HỌc viện báo chí VÀ tuyên truyềN


- Ví dụ 3: Phần Lan, có chủ đề lớn về “Biến đổi Gen”



tải về 9.07 Mb.
trang14/21
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích9.07 Mb.
#33521
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   21

- Ví dụ 3: Phần Lan, có chủ đề lớn về “Biến đổi Gen”: Khi thực hiện biến đổi gen trên các giống cây lương thực thì chất lượng dinh dưỡng của sản phẩm cũng bị biến đổi. Tờ báo ở đây viết về vấn đề “Nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm biến đổi gen thì chuyện gì sẽ xảy ra”. Bài báo này đã đoạt giải nhất báo chí.

- Ví dụ 4: Thụy Điển: Viết về chủ đề người phụ nữ đã thay đổi xã hội như thế nào trong hơn 100 năm qua. Họ đã biết những bài báo rất sâu về chủ đề này.



- Ví dụ 5: Thông tin đồ họa về việc các loại chim di cư bay đi khắp các vùng trên thế giới: Dạng bài báo này cũng cung cấp những giá trị công cho xã hội. Tuy nhiên để có được bài báo như thế này, bạn phải có một đội ngũ làm báo chất lượng cao (từ viết nội dung, đồ họa...). Nếu nhìn vào một đồ họa như thế này ta có cảm giác đây là công việc của người làm khoa học nhưng thực ra họ là nhà báo.



- Ví dụ 6: Thông tin đồ họa về loài ếch: Loài ếch châu Âu đây đang gặp rất nhiều nguy hiểm, vì vậy nhiều tờ báo ở Đức đã viết các câu chuyện bằng đồ họa về con ếch. Tại sao họ lại làm như vậy? Bởi vì, họ muốn báo động cho công chúng về sự tuyệt chủng của loài ếch, rằng điều gì sẽ xảy ra nếu loài ếch ở châu Âu chết hết? Khi tôi đi xe đạp trên bờ sông Danue, tôi rất thích nghe tiếng ếch kêu (1h50:46) (câu chuyện đùa với GS Thomas).


- Ví dụ 7: Một tờ tạp chí của Đức viết về chủ đề khi người mẹ rời bỏ gia đình: Báo chí, nói nhiều về việc người đàn ông rời bỏ gia đình nhưng lại ít viết việc này đối với người phụ nữ. Ở thành phố Conner (Đức), các tờ báo đã viết về việc chuyện gì sẽ xảy ra khi người mẹ rời bỏ gia đình. Đây là một ví dụ rất tốt về việc báo chí đóng góp rất nhiều giá trị công cho xã hội.
II. PHẦN THẢO LUẬN/TỌA ĐÀM

* Nhân vật 01: Nguồn thu chủ yếu của WZ là nguồn nào?

- TS.Wolfgang Renner: Doanh thu WZ là 20tr Euro/1 năm. Nguồn thu của WZ từ ba nguồn: Từ hoạt động Quảng cáo (B2B); Bán sản phẩm báo chí, các phụ san; Từ Công báo (Amsblatt) (cô Yến biết các việc này rất rõ).



* Nhân vật 02 (PGS.TS, nam, 59 tuổi, Hà Nội, lãnh đạo, Phó giám đốc Học viện Báo chí và tuyên truyền): Trong thời kỳ cạnh tranh mạnh mẽ của các loại hình báo chí như thế này số lượng phát hành của WZ có bị giảm số lượng không?

- TS.Wolfgang Renner: Thật may mắn là chúng tôi vẫn giữ được tira phát hành cân bằng. Bởi vì WZ đã thay đổi nội dung kinh doanh (các chính sách truyền thông).



* Nhân vật 03 (Tiến sĩ, nữ, 48 tuổi, Hà Nội, Cán bộ, Phó trưởng ban Quản lý đào tạo - Học viện Báo chí & Tuyên truyền): WZ đã thay đổi nội dung kinh doanh như thế nào?

- TS.Wolfgang Renner: Đó là thay đổi nội dung các sản phẩm báo in, tạp chí; tiến hành các giải pháp về mặt kinh doanh, marketing (kinh tế) cho các sản phẩm báo chí. Trước đây WZ chỉ có sản phẩm báo in, nhưng chúng tôi đã thay đổi phương pháp làm ra nhiều sản phẩm mới trên các nền tảng báo điện tử, nền tảng kỹ thuật số...



* Nhân vật số 04 (Nữ, 53 tuổi, Hà Nội, Cán bộ phát hành Báo Văn nghệ): Số lượng báo WZ phát hành cụ thể?

- TS.Wolfgang Renner: Phát hành từ Thứ 3 - Thứ 5 : số lượng 20.000 bản (60.000 độc giả). Phát hành vào thứ bảy, Chủ nhật: số lượng 55.000 bản (120.000 độc giả). WZ không phát hành ngày Thứ 2.



* Nhân vật 05 (PGS.TS, nữ, 39 tuổi, Hà Nội, Giảng viên, Phó trưởng Khoa, Khoa PTTH- Học viện Báo chí & Tuyên truyền): Tại sao số lượng phát hành là 20.000 bản lại cho 60.000 độc giả?

- TS.Wolfgang Renner: Đó là trường hợp các độc giả đọc và chia sẻ WZ cho nhau. Số liệu này dựa trên việc phân tích độc giả của WZ phối hợp với Viện nghiên cứu xã hội học thực nghiệm Áo (IFES), tiến hành điều tra độc lập. Chúng tôi nghiên cứu với nhóm đối tượng công chúng mục tiêu là những nhà quản lý. Họ sẽ xem tờ báo và đánh dấu vào các phần mà họ quan tâm nhất, quan tâm vừa, ít quan tâm... Biểu đồ đó cho biết chính xác là đối tượng công chúng mục tiêu đang đọc cái gì, thích đọc cái gì... Dựa vào kết quả nghiên cứu đó, chúng tôi điều chỉnh nội dung sản phẩm báo in. Cuộc điều tra như vậy diễn ra hai năm một lần.

* Nhân vật 05 (PGS.TS, nữ, 39 tuổi, Hà Nội, Giảng viên, Phó trưởng Khoa, Khoa PTTH - Học viện Báo chí & Tuyên truyền) (hỏi tiếp): WZ có bao nhiêu loại ấn phẩm? (How many publicatian in a year?)

- TS.Wolfgang Renner: 50 - 60 các loại ấn phẩm khác nhau/1 năm

* Nhân vật 05 (PGS.TS, nữ, 39 tuổi, Hà Nội, Giảng viên, Phó trưởng Khoa, Khoa PTTH- Học viện Báo chí & Tuyên truyền) (hỏi tiếp): Phương thức làm việc của toà soạn là gì?(How many step of produring of produce?)

- TS.Wolfgang Renner: WZ có hai buổi họp/1 ngày. Buổi sáng, các lãnh đạo biên tập phòng ban và Tổng biên tập họp để thảo luận các vấn đề sẽ đăng trải trên tờ báo hôm đó. Sau 30 phút, mọi người sẽ quyết định đăng tải tin nào và phải bỏ tin nào. Vào buổi chiều mọi người sẽ họp lại và xem xét các tin đó đã được chưa, hay phải thay đổi. Đó là phương pháp làm báo hàng ngày của WZ.
III. PHẦN THẢO LUẬN/TỌA ĐÀM (BỔ SUNG)

1. Chủ đề 1: Hoạt động kinh doanh của Wiener Zeitung Group

* Nhân vật 03 (Thạc sĩ, Nam, 40 tuổi, Hà Nội, Nhà báo, Giám đốc Kênh VTC16 - Đài Truyền hình Kĩ thuật số VTC):

Nguồn thu của WZ có những điểm giống và khác với báo chí Việt Nam: Giống ở chỗ cũng có nguồn thu từ quảng cáo và bán báo cho công chúng, nhưng khác là có nguồn thu "đặc biệt" từ việc độc quyền cung cấp công báo. Cách làm của WZ cũng giống các báo Việt Nam hiện nay: đa dạng hoá dịch vụ và cách thức phân phối thông tin đến công chúng, xây dựng các xuất bản phẩm trên nền tảng kỹ thuật số và phân phối trực tuyến. Như vậy, phát triển theo hướng đa nền tảng, đa màn hình đã góp phần mang lại thành công cho WZ, định hình mô hình kinh doanh hiện tại của WZ, từ B2B, B2C, đến H2H. Đây là mô hình kinh doanh đa dạng, linh hoạt, công chúng cần gì thì cung cấp dịch vụ, sản phẩm đó, nhưng xoay quanh và trung thành với những giá trị cốt lõi của tờ báo.



* Nhân vật 04 (PGS.TS, Nam, 58 tuổi, Hà Nội, Giảng viên, Chủ nhiệm Khoa Viết văn - Báo chí, Đại học Văn hóa Hà Nội):

Đây là một tờ báo tuổi thì già mà lòng thì trẻ. Tôi thấy có một số điều có thể học được: Họ luôn có ý thức chinh phục công chúng một cách bài bản, có tư cách, không hy sinh giá trị cốt lõi bằng mọi giá. Họ nghiên cứu công chúng một cách kỹ lưỡng bài bản; họ đa dạng hóa các sản phẩm báo chí; liên kết với cả trường đại học để ra tạp chí riêng cho trường, biến tờ báo của trường thành tờ báo quan tâm chung của quốc gia, khu vực, quốc tế.

Tôi thích cái cách nâng cao chất lượng tờ báo theo hướng nội dung chuyên sâu. Bây giờ nếu muốn biết tin, người ta đọc mạng xã hội là xong. Đi vào phân tích chuyên sâu là thế mạnh của báo in. WZ đã đi đúng hướng; Tôi thích tính độc lập tương đối về chính trị và kinh tế của tờ báo. Chỉ có như vậy tờ báo mới khách quan, và mới có thể theo đuổi được các giá trị công tốt đẹp. Điều này khó có thể có ở Việt Nam. Cách làm việc của họ theo hướng tòa soạn hội tụ và họp 2 lượt/ngày là cách làm báo hiện đại, trách nhiệm.

* Nhân vật 05 (PGS.TS, nữ, 39 tuổi, Hà Nội, Giảng viên, Phó trưởng Khoa, Khoa PTTH - Học viện Báo chí & Tuyên truyền):

Sự ra đời của báo chí - truyền thông đa phương tiện đã tạo ra nhiều thách thức cho các loại hình báo chí truyền thống, đặc biệt là báo in. Làm thế nào để tồn tại, giữ chân được công chúng và có nguồn doanh thu ổn định là câu hỏi đặt ra cho bất cứ cơ quan báo chí nào. Hoạt động kinh doanh của WZ là một ví dụ hay, sinh động cho những cơ quan báo chí.



* Nhân vật 06 (Cử nhân, nữ, 36 tuổi, Quảng Ninh, nhà báo, Phó trưởng Phòng Thời sự - Đài PTTH Quảng Ninh):

Theo quan điểm của cá nhân tôi, việc WZ đạt thành công và duy trì được thành công đó trong suốt nhiều năm qua là đã xác định đúng hướng để đầu tư, xác định công chúng đích một cách rõ ràng. Tôi ấn tượng với việc tờ báo này luôn cố gắng đổi mới hình thức. Đây là điều tôi nghĩ cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của mỗi tờ báo. Thực tế, đối với tờ báo địa phương nơi tôi làm việc, việc duy trì giao diện cũ trong khoảng thời gian dài, không làm mới tờ báo nên lượng độc giả mua và đọc báo không nhiều. Báo chủ yếu được các cơ quan, đơn vị mua để phát miễn phí cho cán bộ, người lao động và người dân ở những nơi sinh hoạt cộng đồng.

Tôi cũng ấn tượng việc WZ cố gắng tìm kiếm công chúng trẻ. Tôi nghĩ các tờ báo nên đổi mới tư duy, nếu không là quá chậm. Với một tờ báo chính thống, ngoài chức năng thông tin còn đảm nhiệm chức năng giáo dục, nhất là chức năng giải trí, điều mà nhiều người (đặc biệt là công chúng trẻ) đang tìm kiếm. Nếu kết hợp được các yêu cầu Thông tin - Giáo dục - Giải trí, theo tôi tờ báo sẽ có cơ hội thành công; Tôi nhận thấy, WZ thành công được như ngày hôm nay phụ thuộc lớn vào “cơ chế“ - xin tạm gọi như vậy. Bởi WZ có một đặc quyền là tờ báo duy nhất được quyền đăng tải công báo ở Áo. Hơn nữa, với các hình thức hỗ trợ khác như báo điện tử, Facebook, Twiter, dịch vụ Heip.gov, tôi thấy rằng WZ rất sáng suốt khi có đủ hình thức tiếp cận độc giả (Có lẽ điều này ở phương Tây là điều bình thường, nhưng ở Việt Nam, nhất là cấp địa phương, rất nhiều tờ báo chưa làm được điều này). Tôi thực sự không hiểu lắm nội hàm của “công báo“ này, nhưng theo cách hiểu đó là những thông tin mà rất nhiều tầng lớp công chúng ở Áo quan tâm tới. Tôi chưa tìm hiểu kỹ, nhưng trong các hình thức kinh doanh của WZ, có lẽ hình thức B2B, B2C là mang lại nhiều lợi nhuận nhất. Tôi suy nghĩ, nếu không có “đặc quyền“ đó, liệu tờ báo này có còn hấp dẫn? Liệu tờ báo này có đạt doanh thu lớn nữa hay không? Và WZ sẽ phải làm gì trong bối cảnh đó?

* Nhân vật 07 (Tiến sĩ, nữ, 48 tuổi, Hà Nội, Cán bộ, Phó trưởng ban Quản lý đào tạo - Học viện Báo chí & Tuyên truyền):

Điều quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh của WZ là đã có những kế hoạch và bước đi nhằm hướng tới phát triển bền vững: WZ đã đưa ra rất nhiều biện pháp có hiệu quả để đảm bảo thành công cho các chiến lược kinh doanh của mình. Các biện pháp đó đều là những biện pháp chiến lược, có thể áp dụng lâu dài thể hiện cái nhìn chiến lược của WZ; Điều tra công chúng thị trường để tiến tới đáp ứng nhu cầu của các nhóm công chúng. Đây là một việc làm quan trọng giúp cho cơ quan báo chí hiểu và năm rõ công chúng và phục vụ nhu cầu công chúng; Việc WZ chú trọng đến mô hình hoạt động kinh doanh H2H là một hoạt động mang tính chiến lược bền vững. Việc làm này mang đến lợi ích không chỉ cho tòa soạn báo mà là cho cả công chúng và cho toàn xã hội. Hơn ai hết, không phải doanh nghiệp, phóng viên, cơ quan báo chí, công chúng mà chính mô hình H2H mới đem đến thành công cho tờ báo.



* Nhân vật 08 (Tiến sĩ, nữ, 43 tuổi, Hà Nội, Giảng viên, Trưởng bộ môn Báo chí Đa phương tiện, Khoa PT&TH - Học viện Báo chí và Tuyên truyền):

Hoạt động kinh doanh của Wiener Zeitung Group rất chuyên nghiệp. Nói vậy bởi trong bối cảnh báo in nói chung, báo WZ đang bị cạnh tranh gay gắt với các loại hình báo chí (báo phát thanh, báo truyền hình, báo mạng điện tử…) nhưng báo WZ vẫn liên tục phát hành phục vụ khán giả với số lượng lớn và được khán giả rất đón đợi - với 20 nghìn bản báo/ngày (phục vụ cho 60 nghìn người đọc). Qua nghiên cứu cho thấy, để làm được điều này, WZ đã không ngừng nỗ lực đẩy mạnh chất lượng tờ báo và tổng kết thấy có 03 vấn đề mà WZ luôn duy trì để tờ báo phát triển bền vững đó là: (1) luôn bám sát thực tiễn, (2) khai thác tối đa sự phát triển của khoa học công nghệ và (3) đặc biệt là nắm vững tâm lý, nhu cầu của công chúng. Tuy nhiên nếu chỉ có chiến lược về nội dung thì chưa đủ, để duy trì vị trí tờ báo và thu được nguồn lợi nhuận lớn, cần có chiến lược kinh doanh. Báo WZ đã không ngừng thay đổi tích cực, sáng tạo trong hoạt động kinh doanh. Tôi ấn tượng với hình thức kinh doanh tổng hợp của WZ. Đó là khai thác 3 yếu tố trọng yếu trong kinh doanh: doanh nghiệp - khách hàng - chính phủ (doanh nghiệp đến doanh nghiệp; doanh nghiệp đến khách hàng và doanh nghiệp đến chính phủ) trong đó con người là yếu tố trọng tâm, kết nối mọi yếu tố khác. Tính thực tế, sự sáng tạo này giúp báo tồn tại vững vàng, cạnh tranh với các loại hình báo chí khác, đặc biệt là tồn tại trong bối cảnh truyền thông xã hội phát triển rất mạnh mẽ.

* Nhân vật 09 (Thạc sĩ, nữ, 36 tuổi, Hà Nội, Giảng viên, Phó trưởng khoa Khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo - Học viện Báo chí và Tuyên truyền):

Trong kỷ nguyên công nghệ thông tin phát triển vũ bão như hiện nay, sự ra đời của các loại hình và phương tiện báo chí và truyền thông mới đang trở thành mối đe doạ lớn cho sự tồn tại và phát triển của các phương tiện báo chí và truyền thông truyền thống. Cũng như rất nhiều cơ quan báo in khác, Wiener Zeitung Group cũng đứng trước những nguy cơ khó khăn khi phải cạnh trạnh với các loại hình báo chí khác như truyền hình, phát thanh … Tuy nhiên, để có thể tồn tại và phát triển, Weiner Zeiting định hình chiến lược kinh doanh của mình là đẩy mạnh báo chí online. Ngoài ra, Weiner Zeitung đẩy mạnh phát triển nội dung, phát triển quảng cáo tương tác bằng các video sinh động và sử dụng các kênh online để quảng bá cho thương hiệu của mình. Rõ ràng WZ đang hướng tới và bắt kịp xu hướng đa loại hình, đẩy mạnh báo chí đa phương tiện. Đây là chiến lược kinh doanh mà WZ đang thực hiện hiệu quả.



*Nhân vật 10 (Thạc sĩ, nữ, 35 tuổi, Hà Nội, Giảng viên, Khoa PTTH- Học viện Báo chí và Tuyên truyền):

Trong bối cảnh nhiều tờ báo in lâu đời và có danh tiếng trên thế giới bị phá sản, sáp nhập hoặc chuyển từ nhật báo sang tạp chí, tập trung duy nhất vào phiên bản điện tử thì vị thế số 1 ở Áo và hàng đầu của Châu Âu của WZ đã chứng minh rằng việc điều hành hoạt động kinh doanh của tờ báo này đáng để học hỏi. WZ đã xây dựng và tìm kiếm những giải pháp mới cũng như chiến lược marketing tốt để phát triển công chúng thị trường thông qua một số nét chính:

+ Đa dạng hoá nội dung trên nhiều nền tảng khác nhau (in ấn, mobile, web, kỹ thuật số…) để phù hợp với từng đối tượng độc giả với những lứa tuổi khác nhau, sử dụng những phương tiện tiếp nhận thông tin khác nhau, thời điểm tiếp nhận khác nhau;

+ Đa dạng hoá các ấn phẩm, mỗi ấn phẩm đều hướng tới đối tượng công chúng riêng, ví dụ: xuất bản ấn phẩm khoa học, công nghệ sáng tạo với vai trò hướng dẫn những người trẻ, là đối tượng say mê tìm hiểu, ứng dụng cái mới;

+ Không ngừng sáng tạo về cách thể hiện nội dung và bắt nhịp những xu hướng mới trong ứng dụng công nghệ mới của báo chí. Ví dụ như một Studio truyền hình xe đạp như đã đề cập ở phần trên;

+ Cam kết về chất lượng thông tin, giữ chân độc giả bằng những thông tin đáng tin cậy (giá trị cốt lõi mà bất cứ tờ báo nào cũng cần tuân thủ);

+ Giữ gìn bản sắc Châu Âu, vì sự phát triển chung của châu Âu;

+ Tiến hành các giải pháp kinh doanh, marketing, đa dạng hoá nội dung kinh doanh để luôn làm mới, luôn hấp dẫn. Tất cả những giá trị này được giữ vững, cố định chính là nền tảng để WZ luôn có vị trí trong công chúng, đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước.



*Nhân vật 12 (Tiến sĩ, nữ, 51 tuổi, Hà Nội, Giảng viên Khoa PT&TH- Học viện Báo chí và Tuyên truyền):

Cũng giống như báo WZ, báo in ở Việt Nam cũng đang rơi vào tình trạng khủng hoảng. Nhiều tờ báo trước đây phát hành với số lượng khá cao nhưng nay hầu hết đều sụt giảm về số lượng; Chiến lược kinh doanh của WZ cũng giống như xu hướng kinh doanh của báo chí Việt Nam. Đó là nhiều cơ quan báo chí thu hẹp báo in, phát triển báo online. Các cơ quan báo chí phát triển theo xu hướng đa loại hình, song song tồn tại báo in, báo mạng điện tử và báo truyền hình… Riêng với báo in, nhiều chuyên gia cho rằng: tương lai của báo in là tạp chí. Thế mạnh của báo in không phải là nhanh mà là tập trung vào phân tích, bình luận chuyên sâu các tin tức, vấn đề, chuyên đề thời sự. Hiện nay hầu hết các cơ quan báo chí không còn bao cấp, các tòa soạn báo đều tự lo hạch toán kinh doanh, do vậy các lãnh đạo phải thay đổi tư duy làm báo. Bên cạnh bộ phận thông tin, bộ phận làm kinh tế trong cơ quan báo chí được quan tâm phát triển đảm bảo nguồn thu phục vụ tái sản xuất các sản phẩm báo chí có chất lượng.


*Nhân vật 13 (Thạc sĩ, nam, 29 tuổi, Hà Nội, cán bộ Viện quan hệ quốc tế - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh):

WZ đã chọn cách quảng cáo phù hợp và sáng tạo để duy trì tờ báo của mình. Đó là thiết kế tờ báo hấp dẫn hơn và sử dụng video hoạt hình để thu hút người đọc một cách hiệu quả. Các khẩu hiệu “Khi đọc WZ có nghĩa là bạn đã nạp thêm năng lượng cho bộ não của bạn”, “WZ liên kết thế giới như thế nào?”, “Có hàng triệu tin tức hàng ngày nhưng tờ báo phải tập trung vào tin tức nào là tin tức chính” rất thu hút sự chú ý lớn đối với độc giả. Hơn nữa nhóm công chúng mục tiêu của WZ là những người có địa vị cao trong xã hội, do đó khi WZ tập trung phục vụ nhóm này cũng đồng nghĩa họ khẳng định được giá trị riêng và đồng thời bán được báo tốt. Ngoài ra, tờ báo này được xuất bản bằng năm ngôn ngữ khác nhau giúp vươn đến độc giả tốt hơn và do đó tầm ảnh hưởng và doanh thu cũng tốt hơn.



* Nhân vật 15 (Cử nhân, nữ, 35 tuổi, Hà Nội, Nhà báo, Phó giám đốc Kênh truyền hình Nông nghiệp nông thôn VTC16 - Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC):

Tôi cũng đặc biệt ấn tượng với sơ đồ Kinh doanh của Wiener Zeitung, được cụ thể hóa thành B2B (Business to Business), B2C (Business to Customers) và B2G (Business to Government). Việc cân đối hài hòa các lợi ích mục tiêu và đặt tất cả trong một mối quan hệ tổng thể với những điểm giao cắt hay một lõi chung. Đã cho thấy tầm bao quát trong chiến lược kinh doanh của Wiener Zeitung.





2. Chủ đề 2: Trường hợp của Wiener Zeitung Group có thể tham khảo gì cho hoạt động kinh doanh báo chí, truyền thông của Việt Nam

* Nhân vật 02 (Thạc sĩ, nữ, 27 tuổi, Hà Nội, nhà báo, Phó trưởng phòng Văn Hoá - Kênh truyền hình Nông Nghiệp Nông Thôn VTC16):

Khi được tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của Wiener Zeitung Group đã giúp cho tôi sáng tỏ được nhiều điều. Thông tin tôi đặc biệt ấn tượng và cảm thấy băn khoăn đó là vì sao được thành lập từ năm 1703, xuất thân là một trong những tờ báo lâu đời nhất thế giới nhưng cho đến nay Wiener Zeitung vẫn đang hoạt động rất hiệu quả. Phân tích từng hoạt động kinh doanh của Wiener Zeitung chúng ta sẽ tìm được câu trả lời, đồng thời còn học hỏi được rất nhiều cho hoạt động báo chí của Việt Nam:



Thứ nhất: Trước thực trạng, báo chí (báo in) đang rơi vào một giai đoạn khó khăn và nguy hiểm thì Wiener Zeitung đã làm gì để tồn tại? Những tranh cãi về tương lai của báo in cũng đã được nhắc đến rất nhiều tại Việt Nam. Không ít người hoài nghi về sự tồn tại của loại hình báo chí này. Công nghệ số và mạng Internet đã khiến “môi trường sinh thái” của các phương tiện truyền thông truyền thống thay đổi mạnh mẽ, và hội tụ truyền thông đang trở thành xu thế phát triển tất yếu của báo chí, truyền thông hiện đại. Thực tiễn cho thấy, hội tụ truyền thông là một hiện tượng mang tính toàn cầu, là điểm đến của các cơ quan báo chí ở nhiều nước, tiến trình này đến sớm hay muộn sẽ phụ thuộc vào từng quốc gia. Với Wiener Zeitung thì sao? Họ đã làm gì để thích nghi và tồn tại trong bối cảnh này? Đó là một mặt là thiết kế tờ báo in (hấp dẫn); mặt khác cố gắng tìm kiếm công chúng trẻ; và sản xuất các video. Đây chính là truyền thông đa phương tiện, đánh trúng thị hiếu và tâm lý của độc giả. Có thể nói điều này đang được ứng dụng khá rộng rãi ở các tờ báo in hiện nay tại Việt Nam. Còn như với cơ quan truyền hình mà tôi đang công tác, điều này cũng đã được ban lãnh đạo định hướng và phát triển mạnh mẽ trong thời gian này. Không cần bật tivi mới xem được mà chúng tôi đang bắt đầu phát live trên facebook, tải những đoạn trailer hấp dẫn trên các fanpage của kênh VTC, trên VTCtube để quảng bá và hướng tới việc xây dựng các app trên điện thoại để khán giả có thể xem video bất cứ nơi đâu. Điểm này khá tương đồng với cách làm và quan điểm của WZ hiện nay vì họ rất chú trọng giá trị công: họ hiểu rằng tương lai của báo chí, truyền thông có quan hệ mật thiết đối với những tin tức có chất lượng (giá trị công). Hầu hết công chúng trẻ hiện nay không còn đọc tin tức nhiều trên báo chí, mà hầu hết đọc tin tức và giao tiếp trên các kênh xã hội hay trên điện thoại thông minh;

Thứ 2: Ngày nay, WZ là cơ quan báo chí thuộc sở hữu nhà nước. WZ thuộc phân khúc báo chí chất lượng: Bao gồm: mục công báo (WZ là tờ duy nhất được quyền đăng tải công báo ở Áo (các báo cáo tài chính của các công ty/doanh nghiệp); Giải pháp trực truyến; Dịch vụ chính phủ điện tử; các giải pháp giá trị công. Ông Wolfgang cho xem các ấn phẩm của WZ, cơ cấu chức năng của WZ. WZ nằm trong khu phố truyền thông. Đây là một trong những khu vực truyền thông, khoa học của thành phố. Khu phố này tập trung các mảng: truyền thông; khoa học; sáng tạo; mảng nghiên cứu. 7000 người làm việc ở khu vực này (WZ 200 người). Khu vực này trước đây là khu giết mổ gia súc. Ngày là nó trở thành trường đại học truyền thông. Một cách làm rất chuyên nghiệp, chúng ta có thể học điều gì từ đây? Với cách làm này của Wiener Zeitung tôi nghĩ đến việc tận dụng những chương trình mang tính chất tư vấn nông nghiệp, khoa học thường thức, những kiến thức về sâu bệnh, dịch hại từ nguyên nhân triệu chứng cho đến giải pháp phòng trừ... Tất cả đang là nội dung được chúng tôi thực hiện hằng ngày trên kênh sóng VTC16 – Kênh truyền hình nông nghiệp nông thôn – kênh chuyên biệt duy nhất về nông nghiệp tại Việt Nam. Từ bài học của Wiener Zeitung chúng tôi hoàn toàn có thể tạo một kênh thông tin riêng bằng cách phát triển thêm 1 website riêng giống như một cuốn từ điển sống cho bà con nông dân;

Thứ 3: Việc nghiên cứu đối tượng độc giả của WZ rất bài bản và chuyên nghiệp: Vì sao lại như thế? Hãy nhìn vào những con số sau: Độc giả của WZ: 64% là nam (trong khi cán bộ nhân viên WZ tỷ lệ nam nữ là cân bằng); 50% độ tuổi dưới 50 tuổi; 70% độc giả là giới trí thức. Họ là những người có địa vị cao trong xã hội. Đây là nhóm công chúng mục tiêu của WZ. WZ tập trung đưa ra các tin tức có chất lượng tốt nhất phục vụ nhóm công chúng này. Nhóm công chúng này có thu nhập cao và cần những tin tức có giá trị. Con đường đi đến thành công của bất kỳ cơ quan báo chí nào cũng không thể bỏ qua viêc nghiên cứu những nhóm đối tượng này. Việc nghiên cứu kỹ lưỡng thị hiếu, nhu cầu của độc giả sẽ giúp cho tờ báo, cơ quan truyền thông định hướng được hướng đi của mình. Tôi đơn cử như tại cơ quan tôi đang làm việc. Từ khi mới thành lập, slogan của kênh VTC16 là CÙNG NÔNG DÂN HỘI NHẬP. Đối tượng công chúng mà chúng tôi hướng đến là nông dân vì có hơn 70% dân số Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Cũng từ đó cho đến nay chúng tôi cũng đã định hướng tất cả những chương trình xoay quanh chủ thể này. Nhưng bắt đầu từ tháng 1/2017 đối tượng khán giả của VTC16 đã được mở rộng sang khu vực thành thị. Vì sao lại như thế? Vì kênh VTC16 đã chính thức có mặt trên VTVcab. Điều đó đồng nghĩa với việc đối tượng khán giả của VTC16 giờ đây không chỉ còn là nông dân, để tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn buộc chúng tôi phải đổi mới từ chất lượng cho đến việc xây dựng thêm nhiều format chương trình tương thích với nhiều đối tượng khán giả hơn. Và chắc chắn, hướng đi của WZ sẽ có rất nhiều thứ để chúng tôi học hỏi.

* Nhân vật 03 (Thạc sĩ, nam, 40 tuổi, Hà Nội, nhà báo, Giám đốc Kênh VTC16- Đài Truyền hình KTS VTC):

Khi tham gia môi trường trực tuyến, nhiều báo Việt Nam, nguyên bản là tờ báo chính thống và nghiêm túc, đã bị lá cải hoá - lá cải hoá ở phiên bản online và dần dần lá cải hoá ở phiên bản in và tự chuyển hoá thành báo lá cải. Đó là xu hướng cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc và có những giải pháp cụ thể. WZ tham gia môi trường trực tuyến nhưng giữ vững những giá trị công mà tờ báo theo đuổi, đặc biệt luôn khẳng định chất lượng nội dung, chất lượng thông tin là ưu tiên hàng đầu, không phát triển các thông tin lá cải; tập trung vào chiều sâu - hướng đến đối tượng công chúng có tri thức cao trong xã hội. Đây là một yếu tố mà báo chí Việt Nam cần tìm hiểu và nghiên cứu. Việc giữ vững giá trị công hay trung thành với những giá trị của tờ báo đã giúp WZ chiếm được niềm tin của công chúng, từ đó chiếm lĩnh được thị trường mục tiêu.



* Nhân vật 05 (PGS.TS, nữ, 39 tuổi, Hà Nội, Giảng viên, Phó trưởng Khoa, Khoa PTTH - Học viện Báo chí & Tuyên truyền):

Theo Luật pháp của Việt Nam, báo chí Việt Nam là cơ quan ngôn luận của các tổ chức và là diễn đàn của nhân dân. Vì vậy, báo chí có nhiệm vụ chính trị (giúp Đảng, Nhà nước cung cấp và định hướng thông tin). Theo thống kê đến tháng 1/2017, ở Việt nam có 858 cơ quan báo chí nhưng chỉ có một vài trong số các cơ quan báo chí trên được cấp ngân sách để tồn tại, còn lại các cơ quan báo chí phải tự mình tìm ra các nguồn thu để vừa nuôi sống bộ máy, vừa tiếp tục đầu tư trang thiết bị, công nghệ… Vấn đề kinh tế báo chí đang rất nóng ở Việt Nam hiện nay, vì vậy những kinh nghiệm của WZG có thể là gợi ý hay cho các cơ quan báo chí ở Việt Nam. Đó là vừa quan tâm phát triển nội dung, vừa tập trung vào thay đổi, cải tiến giao diện, maket tờ báo; nghiên cứu thị trường, nghiên cứu công chúng; đa dạng hoá các sản phẩm để tăng tính đa phương tiện; tìm cách phân phối báo đỡ tốn kém… Tuy nhiên, nền chính trị ở Áo và Việt Nam khác nhau nên việc các cơ quan báo chí ở Việt Nam tham khảo phải phù hợp với nền văn hoá báo chí ở Việt Nam.



* Nhân vật 07 (Tiến sĩ, nữ, 48 tuổi, Hà Nội, Cán bộ, Phó trưởng ban Quản lý đào tạo- Học viện Báo chí & Tuyên truyền):

Hoạt động kinh doanh báo chí, truyền thông ở Việt Nam chủ yếu dựa trên chính sách quảng cáo, tài trợ từ các doanh nghiệp, có một số báo cũng đã có điều tra công chúng, tuy nhiên việc điều tra và có các giải pháp để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của công chúng và của xã hội thì nhiều báo chưa làm được điều này. Hơn nữa làm báo ở Việt nam và làm báo ở phương tây khác nhau. Sự phát triển của xã hội, kinh tế, chính trị... ở mỗi nước có sự khác nhau cơ bản nên có áp dụng cũng không thể áp dụng bài bản như ở WZ.



* Nhân vật 08 (Tiến sĩ, nữ, 43 tuổi, Hà Nội, Giảng viên, Trưởng bộ môn Báo chí Đa phương tiện, Khoa PT&TH - Học viện Báo chí và Tuyên truyền):

Wiener Zeitung có lịch sử phát triển từ lâu đời. Ra đời từ năm 1703. Tồn tại hơn 3 thế kỷ, hiện nay WZ thuộc phân khúc báo chí chất lượng cao ở Áo, với nhiều dạng thức ấn phẩm (báo in, báo điện tử...) đa dạng. Để tồn tại và vẫn duy trì được lượng tira lớn (hơn 20 nghìn bản với hơn 60 nghìn độc giả) trong bối cảnh công chúng có rất nhiều kênh, phương tiện để tiếp nhận thông tin như hiện nay thì đó là điều rất đáng ghi nhận. Và chính điều này là kinh nghiệm quý báu cho nhiều cơ quan báo chí trên thế giới trong đó có báo chí của Việt Nam. Có 04 kinh nghiệm lớn từ báo WZ có thể học hỏi đó là: (1) cách phát triển nội dung cho tờ báo, (2) công tác tổ chức nhân sự, (3) cách thức truyền thông khai thác, thu hút công chúng và (4) cách thức kinh doanh. Trong rất nhiều cách thức nêu trên, tôi ấn tượng hơn cả là giải pháp Tập trung vào nội dung. Tuy nhiên, nội dung không chỉ là sự hô hào trong phát triển. WZ đã rất hiểu mình là ai, mình đứng ở đâu trong làng báo, trong xã hội hiện đại... nên việc thiết kế nội dung đã được cụ thể hóa, đó là: truyền thông tập trung - thông tin chuyên sâu - cung cấp thông tin sâu, chất lượng cao. Giờ đây công chúng không chỉ dừng lại mong muốn tiếp nhận được nhiều thông tin mà họ cần thông tin chất lượng tốt, thông tin được nhìn nhận, phân tích sâu từ nhiều góc độ.



* Nhân vật 09 (Thạc sĩ, nữ, 36 tuổi, Hà Nội, Giảng viên, Phó trưởng khoa Khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo - Học viện Báo chí và Tuyên truyền):

Trường hợp của WZ chính là một ví dụ điển hình cho báo in Việt Nam. Trong bối cảnh thông tin hỗn loạn, thật giả lẫn lộn, không rõ nguồn gốc, việc báo in tập trung vào nội dung, cung cấp thông tin xác thực, tin cậy, phát hiện các đề tài mới mẻ, phân tích vấn đề sâu sắc và đa chiều sẽ chính là vũ khí chiến lược giúp báo in giành lại được thị phần và giữ chân độc giả. Ngoài ra, báo in nên mở rộng các kênh online, mạng xã hội để tăng cường tương tác với độc giả. Đây cũng là cách báo in bắt kịp được nhu cầu thị hiếu của độc giả.



*Nhân vật 10 (Thạc sĩ, nữ, 35 tuổi, Hà Nội, Giảng viên, Khoa PTTH- Học viện Báo chí và Tuyên truyền):

Trong bối cảnh báo in Việt Nam dù có tăng về số lượng cơ quan báo chí cũng như đầu báo nhưng giảm về lượng phát hành ở nhiều tờ báo hàng đầu cũng như lượng độc giả ở độ tuổi 18 - 35 thì kinh nghiệm từ WZ trong việc điều hành kinh doanh hoạt động tờ báo có thể áp dụng đối với Việt Nam ở một số điểm sau:

+ Nghiên cứu công chúng theo định kỳ với sự tiến hành của đơn vị trung gian, đảm bảo tính khách quan;

+ Xác định độc giả mục tiêu: Công đoạn này là bước cơ bản nhất trong xây dựng chiến lược sản phẩm. Trong content marketing thì việc xác định ai sẽ làm người đọc nội dung giúp cho việc đầu tư một lượng lớn thời gian, tiền bạc sẽ có khả năng thu hồi lớn. WZ đã thực hiện nghiên cứu về độc giả mục tiêu đồng thời xác định được đặc điểm về nhân khẩu học (Độc giả của WZ: 64% là nam (trong khi cán bộ nhân viên WZ tỷ lệ nam nữ 50%: 50%, cân bằng); 50% độ tuổi dưới 50 tuổi; 70% độc giả là giới trí thức là những người có địa vị cao trong xã hội) để định hướng xây dựng nội dung tờ báo phải hướng đến những tin tức có chất lượng tốt, đáng tin cậy, mang bản sắc Châu Âu. Quay trở về với nhiều tờ báo in của Việt Nam, đôi khi vì chạy đua theo trào lưu đưa tin nhanh, giật gân, chạy đua với báo mạng mà quên mất xem độc giả của mình là ai và họ thực sự mong muốn điều gì...;

+ Thu hút, lôi kéo thêm độc giả là những người trẻ tuổi: thiết kế tờ báo hấp dẫn, sản xuất các video clip thú vị, ấn tượng, báo miễn phí (một số ấn phẩm)…;

+ Mở rộng quảng bá nội dung trên nhiều nền tảng (mobile, web, kỹ thuật số bên cạnh in ấn, mạng xã hội);

+ Thử nghiệm những công nghệ mới;

+ Đa dạng hoá hình thức kinh doanh: Hình thức kinh doanh của WZ, gồm: B2B (doanh nghiệp đến doanh nghiệp), B2C (từ doanh nghiệp đến khách hàng), B2G (Doanh nghiệp đến chính phủ) => WZ là hình thức kinh doanh tổng hợp cả ba hình thức này. Và điều quan trọng nhất đó là hình thức H2H (từ con người đến con người). Đây là hình thức kinh doanh quan trọng nhất của nhân loại. B2B, B2C, B2C đều là những hình thức kinh doanh rất tốt nhưng hình thức kinh doanh trong tương lai đó chính là hình thức tương tác giữa con người với con người (H2H) mà không hề có biên giới nào cả.



*Nhân vật 13 (Thạc sĩ, nam, 29 tuổi, Hà Nội, Cán bộ Viện quan hệ quốc tế- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh):

Các tờ báo/công ty truyền hình nên tập trung vào một nhóm đối tượng nhất định và chuyên sâu vào một nội dung/ dịch vụ nhất định. Không nên tham gia vào nhiều mảng mà mình không có thế mạnh nổi trội. Chỉ nên đưa vào thực đơn những món ăn ngon nhất mà mình có thể phục vụ. Một khi chất lượng đã được khẳng định thì sẽ thu hút khách hàng tìm đến mình.



* Nhân vật 14 (Tiến sĩ, nữ, 40 tuổi, Hà Nội, Cán bộ, Phó trưởng ban Quản lý Đào tạo - Học viện Báo chí & Tuyên truyền):

Điều ấn tượng nhất trong cách thức tổ chức và hoạt động của WZ (có thể coi là kinh nghiệm tham khảo cho trường hợp Việt Nam) là mạnh dạn sử dụng và đặt niềm tin vào người trẻ. Điều đó thể hiện ở một số khía cạnh sau:

- Mạnh dạn sử dụng nhân lực trẻ: kỹ thuật viên sáng tạo của họ mới chỉ có 22 tuổi. Đây là điều cần thiết, mặc dù công chúng mục tiêu của WZ là những nhà quản lý, trí thức, người có địa vị cao trong xã hội, vì người trẻ tuổi có cách tiếp cận, cách tư duy, cách làm việc và khả năng sáng tạo, không bị khuôn cứng theo lối mòn;

- Song song với việc tổ chức sản phẩm báo in, họ thuê đội ngũ những người trẻ chuyển tải nội dung theo phong cách trẻ, bằng ngôn ngữ của người trẻ, sử dụng kênh thông tin có tính thông dụng với người trẻ (facebook) để tiếp cận công chúng tiềm năng là lớp trẻ. Một điều rất ấn tượng là cũng thông qua mạng xã hội, họ tìm cách là nổi bật giá trị cốt lõi của sản phẩm báo in - đó là tiếp cận vấn đề một cách có chiều sâu và khai thác từ nhiều bình diện, thông tin đáng tin cậy, có chất lượng.

* Nhân vật 15 (Cử nhân, nữ, 35 tuổi, Hà Nội, Nhà báo, Phó giám đốc Kênh truyền hình Nông nghiệp nông thôn VTC16 - Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC):

Tôi đặc biệt ấn tượng với Cycle blog "Free Kick" - studio truyền hình xe đạp (chiến lược Sản phẩm và thương hiệu WZ) (chú thích của tác giả); và tôi nghĩ mô hình này hoàn toàn có thể áp dụng được tại Kênh Truyền hình của mình - Kênh Truyền hình chuyên biệt về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; nơi mà bà con nông dân vùng sâu vùng xa không dễ tiếp cận thông tin như ở đô thị. Một studio trên xe đạp hoàn toàn là một ý tưởng, một gợi ý hoàn hảo.


3. Chủ đề 3: Chiến lược và giải pháp phát triển công chúng thị trường của Wiener Zeitung

* Nhân vật 02 (Thạc sĩ, nữ, 27 tuổi, Hà Nội, nhà báo, Phó trưởng phòng Văn Hoá - Kênh truyền hình Nông Nghiệp Nông Thôn VTC16):

Hiện nay, Wiener Zeitung GmbH thuộc về Chính quyền Liên bang nước Cộng hòa Áo với 4 nhóm thị trường: Thị trường báo chí (báo in, báo điện tử Wiener Zeitung, E-paper, báo trên các thiết bị di động và các tạp chí); thị trường xuất bản và bán sách (nhà xuất bản); dịch vụ của Chính phủ (đăng tải, cung cấp các thông tin, văn bản, chỉ dẫn, dịch vụ, hỗ trợ… của Chính phủ phục vụ đời sống của người dân) và thị trường các giải pháp điện tử. Chúng ta sẽ phân tích lần lược những chiến lược và giải pháp phát triển công chúng thị trường của Wiener Zeitung.



Thứ nhất: Hãy nhìn vào số lượng phát hành báo: Wiener Zeitung có số lượng phát hành gần 20.000 bản cho các bản ra từ thứ Ba đến thứ Sáu và 50.000 bản cho các bản ra Thứ Bảy, Chủ Nhật. Điều đáng nói là qua hàng chục năm công chúng Áo vẫn tin tưởng, đọc và sử dụng các dịch vụ của báo Wiener Zeitung từ đời này sang đời khác như một thói quen cố hữu. Nhờ đâu họ làm được điều này? Họ tiến hành giảm giá 50%, đọc báo miễn phí 3 tháng, trúng thưởng với giá trị cao… Đồng thời không ngừng cải thiện nội dung, chất lượng. Ông Wolfgang Renner đã từng chia sẻ: “Bàn làm việc của chúng ta rất nguy hiểm, hãy đi ra ngoài nhìn ngắm xem thiên hạ làm gì. Từ đó mà có những ý tưởng, cảm xúc, cảm giác về thiên hạ. Ông luôn luôn dựa vào cảm giác của mình, không một ý tưởng nào của các nhà báo, không một ý kiến nào của khách hàng bị bỏ qua.  Từ đó ông và WZ đã đề ra những giải pháp quan trọng để phát triển thị trường đã đề ra, đó là phát triển thị trường báo in bằng cách bán nội dung trên các thiết bị di động như E-paper, iPad, iPhone, Android… và phát triển các các tạp chí dành cho đối tượng sinh viên và hệ thống các trường đại học Áo, châu Âu.

Thứ 2: Hiện nay các doanh nghiệp có thể tham khảo thông tin hỗ trợ từ báo Wiener Zeitung: WZ được độc quyền chuyên mục Amtsblatt - cung cấp các thông tin tài chính, đầu tư... của các doanh nghiệp, công ty, tập đoàn, khu vực tài chính công của Áo và 27 nước thành viên EU. Ngoài ra, Học viện Wiener Zeitung và dự án MOOCS cũng cung cấp các dữ liệu khổng lồ, liên quan đến Smart city, Digital city, Sociel city, Industry 4.0, Govermence 4.0... các vấn đề mà chính quyền và các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất quan tâm. Vì thế, Wiener Zeitung dự kiến phối hợp với các cơ quan liên quan ở Việt Nam xuất bản phiên bản tiếng Việt nhằm hỗ trợ chính quyền và doanh nghiệp hai nước tiếp cận thị trường của nhau sâu hơn. Đặc biệt, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Áo, EU một cách hiệu quả nhất.  Điều này cũng lý giải lý do tồn tại và phát triển của WZ cho đến ngày nay. Và nó một lần nữa cho thấy tin tức độc quyền, sự khác biệt sẽ giúp cho 1 tờ báo, đơn vị truyền thông được biết đến nhiều hơn, tồn tại lâu hơn.

Thứ 3: WZ rất chú trọng đến việc xây dựng những giá trị mang tính bền vững:

+ Đầu tiên là giá trị niềm tin “ (trust): Điều này giúp cho niềm tin của độc giả dành cho WZ ngày càng lớn;

+ Giá trị “bản sắc châu Âu”: Họ xuất bản một tờ tạp chí về vấn đề này, đồng thời xuất bản nội dung đó trên điện thoại thông minh và các ứng dụng đặc biệt, với chỉ một nội dung từ châu Âu, hoặc giành cho các đối tượng châu Âu. Không có một đơn vị báo chí, truyền thông nào ở Áo có nội dung như WZ;

+ “Giá trị sáng tạo”: WZ xuất bản một tờ tạp chí “Tương lai” chuyên đăng tải những bài báo về khoa học, công nghệ sinh học trên thế giới. Bởi vì, khoa học và công nghệ sinh học là động cơ cho bộ lão của chúng ta để tạo ra nền kinh tế. Tạp chí này để phục vụ cho những người làm việc trong lĩnh vực khoa học, công nghệ sinh học;

+ “Giá trị đa dạng”: Tạp chí về sự đa dạng: Đây là tờ tạp chí dành cho trường đại học nghệ thuật ứng ở Áo. Đây là một trường đại học nghệ thuật ứng dụng rất nổi tiếng. WZ đã xuất bản tạp chí này 1 năm/1 lần, cho thấy công việc của sinh viên và hoạt động của trường như thế nào. Nó giống như một bản báo cáo hàng năm; Tạp chí dành cho trường đại học: 1 quý/1 số (4 số/4 quý). Đây là ấn phẩm duy nhất dành cho các trường Đại học ở Áo;

+ “Giá trị trung thành” với thực tế: WZ đã làm một tờ tạp chí 2 tuần/1 số, để giới thiệu với công chúng về những điều gì đã xảy ra với chúng ta trong thế kỷ vừa qua. Hoặc xuất bản về các vấn đề của chiến tranh thế giới thứ nhất. Giống như một tài liệu lịch sử, chứa đựng các dữ liệu thực tế.

Tại sao tôi nói những giá trị mà WZ đang hướng đến là giá trị bền vững? Hãy nhìn vào cách họ xác lập những giá trị cho cơ quan truyền thông, báo chí của mình và chúng ta sẽ thấy rằng WZ không chỉ hoạt động dựa trên nền tảng xã hội hiện tại mà họ còn nhìn về quá khứ và dự đoán tương lai để xem độc giả cần gì? Muốn gì? Họ đi vào từng ngóc ngách của đời sống xã hội để có thể phục vụ thị hiếu của rất rất nhiều đối tượng công chúng khác nhau. Nhưng trên hết những giá trị mà WZ xây dựng không chỉ dừng lại ở việc đưa thông tin đến độc giả một cách thông thường mà đang dần tác động đến việc xây dựng những đối tượng công chúng riêng biệt, thông minh và tiếp cận thông tin có chọn lọc. Tựu chung lại điều giúp WZ thành công là nhờ có hướng đi đúng đắn, đánh trúng vào thị hiếu của công chúng thị trường. Thế nhưng tôi tin chắc rằng những chính sách, giải pháp và chiến lược phát triển của WZ sẽ chưa dừng lại ở đây mà còn phải tiếp tục cải tiến và không ngừng cải tiến trước hàng loạt những thách thức đang đặt ra. Vì sao lại như thế? Bởi lẽ hiện nay có quá nhiều thách thức không chỉ đối với WZ mà cho nền báo chí cả thế giới. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để đối mặt với vấn đề bùng nổ thông tin trên mạng xã hội như hiện nay? Làm thế nào để báo chí tồn tại trước kho dữ liệu khổng lồ của google hay facebook? Và còn rất nhiều những thách thức khác mà WZ phải vượt qua để tiếp tục tồn tại, phát triển như họ đã nỗ lực trong hàng trăm năm qua…



* Nhân vật 03 (Thạc sĩ, nam, 40 tuổi, Hà Nội, nhà báo, Giám đốc Kênh VTC16 - Đài Truyền hình KTS VTC):

WZ chiếm được niềm tin của công chúng, từ đó chiếm lĩnh được thị trường mục tiêu, xuất phát từ việc giữ vững các giá trị công - cung cấp thông tin có chất lượng, vì lợi ích của công chúng; nhưng những giá trị công đó không phải được chuyển tải đến công chúng theo một cách truyền thống, lối mòn, mà được chuyển tải một cách sáng tạo và đa dạng, theo kịp được với những xu hướng tiếp cận và chia sẻ thông tin của công chúng hiện đại; WZ sử dụng các công cụ mạng xã hội, blog... như là công cụ để quảng bá cho tờ báo, chuyển tải thông tin và thu hút sự quan tâm của công chúng; WZ sử dụng dữ liệu lớn để nghiên cứu thị hiếu khán giả; WZ hoạt động vì lợi ích của công chúng, nên tờ báo theo đuổi các giá trị công về hoà bình (giá trị bản sắc Châu Âu về thực chất là nêu cao ngọn cờ hoà bình ở châu Âu, vì WZ hiểu rằng Liên minh Châu Âu thực chất không chỉ là về kinh tế mà vì hoà bình của châu Âu), về sự sáng tạo (WZ xuất bản một loạt các tạp chí phục vụ cho đối tượng trẻ để phổ biến các thành tựu khoa học, công nghệ sinh học, với mục tiêu là từ các diễn đàn đó sẽ tạo ra được mầm mống cho những suy nghĩ sáng tạo, góp phần xây dựng thành phố Wien thông minh), giá trị trung thành với thực tế...; Việc trung thành với những giá trị công, song song với việc đa dạng hóa, hiện đại hoá các phương thức chuyển tải nội dung (tạm gọi là các kịch bản phân phối nội dung) giúp WZ thu hút được công chúng, tạo ra và định hình đối tượng công chúng trung thành mà WZ hướng đến để phục vụ.


* Nhân vật 05 (PGS.TS, nữ, 39 tuổi, Hà Nội, Giảng viên, Phó trưởng Khoa, Khoa PTTH - Học viện Báo chí & Tuyên truyền):

Wiener Zeitung có nhiều hình thức nhằm chăm sóc công chúng thị trường truyền thống, tìm kiếm đối tượng công chúng mới và gia tăng thị phần như: giảm giá 50%, đọc báo miễn phí 3 tháng, trúng thưởng với giá trị cao… Báo đã nghiên cứu để đưa ra các giải pháp cải tiến nội dung, thiết kế, trình bày, đặc biệt là marketing nhằm giữ chân công chúng cũ, thu hút công chúng mới. Hai giải pháp chính để phát triển thị trường đã đề ra, đó là phát triển thị trường báo in bằng cách bán nội dung trên các thiết bị di động như E-paper, iPad, iPhone, Android… và phát triển các phụ trương, các tạp chí dành cho đối tượng sinh viên và hệ thống các trường đại học Áo, châu Âu.

Nội dung của báo Wiener Zeitung đề cập đến mọi vấn đề của đời sống xã hội với các chuyên mục vừa cập nhật tin tức, vừa phân tích chuyên sâu. Đặc biệt, báo Wiener Zeitung có chuyên mục Công báo đăng tải các bản tuyên bố, đăng ký thành lập hay phá sản, cân đối và báo cáo tài chính hàng năm… của các công ty, khu vực tài chính công thuộc hệ thống Chính phủ Áo và 27 nước khu vực Liên minh châu Âu. Đây là tờ báo duy nhất ở Áo được phép đăng những thông tin này, đồng thời chuyên mục Công báo cũng là chuyên mục quan trọng nhất trong lịch sử của tờ báo - một trong những lý do xuất bản và tồn tại của Wiener Zeitung.

Nguồn doanh thu chủ yếu của Wiener Zeitung gồm: Bán báo (chiếm 20%), dịch vụ đăng tải trên chuyên mục Công báo (chiếm 65%) và dịch vụ quảng cáo (chiếm 15%). Theo ông Wolfgang Renner, nguồn thu từ bán báo và dịch vụ quảng cáo trong nhiều năm lại đây không tăng, điều này có nghĩa là công chúng thị trường của báo đang giảm. Nguồn thu từ dịch vụ đăng tải trên chuyên mục Công báo chiếm lợi thế tuyệt đối, tuy nhiên nếu không có chính sách lâu dài thì báo sẽ đánh mất giá trị đích thực của mình trong hoạt động báo chí. (Điều này đã được các nhà lãnh đạo của Wiener Zeitung nhận thức ra).



* Nhân vật 06 (Cử nhân, nữ, 36 tuổi, Quảng Ninh, Nhà báo, Phó trưởng Phòng Thời sự - Đài PTTH Quảng Ninh):

Những ý tưởng và kinh nghiệm đúc rút:

- Về Studio truyền hình Xe đạp W24, rất hay, rất sáng tạo. Song không phù hợp bối cảnh ở Việt Nam. Tuy nhiên, điều mà tôi nhận được ở đây là nhận thức về sự chuyển động và cần phải có sự sáng tạo đột phá. Với cơ quan Đài Phát thanh & Truyền hình địa phương như chúng tôi, không đủ nhân lực và kinh phí để thực hiện điều này, song có thể nhờ đến công chúng, bằng các phương tiện ghi hình khác như điện thoại, camera cá nhân;

- Phải tăng cường sự chia sẻ, nhưng trước hết phải nâng cao chất lượng và đáp ứng được nhu cầu của công chúng. Như vậy, phải có điều tra xã hội học, xác định công chúng đích để có hướng đầu tư phù hợp. Với tờ báo địa phương, việc đầu tư để điều tra, nghiên cứu như vậy là khó thực hiện do kinh phí cao;

- Tăng cường và duy trì các cuộc họp hàng ngày ở các bộ phận. Hiện đơn vị chúng tôi họp 1 lần/tuần, quá ít để nắm bắt vấn đề, quá lâu để xử lý các lỗi. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay ở tờ báo nơi tôi làm việc, đó là giải quyết bài toán vừa đạt được doanh thu cao, vừa đảm bảo giá trị công - phục vụ xã hội. Việc phục vụ xã hội, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn là mục tiêu quan trọng nhất, song để đảm bảo đạt được doanh thu, tôi nghĩ rằng phải nghiên cứu về các hình thức hoạt động mới của tờ báo (mạng xã hội...) để tiếp cận gần hơn với công chúng, xây dựng thêm nhiều bản tin, mỗi bản tin có một tiêu chí khác nhau để phù hợp đối tượng công chúng.


* Nhân vật 07 (Tiến sĩ, nữ, 48 tuổi, Hà Nội, Cán bộ, Phó trưởng ban Quản lý đào tạo - Học viện Báo chí & Tuyên truyền):

Không chỉ WZ mà ở Cộng hòa Áo, việc tập trung nâng cao dân trí, nâng cao an sinh xã hội là một việc được quan tâm từ hàng trăm năm nay, vì thế họ có những chiến lược mang giá trị công rất hiệu quả, đặc biệt họ chú ý đến trách nhiệm xã hội trong mỗi công việc. Việc WZ đưa ra chiến lược và giải pháp phát triển công chúng thị trường là một việc làm mang trách nhiệm xã hội tốt.



* Nhân vật 08 (Tiến sĩ, nữ, 43 tuổi, Hà Nội, Giảng viên, Trưởng bộ môn Báo chí Đa phương tiện, Khoa PT&TH - Học viện Báo chí và Tuyên truyền):

Chiến lược và giải pháp phát triển công chúng thị trường của Wiener Zeitung rõ ràng, phù hợp thực tiễn thông tin truyền thông ngày càng phát triển như hiện nay. Tôi ấn tượng với những giá trị mà WZ đang thực hiện:



- WZ làm việc vì phúc lợi xã hội - giá trị công (public value of media). Đây là vấn đề quan trọng báo đã xác định và đang thực hiện. Chính vì luôn hướng tới thông tin vì mọi người và luôn cố gắng làm sao mang được nhiều cái mình có được nhất đến với thật nhiều người, đây là một trong những giải pháp tốt giúp WZ luôn được lòng độc giả;

- WZ luôn không ngừng sáng tạo (value creativity). Không ngừng sáng tạo - đây là một vấn đề luôn cần thiết với mọi công việc trong đó có báo chí. Với tờ WZ cũng không nằm ngoài ngoại lệ của triết lý phát triển này. Báo luôn tạo nên các diễn đàn, các chủ đề, sự gợi mở ở đó kích thích những ý tưởng mới - sự sáng tạo ở mọi người. Chẳng hạn, ý tưởng về Giải thưởng sáng tạo thành phố Wien - ý tưởng của Thị trưởng thành phố Wien, mục tiêu của giải thưởng này là mang đến cho những người trẻ, những người sáng tạo một diễn đàn và tạo ra những giá trị cho hoạt động của thành phố Vienna: xây dựng Thành phố công nghệ sinh học (Bio - Technology city); thành phố của công nghệ sáng tạo (creative city); Thành phố thông minh (smart city)...;

- WZ luôn xác định và tìm cách không ngừng duy trì niềm tin trong lòng công chúng (value: trust). Chỉ khi tạo được niềm tin thông qua nội dung tờ báo cũng như cách thức phục vụ (phát hành...) thì công chúng mới tin tưởng ủng hộ, đón nhận và quan trọng là khi đó mới trân trọng những giá trị mà WZ đã tạo dựng. WZ đã làm tốt điều này – đó là báo đã và đang làm cho công chúng tin tưởng;

- WZ khẳng định giá trị bằng cáchkhắc họa bản sắc Châu âu (Value: Europpean Identity). Với một tờ báo ở một đất nước nhỏ (rất nhỏ về diện tích và dân số) giữa lòng châu Âu, để xác định được bản sắc - không bị lẫn lộn với những sắc thái của những tờ báo khác ở những nước lớn, có nền văn hóa phong phú hơn là rất khó. Nhưng dù nhỏ bé nhưng WZ đã xác định đúng hướng, bé nhưng vẫn cần phải làm, có như vậy mới duy trì được lượng độc giả của mình. Một trong những cách mà WZ đã làm khá tốt đó là có một số nội dung tập trung vào cộng đồng người dân ở châu Âu, khuyến khích, thúc đẩy họ cộng tác, làm việc cùng nhau, cùng vì EU. Rõ ràng, chỉ khi xác định được hướng đi và đặc biệt là xác định được điểm nhấn trong nội dung một cách thường xuyên điều đó đã góp phần tạo nên bản sắc, sắc thái riêng của tờ báo WZ. Đó là một cái “neo” níu chân độc giả. Ngoài ra, WZ còn tìm ra hướng đi của tờ báo bằng cách xác định một số giá trị khác cũng rất cụ thể, thiết thực. Chẳng hạn, xác định giá trị của tính đa dạng (Value: Diversity), giá trị của đổi mới (Value: Innovation), giá trị thực tế (Value: Facts lonyality).

Tóm lại, khi được tiếp cận trực tiếp và được nghe báo cáo của GS, tôi đã hiểu chỉ khi xác định được các giá trị và thực hiện đúng định hướng đã đề ra một cách nghiêm túc, trên cơ sở tôn trọng niềm tin, sáng tạo và có bản sắc như vậy thì WZ mới có thể duy trì tốt con số phát hành 20 nghìn bản báo/ngày (với 60 nghìn bạn đọc). Đây chính là kinh nghiệm, những bài học về quản trị và phát triển nội dung cũng như kinh doanh đáng học tập từ báo WZ đối với báo chí nhiều nước, trong đó có Việt Nam.



* Nhân vật 09 (Thạc sĩ, nữ, 36 tuổi, Hà Nội, Giảng viên, Phó trưởng khoa Khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo - Học viện Báo chí và Tuyên truyền):

WZ có chiến lược nghiên cứu công chúng khoa học với phân khúc khách hàng mục tiêu rõ ràng đa phần là giới tri thức có địa vị cao trong xã hội. Với nhóm công chúng này, việc WZ tập trung vào đẩy mạnh nội dung và thông tin có giá trị và phân tích sâu là điều nhóm công chúng này quan tâm.



* Nhân vật 10 (Thạc sĩ, nữ, 35 tuổi, Hà Nội, Giảng viên, Khoa Phát thanh & TH - Học viện Báo chí và Tuyên truyền):

Chiến lược nghiên cứu công chúng được tiến hành bài bản, đều đặn và chính xác với sự tham gia của bên thứ ba. Các số liệu này dựa trên việc phân tích độc giả của WZ phối hợp với Viện nghiên cứu xã hội học thực nghiệm Áo (IFES), tiến hành điều tra độc lập:

- Xác định rõ đối tượng mục tiêu, đồng thời nghiên cứu nhóm đối tượng công chúng mục tiêu là những nhà quản lý.

- Chú trọng vào những giá trị bền vững: giá trị niềm tin, sáng tạo, đa dạng, trung thành với thực tế, bản sắc Châu Âu.

Đây là những chiến lược và giải pháp mà theo tôi đã tạo nên vị thế vững chắc của WZ trong độc giả.

*Nhân vật 12 (Tiến sĩ, nữ, 51 tuổi, Hà Nội, Giảng viên Khoa PT&TH - Học viện Báo chí và Tuyên truyền):

Công chúng báo chí có vai trò quan trọng trong hoạt động báo chí. Một tờ báo nếu đáp ứng được càng nhiều đối tượng công chúng rộng rãi, đa dạng càng tốt. Ở Việt Nam, những tờ báo như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, VNExpress, VTV… có đối tượng công chúng khá đa dạng. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường, WZ tập trung vào đối tượng công chúng cao cấp cũng là một hướng đi riêng khá phù hợp với xu hướng hiện nay. Xác định đối tượng công chúng mục tiêu, tờ báo sẽ có định hướng phát triển cả về nội dung và hình thức để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của họ. Tuy nhiên, ngoài đối tượng công chúng cao cấp, WZ nên mở rộng hơn đối tượng công chúng khác sẽ làm cho nội dung tờ báo phong phú, sinh động hơn.



* Nhân vật 15 (Cử nhân, nữ, 35 tuổi, Hà Nội, nhà báo, Phó giám đốc Kênh truyền hình Nông nghiệp nông thôn VTC16 - Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC):

Chúng tôi tới thăm trụ sở của tờ báo lâu đời Wiener Zeitung vào một ngày mùa hè tháng Bảy. Tờ báo đầu tiên ra đời cách đây 314 năm. Nhưng sự cổ kính ấy không hề trái ngược với những người trẻ đang say mê thiết kế các clip cho tờ báo. Những ý tưởng cực kỳ trẻ trung, mới mẻ, thú vị. Giữa hàng triệu tin tức, họ focus vào các tin tâm điểm và có sự thể hiện của riêng mình; với các đồ họa độc đáo, các clip ấn tượng.

Năm 1703, ra đời số báo đầu tiên. Đến năm 1780, chính thức lấy tên "Wiener Zeitung". Năm 1998, Wiener Zeitung Ltd. (100% owned by the Federal Republic of Austria). Năm 2015, trở thành Media House, gia nhập thị trường: phân khúc Quality Newspaper. 71% độc giả academics. 82% officials, Manager => Những con số cho thấy Wiener Zeitung có chiến lược rất rõ ràng; nhằm vào nhóm đối tượng độc giả: tri thức cao, có vị trí xã hội.

Những điều rất đáng để học hỏi từ Wiener Zeitung như: việc Thành lập Trung tâm Nghiên cứu khoa học, công nghiệp sáng tạo, đặc biệt là thông điệp H2H - HUMAN TO HUMAN (giá trị từ con người đến con người); hay việc xây dựng các giá trị cốt lõi của tờ báo (chú thích của tác giả) như



Value "Creativity" - viral (Những người trẻ tham gia xây dựng 3 mục tiêu của thành phố Vienna: thành phố sinh học/Bio; thành phố sáng tạo; thành phố thông minh hơn);

Value TRUST ("Only Love sb when Trust them". Để độc giả yêu thì họ phải tin vào tính độc lập của tờ báo);

Value : Europe Identity (Austria : trái tim - trung tâm của Châu Âu - nước nhỏ, 8 triệu người. Wiener Journal. Xây dựng dành cho cộng đồng châu Âu (EU);

Value: Innovation (tờ báo tên Future. Rất trân trọng những người trẻ tuổi - sáng tạo, thông minh, nhiều ý tưởng,...đối lập với một châu Âu già cỗi);

Value:Diversity (đa dạng) (tờ tạp chí The Essence - nghệ thuật ứng dụng. Discusion series: science, economy, culture => mời các diễn giả nổi tiếng cũng là một cách quảng bá cho tờ báo. Thuê những người trẻ tuổi - viết những điều trên Facebook);

Value: Facts Loayality (Sự trung thành với các dữ liệu thực tế/lịch sử).... Việc xác định rõ các Giá trị như vậy đã giúp Chiến lược Truyền thông của Wiener Zeitung hiệu quả, tác động trực tiếp vào nhóm đối tượng mình hướng tới. Đồng thời mang lại ý nghĩa xã hội to lớn khi góp phần định hướng và giúp tăng giá trị cho từng cá nhân, cũng như cộng đồng, thông qua truyền thông.

Tôi tin rằng với việc đầu tư vào chất lượng thông tin, với các lõi giá trị đã đề ra; một chiến lược kinh doanh hoàn hảo và sự nắm bắt xu thế tiếp nhận thông tin, đầu tư mạnh vào đồ họa,… Wiener Zeitung sẽ vẫn giữ vững vị trí là tờ báo hàng đầu của Áo và của Châu Âu. Tôi cũng đặc biệt ấn tượng với hình vuông màu đỏ của Wiener Zeitung. Màu đỏ là màu may mắn; hình vuông là sự chắc chắn. Và tôi tin Wiener Zeitung sẽ phát triển thịnh vượng như hình vuông màu đỏ đó của mình.


4. Chủ đề 4: Wiener Zeitung cân bằng giữa việc hoạt động vì lợi nhuận và hoạt động vì giá trị công “bản sắc châu Âu”

* Nhân vật 05 (PGS.TS, nữ, 39 tuổi, Hà Nội, Giảng viên, Phó trưởng Khoa, Khoa PTTH - Học viện Báo chí & Tuyên truyền):

Wiener Zeitung hiện là nhật báo lâu đời nhất trên thế giới, được coi như “cơ quan ngôn luận” của Chính phủ Áo và Liên minh châu Âu. Báo cũng có sức ảnh hưởng rất lớn, được coi như nguồn cung cấp và đối chiếu thông tin, tư liệu quan trọng, đáng tin cậy cho các nhà báo và các tờ báo ở Áo và châu Âu. Vì vậy, hoạt động báo chí của WZ vừa vì mục đích “kiếm tiền” vừa vì mục đích chính trị, văn hoá. Đây là việc vô cùng khó! Điều này có nét tương đồng với báo chí ở Việt Nam. Những hoạt động báo chí tạo ra giá trị công và vì giá trị công của WZ rất ấn tượng, đó cũng là sự lý giải vì sao tờ nhật báo lâu đời nhất thế giới này vẫn tồn tại, phát triển và được công chúng Áo và Châu Âu đón đọc như một nét văn hoá riêng.



* Nhân vật 07 (Tiến sĩ, nữ, 48 tuổi, Hà Nội, Cán bộ, Phó trưởng ban Quản lý đào tạo - Học viện Báo chí & Tuyên truyền):

Đây là hoạt động mang tính nhân văn sâu sắc.



* Nhân vật 08 (Tiến sĩ, nữ, 43 tuổi, Hà Nội, Giảng viên, Trưởng bộ môn Báo chí Đa phương tiện, Khoa PT&TH - Học viện Báo chí và Tuyên truyền):

Lợi nhuận của báo đem lại từ hoạt động kinh doanh để giúp báo tái sản xuất phát triển; còn báo hoạt động vì phúc lợi xã hội - vì “giá trị công”, nghĩa là góp phần chung tay cùng các tổ chức khác trong việc thông tin kịp thời mọi mặt cho công chúng, thúc đẩy xã hội phát triển ngày càng văn minh hơn. Đây là hai mặt không thể tách rời để tờ báo tồn tại và phát triển. Vì vậy, việc cân bằng giữa việc hoạt động vì lợi nhuận và hoạt động vì giá trị công là điều tất yếu trong xã hội truyền thông hiện đại. Nếu quá coi trọng một giá trị nào đó đều khó có thể tồn tại bền vững thậm chí không tồn tại. Tuy nhiên, điểm ấn tượng và mang đậm bản sắc của tờ WZ đó là “Giá trị công” ở tờ báo này không chỉ đơn thuần là vì lợi ích của người dân Áo mà quan trọng hơn, tờ WZ xác định và làm được đó là vì cộng đồng chung châu Âu, vì “bản sắc Châu Âu” - một quan điểm rộng mở và rất ý nghĩa. Bởi người Áo, nước Áo ở trong lòng Châu Âu. Nước Áo sẽ an bình hơn khi Châu Âu an bình, phát triển hơn, nước Áo luôn vì châu Âu - vì sự thịnh vượng, phát triển của châu Âu, nước Áo thân thiện... Tôi nghĩ đây là tầm nhìn chiến lược, vô cùng ý nghĩa trong bước đường phát triển của mình. Những bài báo mang tinh thần và âm hưởng như vậy sẽ được công chúng Áo đón đợi là điều không khó hiểu. Và khi báo chí đã được lượng độc giả đông đảo đón đợi như vậy (với những giá trị rất riêng nhưng cũng rất thân thiện và cởi mở như vậy) thì khi đó giá trị trong kinh doanh - lợi nhuận đem lại cũng sẽ tỷ lệ thuận.



* Nhân vật 09 (Thạc sĩ, nữ, 36 tuổi, Hà Nội, Giảng viên, Phó trưởng khoa Khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo - Học viện Báo chí và Tuyên truyền):

Việc cân bằng giữa hoạt động vì lợi nhuận và hoạt động vì giá trị công “bản sắc châu Âu” chính là điều vô cùng quan trọng giúp mang lại những giá trị thực sự cho xã hội và đồng thời mang lại những giá trị bền vững cho thương hiệu của tờ báo. Báo chí hoạt động phải luôn hướng tới mục đích vì cộng đồng, phục vụ lợi ích của xã hội. Nếu một tờ báo không đẩy mạnh kinh doanh thì tờ báo sẽ chết. Nhưng nếu tờ báo đó đầy rẫy những thông tin thương mại hoá, thông tin không mang lại những giá trị cho xã hội thì tờ báo đó không những không góp phần vì sự tiến bộ của xã hội mà còn làm huỷ hoại những giá trị tốt đẹp của xã hội đó. Do vậy việc nhấn mạnh giá trị công bên cạnh việc đẩy mạnh hoạt động vì lợi nhuận là một hướng đi sáng suốt. Đây cũng là điều mà báo chí Việt Nam nên học hỏi (trả lời cho chủ đề 4 + 5).



* Nhân vật 12 (Tiến sĩ, nữ, 51 tuổi, Hà Nội, Giảng viên Khoa PT&TH - Học viện Báo chí và Tuyên truyền):

WZ cân bằng giữa hoạt động vì lợi nhuận và hoạt động vì giá trị công là chủ trương hoàn toàn đúng đắn. Ở Việt Nam cũng thế, báo chí hiện nay không được bao cấp mà phải tự chủ hạch toán kinh doanh. Các cơ quan báo chí phải có sản phẩm chất lượng tốt thu hút được công chúng, có được nhiều hợp đồng quảng cáo… để tăng nguồn thu trả lương cho các nhà báo và đầu tư tái sản xuất sản phẩm báo chí. Tuy nhiên, việc làm kinh tế tại các cơ quan báo chí không phải bằng mọi giá. Báo chí là sản phẩm hàng hóa đặc biệt hàm chứa giá trị văn hóa, tư tưởng, có tác động lớn tới dư luận xã hội. Do vậy việc hướng tới giá trị công là trọng tâm, quan trọng hơn, bên cạnh hoạt động kinh tế. Lao động kinh tế - dịch vụ trong các cơ quan báo chí là cần thiết nhưng cần phải phân tách rõ ràng với lao động có tính chất chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình sản xuất sản phẩm báo chí, như thế báo chí sẽ đảm bảo tính khách quan, không bị ảnh hưởng bởi lợi ích cá nhân mà hướng tới lợi ích của đông đảo công chúng.



*Nhân vật 13 (Thạc sĩ, nam, 29 tuổi, Hà Nội, Cán bộ, Viện quan hệ quốc tế - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh):

WZ đã tạo nét đặc trưng của mình ở Áo với việc xuất bản một tạp chí dựa trên giá trị bản sắc châu Âu. WZ là một tờ báo thuộc chính phủ và việc tạo ra giá trị công là điều cần thiết. Châu Âu là một khối liên minh thống nhất do đó việc xây dựng bản sắc châu Âu giúp củng cố vững chắc liên minh này. Sự nổi bật này của WZ giúp tờ báo duy trì tốt số lượng độc giả và sự hợp tác quảng cáo từ các doanh nghiệp.



5. Chủ đề 5: Giá trị công “bản sắc châu Âu” Wiener Zeitung có gợi ý gì cho hoạt động “giá trị công” của báo chí, truyền thông Việt Nam

* Nhân vật 01 (Thạc sĩ, nữ, 34 tuổi, Hà Nội, Giảng viên Khoa PTTH - Học viện Báo chí và Tuyên truyền):

Trên thực tế với những quan niệm về giá trị công của WZ báo chí truyền thông Việt Nam hoàn toàn có thể học tập. Bởi vì, WZ đã xây dựng lý thuyết về giá trị công dựa trên những yếu tố giá trị niềm tin, giá trị sáng tạo, bản sắc riêng. Những giá trị này được WZ rút ra từ thực tiễn trong quá khứ, hiện tại và tương lai vì thế nó hết sức thuyết phục và được chứng minh bởi chính sự thành công của WZ. Đây là những yếu tố tạo nên sức mạnh và sự phát triển bền vững cho nền báo chí. Với một đất nước nền báo chí truyền thông còn hạn chế rất nhiều về con người, kỹ thuật cũng như kinh tế thì WZ là bài học hết sức quý báu để báo chí nước ta xây dựng được giá trị công dễ hơn, nhanh hơn, phù hợp hơn. Đặc biệt trong môi trường truyền thông số hiện nay, nếu báo chí chậm chuyển mình, không tạo được cho mình một chỗ đứng, một sức hấp dẫn, lôi cuốn và lan toả thì báo chí chúng ta có thể dễ dàng bị mạng xã hội tấn công. Báo chí Việt Nam hoạt động đặc biệt mang tính chính trị - xã hội. Mỗi tác phẩm báo chí công bố, phát hành rộng rãi đều trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến nhận thức, tâm tư, tình cảm và tư tưởng của công chúng cũng như hành vi của cộng đồng. Vì lẽ đó, người làm báo phải hoàn thành tốt trách nhiệm xã hội tạo nên niềm tin cho công chúng. Khi nhà báo nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình thì báo chí mới phát huy được giá trị công mà mình đang xây dựng.



* Nhân vật 05 (PGS.TS, nữ, 39 tuổi, Hà Nội, Giảng viên, Phó trưởng Khoa, Khoa PTTH - Học viện Báo chí & Tuyên truyền):

Việt Nam là một đất nước giàu bản sắc văn hoá dân tộc. Di sản văn hóa Việt Nam chính là tài sản quý giá của cộng đồng 54 dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam từ hàng nghìn năm, là cốt lõi của bản sắc dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại. Mặc dù Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách khuyến khích việc bảo tồn và phát huy những giá trị đó, tuy nhiên, trong thời đại bùng nổ thông tin, giao lưu văn hoá mở rộng, những giá trị bản sắc văn hoá của Việt Nam bị thách thức. Việc giữ gìn và phát huy những giá trị này là trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi dân tộc, trong đó có vai trò to lớn của báo chí. Bên cạnh việc phản ánh, cung cấp thông tin về vấn đề này, báo chí còn sử dụng nhiều phương thức khác để quảng bá nền văn hoá của mình. Những câu chuyện, những tình huống sinh động, những hình ảnh tín ngưỡng… của người dân ở mọi miền đất nước được báo chí phản ánh là những ví dụ về việc báo chí Việt Nam thực hiện “giá trị công”. Bài học của WZ cũng là một gợi ý tốt để báo chí Việt Nam có thể học hỏi.



* Nhân vật 06 (Cử nhân, nữ, 36 tuổi, Quảng Ninh, nhà báo, Phó trưởng Phòng Thời sự - Đài PTTH Quảng Ninh):

Việc WZ thực hiện hoạt động giá trị công khiến tôi thấy hơi ngỡ ngàng, bởi trước đó tôi nghĩ, với các tờ báo tư bản, hoạt động độc lập, sẽ đặt mục tiêu lợi nhuận là duy nhất. Với các tờ báo ở Việt Nam, việc hoạt động giá trị công là điều bình thường. Quay trở lại WZ, tôi cho rằng việc lựa chọn và thực hiện giá trị công “bản sắc châu Âu “ là đột phá trong sáng tạo và cũng là hướng đầu tư đúng của WZ. Minh chứng là lợi nhuận của tờ báo ngày càng tăng. Vậy ở VN, trong bối cảnh các đơn vị sự nghiệp báo chí đang phải thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính (NĐ141/2016/NĐ-CP), chúng ta phải làm gì? Bên cạnh việc đổi mới hình thức tờ báo, đổi mới nội dung, nghiên cứu công chúng đích, đưa vào sử dụng thêm nhiều hình thức thể hiện cho tờ báo, thì việc xác định và lựa chọn một “giá trị công“ là điều cần thiết. Tôi nghĩ nhiều tờ báo của Việt Nam đang hoạt động sai tôn chỉ, mục đích. Và nhiều tờ báo khác còn đang loay hoay trong việc lựa chọn tôn chỉ, mục đích của mình.



* Nhân vật 07 (Tiến sĩ, nữ, 48 tuổi, Hà Nội, Cán bộ, Phó trưởng ban Quản lý đào tạo - Học viện Báo chí & Tuyên truyền):

Muốn làm được như WZ, Việt Nam phải thay đổi lại cách nhìn nhận ở nhiều vấn đề và bắt đầu từ các cấp lãnh đạo với xã hội và với báo chí.



* Nhân vật 08 (Tiến sĩ, nữ, 43 tuổi, Hà Nội, Giảng viên, Trưởng bộ môn Báo chí Đa phương tiện, Khoa PT&TH - Học viện Báo chí và Tuyên truyền):

Theo tôi, giá trị công “bản sắc châu Âu” mà Wiener Zeitung hướng tới(như tôi đã trao đổi/phân tích ở chủ đề 4) cho thấy đó là điểm cộng, là “đặc sản” trong chiến lược nội dung và kinh doanh của báo WZ. Giá trị và bước đi này đã được khẳng định trong hiện tại và tôi nghĩ nhìn trong xu thế phát triển báo chí tương lai của thế giới nói chung và của Châu Âu nói riêng thì đây vẫn là một hướng đi đúng cho báo WZ trong thời gian tiếp theo. Chính bước phát triển có phong cách và điểm nhấn như vậy là điều rất đáng học hỏi đối với báo chí của nhiều nước đang phát triển trong đó có báo chí Việt Nam. Tôi biết ở Việt Nam một số tờ báo cũng đã “chạm” tới hướng đi này tuy nhiên chưa thật “nét” về phong cách nên cũng chưa phát huy được hết ưu thế này. Ví dụ truyền hình VTV trước đây có “chương trình ASEAN” - nhưng đó cũng chỉ là sự góp nhặt, chờ đợi tin, bài từ các nước trong khối ASEAN về biên tập trao đổi để phát sóng. Thời gian đầu nội dung tương đối ổn, tuy nhiên do thiếu sự chủ động, sáng tạo nên việc “nuôi” chương trình này trở nên khó khăn, thiếu những tin, bài đặc sắc và mang bản sắc của VTV trong nội dung và cách tổ chức sản xuất… Đó chỉ là một ví dụ trong nhiều ví dụ ở báo chí Việt Nam hiện nay mà thôi. Tuy nhiên, theo tôi, kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển giá trị công “bản sắc Châu Âu” là một bài học quý nên nghiên cứu. Mỗi tờ báo Việt Nam muốn tồn tại vững vàng, muốn cạnh tranh được với các tờ báo của các loại hình báo chí khác thì việc tìm ra hướng đi riêng - bản sắc là cực kỳ quan trọng. Đặc biệt theo đề án quy hoạch báo chí đến năm 2025, báo chí Việt Nam có rất nhiều thay đổi. Chẳng hạn như, sắp xếp lại hệ thống các cơ quan báo in, tạp chí; các cơ quan báo in được giao quyền tự chủ tài chính; Nhà nước chỉ tập trung đầu tư ngân sách cho một số cơ quan báo in chủ lực, thực hiện cơ chế đặt hàng đối với một số báo và tạp chí phục vụ các nhiệm vụ chính trị được xác định… Những thay đổi này sẽ khiến không ít cơ quan báo chí trở nên lúng túng khó khăn trong tìm hướng đi trong thời gian tới. Trước thực tế này thì những kinh nghiệm trong phát triển của báo chí nước ngoài, ở châu Âu và một ví dụ là của tờ WZ của Áo như phân tích ở trên là những gợi mở, những kinh nghiệm tốt để báo chí Việt Nam học hỏi, tham khảo.

*Nhân vật 11 (Cử nhân, nam, 60 tuổi, Quảng Ninh, nhà báo, Trưởng phòng Văn nghệ - Giải trí - Đài PT&TH Quảng Ninh):

Trước kia hoạt động báo chí được bao cấp toàn phần nghĩa là được cung cấp một trăm phần trăm nguồn kinh phí cho hoạt động chủ yếu phục vụ mục đích chính trị. Chính vì vậy các cơ quan báo chí chỉ cần làm tốt việc phục vụ chính trị của mình mà không quan tâm đến yếu tố thu hút công chúng ngoài địa giới hành chính. Ngày nay các cơ quan báo chí không còn được cung cấp một trăm phần trăm nguồn kinh phí nữa mà phải tự chủ một phần kinh phí để hoạt động. Điều này dẫn đến việc phải tạo nên một thị trường công chúng để thu hút quảng cáo và bán sản phẩm. Chính vì vậy những chương trình chỉ phục vụ giá trị công sẽ không đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của một cơ quan báo chí mà cần phải có những chương trình mang tính thương mại để tạo nguồn thu tài chính. Sự cân bằng giữa việc hoạt động vì lợi nhuận và hoạt động vì giá rị công “bản sắc châu Âu” của WZ đã gợi mở các hướng hoạt động của báo chí truyền thông Việt Nam phải vừa hoạt động vì giá trị công vừa hoạt động vì lợi nhuận. Sự cân bằng giữa các hoạt động này của WZ chính là bài học quý cho báo chí truyền thông Việt Nam trong đó có Đài PTTH |Quảng Ninh. Hiện nay Đài Quảng Ninh cũng đang đi theo hướng sản xuất và khai thác các chương trình vừa phục vụ chính trị, vừa hoạt động vì lợi nhuận để tự chủ một phần tài chính. Nhưng để tìm được sự cân bằng một cách tốt nhất cũng cần có thời gian thử nghiệm, tống kết mới có thể đưa ra được những phương án tối ưu. Theo mô hình hoạt động của WZ các cơ quan báo chí trong đó có Đài PTTH Quảng Ninh đang hoạt động vì giá trị công mang bản sắc riêng của mình. Vì vậy nội dung các chương trình tự sản xuất của Đài Quảng Ninh cũng mang bản sắc vùng Quảng Ninh. Đây chính là điều khác biệt với các Đài khác. Ngay từ việc cung cấp cho cộng đồng những thông tin về sản xuất cũng có bản sắc riêng (tiểu vùng khí hậu, thổ nhưỡng, phương thức canh tác…) đến phần phong tục, tập quán, cảnh quan môi trường, sự phát triển kinh tế xã hội… Đều có những nét đặc thù của vùng đất Quảng Ninh. Cùng với đài quốc gia, các tỉnh thành trên toàn lãnh thổ Việt Nam đều có các đài truyền hình địa phương để làm công tác tuyên truyền cho địa phương mình. Nhưng chỉ mang bản sắc của địa phương không thì chưa đủ để tạo nên sự chú ý từ công chúng ngoài vùng đất đó. Chính vì vậy cùng với giá trị công việc mang bản sắc châu Âu chứ không chỉ riêng nước Áo làm cho số lượng độc giả vượt ra ngoài quốc gia như WZ. Điều này gợi mở cho báo chí truyền thông địa phương thậm chí cả báo chí truyền thông trung ương có hướng sản xuất các sản phẩm vừa mang bản sắc của mình đồng thời vừa mang bản sắc của vùng đất vượt ra khỏi địa giới hành chính để thu hút một lượng công chúng rộng lớn từ bên ngoài. Điều này vô cùng quan trọng đối với lĩnh vực báo chí vì chính số lượng khán thính giả, độc giả quyết định sự phát triển hay đóng cửa một cơ quan báo chí, truyền thông.



*Nhân vật 13 (Thạc sĩ, nam, 29 tuổi, Hà Nội, Cán bộ, Viện quan hệ quốc tế - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh):

Một tờ báo, công ty truyền thông bên cạnh việc cung cấp sản phẩm dịch vụ cần chú trọng đến giá trị công. Chẳng hạn các tờ báo, tập đoàn, công ty truyền thông nên có chuyên mục hoặc hoạt động thuộc Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility hay CSR) về một giá trị nào đó như bình đẳng giới mà phụ nữ là trung tâm, xây dựng thành phố xanh, sạch, đẹp, phát triển bền vững, vấn đề về khởi nghiệp cho người trẻ hoặc lớn hơn là một đất nước Việt Nam - điểm đến thú vị cho du khách ưa khám phá, trải nghiệm văn hóa. Việt Nam đang trong cộng đồng ASEAN do đó cũng cần thiết phải xây dựng một bản sắc ASEAN thống nhất trong đa dạng. Đây đều là những giá trị thiết thực. Việc này vừa giúp ích cho hình ảnh, danh tiếng của công ty, tờ báo và cả cho xã hội.

PHỤ LỤC 3B
KẾT QUẢ XỬ LÝ DỮ LIỆU THẢO LUẬN, TỌA ĐÀM NHÓM

(Lãnh đạo/quản lý công ty/doanh nghiệp kinh doanh Việt Nam, Áo)


A. THÔNG TIN CHUNG

- Địa điểm thảo luận/tọa đàm: WKO (Phòng Thương mại Áo) (Vienna, CH Áo)

- Thời gian tiến hành: Tháng 8/2016.

- Mã trường hợp đơn vị:



TT

Họ tên

Giới tính

Chức vụ

Mã đơn vị

1

Nguyễn Phan T

Nam

Giám đốc

Đơn vị 1

2

Trương D

Nam

Tư vấn IT/phiên dịch

Đơn vị 2

3

Fraczek A

Nam

Quản lý tài chính cao cấp

Đơn vị 3

4

Brunauer G

Nam

Người sáng lập, CEO

Đơn vị 4

5

Nguyễn Quốc L

Nam

Nghiên cứu cao cấp

Đơn vị 5

6

Nguyễn Hoàng T

Nam

Phó trưởng phòng

Đơn vị 6

7

Phạm Duy L

Nam

HDVDL

Đơn vị 7

8

Lê Khánh H

Nữ

Phó phòng kế toán

Đơn vị 8

9

Lê Thị L

Nữ

Phó Tổng Giám đốc

Đơn vị 9

10

Hoàng Bá K

Nam

Chuyên viên CNTT

Đơn vị 10

11

Ngô Hoàng T

Nam

Phó giám đốc

Đơn vị 11


B. NỘI DUNG THẢO LUẬN/TỌA ĐÀM

1. Chủ đề thảo luận/tọa đàm

Hợp tác song phương: xây dựng kênh báo chí, truyền thông kinh tế quốc tế hỗ trợ doanh nghiệp Việt - Áo” (Bilateral cooperation: International economic media channel to support business between Vietnam and Austria)



Báo Wiener Zeitung (1703) (là một trong những tờ báo lâu đời nhất thế giới còn hoạt động) được độc quyền chuyên mục Amtsblatt (công báo) - cung cấp các thông tin tài chính, đầu tư... của các doanh nghiệp, tập đoàn và khu vực tài chính công của Áo và 27 nước thành viên EU. Đặc biệt, Học viện Wiener Zeitung và dự án MOOCS cung cấp các kiến thức về tất cả mọi mặt của đời sống xã hội (Smart city, Digital city, Sociel city, Industry 4.0, Govermence 4.0... (dự kiến phiên bản tiếng Việt). Các nguồn dữ liệu khổng lồ của Wiener Zeitung có thể hỗ trợ đơn vị (anh, chị) tiếp cận thị trường Áo, EU một cách hiệu quả.
* Vấn đề 1: Việt Nam, Áo và châu Âu, có nên phối hợp xây dựng chung một kênh báo chí, truyền thông chuyên biệt về kinh tế quốc tế không? Vì sao? (Discussion: Vietnam, Austria and Europe, should work together to make an International media channel for economy? Why?)

Đơn vị 1: “Có, nó giúp cải thiện việc trao đổi thông tin giữa các khu vực”.

Đơn vị 2: “Điều quan trọng là để chia sẻ thông tin giữa Việt Nam và Áo, để biết văn hóa và tập quán, phong cách sống của người dân Áo”.

Đơn vị 3:”Kênh thông tin này thực sự là khả dụng”

Đơn vị 4: “Có, vì các doanh nghiệp cần thông tin để đầu tư”.

Đơn vị 5: “Có, để có đầy đủ thông tin cho các doanh nghiệp, cùng nhau tìm hiểu và đầu tư phát triển. Có lợi chung cho cả hai đất nước”.

Đơn vị 6: “Có, vì có thể nâng cao chất lượng thông tin khi thông tin kinh tế ở trên Internet nhiều, tuy nhiên chất lượng không cao và nhiễu loạn. Nếu người khảo sát không có kinh nghiệm thì dễ bị khủng hoảng”.

Đơn vị 7: “Việc này là nên và cần thiết để kết nối và cập nhật thông tin cho các đơn vị, cơ quan kinh tế trong nước (Việt Nam) với quốc tế, đặc biệt là thị trường châu Âu”.

Đơn vị 8: “Có vì có nhiều thông tin cần được truyền thông để bản thân doanh nghiệp lẫn người dân biết và hiểu thêm về nước Áo”.

Đơn vị 9: “Có, để chia sẻ các thông tin mà Việt Nam và Áo quan tâm”.

Đơn vị 10: “Việt Nam, Áo nói riêng và châu Âu nói chung nên phối hợp xây dựng chung một kênh báo chí truyền thông chuyên biệt về kinh tế quốc tế. Vì Việt Nam đang trong thời kỳ mở cửa và hội nhập. Các nhà đầu tư nước ngoài cần các thông tin chuyên biệt về kinh tế Việt Nam để xây dựng chiến lược đầu tư lâu dài và hiệu quả vào Việt Nam”.

Đơn vị 11: “Được, vì Áo có thế mạnh về khoa học công nghệ mà Việt Nam cần. Áo cần một số sản phẩm Việt Nam có thế mạnh như dệt may, nông sản”.

*Vấn đề 2: Kênh chuyên biệt kinh tế quốc tế (nếu có) nên theo hình thức nào: báo in, báo điện tử, báo thiết bị di động, nền tảng kỹ thuật số hay đa phương tiện? Bao gồm những chuyên mục, chủ đề chính nào? (Discussion: The International media channel for economy should include: The Printed Newspaper, Online, Mobile, Digital platform or Multimedia? Which main topic or category should be included?)

Đơn vị 1: “Báo Điện tử”.

Đơn vị 2: “Báo in, Nền tảng kỹ thuật số, Đa phương tiện, Điện tử, Mobile”.

Đơn vị 3: “Nền tảng báo điện tử với tin tức về kinh doanh”.

Đơn vị 4: “Báo điện tử, chuyên mục: Kinh tế, luật kinh tế, công nghệ, du lịch, giáo dục...”.

Đơn vị 5: “Nên sử dụng báo điện tử, chủ đề: Luật kinh tế, thông tin đầu tư, điểm mạnh của kinh tế - công nghiệp, nông nghiệp, du lịch... giữa hai nước”.

Đơn vị 6: “Báo điện tử”.

Đơn vị 7: “Báo in và báo điện tử”.

Đơn vị 8: “Báo điện tử, di động => các thiết bị cho giới trẻ”.

Đơn vị 9: “Là thiết bị di động, nền tảng kỹ thuật số, đa phương tiện”.

Đơn vị 10: “Hiện nay môi trường internet đang phát triển rất mạnh, đã và đang gắn liền với đời sống thông tin kinh tế và xã hội của mỗi người Việt Nam cũng như các nước châu Âu, vậy cần thiết có báo điện tử và nền tảng kỹ thuật số đa phương tiện. Bao gồm những chuyên mục các mặt kinh tế nổi trội và cập nhật hàng tháng hay Quý của Việt nam và các nước khối châu Âu”.

Đơn vị 11: “Nên có báo điện tử, báo thiết bị di động, đi vào chủ đề chính mà các nước quan tâm”.
* Vấn đề 3: Việt Nam có nên phối hợp với Wiener Zeitung (Áo) để xây dựng kênh chuyên biệt kinh tế quốc tế hay không? Đơn vị (anh, chị) mong muốn gì từ dự án phối hợp này?(Discussion: Vietnam should work with the Wiener Zeitung (Austria) to make an International media channel for economy? What do you expect from this project?)

Đơn vị 1: “Có, chúng tôi mong muốn được sử dụng”.

Đơn vị 2: “Ý tưởng tuyệt vời”.

Đơn vị 3: “Tôi không biết thế mạnh của Wiener Zeitung như thế nào trong truyền thông mới”.

Đơn vị 4: “Nên phối hợp, vì Wiener Zetiung (Áo) là đơn vị lớn và nhiều người tin”.

Đơn vị 5: “Có, có thông tin của công ty chúng tôi để giới thiệu đến Việt Nam”.

Đơn vị 6: “VCCI có thể tham gia hợp tác đưa thông tin đến doanh nghiệp”.

Đơn vị 7:Có”.

Đơn vị 8: “Có - nâng cao trình độ, sự hợp tác, cơ hội du học, du lịch tại Áo”.

Đơn vị 9: “Mong muốn để giới thiệu thông tin về MB Bank và có nhiều doanh nghiệp Việt Nam và Áo, EU thanh toán qua Ngân hàng MB Bank”.

Đơn vị 10: “Việt Nam và Wiener Zeitung cần phối hợp để xây dựng kênh chuyên biệt kinh tế quốc tế. Các nhà đầu tư và kinh tế Việt Nam cũng rất mong muốn cập nhật tin tức kinh tế quốc tế để ra các chính sách kinh tế trong nước, đồng thời bổ trợ cho thông tin kinh tế quốc tế Việt Nam và châu Âu”.
2. THÔNG TIN BỔ SUNG

http://www.vietnamplus.vn/doanh-nghiep-vietao-tim-kiem-co-hoi-hop-tac-kinh- doanh/402562.vnp



Formularbeginn


tải về 9.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương