HỆ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng


Tài khoản 31 - Tài sản khác



tải về 1.27 Mb.
trang8/18
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.27 Mb.
#15407
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   18

Tài khoản 31 - Tài sản khác




Tài khoản 311 - Công cụ lao động đang dùng
Tài khoản này dùng để phản ảnh giá trị công cụ lao động đang dùng của Tổ chức tín dụng.
Bên Nợ ghi: - Giá trị công cụ lao động đưa ra sử dụng.
Bên Có ghi: - Giá trị công cụ lao động xuất khỏi tài sản của TCTD
Số dư Nợ: - Phản ảnh giá trị công cụ lao động đang dùng.
Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng loại công cụ lao động, hạch toán theo dõi cả hiện vật (số lượng) và giá trị của công cụ lao động .


Tài khoản 312 - Giá trị công cụ lao động đang dùng đã ghi vào chi phí
Tài khoản này dùng để phản ảnh việc phân bổ giá trị của công cụ lao động đang dùng vào chi phí.
Bên Có ghi: - Giá trị của công cụ lao động đưa ra sử dụng đã được phân bổ vào chi phí (phân bổ một lần 100% giá trị vào chi phí khi đưa ra sử dụng, ghi đối ứng với tài khoản chi phí).
Bên Nợ ghi: - Giá trị của công cụ lao động đã xuất khỏi tài sản của đơn vị (ghi đối ứng với tài khoản 311-Công cụ lao động đang dùng).
Số dư Có: - Phản ảnh giá trị của công cụ lao động đang dùng đã phân bổ vào chi phí. Số dư của tài khoản này phải bằng số dư của tài khoản 311 nhưng ngược vế.
Hạch toán chi tiết:

- Mở 1 tài khoản chi tiết .



Tài khoản 313 - Vật liệu
Tài khoản này dùng để phản ảnh các loại vật liệu sử dụng ở Tổ chức tín dụng như giấy tờ in, vật liệu văn phòng, phụ tùng thay thế, xăng, dầu...
Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1- Kế toán nhập, xuất, tồn kho vật liệu phải phản ảnh theo giá trị thực tế.

2- Ngoài sổ tài khoản chi tiết hạch toán theo giá trị của vật liệu, kế toán phải mở sổ chi tiết vật liệu để hạch toán theo dõi số lượng, giá trị của từng loại vật liệu.

Thủ kho phải mở thẻ kho để hạch toán theo dõi số lượng của từng loại vật liệu phù hợp với việc mở sổ của kế toán.



3- Hàng tháng, kế toán phải kiểm tra đối chiếu khớp đúng giá trị vật liệu tồn kho cuối tháng giữa sổ chi tiết vật liệu và sổ tài khoản chi tiết. Kế toán và thủ kho phải đối chiếu khớp đúng số liệu về số lượng vật liệu tồn kho cuối tháng giữa sổ chi tiết vật liệu và thẻ kho. Việc đối chiếu giữa sổ sách và hiện vật được thực hiện theo các định kỳ kiểm kê tài sản quy định.

Bên Nợ ghi: - Giá trị vật liệu nhập kho.
Bên Có ghi: - Giá trị vật liệu xuất kho.
Số dư Nợ: - Phản ảnh giá trị vật liệu tồn kho.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng nhóm vật liệu hoặc từng loại vật liệu.



Tài khoản 32 - Xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ



Tài khoản 321 - Mua sắm tài sản cố định
Tài khoản này dùng để phản ảnh các khoản chi phí mua sắm tài sản cố định theo dự toán đã được duyệt.
Bên Nợ ghi: - Các khoản chi mua sắm tài sản cố định.
Bên Có ghi: - Số tiền chi mua sắm tài sản cố định đã được duyệt quyết toán và thanh toán.
Số dư Nợ: - Phản ảnh số chi về mua sắm tài sản cố định chưa được duyệt quyết toán và thanh toán.
Hạch toán chi tiết:

- Mở 1 tài khoản chi tiết.


Tài khoản 322 - Chi phí xây dựng cơ bản
Tài khoản này chỉ sử dụng trong thời gian tiến hành xây dựng cơ bản để phản ảnh các vật liệu, dụng cụ và thiết bị dùng cho xây dựng cơ bản.
Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1- Chi phí chuẩn bị đầu tư XDCB và chi phí của Ban quản lý công trình được tính vào giá trị công trình và hạch toán vào chi phí khác về XDCB.

2- Khi công trình XDCB hoàn thành, tài khoản này phải tất toán hết số dư, kế toán phải tiến hành tính toán, phân bổ các chi phí khác về XDCB theo nguyên tắc:

- Các chi phí khác về XDCB liên quan đến hạng mục công trình nào thì tính trực tiếp cho hạng mục công trình đó.

- Các chi phí chung có liên quan đến nhiều đối tượng tài sản thì phải phân bổ theo những tiêu thức thích hợp (theo tỷ lệ với vốn xây dựng hoặc tỷ lệ với vốn lắp đặt, vốn thiết bị).

3-Đối với vật liệu dùng cho XDCB mở tiểu khoản theo từng nhóm vật liệu, hạch toán theo giá trị vật liệu. Ngoài sổ tài khoản chi tiết, kế toán phải mở sổ chi tiết vật liệu để hạch toán theo dõi số lượng, giá trị của từng loại vật liệu.

Thủ kho phải mở thẻ kho để hạch toán theo dõi số lượng của từng loại vật liệu phù hợp với việc mở sổ của kế toán.

Hàng tháng kế toán phải kiểm tra đối chiếu khớp đúng giá trị vật liệu tồn kho cuối tháng giữa sổ chi tiết vật liệu và sổ tài khoản chi tiết. Kế toán và thủ kho phải đối chiếu khớp đúng số liệu về số lượng vật liệu tồn kho cuối tháng giữa sổ chi tiết vật liệu và thẻ kho. Việc đối chiếu giữa sổ sách và hiện vật được thực hiện theo các định kỳ kiểm kê tài sản quy định.
Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:

3221- Chi phí công trình

3222- Vật liệu dùng cho XDCB

3223- Chi phí nhân công

3229- Chi phí khác
Bên Nợ ghi: - Chi phí cho đầu tư XDCB.
Bên Có ghi: - Giá trị TSCĐ hình thành qua đầu tư XDCB.

- Giá trị công trình bị loại bỏ và các khoản duyệt bỏ khác kết chuyển khi quyết toán được duyệt y.


Số dư Nợ: - Phản ảnh chi phí XDCB dở dang hay giá trị công trình XDCB đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao đưa vào sử dụng hoặc quyết toán chưa được duyệt y.
Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo công trình, hạng mục công trình.


Lưu ý:

Tài khoản 3221 “Chi phí công trình” sử dụng hạch toán đối với công trình đấu thầu hoặc chỉ định thầu toàn bộ.

Tài khoản 3222 “Vật liệu dùng cho XDCB” và tài khoản 3223 “Chi phí nhân công” sử dụng hạch toán đối với công trình có sử dụng vật liệu, nhân công do bên A tự mua, tự thuê...
Tài khoản 323 - Sửa chữa tài sản cố định
Tài khoản này dùng để phản ảnh chi phí sửa chữa TSCĐ và tình hình quyết toán chi phí sửa chưã TSCĐ. Trường hợp sửa chữa thường xuyên không hạch toán vào tài khoản này mà tính thẳng vào chi phí trong kỳ.
Nội dung hạch toán tài khoản 323 giống như nội dung hạch toán tài khoản 322.
Tài khoản 34- Góp vốn, đầu tư mua cổ phần
Tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền đồng Việt Nam hoặc giá trị ngoại tệ Tổ chức tín dụng góp vốn, đầu tư mua cổ phần, đưa đi liên doanh với các tổ chức khác.
Tài khoản 34 có các tài khoản cấp II và III sau:

341 - Góp vốn, mua cổ phần bằng đồng Việt Nam

3411 - Góp vốn, mua cổ phần của các TCTD

3412 - Góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức kinh tế

342 - Góp vốn liên doanh bằng đồng Việt Nam

3421 - Góp vốn liên doanh với các TCTD

3422 - Góp vốn liên doanh với các tổ chức kinh tế

343 - Góp vốn vào các công ty con bằng đồng Việt Nam

345 - Giá trị góp vốn, mua cổ phần bằng ngoại tệ

3451 - Giá trị góp vốn, mua cổ phần của các TCTD

3452 - Giá trị góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức kinh tế

346 - Giá trị góp vốn liên doanh bằng ngoại tệ

3461 - Giá trị góp vốn liên doanh với các TCTD

3462 - Giá trị góp vốn liên doanh với các tổ chức kinh tế

347 - Giá trị góp vốn vào các công ty con bằng ngoại tệ

349 - Dự phòng giảm giá


Tài khoản 341- Góp vốn, mua cổ phần bằng đồng Việt Nam

Tài khoản 345- Giá trị góp vốn, mua cổ phần bằng ngoại tệ

Các tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền đồng Việt Nam hay giá trị ngoại tệ mà Tổ chức tín dụng góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức khác với mức vốn theo quy định của pháp luật.



Hạch toán các tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1- Chỉ hạch toán vào tài khoản này đối với các loại chứng khoán vốn, là loại chứng khoán mà bên phát hành không phải chịu những cam kết mang tính ràng buộc về thời hạn thanh toán, số tiền gốc, lãi suất...đối với người nắm giữ chứng khoán.

Người nắm giữ loại chứng khoán này có quyền tham gia đại hội cổ đông, có thể ứng cử và bầu cử vào Hội đồng quản trị, biểu quyết các vấn đề quan trọng về sửa đổi, bổ sung điều lệ, phương án kinh doanh, phân chia lợi nhuận theo quy định trong điều lệ hoạt của tổ chức phát hành. Người nắm giữ loại chứng khoán này được hưởng lợi tức cổ phần (cổ tức) căn cứ vào kết quả kinh doanh, nhưng đồng thời cũng phải chịu rủi ro khi tổ chức phát hành hoạt đông thua lỗ, giải thể (hoặc phá sản),

2- Khi TCTD góp vốn, mua cổ phần với các tổ chức khác, hạch toán theo giá trị thị trường tại thời điểm mua cổ phần này. Trường hợp giá mua chênh lệch so với giá thị trường thì xử lý như sau:



  • Nếu giá mua cao hơn giá thị trường thì phần chênh lệch được hạch toán như một khoản lợi thế thương mại và hạch toán vào tài khoản “Chi phí chờ phân bổ”, được phân bổ trong một khoảng thời gian theo quy định.

  • Nếu giá mua thấp hơn giá thị trường thì phần chênh lệch này được phản ảnh như khoản bất lợi kinh doanh (negative goodwill) và hạch toán vào tài khoản “Doanh thu chờ phân bổ”. Phần chênh lệch này cần được ghi nhận như thu nhập trong một khoảng thời gian theo quy định.

3- Khi TCTD bán, chuyển nhượng cổ phần thì bên Có tài khoản này phải được ghi theo giá trước đây đã hạch toán khi mua loại cổ phần này (để tất toán số góp vốn, mua cổ phần đã đầu tư ), không ghi theo số tiền thực tế thu được. Phần chênh lệch giữa số tiền thực tế thu được với số tiền đã ghi Có tài khoản này được hạch toán vào kết quả kinh doanh (Tài khoản Thu lãi/Trả lãi góp vốn, mua cổ phần).

4- Trường hợp TCTD góp vốn, mua cổ phần bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm góp vốn. TCTD không được đánh giá lại vốn góp, mua cổ phần, kể cả trường hợp chênh lệch tỷ giá, để ghi tăng/giảm vốn góp.
Bên Nợ ghi: - Số tiền góp vốn, mua cổ phần (bao gồm cả góp, mua lần đầu

và khi bổ sung) .

Bên Có ghi: - Số tiền thu hồi về khi bán, chuyển nhượng cổ phần.

- Giảm tiền góp vốn, mua cổ phần (số thiệt hại về vốn góp tính

vào Chi phí về hoạt động kinh doanh khác).

Số dư Nợ: - Phản ảnh số tiền Tổ chức tín dụng đang góp vốn, mua cổ phần

của các tổ chức khác.



Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng tổ chức nhận góp vốn,

bán cổ phần.

Tài khoản 342 - Góp vốn liên doanh bằng đồng Việt Nam

Tài khoản 346- Giá trị góp vốn liên doanh bằng ngoại tệ

Các tài khoản này dùng để phản ảnh toàn bộ vốn góp đưa đi liên doanh với các Tổ chức tín dụng khác và với các tổ chức kinh tế và tình hình thu hồi lại vốn góp liên doanh khi kết thúc hợp đồng liên doanh hoặc khi ngừng hoạt động liên doanh.

Góp vốn liên doanh là một hoạt động đầu tư tài chính mà TCTD đầu tư vốn vào tổ chức khác để nhận kết quả kinh doanh và cùng chịu rủi ro (nếu có) theo tỷ lệ vốn góp.

Hạch toán các tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1- Trường hợp góp vốn liên doanh bằng TSCĐ, nếu được đánh giá cao hơn hoặc thấp hơn giá trị ghi sổ kế toán ở thời điểm góp vốn, thì khoản chênh lệch được phản ảnh vào Tài khoản 642 "Chênh lệch đánh giá lại TSCĐ".

2- Khi thu hồi vốn góp liên doanh, căn cứ vào giá trị tài sản do bên liên doanh bàn giao để ghi giảm số vốn đã góp. Nếu bị thiệt hại do không thu hồi đủ vốn góp thì khoản thiệt hại này được coi là một khoản Chi phí.

Nội dung hạch toán tài khoản 342,346 giống như nội dung hạch toán tài khoản 341,345.


Tài khoản 343- Góp vốn vào các công ty con bằng

đồng Việt Nam

Tài khoản 347- Giá trị góp vốn vào các công ty con

bằng ngoại tệ

Các tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền đồng Việt Nam hay giá trị ngoại tệ mà Hội sở chính của Tổ chức tín dụng góp vốn, cấp vốn hoạt động cho các công ty con.

Nội dung hạch toán tài khoản 343,347 giống như nội dung hạch toán tài khoản 341,345.



Tài khoản 349- Dự phòng giảm giá

Tài khoản này dùng để phản ảnh tình hình lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá vốn góp, đầu tư mua cổ phần của Tổ chức tín dụng theo quy định hiện hành.

Nội dung hạch toán tài khoản 349 giống như nội dung hạch toán tài khoản 159.
Tài khoản 35 - Các khoản phải thu bên ngoài
Tài khoản 351- Ký quỹ, thế chấp, cầm cố

Tài khoản này dùng để phản ảnh các tài sản (tín phiếu, trái phiếu, TSCĐ, nhà cửa, đất đai...), tiền của Tổ chức tín dụng mang thế chấp, cầm cố, ký quỹ tại các Tổ chức tín dụng khác trong các quan hệ kinh tế, tín dụng...



Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1- Trường hợp dùng TSCĐ đem cầm cố, thế chấp:

- Khi Tổ chức tín dụng đưa TSCĐ cầm cố, thế chấp, ghi:

Nợ TK 351 - Ký quỹ, thế chấp, cầm cố.

Nợ TK 305 - Hao mòn TSCĐ

Có TK 301 - TSCĐ hữu hình
- Khi nhận lại TSCĐ cầm cố, thế chấp, ghi:

Nợ TK 301 - TSCĐ hữu hình

Có TK 351 - Ký quỹ, thế chấp, cầm cố.

(ghi giá trị TSCĐ còn lại khi đi thế chấp, cầm cố)

Có TK 305 - Hao mòn TSCĐ

(hao mòn luỹ kế khi đi cầm cố, thế chấp)


2- Trường hợp thế chấp TSCĐ mà không đưa TSCĐ ra khỏi Tổ chức tín dụng thì không ghi giảm TSCĐ.
Bên Nợ ghi: - Giá trị tài sản mang thế chấp, cầm cố.

- Số tiền đã ký quỹ


Bên Có ghi: - Giá trị tài sản thế chấp, cầm cố và số tiền ký quỹ đã nhận lại hoặc đã thanh toán.

- Số tiền được xử lý chuyển vào các tài khoản thích hợp khác.


Số dư Nợ: - Phản ảnh giá trị tài sản còn đang gửi thế chấp, cầm cố và số tiền còn đang ký quỹ.
Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng nhận tài sản thế chấp, cầm cố hay nhận tiền ký quỹ.


Tài khoản 352 - Các khoản tham ô, lợi dụng
Tài khoản này dùng để phản ảnh các khoản bị khách hàng tham ô, lợi dụng trong quá trình giao dịch với Tổ chức tín dụng .
Bên Nợ ghi: - Số tiền khách hàng tham ô, lợi dụng.
Bên Có ghi: - Số tiền Tổ chức tín dụng đã thu hồi được hoặc được phép

xử lý.
Số dư Nợ: - Số tiền Tổ chức tín dụng còn phải thu khách hàng.


Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng chịu trách nhiệm thanh toán.


Tài khoản 353 - Thanh toán với Ngân sách Nhà nước
Tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền thuế, khấu hao cơ bản... Tổ chức tín dụng tạm ứng để nộp Ngân sách Nhà nước hay các khoản chờ Ngân sách Nhà nước thanh toán (các khoản bù chênh lệch lãi suất cho vay ưu đãi...)
Tài khoản 353 có các tài khoản cấp III sau:

3531 - Tạm ứng nộp Ngân sách Nhà nước

3532 - Thuế giá trị gia tăng đầu vào

3539 - Các khoản chờ Ngân sách Nhà nước thanh toán


Nội dung hạch toán 2 tài khoản :

3531 - Tạm ứng nộp Ngân sách Nhà nước

3539 - Các khoản chờ Ngân sách Nhà nước thanh toán
Bên Nợ ghi: - Số tiền tạm ứng để nộp cho Ngân sách Nhà nước.

- Số tiền phải thu Ngân sách (Ngân sách cấp bù...)


Bên Có ghi: - Số tiền chuyển vào tài khoản thích hợp để thanh toán.
Số dư Nợ: - Phản ảnh số tiền Tổ chức tín dụng đã tạm ứng nộp hoặc

phải thu từ Ngân sách Nhà nước chưa được thanh toán.


Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng khoản phải thu Ngân sách .


Tài khoản 3532 - Thuế giá trị gia tăng đầu vào
Tài khoản này dùng để hạch toán số thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào khi mua hàng hoá, dịch vụ.
Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1- Tài khoản này chỉ áp dụng cho đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế.

2- Việc hạch toán vào tài khoản này theo quy định của Bộ tài chính về kế toán thuế giá trị gia tăng.
Bên Nợ ghi: - Số thuế GTGT đầu vào.
Bên Có ghi: - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ.

- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.

- Số thuế GTGT đầu vào đã hoàn lại.
Số dư Nợ: - Phản ảnh số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ; số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng Ngân sách Nhà nước chưa hoàn trả.
Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo loại thuế GTGT đầu vào và thuế giá trị gia tăng được khấu trừ .



Tài khoản 355- Chi phí xử lý tài sản bảo đảm nợ
Tài khoản này dùng để phản ảnh các chi phí xử lý tài sản bảo đảm nợ như đầu tư nâng cấp, cải tạo, sửa chữa tài sản bảo đảm nợ để bán hoặc khai thác; thuê trông coi bảo vệ, bảo hiểm cho tài sản bảo đảm nợ; quảng cáo, môi giới để bán, cho thuê tài sản bảo đảm nợ và các chi phí xử lý tài sản bảo đảm nợ khác theo quy định để xử lý nợ tồn đọng của Ngân hàng thương mại theo Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 05/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ.
Bên Nợ ghi: - Chi phí xử lý tài sản bảo đảm nợ.
Bên Có ghi: - Số tiền thu hồi chi phí xử lý tài sản bảo đảm nợ.
Số dư Nợ: - Phản ảnh chi phí xử lý tài sản bảo đảm nợ chưa thu được.
Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng tài sản bảo đảm nợ.


Tài khoản 359 - Các khoản khác phải thu
Tài khoản này dùng để phản ảnh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán về các khoản nợ phải thu của khách hàng.
Bên Nợ ghi: - Số tiền Tổ chức tín dụng phải thu khách hàng.
Bên Có ghi: - Số tiền Tổ chức tín dụng thu được.

- Số tiền được xử lý chuyển vào các tài khoản thích

hợp khác.
Số dư Nợ: - Phản ảnh số tiền Tổ chức tín dụng còn phải thu khách hàng.
Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng chịu trách nhiệm thanh toán.


Tài khoản 36 - Các khoản phải thu nội bộ
Tài khoản 361 - Tạm ứng và phải thu nội bộ bằng

đồng Việt Nam
Tài khoản này dùng để phản ảnh các khoản bằng đồng Việt Nam mà Tổ chức tín

dụng cấp vốn cho các công ty trực thuộc, tạm ứng để hoạt động nghiệp vụ và các khoản nợ cũng như tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu phát sinh trong hoạt động nội bộ Tổ chức tín dụng.


Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1- Phạm vi và nội dung phản ảnh vào tài khoản thuộc quan hệ thanh toán nội bộ trong Tổ chức tín dụng. Các quan hệ thanh toán của Tổ chức tín dụng với các khách hàng độc lập, không phản ảnh vào tài khoản này.

2- Tài khoản này phải hạch toán chi tiết theo từng đơn vị, cá nhân có quan hệ và theo dõi riêng từng khoản tạm ứng hay các khoản phải thu. Từng đơn vị cần có biện pháp đôn đốc giải quyết dứt điểm các khoản tạm ứng, phải thu nội bộ trong niên độ kế toán.

3- Cuối kỳ kế toán, phải kiểm tra, đối chiếu và xác nhận số phát sinh, số dư các tài khoản 361 "Tạm ứng và phải thu nội bộ" và tài khoản 46 "Các khoản phải trả nội bộ" với các đơn vị, cá nhân có quan hệ theo từng nội dung thanh toán.
Tài khoản 361 có các tài khoản cấp III sau:

3612 - Tạm ứng để hoạt động nghiệp vụ

3613 - Tạm ứng tiền lương, công tác phí cho cán bộ, nhân viên 3614 - Tham ô, thiếu mất tiền, tài sản chờ xử lý

3615 - Các khoản phải bồi thường của cán bộ, nhân viên TCTD

3619 - Các khoản phải thu khác
Bên Nợ ghi: - Số tiền tạm ứng.

- Số tiền Tổ chức tín dụng phải thu.


Bên Có ghi: - Số tiền thu hồi tạm ứng.

- Số tiền Tổ chức tín dụng thu được.

- Số tiền được xử lý chuyển vào các tài khoản thích hợp khác.
Số dư Nợ: - Phản ảnh số tiền Tổ chức tín dụng đang tạm ứng để phục vụ hoạt động nghiệp vụ hay còn phải thu.
Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị, cá nhân có quan hệ thanh toán .


Tài khoản 362 - Tạm ứng và phải thu nội bộ bằng ngoại tệ
Tài khoản này dùng để phản ảnh các khoản bằng ngoại tệ mà Hội sở chính của Tổ chức tín dụng tạm ứng để hoạt động nghiệp vụ cho các văn phòng đại diện, chi nhánh ở nước ngoài...
Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:

3622 - Tạm ứng cho các văn phòng đại diện, chi nhánh ở nước

ngoài

3623 – Tạm ứng công tác phí cho cán bộ, nhân viên



3629 - Các khoản phải thu khác
Bên Nợ ghi: - Số tiền tạm ứng.

- Số tiền Tổ chức tín dụng phải thu


Bên Có ghi: - Số tiền thu hồi tạm ứng.

- Số tiền Tổ chức tín dụng thu được.

- Số tiền được xử lý chuyển vào các tài khoản thích hợp khác.
Số dư Nợ: - Phản ảnh số vốn Tổ chức tín dụng đang tạm ứng hay còn phải thu.
Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng chi nhánh ở nước ngoài được tạm ứng hay từng đơn vị, cá nhân có quan hệ thanh toán .


Tài khoản 369 - Các khoản phải thu khác
Tài khoản 369 có các tài khoản cấp III sau:

3692- Giá trị khoản nợ giao Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản

3699- Các khoản phải thu khác
Tài khoản 3692- Giá trị khoản nợ giao Công ty quản lý nợ

và khai thác tài sản
Tài khoản này mở tại Ngân hàng thương mại, để phản ảnh việc chuyển giao các khoản nợ gốc tồn đọng sang Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc theo Hợp đồng uỷ thác để xử lý theo các nội dung quy định tại Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 05/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ.
Bên Nợ ghi: - Khoản nợ gốc tồn đọng bàn giao sang Công ty quản lý nợ

và khai thác tài sản trực thuộc.


Bên Có ghi: - Số tiền thu hồi nợ gốc tồn đọng do Công ty quản lý nợ và

khai thác tài sản trực thuộc chuyển trả.

- Xử lý số tiền còn lại của khoản nợ gốc tồn đọng không thu hồi được theo quy định (sau khi Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc đã tận thu và đã chuyển trả nếu tổng số tiền thu hồi dược nhỏ hơn số nợ gốc tồn đọng).
Số dư Nợ: - Phản ảnh giá trị còn lại của khoản nợ gốc tồn đọng đang giao Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc.
Hạch toán chi tiết:
- Mở tài khoản chi tiết theo từng khoản nợ đã chuyển giao sang Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc xử lý.
Tài khoản 3699- Các khoản phải thu khác
Tài khoản này dùng để phản ảnh các khoản phải thu khác của Tổ chức tín dụng phát sinh trong quá trình hoạt động ngoài những khoản tiền đã được hạch toán vào các tài khoản thích hợp.
Bên Nợ ghi: - Số tiền Tổ chức tín dụng phải thu.
Bên Có ghi: - Số tiền Tổ chức tín dụng thu được.

- Số tiền được xử lý chuyển vào các tài khoản thích hợp khác.


Số dư Nợ: - Phản ảnh số tiền Tổ chức tín dụng còn phải thu.
Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị, cá nhân có quan hệ thanh toán.



Tài khoản 38- Các tài sản Có khác
Tài khoản 381- Góp vốn đồng tài trợ bằng đồng Việt Nam

Tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền đồng Việt Nam Tổ chức tín dụng góp vốn vào Tổ chức tín dụng đầu mối để đồng tài trợ cho một dự án với mức tiền đã thoả thuận thông qua việc ký kết hợp đồng đồng tài trợ. Về nguyên tắc, tài khoản này phải hết số dư khi lập báo cáo tài chính năm.



Bên Nợ ghi: - Số tiền chuyển cho Tổ chức tín dụng đầu mối để cho vay dự án.

Bên Có ghi: - Số tiền tổ chức tín dụng đầu mối đã cho vay dự án .

Số dư Nợ: - Phản ảnh số tiền đã chuyển cho tổ chức tín dụng đầu mối để

cho vay dự án.



Hạch toán chi tiết :

- Mở tài khoản chi tiết theo từng tổ chức tín dụng đầu mối.

Tài khoản 382- Góp vốn đồng tài trợ bằng ngoại tệ

Tài khoản này dùng để phản ảnh giá trị ngoại tệ Tổ chức tín dụng góp vốn vào Tổ chức tín dụng đầu mối để đồng tài trợ cho một dự án với mức tiền đã thoả thuận thông qua việc ký kết hợp đồng đồng tài trợ. Về nguyên tắc, tài khoản này phải hết số dư khi lập báo cáo tài chính năm.

Nội dung hạch toán tài khoản 382 giống như nội dung hạch toán tài khoản 381.
Tài khoản 383 - Uỷ thác đầu tư, cho vay bằng đồng Việt Nam

Tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền đồng Việt Nam Tổ chức tín dụng chuyển cho các tổ chức nhận uỷ thác cho vay với mức tiền đã thoả thuận theo hợp đồng uỷ thác đã ký kết giữa hai bên. Về nguyên tắc, tài khoản này phải hết số dư khi lập báo cáo tài chính năm (tổ chức nhận uỷ thác phải thanh toán xong toàn bộ số tiền đã giải ngân cho khách hàng theo hợp đồng uỷ thác).



Bên Nợ ghi: - Số tiền chuyển vào tổ chức nhận uỷ thác cho vay.

Bên Có ghi: - Số tiền tổ chức nhận uỷ thác cho vay, thanh toán (đã cho vay

khách hàng hoặc chuyển trả lại).



Số dư Nợ: - Phản ảnh số tiền đã chuyển cho tổ chức nhận uỷ thác

cho vay.


Hạch toán chi tiết :

- Mở tài khoản chi tiết theo từng tổ chức nhận uỷ thác cho vay.
Tài khoản 384 - Uỷ thác đầu tư, cho vay bằng ngoại tệ

Tài khoản này dùng để phản ảnh giá trị ngoại tệ Tổ chức tín dụng chuyển cho các tổ chức nhận uỷ thác cho vay với mức tiền đã thoả thuận theo hợp đồng uỷ thác đã ký kết giữa hai bên. Về nguyên tắc, tài khoản này phải hết số dư khi lập báo cáo tài chính năm ( tổ chức nhận uỷ thác phải thanh toán xong toàn bộ số tiền đã giải ngân cho khách hàng theo hợp đồng uỷ thác).

Nội dung hạch toán tài khoản 384 giống như nội dung hạch toán tài khoản 383.

Tài khoản 385 - Đầu tư bằng đồng Việt Nam vào các thiết bị

cho thuê tài chính

Tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền đồng Việt Nam Công ty cho thuê tài chính đã chi ra để mua sắm tài sản cho thuê tài chính trước thời điểm cho thuê tài chính (trước khi hợp đồng cho thuê tài chính có hiệu lực).



Bên Nợ ghi: - Số tiền chi ra để mua tài sản cho thuê tài chính.

Bên Có ghi: - Giá trị tài sản chuyển sang cho thuê tài chính.

Số dư Nợ: - Phản ảnh số tiền đã chi ra mua tài sản cho thuê tài chính chưa

chuyển sang cho thuê tài chính.



Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng thuê tài chính.


Tài khoản 386 - Đầu tư bằng ngoại tệ vào các thiết bị

cho thuê tài chính

Tài khoản này dùng để phản ảnh giá trị ngoại tệ Công ty cho thuê tài chính đã chi ra để mua sắm tài sản cho thuê tài chính trước thời điểm cho thuê tài chính (trước khi hợp đồng cho thuê tài chính có hiệu lực).

Nội dung hạch toán tài khoản 386 giống như nội dung hạch toán tài khoản 385.

Tài khoản 387- Tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu

cho TCTD, đang chờ xử lý

Tài khoản này dùng để phản ảnh giá trị tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho TCTD, đang chờ xử lý. TCTD phải có đầy đủ hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản đó. (quyền sở hữu đối với tài sản được xác lập khi có đủ 3 quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản-- quy định tại điều 173 Bộ Luật dân sự).



Bên Nợ ghi: - Giá trị tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho TCTD,

đang chờ xử lý.



Bên Có ghi: - Giá trị tài sản gán nợ đã xử lý .

Số dư Nợ: - Phản ảnh giá trị tài sản gán nợ.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng tài sản nhận gán nợ đã chuyển

quyền sở hữu cho TCTD.

Tài khoản 388- Chi phí chờ phân bổ

Tài khoản này dùng để phản ảnh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của nhiều kỳ kế toán và việc kết chuyển phân bổ các khoản chi phí này vào chi phí của các kỳ kế toán phù hợp với quy định của chuẩn mực kế toán.



Bên Nợ ghi: - Chi phí chờ phân bổ (chi phí trả trước) phát sinh trong kỳ.

Bên Có ghi: - Chi phí trả trước được phân bổ vào chi phí trong kỳ.

Số dư Nợ: - Phản ảnh các khoản chi phí trả trước chờ phân bổ.

Hạch toán chi tiết :

- Mở tài khoản chi tiết theo từng khoản chi phí trả trước chờ phân bổ.
Tài khoản 39 - Lãi phải thu

Tài khoản 391 - Lãi phải thu từ tiền gửi

Tài khoản này dùng để phản ảnh số lãi phải thu dồn tích tính trên số tiền gửi mà TCTD gửi tại NHNN và tại các TCTD khác.

Tài khoản 391 có các tài khoản cấp III sau:

3911 - Lãi phải thu từ tiền gửi bằng đồng Việt Nam

3912 - Lãi phải thu từ tiền gửi bằng ngoại tệ

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1- Lãi tiền gửi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ.

2- Lãi phải thu từ tiền gửi thể hiện số lãi tính dồn tích mà TCTD đã hạch toán vào thu nhập nhưng chưa được tổ chức nhận tiền gửi thanh toán (chi trả).

Bên Nợ ghi: - Số lãi phải thu từ tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác tính cộng dồn.

Bên Có ghi: - Số tiền lãi do tổ chức nhận tiền gửi đã chi trả.

Số dư Nợ: - Phản ảnh số lãi tiền gửi còn phải thu của Tổ chức tín dụng .

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tiền gửi.



Tài khoản 392- Lãi phải thu từ đầu tư chứng khoán

Tài khoản này dùng để phản ảnh số lãi phải thu dồn tích tính trên các chứng khoán (giấy tờ có giá) của tổ chức phát hành mà Tổ chức tín dụng đã đầu tư vào.



Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1- Lãi đầu tư chứng khoán được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ.

2- Lãi phải thu từ chứng khoán thể hiện số lãi tính dồn tích mà TCTD đã hạch toán vào thu nhập nhưng chưa được tổ chức phát hành chứng khoán thanh toán (chi trả).

Tài khoản 392 có các tài khoản cấp III sau:

3921 - Lãi phải thu từ tín phiếu NHNN và tín phiếu Kho bạc

3922 - Lãi phải thu từ chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán

3923 - Lãi phải thu từ chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn

Nội dung hạch toán tài khoản 392 giống như nội dung hạch toán tài khoản 391.



Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng loại chứng khoán.



Tài khoản 394- Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng

Tài khoản này dùng để phản ảnh số lãi phải thu dồn tích tính trên hoạt động tín dụng.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1- Lãi từ hoạt động tín dụng được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ.

2- Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng thể hiện số lãi tính dồn tích mà TCTD đã hạch toán vào thu nhập nhưng chưa được khách hàng vay thanh toán (chi trả).

Tài khoản 394 có các tài khoản cấp III sau:

3941- Lãi phải thu từ cho vay bằng đồng Việt Nam

3942- Lãi phải thu từ cho vay bằng ngoại tệ và vàng

3943- Lãi phải thu từ cho thuê tài chính

3944- Lãi phải thu từ khoản trả thay khách hàng được bảo lãnh

Nội dung hạch toán tài khoản 394 giống như nội dung hạch toán tài khoản 391.

Tài khoản 396- Lãi phải thu từ các công cụ tài chính phái sinh

Tài khoản này dùng để phản ảnh số lãi phải thu dồn tích tính trên các công cụ tài chính phái sinh (derivatives) lãi suất mà Tổ chức tín dụng tham gia.



Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1- Lãi từ các công cụ tài chính phái sinh được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ.

2- Lãi phải thu từ các công cụ tài chính phái sinh thể hiện số lãi tính dồn tích mà TCTD đã hạch toán vào thu nhập nhưng chưa được khách hàng thanh toán (chi trả).

3- áp dụng đối với cả công cụ tài chính phái sinh hỗn hợp lãi suất và tiền tệ. Riêng đối với công cụ tài chính phái sinh tiền tệ sẽ sử dụng các tài khoản 47 "Các giao dịch ngoại hối" và tài khoản 486 "Thanh toán đối với các công cụ tài chính phái sinh".

Tài khoản 396 có các tài khoản cấp III sau:

3961- Giao dịch hoán đổi

3962- Giao dịch kỳ hạn

3963- Giao dịch tương lai

3964- Giao dịch quyền lựa chọn

Nội dung hạch toán tài khoản 396 giống như nội dung hạch toán tài khoản 391.

Tài khoản 399- Dự phòng rủi ro lãi phải thu

Tài khoản này dùng để phản ánh việc Tổ chức tín dụng lập dự phòng và xử lý các khoản dự phòng theo chế độ quy định đối với các khoản lãi phải thu dồn tích tính từ tiền gửi, đầu tư chứng khoán, hoạt động tín dụng, công cụ tài chính phái sinh...

Nội dung hạch toán tài khoản 399 giống như nội dung hạch toán tài khoản 229.

Loại 4: Các khoản phải trả

Loại này dùng để phản ảnh mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động mà Tổ chức tín dụng phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ, bao gồm các khoản nợ tiền vay Ngân hàng Nhà nước và các Tổ chức tín dụng khác; tiền gửi của tổ chức kinh tế cá

nhân trong nước.
Tài khoản 40 - Các khoản Nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước
Tài khoản 401 - Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước bằng

đồng Việt Nam
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng thương mại Nhà nước (được Ngân hàng Nhà nước chỉ định) dùng để phản ảnh tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Kho bạc Nhà nước
Bên Có ghi: - Số tiền Kho bạc Nhà nước gửi vào.
Bên Nợ ghi: - Số tiền Kho bạc Nhà nước lấy ra.
Số dư Có: - Phản ảnh số tiền Kho bạc Nhà nước đang gửi tại TCTD.
Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị Kho bạc Nhà nước gửi tiền.


Tài khoản 402 - Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước bằng ngoại tệ
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng thương mại Nhà nước (được Ngân hàng Nhà nước chỉ định) dùng để phản ảnh tiền gửi bằng ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước .
Nội dung hạch toán tài khoản 402 giống như nội dung hạch toán tài khoản 401.
Tài khoản 403 - Vay Ngân hàng Nhà nước bằng đồng Việt Nam
Tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền đồng Việt Nam Tổ chức tín dụng vay Ngân hàng Nhà nước theo các hình thức tái cấp vốn.
Tài khoản 403 có các tài khoản cấp III như sau:

4031 - Vay theo hồ sơ tín dụng

4032 - Vay chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá

4033 - Vay cầm cố các giấy tờ có giá

4034 - Vay thanh toán bù trừ

4035 - Vay hỗ trợ đặc biệt

4038 - Vay khác

4039 - Nợ quá hạn



Nội dung hạch toán các tài khoản:

4031 - Vay theo hồ sơ tín dụng

4032 - Vay chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá

4033 - Vay cầm cố các giấy tờ có giá

4034 - Vay thanh toán bù trừ

4035 - Vay hỗ trợ đặc biệt

4038 - Vay khác (bao gồm các khoản vay có thời hạn theo các mục tiêu Chính phủ chỉ định )
Bên Có ghi: - Số tiền vay Ngân hàng Nhà nước.
Bên Nợ ghi: - Số tiền trả nợ Ngân hàng Nhà nước.

- Số tiền vay Ngân hàng Nhà nước chuyển sang tài khoản nợ quá hạn.



Số dư Có: - Phản ảnh số tiền Tổ chức tín dụng đang vay Ngân hàng Nhà nước.

Hạch toán chi tiết :

- Mở 1 tài khoản chi tiết .


Tài khoản 4039 - Nợ quá hạn
Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền đồng Việt Nam Tổ chức tín dụng vay Ngân hàng Nhà nước đã quá hạn trả.
Bên Có ghi: - Số tiền vay đã quá hạn trả (chuyển từ các tài khoản vay Ngân hàng Nhà nước sang).
Bên Nợ ghi: - Số tiền trả nợ Ngân hàng Nhà nước.
Số dư Có: - Phản ảnh số tiền vay Ngân hàng Nhà nước đã quá hạn trả.
Hạch toán chi tiết :

- Mở 1 tài khoản chi tiết .




Каталог: vbpq -> Lists -> Vn%20bn%20php%20lut -> Attachments
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> BỘ CÔng an cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘI
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> NGÂn hàng nhà NƯỚc việt nam
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn bộ TÀi chính bộ KẾ hoạch và ĐẦu tư
Attachments -> BỘ CÔng an cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> BỘ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> BỘ quốc phòng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜNG

tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương