HỌc viện báo chí VÀ tuyên truyềN



tải về 9.07 Mb.
trang15/21
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích9.07 Mb.
#33521
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   21

Doanh nghiệp Việt - Áo tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh


Bích Yến (Vietnam+) 24/08/2016 11:15 GMT+7


Quang cảnh hội thảo. (Ảnh: Bích Yến/Vietnam+)
Sáng 23/8, Hội thảo đối thoại doanh nghiệp Việt - Áo (B2B Platform) diễn ra tại Phòng thương mại Công nghiệp Áo (WKO).

Đây là một trong những hoạt động của Đoàn doanh nghiệp Việt Nam, trong chuyến thăm quan, khảo sát thị trường châu Âu từ ngày 18 đến 28/8.

Tại hội thảo, các doanh nghiệp hai bên đã có cơ hội gặp gỡ, trao đổi và tìm kiếm đối tác trong các lĩnh vực năng lượng sạch, ngân hàng, thiết bị viễn thông, dệt may, xuất nhập khẩu thực phẩm...

Ông Georg Brunauer (CEO, công ty công nghệ cao Novapecc) cho biết: ​ “Chúng tôi sẽ quyết định chương trình để vào thị trường Việt Nam trong thời gian sớm nhất.”

Hiện tại, Áo đứng thứ 7 trong 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại EU với các mặt hàng như giầy dép, điện thoại thông minh, máy điện, dệt may... với trị giá khoảng 2,2 tỷ USD trong năm 2015.

Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Áo tại khu vực Đông Nam Á. Việt Nam nhập khẩu một số mặt hàng của Áo như máy cơ khí, thiết bị công cụ điện tử, các sản phẩm từ thép nguyên liệu, dược phẩm và thuốc... trị giá khoảng 412 triệu USD trong năm 2015.

Như vậy, không chỉ các doanh nghiệp Việt Nam mong muốn có cơ hội tiếp cận với thị trường châu Âu thông qua các doanh nghiệp Áo, mà các doanh nghiệp Áo cũng mong muốn tiếp cận với thị trường Đông Nam Á thông qua các doanh nghiệp Việt Nam.

Chuyến công tác của Đoàn các doanh nghiệp Việt Nam lần này do Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với các Thương vụ Việt Nam, Phòng thương mại và Công nghiệp các nước tổ chức.

Ông Nguyễn Hoàng Thắng (Đại diện VCCI) nhấn mạnh: “Đây là cơ hội trực quan để đại diện các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp nhìn thấy thực trạng thị trường EU. Từ đó, họ có thể rút kinh nghiệm trong việc xây dựng các chiến lược sản phẩm, tiếp cận thị trường, bán hàng... như thế nào cho phù hợp. Ví dụ, một công ty Đức đang có nhu cầu nhập khẩu 500 tấn khoai lang nhưng phía Việt Nam chưa có đơn vị nào đáp ứng được cả về mặt số lượng và chất lượng, theo tiêu chuẩn châu Âu. Vì thế, khi nắm được thông tin này, chúng tôi sẽ về chuẩn bị phương án tốt nhất, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Đức.”

Theo ông Thắng, các doanh nghiệp chủ yếu tìm kiếm thông tin qua Internet, tuy thông tin nhiều nhưng chất lượng không cao và nhiễu loạn. Nếu người khảo sát không có kinh nghiệm thì dễ bị khủng hoảng thông tin.

Do đó, các doanh nghiệp có thể tham khảo thông tin hỗ trợ từ báo Wiener Zeitung (1703) (một trong những tờ báo lâu đời nhất thế giới còn hoạt động) được độc quyền chuyên mục Amtsblatt - cung cấp các thông tin tài chính, đầu tư... của các doanh nghiệp, công ty, tập đoàn, khu vực tài chính công của Áo và 27 nước thành viên EU.

Ngoài ra, Học viện Wiener Zeitung và dự án MOOCS cũng cung cấp các dữ liệu khổng lồ, liên quan đến Smart city, Digital city, Sociel city, Industry 4.0, Govermence 4.0..., các vấn đề mà chính quyền và các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất quan tâm.

Vì thế, Wiener Zeitung dự kiến phối hợp với các cơ quan liên quan ở Việt Nam xuất bản phiên bản tiếng Việt nhằm hỗ trợ chính quyền và doanh nghiệp hai nước tiếp cận thị trường của nhau sâu hơn. Đặc biệt, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Áo, EU một cách hiệu quả nhất.

Ông Raymund Gradt, Giám đốc phụ trách khu vực châu Á/WKO, chủ trì hội thảo nhận xét: “Chúng tôi quan tâm đến các doanh nghiệp Việt Nam và đã mời các nhà nghiên cứu, nhà đầu tư, các doanh nghiệp Áo đến để họ gặp gỡ”./.

Formularende
PHỤ LỤC 4
Nhận xét, đánH giá của các chuyên gia, nhà khoa học,

chính trị gia về báo Wiener Zeitung


1. Trường hợp 1: Prof.Dr. Wolfgang R.Langenbucher

Wolfgang R.Langenbucher là nhà nghiên cứu truyền thông Áo, EU, nguyên Giám đốc Học viện Báo chí, truyền thông Áo, đánh giá về vị trí báo Wiener Zeitung trên thị trường báo chí Cộng hòa Áo:



1.1. Truyền thống

Bản đầu tiên của báo Wiener Zeitung ra ngày 08.08.1703, với tên gọi là Wienerisches Diarium (tạm dịch: Nhật kí thành Viên). Tên gọi hiện nay của báo có từ năm 1780 và được giữ cho đến tận bây giờ, chỉ bị gián đoạn thời gian xuất bản trong thời chiến tranh và khoảng thời gian giữa tháng 3/1940 - 9/1945.

Tờ báo này được coi là tờ báo cổ nhất thế giới mà hiện nay vẫn tiếp tục được phát hành. Qua nhiều thế kỉ, nó đã làm nên lịch sử về chính trị và lịch sử ngành báo chí Áo.

Truyền thống của tờ báo đã khiến nó trở thành tài sản văn hóa vô cùng quý báu, trải qua nhiều biến động nhưng nhờ vào sự cải tiến của chính sách truyền thông mà tờ báo vẫn tiếp tục tồn tại trong thế kỉ này.

1.2. Khái quát về thị trường báo chí đương đại Áo

Thị trường báo chí nước Áo một phần được hình thành bởi: Các tờ báo có thâm niên lâu năm (7 tờ đã có từ hơn 100 năm); Hơn 50 tờ báo được xuất bản từ năm 1945, nhưng đến nay chỉ còn vài tờ tồn tại; Một số tờ báo mới được xuất bản khá thành công (Ví dụ tờ Der Standard, xuất bản năm 1988; tờ Wirtschaftsblatt, năm 1995; mới đây nhất là tờ Österreich, năm 2006,...) tuy nhiên chưa thể nói gì về khả năng tồn tại của các tờ báo này.



1.3. Nhìn về các khía cạnh liên quan đến lịch sử truyền thông

Từ những năm 20, nhà báo, học giả Truyền thông Đức, Otto Groth ( 1929) đã đưa ra nhận định trong phần mô tả về báo trong cuốn Bách khoa toàn thư của mình như sau:

Theo ông thì các cơ quan được Chính phủ chỉ định để cố gắng gây ảnh hưởng trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như gây được sự chú ý của công chúng, đã tồn tại từ thời huy hoàng của các Đế chế, ngày nay chúng đã trở nên đa dạng hơn, đồng thời được phân loại thành nhiều cấp. (tr. 291).

Một trong những đơn vị quan trọng nhất, theo quan điểm của Chính phủ chính là tờ báo chính thức của nhà nước, hay còn gọi là Quốc báo (Staatsanzeiger). Tuy nhiên chính bản thân ông cũng phải thừa nhận là ''Tác dụng cũng như hiệu quả truyền thông của các tờ báo Chính phủ thực sự rất ít''. (tr. 295).

Ông còn cho rằng: “Chính phủ phải nhận thức được rằng, nhật báo ngày nay, thể hiện quyền lực chính trị riêng''. (tr. 321).

40 năm sau, Otto Groth, còn tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về các bình diện lý thuyết cũng như lịch sử, vai trò của ''Tờ báo nhà nước /Quốc báo'', trong đó có đề cập đến hình thức nhà nước dân chủ (dưới đây là một vài ý nhỏ trích dẫn từ quan điểm của ông):

Báo nhà nước, hay gọi là quốc báo là tờ báo lâu đời nhất, tích cực nhất, cho dù có nhiều hạn chế và điểm yếu thì vẫn luôn là một hình thức truyền thông đáng tin cậy của quốc gia. (Groth, 1960-1972, V, 446).

Vì thế, theo nguyên tắc, người ta không thể ngăn cấm sự tồn tại của một tòa báo nhà nước, nhất là trong một thể chế nhà nước dân chủ. (Groth, V, 447):

Tuy nhiên một tờ báo của nhà nước thì có những điều kiện hoạt động và quy định chức năng riêng. Cho nên, chính những điều này cũng sẽ hạn chế tính năng động của tờ báo, hạn chế việc tuyên truyền rộng rãi cũng như hiệu quả của tờ báo. (Groth, V,416).

Do có những mối liên quan, ràng buộc cần thiết, nên một tờ quốc báo không thể phát triển một cách tự do theo logic của ngành báo chí, ngay cả khi nó tồn tại trong một nhà nước dân chủ - tự do. (Groth, IV, 448).

Một tờ quốc báo thường phải có những bài báo bắt buộc, hướng đến một nhóm độc giả hẹp, liên quan trực tiếp đến hoạt động của nhà nước (ví dụ như Công chức, Chính trị gia, Luật sư, Nhà giáo...). (Groth, V, 448).

Và vì thế những điểm yếu của chúng chính là: chậm chạp, cẩn trọng, đắn đo, khô cứng. (Groth, V,665).

Trong quá trình phát triển của xã hội hiện đại, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ đặc biệt hiệu quả của truyền thông, do đó tất cả các cơ quan báo chí chính thức đều có vai trò quan trọng. (Groth,VI,441).

Đây là các quan điểm có từ trước khi truyền hình xuất hiện và phát triển mạnh mẽ. Với truyền hình, nửa sau thế kỉ 20 đã chứng kiến một bước ngoặt cơ cấu cơ bản của chính trị. Nó được coi là hình thức giao tiếp của chính trị. Một trong những hiệu quả lớn nhất của truyền hình, nó đã giúp các chính trị gia tự giới thiệu về mình trước công chúng.

Như vậy, sự phát triển về truyền thông và chính trị đã thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của tờ quốc báo truyền thống và lấy đi vai trò chủ đạo của nó. Điều này cũng xảy ra tương tự với một số tờ báo mang tính chất Đảng phái tại Áo, mà ngày nay, những tờ báo này không còn ý nghĩa và hầu như không còn tồn tại nữa.

1.4. Các tờ báo của nhà nước và cơ quan công quyền tại các nước châu Âu khác

Những lập luận nêu ra ở trên cũng đề cập tới tình huống hiện nay, thực tế không có ví dụ nào đáng kể để liệt kê. Tuy nhiên có thể đưa ra tờ báo Bayerische Staatszeitung, được thành lập và xuất bản năm 1912, hiện nay được hợp nhất với báo Bayerischer Staatsanzeiger, để được coi là '' tờ báo hàng tuần tập trung vào chính trị, kinh tế, văn hóa, địa phương''. Bayerischer Staatsanzeiger, được xuất bản bởi sự hợp tác của hai nhà xuất bản. Chịu trách nhiệm nội dung là một ban biên tập độc lập. Các bài báo của thành viên Chính phủ và các công chức nhà nước được đăng tải trên bản báo với đầy đủ tên thật của tác giả.

2. Trường hợp 2: T.S.Thomas Klestil, Cựu Tổng thống Liên bang Áo

Báo Wiener Zeitung là Biên niên sử trung thành và là người đồng hành không thể thiếu. Việc nhận diện và chọn lọc những thông tin chúng ta thực sự muốn biết và cần biết trong cuộc sống thường nhật ngày càng trở nên quan trọng hơn, đồng thời cũng khó khăn hơn, trong tình hình này, Wiener Zeitung là một lựa chọn tuyệt vời. Báo đăng tải các thông tin, các bài viết trên quan điểm không thiên vị. Đặc biệt, tờ báo quan tâm tới các lĩnh vực khoa học, văn hóa nghệ thuật… thông tin được chọn lọc một cách tinh tế, đã thể hiện được tư tưởng của người dân nước Áo’’.

3. Trường hợp 3: TS.Wolfgang Schüssel, Cựu Thủ tướng Liên Bang Áo

Muốn duy trì tốt, phải thay đổi. Tờ báo thành Vienna đã chứng minh rằng với lịch sử 300 năm, nó đã tồn tại và phát triển thành một doanh nghiệp hiện đại, một doanh nghiệp luôn đương đầu với mọi khó khăn thách thức hiện tại và phát triển theo hướng tích cực’’.
4. Trường hợp 4: TS.Michael Häupl, Thị trưởng thành phố Vienna

Tờ báo là cuộc sống! Wiener Zeitung (tờ báo thành Vienna) không chỉ là tờ báo mang tên nơi xuất bản, mà thực sự gắn bó mật thiết với thành phố. Tờ báo ở trong thành phố và tồn tại cùng với thành phố. Bởi vì tờ báo chính là cuộc sống: Người ta tìm thấy biểu hiện cuộc sống chính trị, văn hóa, kinh tế và đời sống xã hội trên vô số các ấn bản của tờ báo từ năm 1703 đến nay. Và cũng vì vậy mà Felix Czeikers , tác giả "từ điển lịch sử thành Vienna", nhận xét rằng tờ báo trong thời gian nửa sau thế kỷ 19 đã có thể phát triển thành một báo cáo rất giá trị về văn hóa và khoa học thời đó’’.

PHỤ LỤC 5A
Phân tích hoẠT ĐỘNG Wiener Zeitung Group

(Thông qua mô hình “Bản vẽ mô hình kinh doanh” (Business model canvas) của Alexander Osterwalder)



1. Lược sử Wiener Zeitung Group

Năm 1703: "Wiennerisches Diarium” (Nhật kí Thành Wien) (tiền thân của báo WZ)  là tờ báo được xuất bản bởi cộng đồng những người thợ xây dựng nhà thờ “Stephans Dom” (nhà thờ lớn nhất ở Vienna). Tờ báo thuộc sở hữu tư nhân. WZ xuất bản số đầu tiên vào ngày 8 tháng 8 năm 1703. Giá bán 7 Kreuzer (đơn vị tiền tệ Áo)/1 tờ báo. Số tiền đó có thể trả được một bữa ăn trưa thịnh soạn thời điểm đó (Hình 1). [X.thêm Phụ lục 1].


Hình 1: Wiennerisches Diarium (số 1 năm 1703)

Nguồn: Báo Wiener Zeitung, năm 2010 – 2016
Sau đó, Wiennerisches Diarium thuộc sở hữu của triều đình. Thời kỳ đầu báo được xuất bản bằng năm ngôn ngữ: Đức, Hungary, Italy, Serbi, Croatia (thỉnh thoảng chứ không phải nhật báo), phục vụ công chúng thị trường (đặc biệt là tầng lớp thợ thủ công, công nhân), các đơn vị quảng cáo, triều đình, giới quý tộc, quan chức địa phương (chế độ quân chủ Áo- Hung) [X.thêm Phụ lục 1]. Nội dung đăng tải chủ yếu: các tin tức của triều đình, tầng lớp quý tộc (từ tin chào đời, đến thông tin đám cưới, báo tử...); các tin tức chiến tranh, chiến sự (giữa các vương triều, quốc gia, vùng lãnh thổ...); tin tức chính sự, thời sự quốc gia, quốc tế; không đăng tải tin tức địa phương (các tin tức địa phương được thông báo bằng hình thức truyền miệng/người đưa tin).

Năm 1708: Biểu tượng con Đại bàng của nhà vua được in trên măng séc Wiennerisches Diarium. Biểu tượng đó đã trở thành logo của Wiener Zeitung (từ đó đến nay) [X.thêm Phụ lục 7].

Năm 1713 - 1720: Thời điểm cuối của cuộc chiến tranh giành quyền thừa kế ngôi vua nên Wiennerisches Diarium chủ yếu đăng tải các tin tức chiến sự.

Năm 1722: Nhà vua đặc ân cho Nhà in Johann Peter van Ghelen được quyền xuất bản Wiennerisches Diarium. Khi báo phát hành, đồng thời một số bản sẽ được lưu trữ tại Thư viện Triều đình (ngay nay là Thư viện quốc gia).

Năm 1780: Wiennerisches Diarium được chính thức đổi tên thành “Nhật báo Wiener Zeitung”.



Năm 1805 - 1809: Khi quân đội Pháp chiếm đóng thành Wien, WZ thuộc sự quản lý của cơ quan hành chính thời Napoleon. Một thời gian sau báo lại thuộc quyền quản lý của người Áo.

Năm 1812: Tờ “Amtsblatt zur Wiener Zeitung” (Công Báo WZ) (tạm dịch) ra đời và được kết hợp với Wiennerisches Diarium, trở thành tờ báo chính thức của chính quyền Áo.

Năm 1857: Sau sự kiện sáp nhập đó, tờ báo vẫn mang tên Wiener Zeitung và được in ấn bởi Nhà in Quốc gia Áo (cho tới năm 1997).

Kể từ giữa thế kỉ 19, WZ bắt đầu có thêm phần viết về đề tài văn hóa.

Năm 1938: nhà chính trị Aldof Hitler chiếm đóng Áo. Chính quyền Hitler đã tiến hành kiểm duyệt và hạn chế sự ảnh hưởng của báo Wiener Zeitung.

Năm 1939 - 1945: WZ bị giới hạn từng phần và bị đình bản do chiến tranh; Dưới thời của Hitler, nước Áo bị sát nhập vào Đế chế Đức, các điều luật xuất bản đối với một tờ Amtsblatt (tạm dịch “Công báo”) lúc đó còn rất phức tạp, nên WZ chưa thể ngay lập tức thay đổi toàn bộ nội dung; Ngày 29/2/1940 tờ báo vẫn bị giới hạn và chỉ đăng tải các thông báo, tin tức về chứng khoán; Từ tháng 3/1940 - 9/1945, WZ bị gián đoạn phát hành (từ ngày 1/3/1940 - 7/4/1945) và bị thay thế bằng bản Quan sát Wien Nhân dân (Phiên bản Wien).

Ngày 21/9/1945: Sau cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2, WZ được xuất bản trở lại. Số lượng phát hành tăng lên khoảng 24.000 bản (so với 4500 bản năm 1855).

Năm 1983: báo WZ chuyển sang in ấn bằng kỹ thuật điện tử.

Năm 1995: WZ ra mắt báo điện tử (www.wienerzeitung.at)

Năm 1998: WZ chuyển đổi thành mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn - Wiener Zeitung GmbH. Từ đó, tờ báo được thiết kế hiện đại hơn và một số trang được in màu.

Năm 1998: WZ GmbH, tách khỏi Nhà in Quốc gia Áo. 100% vốn thuộc sở hữu nhà nước Cộng hòa Áo (ngày nay WZ thuộc sở hữu nhà nước), thông qua đại diện là Văn phòng Thủ tướng Liên bang. Hoạt động theo mô hình doanh nghiệp kinh doanh thông thường “lời ăn lỗ chịu”. Nhà nước chỉ giao vốn ban đầu, WZ phải tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý... Không được bao cấp ngân sách. Tự trang trải thu chi và thực hiện các nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ xã hội.... với nhà nước và nhân dân Áo. WZ GmbH có một số công ty con trực thuộc, nhằm tối đa hóa lợi nhuận, và đảm bảo tối đa hóa các giá trị công cho WZ GmbH.



Năm 2003 đến nay: WZ chuyển sang in ấn tại Nhà in Herold. Ngày nay, công chúng có thể tìm đọc các số báo in cũ (liền mạch) từ năm 1807 - 1936, trên cổng thông tin Online Anno - Portal (Thư viện Quốc gia Áo) hoặc Wiener Zeitung Online (bằng tài khoản đăng kí) [209, tr.51-65] [87, tr.47-50].

WZ GmbH có bốn thị trường (Mô hình 1 - phía dưới). WZ được coi là một trong những tờ báo lâu đời nhất thế giới còn hoạt động. Giá trị cốt lõi của WZ là: Thương hiệu tờ báo lâu đời nhất thế giới; Nền tảng trực tuyến của Áo; Phổ biến và minh bạch các dữ liệu kinh doanh; Giá trị công cho các công dân châu Âu; Đề xuất bán hàng độc đáo trên Amtsblatt, Big Data [X.thêm Phụ lục 1].



tải về 9.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương