Giáo Lý Thực Hành Đơn Giản Từ Hào Quang Qur’an và Sunnah: Hành Hương Hajj, Thăm Viếng Madinah, Giết Tế Qurbaan & A’qiqah


Chủ đề thứ ba: Súc vật giết tế và giáo lý liên quan



tải về 0.53 Mb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.53 Mb.
#23685
1   2   3   4

Chủ đề thứ ba: Súc vật giết tế và giáo lý liên quan.

1) Súc vật giết tế là những loài súc vật như lạc đà, bò, trừu (cừu hoặc dê) được dắt đến giết thịt tại Makkah với mục đích hiến dâng cho Allah.

- Các mục đích giết tế súc vật:

1- Giết tế vì Hajj Tamattu' và Hajj Qiron, đây là loại giết tế bắt buộc đối với những ai không ở trong khu vực Makkah mà hành hương Hajj Tamattu' và Qiron, đây là thể loại nghi thức Hajj chứ không phải giết phạt, vì Allah phán:

﴿فَمَن تَمَتَّعَ بِٱلۡعُمۡرَةِ إِلَى ٱلۡحَجِّ فَمَا ٱسۡتَيۡسَرَ مِنَ ٱلۡهَدۡيِۚ﴾ البقرة: 196

Đối với ai muốn tiếp tục làm U’mrah rồi đến Hajj (tức hành hương Hajj Al-Tamadtu’ hoặc Hajj Al-Qiron) thì phải giết một con vật tế tùy theo khả năng có thể. Al-Baqarah: 196 (chương 2).

Nếu ai không có khả năng giết tế do không có vật nuôi hoặc không có tiền mua vật tế thì phải nhịn chay thay thế mười ngày, nhịn ba ngày trong thời gian hành hương Hajj và được phép nhịn chay trong những ngày Tashreeq còn bảy ngày nhịn khác thì nhịn tại về nhà, vì Allah phán:

﴿فَمَن لَّمۡ يَجِدۡ فَصِيَامُ ثَلَٰثَةِ أَيَّامٖ فِي ٱلۡحَجِّ وَسَبۡعَةٍ إِذَا رَجَعۡتُمۡۗ﴾ البقرة:196

Nhưng ai không có khả năng (dâng một con vật tế) thì phải nhịn chay ba ngày trong thời gian hành hương Hajj và bảy ngày sau khi trở về nhà. Al-Baqarah: 196 (chương 2).

Khuyến khích ai hành hương Hajj Tamadtu’ và Hajj Qiron nên ăn ít thịt của con vật mình giết tế, bởi Allah phán:

﴿فَكُلُواْ مِنۡهَا وَأَطۡعِمُواْ ٱلۡقَانِعَ وَٱلۡمُعۡتَرَّۚ﴾ الحج:36

{Các ngươi hãy dùng thịt của chúng và bố thí cho những người nghèo sống bằng lòng với số phận và những người ăn xin.} Al-Haj: 36 (chương 22).



2- Giết tế vì ép buộc là loại giết tế bắt buộc đối với ai đã bỏ lở bỏ xót một trong những nghi thức bắt buộc hoặc đã vi phạm một trong những điều khoản cấm hoặc bất cứ lý do nào khác tương tự trong suốt thời gian hành hương Hajj, vì Allah phán:

﴿فَإِنۡ أُحۡصِرۡتُمۡ فَمَا ٱسۡتَيۡسَرَ مِنَ ٱلۡهَدۡيِۖ﴾ البقرة: 196

Nếu các ngươi bị cản trở không thể tiếp tục thi hành Hajj thì hãy nộp phạt một con vật tế. Al-Baqarah: 196 (chương 2).

Và vì Abdullah bin A’bbaas  nói: “Ai lỡ quên hoặc cố ý bỏ một trong những điều khoản bắt buộc của Hajj thì phải nộp phạt một con vật tế.(34)

Với loại thịt giết tế này cấm người nộp phạt ăn, buộc y phải lấy hết số thịt đó phân phát hết cho người nghèo sinh sống trong thánh địa Haram.



3- Giết tế vì tự nguyện là loại giết tế khuyến khích đối với tất cả những ai hành hương Hajj hoặc U’mrah, nhằm bắt chước theo đường lối Sunnah của Nabi , bởi trong lần hành hương Hajj Al-Wida Người đã giết tế một trăm con lạc đà.

Với loại thịt giết tế này khuyến khích người giết tế ăn một ít, bởi xưa kia sau khi giết tế xong thì Rasul  ra lệnh người giết thịt lấy mỗi con một cụt thịt đem nấu chung rồi Người đã ăn và đã uống nước canh đó.

Ngoài ra, đối với tín đồ Muslim không hành hương Hajj được phép gởi súc vật tế đến Makkah để giết tế với mục đích kính dâng Allah, nhưng họ không cần phải hãm mình giống như người hành hương Hajj.

4- Giết tế vì lời nguyện là loại giết tế mà người hành hương Hajj đã nguyện giết tế kính dâng Allah tại Makkah, loại giết tế này bắt buộc phải thực hiện, bởi Allah phán:

﴿ثُمَّ لۡيَقۡضُواْ تَفَثَهُمۡ وَلۡيُوفُواْ نُذُورَهُمۡ﴾ الحج : 29

{Sau đó, chúng hãy kết thúc việc Ehraam của mình (mà trở lại hiện trạng bình thường); hãy giết tế súc vật vì Hajj (và tất cả súc vật đã nguyện trước).} Al-Haj: 29 (chương 22).

Với loại thịt giết tế này không được phép ăn thịt.

2) Thời gian giết tế đối với loại giết tế vì Hajj Tamadtu’, Hajj Qiron thì thời gian bắt đầu là sau lễ Salah đại lễ E’id của ngày đại lễ E’id cho đến giờ cuối cùng của ngày Tashreeq.

Đối với loại giết tế vì ép buộc thì thực hiện ngay khi vi phạm.

Đối với ai bị cấm cản không cho đến Makkah thì phải giết tế chịu phạt một con trừu (cừu hoặc dê) hoặc một phần bảy con bò hoặc một phần bảy con lạc đà, bởi Allah phán:

﴿فَإِنۡ أُحۡصِرۡتُمۡ فَمَا ٱسۡتَيۡسَرَ مِنَ ٱلۡهَدۡيِۖ﴾ البقرة: 196

Nếu các ngươi bị cản trở không thể tiếp tục thi hành Hajj thì hãy nộp phạt một con vật tế. Al-Baqarah: 196 (chương 2).



3) Địa điểm giết tế đối với loại giết tế vì Hajj Tamadtu’ và Hajj Qiron thì theo Sunnah thì giết tế tại Mina, nếu không thể thì giết ở bất cứ địa phận nào của vùng đất Haram cũng được.

Với loại giết tế vì ép buộc chỉ được phép giết tế trong vùng đất Haram. Riêng giết tế vì bị cấm cản thì giết tế ngay vị trí bị cấm.

Đối với việc nhịn chay thay thế giết tế súc vật thì nhịn bất cứ nơi đâu cũng được. Khuyến khích nên nhịn chay ba ngày trong thời gian hành hương Hajj và bảy ngày sau kế tiếp sau khi đã trở về quê nhà, như Allah phán:

﴿فَإِذَآ أَمِنتُمۡ فَمَن تَمَتَّعَ بِٱلۡعُمۡرَةِ إِلَى ٱلۡحَجِّ فَمَا ٱسۡتَيۡسَرَ مِنَ ٱلۡهَدۡيِۚ فَمَن لَّمۡ يَجِدۡ فَصِيَامُ ثَلَٰثَةِ أَيَّامٖ فِي ٱلۡحَجِّ وَسَبۡعَةٍ إِذَا رَجَعۡتُمۡۗ تِلۡكَ عَشَرَةٞ كَامِلَةٞۗ ﴾ البقرة: ١٩٦

Đối với ai muốn tiếp tục làm U’mrah rồi đến Hajj (tức hành hương Hajj Al-Tamadtu’ hoặc Hajj Al-Qiron) thì phải giết một con vật tế tùy theo khả năng có thể. Nhưng ai không có khả năng (dâng một con vật tế) thì phải nhịn chay ba ngày trong thời gian hành hương Hajj và bảy ngày sau khi trở về nhà, như vậy là đủ mười ngày hoàn chỉnh. Al-Baqarah: 196 (chương 2).

Khuyến khích người hành hương tự mình cắt cổ con vật giết tế, nếu không thể thì nhờ người khác giết thay cũng được.

Lúc cắt cổ vật giết tế nên nói:

((بِسْمِ اللهِ، اللَّهُمَّ هَذَا مِنْكَ وَلَكَ))

Bis mil lah, Ol lo hum ma ha za min ka wa la ka

((Nhân danh Allah, lạy Allah vật tế này là từ Ngài và của Ngài))

4) Các điều khoản về súc vật giết tế, là giống như các điều khoản của súc vật giết Qurbaan:

a- Phải thuộc loại súc vật như lạc đà, bò, trừu (cừu) và dê.

b- Phải hoàn toàn lành mạnh không thương tật như bệnh, què, mù, cụt đuôi, mất sừng, gầy ốm.

c- Phải đủ độ tuổi theo giáo lý Islam qui định như: Lạc đà phải đủ 5 năm tuổi trở lên; bò phải đủ 2 năm tuổi trở lên; dê phải đủ 1 năm tuổi trở lên và trừu (cừu) phải đủ 6 tháng tuổi trở lên.



Phần IV: Về nghi thức hành hương Hajj và U’mrah

Theo giới U’lama thì nghi thức Hajj nằm trong Hadith do Jaabir  thuật lại.(35)

Qua nghiên cứu từ các Hadith Soheeh chúng tôi tóm lược được nghi thức U’mrah và Hajj như sau:

Khi người hành hương U’mrah hoặc Hajj đến Miqaat khuyến khích làm những việc sau: Tắm rửa; nhổ hay cạo lông nách, lông bộ phận sinh dục; cắt tỉa râu mép đối với nam; hớt móng tay chân; xịt dầu thơm lên người nhưng không được xịt lên đồ Ehraam (tốt nhất nên làm những việc này ở nhà).

Ehraam đối với đàn ông thì mặc hai mảnh vải màu trắng một mảnh quấn làm quần và mảnh còn lại làm áo. Phải che toàn thân không được để hở hai vai ngoại trừ trong Tawwaaf Qudum. Còn phụ nữ thì mặc quần áo kín đáo bình thường nhưng không được quá sặc sỡ.

Bước tiếp theo là định tâm cho thể loại hành hương mình muốn:

- Nếu là U’mrah và Hajj Tamadtu’ thì định tâm:

لَبَّيْكَ اللَّهُمَّ عُمْرَةً

(Lab bai kol-lo-hum-ma u’m roh)

- Nếu là Hajj Qiron thì định tâm:

لَبَّيْكَ اللَّهُمَّ عُمْرَةً وَحَجّاً

(Lab bai kol-lo-hum-ma u’m roh và haj ja)


- Nếu là Hajj Ifraad (hoặc Mufrad) thì định tâm:

لَبَّيْكَ اللَّهُمَّ حَجّاً

(Lab bai kol-lo-hum-ma haj ja)

Khuyến khích nên định tâm khi đã ngồi đàng hoàng trên phương tiện như: xe, máy bay. . . và mặt hướng về Qiblah. Nếu trường hợp sợ bị ngăn cản trên đường đến Makkah như cướp đường, bệnh dịch. . . thì nên nói thêm:

إِنْ حَبَسَنِي حَابِسٌ فَمَحَلِّي حَيْثُ حَبَسْتَنِي

(In ha-ba-sa-ni haa-bi-sun fa-ma-hal-li hai-su ha-bas-ta-ni)(36)

Khuyến khích lúc định tâm nói thêm:

اللَّهُمَّ هَذِهِ حَجَّةٌ لَا رِيَاءَ وَلَا سُمْعَةَ

(Ol lo hum ma hi zi hi haj ja tun la ri ya a wa la sum a’h)

Theo Sunnah Rasul  sau khi định tâm xong khuyến khích nam giới nói lớn giọng câu Talbiyah, còn phụ nữ chỉ được phép nói nhỏ:

لَبَّيْكَ اللَّهُمَّ لَبَّيْكَ، لَبَّيْكَ لاَ شَرِيكَ لَكَ لَبَّيْكَ، إِنَّ الْحَمْدَ وَالنِّعْمَةَ لَكَ وَالْمُلْكَ لاَ شَرِيكَ لَكَ

(Lab bai kol lo hum ma lab baik, lab bai ka la sha ri ka la ka lab baik, in nal ham da wan ne’ mata la ka wal mulk, la sha ri ka lak)

Riêng tập thể Sahabah đã đọc thêm sau câu Talbiyah này:

لَبَّيْكَ ذَا الْمَعَارِجِ، لَبَّيْكَ ذَا الْفَوَاضِلِ

(Lab bai ka zal ma aa’ rij, lab bai ka zal fa waa dhil)

Khi đến được Makkah khuyến khích người hành hương tắm rửa sạch sẽ trước khi bắt đầu Tawwaaf. Khi Tawwaaf bắt buộc phải có nước Wudu, riêng nam giới khi Tawwaaf khuyến khích quấn khăn Ehraam choàng dưới nách phải và để hở vai phải, phần vải còn lại che vai trái còn nữ mặc bình thường. Bắt đầu tại cục đá đen, khi đến cục đá đen nếu dễ dàng thì hôn nó còn không thì dùng tay sờ nó rồi hôn lại tay còn không có khả năng thì giơ tay phải chào mà nói:

بِسْمِ اللهِ وَاللهُ أَكْبَرُ

(Bis mil lah, wol lo hu Akbar)

nhưng không được hôn tay. Tawwaaf bắt đầu từ cục đá đen và kết thúc tại đó đi nghịch chiều kim đồng hồ đi bảy vòng. Khi đến cột Yamany nếu dễ dàng thì sờ nó nhưng không hôn còn không có khả năng thì không chào gì cả mà tiếp tục đi, khuyến khích nên đọc câu cầu xin sau giữa cột Yamany và đá đen.

﴿رَبَّنَآ ءَاتِنَا فِي ٱلدُّنۡيَا حَسَنَةٗ وَفِي ٱلۡأٓخِرَةِ حَسَنَةٗ وَقِنَا عَذَابَ ٱلنَّارِ﴾ البقرة: 201

Lạy Thượng Đế của bầy tôi! Cầu xin Ngài ban cho bầy tôi tất cả những điều tốt lành ở trần gian và tất cả những điều tốt lành ở Ngày Sau và xin hãy bảo vệ, che chở bầy tôi tránh xa hỏa ngục. Al-Baqarah: 201 (chương 2).

Ngoài nơi đó ra thì người hành hương cầu xin bất cứ điều gì bản thân muốn bằng chính ngôn ngữ của mình.

Khuyến khích chạy chậm trong lúc Tawwaaf ở ba vòng đầu và bốn vòng cuối thì đi bình thường. Sau khi Tawwaaf xong bảy vòng che kín phần vai phải lại và không được để hở như trong lúc Tawwaaf.

Kế tiếp, nếu dễ dàng hãy đi ra phía sau Maqom Ibrahim để dâng lễ Salah hai Rak-at, ở Rak-at thứ nhất sau khi đọc chương Al-Fatihah xong đọc tiếp chương Al-Kafirum, ở Rak-at thứ hai sau khi đọc chương Al-Fatihah xong đọc chương Al-Ikhlos còn nếu tại khu vực Maqom quá chật chội thì cứ việc dâng lễ Salah ở bất cứ nơi nào cũng được miễn sau trong Masjid Makkah. Nếu đến được Maqom Ibrahim thì đọc câu:

﴿وَٱتَّخِذُواْ مِن مَّقَامِ إِبۡرَٰهِ‍ۧمَ مُصَلّٗىۖ ﴾ البقرة: 125

{Hãy lấy chỗ đứng của Ibrahim làm địa điểm dâng lễ nguyện Salah.} Al-Baqarah: 125 (Chương 2).

Lần Tawwaaf này được gọi là Tawwaaf Qudum đối với người hành hương Hajj Qiron và Hajj Ifraad, và là Tawwaaf U’mrah của người hành hương U’mrah và hành hương Hajj Tamadtu’.

Theo Sunnah Nabi  thì sau khi dâng lễ Salah xong thì uống nước Zamzam và xối ít nước lên đầu rồi qua lại sờ và hôn đá đen (làm điều đó khi thấy dễ dàng).

Sau khi thực hiện Tawwaaf xong người hành hương hướng về núi Safa để thực hiện việc Sa-i’, khi đến chân núi Safa thì đọc câu:

﴿۞إِنَّ ٱلصَّفَا وَٱلۡمَرۡوَةَ مِن شَعَآئِرِ ٱللَّهِ ۖ﴾ البقرة: 158

{Quả thật, (hai ngọn núi) Safa và Marwah (tại Makkah) là một trong những dấu hiệu của Allah.} Al-Baqarah: 158 (chương 2).

((أَبْـدَأُ بِمَـا بَـدَأَ اللهُ بِـهِ))

(Ab da u bi ma ba da ol lo hu bi hi)(37)

Xong tiếp tục leo lên núi đến khi nhìn thấy Ka’bah và hướng về đấy giơ hai tay lên đọc ba lần:

اللهُ أَكْبَرُ

(Allahu Akbar)

Và đọc tiếp:

((لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ وَحْدَهُ لاَ شَرِيْكَ لَهُ، لَهُ الْمُلْكُ وَلَهُ الْحُمْدُ وَهُوَ عَلَى كُلِّ شَيْءٍ قَدِيْرٌ، لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ وَحْدَهُ، أَنْجَزَ وَعْدَهُ، وَنَصَرَ عَبْدَهُ، وَهَزَمَ الأَحْزَابَ وَحْدَهُ))

(La i la ha il lol lo hu wah da hu la sha ri ka lah, la-hul mul ku wa la hul ham du wa hu wa a’ la kul li shai in qo deer, la i la ha il lol lo hu wah dah, an ja za wa’ dah, wa na so ro a’b dah, wa ha za mal ah za ba wah dah)(38)

Đọc như thế ba lần và cầu xin giữa ba lần đó thật lâu với những gì bản thân muốn. Sau khi cầu xin xong bước xuống đi bộ hướng về núi Marwah và cầu xin bất cứ điều gì muốn trong lúc đi bộ. Đến khi thấy ngọn đèn màu xanh lá thì chạy thật nhanh đến ngọn đèn xanh lá thứ hai và điều này chỉ khuyến khích nam giới còn phụ nữ thì đi bộ bình thường. Sau khi qua khỏi ngọn đèn thứ hai thì đi bộ trở lại cho đến khi đặt chân lên núi Marwah và thực hiện các động tác và lời cầu xin trên Marwah giống như ở trên núi Safa ngoại trừ không đọc hai câu sau và làm như thế bảy vòng.

﴿۞إِنَّ ٱلصَّفَا وَٱلۡمَرۡوَةَ مِن شَعَآئِرِ ٱللَّهِ ۖ﴾ ((أَبْـدَأُ بِمَـا بَـدَأَ اللهُ بِـهِ))

** Lưu ý: Khi đi từ núi Safa đến núi Marwah là được tính một vòng trở lại là vòng thứ hai. Vậy kết thúc Sa-i’ ở tại núi Marwah.

Lần Sa-i’ này là Sa-i’ của Hajj Qiron và Hajj Ifraad, và là Sa-i’ U’mrah của người hành hương U’mrah và hành hương Hajj Tamadtu’.

Đối với người hành hương Hajj Qiron và Hajj Ifraad vẫn phải giữ nguyên trạng thái ở hãm mình trong Ehraam.

Đối với người hành hương U’mrah nên cạo đầu hoặc hớt tóc và người hành hương Hajj Tamadtu’ thì chỉ nên hớt tóc (để chừa tóc cạo trong ngày E’id) sau đó cả hai trở lại trạng thái bình thường.

Riêng phụ nữ thì gom tất cả tóc lại và cắt ở chót tóc khoảng một lóng tay.

Đến sáng ngày mồng 8 tháng Zul Hijjah (tháng 12) theo niên lịch Islam, ngày này được gọi là ngày Tarwiyah, đối với người hành hương Hajj Tamadtu’ phải mặc Ehraam trở lại và định tâm tại nơi mình đang ở và khuyến khích làm giống như ở Miqaat như: tắm rửa, cắt tỉa ... trước khi định tâm. Sau khi hoàn thành xong khâu chuẩn bị thì định tâm câu:

لَبَّيْكَ اللَّهُمَّ حَجّاً

(Lab bai kol lo hum ma haj ja)

Còn người hành hương Hajj Ifraad và Hajj Qiron vẫn còn giữ nguyên trạng thấy Ehraam từ trước. Sau đó, tất cả người hành hương Hajj rời khỏi nơi ở hướng đến Mina với sự đềm tỉnh, trật tự và đọc lớn Talbiyah. Tại Mina người hành hương Hajj dâng lễ Salah Al-Zhuhr, Al-A’sr, Al-Maghrib, Al-I’sha và Al-Fajr, và qua đêm tại đây. Đối với các lễ Salah Al-Zhuhr, Al-A’sr và Al-I’sha thì rút ngắn từ bốn Rak-at lại thành hai Rak-at còn lễ Salah Al-Maghrib và Al-Fajr vẫn giữa nguyên số Rak-at nhưng phải dâng lễ Salah trong giờ riêng biệt của mỗi buổi lễ.

Sau khi qua đêm ở Mina đến sáng hôm sau là ngày mồng 9 tức là ngày trọng đại A’rafah tất cả người hành hương Hajj phải rời Mina hương đến vùng đất A’rafah, nếu dễ dàng thuận lợi nên tạm dừng chân tại Masjid Namirah chờ sau khi Imam đọc xong Khutbah (thuyết giảng) ngày A’rafah, rồi dâng lễ Salah Al-Zhuhr và Al-A’sr trong giờ Al-Zhuhr bằng một lần Azan và hai lần Iqomah đồng thời rút ngắn mỗi lễ Salah lại còn hai Rak-at. Khi hoàn thành xong lễ Salah thì đi vào khu vực A’rafah.


  • Chú ý: Mỗi người hành hương Hajj phải khẳng định chắc chắn rằng mình đang đứng trong ranh giới của A’rafah vì ai không đứng trong ranh giới của A’rafah thì Hajj đó vô nghĩa, vì Nabi  nói: ((الحَجُّ عَرَفَةُ)) “Hành hương Hajj tại A’rafah.(39)

Sau đó, dành hết thời gian, hết tâm trí và sức lực mà hướng về Qiblah, giơ hai tay lên tán dương ca tụng Allah, sám hối với Ngài, cầu xin thật nhiều cho bản thân, cho cha mẹ, cho người thân và cho cộng đồng Muslim ... Quả thật, vào ngày A’rafah vĩ đại này Allah sẽ chấp nhận lời cầu xin của những người hành hương Hajj.(40) Trong ngày trọng đại này người hành hương Hajj không được phép nhịn chay để dành hết sức lực mà đứng kính cẩn, nghiêm trang trước Đấng Chúa Tể của toàn vủ trụ và muôn loài mà cầu xin cho đến mặt trời lặn hoàn toàn.

Theo sunnah, trong ngày trọng đại A’rafah này người hành hương Hajj nên cầu xin câu:

((لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ وَحْدَهُ لاَ شَرِيْكَ لَهُ، لَهُ الْمُلْكُ وَلَهُ الْحُمْدُ وَهُوَ عَلَى كُلِّ شَيْءٍ قَدِيْرٌ))

(La i la ha il lol lo hu wah da hu la sha ri ka lah, la hul mul ku wa la hul ham du wa hu wa a’ la kul li shai in qo deer)(41)

Sau khi mặt trời lặn hẳn tất cả người hành hương Hajj rời A’rafah đi đến Muzdalifah bằng sự điềm tỉnh, trật tự và đọc lớn Talbiyah. Khi đặt chân đến Muzdalifah thì bắt đầu ngay lễ Salah Al-Maghrib ba Rak-at, rồi đến Salah Al-I’sha hai Rak-at bằng một lần Azan và hai lần Iqomah.

Đối với người già yếu được phép rời Muzdalifah sau khi đã qua nửa đêm, còn người mạnh khỏe nên ở lại sau khi xong Salah Al-Fajr nên hướng mặt về Qiblah tán dương, ca tụng Allah cho đến mặt trời đỏ ửng nhưng chưa mọc thì rời Muzdalifah hướng đến Mina bằng sự bình thản, trật tự và đọc lớn Talbiyah. Trên đường đi tìm nhặt bảy viên đá nhỏ bằng đầu ngón tay và có thể nhặt bất cứ nơi nào cũng được.

Sau khi có trong tay bảy viên đá người hành hương Hajj hướng thẳng về trụ đá lớn A’qabah tại Mina và khuyến khích làm những việc sau theo thứ tự:

1- Bắt buộc ném đá vào lổ cột, ném mỗi lần một viên đá và đọc: اللهُ أَكْبَرُ (Allahu Akbar) không bắt buộc phải ném trúng cây cột và kết thúc ngay việc đọc Talbiyah.

Nếu là người già yếu thì được phép ném đá trước khi mặt trời mọc còn ai có sức khỏe thì ném đá sau khi mặt trời mọc.

Chú ý: Ở trụ A’qabah này sau khi ném đá xong thì không cầu xin gì cả.

2- Tự tay cắt cổ con vật tế (nếu dễ dàng còn không thì ai cắt dùm cũng được) chỉ bắt buộc đối với ai hành hương Hajj Tamadtu’ và Hajj Qiron.

3- Đối với nam cạo đầu hoặc hớt tóc, cạo đầu tốt hơn vì Nabi  đã cầu xin Allah tha thứ tội cho người cạo đầu ba lần trong khi đó chỉ cầu xin một lần cho người hớt tóc. Còn đối với nữ gom tất cả tóc lại và cắt ở chót tóc khoảng một lóng tay. Xong, tắm rửa sạch sẽ, xịt dầu thơm rồi hướng về Makkah để Tawwaaf Ifaadhoh.

4- Tawwaaf Ifaadhoh cùng với Sa-i’ bắt buộc đối với ai hành hương Hajj Tamadtu’, hoặc đối với Hajj Ifraad và Hajj Qiron nếu chưa Sa-i’ cùng với Tawwaaf Qudum thì phải Sa-i’ cùng với Tawwaaf Al-Ifaadhah này.

Nếu ai có làm đảo lộn thứ tự nêu trên thì hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến Hajj cả.

Ai làm được hai trong ba điều như: ném đá, cạo đầu hoặc hớt tóc và Tawwaaf Ifaadhoh cùng với Sa-i’ (nếu có) thì được phép Tahallul lần đầu tức được phép làm tất cả những điều cấm trong lúc Ehraam chỉ ngoại trừ giao hợp với phụ nữ, còn khi làm hết ba thẩy điều thì đã trở lại trạng thái hoàn toàn bình thường.

Sau khi Tawwaaf xong bắt buộc quay trở lại Mina và ở lại đấy hai ngày 11 và 12 (theo sunnah Nabi  thì ở thêm ngày 13) và làm những điều sau:

1- Dâng mỗi lễ Salah trong mỗi giờ riêng biệt, rút ngắn các lễ Salah Al-Zhuhr, Al-A’sr và Al-I’sha từ bốn Rak-at thành hai Rak-at, và giử nguyên số Rak-at của Salah Al-Fajr và Al-Maghrib.

2- Ném đá mỗi trụ bảy viên đá nhỏ bằng đầu ngón tay, ném mỗi lần một viên, ném theo thứ tự trước tiên là cột nhỏ Sugha kế tiếp cột giữa Wusto và cuối cùng cột lớn A’qabah, thời gian bắt đầu là sau khi mặt trời ngã bóng cho đến giờ Salah Al-Fajr hôm sau. Sau khi ném đá ở cột nhỏ Sugha xong nên tiến lên phía trước và bước sang phải vài bước, hướng mặt hướng về Qiblah giơ hai tay lên cầu xin những gì bản thân muốn. Ở cột giữa Wusto sau khi ném đá xong tiến về phía trước và bước sang trái vài bước, hướng về Qiblah giơ hai tay cầu xin nhưng gì bản thân muốn còn ở cột lớn A’qabah sau khi ném đá xong không cầu xin gì cả.

Ai có ý định rời khỏi Mina vào ngày 12 bắt buộc phải tranh thủ ra khỏi ranh giới Mina trước khi mặt trời lặn và nếu cố ý ở lại đến khi mặt trời lặn thì bắt buộc phải ở lại thêm ngày 13 và làm tất cả những gì đã làm ở ngày 11 và 12.

Cuối cùng người hành hương Hajj muốn rời khỏi Makkah để trở về nhà bắt buộc phải Tawwaaf Al-Wida (tức Tawwaaf chia tay). Riêng phụ nữ đang chu kỳ kinh nguyệt và ra máu hậu sản thì được miễn Tawwaaf.
Phần V: Các địa danh được phép thăm viếng trong Madinah.


  • Chủ đề thứ nhất: Thăm viếng Masjid của Nabi :

Khuyến khích người Muslim tranh thủ thăm viếng Masjid của Nabi  không phân biệt thời gian nào trong năm, dù có thăm viếng trước hoặc sau khi hành hương Hajj vẫn được, bởi việc thăm viếng này không có qui định thời gian riêng biệt nào cả. Vả lại, việc thăm viếng này không hề liên quan gì đến việc hành hương Hajj hay U’mrah, cũng không thuộc các điều khoản bắt buộc hoặc là điều khoản để Hajj và U’mrah được công nhận gì cả. Tín đồ Muslim phải biết rằng việc thăm viếng này chỉ mang tính khuyến khích đối với ai đã đến được Makkah hành hương nên đến Madinah mà thăm viếng Masjid của Nabi , bởi lễ Salah tại Masjid này được nhân lên phần ân phước, cộng thêm người hành hương Hajj sẽ hưởng được hai loại ân phước: Ân phước hành hương và ân phước thăm viếng Masjid Al-Nabawi.

Bằng chứng cho việc nên thăm viếng và hành lễ Salah trong Masjid Al-Nabawi, có rất nhiều Hadith điển hình như:

Nabi  nói:

((لاَ تُشَدُّ الرِّحَالُ إِلاَّ إِلَى ثَلاَثَةِ مَسَاجِدَ: الْمَسْجِدِ الْحَرَامِ، وَمَسْجِدِ الرَّسُولِ  وَمَسْجِدِ الأَقْصَى))

Không được phép du hành từ xa (với mục đích để thăm viếng, dâng lễ nguyện Salah, Du-a’) ngoại trừ đến ba Masjid: Masjid Haram (ở Makkah), Masjid của Rasul và Masjid Aqsa.(42)

Nabi  nói:

((صَلاَةٌ فِى مَسْجِدِى هَذَا خَيْرٌ مِنْ أَلْفِ صَلاَةٍ فِيمَا سِوَاهُ إِلاَّ الْمَسْجِدَ الْحَرَامَ))

Salah trong Masjid này của Ta tốt hơn một ngàn Salah so với các Masjid khác ngoại trừ Masjid Harom.(43) tức Masjid Makkah.

Đây là những bằng chứng thúc giục tín đồ Muslim tranh thủ tìm cơ hội đến hành lễ Salah tại ba Masji nêu trong Hadith do công đức được nhân lên rất nhiều lần. Ngoài ba Masjid này cấm tín đồ Muslim đi du hành xa vì mục đích thờ phượng đến các Masjid khác ngoài ba Masjid nêu trong Hadith. Việc khuyến khích thăm viếng này áp dụng chung cho tất cả tín đồ Muslim nam cũng như nữ do bằng chứng nói chung chung.

Hình thức thăm viếng: Đối với tín đồ Muslim phương xa đến khuyến khích đi vào Masjid Nabawi cũng như bao Masjid khác bằng chân phải và đọc:

((بِسْـمِ اللهِ، وَالصَّـلاَةُ وَالسَّـلاَمُ عَلَـى رَسُـولِ اللهِ، اللَّهُـمَّ افْتَـحْ لِـي أَبْوَابَ رَحْـمَتِكَ))

(Bis mil lah wos so la tu was sa la mu a’ la ro su lil lah, ol la hum maf tah li ab waa ba roh ma tik)(44)

Sau khi vào bên trong thì hãy hành lễ Salah hai Rak-at ở bất cứ nơi nào trong Masjid, nhưng nếu được tại vị Rawdhah là tuyệt vời nhất bởi Nabi  nói:

((مَا بَيْنَ بَيْتِى وَمِنْبَرِى رَوْضَةٌ مِنْ رِيَاضِ الْجَنَّةِ))

Khoảng cách giữa nhà Ta và bụt giảng của Ta chính là một trong các ngôi vườn của thiên đàng.(45)

Ai có cơ hội đến được Masjid Nabawi phải cố gắng hành đạo thật nhiều như hành lễ Salah Sunnah, xướng đọc Qur’an, tụng niệm, cầu xin trong phạm vi Rawdhah cao quí này, riêng năm lễ nguyện Salah bắt buộc thì nên tranh thủ đứng ở hàng đầu tiên thì tốt hơn nhiều bởi nó nằm phía trên phần Rawdhah.


  • Chủ đề thứ hai: Viếng mộ của Nabi :

Khi người Muslim thăm viếng Masjid Nabawi nên viếng mồ của Nabi  và hai người bạn của Người Abu Bakr  và U’mar . Tín đồ Muslim phải phân biệt rõ rằng thăm viếng mồ Nabi  là phần phụ kèm theo chứ nó không phải là mục đích chính để đến Madinah, bởi giáo lý Islam cấm tuyệt đối tín đồ du hành xa vì mục đích thăm viếng mồ mã dù đó là mồ của ai (không phân biệt là Nabi hay là người sùng đạo), riêng ai có chủ định chính là thăm viếng mồ Nabi  khi đến Madinah là người đó đã thành người bất tuân lại lời di huấn trong Hadith.


Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương