HỌc viện báo chí VÀ tuyên truyềN



tải về 9.07 Mb.
trang6/21
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích9.07 Mb.
#33521
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

Nguồn: APA, năm 2010 – 2016

*Thị trường ORF:

- Thị trường: ORF là đài công. Phục vụ toàn bộ thị trường CH Áo và cộng đồng các nước nói tiếng Đức tại châu Âu và thế giới.



- Cấu trúc: Gồm ORF eins, ORF2, ORFIII (văn hóa và thông tin), ORF thể thao (ORFSport+) (4 kênh truyền hình quốc gia); 3sat, ARTE, alpha-Österreich (3 kênh truyền hình hợp tác quốc tế); Ö1, Ö3, FM4 (3 kênh phát thanh quốc gia); 9 trường quay và VPĐD khu vực tại Áo; 5 Tổ chức tình nguyện ORF; 25 Chương trình ứng dụng dịch vụ thông tin, giải trí, văn hóa, thể thao (Apps, TVthek, TELETEXT, Flimmit, ORF.at); 1 Nhà văn hóa ORF; 1 Dàn nhạc giao hưởng Wien [203, tr.6-7]; 1 Tạp chí; 1 trường đào tạo nghiệp vụ; 26 VPĐD thường trú trên thế giới; Sở hữu APA; ORF.at, News.ORF.at/internet [153].

- Hình thức thị trường: Thị trường đại chúng (mass market); thị trường ngách (niche market) trên toàn lãnh thổ nước Áo, cộng đồng nói tiếng Đức ở châu Âu, thế giới.



- Phân khúc thị trường:

(1) Thị trường truyền hình và phát thanh tại Áo và EU (thuê bao): Chiếm 37% thị phần/thị trường truyền hình, 75% thị trường phát thanh tại Áo (năm 2015)(đứng thứ nhất tại thị trường phát thanh, truyền hình tại Áo); chiếm 35% thị phần/thị trường truyền hình tại EU (trong đó, cộng đồng thiểu số nói tiếng Đức đóng vai trò quan trọng) (đứng thứ 5 trên thị trường phát thanh và truyền hình công tại EU).

(2) Thị trường internet: ORF.at, News ORF.at/internet (hoạt động từ 1990) đứng top 10 về số lượng người truy cập các trang web phát thanh và truyền hình ở châu Âu [203, tr.6-7] [153].



(3) Thị trường tạp chí: 12 số/năm (không đáng kể).

(4) Thị trường quảng cáo, tiếp thị: Các doanh nghiệp, công ty, tổ chức... (doanh thu đạt 207,5 triệu Euro/2015/16) [203, tr.7].



(5) Thị trường công chúng trực tiếp: Xem các chương trình, sự kiện tại Nhà văn hóa và xem các buổi hòa nhạc của Dàn nhạc giao hưởng Wien.

Đặc biệt, Luật ORF (Liên bang) quy định ORF không được sản xuất, phát sóng các chương trình bóng đá EU cup, World cup... vì phải chia sẻ thị trường thể thao với các đối thủ truyền hình (trả tiền) tại Áo.

- Hình thức kinh doanh: Từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp (B2B), từ doanh nghiệp đến khách hàng (B2C) (nhưng ORF là Đài công, hoạt động vì 5 giá trị công) (phi lợi nhuận) [PVS, trường hợp 1.3, nam (2), Giám đốc/Quản lý Ban Giá trị công, đơn vị 3. Phụ lục 1, tr.1-8].

- Sản phẩm: Gồm sản phẩm truyền hình, phát thanh, các sản phẩm/dịch vụ (phim, ảnh...) kỹ thuật số/trực truyến, tạp chí, các sản phẩm văn hóa trực tiếp (tại Nhà văn hóa và các buổi hòa nhạc của Dàn nhạc giao hưởng Wien).



- Slogan: “ORF là chúng ta” (tạm dịch) (ORF. WIE WIR)

- Cơ cấu doanh thu: Thu từ bán hàng 64% (khách hàng thuê bao), quảng cáo 23%, thu khác 13 % [203, tr.7] [x.thêm Phụ lục 5B, tr.75-78] [PVS, trường hợp 1.3, nam (2), Giám đốc/Quản lý Ban Giá trị công, đơn vị 3. Phụ lục 1, tr.1-8]. (Mô hình 2.4):

Mô hình 2.4: Tỷ lệ doanh thu ORF



Nguồn: ORF năm 2015/16

2.3. Nhận diện công chúng thị trường Wiener Zeitung (đơn vị tham chiếu APA, ORF)



2.3.1. Công chúng thị trường Wiener Zeitung

* Sự phát triển công chúng báo WZ:



Ngay từ khi WZ xuất bản số đầu tiên (ngày 8 tháng 8 năm 1703). Nó được bán với giá 7 Kreuzer/tờ báo (đơn vị tiền tệ Áo) (bằng một bữa ăn trưa thịnh soạn tại thời điểm bấy giờ). Công chúng của WZ là các độc giả/CCTT (cá nhân) và các doanh nghiệp quảng cáo. Lúc đầu, WZ thuộc sở hữu tư nhân, sau này chuyển sang thuộc sở hữu của triều đình => thuộc sở hữu của chính phủ => thuộc sở hữu nhà nước. Tuy nhiên, chính phủ, các cơ quan công quyền, nhà nước đều là đối tác/khách hàng/CCTT, bình đẳng như các đối tượng CCTT khác của WZ. Ngày nay, mặc dù WZ thuộc sở hữu nhà nước nhưng phải hoàn toàn tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động nghiệp vụ và sản xuất, kinh doanh.

Căn cứ vào lịch sử phát triển của WZ, luận án tóm tắt quá trình hình thành và phát triển công chúng khách hàng/CCTT báo WZ, theo sơ đồ sau [168] [PVS, trường hợp 1.1, nam, Viện trưởng, kiêm Giám đốc Marketing và truyền thông, đơn vị 1. Phụ lục 1, tr.1-8] [x.thêm Phụ lục 5A, tr.66-74] (Mô hình 2.5):


Mô hình 2.5: Lịch sử phát triển công chúng báo Wiener Zeitung

Nguồn: Báo Wiener Zeitung, năm 2010-2016

* Khái niệm:

Các chuyên gia WZ quan niệm “không có cái gọi là công chúng báo chí chung chung hay công chúng báo chí miễn phí (bao cấp), chỉ có loại công chúng/khách hàng trực tiếp hoặc gián tiếp mua và sử dụng các dịch vụ - sản phẩm của báo, đem lại doanh thu, lợi nhuận, “nuôi sống” tòa soạn, được gọi là công chúng thị trường” [87, tr.70]. CCTT tiếng Anh là (Market) Audience, tiếng Đức là (Markt) Publikum. Đây chính là nền tảng hình thành khái niệm CCTT báo WZ, như sau:

Công chúng thị trường/khách hàng là những người trực tiếp hoặc gián tiếp, trả tiền mua thông tin/sản phẩm/dịch vụ của tờ báo, đem lại doanh thu, lợi nhuận và danh tiếng... cho tờ báo[PVS, trường hợp 1.1, nam, Viện trưởng, kiêm Giám đốc Marketing và truyền thông, đơn vị 1. Phụ lục 1, tr.3].

* Đặc điểm:

Theo số liệu WZ (2015), CCTT: gồm 60% nam, 40% nữ (47% trong độ tuổi 16-50 tuổi; 71% giới trí thức; 82% giới chính trị, quản lý, lãnh đạo, nhân viên... có thu nhập cao, có nhu cầu sử dụng các tin tức giá trị trên WZ - đây là nhóm CCTT mục tiêu của WZ) [168]. Theo cuộc điều tra của Viện nghiên cứu xã hội học thực nghiệm Áo (IFES) (năm 2010): “38,0% độc giả là các nhà quản lý, giám đốc các công ty, các tập đoàn lớn; 24,5% độc giả là các nhà quản lý, giám đốc các công ty nhỏ; 28,0% độc giả là các nhà quản lý, giám đốc các bộ phận; 9,5% còn lại là nhóm độc giả khác”. Đặc biệt IFES còn đưa ra thông tin về khả năng và mức độ độc lập, quyền tự quyết của các nhóm độc giả, khi quyết định đặt báo, đăng tải thông tin trên Chuyên mục Công báo và đăng quảng cáo trên WZ là: “53,7 % độc giả là lãnh đạo các công ty, các cơ quan công quyền của Chính phủ, có khả năng độc lập quyết định; 24,7% độc giả là lãnh đạo các công ty, cơ quan, phải thảo luận với những người khác; 21,6 %, còn lại là nhóm độc giả khác” [197]. Theo các chuyên gia cơ cấu các nhóm CCTT WZ trên đây ít có sự biến đổi.

Như vậy, đặc điểm CCTT báo WZ: là những người có trình độ tri thức, học vấn cao, những người có địa vị, nghề nghiệp ổn định, có thu nhập cao, có quyền ra quyết định và có ảnh hưởng trong xã hội, chủ yếu nằm trong độ tuổi lao động và một phần trong độ tuổi nghỉ hưu. Các nhóm CCTT cụ thể: công chúng đọc báo in, công chúng đọc tạp chí, công chúng đọc báo điện tử, công chúng đọc E-paper, công chúng đọc báo trên các thiết bị di động và giải pháp điện tử/nền tảng kỹ thuật số.

* Các nhóm CCTT:

Gồm: CCTT số 1 (pháp nhân), CCTT số 2 (cá nhân):



- Công chúng thị trường số 1 (CCTT số 1): Là các công ty, tập đoàn, doanh nghiệp, hệ thống các cơ quan công quyền, chính phủ, có nhu cầu đăng kí, đăng tải các thông tin trên chuyên mục Amtsblatt (Công báo) (tạm dịch) và đăng quảng cáo trên các ấn phẩm (báo in, báo điện tử, báo thiết bị di động, nền tảng kỹ thuật số của WZ) phải trả phí dịch vụ. Đồng thời, họ là đối tượng đọc báo, đặt báo dài hạn (trả phí đặt báo hàng năm).

Nhu cầu của nhóm CCTT số 1, vừa cung cấp thông tin, vừa tìm kiếm thông tin trên chính chuyên mục Amtsblatt. Số chuyên trang này thường giao động từ 40 - trên 100 trang (chiếm 70% diện tích)/1 số báo, tùy thuộc vào sự thay đổi thông tin của các đơn vị. WZ là tờ báo duy nhất ở Áo được độc quyền chuyên mục Amtsblatt của Áo và khu vực 27 nước thuộc khối Liên minh châu Âu. Mọi sự thay đổi dù lớn, nhỏ của các công ty, doanh nghiệp, các cơ quan công quyền đều được cập nhật thường xuyên trên trang này. Amtsblatt là lý do chính tạo nên đối tượng CCTT số 1 - công chúng đặc biệt - riêng có của WZ (thị trường ngách). Đây cũng là lý do cơ bản để xuất bản và tồn tại WZ. Vậy, câu hỏi đặt ra là: WZ được độc quyền chuyên mục Amtsblatt (Công báo) (tạm dịch) như vậy, liệu có phải là hình thức nhà nước đã gián tiếp hỗ trợ kinh phí cho WZ ?”. Câu trả lời là “ không”. Bởi vì, khi phân tích lịch sử công chúng WZ, chúng tôi nhận thấy đối tượng công chúng đăng tải thông tin trên chuyên mục này (hoặc đặt báo dài hạn) đều phải trả phí như các đối tượng công chúng khách hàng/CCTT khác của WZ. WZ được chọn để xuất bản chuyên mục Amtsblatt, là do uy tín lịch sử của nó.



- Công chúng thị trường số 2 (CCTT số 2): Là các cá nhân, khách hàng đặt báo dài hạn (trả tiền hàng năm đối với báo in, thuê bao hàng tháng đối với báo thiết bị di động), khách hàng đọc báo vãng lai (thỉnh thoảng đọc), nhóm khách hàng chung tiền đặt báo (hàng tháng).

Nhóm CCTT số 2, ngoài việc mua báo - mua thông tin (trả tiền), họ thường xuyên nhận được các giá trị gia tăng từ các chương trình khuyến mại, chăm sóc khách hàng của cả 4 thị trường WZ Group. Các nhóm CCTT số 2 gồm: nhóm từ 12 đến 19 tuổi; từ 20 - 29 tuổi; trên 50 tuổi. Theo nghiên cứu của IFES/2010, WZ đang để trống thị trường, từ 20 - 29 tuổi (CCTT “có byte trong máu”). Vì vậy, t năm 2010 đến nay, WZ đã liên tiếp đưa ra các chiến lược, giải pháp để “thâm nhập” phân khúc thị trường này [168] [PVS, trường hợp 1.1, nam, Viện trưởng, kiêm Giám đốc Marketing và truyền thông, đơn vị 1. Phụ lục 1, tr.1-8].



2.3.2. Công chúng thị trường APA, ORF

* Công chúng thị trường/khách hàng APA: Khách hàng là các công ty/cơ quan phương tiện truyền thông của Áo, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức chính phủ, các đảng phái chính trị... Về cơ bản, tất cả các đơn vị chuyên nghiệp cần dịch vụ thông tin chất lượng cao đều có thể là khách hàng của chúng tôi [PVS, trường hợp 1.2, nam, Chuyên gia tư vấn/Trợ lý CEO, đơn vị 2. Phụ lục 1, tr.3]. Như vậy, khách hàng của APA là tất cả các đơn vị có tư cách pháp nhân, thuộc hai khu vực truyền thôngphi truyền thông. APA không có khách hàng cá nhân [181, tr.3a].

* Công chúng thị trường ORF: Gồm cả đối tượng pháp nhân và cá nhân, trong đó: CCTT pháp nhân, là các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn, hệ thống các cơ quan công quyền, chính phủ, các đảng phái, tổ chức, các đối tác... sử dụng thuê bao và dịch vụ quảng cáo, tiếp thị, hoặc đặt hàng, phối hợp sản xuất chương trình...; CCTT cá nhân, là các hộ gia đình, cá nhân thuê bao hoặc công chúng trực tiếp đến Nhà văn hóa và tham dự các buổi hòa nhạc. CCTT (pháp nhân và cá nhân) của ORF, được phân bổ trên toàn lãnh thổ Áo, cộng đồng nói tiếng Đức tại EU, thế giới.

- Phân loại CCTT ORF:

(1) CCTT ORF thuê bao: Gồm có, Thuê bao truyền hình: 3.578.000 hộ gia đình, công ty, cá nhân (chiếm 37% thị trường Áo. Trong đó 92% công chúng trẻ từ 14 - 29 tuổi) [203, tr.7]; Đọc dịch vụ Teletex (văn bản trên đài truyền hình) 2,2 triệu lượt người/tuần [92]; Thuê bao nghe đài: 5000.000 hộ gia đình, công ty, cá nhân (chiếm 75% thị trường Áo) [203, tr.7]; Truy cập internet: ORF.at, News ORF.at (hoạt động từ 1990) top 10 số lượng người truy cập các trang web phát thanh và truyền hình ở châu Âu; Tạp chí: 12 số/năm (số lượng công chúng không đáng kể). CCTT (thuê bao) ORF là các đối tượng phải trả phí thuê bao 52cent/1 ngày và 23.30 Euro/1 tháng (trong đó, ORF chủ quản thu 67%/tương đương 15,76 Euro, còn lại 33% trả cho các studio VPĐD các tiểu bang) [204].

(2) CCTT quảng cáo và tiếp thị: Doanh thu 207,5 Euro (2015 và 2016).

(3) CCTT đối tác: Phối hợp, hợp tác sản xuất, bán và mua các chương trình (972 sản phẩm/dịch vụ, 812 hợp đồng hợp tác, 348 khách hàng).

(4) CCTT Nhà văn hóa (trực tiếp): Trực tiếp xem các chương trình tại Nhà văn hóa và các buổi hòa nhạc của Dàn nhạc giao hưởng Wien (biểu diễn tại Áo và các nước trên thế giới) (332 sự kiện và chương trình văn hóa, nghệ thuật tại Nhà văn hóa. Dàn nhạc giao hưởng Wien biểu diễn 65 buổi hòa nhạc tại 22 địa điểm tại Áo và trên thế giới) [203, tr.27-29] [PVS, trường hợp 1.3, nam (2), Giám đốc/Quản lý Ban Giá trị công, đơn vị 3. Phụ lục 1, tr.1-8].

2.3.3. Vấn đề đặt ra của Wiener Zeitung, APA, ORF

Để tiện so sánh và theo dõi cho việc nghiên cứu, luận án phân tích gộp các vấn đề đặt ra của WZ, APA, ORF thành bảng như sau (Xem bảng 2.2) (Nhìn rộng ra đây cũng chính là những thách thức chung của các cơ quan BC-TT):

Bảng 2.2. Vấn đề đặt ra của WZ, APA, ORF



Wiener Zeitung

APA

ORF

Thách thức tương lai của WZ: Môi trường thực tế ảo (Virtual reality); Sự gia tăng của các sản phẩm videos; Kết thúc thời kỳ của báo in; Tìm kiếm mô hình doanh thu mới (bán nội dung trên báo điện tử, báo thiết bị di động/nền tảng kỹ thuật số); Xây dựng nền tảng nâng cao năng lực truyền thông (trong kỉ nguyên số); Nền tảng học tập (E-learning platform) [168]

[Phụ lục 5A, tr.66-74].




Thách thức tương lai của APA: Các tờ báo từ Đức tràn sang; Sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ; Phải cung cấp sản phẩm, dịch vụ /tin tức đáp ứng cả hai đối tượng khách hàng - thế hệ sành điệu công nghệ và thế hệ không thích tiếp nhận thông tin qua thiết bị công nghệ mới; Sự sụt giảm doanh thu nghiêm trọng của các cổ đông (APA) báo in. [187, tr.2] [Phụ lục 5B, tr.75-78].

Thách thức tương lai của ORF: Sự thay đổi hành vi tiêu dùng của công chúng, khách hàng (hành vi tiêu dùng mới); Xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới; Thay đổi, kiện toàn cơ cấu nhân sự (cắt giảm nhân sự cũ, tuyển mới nhân sự công nghệ số); Công nghệ mới [215]; Đổi mới thiết bị công nghệ; Đối mặt với xu hướng hợp nhất ngày càng lớn của các tập đoàn báo chí - truyền thông trên thế giới; Xu hướng truyền thông hội tụ; Các hình thức truyền thông mới; Các doanh nghiệp, đơn vị, cắt giảm đơn hàng quảng cáo, tài trợ trên truyền hình công [153] [Phụ lục 5B, tr.75-78].

Nguồn: WZ, APA, ORF (2015/2016)

* Tiểu kết



Chương 2, luận án trình bày ba vấn đề cơ bản: Cơ sở khoa học; Cơ sở thực tế; Nhận diện CCTT WZ (tham chiếu APA, ORF) và những vấn đề đặt ra của 3 đơn vị này. Đây là chương cơ sở công cụ/chỉ báo/chỉ dấu cơ bản, quan trọng... để luận án tiến hành phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh, phân tích các nhóm chiến lược và giải pháp phát triển CCTT báo WZ, APA, ORF. Đặc biệt, luận án đã áp dụng Bản vẽ mô hình kinh doanh của Alexander Osterwalder, phân tích chín trụ cột của WZ, APA, ORF, nhằm khái quát mô hình hoạt động kinh doanhcách thức tạo giá trị cho CCTT/khách hàng của các đơn vị. Phân tích cơ bản này nhằm hỗ trợ luận án tiến hành nghiên cứu chương 3, chương 4 (tiếp theo).

Phần nhận diện thị trường, CCTT báo WZ, APA, ORF (trên đây) cho thấy: nếu xét trên bình diện kinh tế học thì CCTT/khách hàng của ba đơn vị này có tính chất giống nhau, nhưng khi xét trên bình diện báo chí học, tâm lý học, xã hội học thì CCTT/khách hàng của ba đơn vị này có những nét đặc trưng cơ bản khác nhau. Đây là các chỉ báo quan trọng để luận án tiến hành phân tích riêng biệt các nhóm chiến lược và giải pháp phát triển CCTT/khách hàng của WZ, APA, ORF (chương 3).

Hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa truyền thông, xu hướng phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, thời kỳ kỷ nguyên s đã phá vỡ môi trường truyền thông truyền thống, dẫn đến sự xuất hiện nhiều loại hình truyền thông mới... Đây vừa là điều kiện thuận lợi, vừa là thách thức đối với WZ, APA, ORF nói riêng, ngành BC-TT nói chung. Đặc biệt, đây cũng là thời điểm mang tính bước ngoặt lịch sử của WZ. WZ được các nhà nghiên cứu truyền thông xác nhận là tờ báo lâu đời nhất thế giới còn hoạt động, là biểu tượng văn hóa của nhân dân Áo. Vậy trong kỉ nguyên số, WZ có thể tồn tại, “trẻ hóa” được hay không? WZ sẽ thực hiện, điều chỉnh các chính sách truyền thông như thế nào? WZ sẽ đặc biệt trú trọng nhóm chiến lược, giải pháp phát triển CCTT nào? Các nhóm chiến lược, giải pháp đó có gì đặc biệt so với đơn vị tham chiếu APA, ORF.... Đó là những vấn đề mà luận án sẽ phân tích ở chương 3, tiếp theo.

Chương 3

THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG CHÚNG THỊ TRƯỜNG BÁO WIENER ZEITUNG

Luận án tiến hành nghiên cứu chương này dựa trên các nguồn dữ liệu của WZ, APA, ORF cung cấp và cho phép sử dụng, theo sự đồng ý của các chuyên gia cố vấn/tư vấn kỹ thuật: TS.Wolfgang Renner (WZ) (chuyên gia kỹ thuật chính của luận án) [168], nguyên TGĐ (CEO) TS.Wolfgang Vyslozil, Trợ lý CEO Sonntag Bernhard, Nistelberger Peter (APA) [120] [180] [181] [187], Giám đốc/Quản lý Ban Giá trị Công TS.Klaus Unterberger, Konrad Mitschka (ORF) [153]. Sau đó, tác giả kết hợp với các nguồn tài liệu tự tìm hiểu/đối chiếu/so sánh và tiến hành nghiên cứu/phân tích hoàn toàn độc lập, để rút ra các kết luận/kinh nghiệm và đề xuất khung lý thuyết mới cho vấn đề nghiên cứu.

3.1. Một số nhóm chiến lược và giải pháp phát triển công chúng thị trường báo Wiener Zeitung

Như luận án đã đề cập ở chương 1, 2, thời kỳ Kỷ nguyên số/truyền thông mới đã và đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho ngành BC-TT thế giới nói chung, cho WZ (APA, ORF) (Cộng hòa Áo) và Việt Nam nói riêng. Thị trường kinh doanh BC-TT ngày càng trở lên khốc liệt, các doanh nghiệp/tập đoàn BC-TT muốn tồn tại phải liên tục: nghiên cứu sáng tạo/đa dạng hóa/gia tăng giá trị cho các sản phẩm/dịch vụ/chương trình mới; phát triển các loại hình mới/đa nền tảng; xây dựng/cải tiến các nhóm chiến lược, giải pháp ngày càng độc đáo, xuất sắc (so bản thân và đối thủ); đầu tư/cập nhật các thiết bị công nghệ mới; mở rộng hợp tác/liên kết/liên doanh với các đối tác/đối thủ/CCTT/khách hàng...

Từ góc độ quan sát và nghiên cứu của mình tác giả nhận thấy, trên thực tế, các doanh nghiệp/tập đoàn kinh doanh BC-TT (hoặc các đơn vị kinh doanh thông thường) thường xây dựng rất nhiều nhóm chiến lược, giải pháp phát triển CCTT/khách hàng, nhưng tựu chung đều xoay quanh một số nhóm chính yếu như sản phẩm, công chúng, thị trường... Vì vậy, sau khi nghiên cứu các công trình thuộc hai hệ thống lý thuyết liên ngành giữa báo chí học và kinh tế học (chương 1); nghiên cứu vấn đề xây dựng chiến lược và giải pháp phát triển CCTT báo WZ (chương 2); nghiên cứu thí nghiệm hiện trường - khảo sát thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng xây dựng chiến lược, giải pháp phát triển CCTT báo WZ (APA, ORF); quan sát thực tế thị trường BC-TT thông Áo, Việt Nam, quốc tế; dựa vào kết quả PVS nhóm 1, nhóm 2: “nghiên cứu, xây dựng chiến lược và giải pháp phát triển CCTT/khách hàng là khâu quan trọng nhất, trong hoạt động kinh doanh của đơn vị/doanh nghiệp BC-TT”; dựa trên các cuộc thảo luận, tọa đàm nhóm liên quan đến đề tài nghiên cứu... [x.thêm Phụ lục 1,2,3A,3B,4,5A,5B,6,7], tác giả, đề xuất năm nhóm Chiến lược và giải pháp phát triển CCTT BC-TT (five groups of strategies and solution for develop the market audience of media), trụ cột, sử dụng cho nghiên cứu luận án, đó là:

(1) Nhóm Chiến lược và giải pháp Sản phẩm/Dịch vụ (Strategies and Solution groups for Product/Service).

(2) Nhóm Chiến lược và giải pháp Công chúng (Strategies and Solution groups for Audience).

(3) Nhóm Chiến lược và giải pháp Thị trường (Strategies and Solution groups for Market).

(4) Nhóm Chiến lược và giải pháp Thương hiệu (Strategies and Solution groups for Brand/trademark).



(5) Nhóm Chiến lược và giải pháp Chính sách Đối nội và Đối ngoại (Strategies and Solutions groups for Internal and External Policy).

Mục đích xây dựng, hoạch định năm nhóm chiến lược và giải pháp, trụ cột này nhằm duy trì/tìm kiếm và phát triển các nhóm đối tượng CCTT/khách hàng => tăng doanh thu, lợi nhuận, thương hiệu/danh tiếng/giá trị công cho các đơn vị/doanh nghiệp BC-TT (hoặc kinh doanh thông thường). Năm nhóm chiến lược, giải pháp này được cụ thể hóa bằng các chiến thuật, chiến dịch giải pháp: sản xuất đa dạng/đa nền tảng các loại sản phẩm/dịch vụ/chương trình BC-TT; tiếp thị bán hàng/chăm sóc/giữ chân CCTT/khách hàng (dài hạn), tìm kiếm công chúng mới/công chúng thử nghiệm/công chúng của đối tác/đối thủ; mở rộng thị phần/thị trường cho sản phẩm và thị trường cho các doanh nghiệp quảng cáo; tìm kiếm thị trường/thị phần mới; gia tăng các giá trị công (đơn vị đặc thù); gia tăng giá trị thương hiệu; cân bằng việc tối đa hóa lợi nhuận với việc tối đa hóa các giá trị công trong môi trường toàn cầu hóa truyền thông...

Theo lý thuyết của Philip Kotler, WZ GmbH thuộc loại công ty thứ nhất: “Khiến mọi điều xảy ra” [168]. Giai đoạn hiện nay, WZ đề ra một số nhiệm vụ cấp bách, đó là: Thứ nhất, phải xây dựng đội ngũ nhân lực tốt nhất, WZ phải tuyển chọn, đào tạo, nâng cao chất lượng cho Đội ngũ nhà báo, Đội ngũ sáng tạo chiến lược, giải pháp, Đội ngũ thực hiện chiến lược, giải pháp, Đội ngũ họa sĩ thiết kế, Đội ngũ nhân viên tiếp thị, truyền thông (am tường thị trường quảng cáo). Đặc biệt, phải tuyển chọn đội ngũ những nhà báo, họa sĩ, nhân viên tiếp thị, truyền thông thế hệ Thiên niên kỷ - thế hệ internet (có “byte trong máu”); Thứ hai, phải có sản phẩm tốt nhất, xây dựng nội dung, giao diện, hình thức, phù hợp trên cả sáu kênh bán hàng (sản phẩm/dịch vụ), báo in, tạp chí, E-paper, báo điện tử, báo trên các thiết bị di động/iPad, iPhone, Android/hệ điều hành khác, các giải pháp điện tử/nền tảng kỹ thuật số. Thậm chí, WZ phải tiếp tục đi đầu trong việc khám phá những kênh sản phẩm mới trong tương lai. Ngoài ra, WZ phải sản xuất và cung cấp những sản phẩm dịch vụ giáo dục/các nghiên cứu khoa học, hữu ích, phục vụ (bán) trên kênh Học viện WZ và trường Đại học WZ; Thứ ba, phải thu phí thuê bao (nội dung), phí quảng cáo trên cả sáu kênh bán hàng và kênh sản phẩm nghiên cứu giáo dục. Hiện tại, CCTT vẫn được sử dụng miễn phí báo điện tử và một số sản phẩm/dịch vụ gia tăng khác của WZ; Thứ tư, phải xây dựng các chiến lược, giải pháp xuất sắc nhằm tìm kiếm/mở rộng và phát triển sản phẩm, CCTT, thị phần/thị trường, đơn hàng quảng cáo, thương hiệu, uy tín của WZ [x.thêm Phụ lục 1, tr.1-8] [x.thêm Phụ lục 5B, tr.75-78]. Để “thể chế hóa” các nhiệm vụ này, hàng năm, ban lãnh đạo WZ Group, căn cứ vào: các cuộc nghiên cứu, điều tra CCTT, thị trường (WZ thuê ngoài đơn vị điều tra độc lập), kết quả nghiên cứu của các công trình liên quan (do các đơn vị nghiên cứu độc lập nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn hoạt động kinh doanh của WZ, thị trường BC-TT Áo, EU, quốc tế), xu hướng phát triển của thị trường BC-TT quốc tế... tiến hành xây dựng/điều chỉnh/bổ sung tổng thể các nhóm chiến lược giải pháp của WZ Group.

Sau đây, luận án chọn phân tích 11 chiến lược và giải pháp tiêu biểu thuộc năm nhóm Chiến lược và giải pháp phát triển CCTT báo WZ (từ 2010 - 2016) [168] [PVS, trường hợp 1.1, nam, Viện trưởng, kiêm Giám đốc Marketing và truyền thông, đơn vị 1. Phụ lục 1, tr.1-8] (Bảng 3.1):

Bảng 3.1: Các nhóm chiến lược và giải pháp phát triển công chúng thị trường báo Wiener Zeitung (2010 - 2016)



TT

Tên nhóm

Nội dung

Mục đích

1

Sản phẩm/

dịch vụ

(Product/ Service)



(1) Nâng cao chất lượng nội dung (thực hiện nội dung chất lượng cao), hình thức, thiết kế, cách thể hiện, báo chí mang tính xây dựng phong phú, đa dạng các sản phẩm trên sáu kênh sản phẩm/dịch vụ (kênh bán hàng): báo in, tạp chí, E-paper, báo điện tử, báo trên các thiết bị di động/ iPad, iPhone, Android, Nền tảng kỹ thuật số/Các giải pháp điện tử.

(2) Đầu tư đổi mới công nghệ, sáng tạo, đa dạng sản phẩm/dịch vụ mới, gia tăng giá trị sản phẩm/dịch vụ.

(3) Xuất bản theo đơn đặt hàng: cho các nhóm CCTT trên thế giới (sách, tạp chí, tập san, chuyên đề… theo các lĩnh vực, chuyên ngành).

(4) Xây dựng các dự án, sản xuất các thiết bị điện tử và nội dung trò chơi điện tử - các sáng tạo khoa học công nghệ, ứng dụng trong ngành giáo dục - đào tạo (cho học sinh, sinh viên).

(5) Cung cấp các giải pháp điện tử (rất quan trọng).

(6) Xây dựng dự án “Easy language” (ngôn ngữ dễ đọc).

- Nhằm cải tiến, đổi mới công nghệ, sáng tạo sản phẩm mới; giữ chân CCTT; gia tăng số lượng phát hành báo in, số lượng truy cập (báo điện tử), thuê bao/báo trên các thiết bị di động; tìm kiếm công chúng mới; mở rộng thị phần/tăng đơn hàng quảng cáo.

- Phối hợp với các đối tượng công chúng trẻ - học sinh, sinh viên trong các trường đại học của Áo, châu Âu, sản xuất và phát triển các chương trình trò chơi điện tử, các chương trình sáng tạo khoa học công nghệ nhằm ứng dụng cho công việc học tập.



- Mở rộng thị phần cho nhóm CCTT số 1. Gia tăng dịch vụ, khuyến mại cho nhóm CCTT số 2 (lấy kinh phí hỗ trợ báo in).

- Tăng cường giải pháp điện tử cho: sự minh bạch, Công báo, Mua bán trực tuyến, Chính phủ mở.



2

Công chúng

(Audience)


(7) Xây dựng, sáng tạo các chiến lược, giải pháp marketing, tiếp thị, bán hàng (bao gồm cả ba chiến lược, giải pháp: Quảng cáo bằng hình ảnh; Quảng cáo bằng sản phẩm; Ứng dụng chương trình đọc báo trên các thiết bị di động/nền tảng kỹ thuật số (E-paper, iPad, iPhone, Android/hệ điều hành khác) (từ năm 2010).

- Giữ chân CCTT (sẵn có); tìm kiếm công chúng mới (công chúng của các đối tác, đối thủ); đặc biệt, tìm kiếm công chúng Thiên niên kỷ “có byte trong máu”.

3

Thị trường

(Market)


(8) Tìm kiếm, củng cố, duy trì và gia tăng thị phần trên thị trường ngách - thị trường chủ chốt (thị trường cá nhân, thị trường cao cấp), và thị trường đại chúng (là thị trường thứ cấp của WZ).

- Xuất bản các tạp chí, chuyên san, chuyên ngành, phục vụ các nhóm CCTT khác nhau (thị trường ngách); Đa dạng hóa sản phẩm/dịch vụ phục vụ thị trường đại chúng và thị trường hỗn hợp.

4

Thương hiệu

(Brand/

Trademark)

(9) Phối hợp tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, các hoạt động quan hệ công chúng trên thế giới.


- Hàng năm WZ phối hợp với Liên minh châu Âu, và các đơn vị, doanh nghiệp, trường đại học, tổ chức nghiên cứu khoa học... tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, các hoạt động quan hệ công chúng, trên toàn thế giới. Các hoạt động đó nhằm: Cung cấp các giá trị công cho xã hội; quảng bá thương hiệu lâu đời nhất thế giới của WZ; mở rộng quan hệ với các đối tượng công chúng trên thế giới; khẳng định thương hiệu, danh tiếng, nhận diện của WZ...

5


Chính sách Đối nội và Đối ngoại (Internal and External Policy).


(10) Thiết lập các đội ngũ xây dựng, sáng tạo và thực hiện chiến lược, giải pháp (đặc biệt là đội ngũ trẻ “Thiên niên kỷ” “có byte trong máu”).

(11) Mở rộng các chính sách quan hệ đối tác quốc tế.

- Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật, họa sĩ..., đặc biệt, tìm kiếm và đầu tư phát triển đội ngũ làm báo trẻ - đội ngũ Thiên niên kỷ “có byte trong máu”.

- Giữ vững mối quan hệ với các đối tác hiện có (như New York Time, EU, Vietnam...); Mở rộng diện tìm kiếm các đối tác quốc tế tiềm năng.




tải về 9.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương