GIẢi nhân quyền vn 2008 trong số NÀY


http://www.diendantheky.net



tải về 496.12 Kb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích496.12 Kb.
#13427
1   2   3   4   5   6
http://www.diendantheky.net
Vật giá cái gì cũng tăng, tăng nhanh như hoả tiễn. Dân lao động, dân nghèo, việc làm khó kiếm, tiền kiếm không ra. Trời ơi, làm sao sống nổi ?

Đảng Nhà nước CS Hà Nội ơi, các Ông “làm kinh tế” cái quái quỉ gì mà kinh thế vậy. Mấy Ông nói hàng hoá tăng 11%, thực phẩm 15%. Ác thiệt, thực phẩm là thứ không có không được, có thứ trên thực tế tăng 50%. Điện và xăng tăng là mọi thứ, các cái, cái gì cũng tăng. Thế mà mấy Ông cho điện tăng 15,28% - cao nhứt từ hồi đó tới giờ. Còn xăng dù mấy Ông tăng giá 2.900 đồng/lít từ ngày 24/2. Dân chết dở, sống dở vì mấy Ông tăng giá rồi; thế mà các Ông có buông tha đâu. Bộ Tài chính của mấy Ông còn cho rằng mức tăng như vậy chưa phải là cao, lẽ ra xăng phải tăng thêm 6.493 đồng/lít trong đợt điều chỉnh ngày 24/2. Và còn hăm xăng, điện ‘còn tăng giá’ trong năm 2011.


Tin đài RFA, cái ông gọi là “đại biểu nhân dân” Nguyễn Đức Kiên là Phó Chủ tịch của cái gọi là Quốc hội mà người dân Việt gọi là “đảng cử dân bầu”. Ông Kiên hai chức “đại biểu nhân dân” và Phó Chủ tịch còn kiêm hai ba chức bên đảng và nhà nước nữa, lãnh hai ba đầu lương và bổng mà còn nói với báo VnExpress ngày 24/2, rằng ông nói với bà nhà phải tính toán cho phù hợp sau khi bà Kiên than phiền đi chợ với 100.000 đồng chẳng mua được gì.

100.000 đi chợ mua đồ ăn một ngày không đủ cho gia đình Ông Phó Chủ tịch. Nhưng đó là 1 phần 10 lương tháng của một thầy cô giáo, cả gia đình phải mắm muối, cháo rau trong 10 ngày.

Cũng như phu nhân Phó chủ tịch Quốc hội ở Hà Nội, một bà nội trợ ở Sài Gòn cũng bị bão giá làm cho chóng mặt.

Việc tăng giá xăng một lèo lên như thế, ngay những người chuyên buôn bán xăng cũng không dè mấy Ông CS Hà Nội làm quá lố như vậy. Tăng gần 3000 một lít làm cho xăng lên 19.300đ. Tăng gần 20%, quá cao, quá bất ngờ. Giá xăng ở VN cao hơn ở Mỹ. Xăng lên giá thì mọi thứ đều lên. Giá cước mọi phương tiện giao thông vận tải đều sẽ phải tăng theo.

Vật giá tăng, lạm phát tăng, hết kiểm soát được, làm Đảng Nhà nước CS Hà Nội bối rối. Báo Tuổi Trẻ Online ngày 24/2 cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ Hà Nội đã “chủ trì hội nghị trực tuyến với 63 địa phương triển khai nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát”.
Hỡi ơi, đừng nói Ông Dũng và các bộ trưởng cùng các chủ tịch ủy ban đô tỉnh thị “trực tuyến trao đổi, duy ý chí” ổn định giá cả, ngăn chận lạm phát. Chấp 10 Ông Dũng, đem hết Đảng Nhà nước CS ra kể cả 15 ông hội tề ngồi trong bộ chánh trị của Đảng CS cũng không thể ngăn cản vật giá gia tăng, kềm chế lạm phát đựơc vì đó là định luật tất yếu của thị trường.

Nông dân sẽ chết đứng. Một người ở đồng bằng sông Cửu Long nói với RFA: “Nhà nước mình nói thì hay lắm, mấy ổng chưa đi xuống tới vùng sâu vùng xa, thực tế dân bây giờ khổ lắm. Lúa bây giờ bán 5.700đ-5,800đ/kg thì đâu có lời bao nhiêu so với giá phân lên quá trời. Đối với nông dân, tất cả mọi mặt hàng đều lên giá hết; tôi nói với vợ con phải ráng thắt lưng buộc bụng tiết kiệm được phần nào thì nên tiết kiệm chứ bây giờ không phải như hồi xưa muốn mua gì mua, đi chợ lấy 500 ngàn hết tiền mà chưa đầy giỏ.”


Từ lâu nông dân VN càng làm càng nghèo vì các quốc doanh “nhập khẩu vật tư nông nghiệp “vô tư” tăng giá, còn các quốc doanh “xuất khẩu gạo” thoải mái dìm giá lúa gạo để kiếm lời, bóc lột dân còn xương với da. Bây giờ xăng, điện lên giá, người nông dân nếu thắt lưng buộc bụng thì sẽ đoạn trường, tức đứt ruột mà chết.

Còn công nhân lâu nay liên tục biểu tình, lãn công đòi tăng lương, cải thiện điều kiện làm việc mà chủ nhân ông ngoại quốc cấu kết với tư bản đỏ là CS luôn kềm mức lương, hạ giá thành, để lợi nhuận cho nhiều. Điện tăng, xăng dầu tăng, các công ty sản xuất kinh doanh lại càng kềm công xá để bù chi phí năng lượng lên cao hầu giữ mức lợi nhuận. Công nhân là nạn nhân sau cùng và chịu nặng nhứt.

Trong khi đó tư bản đỏ ở thành thị và cường hào ác bá đỏ ở nông thôn sẽ hưởng lợi trên sự tăng giá này. Cán bộ đảng viên là thành phần nắm cán lẫn lưỡi các cơ quan “nhập, xuất, phân phối” những phương tiện sản xuất chiến lược, nhu cầu tiêu thụ thiết yếu này của người dân. Dân khổ bao nhiêu, thiệt hại bao nhiêu thì cán bộ đảng viên cầm quyền sướng bấy nhiều, làm giàu lên bấy nhiêu.

Có đảng viên cán bộ CS còn “hồ hởi, phấn khởi” coi Đảng Nhà nước tăng giá điện và xăng trong thời buổi này là việc làm đầy “đỉnh cao chánh trị”. Cái thứ chánh trị trị dân bằng bao tử mà CS từng làm khiến dân VN từng xuất cảng gạo nhứt thế giới ngay thời Thực dân Pháp mà phải ăn độn bo bo, khoai mì trong thời CS Hà Nội. Cho xăng dầu, điện lực lên giá, dân sẽ thiếu thốn, đói kém, nỗi lo chạy miếng ăn đã hết hơi rồi, còn thì giờ đâu nữa mà nghĩ tới phong trào cách mạng dân chủ ở Tunisie và Ai Cập lan tràn sang VN.

Nhưng ở đời mưu thâm thì họa diệt thâm. Biết đâu việc tăng giá điện, xăng trong thời kỳ kinh tế VN bị lạm phát, vật giá gia tăng, dân quá khổ, hết chịu nỗi nữa, là châm ngòi cho cuộc cách mạng lật đổ nhà cầm quyền độc tài, tham nhũng, hại nước hại dân về chánh trị cũng như kinh tế.

Xin các bạn trẻ dùng internet, điện thoại di động, truyền tin nhắn kêu gọi biểu tình, tẩy chay bầu cử độc đảng.

Câu nầy của nhà tường thuật thể thao Huyền Vũ để nói về các cơ hội, vận may bị bỏ lỡ. Còn chuyện nước non trước sự thành công của Cách mạng Hoa Lài bên Tunisai và Ai Cập thì dân mình nghĩ sao đây?

- Tôi còn nhớ như in, dạo năm 1989 khi Đông Đức và 12 nước Đông Âu trên đà sụp đổ, lúc đó thì Liên Xô chưa tan rã nhưng cũng nguy khốn tới nơi. Xem truyền hình Hoa Sen Liên Xô (lúc đó VC cho coi thoải mái) nhìn cảnh dân chúng Liên Xô xếp hàng tại Moskow để mua bánh mì, tivi quay cảnh các cửa hàng trống trơn không còn 1 món ăn nào (vì không còn nguyên liệu), tôi nói với bà xã: "Bọn chúng chắc chết tới nơi, mình chuẩn bị tống táng chúng là vừa."

- Một ông hàng xóm là cán bộ cấp tỉnh ủy sang chơi, thanh minh: "Anh thấy đó, tôi tuy là cán bộ cấp tỉnh nhưng tôi hoàn toàn không đồng ý với đường lối độc tài, sắt máu của đảng. Năm 1945 tôi là tiểu đoàn trưởng, tôi đã phản đối tên chính trị viên trong vụ sát hại hàng trăm tín đồ Cao Đài rồi chôn dưới cái giếng lạng ở Tân Đông Hiệp (Dĩ An, Biên Hoà) nên từ đó tôi bị lưu ý, kiểm điểm, hạ tầng công tác đều đều.”

Chấm dứt câu chuyện anh cán bộ tâm sự: "Mong anh ghi nhận và nhớ giùm tôi, sau nầy có gì (có thay đổi chế độ) anh làm ơn thanh minh, cứu giúp tôi nhé". Thời điểm đó bọn CSVN hoang mang và lo sợ vô cùng, nhưng chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội bằng vàng.

- Lúc đó người dân trong nước và cả người dân Hải ngoại đã bỏ qua cơ hội tốt đẹp, vì thời điểm đó hầu hết bọn chúng lo chôn giấu tài sản, tẩu tán vòng vàng nữ trang chuẩn bị bôn tẩu vì sợ 1 cuộc đổi đời thì chúng bị trả thù.

- Quốc tế lúc đó cũng không thèm lý đến Việt Nam, Hoa Kỳ bỏ quên Việt Nam, Trung Cộng và Liên Xô thì sống dở, chết dở đâu còn chi viện gì cho đàn em. VC lúc đó yếu xìu, ai xô cũng ngã. Chúng ta đã bỏ lỡ 1 cơ hội bằng vàng để "đổi đời" mà ít tốn máu xương.

- Nhưng ngày nay có người lại bàn : "Bây giờ cho dù Cách mạng Hoa Lài Tunisia, Hoa Sen Ai Cập thành công rực rỡ, nhanh chóng, ít tốn hao sinh mạng, nhưng Việt Nam mà muốn lật VC thì khó trăm lần so với các nước Băc Phi kia". Vì sao?

- Vì hiện nay do thế giới muốn ổn định, muốn cạnh tranh đầu tư, nên Quỹ Tiền tệ QT, Ngân hàng Quốc tế, Hoa Kỳ, nhiều nước Châu Âu chi viện cho VN mỗi năm hàng mấy tỉ USD thì khó sụp lắm!!!

- Nhiều cơ hội CSVN sụp đổ mà Quốc tế và Mỹ cứu vớt, không cần biết đến lòng mong muốn của toàn dân Việt là làm sao cho bọn bán nước, hại dân nầy sụp đổ!!!

- Nhưng có phải vì thế mà bi quan chăng? Không, hoàn toàn không, mà muốn thực hiện công cuộc Cách mạng thì phải nghiêm túc, mày mò, chịu khổ sở nhọc nhằn, kết hợp toàn dân thì sẽ làm nên chuyện.

- Muốn làm cho CSVN sụp đổ thì chúng ta phải làm gì những gì? Xin trình bày một cách giản dị, bởi vì bài viết chủ yếu là dành cho Nông dân và Công nhân, thành phần chiếm trên 90% nhân số tại Việt Nam. Như một nhà phân tích Tây phương đã từng nói: "Tương lai làm cho Cộng sản sụp đổ là do Dân Miền Tây " cũng có thể đúng lắm, vì nhiều cuộc nổi dậy gần đây xuất phát từ 6 tỉnh Miền Tây: 

1- Phải cắt cái bầu sữa Quốc tế và Mỹ đi trước đã. Đồng thời vạch ra cho thế giới biết là CSVN tàn ác không thua Al Quaeda, Mafia, Đức Quốc xã để người ta xa lánh chúng. Điều nầy do người Việt Hải ngoại và Quốc nội cùng hợp tác thì sẽ thành công. Công cuộc vận động xuống đường của đồng bào Hải ngoại là để cho toàn thế giới biết được cách cai trị hà khắc, xử sự bạo lực kiểu mafia của CSVN như thế nào để họ dần xa lánh và ủng hộ cho dân oan, cho các phong trào Dân chủ trong nước.

2- Trong nước thì huy động toàn dân dùng ngay chính Hiến pháp của chúng mà đánh chúng (dù cho Hiến pháp của chúng đầy rẫy bất công) như Ls Cù Huy Hà Vũ, Bs Nguyễn Đan Quế và Ht Quảng Độ đã dùng.

3- Hàng ngày kêu gọi mọi người dùng lối tuyên truyền rỉ tai (để chúng khó bắt), dùng ngay báo chí của chúng đang bàn hàng ngày về các tệ nạn xã hội, các vụ quan tham cướp đất, tham nhũng bị lộ từ trên xuống dưới, nội bọ đấu đá tố cáo lẫn nhau v.v… (xài báo VC không lo bị bắt vì in tài liệu nước ngoài).

4- Hàng ngày, mỗi người làm 1 việc thôi: "Kêu ca chế độ thất nghiệp tràn lan, vật giá gia tăng, xăng dầu lên giá hàng tuần, điện tăng, cúp điện dài dài, học phí phi mã, bữa no bữa đói v.v…”. Nói rỉ tai cho anh em, bà con, chòm xóm mỗi lần nói 1 người, không nói giữa đám đông kẻo bị chụp mũ, tố cáo.

5- Người lớn, nhà giáo bảo ban đám trẻ, khuyến khích chúng thay vì thời gian chơi games, đi nhậu nhẹt, cờ bạc, thì dùng Facebook, Twitter, Multiply, Paltalk, cell phone v.v… để liên kết thanh niên, học sinh với nhau tố cáo Việt gian tham nhũng, bảo vệ chủ quyền, đòi quyền sống và cơ hội đồng đều, chống xâm lược… chờ thời cơ thuận tiện, khi toàn dân 1 lòng thì mới nổi dậy tránh bị chết non.

6- Cha xứ, Hoà thượng trụ trì, mục sư quản hạt, giáo phẩm Cao Đài, Hoà Hảo hàng ngày rao giảng về nỗi khổ của người dân bị tham nhũng, tệ nạn xã hội, xã hội đen quấy nhiễu, trộm cướp tràn lan, bị chiếm đất, quản chế mất tự do. Than nghèo kể khổ chả lo bị đàn áp.

7- Báo chí, truyền thông phải can đảm vượt lề, tố cáo quan tham, xã hội ung thối, giáo dục và đạo đức suy đồi. Mỗi ngày, mỗi người làm 1 điều thiện cho gia đình và xã hội mình tốt đẹp hơn bằng hành động, lời nói trung thực; không vì miếng cơm manh áo mà bẻ cong ngòi bút, để lương tâm bị cắn rứt ngày đêm.

- Chuẩn bị xong 7 bước, đừng chờ cơ hội, vì cơ hội luôn đến bất ngờ. Đôi khi chỉ 1 lý do nhỏ cũng làm sụp cả một chế độ như vụ tự thiêu của anh sinh viên Mohamed Bouazizi tại Tunisia.

- Chúng ta không kêu gọi bạo động, nhưng sự đàn áp gia tăng mỗi ngày thì nồi xúp-de (chaudière) phát nổ tự nhiên không cần ai kích động, ai cố tình chận bánh xe lịch sử thì sẽ bị nghiền nát dưới bánh xe đó. Theo tôi, ông Ng. Minh Cần là một người ái quốc, không đồng tình với đường lối “bạo động”, làm thiếu cân nhắc chớ không phải bàn lui như vài người nóng tính vội kết luận.

- Chứng minh trong thời gian gần đây đã có những nhân vật khả kính đã nhận định về Nhân quyền và sự cai trị bằng Bạo lực như sau:

-Hành động và lời nói của các vị lãnh tụ tôn giáo kêu gọi lòng nhân ái nhưng vô uý, không khuất phục bạo lực:

1- Đức Giáo hoàng John-Paul II kêu gọi giáo dân đừng sợ: Lời nói nổi tiếng của Ngài trước cả triệu người trên Quảng trường Chiến Thắng trong dịp hành hương về đất mẹ Ba Lan còn là Cộng sản, trong năm 1979, vẫn luôn luôn hiện hữu với dân tộc Ba Lan: “Xin Thánh Thần Thiên Chúa hãy hiện xuống để canh tân bộ mặt trái đất, mảnh đất này!” và "Các con đừng sợ hãi!".

2- HT Thích Quảng Độ kêu gọi đừng khuất phục bạo lực: “Tôi nguyện sẽ không bao giờ khuất phục. Những kẻ chỉ biết tin nơi bạo lực. Nuôi hận thù và giết chết tình thương. Đường tôi đi buổi sáng nay



tràn ngập ánh thái dương. Và cảnh vật reo vui chào tiễn biệt” 

3- Tu sĩ Huệ Thọ Phật giáo Hoà Hảo kêu gọi bất bạo động:

Tình trạng Đạo tràng bị khủng bố như thế này thì không biết thời gian sắp tới sẽ như thế nào! Bởi vì chúng tôi chỉ là người tu hành, chỉ làm từ thiện xã hội thôi. Những tiếng kêu than của đồng đạo nơi đây cùng những lời phẫn uất của đồng bào chung quanh đây đã ngút tận trời xanh, nhưng không biết phải làm như thế nào!… Tôi mới nói với Thượng tá công an Bùi Đức Hồng rằng “Anh Hồng ơi, đừng xúi lực lượng công an tràn vào, vì mấy anh kia vô tội, còn anh là người chỉ đạo. Anh có ngon thì vô đây, còn can xăng này tôi với anh ‘cưa hai’. Anh nhiệt tâm về Đảng, tôi nhiệt tâm về Đạo, hai anh em mình cưa hai", thì ông Hồng bỏ đi”.

4- Linh mục Nguyễn Văn Lý kiên trì tranh đấu cho Tự do, Nhân quyền: "Ngày 01-01-2011, tôi đã phát đi Lời Kêu gọi tiến hành giải thể chế độ CS, để thiết lập chế độ dân chủ đa nguyên đa đảng, Việt Nam thăng tiến hòa bình, bắt đầu từ đầu tháng 01-2011. Lời Kêu gọi này đã phù hợp lòng mong đợi của Đồng bào bao năm nay, nên đã được đông đảo Đồng bào hết lòng phấn khởi quyết tâm tiến hành quốc vụ trọng đại và cao cả này."

5- Nhà Cách mạng Nguyễn Thái Học nói một câu để đời : “Không thành công thì thành nhân”. Nếu ai cũng nhát sợ, cũng lo không thành công thì Việt Nam đã lệ thuộc Tây trọn đời chớ không phải 80 năm thuộc địa. Nếu ai cũng sợ Tàu mạnh, lớn gấp trăm lần Việt Nam thì ngày nay dân mình nói tiếng Tàu hết cả rồi. Yếu nhưng có sức mạnh toàn dân thì không sợ bất cứ thế lực nào cả. Mạnh nhưng bạo tàn, dù có lực lượng như Hồng quân và Công an Nhân dân Liên Xô hàng 3,4 triệu quân mà vẫn sụp đổ chưa đầy một tháng và kèm theo là cả một khối Cộng sản Đông Âu gồm 12 quốc gia sụp đổ theo.

Ngay từ bây giờ, những người yêu nước phải lập ra các kế hoạch chi tiết để ứng phó với mọi tình huống xảy ra. CSVN thô bạo trấn áp, biện pháp ứng dụng theo thời cơ. Soạn thảo kế hoạch bình định an dân, tiễu trừ trộm cướp và bọn cơ hội sau Cách mạng nhằm bảo đảm tính mạng tài sản dân lành, truy thu tài sản bất chính của tập đoàn Việt gian CS, biện pháp bảo đảm an toàn áp dụng với các công ty quốc tế, tái lập ngoại giao rộng rãi với các cường quốc Tây phương, Hoa Kỳ và Trung Quốc, ASEAN sau Cách mạng phải làm gì. Bởi vì dẹp xong nội thù phải lo ứng phó với ngoại xâm phương Bắc.

Bởi vì sau Cách mạng mà nằm ngủ quên trên chiến thắng để cho bè lũ độc tài trở lại trên 90% trong bộ máy cai trị như Nga trong thời điểm 1991 thì cũng nguy hại vô cùng.

Tóm lại, cơ hội bằng vàng 22 năm mới đáo lại một lần, chúng ta không có quyền bỏ lỡ, nhưng cũng phải thận trọng, đặt kế hoạch chu đáo, toàn dân (nông dân và công nhân là lực lượng chủ yếu) đồng loạt nổi dậy, tôn giáo một lòng, quân dân đoàn kết (phải lôi kéo lực lượng Quân đội Nhân dân và CAND đứng về phía Cách mạng, trong ngoài nhất trí (Hải ngoại và Quốc nội đoàn kết thật sự) thì sự thành công là trong tầm tay của chúng ta. 


Trong thời gian qua, Cách mạng Hoa lài đã đem thành công đến với nhân dân Tunisia, Ai Cập và Lybia cũng như đang lan tỏa khắp nơi từ Phi châu đến các nước độc tài, toàn trị khác khắp nơi trên thế giới. TQ đang đối diện với làn sóng đòi dân chủ của nhân dân, tại VN các nhà lãnh đạo phải run sợ và đang dùng lực lượng công an ra sức trấn áp các thành phần dân chủ như Bs Nguyễn Đan Quế, Ls Lê Trần Luật, nhà báo tự do Tạ Phong Tần, Ks Đỗ Nam Hải, bà Tân vợ cũ của Blogger Điếu Cày, thành viên Khối 8406 Lư Thị Thu Trang, Ls Nguyễn Bắc Truyển. Đặc biệt, nhà cầm quyền CSVN đang có cả một kế hoạch quy mô để cô lập Ht Thích Quảng Độ, Lm Nguyễn Văn Lý, Lm Phan Văn Lợi, Hội trưởng PGHH thuần túy ông Lê Quang Liêm và các nhân vật đấu tranh dân chủ khác v.v… Lời kêu gọi nhân dân cùng đứng lên biểu tình lật đổ chế độ của nhóm sinh viên Hà Nội-Huế-Sài gòn, của Lm Ng. Văn Lý, của Bs Nguyễn Đan Quế, của Khối 8406 v.v… vẫn còn hiện diện trên các trang mạng toàn cầu; đó là bản án cho ngày cáo chung của các lãnh đạo CSVN.

Thế kỷ XXI này là thế kỷ của nền dân chủ đa nguyên; những nước độc tài toàn trị còn sót lại trên thế giới chắc chắn sẽ bị cáo chung trước sức mạnh và ý chí của toàn dân cùng cộng đồng thế giới. Mục đích của bài này, người viết xin phân tích về hướng đi giữa đa đảng và độc đảng, giữa độc quyền lãnh đạo và dân chủ đa nguyên, giữa yêu nước và bán nước để cho những ai còn trung thành với đường lối không tưởng, mỵ dân của các nhà lãnh đạo CSVN, nhất là lực lượng công an và quân đội hiểu được lòng dạ và việc làm của các nhà lãnh đạo CSVN để mà quay về với nhân dân, để sau này không bị nhân dân và lịch sử lên án.

Nhà bác học Lavoisier từng nói: vạn vật trên thế gian này sẽ không thêm không bớt, nó chỉ biến thiên và thay đổi từ trạng thái này qua trạng thái khác mà thôi. Điều này cũng đúng phần nào trong thuyết luân hồi của Nhân-Duyên-Quả của đạo Phật. Nhưng thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác không có nghĩa hiện nay anh làm thủ tướng, tự do tung hoành trên sự đau khổ của toàn dân và kiếp sau anh cũng vẫn được làm thủ tướng.

Loài cây cỏ muốn được xanh tươi tốt đẹp thì phải qua quá trình chăm sóc và được sống trong môi trường thích hợp. Con người muốn được một kết quả tốt lành cho kiếp sau thì khi còn sống phải làm nhiều việc thiện có ích cho mọi người, từ bỏ mọi việc ác và tâm phải giữ cho trong sạch không vì tư lợi cá nhân mà làm hại người khác. Bởi vì chết chưa phải là hết, điều này đã được các nhà ngoại cảm là những con người có cơ duyên tiếp xúc với cõi âm xác nhận, đây là một sự thực quá rõ ràng đang hiện hữu hàng ngày trong cuộc sống của con người. Người viết xin những ai còn mang trong lòng thuyết vô thần và chủ trương chết là hết để sống theo bản năng ích kỷ, hẹp hòi của mình và luôn luôn nghĩ cách để vu khống và ám hại người khác cũng như trung thành với cấp trên mà làm những điều không tốt, nên suy nghĩ và xem xét lại nếu không muốn khổ sở ở kiếp lai sinh. Đã là con người thì không ai muốn mình phải đui mù, nghèo khổ và tàn tật, tất cả cũng đều có nguyên nhân.

Hệ thống dân chủ đa nguyên tuy không phải là tuyệt hảo, nhưng nó cũng đem đến cho mọi người trong cộng đồng xã hội một cuộc đời tương đối ấm no hạnh phúc, một cuộc sống có nhiều quyền tự do căn bản mà con người cần đến, bởi vì bàn tay còn có ngón dài ngón ngắn, trong gia đình còn có ý kiến khác nhau thì trong một đất nước không thể nào bắt buộc mọi người dân phải răm rắp nghe theo những quan niệm lỗi thời của một thiểu số thành phần lãnh đạo, nhất là những quan niệm đó đã đi ngược lại trào lưu tiến bộ của nhân loại và ý muốn của toàn dân. Một đất nước có đa đảng thì có những lợi ích như sau:



- Nhân dân có quyền tự do thành lập các hội đoàn, đảng phái để cổ vũ cho chủ trương, đường lối và quyền lợi của đất nước và của tập thể mà mình đang theo đúng với quy trình của luật pháp trong một nhà nước pháp quyền. Các cá nhân và các đảng phái được tự do hoạt động, được tự do ứng cử, được tự do đưa ra những chính kiến của mình phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân…. Quyền quyết định sau cùng là của toàn dân xuyên qua một cuộc trưng cầu dân ý hoặc một cuộc bầu cử tự do và công bằng. Những cá nhân và đảng phái không được toàn dân ủng hộ trong vai trò lãnh đạo đất nước vẫn có quyền hoạt động trong vai trò đối lập, vẫn có quyền phê bình và kiểm soát đảng cầm quyền về những việc làm sai trái đối với đất nước và quyền lợi của nhân dân trong một nhà nước thượng tôn luật pháp. Đảng cầm quyền nếu muốn nhân dân tiếp tục ủng hộ thì phải làm thật tốt vai trò lãnh đạo. Trong thể chế dân chủ đa nguyên, các đảng phái chỉ là đối thủ của nhau chớ không phải là kẻ thù.

- Các đảng phái không được quyền có quân đội và lực lượng công an riêng, cho dù đó là đảng cầm quyền. Quân đội và công an là của đất nước, của toàn dân và chỉ có nhiệm vụ bảo vệ đất nước, bảo vệ cuộc sống của toàn dân chớ không bảo vệ cho riêng bất cứ một cá nhân hay một đảng phái nào hết.

- Tiền đóng góp của nhân dân vào ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng vào công ích cho quyền lợi của đất nước và nhân dân, trả lương cho những nhân viên, cán bộ phục vụ trong guồng máy chính quyền do dân chọn lựa. Cơ quan và nhân viên phục vụ trong các đảng phái thì phải tự tìm lấy kinh phí để hoạt động chớ không được lấy từ tiền đóng thuế của nhân dân vào ngân sách nhà nước.

- Không bao giờ có chuyện các công ty, xí nghiệp quốc doanh lấy từ ngân sách quốc gia kinh doanh vô tội vạ, tự do làm giàu bất chánh để rồi bắt nhân dân phải trả những món nợ khổng lồ từ cách làm ăn cẩu thả này.

- Trong guồng máy lãnh đạo đất nước từ trung ương xuống địa phương, vẫn có những thành phần của các đảng phái khác chung lòng, chung sức phục vụ đất nước chớ không nhất thiết phải là duy nhất của đảng cầm quyền.

- Báo chí tư nhân độc lập và đối lập với chính quyền được phát huy tối đa, các đảng phái và cá nhân đều có quyền tự do ra báo để tuyên truyền và bênh vực quyền lợi của nhân dân, vạch trần những sai trái của chính quyền nếu có.

- Hệ thống tam quyền phân lập được phân định rõ ràng để tránh tối đa tình trạng độc tài, tham nhũng trong guồng máy chính quyền.

- Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao đứng vai trò lập pháp và làm ra luật pháp, có quyền phủ quyết các chính sách của chính quyền lãnh đạo đất nước nếu chính sách đó không phù hợp với quyền lợi chung của đất nước và nhân dân. Trường hợp đặc biệt, QH có quyền truất phế cá nhân trong vai trò lãnh đạo đất nước.

- Hành pháp là cơ quan quyền lực lãnh đạo và điều hành nội các của chính phủ. Hành pháp có nhiệm vụ thi hành những chính sách của Quốc hội đề ra, thực hiện chủ trương và đường lối ích quốc lợi dân về đối nội cũng như đối ngoại, về những lời đã hứa trước toàn dân khi tranh cử.

- Tư pháp là cơ quan tòa án có nhiệm vụ xét xử những công dân vi phạm luật pháp quốc gia kể cả các viên chức cấp cao trong guồng máy chính quyền. Trong hệ thống tư pháp thì Luật sư giữ vai trò quan trọng nhất, được hưởng quyền bất khả bãi miễn để tự do tranh luận trước tòa án mà không bị lệ thuộc vào bất cứ một thế lực đen tối nào khác.

- Các Dân biểu, Nghị sĩ trong QH, Tổng thống và phó Tổng thống trong Hành pháp, Chánh án tối cao của tòa án đều độc lập với nhau và đều hưởng quyền bất khả xâm phạm để họ có tự do trong nhiệm vụ của mình trước Tổ quốc và toàn dân.

- Ngoài ra, cơ quan ngôn luận đại diện là ngành báo chí cũng là thành trì trong hệ thống dân chủ đa nguyên, để những thông tin và tiếng nói của người dân được mở rộng ra trong cộng động xã hội, để sự độc tài và tham nhũng trong guồng máy chính quyền không có cơ hội phát triển.

Một thực tế cho chúng ta thấy là hầu hết các nước có nền dân chủ đa nguyên đúng nghĩa trên thế giới, đều là những nước có nền công nghiệp tiên tiến, đa số nhân dân đều có cuộc sống giàu sang hạnh phúc điển hình như Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Đức, Thụy Điển, Nhật Bản, Canada, Australia, Thụy Sĩ v.v…, là giấc mơ cho nhân dân và các nước độc đảng, độc tài. Nếu có bất ổn trong tình hình chính trị xã hội là do các nhà lãnh đạo của các nước đó độc tài, tham nhũng không thực hiện đúng với chủ trương của nền dân chủ đa nguyên, chớ không phải do đa đảng gây ra như lập luận của các nhà lãnh đạo CSVN.

Khách quan để nhìn lại tình hình VN kể từ khi có sự hiện diện của ĐCSVN:

- Trước năm 1975, một địa ngục trần gian đã bao trùm lên đời sống của nhân dân miền Bắc VN. Đây là một thực tế quá rõ ràng mà người viết cũng không cần nêu ra, bởi vì nó đã được phơi bày trước bàn dân thiên hạ cũng như nó đã được tường thuật lại từ các hàng cán bộ lão thành cấp cao đã thức tỉnh trong hàng ngũ của đảng như: Gs Hoàng Minh Chính, trung tướng Trần Độ, đại tá Bùi Tín, trung tá Trần Anh Kim, nhà nghiên cứu Nguyễn Minh Cần, Lê Hồng Hà, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Văn Trấn, Vi Đức Hồi v.v…, nhất là cuốn phim “Sự thật về Hồ chí Minh” đang được lưu giữ trên các trang web toàn cầu. Quan trọng là sau 1975 và sau 36 năm thống nhất đất nước, các nhà lãnh đạo bảo thủ CSVN đã và đang đưa đất nước và nhân dân vào con đường diệt vong, đã và đang lệ thuộc hoàn toàn vào kẻ thù TQ.

- Cũng vì độc quyền lãnh đạo mà ngày nay quần đảo Hoàng Sa, phần lớn của quần đảo Trường Sa, Ải Nam Quan, 2/3 danh thắng thác Bản Giốc, bãi Tục Lãm và trên 10 ngàn km2 vùng biển vịnh Bắc bộ v.v… đang nằm trong bàn tay của kẻ thù TQ. Riêng HS-TS (TQ đã xác nhập vào huyện Tam Sa của chúng), mặc dù thỉnh thoảng phát ngôn viên Bộ Ngoại giao CSVN lên tiếng là VN có đầy đủ chủ quyền, nhưng TQ đã thành lập xong phi trường và căn cứ quân sự rồi mà chính quyền CSVN vẫn câm nín, không dám đưa ra Hội đồng Bảo an LHQ xét xử. Trớ trêu thay, sinh viên và các thành phần yêu nước biểu tình phản đối sự xâm lăng của TQ thì công an lại thẳng tay đàn áp, kể cả việc mặc áo có hàng chữ HS-TS là của VN.

- Cũng vì độc quyền lãnh đạo mà TQ mới được tự do khai thác Bôxít Tây Nguyên theo chủ trương lớn của đảng, bất chấp mọi lời khuyên và can ngăn của gần 3000 nhà khoa học, trí thức ưu tú của đất nước, trong đó có sự tham gia của đại tướng Võ Nguyên Giáp và cựu phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình. Tây Nguyên là nóc nhà của Đông Dương và cũng là yết hầu của đất nước VN. Và cũng vì độc quyền lãnh đạo mà trên 300 ngàn km2 rừng chiến lược đầu nguồn cho TQ mướn khai thác trong thời gian 50 năm.

Sau 50 năm, con cháu của chúng ta sẽ làm gì với những làng xã đã được TQ thành lập xong trên 300 ngàn km2 này, cộng thêm số bùn đỏ khổng lồ từ việc khai thác Bôxít của TQ? Tấm gương vỡ đê bùn đỏ của Hungary đã không làm cho các nhà lãnh đạo CSVN thức tỉnh.

- Cũng vì độc quyền lãnh đạo mà ngày nay hầu hết các hàng cán bộ cấp cao trong guồng máy chính quyền đã trở thành những nhà tư bản đỏ không thua các nhà giàu có trên thế giới. Trong khi đó đại bộ phận nhân dân thì nghèo xác xơ trên đồng ruộng, trong các công ty xí nghiệp của nước ngoài và quốc doanh trong nước.

- Cũng vì độc quyền lãnh đạo mà các ngư dân VN không được tự do đánh cá trên vùng biển của mình, thường xuyên bị hải quân TQ bắt bớ, đánh đập, tịch thu tài sản và đòi tiền chuộc v.v…

- Cũng vì độc quyền lãnh đạo mà đất nước mới có những tiến sĩ ma, tiến sĩ giấy, mới có quốc nạn tham nhũng tràn lan không sao bài trừ được.

- Cũng vì độc quyền lãnh đạo mà đất nước mới có những công ty, xí nghiệp quốc doanh tự do kinh doanh vô tội vạ trên đồng tiền xương máu của nhân dân, tự do báo cáo lỗ hàng trăm ngàn tỷ đồng để rồi nhân dân phải cong lưng gánh chịu điển hình như công ty tàu thủy Vinashin lỗ trên 100.000 tỷ, EVN lỗ trên 24.000 tỷ…

- Cũng vì độc quyền lãnh đạo mà hàng chục ngàn chiến sĩ nhân dân hy sinh trong cuộc xâm lăng của TQ tháng 2-1979 không được tuyên dương và làm lễ kỷ niệm hàng năm.

- Cũng vì độc quyền lãnh đạo cho nên không có cơ quan ngôn luận và báo chí tư nhân độc lập với chính quyền, mặc dù Hiến pháp thì vẫn quy định là có (điều 69).

- Cũng vì độc quyền lãnh đạo cho nên người dân mới chỉ được quyền bầu cử trong danh sách đã được đảng chọn sẵn, và cũng vì độc quyền lãnh đạo cho nên vấn đề tín ngưỡng, nhân dân chỉ được tự do hành lễ trong các tôn giáo quốc doanh do đảng thành lập chịu sự điều hành của ban tôn giáo và UBMTTQ đảng.

- Cũng vì độc quyền lãnh đạo mà QH là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước chỉ có trên danh nghĩa, chớ thật ra là bù nhìn dưới sự điều hành của đảng, bởi vì trên 95% dân biểu QH là đảng viên. Do đó, các chức vụ từ chủ tịch nước, chủ tịch QH và thủ tướng theo luật pháp phải do QH bầu chọn, nhưng thực tế đều do đảng chọn trước khi bầu cử QH.

- Cũng vì độc quyền lãnh đạo mà dân oan bị chiếm tài sản, đất đai càng ngày càng nhiều. Tình trạng tham nhũng, tiêu cực, hà hiếp nhân dân thì hầu như bất trị.

- Cũng vì độc quyền lãnh đạo đã tạo ra một quân đội và công an ươn hèn với giặc nhưng ác với dân và chỉ biết trung thành với đảng, quên đi quyền lợi chung của đất nước và nhân dân.

- Cũng vì độc quyền lãnh đạo mà đất nước ngày nay vẫn còn nằm trong danh sách nghèo của thế giới, lạm phát thì càng ngày càng gia tăng. Hàng trăm ngàn thanh niên rường cột của đất nước phải đem thân làm tôi mọi cho nước ngoài qua chương trình hợp tác lao động; hàng chục ngàn cô gái phải bán thân làm nô lệ tình dục cho đàn ông nước ngoài để kiếm tiền giúp đỡ gia đình bớt khổ v.v… Điều tồi tệ nhất là số nợ mà các nhà lãnh đạo CSVN vay của thế giới trên 30 tỷ đôla rồi, biết bao giờ nhân dân mới trả hết đây.

Có bất công không khi cả một cộng đồng dân tộc 87 triệu người bắt buộc phải nuôi và chịu sự chỉ đạo của một đảng chỉ trên dưới 3 triệu đảng viên với trình độ đa số là chuyên tu, tại chức, học từ xa v.v… để có bằng cấp đồng hóa vào chức vụ. Còn biết bao nhiêu những cảnh bất công, tệ hại khác mà các nhà lãnh đạo CSVN đang gây ra hàng ngày trong nhân dân, nếu kể ra đầy đủ thì chắc không có bút mực nào tả cho hết.

Đã đến lúc toàn thể cộng đồng dân tộc VN phải cùng nhau nhìn cho ra được một sự thật quá đau lòng từ hướng đi và đường lối của các nhà lãnh đạo CSVN, con đường mất nước vào tay bọn bá quyền TQ đang gần kề. Bằng tất cả niềm tin và lòng yêu nước, người viết kính xin.

Lực lượng quân đội, công an là thành trì bảo vệ chế độ, hãy nhìn ra thế giới với cuộc sống sung túc và đầy đủ mọi quyền tự do mà nhân dân của các nước tiên tiến có nền dân chủ đa nguyên đang thụ hưởng; hãy nhìn lại sự dã tâm, độc ác của bọn bá quyền TQ đối với dân mất nước của Tây Tạng, Tân Cương, nhất là những gì mà TQ và các nhà lãnh đạo CSVN đang âm thầm thực hiện, để biết rằng nếu còn tiếp tục trung thành với đường lối của họ là mang tội phản quốc. Hãy can đảm noi gương theo quân đội của Tunisia, Ai Cập, Libya…. để đứng về phía nhân dân, hòa mình vào các phong trào đấu tranh dân chủ ôn hòa trong nước để cùng nhau lật đổ bạo quyền.

Kính xin các phong trào và các lực lượng đấu tranh hướng về quê hương của cộng đồng VN hải ngoại hãy dẹp bỏ mọi bất đồng để cùng nhau vững bước chung, cùng nhau là hậu phương vững chắc cho nhân dân trong nước trên con đường giải phóng quê hương thoát khỏi bàn tay độc tài Cộng sản.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng… Một cây làm chẳng nên non. Ba cây dụm lại nên hòn núi cao.

Những câu ca dao trên chắc chắn vẫn còn đọng lại trong tất cả những người VN đang mang trên mình dòng máu Lạc Hồng. Mong lắm thay!



Sài Gòn ngày 6/3/2011

Tựa đề trên đây là một bài ca của Nguyễn Đức Quang, viết thời 1965, ở Sài Gòn. Tự nhiên trong đầu tôi lại âm vang những câu hát này trong lúc nhạc sĩ đang nằm trong bệnh viện chờ hồi phục. Tiếng hát vẳng lên không phải vì quá khứ hiện về; mà vì nhìn thấy tương lai, trước hình ảnh những thanh niên đang xuống đường làm cách mạng ở Ai Cập, ở Bahrain, và Lybia. Họ là những hình ảnh của hy vọng. Họ đang mang lại niềm tin. Không riêng gì cho đất nước họ, mà chung cho cả loài người. Loài người lại phấn khởi, lại tin tưởng ở tuổi trẻ, tin tưởng ở tương lai. Giống như một đêm tháng 11 năm 1989, khi cả loài người nhìn cảnh bức tường Berlin bị đập vỡ, nhìn cảnh những người lính Đông Đức bắt tay người dân Tây Đức. Và Rostropovitch, một nhạc sĩ Nga bị lưu đầy, tới ngồi bên bức tường đã đổ, vuốt những điệu hồ cầm bất tử của Bach. Lúc đó Hy vọng cũng vươn lên trong tâm hồn nhân loại.

Năm 1965 Nguyễn Đức Quang đã hát: “Hy vọng đã vươn lên trong màn đêm bao ưu phiền. Hy vọng đã vươn lên trong lo sợ mùa chinh chiến. Hy vọng đã vươn lên trong nhục nhằn tràn nước mắt. Hy vọng đã vươn lên như làn tên trong màn đêm.” Những lời hát đó đã được bao nhiêu thanh niên ở miền Nam Việt Nam tập họp lại, cất tiếng đồng ca. Các sinh viên học sinh từ thành phố kéo nhau về nông thôn làm trại công tác, đến các trại tị nạn xắn tay áo giúp đồng bào; trên đường họ bước đi, từ Bến Hải đến Cà Mâu; trong những lúc đổ mồ hôi trên ruộng cằn, ở Đông Hà, ở Thạnh Lộc Thôn, ở Bến Tranh; và suốt những đêm lửa trại đầm ấm. Trong thời gian đó đất nước ta còn đắm chìm trong cuộc chiến tranh Nam Bắc, “trong màn đêm bao ưu phiền, trong nhục nhằn tràn nước mắt.” Nguyễn Đức Quang đã cất tiếng và những người trẻ tuổi ở miền Nam Việt Nam ca theo: “Hy vọng đã vươn dậy trong lòng anh, trong lòng tôi, trong lòng ai.”

Tại sao những cuộc nổi dậy ở Bắc Phi, ở Trung Đông lại khiến nhiều người Việt Nam lớn tuổi cũng cảm thấy “Hy vọng đã vươn lên?” Giáo sư Nguyễn Minh Cần, trên 80 tuổi, ở Moskva, nước Nga, đã gửi cho bạn bè 10 điều ông tâm niệm về những bài học sau các cuộc cách mạng ở Bắc Phi. Nhạc sĩ Tô Hải ở trong nước, cùng lớp tuổi đó, rất dè dặt nhận xét hoàn cảnh nước Việt Nam không giống như Ai Cập hay Tunisie; nhưng vẫn hào hứng kể lại và bàn luận về làn sóng dân chủ đang cuồn cuộn dâng lên ở những xứ xa xôi ông chưa từng đặt chân tới. Những người vào lớp tuổi 70 như Nguyễn Đan Quế, Đoàn Viết Hoạt, Linh mục Phan Văn Lợi, và bao người khác đã vào tù ra khám dưới chế độ Cộng sản nhiều lần, cũng lên tiếng bầy tỏ niềm hy vọng của họ vào khả năng của giới trẻ Việt Nam ngày hôm nay có thể thay đổi cuộc sống trên đất nước.

Tại sao những thanh niên Á Rập ở Trung Đông, ở Bắc Phi lại khích động lòng người Việt Nam như vậy? Bởi vì, họ mang lại cho chúng ta niềm tin vào những lý tưởng mà chúng ta đã từng ôm ấp từ khi còn trẻ. Khi Tô Hải bỏ cuộc sống bình yên ở Hà Nội mà đi kháng chiến; khi Nguyễn Minh Cần vác súng “ta tiến lên ta diệt quân thù.” Hay khi những Nguyễn Đan Quế, Đoàn Viết Hoạt cùng hòa mình trong các phong trào thanh niên 1965, 66, cùng hát bài “Hy vọng đã vươn lên” của Nguyễn Đức Quang.

Có những thời tuổi trẻ nước ta rất đẹp. Thanh niên nào cũng nuôi lý tưởng phục vụ, cũng muốn làm con người hữu ích cho đồng loại, cũng muốn sống có giá trị, sống hào hùng vượt lên trên thân phận nhỏ bé của mình. Không phải chỉ riêng ở nước ta, mà tại quốc gia nào cũng vậy, nhân loại đều sống bằng hy vọng như nhau. Nhiều lúc ai cũng bừng bừn nỗi khát khao các lý tưởng Tự do, Dân chủ. Có nhiều lúc ai cũng nghĩ tới Tổ quốc, tới Đồng bào.

Các danh từ đẹp đẽ như Tự do, Dân chủ, Tổ quốc, Đồng bào là những sự thật, chứ không phải là những khái niệm trừu tượng. Người ta có thể cảm thấy những sự thật cụ thể đó ngay trong bước chân của mình đi, hiện ra khi nhìn vào con mắt những người đồng hành với mình; trong tiếng hát, tiếng hò reo của mình. Có thể thấy hơi nóng của những lý tưởng đó ngay trên da thịt mình. Ai cũng cảm thấy cuộc đời đáng sống và loài người đáng sống.

Nhưng cũng trong lịch sử loài người, chúng ta cũng thấy có những thời kỳ mà người ta không còn chút hy vọng nào vào tương lai. Có những lúc cuộc sống trì trệ, buồn tẻ, niềm tin vào cái Thiện, cái Đẹp bị héo úa, đời sống không còn ý nghĩa nữa. Đó là những “màn đêm bao ưu phiền,” khi “lòng thuyền còn xa bến,” như trong bài ca của Nguyễn Đức Quang. Những lúc đó, đa số thanh niên không còn nghĩ tới các lý tưởng lớn mà chỉ lo tìm những lạc thú ích kỷ và có khi thấp kém. Hoặc họ chán chường, tuyệt vọng, dù bất mãn hoặc căm giận cũng vẫn chịu yên phận vì không tin có khả năng thay đổi cuộc đời mình. Khi đó, những danh từ như Tổ quốc, Đồng bào, Tự do, Dân chủ, bị giả mạo, bị lạm dụng, có khi phải kiêng cữ, chúng trở thành sáo rỗng, héo mòn. Nhưng, ngay trong khung cảnh “nhục nhằn đầy nước mắt” như vậy, “Hy vọng vẫn vươn lên!”

Như cuối năm 1989. Cả thế giới loài người đã chia sẻ những nỗi hào hứng khi các thanh niên, các sinh viên, công nhân, giới trí thức, các nhà tranh đấu dân chủ ở Đông Âu đứng lên tự tháo gỡ gông cùm. Họ mang lại niềm tin cho nhân loại. Vì họ tin vào những lý tưởng chung của loài người, biến các lý tưởng thành sự thật. Loài người lại muốn cất tiếng hát: “Hy vọng đã vươn lên dưới mặt trời em phơi phới! Hy vọng đã vươn dậy trong ngày qua, sang ngày nay, cho ngày mai!”


Năm 2011 này cũng vậy, chỉ trong hai tháng qua, giới thanh niên các nước Á Rập lại mang lại một luồng gió mới, những ngọn lửa mới sưởi ấm niềm tin của loài người khi đứng lên đòi Tự do, Dân chủ. Đây không phải là những cuộc nổi dậy bắt nguồn từ nhu cầu miếng cơm manh áo. Trong đám người đi biểu tình có những chuyên gia có địa vị, có tài sản, không phải chỉ có những người thất nghiệp. Họ có thể hy sinh các quyền lợi vật chất, tiền tài, khi tham gia những cuộc biểu tình. Các chính quyền như ở Bahrain đã tặng cho dân mỗi người 2,700 đôla để xoa dịu nỗi bất mãn của dân, nhưng không thành công.

Đây không phải là những cuộc cách mạng được vẽ ra từ các ý thức hệ trừu tượng, cũng không do lòng sùng tín tôn giáo nào thúc đẩy. Những thanh niên xuống đường không phải vì tin tưởng vào một lãnh tụ hay một đảng phái chính trị nào cả. Cho đến khi các cuộc biểu tình nhỏ đã bùng lên thành phong trào lớn, mới thấy các tổ chức hoặc các nhân vật lãnh đạo, họ xuất hiện ngay từ trong đám đông.

Nhưng đó chính là những cuộc cách mạng đích thực. Hàng trăm ngàn người xuống đường đòi thay đổi cuộc sống của mình và cả xã hội chung quanh mình; như vậy có phải là Cách mạng hay không? Hàng trăm người đã bị bắn chết, những người khác vẫn sẵn sàng tiến tới cho tới khi đạt được mục đich; không gọi đó là Cách mạng thì gọi là gì?

Các cuộc nổi dậy có tính cách bột phát nhưng đều có những mục tiêu rất rõ rệt. Tất cả các cuộc biểu tình phát khởi, ở Tunisie cho tới Ai Cập, Libya, đều đưa ra những đòi hỏi căn bản: Xóa bỏ chế độ độc quyền chính trị, độc quyền kinh tế. Dân chúng phải được tuyển chọn người cầm quyền, thay đổi người cầm quyền. Bằng bầu cử tự do, qua sinh hoạt chính trị tự do. Do đó, phải có tự do ngôn luận, tự do lập hội, lập đảng. Chấm dứt những lời dối trá, những cuộc bầu cử bịp bợm. Chống tham nhũng, lạm quyền, chống bọn quyền thế bao che lẫn nhau. Chống bất công xã hội và đạo đức giả.

Người dân Ai Cập, Bahrain hay Lybia đều có những ý nguyện như nhau. Họ không cần nhân danh một tôn giáo, một chủ nghĩa hay ý thức hệ nào cả. Bất cứ một đảng phái nào chấp nhận các quyền căn bản trên đều có thể tham gia cách mạng, tham gia đời sống chính trị. Vì người dân nổi lên cũng chỉ nêu lên những đòi hỏi căn bản để mọi người được sống đúng với phẩm giá con người. Sống có phẩm giá, không chấp nhận sống nhục nhã dưới sự đè nén, trói buộc, bị bóc lột vì một thiểu số chiếm hầu hết quyền tích lũy và sử dụng của cải, tài nguyên quốc gia.

Những đòi hỏi trên đây có tùy thuộc vào một nền văn hóa hay tôn giáo nào hay không? Có tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế tới mức nào con người mới nẩy sinh ra những nhu cầu đó hay không? Có một chủng tộc, một mầu da nào thấy không cần tới những điều kiện sống như thế hay không? Chắc chắn là không! Mọi dân tộc, mọi quốc gia, khắp năm châu bốn biển, ai cũng mang những khát vọng tự do dân chủ như vậy. Loài người có những nhu cầu chung, có những giá trị chung. Tự do, Dân chủ, đó không phải chỉ là những khái niệm, những giá trị được đề cao trong sách vở, trong các bản tuyên ngôn. Đó là những điều kiện cần thiết để mọi người sống có phẩm giá, có tư cách con người.

Chúng ta đều biết những giá trị trên, Tự do, Dân chủ. Đã từng khát khao được sống trong những điều kiện đó. Tại sao trên thế giới vẫn còn những chế độ từ chối không cho dân được hưởng những quyền tự do căn bản này? Tại sao nhiều dân tộc bị kiềm chế không được hưởng những quyền căn bản này, mà không đứng lên giành lấy?

Bởi vì có những lúc, ở nhiều nơi, người ta đã chịu nhịn nhục, đã chịu thua, đã bỏ cuộc, không dám đòi quyền sống xứng đáng với phẩm giá con người nữa. Như nhạc sĩ Tô Hải viết: Nhiều người đã nuôi Thói quen nhịn nhục, vui lòng sống trong cảnh bị kìm hãm, nô lệ. Hoặc họ không biết, không hiểu thế nào là phẩm giá của con người tự do. Hoặc họ biết, muốn được sống tự do, nhưng chịu thua, vì cho là mình bất lực, không thể nào thay đổi cuộc sống xã hội chung quanh mình được.

Nhưng thế giới luôn luôn thay đổi, vẫn đang tiếp tục thay đổi. Giới thanh niên càng thay đổi nhanh hơn nữa, vì họ tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhiều hơn qua mạng lưới internet. Nhìn ra thế giới, người ta sẽ hỏi: Tại sao ở Hàn Quốc mấy năm người ta lại có thể thay đổi ông tổng thống, thay đổi đảng cầm quyền trong khi ở nước mình thì trước sau vẫn từng ấy bộ mặt trâng tráo thay phiên nhau? Tại sao bên Pháp người dân có quyền công khai chỉ trích ông tổng thống mà nước mình thì không? Tại sao một công chức Nhật Bản phạm lỗi thì phải xin lỗi quốc dân và từ chức, còn nước mình thì không?

Càng biết nhiều, những người trẻ tuổi càng nhiều thắc mắc. Họ sẽ tự hỏi tại sao nước Tunisie thay đổi sau khi một thanh niên như anh Moham-med Bouazizi không chịu được nhục nhã, phải tự thiêu vì bị cảnh sát đánh đập? Tại sao một anh Khaled Said ở Ai Cập bị cảnh sát bắt giam rồi đánh tới chết lại khiến hàng ngàn thanh niên phẫn nộ kéo nhau đi biểu tình lật đổ chế độ độc tài? Tại sao những lời kêu gọi biểu tình đầu tiên ở Libya chỉ có dăm chục thanh niên hưởng ứng, mà sau có mấy ngày con số đã kéo lên đến nửa triệu người? Rồi sẽ tới lúc các bạn trẻ ở Việt Nam cũng hỏi: Tại sao một thanh niên 21 tuổi như anh Khương ở Bắc Giang, bị bắt vì vi phạm luật giao thông mà lại bị công an đánh chết? Tại sao những Nguyễn Trường Tô, Sầm Đức Xương và bọn quan lại một tỉnh đã cùng nhau lạm dụng quyền hành làm nhục các nữ sinh mà chúng không chịu tội, trong khi các cô gái nạn nhân lại bị đưa ra tòa?

Các thanh niên đã khởi xướng các cuộc nổi dậy ở Tunisie, Ai Cập, Lybia cũng chỉ bắt đầu với những câu hỏi tương tự như thế. Và họ làm cho cả thế giới phải thức dậy, trừng mắt chứng kiến, kinh ngạc, và khâm phục. Họ đã đánh thức những dân tộc của họ cùng tỉnh dậy. Tỉnh dậy để ý thức nỗi nhục nhã của mình, bao lâu nay mình vẫn chịu sống mà không có nhân phẩm. Phải đứng lên đòi lại những quyền tự do căn bản đã bị tước đoạt. Để sống xứng đáng làm người.

Các cuộc cách mạng ở Bắc Phi năm 2011 và Đông Âu năm 1989 mang lại cho chúng ta niềm tin tưởng vào giới trẻ và vào cả loài người. Loài người có quyền sống trong phẩm giá. Thanh niên ở đâu và bao giờ cũng có khả năng sống với lý tưởng. Lý tưởng sẽ làm đẹp cuộc đời, của mình và của tất cả mọi người. Chúng ta thấy cuộc đời đáng sống và loài người đáng sống.

Các bạn trẻ ở Việt Nam sẽ có ngày chia sẻ những lý tưởng đó, sẽ cùng nhau ca hát: “Hy vọng đã vươn lên dưới mặt trời em phơi phới! Hy vọng đã vươn lên trong cuộc tình toàn thế giới! Hy vọng đã vươn dậy trong lòng anh, trong lòng tôi, trong lòng ai!



Cuộc Cách mạng Hoa Lài là một hiện tượng không còn có thể đảo ngược được. Tất cả các dân tộc bị độc tài cá nhân hay đảng trị đều đã ý thức được quyền lợi, trách nhiệm và vai trò của mình trước lịch sử. Cuộc Cách mạng Hoa Lài đã thành công tốt đẹp tại Tunisia và Ai Cập. Các quốc gia lân cận cũng đang trên đường thành công với những cuộc biểu tình bất bạo động. Chỉ riêng tại Lybia tuy có nguy cơ biến thành nội chiến, nhưng cuộc Cách mạng Lybia dần dần mở rộng lãnh thổ. Những nhân vật quan trọng trong guồng máy cai trị của Gaddafi lần lượt bỏ ông ta để gia nhập hàng ngũ Cách mạng. Trong khi đó, thế giới mà đứng đầu là Hoa Kỳ đã đưa chiến hạm đến gần nước này để lâm thời can thiệp. Sự can thiệp đầu tiên và rất cần thiết cho Cách mạng Lybia là các nước đã thỏa thuận lập “Vùng cấm bay”, không cho phi cơ của Gaddafi oanh tạc quân Cách mạng.

Cuộc cách mạng Hoa Lài ở Tunisia, ở Ai Cập nay đã lan đến Yemen và đang manh nha đến Trung Cộng và Việt Cộng. Cộng sản Việt Nam như đang “nhảy đầm trên lửa”. Trung ương Ðảng, Bộ Chính trị của Việt Cộng nghĩ gì và sẽ làm gì? Chắc chắn Cộng sản Việt Nam đã và đang theo sát tình hình tại 2 nước Tunisia và Ai Cập, nhất là tại Lybia nơi hiện đang có nguy cơ biến thành nội chiến. Những tin tức về các cuộc tập dượt giải tán biểu tình trong nước đã nói lên sự lo ngại và chuẩn bị đối phó của bạo quyền CSVN. Nói cách khác là nội chiến đang thành hình.

Sau chiến thắng của Cách mạng Hoa Lài ở Tunisia và Ai Cập, tài sản của những tên độc tài tại 2 nước này đã bị phong tỏa, khẩu hiệu của Hoa Kỳ năm xưa khi phong tỏa gia tài của Ferdinand Marcos: "Tài sản này là của dân chúng Philippin, phải được trả về cho dân chúng Phi”, nay đã được lập lại với 2 nhà độc tài Tunisia và Ai Cập. Trường hợp Việt Nam, với những gia tài tính bằng tỉ Mỹ kim sẽ ra sao nếu Cộng sản Việt Nam bị lật đổ, phải trao quyền tự quyết lại cho dân tộc? Gia tài của Việt Cộng hiện đang ở trong tay Hoa Kỳ, dù chúng đã khéo léo “gột rửa”; một phần nữa thì ở tại Thụy Sĩ, nhưng Thụy Sĩ hôm nay cũng sẵn sàng phong tỏa các trương mục của Việt Cộng như đã phong tỏa trương mục của các tên độc tài Ben Ali và Mubarak; ngay cả tài sản của Gaddafi cũng là mục tiêu phong tỏa của nhà băng Thụy Sĩ. Nếu Việt Cộng bị lật đổ, liệu gia tài của những tên chóp bu quyền lực cũng như chóp bu về tham nhũng có chịu chung số phận với 3 tên độc tài kia không? Chắc chắn là có. Ðó là mối lo duy nhứt của Việt Cộng hiện nay.

Nếu Việt Cộng chọn giải pháp cố thủ cho đến chết, thì đã có cái gương của Gaddafi ở Lybia. Liệu Cộng sản Việt Nam có dám “noi gương” Gaddafi hay không? Muốn chọn giải pháp này, Việt Cộng phải nghiên cứu kỹ những diễn biến ở Lybia. Đối nội: Hầu hết viên chức bộ ngoại giao, kể cả đại diện tại Liên Hiệp quốc cũng đã bỏ Gaddafi, Bộ trưởng Nội vụ và một số đại đơn vị quân đội cũng đã theo Cách mạng, dân chúng hiện có rất ít vũ khí thế mà chiếm gần hết miền Ðông Lybia. Gaddafi cách đây mấy hôm đã phải ngồi trong một chiếc xe cũ, tự cầm dù và micro để đọc diễn văn, cho thấy ngày tàn của hắn ta đã đến gần. Nhưng trong các cuộc phỏng vấn hắn vẫn mơ tưởng “dân Lybia yêu mến tôi” khiến ai cũng cho nó là hoang tưởng. Ðối ngoại: Cả thế giới lên án Gaddafi, từ Liên Hiệp quốc, Hoa Kỳ đến Âu Châu… hiện đang nghĩ đến giải pháp quân sự nếu Gaddafi dùng vũ lực và dân chúng bị thiệt hại nặng nề. Ngoài những thất bại nói trên, Gaddafi còn sẽ chịu những hình phạt về kinh tế, tài chánh. Liệu khi tài sản bị phong tỏa, hết tiền lính đánh thuê có còn không? Về mặt này, Việt Cộng không có. Vậy Việt Cộng có dám chấp nhận giải pháp Gaddafi hay không? Hay chọn giải pháp của 2 tên độc tài Mubarak và Ben Ali?

Như mọi người đều biết, từ khi “đổi mới theo kinh tế thị trường” những tên đảng viên Cộng sản ngày càng gia tăng bóc lột, tham nhũng, tham ô. Bán luôn cả biển, cả đất của tổ tiên, bán hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn phụ nữ, chiếm từng căn nhà, từng thước vườn của dân chúng để bỏ túi. Hiện nay túi của Việt Cộng đã quá nhiều, quá nặng, liệu chúng chọn một trong 2 giải pháp trên có thể bảo vệ được của cải? Ðây là bài toán hóc búa cho tất cả đảng viên Cộng sản cấp chóp bu.

Những tên Cộng sản địa phương đang nghĩ gì? Gia tài cướp bóc được của dân chúng địa phương của những tên từ cấp tỉnh trở xuống ở ngay tại địa phương. Một khi cách mạng thành công thì ngay cả tính mạng của chúng cũng khó bảo toàn chứ đừng hòng bảo vệ được tài sản! Những tên đảng viên tại địa phương còn trực tiếp có nợ máu với dân chúng vô tội nữa. (Chưa có nước nào mà quên không đội mũ an toàn lại bị giết, chưa có nước nào mà người sống bị đuổi đất đuổi nhà và người chết nằm cũng không yên với Việt Cộng địa phương).

Cũng như bọn cán bộ Trung ương Ðảng, Việt Cộng tại địa phương cũng đang phải chọn lựa “có nên tiếp tục trung thành với đảng để bảo vệ bản thân, gia đình và tài sản không?”.

Cái hy vọng Chiêu Thống của Việt Cộng là “một khi CS tại Việt Nam bị lật đổ, Trung Cộng sẽ kéo quân qua bảo vệ” nay đã trở thành tuyệt vọng. Cái gương thế giới đang hình thành giải pháp bảo vệ dân Lybia kể cả bằng quân sự đang xảy ra cho Gaddafi khiến Việt Cộng không còn mơ tưởng đến chuyện quan thầy của chúng sẽ giải cứu chúng. Hơn nữa, quan thầy Trung Cộng của chúng cũng đang tứ bề thọ địch, làm sao chịu nổi sức ép của thế giới nếu chúng đàn áp dân Trung Hoa nổi dậy. Nói chi chuyện chúng đem quân qua giúp đàn em?

Một chi tiết cần nói ra để cho bọn Việt Cộng địa phương thấy rõ: hôm nay không phải hôm qua, khí thế của Ðảng hôm nay đã khác hẳn. Tại sao luật sư Cù Huy Hà Vũ chỉ có những tài liệu mang tính cách tham khảo về tự do dân chủ mà Việt Cộng giam giữ cho đến hôm nay, trong khi bác sĩ Nguyễn Ðan Quế công khai hô hào đồng bào đứng lên lật đổ chế độ Cộng sản để Cộng sản bắt giam thì lập tức được “bảo lãnh” tại ngoại hầu tra? Ai bảo lãnh bác sĩ Nguyễn Ðan Quế, Trung ương Ðảng, Bộ Chính trị đều biết, có thể công an địa phương cũng biết. Chỉ cần so sánh 2 trường hợp bác sĩ Nguyễn Ðan Quế và luật sư Cù Huy Hà Vũ, dù một đảng viên tép riu, một cấp bậc “xã quỷ” cũng biết được cái “thế mạnh” của Ðảng đã mất rồi. Ai “bảo lãnh” cho bác sĩ Nguyễn Ðan Quế? Hoa Kỳ!

Ngoài 2 giải pháp sớm đầu hàng khi có biến động của Ben Ali và Mubarak và giải pháp ảo tưởng của Gaddafi ra, mà như trên đã trình bày đều đưa đến tình trạng từ chết tới bị thương cho Việt Cộng, còn giải pháp nào khác? Tức nhiên là có! Đó là sự mau mắn hợp tác với đồng bào, khẩn cấp trả lại quyền tự quyết cho dân tộc “trước khi trời mưa”. Nói cách khác là Việt Cộng phải trả lại nhân quyền và dân quyền cho dân trước khi dân chúng nổi lên lật đổ. Ðây là giải pháp toàn vẹn cho cả đồng bào lẫn đảng viên Cộng sản. Thời gian không còn nhiều cho giải pháp thứ ba này. Thời gian công bố giải pháp chỉ còn đo bằng thước NGÀY, chứ không dùng được thước tháng nữa. Ðiều phải làm trước tiên của đảng Cộng sản là phải ra một Tuyên cáo cam kết thực hiện các đòi hỏi từ bấy lâu nay của dân chúng mà Việt Cộng biết rất rõ, vì đã có hàng triệu đơn khiếu nại, hàng triệu tài liệu nói về những khao khát của dân chúng: - Một là bãi bỏ điều 4 Hiến pháp ngay tức thì, - Hai là trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm cũng như tôn giáo, - Ba là tự do ngôn luận, - Bốn là cấp tốc bầu cử Quốc hội lập hiến công khai, công bình và tất cả người dân đều có quyền ứng cử và bầu cử như trong Hiến pháp 1992 qui định (có qui định nhưng không thi hành !!!)... Và để chứng minh thực sự ăn năn hối cải, cuộc bầu cử phải mời quan sát viên Liên Hiệp quốc giám sát và tất cả phóng viên báo chí đều được tự do làm nhiệm vụ. Tìm một giải pháp khả thi giải quyết “dân oan khiếu kiện” và đền bù xứng đáng cho dân oan. Lập ngay một Hội đồng Cố vấn gồm những nhà đấu tranh cho dân chủ ở trong nước, các vị lãnh đạo tinh thần để giám sát công việc của Nhà nước thi hành sự cải tổ. Tiếp tục nghiên cứu những biện pháp khác để bổ túc cho giải pháp một chế độ dân chủ pháp trị. Chỉ có “đồng tiền đi trước” như vậy mới mong đảng viên Cộng sản giữ được tính mạng và phần nào tài sản chính đáng.

Nhưng, kinh nghiệm đối với Việt Cộng chuyên môn lường gạt, nhất là vừa đánh vừa đàm, toàn dân Việt Nam hãy cùng đứng lên làm cuộc Cách mạng Hoa Lài như các nước Tunisia, Ai Cập và Lybia đã và đang làm. Việt Cộng hiện nay đang gia tăng bắt bớ các nhà đấu tranh cho dân chủ tự do. Dân chúng có bổn phận bảo vệ họ. Ðịa phương nào có các nhà dân chủ bị sách nhiễu, bắt bớ địa phương đó tức tốc huy động đồng bào đến bao vây trụ sở và đòi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho họ. Qua kinh nghiệm vừa qua tại một xã thuộc tỉnh Nghệ An, một người không đội nón an toàn mà bị công an đánh dã man, đồng hương phải lập tức kéo đến thật đông, các xã lân cận khi nhận được tin phải hưởng ứng. Có như vậy mới có kết quả tốt. Câu hỏi được đặt ra là Hiến pháp có qui định biểu tình và tự do phát biểu ý kiến, những nhà đấu tranh chỉ viết ra và hô hào tự do dân chủ trong ôn hòa thì công an có bổn phận bảo vệ họ chứ không phải bách hại họ.

Cùng nhau nhất tề xuống đường, một trăm người, hai trăm người công an có thể giải tán chứ hàng ngàn người chúng không thể nào giải tán. Ðừng để Việt Cộng bẻ từng chiếc đũa. Phổ biến cách lập blog cho mọi người trong nước sử dụng và phổ biến tất cả tin tức nhận được. Các vị lãnh đạo tôn giáo nếu không cùng đồng bào đấu tranh với tư cách công dân, chớ nên can thiệp vào việc làm của dân chúng mà giải thoát cho Việt Cộng. Mỗi khi công an Việt Cộng hành hung một người, lập tức đồng bào kéo đến vây quanh bọn chúng vào giữa như dân chúng ở Hoa Lục đã làm, công an Việt Cộng sẽ không thể hành động tàn bạo. Nếu nạn nhân không mang vũ khí, không thể tự tiện bắt người, tất cả phải có giấy mời trước. Còn nhiều nữa, nhưng cái căn bản là phải cùng nhau xuống đường, cùng mặc một màu áo trắng. Bất cứ một cuộc biểu tình nào cũng dành những banners đả đảo Trung Cộng. Tóm lại “hợp quần gây sức mạnh”, tất cả đồng bào hãy dậy mà đi cứu nước, cứu dân.

Ðã đến lúc cao trào cách mạng Hoa Lài như trận cuồng phong sẽ quét hết các chế độ độc tài trên thế giới. Việt Nam đang ở vào tình trạng độc tài đảng trị. Việt Cộng nếu không muốn trở thành những Ben Ali, những Mubarak hãy nhanh chóng trao trả quyền tự quyết cho dân chúng.

Lê Văn Ấn 

 

Sau khi bài viết của tôi “Không được đùa với cách mạng và nổi dậy” được đăng lên các báo mạng, tôi nhận được rất nhiều ý kiến biểu lộ sự đồng tình. Đồng thời, đúng như dự đoán, tôi cũng “được” một số ít người đọc cho “đội nón cối” đủ loại, nào là “hèn”, “nhụt chí”, “phá hoại phong trào” v.v... Bị “chụp mũ” oan, không phải là điều đáng quan tâm lắm, nên câu chuyện tôi muốn đề cập đến hôm nay, thuộc về một đề tài khác.



Qua các ý kiến phản đối cũng như tán đồng, tôi thấy có một vài hiểu lầm về cuộc cách mạng ở Tunisia và Ai Cập cần giải tỏa. Một số không ít người, có thể là do thiếu thông tin, do cảm tính, tưởng rằng phong trào nổi dậy ở Tunisia và Ai Cập là hoàn toàn tự phát. “Họ cứ rủ nhau ào ạt nổi dậy thế là độc tài phải đổ”, “chẳng cần tổ chức tổ chiếc, chờ đợi gì, cứ nhất tâm đồng loạt vùng lên, hàng nghìn, hàng chục nghìn người là thắng”, “đứng lên đòi công bằng xã hội thì không bao giờ là muộn. Nếu người dân Tunisia có những tư tưởng chờ đợi, nhụt chí như thế thì còn lâu họ mới thoát khỏi gọng kềm độc tài”, v.v...

Ý nghĩ cho rằng cuộc cách mạng dân chủ là một phong trào tự phát của quần chúng, không cần tổ chức, không cần chuẩn bị mà cứ “ào ạt nổi dậy” “đồng loạt vùng lên” là có thể giành được thắng lợi, là một ngộ nhận ngây thơ. Ngộ nhận này tạo ra một ảo tưởng có thể dẫn đến những hành động nóng vội, xốc nổi, phiêu lưu, chắc chắn sẽ gây ra những nguy hại cho cuộc cách mạng dân chủ.

Thực tế hai cuộc cách mạng dân chủ ở Tunisia và Ai Cập vừa qua, cũng như các cuộc cách mạng dân chủ ở Đông Âu và Liên Xô hồi cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 thế kỷ trước, tuy rất bất ngờ ngay cả đối với những người hướng dẫn phong trào, nhưng đều có sự tổ chức và chuẩn bị rất chu đáo. Để không phải kể lại dài dòng, xin các bạn xem ba video clips trên YouTube tựa đề Sức mạnh Nhân dân (People Power) nói về phong trào giới trẻ “6 tháng 4” trong cuộc cách mạng dân chủ ở Ai Cập.

Thực tế cho thấy rõ cả ở Tunisia cũng như ở Ai Cập đã có những tổ chức của giới trẻ có lý tưởng tự do, dân chủ, đồng thời có kiến thức vững vàng, họ đã xây dựng một mạng lưới liên kết những người cùng chung lý tưởng tự do, dân chủ, cùng chung mục đích đánh đổ bọn độc tài và chế độ toàn trị. Và những nhà cách mạng trẻ tuổi trong và ngoài hai nước này đã âm thầm làm việc chuẩn bị trong nhiều năm, khi thấy thời cơ đến bất ngờ (đời sống của đa số dân chúng bị sút kém đột ngột do giá cả leo thang, nạn thất nghiêp trầm trọng, nạn tham nhũng tràn lan cộng thêm vụ tự thiêu rất đau thương của anh Mohamed Bouazizi) thì họ đã dấy lên một cao trào quần chúng mãnh liệt lúc đầu đánh đổ được tên độc tài Ben Ali ở Tunisia, rồi lan sang Ai Cập đánh đổ tiếp tên độc tài Hosni Mubarak, và cứ theo vết dầu loang phong trào lan rộng đến Libya, Yemen, Jordan, Bahrain, Algeria, Iran, A Rập Saudi, Oman, v.v... Cái giỏi của giới trẻ hai nước này là họ đã khéo léo tận dụng sức mạnh của các phương tiện thông tin hiện đại nhất, của Internet để hoạt động đầy mưu trí và hữu hiệu.

Muốn huy động được một khối lượng 200 ngàn, thậm chí có khi lến đến một hai triệu người, già, trẻ, gái, trai, thậm chí cả trẻ nhỏ, thuộc các tầng lớp, các tôn giáo... xuống đường đấu tranh tay không chống lại cảnh sát vũ trang, quân đội (trừ Ai Cập quân đội án binh bất động) thì không thể không có tổ chức, không có chuẩn bị. Làm sao giúp cho quần chúng vượt qua được nỗi sợ hãi bọn độc tài và chế độ toàn trị để mạnh dạn vùng lên tranh đấu, nếu không có chuẩn bị và tổ chức? Làm sao cố kết được dân chúng thuộc đủ các thành phần giai cấp, các tôn giáo, các lứa tuổi... thành một khối rắn chắc để đối chọi được với sự đàn áp sắt máu mà kẻ cầm quyền hung bạo, tàn ác đã tung ra hòng đè bẹp ý chí đấu tranh của dân chúng, nếu không có chuẩn bị và tổ chức? Ngay cả những việc cụ thể, như làm thế nào chống được hơi cay, làm thế nào giải quyết vấn đề vệ sinh cho quần chúng trên quảng trường, việc ăn uống, cứu thương, v.v... đều đòi hỏi một kế hoạch tổ chức chu đáo.

Bản thân người viết những dòng này đã ở Liên Xô trong nhiều năm. Khi Liên Xô còn trong thời kỳ cực kỳ tăm tối, qua những chuyện trò thầm kín của một vài bạn thân của nhà tôi, chính tôi cũng ngầm đoán biết là trong các giáo sư, sinh viên Nga ở các trường đại học hồi đó đã có những mối liên kết bí mật nào đấy với những dissidents (những người bất đồng chính kiến). Còn đến khi Liên Xô làm perestroika (cải tổ) thì bắt đầu có Phong trào Nước Nga Dân chủ - đó chính là tổ chức rộng lớn đã động viên, hướng dẫn, hoạch định sách lược cho những hoạt động tuyên truyền, tranh cử hồi đó. Chính các thành viên của Phong trào này đã tổ chức những cuộc vận động cho các ứng viên dân chủ ra tranh cử, tổ chức những cuộc biểu tình hàng chục ngàn, trăm ngàn, có một lần lên đến gần một triệu người... Những hoạt động như vậy mà không có chuẩn bị, không có tổ chức thì làm sao thực hiện nổi?!

Có một điều này rất hay của các chiến sĩ dân chủ Nga mà tôi coi đó là một bài học tốt là: trong thời kỳ ngặt nghèo, khi sự kiểm soát của KGB quá chặt chẽ và rộng khắp thì các chiến sĩ dân chủ thường dùng lối “tổ chức mà không có hình thức tổ chức rõ rệt”, tức là những liên kết quần chúng nhẹ nhàng, không chặt chẽ, không định hình, nhằm những mục tiêu tranh đấu chung. Còn khi tình hình bắt đầu hơi “thoáng”, nghĩa là sự kềm kẹp của KGB hơi lơ là (dưới thời perestroika) thì họ biết lấn dần để lập ra rất nhiều tổ chức văn hóa, xã hội, thể thao... có tính vô thưởng vô phạt nhưng hợp với sở thích của các tầng lớp quần chúng, rồi từ đó tiến lên lập các tổ chức illegal, nghĩa là bất hợp pháp (hồi đó về mặt chính thức chính phủ chưa cho phép lập ra các tổ chức). Thanh niên, trí thức Nga thành lập vô số tổ chức illegal, chính quyền không thể nào theo dõi hết. Rồi từ các tổ chức illegal, người ta lại tiếp tục lấn tới, ra những tờ báo illegal, nghĩa là báo không cần xin giấy phép, tự do viết, tự do in, tự do phát hành, rồi tiến lên tự in ấn những sách trước đây bị cấm (gọi là những samoizdat, ấn phẩm tự xuất bản)... Cứ thế, tiến lên họp mít-tinh, biểu tình chẳng cần xin phép. Cái chiến thuật “lấn dần từng bước” như vậy vừa đánh tan nỗi sợ hãi của quần chúng, vừa tập dượt cho quần chúng và cốt cán, vừa phát triển được ảnh hưởng của phong trào, vừa đào tạo được những cán bộ từ quần chúng làm chỗ dựa cho phong trào. Hồi đó, trong tay dân chúng chưa hề có các máy móc hiện đại như ngày nay, nhất là những phương tiện thông tin điện tử, Internet... cho nên phải dùng lối làm việc chậm rãi, từng bước như vậy.

Tôi còn nhớ rõ, hồi đó, có một tổ chức tên là “Memorial” (Đài tưởng niệm) do Viện sĩ Andrei Sakharov sáng lập và điều hành. Tổ chức này lập ra vì dựa vào nghị quyết của đại hội 20 ĐCSLX (1956) chủ trương xây dựng một tượng đài để tưởng niệm những người Cộng sản và nhân dân Liên Xô bị giết oan dưới thời Stalin. Dĩ nhiên, sau khi Brezhnev lên ngôi tổng bí thư (1964) thì ban lãnh đạo ĐCS đã lờ tịt nghị quyết đó. Nhưng Viện sĩ Sakharov cứ nộp đơn xin lập tổ chức “Memorial” để vận động cho việc dựng Đài tưởng niệm. Nhiều lần người ta đã bác đơn xin, ông cứ đòi, người bắt ông, sách nhiễu ông, cuối cùng giam ông trong một ngôi nhà ở một thành phố xa thủ đô, buộc cho ông tội hoạt động chống chế độ... Họ không tuyên bố chính thức bỏ tù ông, nhưng nhốt ông trong nhà, ngày đêm canh giữ chặt chẽ, không cho ông ra khỏi cổng mà cũng không cho ai được đến nhà ông, trừ vợ của ông, bà cũng là một dissident nổi tiếng. Đến khi, tổng bí thư Gorbachev, do sức ép của dư luận quốc tế, buộc lòng phải trả tự do cho Andrei Sakharov thì việc đầu tiên ông làm là bắt tay thành lập tổ chức “Memorial” quy tụ được nhiều trí thức lớn, nhiều nhân sĩ nổi tiếng, nhiều nhà hoạt động tích cực của nước Nga thời đó, bất chấp sự ngăn cản, sách nhiễu, phá phách của công an, mật vụ. Muốn vận động làm Đài tưởng niệm thì phải có tiền, muốn có tiền thì phải tuyên truyền, cổ động, phải giải thích cho dân chúng vì sao đã có hàng triệu đảng viên Cộng sản và thường dân phải chết oan mà nay phải xây Đài tưởng niệm. Thế là hàng trăm, hàng nghìn cuộc mít-tinh, cuộc triển lãm nói về những tội ác dưới thời Stalin - dù muốn dù không thì đó cũng là vạch trần những tội ác của ĐCS và chính quyền Xô-viết. Ở một đất nước rộng lớn như Liên Xô, số tù nhân của chế độ lên đến hàng chục triệu người, rất nhiều gia đình có người thân đã bị tù tội, bị giết, cho nên những cuộc mít-tinh, những cuộc triển lãm đó thu hút rất đông đảo người đến xem, và đó là cơ hội rất tốt để nâng cao ý thức quần chúng và thúc đẩy người dân càng tích cực tham gia phong trào đấu tranh.

Tôi chỉ nhắc lại vài việc như vậy thôi để thấy rằng cuộc cách mạng dân chủ ở Liên Xô hồi đó đã có sự chuẩn bị cẩn thận và tổ chức chu đáo, Chỉ có một điều này - theo tôi - là không có chuẩn bị trước: kế hoạch phải làm gì khi chính quyền Xô-viết sụp đổ và dự kiến sơ bộ cho tương lai một nước Nga dân chủ, cả về hiến pháp, cả về đường lối đối nội, đối ngoại.... Vì chẳng một ai ngờ được là cuộc đảo chính của bọn bảo thủ nhất trong Bộ Chính trị ĐCSLX sẽ gây ra, và đó lại là thời cơ làm bùng lên một cao trào cách mạng cực mạnh đến nỗi chỉ trong ba ngày tranh đấu cực kỳ căng thẳng, cách mạng dân chủ đã quật đổ cái chế độ tàn bạo thống trị nhân dân trong 73 năm trời mà chỉ có ba chàng thanh niên gan dạ phải hy sinh ! (Thực ra, nếu tính cả một quá trình đấu tranh nhiều năm trước nữa thì số người đã ngã xuống hoặc chết rục trong ngục tù thì phải tính hàng trăm). Thật khó có thể trách cứ những người đứng đầu phong trào hồi đó, vì Lịch sử đã chơi một “cú” quá bất ngờ cả cho họ, cả cho nhân dân Liên Xô, cả cho ĐCSLX lẫn tập đoàn độc tài toàn trị, cả cho toàn thế giới. Nhưng, chính vì không chuẩn bị những điều nói trên, nên những người lãnh đạo phong trào dân chủ hồi đó rất lúng túng, vấp váp, không nhất trí với nhau, rồi phạm phải những sai lầm nghiêm trọng gây hậu quả to lớn về sau ! Viết đến đây, tôi nhớ lại một bài báo tôi đọc đã lâu của một nhà báo Việt Nam ở tận Paris đã khẳng định rằng cuộc cách mạng dân chủ ở Liên Xô không có chuẩn bị, nó là tự phát !

Ở các nước Đông Âu cũng vậy thôi! Không có chuẩn bị, không có vận động, không có tổ chức thì làm sao có thể huy động hàng triệu quần chúng đấu tranh kiên cường trong nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm? Ở Tiệp Khắc, phong trào Hiến chương 77 và ở Ba Lan phong trào Công đoàn Solidarnos (Đoàn kết) cũng phải phấn đấu gian khổ trên mười năm mới giành được thắng lợi.

Trong việc chuẩn bị cho cao trào đấu tranh thì cái khâu vận động quần chúng là quan trọng nhất và khó khăn nhất. Quan trọng nhất thì rõ rồi, còn khó khăn nhất là vì đại đa số dân chúng sống nhiều thập niên dưới nền chuyên chính cực kỳ khắc nghiệt, chính mình đã từng bị hoặc đã từng chứng kiến sự đàn áp vô cùng độc ác của kẻ cầm quyền, nên nỗi sợ hãi đã ăn sâu vào tiềm thức họ, từ đó họ tự tạo cho mình thái độ “mũ ni che tai”, hoàn toàn thờ ơ, vô cảm trước mọi cảnh bất công. Ở nước ta, tình trạng đó càng trầm trọng đến nỗi có người đã từng ví khối đại chúng nước ta là một “đám bùn nhão”. Trong tình hình đó việc vận động và tổ chức dân chúng dĩ nhiên là cực kỳ khó khăn. Nhưng không nên vì thế mà đánh giá quá thấp quần chúng, mất lòng tin vào họ. Tôi nghiệm thấy đại chúng của nước Nga và nhiều nước khác dưới chế độ độc tài ở đâu cũng thế thôi, không khác gì ở nước ta cả: nỗi sợ hãi, tính vô cảm thường xuyên trói buộc, chế ngự họ. Đồng thời tôi cũng nghiệm thấy rằng khi cũng cái khối quần chúng đó đã quá tức giận cảnh bất công, nạn tham nhũng, đã quá căm ghét bọn chức sắc, quan lại, bọn đặc quyền đặc lợi của chế độ rồi thì họ “quên” hết sợ hãi, vùng lên và tỏ ra rất hăng hái, thậm chí sẵn sàng hy sinh thân mạng của mình. Nhưng nếu vì lý do nào đó, những người dân chủ không đáp ứng được nguyện vọng, ước mơ của họ thì họ lại xìu đi, trở lại trạng thái vô cảm, theo chủ nghĩa mackeno như trước. Quần chúng thường là như vậy. Cho nên, những nét tiêu cực của quần chúng mà ta thường cho là “dân trí”, “dân khí”, “phẩm chất”, “nhân cách” thấp không phải là bất biến, cố định. Chân lý muôn đời là có áp bức, bóc lột thì có đấu tranh. Có đấu tranh thì “dân trí”, “dân khí” sẽ biến đổi, “phẩm chất” của nhân dân, “nhân cách” của quần chúng sẽ đổi thay. Vấn đề quan trọng là các chiến sĩ dân chủ có gần gũi được nhân dân hay không, có hướng dẫn nhân dân đấu tranh cho quyền lợi của mình hay không để tập luyện dần cho quần chúng, rồi khéo léo liên kết, tổ chức họ lại, nâng cao trình độ cho họ, và điều quan trọng là luôn luôn giữ “ngọn lửa” nhiệt tình trong lòng họ... Đó chính là sự chuẩn bị thiết thực nhất cho đại cuộc khi thời cơ đến.



Khi nghe nói đến thời cơ, có người bực bội phản ứng mạnh mẽ: “Không có chuyện phải thời cơ. Ai cũng có cái dũng của người đó”; hoặc: “Chúng ta còn muốn chờ “đủ điều kiện chủ quan và khách quan” như các cụ muốn chờ 66 năm từ 1945-2011 không? Không! dứt khoát không, không chần chờ, phân vân, lưỡng lự như các cụ chờ 66 năm qua nữa, phải bắt tay nhau vào làm việc ngay!!!”; hoặc: “Đối với những chế độ độ tài toàn trị như của ĐCSVN và ĐCSTQ, dùng bạo lực làm cứu cánh; lập pháp, tư pháp, hành pháp, công an, quân đội tất cả đều là Đảng, còn Đảng... thì KHÔNG BAO GIỜ thời cơ chín mùi cả” (tất cả đều là nguyên văn hồi âm từ người đọc). Còn nhiều nữa, tôi chỉ ghi một số thôi. Tôi hiểu rõ tâm trạng của nhiều người nóng lòng chờ đợi ngày được giải thoát khỏi gông cùm của một chế độ độc tài hoặc sốt ruột sốt gan mong sớm được trở về lại quê hương đất tổ nên thường dễ nảy sinh những ý nghĩ như vậy. Điều này rất đáng cảm thông, và tôi tin rằng với thời gian những ý nghĩ xốc nổi đó sẽ lắng dịu và sự bình tâm sẽ giúp những người này nhận thức được vấn đề.

Xin nhắc lại, trong thư viết cho các bạn thân trong nước, tôi có nói rõ: «Phân tích tình hình của VN ta HIỆN NAY thì chưa có điều kiện chủ quan và khách quan đủ mức độ chín muồi cho một chủ trương như vậy (ý nói «một cuộc vùng dậy» như lá thư thúc giục của một số người...». Nên hiểu từ «vùng dậy» ở đây tương đương với từ «nổi dậy» hay «khởi nghĩa», nó khác với từ «xuống đường» ý nghĩa nhẹ hơn. Phải nói cho rõ về từ ngữ như vậy để có một thái độ rất thận trọng đối với «một cuộc vùng dậy», vì đây là sinh mạng của hàng chục, hàng trăm con người, đây là tiền đồ dân chủ của Đất nước, của Dân tộc, chứ không là chuyện đùa mà ta có thể nhẹ dạ kêu gọi! Cũng xin chú ý rằng «HIỆN NAY thì chưa có điều kiện chủ quan và khách quan đủ mức độ chín muồi cho một cuộc vùng dậy» thì câu đó đã hàm ý ta đã có những điều kiện chủ quan và khách quan, đã bắt đầu chín, nhưng chưa đủ mức độ chín muồi cho «một cuộc vùng dậy». Thế thì trước hết, ta hãy bắt tay làm việc cho điều kiện chủ quan được đầy đủ hơn, chín muồi hơn. Chẳng hạn, tranh thủ sự đồng tình của một bộ phận lớn dân chúng để họ thực sự mong muốn dân chủ hóa, mong muốn thoát khỏi chế độ toàn trị; phát triển và củng cố vững chắc hơn các tổ chức đấu tranh cho dân chủ, v.v... Thiết nghĩ đây là khâu chính quan trọng nhất, tức là tạo được thực lực cho một cuộc vùng dậy đích thực. Tôi nhấn mạnh chữ «đích thực» để phân biệt với «cuộc vùng dậy» bằng miệng hô vang từ xa. Còn điều kiện khách quan, ta cũng có thể tác động để chúng chóng chín muồi hơn, chẳng hạn, vận động những người trong hàng ngũ bộ máy thống trị, công an, quân đội để ít nhất là họ biết thương dân, không mù quáng hành hung, đánh đâp, bắn giết người dân theo lệnh cấp trên. Có những điều kiện khách quan khác ta không thể tác động được thì phải chờ đợi cho những điều kiện bắt đầu chín sẽ dần dần đến độ chín muồi. Chẳng hạn, qua cuộc đại hội 11 của ĐCSVN vừa rồi, ai cũng thấy rõ những tín hiệu về sự thay đổi tâm tư và thái độ trong cán bộ, đảng viên, đáng kể là các chuyên viên hàng đầu và cán bộ cao cấp. Với thời gian, tình hình «lên men» đó sẽ nghiêm trọng hơn và «độ chín muồi» sẽ rõ rệt hơn vì đó là một quá trình mà đảng cầm quyền không thể nào cưỡng lại được. Vì sao ? Vì ĐCS đã lâm vào một cuộc khủng hoảng ngày càng trầm trọng về tư tưởng, về đường lối đã hai mươi năm rồi mà không có lối thoát. Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ việc đảng lấy chủ nghĩa Marx-Lenin là thứ chủ nghĩa không còn sức sống làm tư tưởng chỉ đạo cho mình, lấy thứ chủ nghĩa xã hội ảo tưởng, lầm lạc làm «định hướng» cho Đất nước. Nhiều chuyên gia ưu tú nhất của Đất nước, một số cán bộ cao cấp đã tỉnh thức, nhiều trí thức trung thực, nhiều người trong giới trẻ có tư duy độc lập thấy rõ tình trạng này, do đó thấy rõ sự dối trá, ngụy biện của lãnh đạo. Còn người dân bình thường cũng bắt đầu thấy, nhưng chưa dám nói ra. Còn nhiều điều kiện khách quan khác cũng đang chín dần: hố ngăn cách giàu nghèo càng ngày càng sâu, càng rộng, đời sống người dân càng ngày càng xuống cấp do giá cả leo thang, do đồng tiền mất giá, nạn thất nghiệp trầm trọng hơn, cuộc sống của người dân ngày càng khó khăn hơn, v.v... Những người dân chủ không thể tác động gì được vào những điều kiện khách quan này, mà chỉ có thể vận dụng nó vào công việc vận động quần chúng và chờ đợi mức độ chín muồi của chúng. Ý nghĩa của sự chờ đợi là như thế, khác hẳn với «khoanh tay ngồi chờ» !

Còn một điểm này cần nói thêm: những người dân chủ không bao giờ được quên vị trí địa lý chính trị của Đất nước ta, nó có ảnh hưởng rất lớn đối với sự nghiệp dân chủ hóa của nước ta. Số phận bắt nước ta phải sống cạnh một nước láng giềng Cộng sản to lớn, có cùng một chế độ độc tài toàn trị như nước ta. Cho nên làm việc gì, ta không thể không nhìn sang «ông bạn» láng giềng. «Ông bạn» đang tăng cường sức mạnh kinh tế, quân sự..., nhưng đồng thời dưới gầm giường của ông ta cũng đang chất đầy những kho thuốc súng chưa biết khi nào sẽ bùng nổ: nạn tham nhũng trầm trọng, hố ngăn cách giàu nghèo sâu rộng, lạm phát và giá nhà cửa tăng cao, sự tước đoạt đất đai trắng trợn và tàn bạo.... tất cả những điều đó đang gây sự bất mãn, thậm chí phẫn nộ lớn trong dân chúng, nhiều nơi đã bùng lên những cuộc nổi dậy và bị đàn áp dã man... Chính vì thế Thủ tướng Ôn Gia Bảo (Wen Jiabao) khi báo cáo trước Quốc hội Trung Quốc (hôm 05-03-2011) đã đưa ra những biện pháp cốt để tháo «ngòi nổ» và để đối phó với phong trào xã hội đang dâng lên, Theo tin tức nhận được, đã có trên 200 chiến sĩ dân chủ và luật sư về nhân quyền đã bị bắt, hàng chục nhà báo bị gọi lên công an «làm việc» và đặc biệt nghiêm trọng là một nhà báo của Bloomberg bị đánh phải đưa vào bệnh viện nhân buổi tập hợp «Hoa lài» gần đây. Tôi kể lại những điều trên để thấy rõ một điều kiện khách quan nữa đang chín dần, và nó sẽ có ảnh hưởng lớn đến phong trào dân chủ nước ta.

Mong rằng các chiến sĩ dân chủ nước ta sẽ có sự kiên nhẫn, bình tĩnh của một bác sĩ hộ sinh, khi bà mẹ chưa «chuyển bụng» thì phải biết chờ đợi và chuẩn bị sẵn sàng để đón đứa trẻ sơ sinh. Nhất định nó sẽ ra đời !

Xin mọi người nhớ rằng: Thời cơ chỉ đến với những ai chờ đợi sẵn !



Moskva ngày 06-03-2011

Nguyễn Minh Cần



tải về 496.12 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương