HỆ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng


Tài khoản 13- Tiền gửi tại các Tổ chức tín dụng khác



tải về 1.27 Mb.
trang5/18
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.27 Mb.
#15407
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

Tài khoản 13- Tiền gửi tại các Tổ chức tín dụng khác



Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1- Căn cứ để hạch toán vào tài khoản này là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bảng sao kê của TCTD khác kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc...).

2- Khi nhận được chứng từ của TCTD khác gửi đến, kế toán phải kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của đơn vị, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của TCTD khác thì phải thông báo cho TCTD khác để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Nếu đến cuối tháng vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân chênh lệch, thì kế toán ghi sổ theo số liệu trong giấy báo hay bảng kê của TCTD khác . Số chênh lệch được ghi vào bên Nợ tài khoản 359 - Các khoản khác phải thu (nếu số liệu của kế toán lớn hơn số liệu của TCTD khác ) hoặc ghi vào bên Có tài khoản 4599 - Các khoản chờ thanh toán khác (nếu số liệu của kế toán nhỏ hơn số liệu của TCTD khác). Sang tháng sau phải tiếp tục kiểm tra, đối chiếu tìm nguyên nhân chênh lệch để điều chỉnh lại số liệu đã ghi sổ.
Tài khoản 131 - Tiền gửi tại các Tổ chức tín dụng trong nước bằng đồng Việt Nam
Tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền đồng Việt Nam của Tổ chức tín dụng gửi tại các Tổ chức tín dụng khác trong nước.
Tài khoản 131 có các tài khoản cấp III sau:

1311 - Tiền gửi không kỳ hạn

1312 - Tiền gửi có kỳ hạn
Bên Nợ ghi: - Số tiền gửi vào các Tổ chức tín dụng khác trong nước.
Bên Có ghi: - Số tiền lấy ra.
Số dư Nợ: - Phản ảnh số tiền của Tổ chức tín dụng đang gửi tại các Tổ chức tín dụng khác trong nước.
Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng Tổ chức tín dụng nhận

tiền gửi.
Tài khoản 132 - Tiền gửi tại các Tổ chức tín dụng trong nước bằng ngoại tệ
Tài khoản này dùng để phản ảnh giá trị ngoại tệ của Tổ chức tín dụng gửi tại các Tổ chức tín dụng khác trong nước.
Tài khoản 132 có các tài khoản cấp III sau:

1321 - Tiền gửi không kỳ hạn

1322 - Tiền gửi có kỳ hạn

Nội dung hạch toán tài khoản 132 giống như nội dung hạch toán tài khoản 131.


Tài khoản 133 - Tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài
Tài khoản này dùng để phản ảnh giá trị ngoại tệ của Tổ chức tín dụng được phép gửi tại các tổ chức tài chính ở nước ngoài.
Tài khoản 133 có các tài khoản cấp III sau:

1331 - Tiền gửi không kỳ hạn

1332 - Tiền gửi có kỳ hạn

1333- Tiền gửi chuyên dùng


Bên Nợ ghi: - Giá trị ngoại tệ gửi vào các Ngân hàng ở nước ngoài.
Bên Có ghi: -Giá trị ngoại tệ lấy ra.
Số dư Nợ: - Phản ảnh giá trị ngoại tệ của Tổ chức tín dụng đang gửi tại các Ngân hàng ở nước ngoài.
Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng Tổ chức tín dụng ở nước ngoài nhận tiền gửi.



Tài khoản 14- Chứng khoán kinh doanh


Tài khoản 14 có các tài khoản cấp II sau:
141 Mua bán trái phiếu Chính phủ có thời gian đáo hạn còn lại

dưới 90 ngày

142 Mua bán trái phiếu Chính phủ khác

148 Mua bán chứng khoán khác



  1. Dự phòng giảm giá chứng khoán

Nội dung hạch toán các tài khoản

Tài khoản 141- Mua bán trái phiếu Chính phủ có thời gian

đáo hạn còn lại dưới 90 ngày

Tài khoản 142 - Mua bán trái phiếu Chính phủ khác

Tài khoản 148 - Mua bán chứng khoán khác

Các tài khoản này dùng để phản ảnh giá trị chứng khoán Tổ chức tín dụng mua vào và bán ra để hưởng giá chênh lệch.



Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1- Chứng khoán kinh doanh được hạch toán theo giá thực tế mua chứng khoán (giá gốc), bao gồm giá mua cộng (+) các chi phí mua (nếu có).

2- Tiền lãi của chứng khoán nhận được trong thời gian nắm giữ chứng khoán được ghi vào thu nhập lãi.

3- Khi TCTD bán, chuyển nhượng chứng khoán thì bên Có tài khoản này phải được ghi theo giá thực tế mà trước đây đã hạch toán khi mua loại chứng khoán này (để tất toán), không ghi theo số tiền thực tế thu được. Phần chênh lệch giữa số tiền thực tế thu được với số tiền đã ghi Có tài khoản này được hạch toán vào kết quả kinh doanh (Tài khoản Thu về mua bán chứng khoán, nếu lãi; hoặc Tài khoản Chi về mua bán chứng khoán, nếu lỗ).

4- Tại thời điểm khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính, căn cứ vào tình hình biến động giá chứng khoán, kế toán tiến hành lập dự phòng giảm giá chứng khoán đối với số chứng khoán chưa bán tại thời điểm khoá sổ.

5- Nếu chuẩn mực kế toán Việt Nam hoặc cơ chế tài chính cho phép: Định kỳ khi lập báo cáo tài chính, chứng khoán được đánh giá lại theo giá thị trường. Tất cả mọi lãi/ lỗ thực hiện và chưa thực hiện được ghi vào thu nhập kinh doanh ròng (đưa vào Báo cáo kết quả kinh doanh).



Bên Nợ ghi: - Giá trị chứng khoán Tổ chức tín dụng mua vào.

Bên Có ghi: - Giá trị chứng khoán Tổ chức tín dụng bán ra.

- Giá trị chứng khoán được thanh toán.


Số dư Nợ: - Phản ảnh giá trị chứng khoán Tổ chức tín dụng đang

quản lý.


Hạch toán chi tiết:

- Mở theo nhóm kỳ hạn và lãi suất của chứng khoán.



Tài khoản 149 - Dự phòng giảm giá chứng khoán

Tài khoản này dùng để phản ảnh tình hình lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá các chứng khoán kinh doanh của Tổ chức tín dụng.

Dự phòng giảm giá chứng khoán được lập đối với số chứng khoán chưa bán tại thời điểm khoá sổ để dự phòng sự giảm giá của các khoản đầu tư chứng khoán nhằm ghi nhận trước các khoản tổn thất có thể phát sinh do những nguyên nhân khách quan.



Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1- Việc lập dự phòng giảm giá chứng khoán phải thực hiện theo các quy định của chế độ tài chính hiện hành và các quy định có tính pháp lý về hoạt động của Tổ chức tín dụng .

2- Việc lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán phải thực hiện theo từng khoản, từng loại chứng khoán hiện có của Tổ chức tín dụng .

3- Thông thường mức lập dự phòng được xác định bằng chênh lệch giảm giữa giá thực tế mua và giá trị thị trường của từng loại chứng khoán (giá có thể bán được). Mức trích lập cụ thể sẽ thực hiện theo quy định của cơ chế quản lý tài chính.



Bên Có ghi: - Số dự phòng giảm giá chứng khoán được lập.

Bên Nợ ghi - Xử lý khoản giảm giá thực tế của các chứng khoán.

- Hoàn nhập dự phòng giảm giá.



Số dư Có : - Phản ảnh giá trị dự phòng giảm giá chứng khoán hiện có.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo loại chứng khoán kinh doanh.



Tài khoản 15 - Chứng khoán đầu tư

Tài khoản này có các tài khoản cấp II, III sau:

151 Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán

1511 Đầu tư vào chứng khoán nước ngoài

1512 Đầu tư vào chứng khoán trong nước

152 Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn

1521 Đầu tư vào chứng khoán nước ngoài

1522 Đầu tư vào chứng khoán trong nước

159 Dự phòng giảm giá chứng khoán

Tài khoản 151 - Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán
Tài khoản này dùng để phản ảnh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại chứng khoán (trái phiếu, giấy tờ có giá...) của Chính phủ hay tổ chức trong nước, nước ngoài phát hành mà Tổ chức tín dụng đang đầu tư. Tài khoản này dùng để hạch toán các loại chứng khoán nắm giữ với mục đích đầu tư và sẵn sàng bán, không thuộc loại chứng khoán mua vào bán ra thường xuyên nhưng có thể bán bất cứ lúc nào xét thấy có lợi (TCTD phải có quy định nội bộ về vấn đề này, trừ khi pháp luật có quy định khác).

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1- Chỉ hạch toán vào tài khoản này đối với các loại chứng khoán nợ là loại chứng khoán mà người phát hành phải thực hiện những cam kết mang tính ràng buộc đối với người nắm giữ chứng khoán theo những điều kiện cụ thể như: về thời hạn thanh toán, số tiền gốc, lãi suất...

Chứng khoán chỉ hạch toán theo chi phí thực tế mua chứng khoán, bao gồm giá mua cộng (+) các chi phí mua (nếu có).

2- Số tiền lãi sẽ được hưởng trên các chứng khoán này Tổ chức tín dụng vẫn tiếp tục tính và hạch toán cho đến khi đến hạn được thanh toán .

3- Nếu thu được tiền lãi từ chứng khoán đầu tư bao gồm cả khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi Tổ chức tín dụng mua lại khoản đầu tư đó, Tổ chức tín dụng phải phân bổ số tiền lãi này. Theo đó, chỉ có phần tiền lãi của các kỳ sau khi Tổ chức tín dụng đã mua khoản đầu tư này mới được ghi nhận là Thu nhập, còn khoản tiền lãi dồn tích trước khi TCTD mua lại khoản đầu tư đó thì ghi Giảm giá trị của chính khoản đầu tư chứng khoán đó.

4- Tiền gốc (mệnh giá) của chứng khoán được thanh toán một lần khi đến hạn. Tiền lãi được thanh toán có thể theo các phương thức:

- Thanh toán ngay khi phát hành (chứng khoán chiết khấu) .

- Thanh toán theo định kỳ (6 hoặc 12 tháng một lần) .

- Thanh toán một lần cùng tiền gốc chứng khoán .

Lãi suất của chứng khoán có thể là lãi suất cố định cho cả thời hạn của chứng khoán, có thể là lãi suất cố định áp dụng hàng năm, có thể là lãi suất hình thành qua đấu giá.

Phải tính toán và thanh toán kịp thời mọi khoản lãi về chứng khoán khi đến kỳ hạn.

5- Cuối niên độ kế toán, nếu giá trị thị trường của chứng khoán bị giảm xuống thấp hơn giá gốc, thì lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán theo quy định hiện hành.

6- Ngoài sổ tài khoản chi tiết, Tổ chức tín dụng phải mở sổ theo dõi chi tiết từng loại chứng khoán đã mua theo từng đối tác, mệnh giá.

Bên Nợ ghi: - Giá trị chứng khoán Tổ chức tín dụng mua vào.

Bên Có ghi: - Giá trị chứng khoán Tổ chức tín dụng bán ra.

- Giá trị chứng khoán được tổ chức phát hành thanh toán.



Số dư Nợ: - Phản ảnh giá trị chứng khoán Tổ chức tín dụng đang quản lý.

Hạch toán chi tiết:

- Mở theo nhóm kỳ hạn và lãi suất của chứng khoán.


Tài khoản 152 - Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn
Tài khoản này dùng để phản ảnh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại chứng khoán (trái phiếu, giấy tờ có giá...) của Chính phủ hay tổ chức trong nước, nước ngoài phát hành mà Tổ chức tín dụng đang đầu tư. Tài khoản này dùng để hạch toán các loại chứng khoán nắm giữ với mục đích đầu tư cho đến ngày đáo hạn (ngày được thanh toán).

Nội dung hạch toán tài khoản 152 giống như nội dung hạch toán tài khoản 151.



Tài khoản 159 - Dự phòng giảm giá chứng khoán

Tài khoản này dùng để phản ảnh tình hình lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá các chứng khoán của nước ngoài và của trong nước mà Tổ chức tín dụng đang đầu tư vào.

Dự phòng giảm giá chứng khoán được lập để dự phòng sự giảm giá của các khoản đầu tư chứng khoán nhằm ghi nhận trước các khoản tổn thất có thể phát sinh do những nguyên nhân khách quan.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1- Việc lập dự phòng giảm giá chứng khoán phải thực hiện theo các quy định của chế độ tài chính hiện hành và các quy định có tính pháp lý về hoạt động của Tổ chức tín dụng.

2- Việc lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán phải thực hiện theo từng khoản, từng loại chứng khoán hiện có của Tổ chức tín dụng .

3- Thông thường mức lập dự phòng được xác định bằng chênh lệch giảm giữa giá thực tế mua và giá trị thị trường của từng loại chứng khoán (giá có thể bán được). Mức trích lập cụ thể sẽ thực hiện theo quy định của cơ chế quản lý tài chính.

4- Việc lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư chứng khoán dài hạn thường được tính cho toàn bộ chứng khoán đầu tư dài hạn. Mức lập dự phòng được xác định bằng chênh lệch giảm giữa giá thực tế mua và giá trị thị trường của từng loại chứng khoán và không bù trừ với số chênh lệch tăng giá chứng khoán.

Bên Có ghi: - Số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán được lập.

Bên Nợ ghi: - Xử lý khoản giảm giá thực tế của các khoản đầu tư

chứng khoán.

- Hoàn nhập dự phòng giảm giá.

Số dư Có : - Phản ảnh giá trị dự phòng giảm giá chứng khoán hiện có.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo loại chứng khoán.



Loại 2: Hoạt động tín dụng


Loại tài khoản này phản ảnh tình hình hoạt động tín dụng dưới các hình thức khác nhau theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.


Каталог: vbpq -> Lists -> Vn%20bn%20php%20lut -> Attachments
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> BỘ CÔng an cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘI
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> NGÂn hàng nhà NƯỚc việt nam
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn bộ TÀi chính bộ KẾ hoạch và ĐẦu tư
Attachments -> BỘ CÔng an cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> BỘ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> BỘ quốc phòng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜNG

tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương