TRƯỜng trung học phổ thông trần quang khải lớP 10A1



tải về 84.04 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích84.04 Kb.
#30673


TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRẦN QUANG KHẢI

LỚP 10A1





Đề tài:

Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Thị Kim Liên

Thầy Hà Văn Thắng

Nhóm thực hiện: Nhóm KTX 4T

1. Lục Thị Thu Thảo

2. Lương Thanh Tâm

3. Thân Thị Thủy

4. Cil lơ Thành

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 5/2011




TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRẦN QUANG KHẢI

LỚP 10A1


Đè tài


Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Thị Kim Liên

Thầy Hà Văn Thắng

Nhóm thực hiện: Nhóm KTX 4T



  1. Lục Thị Thu Thảo

  2. Lương Thanh Tâm

  3. Cil lơ Thành

  4. Thân Thị Thủy

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 05/2011


MỤC LỤC



MỤC LỤC 3

PHẦN NỘI DUNG 3

I.Vị trí địa lí: 4

II.Lịch sử hình thành 5

III.Điều kiện tự nhiên 5

III.1Địa hình và thủy văn 5

III.2Hệ sinh thái 5

III.2.1Về thực vật: 6

Nhiều loại cây, chủ yếu là bần trắng, mấm trắng, các quần hợp đước đôi - bần trắng cùng xu ổi, trang, đưng … 6

III.2.2Về động vật: 6

IV.Vai trò 8

V.Khai thác 8

V.1Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản: 8

V.2Du lịch 8

V.3Các vấn đề về bảo tồn 9

V.4Các giải pháp đã thực hiện bảo vệ rừng có kết quả 9

PHẦN KẾT LUẬN 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16


PHẦN NỘI DUNG


I.Vị trí địa lí:


Khu dự trữ sinh quyển rừng mặn Cần Giờ được hình thành ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn nằm ở cửa ngõ Đông Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Tọa độ: 10°22’ – 10°40’ B và 106°46’ – 107°01’ Đ.

Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km.



  • Phía bắc giáp Đồng Nai

  • Phía nam giáp Biển Đông

  • Phía tây giáp Tiền Giang và Long An

  • Phía đông giáp Bà Rịa – Vũng Tàu

Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là 75.740 ha, trong đó: vùng lõi 4.721 ha, vùng đệm 41.139 ha, và vùng chuyển tiếp 29.880 ha.

Bản đồ Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ

Nguồn: http://rmcst.gov.vn/NewsDetails.aspx?i=846


II.Lịch sử hình thành

Trước đây toàn bộ diện tích Cần Giờ là rừng ngập mặn tự nhiên nhưng đã bị tàn phá bởi chất diệt cỏ trong những năm chiến tranh chống Mỹ. Giữa những năm 1978 và 1986, Lâm trường Duyên Hải đã trồng lại rừng ngập mặn.

Kết quả từ năm 1986 đến năm 1990, Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện giao đất cho 23 lâm trường và các trang trại (ADB 1999).Cần Giờ được quy hoạch thành rừng bảo vệ ven biển, theo quyết định số 173/CT ngày 29/5/1991 của Thủ tướng Chính phủ (Nguyễn Đình Cương 1994). Ngày 2/02/2000, ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Cần Giờ được thành lập theo Quyết định số 169/QĐ-UB-CNN của UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại ban quản lý có 96 cán bộ, diện tích khu vực lỡ 36.997 ha (Cát Văn Thỡnh, Phó giám đốc rừng phòng hộ ven biển Cần Giờ, 2003). Năm 1999, đề xuất quy hoạch Cần Giờ là Khu dự trữ sinh quyển vỡ đã đệ trình lên UNESCO (ADB 1999). Cần Giờ được công nhận lỡ khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam vào ngày 21 tháng 1 năm 2000 nằm trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển của thế giới., với diện tích 75.740 ha.

Ban quản lý khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ được thành lập ngày 30/08/2000 theo Quyết định số 5902/QĐ-UB của UBND Thành Phố Hồ Chí Minh. Hiện tại ban quản lý khu dự trữ sinh quyển có 7 cán bộ và thuộc sự quản lý của UBND Thành Phố Hồ Chí Minh


III.Điều kiện tự nhiên

III.1Địa hình và thủy văn


Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ nằm trong huyện Cần Giờ (huyện Duyên Hải trước đây), thuộc vùng biển của Thành phố Hồ Chí Minh.

Khu vực là các bãi bồi ngập triều cửa sông, đây là các vùng cửa sông giáp với biển của sông Vàm Cỏ, Sài Gòn và Đồng Nai. Địa hình Cần Giờ thấp, sình lầy và luôn thay đổi. Khu vực với nhiều kênh rạch và nhánh sông.


III.2Hệ sinh thái


Là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn

Hệ thực vật nơi đây rất phong phú với trên 150 loài thực vật, trở thành nguồn cung cấp thức ăn và nơi trú ngụ cho rất nhiều loài thủy sinh, cá và các động vật có xương sống khác.


III.2.1Về thực vật:

Nhiều loại cây, chủ yếu là bần trắng, mấm trắng, các quần hợp đước đôi - bần trắng cùng xu ổi, trang, đưng

Các loại nước lợ như bần chua, ô rô, dừa lá, ráng, …

Thảm cỏ biển với các loài ưu thế Halophyla sp., Halodule sp., và Thalassia sp.; Đất canh tác nông nghiệp với lúa, khoai mỡ, các loại đậu, dừa, các loại cây ăn quả.




Rừng Đước

tại huyện Cần Giờ

III.2.2Về động vật:


Khu hệ động vật thủy sinh không xương sống với trên 700 loài, khu hệ cá trên 130 loài, khu hệ động vật có xương sống có 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát, 4 loài có vú.

Trong đó có 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt Nam như: tắc kè (gekko gekko), kỳ đà nước (varanus salvator), trăn đất (python molurus), trăn gấm (python reticulatus), rắn cạp nong (bungarus fasciatus), rắn hổ mang (naja naja),

rắn hổ chúa (ophiophagus hannah), vích (chelonia mydas), cá sấu hoa cà (crocodylus porosus)…

Khu hệ chim có khoảng 130 loài thuộc 47 họ, 17 bộ. Trong đó có 51 loài chim nước và 79 loài không phải chim nước sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau.








IV.Vai trò

 Rừng ngập mặn Cần Giờ có nhiều chức năng sinh thái quan trọng, bao gồm ổn định bờ biển, bảo vệ và chống xói mòn, ngăn cản ô nhiễm dầu và làm suy giảm bão. Rừng ngập mặn là nguồn cung cấp chất đốt và vật liệu xây dựng.

 Do vị trí gần Thành phố Hồ Chí Minh, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ có tiềm năng lớn đối với du lịch, giáo dục cộng đồng, nghiên cứu khoa học và đào tạo. Hiện tại khu vực đã tiếp nhận nhiều khách du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh. Cần Giờ cũng là mẫu chuẩn cho dự án phục hồi rừng ngập mặn ở Việt Nam.

 Rừng Ngập Mặn Cần Giờ có tác dụng điều hòa khí hậu trong vùng

 Tạo điều kiện phát triển các ngành thủy sản và môi trường sống cho các loài động vật:

 Rừng ngập mặn Cần Giờ cung cấp mùn bã do lá và các bộ phận khác của cây rụng xuống được vi sinh vật phân hủy là nguồn thức ăn quan trọng cho nhiều động vật ở nước.

 Rừng ngập mặn là nguồn cung cấp chất hữu cơ, là nơi sinh đẻ, nuôi dưỡng và nơi sống lâu dài cho nhiều loại thủy hải sản có giá trị như cá, tôm, cua, sò.

Rừng ngập mặn Cần Giờ còn là một địa điểm du lịch sinh thái rất tốt.


V.Khai thác

V.1Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản:


Cần Giờ đã phát triển đánh bắt xa bờ cả về số lượng phương tiện cũng như trang thiết bị hiện đại, năm 2007 nâng công suất tàu lên hơn gấp đôi so với năm 1995.

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm trở thành “Nghành kinh tế mũi nhọn”


V.2Du lịch


Tiếp giáp về phía Nam của rừng Cần Giờ là biển Đông. Biển Đông trong xanh, bờ cát mịn, với không khí thoáng mát voi một khu sinh thái, đang được xây dựng trở thành khu du lịch hiện đại.

Có nhiều hoạt động du lịch thú vị như tham quan đầm dơi, đi thuyền trên sông, thăm sân chim với rất nhiều loài chim sinh sông, tiếp xúc với đàn khỉ hoang dã , tìm hiểu về hệ thực vật - động vật nơi đây.

Với diện tích hơn 37.000 ha, rừng ngập mặn Cần Giờ được xem là lá phổi xanh của TP.HCM và là nơi lưu giữ nhiều giống gien động, thực vật quý hiếm.

V.3Các vấn đề về bảo tồn


Khu dự trữ sinh quyển đang phải đối mặt với một số mối đe doạ đối với đa dạng sinh học, trong đó mối đe doạ nghiêm trọng nhất phải kể đến là tình trạng chặt rừng ngập mặn lấy gỗ và củi, chuyển đổi rừng ngập mặn thành đầm nuôi trồng thuỷ sản. Một số năm gần đây diện tích canh tác thuỷ sản đã tăng lên đáng kể. Ngoài ra việc đánh bắt thuỷ sản bằng kỹ thuật huỷ diệt, ô nhiễm dầu và phế thải của các khu đô thị cũng là những mối đe doạ đa dạng sinh học (ADB, 1999). Bên cạnh đó, việc trồng rừng tại các các bãi ngập triều cũng đang là một trong các mối đe doạ chính đối với các loài chim nước di cư trong vùng, việc trồng rừng đã trực tiếp phá hủy, làm mất đi sinh cảnh sống thích hợp của các loài chim quí hiếm (Tordoff 2002).

Hiện đang có 89 hộ dân với khoảng 300 nhân khẩu sống trong vùng lõi và 300 hộ dân với 1.800 nhân khẩu đang sinh sống trong vùng đệm (41.139 ha) của Cần Giờ.


V.4Các giải pháp đã thực hiện bảo vệ rừng có kết quả


- Tổ chức lực lượng bảo vệ rừng ở Cần Giờ:

+ Cán bộ công nhân của các đơn vị chủ rừng, cán bộ, nhân viên của Chi cục Kiểm lâm Thành phố mà trực tiếp là Hạt Kiểm lâm Cần Giờ với 5 trạm (2007), trên 40 cán bộ Kiểm lâm.

- Xây dựng lực lượng quần chúng bảo vệ rừng bao gồm các hộ nông dân cư trú trong rừng để làm nghề thủy sản.

- Thiết lập các chốt bảo vệ rừng ở nơi xung yếu và khắp trên tất cả các tiểu khu, tạo lập mối quan hệ giữa các lực lượng bảo vệ rừng.

- Hợp tác chặt chẽ với chính quyền địa phương huyện, xã, các lực luợng vũ trang trên địa để tổ chức cùng tham gia quản lý BVR,
- Thực hiện tốt công tác giao khoán BVR, hỗ trợ người dân tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ - một điểm sáng về phục hồi rừng

Khu rừng này trước đây là khu Rừng Sát có diện tích 40.000ha thuộc huyện Duyên Hải, tỉnh Đồng Nai.

Trong những năm 1962 - 1970, phần lớn diện tích Rừng Sát đã bị bom napan và chất độc hoá học của Mỹ huỷ hoại vì đây là căn cứ kháng chiến. Từ năm 1978, rừng ngập mặn Cần Giờ chính thức được bàn giao cho thành phố Hồ Chí Minh. Vào thời điểm đó, diện tích rừng chỉ còn khoảng 4,500ha chà là (Phoenix paludosa), 10,000ha đất trống bùn khô nứt nẻ và 5,588ha đất lâm nghiệp. Số diện tích còn lại là thảm thực vật xơ xác với các loại cây lùm bụi. Các cây gỗ có giá trị như đước, vẹt không còn.

Trong năm 1978, thành phố đã có quyết định thành lập Lâm trường Duyên Hải để tiến hành phục hồi rừng. Do sức ép về dân số và giải quyết việc làm ở nội đô quá lớn, thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập các nông trường quốc doanh trên đất lâm nghiệp còn hoang hoá để sản xuất các loại cây lương thực và cây công nghiệp, trồng và bảo vệ rừng mới trồng. Nhưng do thiếu kinh nghiệm quản lý và đặc biệt là do thiếu hiểu biết về sự chuyển hoá của đất ngập mặn thành đất axít sunphát nên việc trồng cây nông công nghiệp không thành công. Cuối năm 1989, nhiều đơn vị quốc doanh phải trả lại đất và rừng cho thành phố. Tình trạng này đã khiến cho một số khu rừng trồng bị xem như vô chủ, bị chặt phá, khai thác gỗ, củi bất hợp pháp. Đứng trước khó khăn đó, thành phố đã giao đất, giao rừng cho các hộ nghèo ở địa phương, đồng thời thành lập.


Cây đước ở Cần Giờ
Ban Quản lý rừng phòng hộ môi trường thành phố (thay cho lâm trường) để điều hành việc bảo vệ và tiếp tục trồng mới trên đất trồng cây công nghiệp và nông

nghiệp không có hiệu quả. Thành phố cũng chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm đẩy mạnh hoạt động kiểm tra 24 tiểu khu nằm rải rác trên địa bàn. Các hộ vào định cư trong rừng được chính quyền cung cấp cho một số tiền để xây dựng nhà ở trong rừng, mua sắm lu đựng nước và một số dụng cụ, xuồng chèo để đi lại. Nhiệm vụ của các hộ là bảo vệ, quản lý và sử dụng đất rừng được giao theo đúng quy chế của Ban Quản lý rừng phòng hộ môi trường thành phố. 167 hộ nghèo, trong đó có một số đã từng chặt phá rừng vì quá nghèo, nhận khoán giữ 14.198ha với diện tích rừng trồng là 8.502ha, 2.881ha là rừng tái sinh tự nhiên và 2.814ha là đất khác. Họ được trả công bảo vệ, sử dụng lâm sản phụ, hưởng tỉ lệ sản phẩm tỉa thưa. Các gia đình có nhu cầu được tạo điều kiện khai thác thuỷ sản, tận dụng các mặt nước hiện có nuôi thuỷ sản,... nhờ thế, rừng ngập mặn Cần Giờ được bảo vệ và phát triển tốt. Từ khi được UNESCO/MAB công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (tháng 1 năm 2000), thì cuộc sống của những người giữ rừng được quan tâm nhiều hơn. Nhờ công tác tuyên truyền của các cơ quan thông tin đại chúng và các nhà khoa học, nên nhiều người đã hiểu giá trị của rừng ngập mặn Cần Giờ. Mong mỏi chính đáng của những người giữ rừng đã được đáp ứng khi thành phố cùng các tổ chức, đoàn thể xã hội trong nước, các tổ chức phi chính phủ thế giới đã đầu tư kinh phí để trang bị hệ thống pin năng lượng mặt trời cấp điện cho 155 hộ lao động giữ rừng cùng với 14 tiểu khu bảo vệ rừng.






Quang cảnh khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ

 Nước ngọt dự trữ được tăng cường bởi hệ thống 29 bồn chứa nước 10m3. Thành phố cũng đã trang bị thuyền y tế lưu động để chăm sóc sức khoẻ cho những người giữ rừng.

 Thành phố đã thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi, tín dụng thương mại cho nhân dân trong huyện Cần Giờ để giúp họ ổn định sản xuất. Khi đời sống của nhân dân được nâng cao thì áp lực xấu đối với rừng ngập mặn cũng giảm mạnh. Ngân hàng cho các hộ nông dân nghèo vay vốn không lấy lãi để trồng dừa nước trên diện tích hơn 200ha. Tổ chức FADO của Bỉ trợ giúp kinh phí cho các hộ nghèo trồng 609ha rừng trên đất nhiễm mặn. Năm 2003, thành phố cũng đã mua lại 1.000ha rừng ngập mặn do dân tự trồng. Những hỗ trợ trên đây cùng với việc tận dụng các bãi triều phía trước rừng ngập mặn để nuôi nghêu và sò huyết đã góp phần quan trọng trong việc xoá đói, giảm nghèo ở Cần Giờ.

 Rừng Cần Giờ hiện đã trở thành khu rừng ngập mặn phục hồi lớn nhất ở Việt Nam với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và thành phần loài động thực vật phong phú, đa dạng. Lượng hải sản ở Cần Giờ lúc này phát triển gấp 10 tới 20 lần so với trước đây. Giờ đây, Cần Giờ không chỉ được biết đến như những cánh rừng phòng hộ với các chức năng điều hoà khí hậu, chống xói lở đất ven sông, ven biển, nuôi dưỡng các loài động vật hoang dã,... mà còn trở thành một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, đồng thời trở thành mô hình học tập, nghiên cứu của các nhà trồng rừng trong nước và thế giới. Thực tế sinh động của Cần Giờ là một trong những cách tuyên truyền tốt nhất về ý thức con người trong việc bảo vệ thiên nhiên, môi trường.



PHẦN KẾT LUẬN

“Con người hãy cứu lấy cái nôi của chúng ta” – đó là hành động thiết thực của cuộc sống. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của Quốc gia ,là sự nghiệp của toàn dân. Các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hoạt động làm suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, huỷ hoại môi trường. Bảo vệ tốt môi trường thì con người mới có thể tạo ra một cuộc sống tốt đẹp, bền vững, lâu dài.

 Cây rừng là lá phổi xanh của trái đất. Cây cung cấp cho chúng ta oxi và hút cacbonic do chúng ta thải ra. Ngày nay, dân số ngày càng tăng cao, lượng oxi càng ngày càng bị mất đi do nhu cầu hô hấp của con người. Thiếu cây rừng, thiếu oxi thì làm sao chúng ta tồn tại?

 Hơn thế nữa, cây rừng còn là "ngôi nhà xanh" của những loài thú hoang dã. Thú sống trong "ngôi nhà" của chúng thì điều kiện sống sẽ tốt hơn. Hiện nay, nhiều loài thú hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Một phần của việc đó cũng chính là vì nơi sống của chúng đang bị tàn phá. Chúng ta có thể khẳng định một điều: Đối với con người và động vật thì cây rừng giữ vai trò quan trọng tất yếu.

 Đặc biệt hơn nữa, cây rừng rất quan trọng đối với sự sống của nhân loại. Cây rừng ngăn lũ lụt, thiên tai thất thường. Khi nước lũ dâng cao, cây rừng cản sức nước và rễ cây sẽ hút phần nào nước lũ. Có cây rừng, sức nước đỡ mạnh hơn và nước cũng chẳng còn nhiều.Cây rừng còn chắn gió, từng tán lá , cành cây sum xuê mở rộng chắn từng làn gió lớn của bão giúp hạn chế và làm suy yếu sức mạnh tại những vùng bão đi qua. Bởi lợi ích đó mà ở mỗi bãi biển người ta thường trồng nhiều cây. Trồng cây bãi biển vừa tạo không khí trong lành vừa bảo vệ chính chúng ta. 

Thế nhưng, tệ nạn phá rừng ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Có thể nói, rừng là nước cho đời sống của thực vật và cho sản xuất của xã hội, là không khí trong lành, rừng là năng suất mùa màng, và có khả năng điều hòa khí hậu… Rừng đóng vai trò quan trọng như thế, nhưng hiện nạy rừng trên thé giới đang kêu cứu, cứ mỗi phút trôi qua có tới hơn 22 ha rừng nhiệt đới bị phá huỷ. Sự mất mát quá lớn của rừng tất yếu dẫn đến nghèo kiệt của đất đai và sự biến mất dần những sinh vật quý hiếm, sự tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển - một trong những chất khí quan trọng nhất gây nên “hiệu ứng nhà kính”, làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất…

Đối với Việt Nam , tuy là một nước nông nghiệp, hơn nữa sự phát triển của xã hội ta hiện nay vẫn chưa vượt ra khỏi trình độ của nền văn minh công nghiệp, và hiện nay rừng của nước ta đang bị suy giảm một cách trầm trọng và cũng theo xu hướng chung của thế giới diện tích rừng ngày cảng giảm, đã làm mất đi môi trường sống của nhiều loài động thực vật, từ đó suy giảm về đa dạng sinh học

Thiên nhiên nước ta trước đây bị phá hoại bởi những cuộc chiến tranh kéo dài, còn bây giờ bị phá hoại bởi những hoạt động vô ý thức, bởi thái độ tuỳ tiện vô trách nhiệm, thiếu kế hoạch trong việc khai thác và sử dụng các nguồn thiên nhiên. Diện tích đất trồng đồi trọc đang bị xói mòn mạnh. Nguyên nhân chính là do du canh du cư, lấy gỗ, củi, mở mang giao thông, xây dựng thuỷ điện.

Sự nóng lên của trái đất, hiện tượng biến đổi khí hậu, sa mạc hóa ngày càng mở rộng, kéo theo đó là những hậu quả khôn lường đang trở thành mối đe doạ đối với tất cả chúng ta. Và những “chủ nhân tương lai của đất nước” không thể thờ ơ và phải có sự chủ động để đối phó. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, tạo điều kiện cho con người sinh sống và fát triển bền vững, Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người có tác động tới đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên. Những điều kiện đó hoặc đã có sẵn trong tự nhiên (rừng cây, đồi, núi, sông, hồ…) hoặc do con người tạo ra (nhà máy, đường sá, công trình thủy lợi, khói bụi, rác, chất thải…). Bên cạnh lợi ích của môi trường thiên nhiên cũng là tác hại môi trường do chính con người mang lại. Vì thế, chúng ta fải tự ý thức về lợi ích môi trường, và việc cấp bách của chúng ta lúc này là vận động tuyên truyền mọi người cùng nhau trồng rừng, bảo vệ, khôi fục và fát triển các khu sinh thái, vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên…

Bảo vệ rừng – có thể rất nhiều người nghĩ đó là những hoạt động mang tính quy mô, tốn kém, và fải tốn nhiều thời gian . Điều đó đúng, song nó cũng có thể bắt đầu từ những việc làm hết sức nhỏ bé hàng ngày. Từ bậc Tiểu học đến THPT, chắc chắn trong chúng ta, ai ai cũng đã tham gia các phong trào do Đoàn, Đội phát động vì “Trường em Xanh - Sạch - Đẹp”, trồng cây tại trường, tại nhà. Từ những công việc của “tuổi nhỏ” như tưới nước, tỉa cành,... nhưng nó đã góp phần hình thành một thói quen, một nếp sống tốt trong thiếu nhi đó là tình yêu thiên nhiên, sự thân thiện và ý thức bảo vệ môi trường. Ở 64 tỉnh, thành phố, mỗi tỉnh, thành phố lại có những đặc thù riêng về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội cũng như những vấn đề đặt ra với môi trường và ở đó, các cấp bộ Đoàn đã đi tiên phong, sáng tạo trong việc triển khai các mô hình không ngoài mục đích giải quyết các “bức xúc” về môi trường tại các địa phương. Phải kể đến ở đây, đó là các mô hình: “Cánh rừng thanh niên”, “Câu lạc bộ bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, lâm sản”, “Câu lạc bộ thanh niên với môi trường và phát triển bền vững”... Trong các đợt bão, lũ, thiên tai, ở đâu, chúng ta cũng bắt gặp sự có mặt kịp thời của lực lượng đoàn viên, thanh niên tham gia, khắc phục hậu quả của những cơn giận dữ mà “bà mẹ thiên nhiên” mang lại.

Chúng ta luôn nhắc nhở nhau : “Con người hãy cứu lấy cái nôi của chúng ta” – đó là hành động thiết thực của cuộc sống. Bảo vệ rừng là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của Quốc gia ,là sự nghiệp của toàn dân. Các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ “lá phổi” đó. Nghiêm cấm mọi hoạt động làm suy kiệt nguồn tài nguyên rừng quý giá. Bảo vệ tốt rừng và rộng hơn là bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên thì con người mới có thể tạo ra một cuộc sống tốt đẹp, bền vững, lâu dài.

Để bảo vệ rừng tốt, giáo dục con người ngay từ “thuở còn thơ” đóng một vai trò quan trọng. Hơn nữa, không có cách gì tốt hơn để giáo dục ý thức của người dân bằng cách cho họ thấy những lợi ích thiết thực của việc bảo vệ môi trường trong từng khía cạnh của cuộc sống.


HÃY CÙNG HÀNH ĐỘNG VÌ MÀU XANH CUỘC SỐNG , VÌ CỘNG ĐỒNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO



http://dulich.chudu24.com/tin-du-lich/kham-pha/chau-a/viet-nam/ho-chi-minh/can-gio-.html

http://www.dulichvtv.com/guide_Rung_ngap_man_Vam_Sat_Can_Gio_260.html

http://www.youtube.com/watch?v=Ao8DIKy2s1Q

http://www.youtube.com/watch?v=mb4XRqoXrUs

http://vfcd.vicongdong.vn/news/view.aspx?newsId=6394534
….








tải về 84.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương