HÀ tiến lưỢng phân tích xáC ĐỊnh hàm lưỢng pb, Cd VÀ Zn trong sữa bằng phưƠng pháp pha loãng đỒng vị icp-ms luận văn thạc sĩ khoa họC



tải về 1.13 Mb.
trang9/11
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích1.13 Mb.
#3035
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Ghi chú: - Mẫu sữa bột phân hủy 0,2 g và định mức 25 mL

- Mẫu sữa tươi phân hủy 10 mL và định mức 25 mL

Bảng 3.12 chỉ ra: Thành phần chính của sữa bột có các nguyên tố với hàm lượng đáng kể là Ca, Mg, Na, Sr. Thành phần chính của sữa nước có các nguyên tố với hàm lượng đáng kể là Ca, Mg, Na, Ba, Sr

Sau khi có số liệu về các thành phần chính có khả năng ảnh hưởng đến phép xác định Pb, Cd và Zn chúng tôi tiến hành thí nghiệm sau: Không thêm và thêm lần lượt các mức 0,5mL, 2mL, 3mL và 4mL dung dịch ảnh hưởng chứa Na 10000ppm, Ca 3000ppm, Mg 200ppm, Sr 2ppm, Ba và Zr 1ppm; Sn 0,5ppm, Mo 0,3ppm, Ni và Ti 0,2ppm; Ce 0,1ppm; Pd, Th và W 0,05ppm vào 5mL dung dịch chuẩn hỗn hợp Pb 0,012ppm; Cd 0,002ppm và Zn 0,4ppm. Thể tích định mức cuối cùng là 10mL và thêm vào đó 10µL dung dịch chẩn hỗn hợp đồng vị 207Pb 2ppm, 110Cd 1ppm và 68Zn 100ppm sau đó đem đo trên thiết bị ICP-MS, kết quả được trình bày trong bảng 3.13, bảng 3.14 và ở hình 3.8 sau đây:



Bảng 3.13. Nồng độ các ion ảnh hưởng

Nồng độ các ion

kim loại ảnh hưởng

Nộng các ion anh hưởng tăng (lần)

0

0.5

2

3

4

Na+ (ppm)

0

500

2000

3000

4000

Ca2+ (ppm)

0

150

600

900

1200

Mg2+ (ppm)

0

10

40

60

80

Sr2+ (ppm)

0

0,1

0,4

0,6

0,8

Ba2+ (ppm)

0

0,05

0,2

0,3

0,4

Zr2+ (ppm)

0

0,05

0,2

0,3

0,4

Sn2+ (ppm)

0

0,025

0,1

1,5

2,0

Mo2+ (ppm)

0

0,015

0,06

0,09

1,2

Ti2+ (ppm)

0

0,01

0,04

0,06

0,08

Ni2+ (ppm)

0

0,01

0,04

0,06

0,08

Ce2+ (ppm)

0

0,005

0,02

0,03

0,04

Pd2+ (ppm)

0

0,0025

0,01

0,015

0,02

Th2+ (ppm)

0

0,0025

0,01

0,015

0,02

W2+ (ppm)

0

0,0025

0,01

0,015

0,02

Bảng 3.14. Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của các ion kim loại trong nền mẫu

Nồng độ các ion ảnh hưởng tăng (Lần)

Nồng độ (ppb)

Pb

Cd

Zn

0

5,68

1,17

210,66

0,5

5,71

1,21

208,72

2

6,08

1,01

196,83

3

6,09

1,03

211,75

4

7,18

0,998

211,25




a) Ảnh hưởng của các ion kim loại đến b) Ảnh hưởng của các ion kim loại đến

nồng độ của Pb nồng độ của Cd





c) Ảnh hưởng của các ion kim loại đến nồng độ của Zn

Hình 3.8. Ảnh hưởng của các ion kim loại đến nồng độ của Pb (a), Cd (b) và Zn (c)

Từ bảng 3.14 và hình 3.8 cho thấy, khi nồng độ các ion kim loại tăng thì hàm lượng của Pb, Cd và Zn cũng có sự thay đổi. Trong đó sự thay đổi hàm lượng của Zn là lớn hơn cả, nhưng với hàm lượng Zn cỡ 200 ppb thì sự thay đổi này là không đáng kể. Hơn nữa, trong mẫu thực thì hàm lượng của các ion kim loại trong mẫu nhỏ hơn hàm lượng mà chúng tôi đã khảo sát rất nhiều nên có thể khẳng định rằng các ion kim loại trong nền mẫu không gây ảnh hưởng đáng kể đến việc xác định hàm lượng của Pb, Cd và Zn.



3.5. Đánh giá phương pháp phân tích

3.5.1. Khoảng tuyến tính và đường chuẩn

Phương pháp pha loãng đồng vị có ưu điểm là không phải xây dựng đường chuẩn (khoảng 5 đến 7 điểm chuẩn) mà thêm vào mẫu cần phân tích một hàm lượng chất đồng vị của nguyên tố đó đã được biết trước, sau đó xác định mẫu cho thêm chất đồng vị. Kết quả sẽ được tính toán theo công thức toán học:

* Với nguyên tố Pb: Trong tự nhiên Pb có 4 đồng vị là 204Pb (1,42%); 206Pb (24,14%); 207Pb (22,08%) và 208Pb (52,34%). Trong một mẫu bất kỳ, tỷ lệ đồng vị 207Pb/208Pb được xác định trên ICP-MS là 0,422, khi ta thêm một lượng đồng vị 207Pb là b vào mẫu này thì tỷ lệ 207Pb/208Pb được xác định trên ICP-MS là c. Từ đó ta có thể xác định được hàm lượng Pb theo công thức sau:

207Pb/208Pb = 0,422 (1)

(207Pb + b)/208Pb = c (2)

Từ (1) và (2) ta có: 207Pb/208Pb + b/208Pb = c (3)

Từ (1) và (3) ta có: 0,422 + b/208Pb = c (4)

Trong phương trình (4) thì: b, c là các giá trị đã biết từ đó xác định được hàm lượng đồng vị 208Pb và tính được hàm lượng Pb trong mẫu là: .

* Với nguyên tố Cd:

- Tỉ lệ đồng vị trong tự nhiên của 110Cd là 12,39%

- Tỉ lệ đồng vị trong tự nhiên của 114Cd là 28,86%

Ta có: 110Cd/114Cd = 0,429 (5).

Khi thêm một lượng đồng vị 110Cd là x vào mẫu thì tỉ lệ (110Cd +x)/114Cd = y (6).

Từ (5) và (6) có: 0,429 + x/114Cd = y (7).

Từ (7) xác định được hàm lượng đồng vị 114Cd và tính được hàm lượng của Cd trong mẫu là: .

* Vơi nguyên tố Zn:

- Tỉ lệ đồng vị trong tự nhiên của 66Zn là 27,81%

- Tỉ lệ đồng vị trong tự nhiên của 68Zn là 18,56%

Ta có: 68Zn/66Zn = 0,667 (8).

Khi thêm một lượng đồng vị 68Zn là u vào mẫu thì tỉ lệ (68Zn+u)/66Zn = v (9).

Từ (8) và (9) có: 0,6674 + u/66Zn = v (10).

Từ (10) xác định được hàm lượng đồng vị 66Zn và tính được hàm lượng của Zn trong mẫu là: .

3.5.2. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng

Giới hạn phát hiện (LOD) hay giới hạn định tính được định nghĩa là nồng độ nhỏ nhất của chất phân tích mà thiết bị phân tích còn cho tín hiệu phân tích khác với tín hiệu của mẫu trắng hay tín hiệu nền.



Giới hạn định lượng (LOQ) là nồng độ nhỏ nhất mà thiết bị đo cho phép định lượng được với độ chính xác trên 95%.

Đối với hệ thống ICP-MS, LOD và LOQ có thể được tính theo các công thức:

LOD = (1) LOQ = (2)

Trong đó:

S: độ lệch chuẩn mẫu trắng

CSTD: Nồng độ mẫu chuẩn

Istd: Tín hiệu trung bình của mẫu chuẩn (số đếm/giây, cps)

Iblack: Tín hiệu trung bình của mẫu trắng (số đếm/giây, cps)

Như vậy để xác định LOD và LOQ của phép đo, ta tiến hành đo lặp lại mẫu trắng 10 lần rồi tính độ lệch chuẩn theo công thức:

S2 = (3)

Trong đó:

Ii: Tín hiệu mẫu trắng đo được ở lần thứ i

Iblank: Giá trị trung bình tín hiệu mẫu trắng của n lần đo lặp

n: Số lần đo lặp

Để xác định giới hạn phát hiện của phương pháp đối với kim loại chì, cadimi và kẽm chúng tôi pha các dung dịch chuẩn có nồng độ Pb 0,2 ppb, Cd 0,1 ppb và Zn 5,0 ppb từ dung dịch chuẩn gốc Pb 1000 ppm, Cd 1000 ppm và Zn 1000 ppm. Tiến hành đo lặp 07 lần trên thiết bị ICP-MS cùng với 07 mẫu trắng thu được các tín hiệu cường độ (cps). Tính số đếm trung bình rồi thay số liệu vào các công thức (1), (2), (3) ta tính được các giá trị LOD và LOQ. Kết quả được chỉ ra ở bảng 3.9:



Bảng 3.9. Kết quả xác định LOD và LOQ của Pb, Cd và Zn

Nguyên tố

Nồng độ chuẩn (ppb)

Tín hiệu mẫu trắng Iblank (cps)

Tín hiệu mẫu chuẩn

Istand (cps)

Độ lệch
chuẩn (S) STDEV


LOD (ppt)

LOQ

(ppt)

Pb

0,2

64,43

2011,71

2,44

0,75

2,5

Cd

0,1

11,71

285,71

1,80

1,97

6,6

Zn

5,0

97,71

11418,28

14,50

19,0

64,0

Kết quả tính toán cho thấy giới hạn phát hiện (LOD), giới hạn định lượng (LOQ) của phép đo ICP-MS đối các nguyên tố rất nhỏ (cỡ 10-12g/ml). Như vậy phương pháp này hoàn toàn phù hợp cho việc phân tích lượng vết và siêu vết.

3.5.3. Đánh giá hiệu suất thu hồi và độ lập lại của phương pháp

Nhằm đánh giá độ đúng và độ chính xác của quy trình phân tích, chúng tôi tiến hành khảo sát hiệu suất thu hồi và độ lặp lại của phương pháp.

Hiệu suất thu hồi và độ lập lại của phương pháp được thực hiện bằng cách thêm 25L dung dịch chuẩn hỗn hợp Pb 5,0 ppm, Cd 0,5 ppm và Zn 100 ppm vào nền mẫu sữa Physiolac (Sd16) rồi tiến hành sử lý mẫu bằng hỗn hợp axit HNO3 đặc và H2O2 trong lò vi sóng, thể tích định mức cuối cùng là 25 mL, sau đó đo lập 07 lần bằng phương pháp pha loãng đồng vị trên ICP-MS.

- Hiệu suất thu hồi được tính theo công thức sau:

H(%)= 100%(Ccó thêm chuẩn - Cnền)/Cchuẩn được thêm vào [20]

- Độ lập lại được đánh giá thông qua độ lệch chuẩn tương đối theo công thức sau:



[20]

Với: S: độ lệch chuẩn

Ci: hàm lượng chất phân tích quan sát được của lần phân tích thứ i

: hàm lượng trung bình chất phân tích quan sát sau n lần lặp lại

Nếu RSD càng nhỏ thì phương pháp có độ lặp lại càng tốt.

Kết quả khảo sát được tóm tắt trong bảng 3.16 và bảng 3.17 như sau:

Bảng 3.16. Kết quả đánh giá hiệu suất thu hồi của phương pháp



Mẫu thử

Số lần lập lại

Nguyên tố

Nồng độ thêm vào (ppb)

Nồng độ trong mẫu thực (ppb)

Nồng độ xác định được (ppb)

Hiệu suất thu hồi

H (%)

Sd16

07

Pb

5,0

4,90

9,21

86,2

Cd

0,5

0,4

0,92

104

Zn

100

901,43

996,14

94,7


Bảng 3.17. Kết quả đánh giá độ lập lại của phương pháp

Nguyên tố

Nồng độ (ppb)

Độ lệch
chuẩn (S)


Độ lệch chuẩn tương đối

RSD (%)

C1

C2

C3

C4

C5

C6

C7



Pb

4,9

4.8

4,9

5,0

5,0

4,8

4,9

4,9

0,082

1,67

Cd

0,41

0,41

0,40

0,39

0,40

0,41

0,40

0,40

0,0075

1,87

Zn

881,00

923,58

915,8

887,31

886,21

908,71

907,77

901,43

6,852

0,76

Như vậy, bảng 3.16 và 3.17 cho thấy hiệu suất thu hồi của phương pháp là cao (86-104%) ứng với mức nồng độ từ 0,5 đến 100μg/L, độ lặp lại tốt (RSD < 5%). Phương pháp có độ đúng và độ chính xác cao.

Kết luận: Các kết quả khảo sát đã chỉ ra rằng, phương pháp pha loãng đồng vị trên thiết bị đo ICP-MS có giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng rất nhỏ, khoảng tuyến tính rộng và độ ổn định cao. Vì thế phương pháp pha loãng đồng vị trên thiết bị ICP-MS (ID – ICP - MS) là một phương pháp rất tốt để phân tích, xác định hàm lượng vết và siêu vết các kim loại nặng trong mẫu sữa.

3.6. So sánh các kết quả phân tích mẫu chuẩn và mẫu thực giữa ba kỹ thuật

Chuẩn bị 07 mẫu chuẩn có nồng độ như nhau: Mẫu chuẩn có nồng độ các nguyên tố như sau: 0,002 mg/L Pb; 0,001 mg/L Cd và 0,005 mg/L Zn.



Bảng 3.18. Kết quả phân tích mẫu chuẩn so sánh giữa 3 kỹ thuật

Phương pháp phân tích

Nguyên tố

Nồng độ

chuẩn (ppb)

Nồng độ xác

định được

(ppb)

Sai số tương

đối (%)

Độ lệch

chuẩn tương

đối RSD (%)

ID -ICP-MS

Pb

2,0

1,94

- 3,0

0,19

Cd

1,0

0,98

- 2,0

0,21

Zn

5,0

5,2

+ 4,0

0,24

ICP-MS

Pb

2,0

2,12

+ 6,0

3,3

Cd

1,0

0,95

- 5,0

3,6

Zn

5,0

5,6

+12,0

5,8

GF-AAS

Pb

2,0

2,5

+ 25,0

6,3

Cd

1,0

0,92

- 8,0

5,8

Zn

5,0

6,7

+ 34,0

7,3

Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 1.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương