HỌc viện nông nghiệp việt nam dự thảo lầN 2 BÁo cáo tự ĐÁnh giá



tải về 4.25 Mb.
trang6/13
Chuyển đổi dữ liệu02.12.2017
Kích4.25 Mb.
#34950
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

3. Tồn tại

Chưa quản lý có hiệu quả các dữ liệu về báo cáo đánh giá, báo cáo tiến độ và báo cáo tổng kết chung các chương trình dự án hợp tác quốc tế, hội nghị hội thảo quốc tế.

Chưa sử dụng và huy động cũng như có các cơ chế khuyến khích để huy động mọi nguồn lực để khai thác tối đa các nguồn hỗ trợ, phối hợp của các đối tác quốc tế.

Chưa xây dựng được ngân hàng các đề xuất dự án để sẵn sàng cho các hoạt động đấu thầu.

Các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học chưa triển khai đều ở các đơn vị.

4. Kế hoạch hành động

Năm 2016, Ban Hợp tác quốc tế đề xuất để có phần mềm quản lý hoạt động hợp tác quốc tế của Học viện có hiệu quả.

Hàng năm, Ban Hợp tác quốc tế sẽ tổ chức định kỳ 6 tháng/1 lần để các chủ nhiệm chương trình/dự án có liên kết với nước ngoài báo cáo tiến độ và cập nhập thông tin dự án vào cơ sở dữ liệu dự án của Học viện.

Hàng năm, Học viện sẽ cùng với các đơn vị chuyên môn tổ chức họp và thảo luận để xây dựng kế hoạch hợp tác quốc tế về nghiên cứu để có các chính sách và kế hoạch hành động phù hợp với chiến lược của Học viện, định hướng và mục tiêu của các tổ chức tài trợ, cũng như giải quyết các vấn đề cấp bách mà các trường đối tác và Học viện quan tâm.

Tiếp tục tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế với các đơn vị/tổ chức quốc tế hiện tại và đơn vị mới.

Định kỳ, hàng quý Ban Hợp tác quốc tế sẽ tổ chức các buổi giới thiệu và hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ đề xuất các chương trình/dự án hợp tác quốc tế về nghiên cứu để phổ biến tới các đơn vị, thúc đẩy và tăng số lượng các chương tình/dự án hợp tác quốc tế của Học viện.

Phối hợp với các đơn vị và cá nhân trong Học viện và các trường đối tác để xây dựng ngân hàng các dự án hợp tác quốc tế.

5. Tự đánh giá: Đạt.

Kết luận về Tiêu chuẩn 8

Các hoạt động hợp tác quốc tế được thực hiện đúng theo chức năng và nhiệm vụ được quy định của Học viện; thực hiện đúng theo đường lối, chủ trương của Học viện nói riêng và Nhà nước. Các quy định và quy trình công việc, văn bản quy phạm pháp luật được thông báo rộng rãi tới cán bộ, giảng viên.

Với sự chuyên môn hóa về quản lý hoạt động hợp tác quốc tế, thể hiện rõ ràng ở cơ cấu tổ chức đơn vị, phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng chuyên viên trong Ban Hợp tác quốc tế đã giúp cho các hoạt động hợp tác quốc tế được mở rộng phạm vi sang nhiều đối tác và đa dạng hóa lĩnh vực.

Học viện đã huy động và tận dụng được các nguồn lực trong phát triển hợp tác quốc tế, đặc biệt các cán bộ đi học tập và trao đổi ở nước ngoài đều giữ được mối quan hệ tốt với trường đối tác đồng thời củng cố và mở rộng được quan hệ hợp tác quốc tế với các trường/tổ chức khác trên thế giới.

Liên kết, trao đổi về đào tạo, học thuật và nghiên cứu khoa học với các đối tác quốc tế ngày càng được mở rộng và đa dạng hóa đã góp phần nâng cao năng lực đào tạo, kỹ năng mềm, nâng cao hiểu biết và chia sẻ về kiến thức chuyên môn, văn hóa, và áp dụng các kỹ thuật cũng như công nghệ mới, giúp Học viện hội nhập với các trường đại học trong khu vực và trên thế giới.

Uy tín của Học viện ngày càng được khẳng định thông qua việc xây dựng các qui chế đào tạo và quản lý sinh viên và lưu học sinh.Số lượng lưu học sinh và sinh viên quốc tế đến học tập dài hạn, ngắn hạn, thực tập sinh và trao đổi tại Học viện ngày càng tăng.

Sinh viên và cán bộ của Học viện có thêm nhiều cơ hội để nâng cao trình độ và năng lực của mình, phục vụ cho việc đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy đại học và sau đại học.

Các đơn vị trong Học viện phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện tốt các dự án hợp tác quốc tế.

Chưa có các giải pháp hiệu quả và cơ chế phù hợp để phối hợp giữa các đơn vị và cá nhân trong Học viện để khai thác triệt để tiềm năng hợp tác với các đối tác nước ngoài, cũng như tận dụng nguồn lực và nguồn kinh phí từ các quỹ, tổ chức quốc tế để tăng cường năng lực về đào tạo và nghiên cứu của Học viện.

Các hoạt động hợp tác với các trường đại học trên thế giới mới chỉ dừng lại ở các biên bản ghi nhớ, thỏa thuận, viếng thăm chứ chưa thực hiện đầy đủ các nội dung, chương trình đã thỏa thuận.

Chưa quản lý có hiệu quả các dữ liệu về báo cáo đánh giá, báo cáo tiến độ và báo cáo tổng kết chung các chương trình dự án hợp tác quốc tế, hội nghị hội thảo quốc tế.

Chưa xây dựng được ngân hàng các đề xuất dự án để sẵn sàng cho các hoạt động đấu thầu.

Các hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học chưa triển khai đều ở các đơn vị.

Tiêu chí

Đạt

Chưa đạt*

8.1

x




8.2

x




8.3

x




Tổng

3

0

Tiêu chuẩn 9: Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác

Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cho cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, ngoài chú trọng đến việc xây dựng đội ngũ CBVC, Học viện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng. Đến nay, Học viện đã có một hệ thống cơ sở vật chất từ diện tích mặt bằng, hệ thống giảng đường, thư viện và các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động giảng dạy và NCKH. Trong giai đoạn vừa qua, mặc dù với số lượng người học học tập và nghiên cứu tại Học viện ngày càng gia tăng, về cơ bản cơ sở vật chất và trang thiết bị của Học viện cũng đáp ứng được các hoạt động đào tạo và NCKH.

Tiêu chí 9.1. Thư viện của trường đại học có đầy đủ sách, giáo trình, tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài đáp ứng yêu cầu sử dụng của cán bộ, giảng viên và người học. Có thư viện điện tử được nối mạng, phục vụ dạy, học và nghiên cứu khoa học có hiệu quả.

1. Mô tả

Trung tâm Thông tin- thư viện được thành lập năm 1998, năm 2012 được đổi tên thành Trung tâm Thông tin- thư viện Lương Định Của (TT thư viện LĐC), với chức năng là đơn vị phục vụ đào tạo, trung tâm đã được Học viện chú trọng đầu tư nâng cấp về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị thông tin, Trung tâm có đầy đủ các quy định về chức năng nhiệm vụ, nội quy, quy chế sử dụng tài liệu, thời gian phục vụ... [H9.9.1.1], [H9.9.1.2], [H9.9.1.3]. Hiện tại, trung tâm đã được trang bị đầy đủ phần mềm quản lý thư viện điện tử Libol 6.0, kết nối chia sẻ nguồn lực thông tin từ Thư viện trung tâm tới thư viện 10 khoa chuyên môn và ngược lại; cung cấp đầy đủ tài liệu hướng dẫn (sử dụng thư viện Mở, Tra cứu tài liệu; Đăng ký mượn giáo trình trực tuyến; khai thác cơ sở dữ liệu...) [H9.9.1.4], [H9.9.1.5]. Hàng năm, TT thư viện LĐC tổ chức hàng trăm lớp tập huấn hướng dẫn kỹ năng tra cứu cho người dùng tin, đưa công tác đào tạo người dùng tin trở thành hoạt động thường niên, định kỳ [H9.9.1.6]. Trung tâm thực hiện các chính sách liên thông, liên kết, chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin với các thư viện và trung tâm thông tin trong nước (Cục thông tin KH&CNQG, trung tâm TT-TV trường ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh ), các tổ chức quốc tế (Quỹ Châu Á; dự án Việt Bỉ (CUD) [H9.9.1.7].

Nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động Thư viện gia tăng gấp 2,2 lần (từ 2010-2015), trong đó kinh phí cấp từ Học viện tăng 1,8 lần, từ tài trợ của dự án Việt -Bỉ tăng 2,25 lần [H9.9.1.8].

Thư viện định kỳ bổ sung tài liệu dựa trên lấy ý kiến lựa chọn sách từ các khoa chuyên môn để đảm bảo lượng sách bổ sung phù hợp, đáp ứng với các chuyên ngành đào tạo [H9.9.1.9]. Số lượng tài liệu bổ sung hàng năm bình quân 3.817 tên/16.030 bản; Tỷ lệ tài liệu chuyên ngành được số hóa hàng năm gia tăng 75%; Số lượng CSDL mua và tự khai thác tăng gấp 2 lần từ năm 2010- 2015; hiện tại, có 15 CSDL đang được đưa ra khai thác trực tuyến, trong đó có 1 CSDL tạp chí với hơn 800 đầu tạp chí chuyên về nông nghiệp của NXB CABI [H9.9.1.10].

Tổng số tài liệu hiện tại trong thư viện là 39.821 tên/ 261.470 bản, trong đó, tài liệu tiếng Việt: 31.266 tên/250.924 bản (78,5%); tài liệu tiếng Anh: 8.555 tên/10.546 bản (chiếm 21,5%), đáp ứng tối thiểu 10 bản sách /1 giảng viên, sinh viên [H9.9.1.10]. Hiện tại, 27 ngành đào tạo của Học viện đã được đáp ứng tài liệu chuyên ngành với số lượng bình quân là 46 cuốn/người, trong đó có 7 ngành (26%) đáp ứng dưới 20 cuốn/người, 20 ngành (74% ) đạt mức từ 20 cuốn trở lên [H9.9.1.11].

Số lượt độc giả đến thư viện năm học 2013 -2014 tăng hơn 87% so với lượt độc giả bình quân của các năm từ 2010-2013 , trong đó: lượt đến sử dụng tài liệu in tăng 18,7%; lượt đến truy cập mạng và sử dụng tài liệu điện tử tăng hơn 4,4 lần [H9.9.1.10], [H9.9.1.12].



Số lượt tài liệu in được mượn năm 2014 thấp hơn 27,6% số lượt mượn bình quân các năm từ 2010-2013, nhưng số lượt sử dụng tài liệu điện tử lại tăng gấp 3,3 lần. Tỷ lệ người mượn giữa nhóm cán bộ, giảng viên với nhóm sinh viên còn có sự chênh lệch khá lớn, số lượt người mượn là sinh viên chiếm đến 99,4%, trong khi số lượt cán bộ, giảng viên chỉ chiếm 0,6% [H9.9.1.10].

Các đợt khảo sát cán bộ, giảng viên và sinh viên được tiến hành hàng năm theo các tiêu chí cụ thể của từng năm, kết quả cho thấy mức độ đáp ứng của thư viện đối với bạn đọc tương đối cao, bình quân các năm có trên 70% bạn đọc được đáp ứng về nguồn lực thông tin, 75,8 % được đáp ứng về các dịch vụ hỗ trợ (tập huấn, mượn, trả tài liệu…), trên 90% hài lòng về thái độ và thời gian phục vụ, gần 70% mong muốn được hỗ trợ công cụ tìm kiếm tài liệu theo môn học , 42% yêu cầu được mở rộng diện tích phục vụ, 28% yêu cầu được gia tăng tỷ lệ đầu sách giáo trình, 88% yêu cầu được mượn, gia hạn tài liệu trực tuyến…[H9.9.1.12].



2. Điểm mạnh

Công tác đào tạo, nâng cao kỹ năng khai thác, sử dụng thông tin cho người dùng tin đã được chuyên môn hóa thành một trong những hoạt động trọng tâm của Thư viện, là yếu tố giúp nâng cao hiệu quả khai thác tài liệu Thư viện.

Việc ứng dụng các tiện ích của công nghệ thông tin (trong đó có phần mềm quản lý thư viện điện tử Libol6.0) vào toàn bộ các quy trình hoạt động đã làm thay đổi đáng kể cách thức và chất lượng phục vụ của thư viện.

Nguồn thông tin tư liệu được bổ sung có chọn lọc, phù hợp với các ngành, chuyên ngành đào tạo của Học viện.

Số lượng bạn đọc sử dụng thư viện, khai thác các nguồn tin điện tử ngày càng cao, mức độ đáp ứng của thư viện đối với bạn đọc về trang thiết bị, không gian đọc ngày càng được cải thiện....

3. Tồn tại

Kinh phí đầu tư hàng năm cho hoạt động thư viện tuy tăng dần hàng năm nhưng phần lớn thuộc về kinh phí tài trợ từ dự án Việt- Bỉ, không mang tính ổn định, lâu dài, đặc biệt là kinh phí cho bổ sung tài liệu từ nguồn của Học viện còn ít (BQ 250 triệu/năm) chưa đáp ứng được tối đa nhu cầu thông tin tài liệu của cán bộ, sinh viên, đặc biệt đối với các nguồn tài liệu tiếng nước ngoài, tài liệu điện tử.

Số lượng cán bộ sử dụng Thư viện còn thấp, tỷ lệ sinh viên quan tâm đến các CSDL, các tài liệu tiếng nước ngoài chưa cao, làm hạn chế hiệu quả khai thác các nguồn tài liệu khoa học có giá trị hiện có trong Thư viện.

Một số mảng tài liệu nội sinh có hàm lượng khoa học và tính ứng dụng cao như các đề tài, kết quả nghiên cứu khoa học các cấp đã nghiệm thu, chưa được thu thập, đưa ra cho bạn đọc tham khảo dẫn đến sự lãng phí về giá trị thông tin, thiếu hụt, mất cân đối về nội dung, thể loại trong cơ cấu nguồn vốn tài liệu thư viện.



4. Kế hoạch hành động

Tiếp tục duy trì liên kết chia sẻ ít nhất hàng năm từ 1-2 CSDL/nguồn tin điện tử trực tuyến từ mối quan hệ hợp tác với các tổ chức, đơn vị hiện tại; trong năm học 2015-2016, đệ trình Học viện kế hoạch tham gia mạng lưới thư viện toàn cầu (OCLC) để chia sẻ các nguồn CSDL khác trong khu vực.

Xây dựng đề án “Xây dựng CSDL đề tài, kết quả NCKH đã nghiệm thu” với sự phối hợp của Ban KHCN Học viện nhằm đưa mảng tài liệu nội sinh có giá trị này ra khai thác phục vụ giảng viên và sinh viên Học viện (dự kiến đầu năm 2016).

Tiếp tục lấy ý kiến lựa chọn/đề xuất từ các khoa chuyên môn trong công tác bổ sung tài liệu (dự kiến từ 4-5 đợt lựa chọn/năm), tìm kiếm đối tác cung cấp và trình Học viện phê duyệt mua được ít nhất ¾ đầu tên tài liệu do khoa đề nghị.


5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 9.2. Có đủ số phòng học, giảng đường lớn, phòng thực hành, thí nghiệm phục vụ cho dạy, học và nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu của từng ngành đào tạo.

1. Mô tả

Tính đến năm 2015, Học viện hiện có 10 khu giảng đường bao gồm: 136 phòng học, 20 phòng máy tính, 3 phòng thực hành ngoại ngữ, 196 phòng thực hành và phòng thí nghiệm [H.9.9.2.1]. Đặc biệt, trong giai đoạn 2010 – 2015, Học viện đã đầu tư xây dựng mới 11 phòng học một tầng, phòng thí nghiệm từ các nguồn kinh phí cho khoa Chăn nuôi, Khoa Thủy sản, nhà thí nghiệm cho khoa Môi trường và khoa Đất đai, nhà khoa CNTP [H9.9.2.2]. Đến năm 2015, Học viện hoàn thiện xây dựng giảng đường Nguyễn Đăng với 4 tầng, 38 phòng học tương đối hiện đại và 01 hội truờng lớn có sức chứa 600 chỗ [H9.9.2.1]. Ngoài ra, Học viện có 02 phòng Hội thảo trung tâm (01 phòng Hội thảo thuộc tòa nhà Hành chính, 01 phòng Hội thảo tại TT thư viện LĐC) và 15 phòng hội thảo ở các Khoa [H9.9.2.3] có sức chứa trung bình 100 chỗ ngồi. Các phòng hội thảo được sử dụng cho các hoạt động tập huấn về giảng dạy, học tập và các hội nghị, hội thảo phục vụ nghiên cứu khoa học.

Để sử dụng hiệu quả Học viện đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo, sắp xếp thời khóa biểu và theo dõi tần suất sử dụng các phòng học, phòng thực hành, thí nghiệm. Đồng thời, Học viện bố trí thêm lịch học ngoài giờ (thứ 7, chủ nhật hoặc buổi tối) và học kì hè nên về cơ bản nhu cầu sử dụng phòng học được đáp ứng [H9.9.2.4].

Qua khảo sát ý kiến sinh viên và học viên cao học, giảng viên về chất lượng các phòng học, trên 50% sinh viên hài lòng với hệ thống phòng học tại giảng đường về các tiêu chí phòng học và các phòng thực hành, thực tập có đủ chỗ ngồi, đủ độ thông thoáng và đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 30% giảng viên đồng ý với tiêu chí Học viện đáp ứng tốt nhu cầu cần thiết về diện tích phòng thực hành. Tuy nhiên, cũng còn một số sinh viên, học viên cao học có ý kiến về câu hỏi mở cho rằng hệ thống giảng đường cấp 4 của Học viện, hệ thống giảng đường A lạnh về mùa đông, bị xuống cấp và cần được cải thiện[H2.2.1.9].



2. Điểm mạnh

Số lượng phòng học, phòng thí nghiệm và thực hành đáp ứng và được sử dụng hiệu quả cho giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.

Các khu giảng đường, phòng thực hành và thí nghiệm được Học viện đầu tư, duy trì và nâng cấp thường xuyên qua sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí .

Học viện đã xây dựng được các phòng thí nghiệm trung tâm với các trang thiết bị thí nghiệm hiện đại về các lĩnh vực: thú y, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học ....



3. Tồn tại

- Số lượng giảng đường hiện có của Học viện mới đáp ứng tạm thời công tác học tập và giảng dạy, vẫn còn bố trí một số ca học buổi tối và cuối tuần do số lượng sinh viên tăng trong giai đoạn 2010 – 2015;

- Một số các phòng học là nhà cấp 4 mặc dù đã nâng cấp nhưng chỉ sử dụng tạm thời.

- Việc xây dựng, bổ sung thêm một số phòng học mới chưa được thực hiện;

Nguyên nhân do chậm trễ trong phê duyệt quy hoạch 1/500 và Học viện còn hạn hẹp về kinh phí; gây khó khăn cho việc đầu tư xây dựng mới và cải tạo sửa chữa các phòng học, phòng thực hành, thí nghiệm.

4. Kế hoạch hành động

Sau khi được phê duyệt quy hoạch 1/500, Học viện chủ động trong xây dựng mới các công trình, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Lập dự án Đầu tư tăng cường năng lực cho Học viện Nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2015-2018 để tăng cường kinh phí đầu tư cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu Học viện nhằm từng bước hiện đại hoá các phòng học, phòng thí nghiệm phục vụ đào tạo và nghiên cứu, bắt kịp với các nước trong khu vực và thế giới.

Trong năm học 2015-2016, Học viện sẽ triển khai xây dựng thêm 01 khu giảng đường 4 tầng, đồng thời cải tạo nhà làm việc khoa Công nghệ thực phẩm làm phòng thí nghiệm.



5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 9.3.Có đủ trang thiết bị dạy và học để hỗ trợ cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, được đảm bảo về chất lượng và sử dụng có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của các ngành đang đào tạo.

1. Mô tả

Hiện tại 100% phòng học đã được trang bị các thiết bị hỗ trợ giảng dạy như hệ thống máy chiếu, loa và micro; các phòng học hơn 100 chỗ được trang bị hệ thống âm thanh [H7.7.6.5]. Học viện hiện có các phòng thực hành, thực tập phục vụ các lĩnh vực: Vật lý, Hóa học, Công nghệ sinh học, Công nghệ thực phẩm... với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, dụng cụ, hóa chất, đồng bộ do các khoa chuyên môn, trung tâm và Viện nghiên cứu chịu trách nhiệm quản lý; có các trang thiết bị phục vụ giáo dục thể chất [H7.7.6.5]. Các phòng học ngoại ngữ, tin học hàng năm đều được đầu tư bổ sung và nâng cấp [H7.7.6.5]. Các trang thiết bị phòng thí nghiệm, phòng thực hành được đầu tư bổ sung và nâng cấp từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau như từ Chương trình mục tiêu Quốc gia, nguồn kinh phí khoa học công nghệ và nguồn kinh phí Học viện, với tổng kinh phí 9 – 12 tỷ/năm trong giai đoạn 2013 – 2015 [H1.1.2.5].

Cuối mỗi năm tài chính, từng đơn vị thực hiện kiểm kê tài sản và đánh giá tình trạng, chất lượng của trang thiết bị, số lượng trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học để đưa ra các quyết định sửa chữa hoặc thay thế [H7.7.6.5]. Học viện có văn bản quy định hướng dẫn quy trình cho việc định kỳ bảo dưỡng và sửa chữa các trang thiết bị [H2.2.2.10].

Để đảm bảo chất lượng, Trung tâm Dịch vụ trường học, Trung tâm Thư viện và Ban Quản lý cơ sở vật chất và đầu tư giúp Học viện quản lý các trang thiết bị dạy và học để hỗ trợ cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học trong toàn Học viện. Các đơn vị cấp khoa, Phòng, Ban chức năng chịu trách nhiệm điều hành, quản lý, sử dụng và đề xuất tu sửa bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ, phương án bổ sung trang thiết bị hàng năm cho đơn vị [H2.2.3.1].

Để đảm bảo sử dụng hiệu quả, mỗi thiết bị chính tại các phòng thí nghiệm đều có sổ nhật ký theo dõi tần suất khai thác và hướng dẫn sử dụng [H9.9.3.1]

Học viện cung cấp sổ tiếp thu ý kiến của CBVC và học viên tại các giảng đường để nắm bắt những yêu cầu về chất lượng, tu sửa, bảo dưỡng và thay thế các trang thiết bị liên quan đến dạy và học trên giảng đường [H9.9.3.2]. Các yêu cầu nhìn chung được đáp ứng và phản hồi kịp thời.

Kết quả khảo sát ý kiến giảng viên, sinh viên về trang thiết bị phục vụ hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của Học viện cho thấy: Dưới 50% sinh viên đồng ý về các trang thiết bị phục vụ hoạt động giảng dạy tại các giảng đường cũng như tại các phòng thí nghiệm. Với giảng viên trên 50% giảng viên đồng ý với nội dung trang thiết bị tại các giảng đường hoạt động tốt, chỉ 30% giảng viên đồng ý với tiêu chí Trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu khoa học được cung cấp đầy đủ[H2.2.1.9].

2. Điểm mạnh

Hàng năm, Học viện chủ động được nhiều nguồn kinh phí cho đầu tư mới, bổ sung, sửa chữa nâng cấp kịp thời vì vậy đã đảm bảo số lượng và chất lượng trang thiết bị chất lượng tốt phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Có đánh giá hiện trạng, chất lượng và hiệu quả sử dụng trang thiết bị.

3. Tồn tại

Học viện chỉ có một số ít các phòng thí nghiệm nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực trong nông nghiệp được đầu tư trang thiết bị hiện đại.

Một số thiết bị đã lạc hậu không còn khả năng phục vụ nghiên cứu, thực tập.

4. Kế hoạch hành động

Hằng năm, Học viện tiếp tục huy động mọi nguồn kinh phí dự án, kinh phí ngân sách nhà nước, kết hợp với vốn tự có để đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học phục vụ tốt cho nhu cầu đào tạo.

Có kế hoạch cụ thể để thay thế các trang thiết bị đã lạc hậu không còn phù hợp với nhu cầu hiện tại.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 9.4.Cung cấp đầy đủ thiết bị tin học để hỗ trợ hiệu quả các hoạt động dạy và học, nghiên cứu khoa học và quản lý.

1. Mô tả

Hàng năm, Học viện luôn dành nguồn kinh phí trang bị bổ sung các thiết bị tin học nhằm hỗ trợ cho hoạt động dạy, học và NCKH và quản lý. Hiện nay, Học viện có khoảng 1350 máy tính, trong đó, số máy tính tại các phòng, ban, trung tâm, khoa, bộ môn là 450 bộ; số máy tính còn lại được trang bị tại thư viện và, 20 phòng thực hành tin học. Thêm vào đó, Học viện có 03 phòng thực hành hiện đại được trang bị các phần mềm học tiếng dùng để hỗ trợ cho việc giảng dạy học ngoại ngữ) [H7.7.6.5]. Tuy nhiên, chỉ một tỷ lệ nhỏ sinh viên (44,2%) đồng ý rằng Học viện có đủ máy tính để sử dụng [H2.2.1.9].

Ngoài số lượng máy tính trên, Học viện còn có các thiết bị tin học khác như máy in, máy scan, ... phục vụ các hoạt động dạy và học, nghiên cứu khoa học và quản lý [H7.7.6.5].

Học viện đã kết nối mạng Internet với 04 đường cáp quang 50Mbps (02 đường FTTH, 02 đường truyền số liệu kênh riêng) và một số đường ADSL cho một số đơn vị [H9.9.4.1]. Học viện có hệ thống mạng LAN kết nối các đơn vị trong Học viện (các phòng trong tòa nhà sử dụng cáp đồng, các tòa nhà được kết nối với nhau bằng cáp quang) [H9.9.4.2]. Ngoài hệ thống mạng cục bộ (LAN), Học viện còn có hệ thống mạng không dây phủ sóng trong một số khu vực của Học viện với công nghệ tiên tiến tốc độ cao giúp cho cán bộ, giảng viên và sinh viên truy cập thông tin [H7.7.6.5]. Học viện có bộ phận chuyên trách về quản trị mạng chịu trách nhiệm đảm bảo hoạt động ổn định cho hệ thống mạng của Học viện. Trong khi 82% cán bộ phòng ban hài lòng về chất lượng mạng internet; chỉ 42 – 44% giảng viên hài lòng về tốc độ và an ninh mạng [H2.2.1.9]. Hàng năm, Học viện đều dành khoản kinh phí cho bảo dưỡng, sửa chữa máy tính và bổ sung thiết bị, phầm mềm tin học hỗ trợ các hoạt động dạy và học, nghiên cứu khoa học và quản lý [H9.9.4.3]

Học viện đã tin học hóa công tác quản lý công việc thông qua việc sử dụng các phần mềm chuyên dùng: quản lý đào tạo, xếp thời khóa biểu, quản lý điểm, quản lý học phí, quản lý tài chính, quản lý thư viện, quản lý hồ sơ cán bộ, quản lý hồ sơ sinh viên, xây dựng lịch tuần và quản lý khoa học công nghệ [H9.9.4.3]. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý chưa được đánh giá cao: chỉ 51,7% giảng viên đồng ý về hiệu quả của công nghệ thông tin trong quản lý. Một số phần mềm chuyên dụng liên quan đến chuyên môn chưa được Học viện đầu tư cung cấp cho giảng viên (chỉ có 25,6% giảng viên được khảo sát đồng ý) và cán bộ phòng ban (60% cán bộ phòng ban đồng ý) [H2.2.1.9].

Trang thông tin điện tử tại địa chỉ www.vnua.edu.vn có nhiều nội dung phong phú được cập nhật liên tục các hoạt động của Học viện và là đầu mối truy cập các thông tin khác như đào tạo, tra cứu điểm, thư viện, lịch công tác, thông báo …; Dịch vụ email tại địa chỉ mail.vnua.edu.vn đã cung cấp địa chỉ email cho CBVC giúp cho việc trao đổi thông tin được hiệu quả hơn [H9.9.4.4]. Website của Học viện nhìn chung được thiết kế hợp lý với trên 50% giảng viên, 86% cán bộ khối phòng ban được khảo sát đồng ý với nội dung trên [H2.2.1.9].



2. Điểm mạnh

Các phòng, ban, trung tâm về cơ bản đã có đầy đủ máy tính và các thiết bị tin học khác phục vụ quản lý, đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Hầu hết số máy tính của học viện được kết nối mạng Intranet và mạng Internet, các tòa nhà trong Học viện được kết nối mạng sử dụng cáp quang có tốc độ cao. Các thiết bị tin học hàng năm được đầu tư bổ sung, nâng cấp để đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng.

3. Tồn tại

Do quy mô tuyển sinh đào tạo trong những năm gần đây tăng nhanh nên mặc dù đã được đầu tư bổ sung nhưng số lượng thiết bị tin học vẫn còn thiếu so với nhu cầu sử dụng; .

Hệ thống các dịch vụ cung cấp trong mạng Intranet còn hạn chế và đôi lúc hoạt động chưa ổn định;

Chưa có phần mềm quản lý công văn và quản lý các hoạt động hợp tác quốc tế nên việc tra cứu còn gặp khó khăn.



4. Kế hoạch hành động

Tăng cường ứng dụng tin học trong quản lý hành chính, xây dựng và bổ sung các phần mềm quản lý chuyên môn cho các mảng công việc, tiến tới tích hợp thành một hệ thống quản lý Học viện hoàn chỉnh.

Năm 2016, Học viện nâng cấp hệ thống website.

Tìm kiếm các nguồn kinh phí đầu tư bổ sung và nâng cấp phòng máy chủ, mở rộng hệ thống mạng không dây.



5. Tự đánh giá:Đạt

Tiêu chí 9.5. Có đủ diện tích lớp học theo quy định cho việc dạy và học; có ký túc xá cho người học, đảm bảo đủ diện tích nhà ở và sinh hoạt cho sinh viên nội trú; có trang thiết bị và sân bãi cho các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao theo quy định.

1. Mô tả

Trong khuôn viên Học viện, tổng diện tích sàn xây dựng là 58.104 m2, trong đó diện tích sàn xây dựng phòng học là 22.662m2 và phòng thí nghiệm là 11.589 m2 (chiếm 58.9%). Như vậy, diện tích sàn xây dựng trung bình phục vụ đào tạo là 1,93 m2/sinh viên [H9.9.5.1]. Để đáp ứng tốt hơn về nhu cầu diện tích lớp học dành cho công tác dạy và học, hàng năm, Học viện đều tiến hành cải tạo sửa chữa nâng cấp các khu giảng đường.

Học viện đã quan tâm chú trọng xây dựng khu Ký túc xá (KTX) cho sinh viên với tổng diện tích khu ký túc xá là 52.215 m2 đáp ứng được chỗ ở cho khoảng 4.400 sinh viên [H9.9.5.2]. Trong đó, diện tích KTX dành cho sinh viên trong nước gồm 10 tòa nhà với diện tích 40.231,9 m2 và 01 tòa nhà dành cho sinh viên quốc tế với diện tích 1.985,9 m2. Các phòng ở của KTX có công trình phụ khép kín đảm bảo vệ sinh và trang thiết bị tài sản đồng bộ, các tòa nhà có phòng sinh hoạt chung cho sinh viên [H9.9.5.2]. Học viện đã xin kinh phí Nhà nước đầu tư xây dựng bổ sung các tòa nhà trong khuôn viên KTX với 03 tòa nhà 7 tầng, tổng số 243 phòng đáp ứng chỗ ở đạt tiêu chuẩn cho thêm 1.914 sinh viên, góp phần giải quyết nhu cầu chỗ ở cho sinh viên trong khu nội trú [H9.9.5.3], [H9.9.5.4].

Ngoài các công trình xây dựng trên, Học viện còn có 01 nhà thi đấu được xây dựng trên diện tích 3.386,5m2, có sức chứa 500 người dành cho các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao trong Học viện, cũng như các hoạt động thể dục thể thao có quy mô mở rộng [H9.9.5.5]. Bên cạnh đó, Học viện đang tiến hành cải tạo sân văn hóa sinh viên với diện tích là 1.430m2, sân bóng đá mini với diện tích 2.500m2, một sân vận động với diện tích là 30.202m2. Trung bình, diện tích sử dụng phục vụ các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao là 1,12 m2/sinh viên [H9.9.5.1].



Hiện nay, để đáp ứng tốt hơn các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao trong Học viện, Học viện đã lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp thêm khu thể thao với diện tích 19.500 m2 trình Bộ NN & PTNT [H9.9.5.6]. Các công trình xây dựng có thiết kế theo TCVN và đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Kết quả khảo sát sinh viên về lĩnh vực sinh hoạt và đời sống, dưới 50% sinh viên đồng ý rằng Học viện chăm lo tốt về nhu cầu ăn ở của sinh viên. Tuy nhiên, có trên 50% sinh viên đồng ý Học viện đáp ứng nhu cầu về hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ của sinh viên [H2.2.1.9].



2. Điểm mạnh

Học viện quan tâm chú trọng đến việc nâng cấp sửa chữa và xây mới giảng đường, phòng học, khu KTX, sân bãi luyện tập thể dục thể thao đáp ứng nhu cầu sử dụng của người học.



3. Tồn tại

Sân bãi luyện tập thể dục thể thao thấp thường bị ngập nước khi mưa lớn.

Sân vận động bụi ô nhiễm môi trường khi thời tiết nắng nóng.

Phòng ở trong khu KTX còn thiếu chưa đáp ứng quy mô đào tạo của Học viện.

Nguyên nhân: do kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất lớp học, sân bãi và nhà ở trong khu KTX hạn hẹp.



4. Kế hoạch hành động

Học viện sẽ tiến hành xây mới và sửa chữa theo bản Quy hoạch 1/500 mới được thành phố Hà Nội phê duyệt để cải tạo, sửa chữa nâng cấp và xây bổ sung giảng đường, nhà ở trong khu KTX, sân bãi luyện tập thể dục thể thao.

Học viện cần có kế hoạch ưu tiên chiến lược để đầu tư từng phần vào xây dựng mới thêm các giảng đường, sân bãi phục vụ các hoạt động thể thao văn hóa và khu KTX, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của người học.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 9.6. Có đủ phòng làm việc cho các cán bộ, giảng viên và nhân viên cơ hữu theo quy định.

1. Mô tả

Học viện có đủ phòng làm việc cho cán bộ giảng viên và nhân viên cơ hữu với diện tích trung bình là 28.7m2/CBVC. Các cán bộ quản lý cấp trưởng đơn vị trở lên đều có phòng làm việc riêng theo quy định với diện tích trên 20 m2. Phòng làm việc của Ban Giám đốc, các đơn vị khoa, phòng, tổ trực thuộc và các tổ chức đoàn thể được bố trí hợp lý, khoa học. Các phòng làm việc có bảng tên, bảng chức danh lãnh đạo tạo điều kiện tốt để khách đến liên hệ làm việc được thuận lợi [H9.9.2.3].

Các khoa chuyên môn trong Học viện có nhà làm việc hoặc khu làm việc riêng. Mỗi khoa đều có văn phòng khoa, phòng trưởng khoa và các phòng cho từng bộ môn. Mỗi khoa có ít nhất 1 phòng hội thảo dùng để hội họp, sinh hoạt tập thể [H9.9.2.3]. Phòng làm việc của CBVC tại các phòng, khoa, tổ trực thuộc được trang bị đầy đủ phương tiện làm việc [H7.7.6.5]. Một số khoa như Khoa Thú y, Nông học, Khoa Chăn nuôi và Khoa Nuôi trồng thủy sản có khu thực nghiệm riêng để các GV thực hiện và bố trí thí nghiệm chuyên môn [H9.9.6.1].

Qua tiến hành khảo sát ý kiến phản hồi của cán bộ phòng ban và giảng viên, có 56% cán bộ khối phòng ban hài lòng về nhu cầu và điều kiện của các phòng làm việc được xem xét và giải quyết kịp thời, tuy nhiên dưới 50% giảng viên cho rằng được bố trí nơi làm việc hợp lý [H2.2.1.9]



2. Điểm mạnh

Học viện đã bố trí đầy đủ phòng làm việc cho cán bộ, giảng viên và nhân viên cơ hữu theo quy định;

Các phòng làm việc được trang bị đầy đủ bàn ghế, tủ tài liệu, máy in, máy tính nối mạng Internet để làm việc.

3. Tồn tại

Học viện chưa bố trí được phòng riêng cho giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ.

Một số phòng làm việc cho cán bộ, viên chức đã xuống cấp không đảm bảo điều kiện làm việc.

Nguyên nhân: thiếu nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng mới và sửa chữa lớn cơ sở vật chất của Học viện.



4. Kế hoạch hành động

Học viện chủ động huy động các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng thêm khu và phòng làm việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của CBVC.

Từ năm 2015, Học viện tiến hành thực hiện các hạng mục liên quan đến xây dựng khu giảng đường, nhà Hành chính theo Quy hoạch chi tiết Khu Học viện Nông nghiệp Việt Nam tỷ lệ 1/500 theo từng giai đoạn cụ thể.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 9.7. Có đủ diện tích sử dụng đất theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 3981-85. Diện tích mặt bằng tổng thể đạt mức tối thiểu theo quy định.

1. Mô tả

Học viện được được giao sử dụng đất với tổng diện tích là 1.901.950 m2; trong đó có 1.868.662 m2 đất sử dụng lâu dài phục vụ nghiên cứu, học tập và giảng dạy và 33.288 m2 đất sử dụng tạm thời nằm trong hành lang bảo vệ sông Cầu Bây [H9.9.7.1]. Như vậy, trung bình Học viện có 5.285 m2/100 sinh viên. Ngoài ra, Học viện còn có hơn 44.290 m2 diện tích đất do UBND tỉnh Lào Cai cấp để phục vụ cho công tác nghiên cứu theo từng vùng và môi trường khí hậu [H9.9.7.2].

Trong số diện tích đất được cấp ở trên bao gồm:

Diện tích đất sử dụng cho khu thể dục thể thao gồm sân bãi, các công trình có mái che và không mái che là: 32.251 m2 (Trong đó sân vận động là 30.202 m2; nhà thi đấu 2.049 m2). Trung bình 1.000 sinh viên có 896 m2.

Diện tích đất xây dựng khu nhà ở cho sinh viên là: 18.553 m2. Trung bình 1.000 sinh viên có 619 m2.

Diện tích đất sử dụng để xây dựng các công trình phục vụ học tập và nghiên cứu cho sinh viên là: 24.114m2. Trung bình 100 sinh viên có 67 m2 [H9.9.5.1].

Đối chiếu diện tích đất sử dụng theo tiêu chuẩn TCVN 3981-85 cho loại trường đại học về nông nghiệp, Học viện hiện chưa đáp ứng được yêu cầu của tiêu chuẩn.

2. Điểm mạnh

Đất đai được Học viện quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng mục đích, không có hiện tượng cấp đất sử dụng vào việc riêng, không chuyển nhượng cho tập thể và cá nhân sử dụng.



3. Tồn tại

Do trước đây quy hoạch sử dụng đất của Học viện chưa được phê duyệt nên việc sử dụng đất chưa đạt hiệu quả cao, hình thức tổng thể của Học viện chưa được sắp xếp, bố trí khoa học.

Đối chiếu theo TCVN 3981-85, Học viện còn thiếu 80 ha đất phục vụ cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học.

4. Kế hoạch hành động

Trên cơ sở quy hoạch 1/500, Học viện sẽ rà soát và lập phương án quản lý, sử dụng khu đất được giao đúng quy hoạch, xây mới, sửa chữa tạo nên một diện mạo mới khang trang hơn, đẹp đẽ hơn.

Học viện đề xuất Thủ tướng chính phủ, Bộ NN & PTNT cấp thêm diện tích sử dụng đất phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học theo đúng quy mô và nhiệm vụ chiến lược của Học viện.

5. Tự đánh giá: Không đạt

Tiêu chí 9.8. Có quy hoạch tổng thể về sử dụng và phát triển cơ sở vật chất trong kế hoạch chiến lược của trường.

1. Mô tả

Học viện có quy hoạch tổng thể về sử dụng và phát triển cơ sở vật chất phù hợp với từng gian đoạn phát triển thể hiện cụ thể trong chiến lược phát triển Học viện đến năm 2020 [H.1.1.1.2] và chiến lược phát triển Học viện đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050 [H1.1.2.5].

Theo quy hoạch 1/500 được phê duyệt, Học viện có có những kế hoạch ngắn hạn và trung hạn về sử dụng và phát triển cơ sở vật chất và tổ chức thực hiện theo từng đợt [H9.9.8.1].

Trong năm 2016, các công trình, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của Học viện được duy tu, bảo dưỡng và nâng cấp theo quy định của Nhà nước. Hạ tầng công nghệ thông tin sẽ được đầu tư đồng bộ, các phần mềm sẽ được ứng dụng rộng rãi trong công tác quản lý và điều hành các hoạt động của Học viện. Học viện đầu tư thiết bị giảng dạy, học tập, nghiên cứu theo hướng đồng bộ, hiện đại và hiệu quả. Học viện tập trung nâng cấp các phòng thí nghiệm hiện có và bổ sung mới một số phòng thực hành thực tập phục vụ đào tạo và nghiên cứu [H1.1.2.5].

Giai đoạn 2015-2024, Học viện thực hiện dự án nâng cấp, xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và nâng cấp gồm hệ thống giao thông, điện, thông tin liên lạc, cấp nước và thoát nước. Học viện cũng sẽ hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật cho Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp á nhiệt đới, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các phân hiệu/cơ sở mới tại các tỉnh; cải tạo khuôn viên cây xanh, cảnh quan Học viện [H1.1.2.5].

Giai đoạn 2015-2019, Học viện xây dựng mới và cải tạo các công trình phục vụ đào tạo bao gồm: giảng đường chung và giảng đường chuyên ngành, các phòng thí nghiệm, thực tập, hệ thống xưởng thực hành, khu thí nghiệm, ao hồ, trại chăn nuôi, nhà kính, nhà lưới được đầu tư cho các khoa, viện và trường thành viên; cải tạo các công trình hiện có như Nhà 4 tầng, các giảng đường, khu giáo dục thể chất và thể thao, vườn thực vật, Bệnh viện thú y; chú trọng đầu tư CSVC cho các trung tâm nghiên cứu mới của Học viện như trung tâm xuất sắc, trung tâm ươm tạo công nghệ, công viên khoa học công nghệ nông nghiệp [H1.1.2.5].

Xây dựng thêm ký túc xá và khu sinh hoạt chung tại ký túc xá cho sinh viên, nhà công vụ, các công trình phúc lợi các bãi đỗ xe. Giai đoạn 2020-2030, tăng cường đầu tư các phòng thí nghiệm nghiên cứu tại khuôn viên chính của Học viện và các tỉnh [H1.1.2.5].



2. Điểm mạnh

Quy hoạch chi tiết Khu Học viện Nông nghiệp Việt Nam tỷ lệ 1/500 được phê duyệt là cơ sở quan trọng để triển khai các hoạt đồng đầu tư tăng cường cơ sở vật chất của Học viện. Các dự án đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận đầu tư, bước đầu đã tăng cường được một số cở sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.



3. Tồn tại

Do phân cấp quản lý trước đây, đồng thời Quy hoạch chi tiết Khu Học viện Nông nghiệp Việt Nam tỷ lệ 1/500 được phê duyệt chậm nên việc đầu tư tăng cường cơ sở vật chất của Học viện khó khăn. Vì vậy, cơ sở vật chất còn thiếu và lạc hậu không phù hợp với sự phát triển của Học viện.



4. Kế hoạch hành động

Học viện sẽ tiến hành thực hiện các hạng mục công trình như Quy hoạch chi tiết Khu Học viện Nông nghiệp Việt Nam tỷ lệ 1/500 theo từng giai đoạn cụ thể.

Học viện tiếp tục khai thác mọi nguồn lực nhằm tăng cường cơ sở vật chất của Học viện trên có sở Quy hoạch chi tiết Khu Học viện Nông nghiệp Việt Nam tỷ lệ 1/500.

Học viện sẽ xây dựng quy định và quy trình quản lý, đánh giá giám sát việc triển khai quy hoạch tổng thể.



5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 9.9. Có các biện pháp hữu hiệu bảo vệ tài sản, trật tự, an toàn cho cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên và người học.

1. Mô tả

Học viện xây dựng hệ thống các văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về công tác bảo vệ trong Học viện [H9.9.9.1].

Hiện nay, Học viện có Tổ Bảo vệ chuyên trách trực thuộc Văn phòng Học viện với số lượng 36 người có nhiệm vụ bảo vệ 24/24 giờ [H9.9.9.2]. Các nhân viên bảo vệ đáp ứng tiêu chuẩn nghiệp vụ, phù hợp với công việc được giao [H9.9.9.3]. Cán bộ, giảng viên, nhân viên, lực lượng bảo vệ, lực lượng tự vệ của Học viện định kỳ được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy [H9.9.9.4].

Học viện luôn đề cao các biện pháp bảo vệ tài sản. Một số các giảng đường, các phòng học, thực hành, thực tập, văn phòng làm việc, ký túc xá đều được trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy [H7.7.6.5].

Ngoài đội bảo vệ chuyên trách, Học viện còn thành lập Đội sinh viên tình nguyện, Ban chỉ đạo và Đội xung kích phòng chống lụt bão, Ban chỉ huy và Đội phòng cháy chữa cháy để phối hợp cùng Đội bảo vệ chuyên trách giúp xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra sẽ như thiên tai, hỏa hoạn, trộm cắp tài sản. [H9.9.9.5]. Bên cạnh đó, Học viện thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng địa phương như Công an huyện Gia Lâm, Công an thị trấn Trâu Quỳ, Công an Phòng cháy chữa cháy, Ban Chỉ huy quân sự huyện Gia Lâm để quản lý và đảm bảo an toàn cho cán bộ, giảng viên và sinh viên [H9.9.9.6].

Trước các kỳ nghỉ, thời gian diễn ra các sự kiện quan trọng của Học viện, Tổ Bảo vệ có kế hoạch, phương án bảo vệ cụ thể đảm bảo an ninh chính trị nội bộ, trật tự trị an [H9.9.9.7]. Hằng năm, trước mỗi mùa mưa bão, Học viện luôn có kế hoạch cụ thể về phòng chống lụt bão nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về tài sản do bão lụt gây ra [H9.9.9.8].

Công tác bảo vệ an ninh trật tự được báo cáo và đánh giá hàng năm và được các cấp, ngành ghi nhận và khen thưởng [H9.9.9.9]. Trên 50% cán bộ khối phòng ban được khảo sát hài lòng với công tác an ninh trong học viện [H2.2.1.9].

2. Điểm mạnh

Học viện có lực lượng chuyên trách bảo vệ với các kế hoạch bảo vệ cụ thể đảm bảo an toàn tài sản. Định kỳ đều, Học viện đều có các đợt tập huấn về phòng cháy và chữa cháy cho giảng viên, nhân viên, lực lượng bảo vệ.



3. Tồn tại

Hiện tại, Học viện đang quản lý một diện tích rộng với nhiều tòa nhà, các công trình xây dựng phục vụ đào tạo, với địa bàn quản lý rộng nên công tác bảo vệ an ninh vẫn còn xảy ra một số hiện tượng như mất trộm tài sản của cán bộ, giáo viên, sinh viên và người ngoài vào khu vực Học viện.

Một số cán bộ không năng động, không thực hiện hết nhiệm vụ khi thực thi công việc.

Hệ thống phòng cháy chữa cháy chưa được trang bị toàn diện; các biển chỉ dẫn an toàn vẫn còn thiếu, đặc biệt ở các phòng thực hành và thí nghiệm.



4. Kế hoạch hành động

Hằng năm, Học viện tiếp tục cử 2-3 nhân viên bảo vệ tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ.

Rà soát hiện trạng để đầu tư bổ sung cơ sở vật chất để bảo vệ tốt hơn nữa tài sản, trật tự, an toàn cho người học, CBVC; .

Trong năm 2016, Học viện trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy ở các giảng đường, đơn vị, khoa theo đúng quy định.

Trong năm 2016, Ban CSVCĐT rà soát các tại các đơn vị về bản chỉ dẫn an toàn trong các phòng thực hành thí nghiệm; Các đơn vị thiếu cần bổ sung đầy đủ.

5. Tự đánh giá:Đạt

Kết luận về Tiêu chuẩn 9

Nhìn chung cơ sở vật chất của Học viện đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu học tập, giảng dạy và NCKH, hệ thống thư viện, trang thiết bị tại các giảng đường tương đối đầy đủ. Hệ thống máy tính hiện đại, mạng internet tốc độ cao và mạng Wifi phủ sóng toàn Học viện về cơ bản đáp ứng cho giảng dạy, học tập và NCKH. Ký túc xá được xây dựng và cải tạo khá khang trang và sạch sẽ đã cơ bản đáp ứng được một phần nhu cầu về chỗ ở cho SV của Học viện.

Để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học, Học viện cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các hạng mục theo quy hoạch 1/500 nhằm giải quyết kịp thời một số bất cập về cơ sở vật chất hiện nay như phòng làm việc nhà hành chính, hệ thống giảng đường, phòng thực hành, thực tập, khu ký túc xá, khu thể thao...


Tiêu chí

Đạt

Chưa đạt*

9.1

x




9.2

x




9.3

x




9.4

x




9.5

x




9.6

x




9.7




x

9.8

x




9.9

x




Tổng

8

1

Tiêu chuẩn 10: Tài chính và quản lý tài chính

Học viện Nông nghiệp Việt Nam là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động đã xây dựng phương án tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm và được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cần đa dạng hóa các nguồn tài chính và đổi mới quản lý tài chính sao cho tiết kiệm, có hiệu quả có vai trò góp phần quyết định đến sự phát triển lâu dài của Học viện.

Tiêu chí 10.1. Có những giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính, tạo được các nguồn tài chính hợp pháp, đáp ứng các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của trường đại học.

1. Mô tả

Thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, ngày 25/4/2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã xây dựng phương án tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm, nhằm quản lý khai thác tốt và phát triển các nguồn thu sự nghiệp tại đơn vị [H10.10.1.1]. Học viện điều hành tập trung các nguồn thu, điều tiết sử dụng hợp lý, đáp ứng yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác.



Để sử dụng hợp lý, hiệu quả và minh bạch các nguồn thu sự nghiệp, Học viện đã ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ và hàng năm được điều chỉnh, bổ sung để đảm bảo phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước và thực tế hoạt động tại Học viện [H2.2.2.7]. Hàng năm, Học viện xây dựng một số giải pháp và kế hoạch tự chủ một phần về tài chính; xác định nhiệm vụ thu, chi, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; lập dự toán thu, chi tiến hành xây dựng kế hoạch và lập dự toán toán phân bổ, sử dụng các nguồn thu cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác [H10.10.1.2] [H10.10.1.3].

Hiện nay, Học viện có các nguồn thu hợp pháp bao gồm thu kinh phí do ngân sách nhà nước cấp; thu sự nghiệp; thu từ các hoạt động dịch vụ. Trong đó, thu kinh phí do ngân sách nhà nước gồm kinh phí thực hiện chức năng, nhiệm vụ được cơ quan quản lý cấp trên giao, thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản, vốn đối ứng và các nhiệm vụ đột xuất khác do cấp có thẩm quyền giao; thu sự nghiệp gồm thu học phí chính quy, lệ phí thi tuyển...; thu từ hoạt động dịch vụ gồm thu từ các hợp đồng đào tạo với các cơ sở đào tạo đại học trong và ngoài tỉnh, thu từ cho thuê ki ốt, ký túc xá sinh viên…[H10.10.1.4].

Để tạo nguồn thu hợp pháp, đảm bảo phục vụ các hoạt động, Học viện tập trung các giải pháp sau đây:

- Hoàn thành các chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo giao hàng năm, trong đó tăng chỉ tiêu đào tạo năm sau lớn hơn năm trước nhằm khai thác tốt nguồn thu từ ngân sách nhà nước đầu tư [H10.10.1.5].

- Mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, tăng quy mô đào tạo hệ vừa làm vừa học, đào tạo theo địa chỉ (theo đơn đặt hàng của tỉnh hoặc của các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài tỉnh); đại học văn bằng hai; Liên kết với các trường đại học có uy tín trong nước để tổ chức các lớp đào tạo cao học... [H10.10.1.6].

- Tăng cường giao lưu, hợp tác với các cơ quan, doanh nghiệp trong nước và hợp tác quốc tế để tìm thêm các nguồn tài trợ trong và ngoài nước. Tìm và khai thác các nguồn dự án để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị [H10.10.1.4].

Hàng năm, Ban Tài chính và Kế toán lập các báo cáo tổng hợp thu chi kinh phí ngân sách và các nguồn thu sự nghiệp cho các hoạt động của Học viện, các bảng số liệu sử dụng các nguồn thu sự nghiệp cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và các hoạt động khác để đánh giá tính hợp lý và hiệu quả trong sử dụng các nguồn kinh phí[H1.1.2.3],[H10.10.1.7],[H10.10.1.3]. Đây là cơ sở để điều chỉnh cho việc lập kế hoạch hoạt động và dự toán kinh phí cho năm tiếp theo nhằm phát huy tính hợp lý, hiệu quả và minh bạch trong việc sử dụng kinh phí.

Nhìn chung, công tác tài chính đã bảo đảm cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác, hoàn thành nhiệm vụ được giao và có tăng thêm thu nhập cho cán bộ viên chức của Học viện. Tuy nhiên, 46,9% giảng viên được khảo sát đồng ý các nguồn thu sự nghiệp trong HV được thông báo công khai [H2.2.1.9]



2. Điểm mạnh

Xây dựng và ban hành đầy đủ các văn bản quy định về cơ chế hoạt động, định mức chi tiêu, quản lý và phát triển các nguồn thu hợp pháp để đảm bảo các hoạt động của Học viện có hiệu quả và đúng hướng. Các văn bản đó được bổ sung, chỉnh sửa hàng năm để đảm bảo phù hợp với quy định của Nhà nước và thực tế hoạt động tại Học viện.

Có kế hoạch và giải pháp cụ thể, hiệu quả đảm bảo tự chủ tài chínhvà tăng nguồn thu.

Chi cho các hoạt động dựa trên kế hoạch vàđảm bảo tỉ lệ cân đối. Sử dụng nguồn thu hợp lý, tiết kiệm, tăng thu nhập cho cán bộ Học viện.

Các khoản thu chi đều được lập dự toán và tổng hợp tình hình thực hiện để giám sát, kiểm tra và điều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của Học viện đạt hiệu quả cao, minh bạch.

3. Tồn tại

Nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và dịch vụ còn hạn chế.



4. Kế hoạch hành động

Học viện đầu tư kinh phí để khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên và sinh viên tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện, cấp tỉnh, cấp bộ.

Khuyến khích các nghiên cứu và thúc đẩy chuyển giao công nghệ, mang lại nguồn thu cho Học viện.

Tiếp tục duy trì và phát triển các mối quan hệ, hợp tác với các tổ chức quốc tế trong đào tạo và NCKH nhằm tăng nguồn thu cho Học viện.

Học viện có kế hoạch và chiến lược đào tạo, thu hút thêm sinh viên quốc tế để đa dạng và tăng thêm nguồn thu.

Mở rộng và phát triển hơn nữa các hình thức dịch vụ. 



5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 10.2. Công tác lập kế hoạch tài chính và quản lý tài chính trong trường đại học được chuẩn hoá, công khai hoá, minh bạch và theo quy định.

1. Mô tả

Kế hoạch tài chính của Học viện gồm 2 phần Kế hoạch thu và Kế hoạch chi:

Kế hoạch thu của Học viện được xây dựng tích cực theo quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, trên cơ sở đánh giá sát khả năng thực hiện thu năm trước, dự báo tình hình đầu tư, phát triển sản xuất - kinh doanh và hoạt động thương mại; tính toán cụ thể các yếu tố tăng, giảm thu do thực hiện các văn bản pháp luật; đồng thời dự kiến số tăng thu do thực hiện các giải pháp chống thất thu, các khoản thu được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán [H10.10.1.2], [H10.10.2.1].

Học viện lập kế hoạch chi theo đúng các quy định của pháp luật về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi, trong đó chủ động sắp xếp thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ chi theo mức độ cấp thiết, khả năng triển khai trong năm lập dự toán để hoàn thành nhiệm vụ, các chương trình, dự án, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở được phân bổ và các nguồn huy động hợp pháp khác [10.10.1.2] [10.10.2.2]. Học viện quán triệt chủ trương triệt để tiết kiệm ngay từ khâu lập kế hoạch.

Công tác lập kế hoạch được chuẩn hóa theo quy trình. Đối với các kế hoạch ngắn hạn (dưới 1 năm), để chủ động và sử dụng các nguồn tài chính có hiệu quả, đầu năm Học viện đề nghị các đơn vị công khai, tổ chức họp, thảo luận xây dựng kế hoạch tài chính trong năm cho đơn vị mình [H10.10.2.3]. Trên cơ sở biên bản các hội nghị thảo luận xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm của các đơn vị [H10.10.2.4].

Đối với các kế hoạch dài hạn, nhằm đảm bảo được nguồn tài chính duy trì các hoạt động, đặc biệt là các hoạt động mục tiêu trong kế hoạch phát triển, Học viện tiến hành thảo luận và xây dựng các văn bản về kế hoạch tài chính cho các mục tiêu trong quy hoạch phát triển [H10.10.2.4].

Cuối năm, Học viện tiến hành thảo luận, đối chiếu giữa kế hoạch và tình hình thực hiện thực tế để đưa ra Báo cáo tổng kết công tác tài chính năm nhằm đánh giá kết quả thực hiện và có điều chỉnh phù hợp hơn trong năm tới [H1.1.2.3].

Trong công tác quản lý và lập kế hoạch, Ban Tài chính và Kế toán đã sử dụng các phần mềm tin học như Visual Foxpro sử dụng trong hoạt động chi thường xuyên, Edusoft quản lý sinh viên thu học phí...)[H9.9.4.3]. Từ năm …??? Học viện tiến hành thu học phí của sinh viên thông qua thẻ ATM, và trả lương cho cán bộ viên chức thông qua tài khoản ATM, , giúp công tác quản lý thuận lợi và đạt hiệu quả hơn [H10.10.2.5]. Như vậy, nhờ tin học hóa, công tác kế toán đảm bảo tính chính xác, thông tin nhanh và đầy đủ, phục vụ cho công tác quyết toán định kỳ theo đúng yêu cầu và kế hoạch.

Nhằm công khai, minh bạch và hiệu quả trong các hoạt động, hàng năm, Học viện thực hiện báo cáo tài chính trong Hội nghị cán bộ viên chức hàng năm và giải đáp các ý kiến đóng góp [H1.1.2.3]. Học viện thực hiện Báo cáo quyết toán tài chính với Bộ chủ quản, báo cáo kết quả kiểm toán hàng năm [10.10.2.6]

2. Điểm mạnh

Công tác lập kế hoạch và quản lý tài chính được công khai, sát với thực tế, đáp ứng yêu cầu phát triển chung của Học viện và đảm bảo các hoạt động thường xuyên về giảng dạy, học tập và NKCH.

Kế hoạch thu chi tài chính được công khai, minh bạch cho toàn thể cán bộ viên chức của Học viện.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hiệu quả nên kế hoạch tài chính đầy đủ, chính xác và đáp ứng kịp thời các yêu cầu khi có kiểm tra, kiểm toán.



3. Tồn tại

Hàng năm, vẫn còn tồn tại một số hoạt động không thuộc kế hoạch chi, gây khó khăn tới việc bố trí nguồn kinh phí.



4. Kế hoạch hành động

Bám sát thực tế hơn nữa để khâu lập dự toán được chính xác.

Đánh giá tính cấp thiết của các hoạt động phát sinh, tránh việc chi tiêu kém hiệu quả, chưa cần thiết.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 10.3. Đảm bảo sự phân bổ, sử dụng tài chính hợp lý, minh bạch và hiệu quả cho các bộphậnvà các hoạt động của trường đại học.

1. Mô tả

Học viện căn cứ theo số lượng sinh viên, số lượng đề tài cùng nguồn kinh phí ngân sách cấp để ban hành văn bản quy định về các nguyên tắc phân bổ kinh phí cho các đơn vị/bộ phận cũng như nguồn kinh phí cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học hay các hoạt động khác, kèm theo là văn bản quy định về các nguyên tắc sử dụng các nguồn kinh phí đã được phân bổ giúp các đơn vị sử dụng một các hiệu quả, tiết kiệm và đạt được mục tiêu đề ra [H10.10.3.1].

Đầu mỗi năm tài chính, nhằm tạo sự minh bạch và hợp lý trong phân bổ nguồn kinh phí và hiệu quả trong việc sử dụng kinh phí, tại cuộc họp giao kinh phí khoán tới các đơn vị, Ban TCKT công bố số liệu tổng hợp cho các đơn vị. Dựa trên kinh phí được giao, các đơn vị lập Bảng dự toán kinh phí năm, Ban TCKT cân đối việc phân bổ kinh phí [H10.10.2.3] [H10.10.1.7],.

Cuối năm, các đơn vị báo cáo về việc sử dụng kinh phí trong năm [H10.10.3.2]. Để đảm bảo số kinh phí phân bổ được sử dụng có hiệu quả, Học viện tiến hành lập Báo cáo thẩm định tài chính của các đơn vị trực thuộc theo biên bản kiểm tra hàng năm[H10.10.3.3].

Đối với các dự án, khi dự án kết thúc Học viện thực hiện kiểm toán độc lập. Sau đó tiếp nhận và công khai Báo cáo kiểm toán, quyết toán [H10.10.3.4].

Cuối năm, Ban Tài chính Kế toán lập và công khai Bảng cân đối thu chi các nguồn thu hàng năm tại Đại hội Cán bộ viên chức. Ban TCKT báo cáo số liệu thống kê về tỷ lệ kinh phí dành cho các mảng hoạt động khác nhau gồm đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, và các hoạt động khác trong Học viện [H10.10.2.4].

Khoảng 31% giảng viên được khảo sát đồng ý đối với Tỷ lệ nguồn thu phân bổ hợp lý cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học [H2.2.1.9].

2. Điểm mạnh

Xây dựng đầy đủ các văn bản quy định về cơ chế hoạt động, định mức chi tiêu, quản lý và nguyên tắc phân bổ, sử dụng kinh phí đảm bảo sự thống nhất giữa các đơn vị và các hoạt động trong Học viện, công khai, minh bạch trong hoạt động, tính hợp lý phân bổ tài chính.



3. Tồn tại

Tiêu chí phân bổ kinh phí đào tạo theo số lượng sinh viên cho một số ngành/chuyên ngành đào tạo chất lượng cao và tiên tiến chỉ chưa hợp lý do có một số lượng nhỏ sinh viên theo học nhưng nguồn kinh phí đào tạo lớn.



4. Kế hoạch hành động

Chú trọng đầu tư phát triển hơn nữa những ngành tạo ra một lực lượng lao động đang thiếu của xã hội.

Các tiêu chí thẩm định phân bổ kinh phí cần được rõ ràng và công khai cho cán bộ viên chức hiểu rõ.

5. Tự đánh giá: Đạt

Kết luận về Tiêu chuẩn 10

Học viện đã có những giải pháp thực sự hiệu quả trong việc đa dạng hóa các nguồn tài chính và đổi mới quản lý tài chính sao cho tiết kiệm, có hiệu quả. Bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại cần sự thay đổi. Tuy nhiên trong nhiều năm qua, nguồn thu của Học viện tăng dần qua các năm, kết hợp với cơ chế quản lý tài chính hiệu quả góp phần mở rộng quy mô Học viện, tăng thu nhập cho cán bộ viên chức và giảng viên.

Tiêu chí

Đạt

Chưa đạt*

10.1

x




10.2

x




10.3

x




Tổng

3

0

PHẦN IV. KẾT LUẬN

Nhận thức sâu sắc về công tác TĐG chất lượng giáo dục là một hoạt động quan trọng và cần thiết để không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng Học viện, Đảng ủy và Ban Giám đốc Học viện đã triển khai tốt công tác tự đánh giá theo kế hoạch đã đề ra; trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục và Bộ GD&ĐT.



Quá trình tự đánh giá đã tập hợp được tất cả các thành phần trong toàn Học viện cùng tham gia và đóng góp ý kiến từ cấp lãnh đạo, quản lý đến đội ngũ giảng viên, chuyên viên và nhân viên phục vụ. &ĐT. Thông qua quá trình tự đánh giá, Học viện đã đánh giá được hiện trạng về tất cả các mặt từ đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, người học, giảng viên, nhân viên, cơ sở vật chất, công tác tài chính… từ đó xác định được những điểm mạnh, những tồn tại và đề ra được những kế hoạch hành động khắc phục những tồn tại cũng như rút ra được những bài học kinh nghiệm trong công tác điều hành và tổ chức quản lí của Học viện. Đồng thời đây cũng là một dịp để CBVC SV nhận thức hơn về công tác kiểm định chất lượng giáo dục và mục tiêu, sứ mạng của Học viện.


TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ




Mã trường: HVN




Tên trường: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Khối ngành:

Ngày hoàn thành tự đánh giá: 30/12/2015

Các mức đánh giá: Đ: Đạt; C: Chưa đạt; KĐG: Không đánh giá







Tiêu chuẩn 1: Sứ mạng và mục tiêu




Tiêu chuẩn 6: Người học

1.1

Đ

 

 




6.1

Đ

 

 

1.2

Đ

 

 




6.2

Đ

 

 

Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lí




6.3

Đ

 

 

2.1

Đ

 

 




6.4

Đ

 

 

2.2

Đ

 

 




6.5

Đ

 

 

2.3

Đ

 

 




6.6

Đ

 

 

2.4

Đ

 

 




6.7

Đ

 

 

2.5

Đ

 

 




6.8

Đ

 

 

2.6

Đ

 

 




6.9

Đ

 

 

2.7

Đ

 

 




Tiêu chuẩn 7: Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ

Tiêu chuẩn 3: Chương trình đào tạo




7.1

Đ

 

 

3.1

Đ

 

 




7.2

Đ

 

 

3.2

Đ

 

 




7.3

Đ

 

 

3.3

Đ

 

 




7.4

Đ

 

 

3.4

Đ

 

 




7.5

Đ

 

 

3.5

Đ

 

 




7.6

Đ

 

 

3.6

 

C

 




7.7

Đ

 

 

Tiêu chuẩn 4: Hoạt động đào tạo




Tiêu chuẩn 8: Hoạt động hợp tác quốc tế

4.1

Đ

 

 




8.1

Đ

 

 

4.2

Đ

 

 




8.2

Đ

 

 

4.3

Đ

 

 




8.3

Đ

 

 

4.4

Đ

 

 




Tiêu chuẩn 9: Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác.

4.5

Đ

 

 




9.1

Đ

 

 

4.6

Đ

 

 




9.2

Đ

 

 

4.7

 

C

 




9.3

Đ

 

 

Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên và nhân viên




9.4

Đ

 

 

5.1

Đ

 

 




9.5

Đ

 

 

5.2

Đ

 

 




9.6

Đ

 

 

5.3

Đ

 

 




9.7

 

C

 

5.4

Đ

 

 




9.8

Đ

 

 

5.5

Đ

 

 




9.9

Đ

 

 

5.6

Đ

 

 




Tiêu chuẩn 10: Tài chính và quản lí tài chính

5.7

Đ

 

 




10.1

Đ

 

 

5.8

Đ

 

 




10.2

Đ

 

 
















10.3

Đ

 

 

Tổng hợp:

- Số tiêu chuẩn có ít nhất 1 tiêu chí đạt:10; Số tiêu chí đạt: 58 (chiếm 95%);

- Số tiêu chí chưa đạt: 3 (chiếm 5%); Số tiêu chí không đánh giá: 0 (chiếm 0%).




Hà Nội, ngày..... tháng..... năm 20...

GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

PHẦN V. PHỤ LỤC



  1. CƠ SỞ DỮ LIỆU KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Thời điểm báo cáo: tính đến ngày 31/12 /2015

I. Thông tin chung của Học viện

  1. Tên trường (theo quyết định thành lập):

Tiếng Việt: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Tiếng Anh: VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY OF AGRICULTURE



  1. Tên viết tắt của trường: HVN

Tiếng Việt: VNUA

  1. Tên trước đây (nếu có):

- Đại học Nông Lâm (1956 - 1958)

- Học viện Nông Lâm (1958-1963)

- Đại học Nông nghiệp (1963-1967)

- Đại học Nông nghiệp I (1967-2008)

- Đại học Nông nghiệp Hà Nội (từ 2008)

- Học viện Nông nghiệp Việt Nam (từ 2014)



  1. Cơ quan/Bộ chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

  2. Địa chỉ trường: Thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội

6. Thông tin liên hệ: Điện thoại: 048276346 Số fax: 248276554

E-mail: webmaster@vnua.edu.vn Website: http://www.vnua.edu.vn

7. Năm thành lập trường (theo quyết định thành lập): Năm 1965, thành lập theo theo Nghị định số 53/NĐ-NL ngày 12 tháng 10 năm 1956 của Bộ trưởng Bộ Nông Lâm.

8. Thời gian bắt đầu đào tạo khóa I: 1956

9. Thời gian cấp bằng tốt nghiệp cho khoá I: 24/12/1959

10. Loại hình trường đào tạo: Công lập



II. Giới thiệu khái quát về Học viện

11. Khái quát về lịch sử phát triển, tóm tắt thành tích nổi bật của trường: nêu tóm tắt các giai đoạn phát triển, tổng số khoa, ngành, quan hệ hợp tác, thành tích nổi bật

Khi mới thành lập, Học viện có 3 khoa: Nông học, Chăn nuôi Thú y và Lâm học với 4 chuyên ngành đào tạo, đội ngũ cán bộ gồm 27 giáo viên và gần 500 sinh viên. Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, quy mô đào tạo, đội ngũ và cơ sở vật chất của Học viện không ngừng tăng lên. Hiện nay, Học viện đang đào tạo 46 ngành và chuyên ngành đại học, 16 chuyên ngành thạc sĩ, 19 chuyên ngành tiến sĩ. Bên cạnh việc phát huy những ngành truyền thống trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp, Học viện đã phát triển một số ngành mới: Công nghệ thực phẩm, Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan, Điện khí hóa nông thôn; Công nghệ sinh học, Công nghệ thông tin, Nuôi trồng thuỷ sản, Quản trị kinh doanh, Kinh tế, Xã hội học nông thôn, Khuyến nông và phát triển nông thôn. Từ năm học 2006-2007, Học viện được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo đại học Chương trình tiên tiến ngành Khoa học cây trồng hợp tác với Đại học California Davis (Hoa Kỳ), Chương trình tiên tiến Quản trị kinh doanh hợp tác với Đại học Wisconsin (Hoa Kỳ); hợp tác với Đại học Wanigen (Hà Lan) đào tạo chuyên ngành Rau hoa quả và cảnh quan; hợp tác với Đại học Liege (Bỉ) đào tạo cao học ngành Xã hội học nông thôn. Học viện có quan hệ hợp tác với hơn 80 trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế ở các nước trên thế giới.

Tính đến tháng 9/2011, Học viện đã đào tạo cho đất nước 62.839 kỹ sư và cử nhân; 3.370 thạc sĩ và 332 tiến sĩ, nhiều cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp và kỹ thuật viên. Học viện cũng đào tạo cho các nước CHDCND Lào, Vương quốc Campuchia, CHDCND Trung Hoa hàng trăm kỹ sư, Bác sĩ thú y; 11 tiến sĩ, 27 thạc sĩ. Học viện đã liên kết đào tạo với hơn 40 tỉnh, thành phố, đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho địa phương. Các nhà khoa học của Học viện đã thực hiện hàng trăm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ, cấp Tỉnh…, đề xuất nhiều tiến bộ kỹ thuật, các mô hình sản xuất và quản lý mới, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Đưa vào sản xuất nhiều giống lúa: Việt lai 20, Bắc thơm 7, Bắc ưu 253, lúa lai TH 3-3, 4 tổ hợp lúa lai 2 dòng,…, đã chọn tạo 5 giống đậu phẩm chất tốt, 4 giống cà chua xuân hè: MV1, HT7, HT9, HT14 chịu nhiệt…Đã có hơn 766 công trình khoa học của sinh viên tham dự và đoạt các giải sinh viên nghiên cứu khoa học của Bộ GD&ĐT, giải VIFOTEX do Hội liên hiệp KHKT Việt Nam tổ chức. Nhiều năm được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ NN và PTNT tặng Bằng khen về thành tích nghiên cứu khoa học.

Bằng sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của nhiều thế hệ thầy và trò, Học viện đã khẳng định vị trí là một trong 16 trường trọng điểm quốc gia, một trung tâm khoa học công nghệ có uy tín của đất nước. Học viện đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận và trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba; Huân chương độc lập hạng nhất, nhì, ba; Huân chương Hồ Chí Minh, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới và nhiều huân, huy chương của Nhà nước, bằng khen của các Bộ ngành, các địa phương và nước ngoài trao tặng.

Qua 55 năm xây dựng và phát triển, Học viện Nông nghiệp Việt Nam quyết tâm xây dựng Học viện xứng đáng là trường đa ngành có chất lượng cao về đào tạo và nghiên cứu khoa học, từng bước phấn đấu đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới.



12. Cơ cấu tổ chức hành chính của nhà trường (vẽ sơ đồ mô tả tổ chức hành chính của nhà trường).

Каталог: vie -> userfiles -> file -> thongbao
thongbao -> Ngày Quốc tế Lao động ở một số nước trên thế giới Tại Đức
thongbao -> Danh mục tài sản năM 2011 CŨ, HƯ HỎng không còn sử DỤng đƯỢc của cáC ĐƠn vị trong trưỜng đỀ nghị thanh lý
thongbao -> Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-cp ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
thongbao -> BỘ NÔng nghiệp và phát triểNNÔng thôN
thongbao -> Tự do Hạnh phúc Số: /bc-nnh hà Nội, ngày tháng 11 năm 2011 “Dự thảo”
thongbao -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam ban chqs huyện gia lâM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
thongbao -> HÌnh thứC ĐÀo tạo trong nưỚc I. Điều kiện và hồ sơ đăng ký theo Đề án 911 đào tạo trong nước

tải về 4.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương