]. Từ mô hình và kinh nghiệm triển khai của 04 chương trình liên kết nói trên, Học viện đã nhân rộng và tổ chức xây dựng mới 02 chương trình đào tạo chất lượng cao, giảng dạy bằng tiếng Anh về Công nghệ sinh học và Kinh tế nông nghiệp và qua đó nâng cao nguồn nhân lực cho Học viện [H8.8.2.1].

Ngoài ra, Học viện đã kí kết các biên bản ghi nhớ về việc trao đổi học thuật với nhiều trường đại học trong khu vực và trên thế giới như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ,.... Đến nay, đã có 10 chương trình trao đổi sinh viên, trao đổi tín chỉ, thực tập sinh được triển khai với tổng kinh phí hơn 1 tỷ đồng/năm [H8.8.1.5]. Thông qua các chương trình này, nhiều lượt sinh viên của Học viện đã được cử đi sang các nước bạn (Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc,...) để trao đổi, học tập và giao lưu quốc tế [H8.8.2.2]

Trong giai đoạn 2010 - 2015, Học viện đã tiếp nhận mới 113 lưu học sinh nước ngoài từ các nước như Lào, Campuchia, Mozăm bích và Ăngola tới học tập dài hạn tại Học viện [H.8.8.2.3]. Đặc biệt, Từ năm 2012 đến nay, trường đại học Yamagata – Nhật Bản hàng năm cử 32 sinh viên sang dạy tiếng Nhật miễn phí cho trên 234 sinh viên của Học viện. Mỗi năm Học viện tiếp nhận thêm mới trung bình 22 lưu học sinh.

Các chương trình liên kết đào tạo đã giúp nâng cao năng lực và kỹ năng chuyên môn, phương pháp giảng dạy tiên tiến cho hơn 70 lượt cán bộ giảng viên của Học viện qua các khóa tập huấn chuyên môn ngắn hạn tại Mỹ, Bỉ, Úc, Newzealand, qua tham gia thỉnh giảng và phối hợp giảng dạy với đội ngũ chuyên gia của các trường đối tác [H3.3.4.6]. Gần 30 seminar chuyên đề về kinh tế, quản trị, khoa học cây trồng, phương pháp giảng dạy được tổ chức cho giảng viên và sinh viên của Học viện tham gia và chia sẻ [H8.8.1.4], [H8.8.2.4].

Trong giai đoạn 2010 – 2014, mỗi năm Ban Hợp tác quốc tế đã thông báo từ 48-60 chương trình học bổng ngắn hạn, dài hạn, trao đổi sinh viên, cán bộ của các trường đại học, Viện nghiên cứu, các tổ chức học bổng quốc tế của Nhât Bản, Bỉ, Thái Lan, Đức, Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ [H8.8.1.4], H8.8.1.5], H8.8.1.6].

Các hoạt động hợp tác quốc tế không những hiệu quả về đào tạo mà còn hỗ trợ, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường đại học, góp phần thực hiện chủ trương đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư. Một số phòng thí nghiệm, trang thiết bị được đầu tư từ các dự án HTQT như JICA, Việt Bỉ... [H7.7.6.5].

2. Điểm mạnh

Học viện đã huy động và tận dụng được các nguồn lực trong phát triển hợp tác quốc tế, đặc biệt các cán bộ đi học tập và trao đổi ở nước ngoài đều giữ được mối quan hệ tốt với trường đối tác đồng thời củng cố và mở rộng được quan hệ hợp tác quốc tế với các trường/tổ chức khác trên thế giới.

Các đối tác quốc tế ngày càng được mở rộng và đa dạng hóa để phục vụ tốt đào tạo và nâng cao năng lực cho giảng viên, cán bộ và tăng cường cơ sở vật chất cho Học viện, giúp Học viện hội nhập với các trường đại học trong khu vực và trên thế giới.

Uy tín của Học viện ngày càng được khẳng định thông qua việc xây dựng các qui chế đào tạo và quản lý sinh viên và lưu học sinh đã góp phần tăng số lượng lưu học sinh và sinh viên quốc tế đến học tập dài hạn, ngắn hạn, thực tập sinh và trao đổi tại Học viện.



3. Tồn tại

Các hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo chưa mang tính liên ngành và tập trung ở một số ngành chính. Chưa có các giải pháp hiệu quả và cơ chế phối hợp để thu hút và khai thác hiệu quả các hợp tác quốc tế về đào tạo.

Các chương trình hợp tác quốc tế chưa phân bổ đều ở các khoa, các ngành, lĩnh vực.

Hợp tác quốc tế về lĩnh vực nghiên cứu khoa học chưa được phát triển đồng bộ mà chỉ tập trung ở một số cán bộ và một số ngành.

Cơ sở vật chất và nguồn kinh phí chưa đáp ứng đủ để cho phép giảng viên tham gia báo cáo tại các hội nghị, hội thảo tổ chức ở nước ngoài.

4. Kế hoạch hành động

Tiếp tục duy trì và phát triển các mối quan hệ, hợp tác với các tổ chức quốc tế, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, phát triển các chương trình đào tạo tiên tiến và chất lượng cao để thu hút giảng viên và sinh viên quốc tế đến học tập và trao đổi học thuật, góp phần tăng uy tín của Học viện trên khu vực và trên thế giới.

Ban Hợp tác quốc tế sẽ nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn cho các cán bộ trong Ban về các dự án/chương trình hợp tác quốc tế để đẩy mạnh tìm kiếm, tăng cường tư vấn, hỗ trợ các đơn vị/cá nhân xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về đào tạo ở các đơn vị, các lĩnh vực.

Tổ chức các hoạt động trao đổi học thuật trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo.

Hoàn thiện cơ chế khuyến khích các cá nhân và đơn vị tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 8.3. Các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học có hiệu quả, thể hiện qua việc thực hiện dự án, đề án hợp tác nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, các chương trình áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào thực tiễn, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học chung, công bố các công trình khoa học chung.

1. Mô tả

Học viện đã có nhiều liên kết quốc tế trong thực hiện đề tài, dự án NCKH ở nhiều lĩnh vực. Giai đoạn 2010 – 2014, Học viện đã quản lý 14 chương trình/dự án đang được thực hiện với tổng kinh phí là gần 30 tỷ đồng; trở thành 1 trong 13 trường đại học Châu Á thành viên tham gia vào dự án ALFABET tài trợ bởi Ủy ban Châu Âu [H8.8.1.4]. Các chương trình/dự án nghiên cứu này đã giúp Học viện giải quyết và áp dụng kết quả nghiên cứu vào các vấn đề về thực tiễn như giảm phát thải khí nhà kính gây ra do mất và suy thoái rừng; giảm thiểu suy dinh dưỡng trên cơ sở các giải pháp nông nghiệp; tăng cường phát triển nông nghiệp bền vững cho nông dân vùng sản xuất lúa gạo; xây dựng hệ thống sản xuất rau hiệu quả và bền vững ở khu vực Tây Bắc; giảm thiểu dịch bệnh và cải thiện an toàn thực phẩm trong chuỗi giá trị lợn đối với các tác nhân quy mô nhỏ tại Việt Nam; nâng cao năng lực bảo vệ môi trường, giảm nhẹ và thích ứng biến đổi khí hậu.

Trong giai đoạn từ 2010 – 2014, Học viện đã phối hợp với các đơn vị trong và ngoài nước tổ chức thành công trên 55 hội thảo/seminar/ học bổng quốc tế với Nhật, Úc, Trung Quốc, Mỹ, Thái Lan, Đức, Bỉ,..và gần 20 buổi thuyết trình, giảng bài của các giáo sư nước ngoài về các chủ đề kinh tế, chính sách đối ngoại và nông nghiệp cho hơn 300 cán bộ và sinh viên trong Học viện [H8.8.2.4]. Các giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện đã có 658 báo cáo tham dự các hội thảo quốc tế; 961 bài tham dự hội thảo trong nước; 1042 bài ở hội thảo cấp Học viện, trong số đó có 60% báo cáo khoa học và bài báo quốc tế là các kết quả nghiên cứu của đề tài/dự án hợp tác quốc tế; 768 lượt cán bộ, giảng viên của cá đơn vị trong Học viện tham gia các khóa tập huấn ngắn hạn, hội thảo, trao đổi và thảo luận hợp tác (bảng 7).

Kết quả từ sự liên kết, hợp tác quốc tế đã tạo ra nguồn thông tin, môi trường trao đổi học thuật cởi mở, giúp nâng cao năng lực nghiên cứu cho cán bộ giảng dạy, nghiên cứu viên của Học viện; đồng thời, giúp cải thiện và nâng cao chất lượng các sản phẩm khoa học từ các nhà nghiên cứu trong Học viện.



Bảng 6: Số lượt cán bộ được cử đi tập huấn, hội thảo và trao đổi hàng năm

Nội dung

2010

2011

2012

2013

2014

Số lượt cán bộ đi tập huấn, trao đổi và thảo luận

82

105

217

153

211

2. Điểm mạnh

Các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học luôn được Học viện quan tâm, đầu tư và có hiệu quả trong nâng cao năng lực và kinh nghiệm nghiên cứu cho đội ngũ cán bộ giảng viên và nghiên cứu viên của Học viện; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết phòng thí nghiệm, các khu thực nghiệm và thí nghiệm của Học viện; bổ sung và tăng cường thêm nguồn kinh phí nghiên cứu trong bối cảnh ngân sách nhà nước ngày càng giảm; áp dụng được các công nghệ và kỹ thuật mới, tiên tiến vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Học viện tổ chức và tham gia nhiều hội thảo trong nước và quốc tế; có nhiều công trình khoa học được công bố góp phần nâng cao vị thế và uy tín trong nước.


Каталог: vie -> userfiles -> file -> thongbao
thongbao -> Ngày Quốc tế Lao động ở một số nước trên thế giới Tại Đức
thongbao -> Danh mục tài sản năM 2011 CŨ, HƯ HỎng không còn sử DỤng đƯỢc của cáC ĐƠn vị trong trưỜng đỀ nghị thanh lý
thongbao -> Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-cp ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
thongbao -> BỘ NÔng nghiệp và phát triểNNÔng thôN
thongbao -> Tự do Hạnh phúc Số: /bc-nnh hà Nội, ngày tháng 11 năm 2011 “Dự thảo”
thongbao -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam ban chqs huyện gia lâM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
thongbao -> HÌnh thứC ĐÀo tạo trong nưỚc I. Điều kiện và hồ sơ đăng ký theo Đề án 911 đào tạo trong nước

tải về 4.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương