Giáo Lý Thực Hành Đơn Giản Từ Hào Quang Qur’an và Sunnah: Hành Hương Hajj, Thăm Viếng Madinah, Giết Tế Qurbaan & A’qiqah



tải về 0.53 Mb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.53 Mb.
#23685
1   2   3   4

Hình thức viếng: Người viếng mộ khi đứng đối diện với mộ Nabi  phải nghiêm trang và hạ giọng khi nói chuyện, xong gởi lời Salam cho Người:

((السَّلَامُ عَلَيْكُمْ وَرَحْمَةُ اللهِ وَبَرَكَاتُهُ))

(As sa la mu a’ lai kum wa rah ma tul lo hi wa ba ra kaa tuh)

Bởi Nabi  nói:

((مَا مِنْ أَحَدٍ يُسَلِّمُ عَلَىَّ إِلاَّ رَدَّ اللَّهُ عَلَىَّ رُوحِي حَتَّى أَرُدَّ عَلَيْهِ السَّلاَمَ))

Khi ai đó chào Salam đến Ta thì Allah cho linh hồn Ta trở lại xác để Ta đáp lại y lời Salam.(46)

Sau đó, chào salam đến Abu Bakr  và U’mar , cầu xin Allah ban cho hai người họ tốt đẹp và ân xá nơi Ngài. Được truyền chính xác từ con trai ông U’mar  mỗi khi đến thăm mộ của Rasul  và hai người bạn của Người thì ông chỉ nói vỏn vẹn câu: “Xin chào Salam đến Người, hỡi Rasul của Allah; xin chào Salam đến ông, hỡi Abu Bakr; và xin chào Salam đến cha thân yêu.” Xong là ông quay đi.

Cấm tuyệt đối tín đồ Muslim lúc viếng mồ Nabi  sờ, hôn vào các bức tường hoặc Tawwaaf hoặc hướng về mồ mà cầu xin hoặc cầu xin Rasul  giúp thoát nạn, ban cho con cái, ban cho giàu có, ban cho hết bệnh . . . bởi tất cả chỉ được phép hướng về Allah duy nhất và cầu xin Allah duy nhất.



  • Chú ý: Việc viếng mồ mã Nabi , Abu Bakr  và U’mar  hoàn toàn không liên quan đến việc hành hương Hajj, nó chỉ mang tính cách khuyến khích những ai đã thăm viếng Masjid Nabawi mà thôi. Hiện tại, trong cộng đồng Islam đã có rất nhiều Hadith khống mang ý nghĩa bắt buộc người hành hương Hajj phải viếng mồ Nabi  còn bằng không Hajj đó vô hiệu hoặc là Hajj đó chưa toàn mỹ, tín đồ Muslim cần biết rằng đó là các Hadith không có nguồn gốc hoặc là yếu hoặc là địa đặt, đại loại như Hadith: “Ai hành hương Hajj mà không viếng Ta là y đã ngoãnh mặt với Ta” hoặc Hadith: “Ai viếng mồ Ta là y đã được lời biện hộ của Ta.” Ngoài ra có rất nhiều Hadith khống khác mang ý nghĩa tương tự, tất cả thể loại Hadith này giới U’lama đều cho là bịa đặt vu khống.

  • Chủ đề thứ ba: Các địa danh cho phép thăm viếng khi đến Madinah.

  • Khuyến khích người thăm viếng Madinah không phân biệt nam hay nữ nên lấy nước Wudu tại nơi mình ở và hướng đến Masjid Quba và hành lễ Salah Sunnah hai Rak-at, bởi xưa kia Rasul  đã thăm viếng Masjid Quba có khi cưỡi (lạc đà), có khi đi bộ và Người đã hành lễ Salah tại đó hai Rak-at.(47)

Và vì Nabi  đã nói:

((مَنْ تَطَهَّرَ فِى بَيْتِهِ ثُمَّ أَتَى مَسْجِدَ قُبَاءٍ فَصَلَّى فِيهِ صَلاَةً كَانَ لَهُ كَأَجْرِ عُمْرَةٍ))

Ai lấy nước Wudu tại nhà rồi đến Masjid Quba để hành lễ Salah hai Rak-at thì y được ân phước hành hương U’mrah.(48)


  • Chỉ khuyến khích nam giới viếng khu nghĩa địa Bake’ nằm cạnh Masjid Nabawi, viếng khu nghĩa địa của các chiến sĩ tử vì đạo ở Uhud. Đến nơi chỉ cầu xin cho họ (những người quá cố) đúng theo khuôn khổ lời duy huấn của Nabi , bởi Người đã từng nói rằng:

((زُورُوا الْقُبُورَ فَإِنَّهَا تُذَكِّرُ الْمَوْتَ))

Các ngươi hãy đi viếng mồ mã đi, bởi nó sẽ nhắc về cái chết.(49)

Xưa kia, Rasul  đã dạy các Sahabah khi tảo mộ thì nói rằng:

((السَّـلاَمُ عَلَيْـكُمْ أَهْـلَ الدِّيَارِ، مِـنَ الْمُؤْمِنِينَ، وَالْمُسْـلِمِينَ، وَإِنَّا إِنْ شَـاءَ اللهُ بِكُمْ لاَحِقُونَ، أَسْـأَلُ اللهَ لَنَـا وَلَكُمُ الْعَافِيَةَ))

(As sa la mu a’ lai kum ah lad di yaar, mi nal mu mi neen, wal mus li meen, wa in naa in shaa Allahu bi kum la hi qoon, as a lul lo ha la na wa la ku mul a’ fi yah)(50)

Đây là các địa danh cho phép thăm viếng khi đến Madinah. Ngoài ra, không có bất cứ địa danh nào trong Madinah khuyến thích tham viếng cả. Riêng một vài địa danh mà rất nhiều tín đồ ngộ nhận trong việc thăm viếng đó là nơi lạc đà đã dừng chân, Masjid Al-Jumu-a’h, giếng Al-Khaatim, giếng Usman, khu bảy Masjid, Masjid Al-Qiblatain, đối với những nơi này hoàn toàn không có bất cứ nguồn gốc nào từ Nabi  khuyến khích thăm viếng các địa danh này, cũng như không một U’lama tiền nhân nào đã thăm viếng hay khuyên bảo tín đồ thăm viếng các địa điểm này, trong khi Nabi  nói:

((مَنْ عَمِلَ عَمَلًا لَيْسَ عَلَيْهِ أَمْرُنَا فَهُوَ رَدٌّ))

Ai làm điều gì mà không có lệnh của Ta thì việc làm đó của y bị trả lại.(51)

Tín đồ Muslim cần cẩn trọng trong việc thăm viếng Madinah không khéo rời vào các tội khác mà bản thân lại tưởng đó là tốt đẹp, bởi trong Madinah không có bất cứ Masjid nào có ân phước riêng ngoại trừ Masjid Nabawi và Masjid Quba.
Phần VI: Về việc giết tế Qurbaan.


  • Chủ đề thứ nhất: Về định nghĩa giết tế Qurbaan, giáo lý, bằng chứng và điều khoản bắt buộc.

1) Định nghĩa giết tế Qurbaan:

- Theo nghĩa ngôn từ là giết tế súc vật dâng hiến vào buổi sáng.

- Theo nghĩa giáo lý là giết súc vật từ lạc đà hoặc bò hoặc cừu (trừu) hoặc dê hiến dâng lên Allah trong ngày đại lễ E’id.

2) Giáo lý giết tế Qurbaan và bằng chứng:

Giết tế Qurbaan là Sunnah Mu-ak-ka-dah tức đây là việc làm mà Rasul  hầu như không bỏ, bởi Allah phán:



﴿فَصَلِّ لِرَبِّكَ وَٱنۡحَرۡ ٢﴾ الكوثر: 2

Bởi thế, hãy dâng lễ Salah và giết tế súc vật chỉ riêng TA thôi. Al-Kawthar: 2 (chương 108).

Và vì Hadith do Anas  kể: “Quả thật, chính tay Rasul đã giết tế Qurbaan bằng hai con cừu mập có sừng, lúc cắt cổ Người đã nói Bismillah và Allahu Akbar và dùng chân đè lên hông chúng.(52)

3) Các điều khoản giết tế Qurbaan:

Khuyến khích giết tế Qurbaan đối với tín đồ Muslim đã hội đủ các điều khoản sau:



a- Islam, tức phải là người Muslim, chứ không yêu cầu người ngoại đạo.

b- Đã trưởng thành và đủ lý trí, đối với ai chưa trưởng thành và không đủ lý trí thì không yêu cầu giết tế Qurbaan.

c- Khả năng, tức xác định người giết tế đã sở hữu trong tay súc vật giết tế Qurbaan hoặc số tiền đủ mua súc vật giết tế Qurbaan và có đủ tiền cung cấp cho những ai bắt buộc y phải chu cấp như vợ con . . . trong ngày đại lễ E’id và những ngày Tashreeq.


  • Chủ đề thứ hai: Về loại súc vật được phép giết tế Qurbaan.

Súc vật giết tế Qurbaan không được công nhận ngoại trừ phải:

1- Là lạc đà.

2- Là bò.

3- Là cừu (trừu) hoặc dê.

Bởi Allah phán:

﴿وَلِكُلِّ أُمَّةٖ جَعَلۡنَا مَنسَكٗا لِّيَذۡكُرُواْ ٱسۡمَ ٱللَّهِ عَلَىٰ مَا رَزَقَهُم مِّنۢ بَهِيمَةِ ٱلۡأَنۡعَٰمِۗ﴾ [سورة الحج: 34]

{Và mỗi cộng đồng TA ấn định cho mỗi nghi thức cúng tế riêng để họ có thể niệm đại danh Allah khi giết tế loài An-a’m mà TA đã chu cấp cho chúng làm thực phẩm.} Al-Haj: 34 (chương 22).

Và loài An-a’m chỉ vỏn vẹn ba loài nêu trên và bởi không hề được truyền lại từ Nabi  cũng như Sahabah rằng họ đã giết tế Qurbaan bằng những súc vật khác ngoài ba loài này.

Mỗi con cừu (trừu) và dê được giết tế Qurbaan cho một người và gia đình mình, giống như Hadith do Abu Ayyoob  kể: “Một người đàn ông trong thời Rasul đã giết tế Qurbaan cho anh ta và gia đình mình, rồi họ ăn và bố thí số thịt đó.(53)

Mỗi con lạc đà và bò được giết Qurbaan cho bảy người, giống như Hadith do Jaabir  kể: “Chúng tôi đã giết tế cùng với Rasul trong năm Al-Hudaibiyah mỗi con lạc đà là bảy người và mỗi con bò cũng là bảy người.(54)


  • Chủ đề thứ ba: Về các điều khoản bắt buộc trong giết tế Qurbaan.

1- Về độ tuổi:

  1. Lạc đà phải đủ 5 năm tuổi trở lên.

  2. Bò phải đủ 2 năm tuổi trở lên.

  3. Dê phải đủ 1 năm tuổi trở lên.

Bởi Hadith do Jaabir  thuật lời Rasul :

((لاَ تَذْبَحُوا إِلاَّ مُسِنَّةً إِلاَّ أَنْ يَعْسُرَ عَلَيْكُمْ فَتَذْبَحُوا جَذَعَةً مِنَ الضَّأْنِ))

Không được phép giết tế Qurbaan ngoại trừ là súc vật ở độ tuổi Musinnah, nếu các ngươi bất lực thì hãy giết tế bằng cừu (trừu) ở độ tuổi Jaza’.(55) Độ tuổi Musinnah của lạc đà là 5 năm tuổi, của bò là 2 năm tuổi và của dê là 1 năm tuổi.

d) Cừu (hay còn gọi là trừu) ở độ tuổi Jaza’ là phải tròn một năm tuổi nhưng có ý kiến cho rằng 6 tháng tuổi, bởi Hadith do U’qbah bin A’mir  kể: Thưa Rasul, tôi chỉ có mỗi con cừu ở độ tuổi Jaza’ thôi. Người đáp: “Anh hãy giết tế Qurbaan đi.(56)

Và vì Hadith do U’qbah bin A’mir : “Chúng tôi cùng Nabi đã giết tế Qurbaan một con cừu ở độ tuổi Jaza’.(57)

2- Về ngoại hình:

Yêu cầu súc vật giết tế Qurbaan phải lành lặn, mạnh khỏe, không bị bất cứ tật nguyền nào gây ảnh hưởng đến thịt con vật, cho nên những súc vật bị gầy ốm, bị què, bị đui mắt và bị bệnh là không được giết tế Qurbaan, bởi Hadith do Al-Barra bin A’zib  dẫn lời Rasul :

((أَرْبَعٌ لاَ تَجُوزُ فِى الأَضَاحِي: الْعَوْرَاءُ البَيِّنُ عَوَرُهَا وَالْمَرِيضَةُ البَيِّنُ مَرَضُهَا وَالْعَرْجَاءُ البَيِّنُ عَرَجُهَا وَالْعَجْفَاءُ الَّتِى لاَ تُنْقِي))

Có bốn loại khuyết điểm không được giết tế Qurbaan như đui hoàn toàn một mắt; bị bệnh rõ ràng; bị què đi khập khễnh và bị gầy ốm nhom.(58)

Dựa bốn khuyết điểm này thì các loại khuyết điểm như bị rụng răng cửa, bị gãy sừng, bị cụt lổ tai . . . đều không được giết tế Qurbaan.



  • Chủ đề thứ tư: Về thời gian giết tế Qurbaan.

Thời gian bắt đầu giết tế Qurbaan là sau buổi lễ Salah E’id đối với ai hành lễ Salah; và sau khi mặt trời mọc của ngày đại lễ E’id khoảng đủ thời gian để lễ hai Rak-at và đọc thuyết giảng đối với ai không hành lễ Salah E’id, bởi Hadith do Al-Barra bin A’zib  dẫn lời Rasul :

((مَنْ صَلَّى صَلاَتَنَا وَنَسَكَ نُسُكَنَا فَقَدْ أَصَابَ النُّسُكَ وَمَنْ ذَبَحَ قَبْلَ أَنْ يُصَلِّىَ فَلْيُعِدْ مَكَانَهَا أُخْرَى))

Ai đã hành lễ Salah cùng Ta, giết tế Qurbaan cùng lúc Ta giết tế là y đã hoàn thành nghi thức Qurbaan, còn ai giết tế trước lễ Salah thì hãy giết lại con vật khác.(59) Thời gian kéo dài đến mặt trời lặn của ngày cuối cùng của những ngày Tashreeq, bởi Hadith do Jubair bin Mut-i’m  dẫn lời Rasul : ((كُلُّ أَيَّامِ التَّشْرِيقِ ذَبْحٌ)) “Tất cả các ngày Tashreeq là để giết tế Qurbaan.(60)

Thời gian tốt nhất là sau khi xong lễ nguyện Salah E’id, bởi Hadith do Al-Barra bin A’zib  dẫn lời Rasul :

((إِنَّ أَوَّلَ مَا نَبْدَأُ بِهِ يَوْمَنَا هَذَا نُصَلِّي، ثُمَّ نَرْجِعَ فَنَنْحَرَ، فَمَنْ فَعَلَ ذَلِكَ فَقَدْ أَصَابَ سُنَّتَنَا، وَمَنْ نَحَرَ قَبْلَ الصَّلاَةِ فَإِنَّمَا هُوَ لَحْمٌ قَدَّمَهُ لِأَهْلِهِ، لَيْسَ مِنَ النُّسْكِ فِى شَىْءٍ))

Quả thật, việc làm đầu tiên chúng ta làm trong ngày (E’id) này là hành lễ Salah, xong trở về giết Qurbaan. Ai đã làm đúng như thế là đã làm đúng Sunnah của Ta, còn ai giết tế trước lễ Salah thì đó chỉ là thịt để cho gia đình y ăn mà thôi chứ không liên quan gì đến thịt Qurbaan.(61)




  • Chủ đề thứ năm: Về thịt giết tế Qurbaan và những điều bắt buộc chủ súc vật giết tế phải làm khi bước vào mười ngày đầu tháng Zul Hijjah.

  1. Về thịt giết tế Qurbaan:

Khuyến khích người giết tế Qurbaan làm những điều sau:

- Ăn thịt con vật mình đã giết.

- Lấy thịt tặng bà con, hàng xóm, bạn bè.

- Lấy thịt bố thí cho người nghèo. Bởi Allah phán:



﴿فَكُلُواْ مِنۡهَا وَأَطۡعِمُواْ ٱلۡبَآئِسَ ٱلۡفَقِيرَ ٢٨﴾ الحج: 28

Thế nên, các người hãy ăn thịt (súc vật giết tế) đó, và mang phân phát cho người nghèo, người khó khăn. Al-Haj: 28 (chương 22).

Theo Sunnah của Nabi  số lượng thịt giết tế Qurbaan nên chia làm ba phần: Một phần cho gia đình ăn, một phần bố thí cho người nghèo và hàng xóm, phần còn lại mang tặng cho bà con, bởi Hadith Ibnu A’bbaas  kể về cung cách Nabi  về thịt Qurbaan: “Người đã để cho gia đình Người một phần ba số thịt, bố thí cho người nghèo và hàng xóm một phần ba và một phần ba còn lại người mang tặng.(62)

Được phép dự trữ thịt Qurbaan nhiều hơn ba ngày, bởi Hadith do Buraidah  dẫn lời Nabi :

((كُنْتُ نَهَيْتُكُمْ عَنْ ادِّخَارِ لُحُومِ الأَضَاحِي فَوْقَ ثَلاَثَةِ، فَأَمْسِكُوا مَا بَدَا لَكُمْ))

Ta đã từng cấm các ngươi dự trữ thịt Qurbaan quá ba ngày, nhưng giờ thì các người cứ việc dự trữ tùy thích.(63)



  1. Về những điều bắt buộc chủ súc vật giết tế phải làm khi bước vào mười ngày đầu tháng Zul Hijjah (tháng 12 lịch Islam).

Khi bước vào ngày đầu tiên của tháng Zul Hijjah cấm những ai có ý định giết tế Qurbaan hớt tóc hoặc hớt móng tay chân cho đến khi cắt cổ súc vật Qurbaan, bởi Hadith do Um Salamah  dẫn lời Rasul :

((إِذَا دَخَلَ الْعَشْرُ وَعِنْدَهُ أُضْحِيَّةٌ يُرِيدُ أَنْ يُضَحِّىَ فَلاَ يَأْخُذَنَّ شَعْرًا وَلاَ يَقْلِمَنَّ ظُفُرًا))

Khi bước vào ngày đầu tháng Zul Hijjah, đối với ai có súc vật muốn giết tế Qurbaan cấm tuyệt đối không hớt tóc và hớt móng tay, chân.” Có đường truyền khác ghi: “Cấm xâm phạm đến tóc và cơ thể.(64)
Phần VII: Về A’qiqah


  • Chủ đề thứ nhất: Về định nghĩa A’qiqah, giáo lý và thời gian.

1- Định nghĩa A’qiqah:

- Theo nghĩa ngôn từ A’qiqah được rút ra từ chữ Al-I’q nghĩa là cắt và trong nguyên thủy chữ này dùng trong việc cạo đầu trẻ sơ sinh sau trào đời.

- Theo nghĩa giáo lý A’qiqah là giết súc vật mừng trẻ mới trào đời vào ngày thứ bảy (của tuổi đời), trước lúc cạo đầu trẻ.

Đây là nhiệm vụ của cha đối với con anh ta.



2- Giáo lý A’qiqah:

A’qiqah là Sunnah Mu-ak-ka-dah, bởi Hadith do Salmaan bin A’mir Al-Dhabi  kể: Tôi nghe được Rasul  của Allah nói rằng:

((مَعَ الْغُلاَمِ عَقِيقَتُهُ فَأَهْرِيقُوا عَنْهُ دَمًا وَأَمِيطُوا عَنْهُ الأَذَى))

Mỗi đứa trẻ đều có quyền hưởng A’qiqah được giết thay chúng và để xóa đi điều xấu cho chúng.(65)

Vì Hadith do Samurah  dẫn lời Nabi :

((كُلُّ غُلاَمٍ رَهِينَةٌ بِعَقِيقَتِهِ، تُذْبَحُ عَنْهُ يَوْمَ السَّابِعِ وَيُسَمَّى وَيُحْلَقُ رَأْسُهُ))

Tất cả trẻ đều thiếu nợ A’qiqah, hãy giết súc vật thay trẻ vào ngày thứ bảy của tuổi đời, rồi đặt tên và cạo đầu cho trẻ.(66)

Vì Hadith do Abdullah bin A’mr bin Al-A’s  dẫn lời Nabi : ((مَنْ وُلِدَ لَهُ وَلَدٌ فَأَحَبَّ أَنْ يَنْسُكَ عَنْهُ فَلْيَنْسُكْ)) “Ai được sinh cho đứa con, nếu muốn giết súc vật thay trẻ thì hãy giết đi.(67)

Học giả Al-Khattaabi  nói về ý nghĩa “thiếu nợ A’qiqah”: “Giới U’lama có bất đồng ý kiến về ý nghĩa của từ này, tuy nhiên ý kiến đúng nhất, hợp lý nhất là ý kiến của Imam Ahmad bin Hambal , rằng: “Việc này nói về lời biện hộ, tức khi trẻ chết lúc còn nhỏ trước khi cha mẹ làm A’qiqah cho trẻ thì cha mẹ không hưởng được lời biện hộ từ trẻ.”(68)

3- Về thời gian A’qiqah.

Thời gian được phép A’qiqah cho trẻ là từ khi trẻ rời khỏi bụng mẹ hoàn toàn cho đến tuổi dậy thì, nhưng theo Sunnah thì nên làm sau khi trẻ được sinh ra bảy ngày, giống như Hadith do Samurah  dẫn lời Nabi :

((كُلُّ غُلاَمٍ مُرْتَهِنٌ بِعَقِيقَتِهِ، تُذْبَحُ عَنْهُ يَوْمَ السَّابِعِ وَيُسَمَّى وَيُحْلَقُ رَأْسُهُ))

Tất cả trẻ đều thiếu nợ A’qiqah, hãy giết súc vật thay trẻ vào ngày thứ bảy của tuổi đời, rồi đặt tên và cạo đầu cho trẻ.(69)




  • Chủ đề thứ hai: Về số lượng súc vật giết A’qiqah.

Khuyến khích giết súc vật A’qiqah cho bé trai là hai con cừu (trừu hoặc dê), cho bé gái là một con cừu (trừu hoặc dê), bởi Hadith do Um Kurzin Al-Ka’biyah  kể: Tôi nghe được Rasul  nói rằng:

((عَنِ الْغُلاَمِ شَاتَانِ مُكَافِئَتَانِ وَعَنِ الْجَارِيَةِ شَاةٌ))

Giết cho trẻ trai hai con cừu cân đối nhau và cho bé gái một con cừu.(70)


  • Chủ đề thứ ba: Về đặt tên cho trẻ, cạo đầu, rơ lưỡi và Azaan vào lổ tai trẻ:

  1. Về đặt tên cho trẻ:

Theo Sunnah nên đặt tên trẻ vào ngày thứ bảy của tuổi đời trẻ, bởi Hadith do Samurah  dẫn lời Nabi :

((كُلُّ غُلاَمٍ رَهِينَةٌ بِعَقِيقَتِهِ، تُذْبَحُ عَنْهُ يَوْمَ السَّابِعِ وَيُسَمَّى وَيُحْلَقُ رَأْسُهُ))

Tất cả trẻ đều thiếu nợ A’qiqah, hãy giết súc vật thay trẻ vào ngày thứ bảy của tuổi đời, rồi đặt tên và cạo đầu cho trẻ.(71)

Khuyến khích lựa chọn tên gọi cho thật đẹp và có ý nghĩa hay, xưa kia chính Nabi  đã thay đổi tên xấu của một số Sahabah.(72) và tên tốt đẹp nhất đó là Abdullah và Abdur Rahmaan, bởi Hadith do Ibnu U’mar  dẫn lời Rasul  rằng: ((إِنَّ أَحَبَّ أَسْمَائِكُمْ إِلَى اللَّهِ عَبْدُ اللَّهِ وَعَبْدُ الرَّحْمَنِ)) “Quả thật, các tên gọi được Allah yêu thích nhất là Abdullah và Abdur Rahmaan.(73)



  1. Về cạo đầu cho trẻ:

Theo Sunnah là cạo đầu cho trẻ sơ sinh không phân biệt là bé trai hay bé gái vào đúng ngày thứ bảy của tuổi đời trẻ, sau khi đã giết A’qiqah cho trẻ. Lấy số bạc bằng trọng lượng của tóc trẻ đi bố thí cho người nghèo, bởi Hadith do Aly bin Abi Taalib  kể: Rasul  đã giết A’qiqah cho Al-Hasan  một con cừu và bả:

((يَا فَاطِمَةُ، اِحْلِقِى رَأْسَهُ وَتَصَدَّقِى بِزِنَةِ شَعْرِهِ فِضَّةً))

Này Faatimah, con hãy cạo đầu cho nó và lấy số bạc bằng trọng lượng tóc của nó mà đi bố thí.(74)


  1. Về rơ lưỡi cho trẻ:

Theo Sunnah dù là bé trai hay gái nên rơ lưỡi cho bé bằng trái chà là.

Cách rơ lưỡi: Là nhai nhuyễn trái chà là rồi cho vào miệng bé chà đều miệng làm sao để bé có thể nuốt được vào bụng, bởi Hadith do Abu Musa  kể: “Khi vợ tôi sinh được đứa con trai là tôi bồng đến gặp Nabi , Người đã đặt nó tên là Ibrahim và rơ lưỡi nó bằng trái chà là.(75)

Và vì Hadith do A’-ishah  kể: “Xưa kia mỗi khi có ai bồng trẻ sơ sinh đưa Nabi thì được Người rơ lưỡi cho nó.(76)

4- Về Azaan vào lổ tai trẻ:

Theo Sunnah sau khi đứa trẻ được sinh ra nên đọc Azaan vào bên tai phải và đọc Iqomah vào bên tai trái của trẻ dù là trai hay gái, bởi Hadith do Abu Raafe’  kể: “Tôi đã thấy Rasul đã Azaan vào tai của Al-Hasan bin Aly, con trai của Faatimah bằng lời Azaan gọi Salah.(77)



dkf

1() Hadith do Muslim ghi số (1349).

2() Hadith do Al-Bukhari ghi số (1521) và Muslim ghi số (1350).

3() Hadith do Muslim ghi số (1337).

4() Hadith do Imam Ahmad ghi (1/314) và được Sheikh Al-Albaani xác thực là Hadith Hasan trong bộ Al-Irwa số (990).

5() Hadith được ghi trong quyển Nil Al-Awtar (4/337).

6() Hadith do Ahmad ghi số (6/100) và Abu Dawood ghi số (3/558) và được Sheikh Al-Albaani xác thực trong bộ Al-Irwa’ số (297).

7() Hadith do Muslim ghi số (1336)

8() Hadith do Imam Shafi-i’ ghi trong quyển Musnad số (743) do Al-Sundi soạn thảo, Al-Baihaiqi ghi (5/179) và được Sheikh Al-Albaani xác thực trong bộ Al-Irwa số (986).

9() Hadith do Imam Shafi-i’ ghi trong quyển Musnad số (743) do Al-Sundi soạn thảo, Al-Baihaiqi ghi (5/179) và được Sheikh Al-Albaani xác thực trong bộ Al-Irwa số (986).

10() Muhrim là những người nam bị cấm người phụ nữ đó làm vợ, ngoại trừ chồng như cha ruột; chú bác ruột; ông nội, ông ngoại ruột...; cậu ruột; anh em trai ruột; con trai ruột; những cháu trai ruột...; cha chồng; con trai riêng của chồng; con rể.

11() Hadith do Muslim số (1340).

12() Hadith do Al-Bukhari ghi số (1862) và Muslim ghi số (1341).

13() Jihaad là chiến tranh chỉ vì Allah với ý nghĩa nêu cao ngọn cờ Islam và đè bẹp ngọn cờ Kafir

14() Hadith do Imam Ahmad ghi (6/165) và Ibnu Majah ghi số (2901), và đã được Sheikh Al-Albaani xác thực trong bộ Sunan Ibnu Maajah số (2362).

15() Hadith do Abu Dawood ghi số (1810), Al-Nasaa-i ghi (5/111), Ibnu Maajah ghi số (2904, 2905) và Imam Ahmad ghi (1/244), và đã được Sheikh Al-Albaani xác thực trong bộ Soheeh Al-Nasaa-i số (2473).

16() Ehraam sẽ được giải thích tỉ mỉ ở phầm sau.

17() Tawwaaf là đi xung quanh ngôi đền Ka'bah bảy vòng bắt đầu tại phiếm đá đen và kết thúc tại đó.

18() Sa-i’ là đi qua lại giửa hai núi Safa và Marwah bảy vòng, bắt đầu từ Safa đến Marwah là một vòng và trở lại là vòng thứ hai.

19() Shaam ngày nay là bốn quốc gia: Palestine, Jordan, Syria và Lebanon.

20() Hadith được Al-Bukhari và Muslim ghi.

21() Hadith do Al-Bukhary ghi số (1) và Muslim (155 và 1907).

22() Hadith do Al-Tirmizhi ghi số (889), Abu Dawood ghi số (1949), Al-Nasaa-i ghi số (5/256) và Al-Haakim ghi trong bộ Al-Mustadrik số (2/278), đã được Sheikh Al-Albaani xác thực trong bộ Soheeh Al-Nasaa-i số (2822).

23() Ngày A’rafah là ngày mồng 9 tháng Zul Hijjah (tháng 12) theo niên lịch Islam.

24() Hadith được Muslim ghi số (1277).

25() Hadith được Imam Ahmad ghi số (6/421), Ibnu Khuzaimah ghi số (2764) và Al-Baihaqi ghi số (5/98) và được Sheikh Al-Albaani xác thực trong quyển ghi chú về Soheeh Ibnu Khuzaimah số (4/232).

26() Những ngày Tashreeq là các ngày 11, 12 và 13 tháng Zul Hijjah (tháng 12) lịch Islam.

27() Hadith được Al-Bukhari ghi số (1755) và Muslim ghi số (1328).

28() Hadith do Al-Daruqutni ghi quyển (2/191) số (2512), Al-Baihaqi ghi số (5/152) và những người khác ghi lại chính xác từ lời nói của Ibnu A’bbaas giống như Ibnu Abdul Bar nói trong bộ Al-Istizkaar (12/184) và Al-Albaani ghi trong Al-Irwa (4/299).

29() Tawwaaf Qudum là Tawwaaf đầu tiên mới đặt chân đến Makkah.

30() Talbiyah: là đọc

لَبَّيْكَ اللَّهُمَّ لَبَّيْكَ، لَبَّيْكَ لاَ شَرِيكَ لَكَ لَبَّيْكَ، إِنَّ الْحَمْدَ وَالنِّعْمَةَ لَكَ وَالْمُلْكَ، لاَ شَرِيكَ لَكَ

(Lab bai kol lo hum ma lab baik, lab bai ka la sha ri ka la ka lab baik, in nal ham da wan ne’ ma ta la ka wal mulk, la sha ri ka lak)


Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương