GIẢi nhân quyền vn 2008 trong số NÀY


Giới cầm quyền bịt đầu mối?



tải về 496.12 Kb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích496.12 Kb.
#13427
1   2   3   4   5   6

Giới cầm quyền bịt đầu mối?

Trong mấy ngày nay, công luận xôn xao về một vụ mà nhiều người cho là tự thiêu trước trụ sở Uỷ ban Nhân dân TP Đà Nẵng, qua đó, nạn nhân là kỹ sư Phạm Thành Sơn, 31 tuổi, bày tỏ sự phẫn uất khi mọi khiếu nại về tình trạng cưỡng chiếm đất đai, nạn tham nhũng không được giới hữu trách giải quyết.

Khi chúng tôi tìm hiểu về vụ này, một cư dân tại địa phương chỉ có thể nói vắn tắt như sau:

“Tôi có một người bà con ở đó chỉ cách 50 mét, biết vụ sự rất rành nhưng không dám nói. Bây giờ tôi muốn tới đó chụp một tấm hình nhưng tôi cũng không dám nữa. Cái tin này bây giờ khó moi lắm. Oan hồn của anh Sơn có thể khiến ai đó tự thú thế nào chứ còn giới cầm quyền bịt đầu mối mà. Vấn đề này nó gây khó chịu lắm. Người dân ở đây người ta sợ lắm. Khổ lắm.”

Chúng tôi liên lạc với Công an TP Đà Nẵng để tìm hiểu sự việc, như qúy vị nghe sau đây:



Công an: Tôi đang nghe.

Th. Quang: Đây có phải Công an TP đà Nẵng không thưa ông ?

Công an: Đúng rồi đó anh.

Thanh Quang: Tôi là Thanh Quang của đài ACTD bên Mỹ. Thưa ông chúng tôi có nghe về việc kỹ sư Phạm Thành Sơn tự thiêu ở đó. Vấn đề này ra sao ?

Công an: “Tôi không nắm được anh à.”

Th. Quang: Thế có vụ tự thiêu nào trước UBND Đà Nẵng không?

Công an: Không có đâu. Không có. Tôi không biết được. Tôi không nắm được tình hình như vậy đâu.

Nhưng mạng tin chính thức Vietnam+ hôm 17 tháng 2 vừa rồi phổ biến tin tựa đề “Xác định danh tính nạn nhân vụ tai nạn ở Đà Nẵng”, cho biết công an quận Hải Châu, Đà Nẵng xác nhận anh Phạm Thành Sơn, 31 tuổi, chết cháy cùng với chiếc xe máy trên đường Bạch Đằng “do anh Sơn điều khiển đang đi trên đường thì tự nhiên xe bốc cháy dữ dội khiến anh Sơn chết tại chỗ”. Vẫn theo tin này thì lực lượng hữu trách “sử dụng ngay bình xịt chữa cháy nhưng vẫn không dập tắt được đám cháy”.

Cũng ngày 17-2 ấy, báo mạng Lao Động đưa tin cho biết CA “xác định nạn nhân bị chết cháy”, nhưng bài báo chỉ dùng ảnh minh hoạ.

Cùng ngày, báo mạng Đất Việt khẳng định là “Xe nổ bình xăng, chủ xe chết tại chỗ”, qua đó trích dẫn lời Đại tá Nguyễn Viết Lợi, Chánh Văn phòng Công an TP Đà Nẵng cho rằng “sự việc diễn ra vào thời điểm đường rất vắng người, nên có rất ít người chứng kiến sự việc trên”.

Ngày hôm sau, 18-02, báo Thanh Niên online trích dẫn lời Đại tá Ng. Viết Lợi lại nói rằng “Đám cháy rất dữ dội, một số người dân tri hô anh Sơn nhảy xuống sông”.

Và 2 ngày sau đó, tức 20 tháng 2, báo Công an Thành phố Đà Nẵng đưa tin này, cho đó là “vụ tự gây tai nạn giao thông” và “sau khi được đưa vào bệnh viện cứu cấp, nạn nhân đã tử vong”.



Dư luận phản ứng

Tình trạng đưa tin bất nhất và mập mờ như vậy đã gây nhiều phản ứng trong công luận, nhất là giới bloggers.



Blog Dân Làm Báo trước hết lưu ý rằng các bài báo đều hoàn toàn không nhắc gì tới nơi xảy ra vụ việc là ngay trước trụ sở UBND TP Đà Nẵng. Bài blog nêu sự khác biệt giữa các nguồn tin, “từ chuyện anh Sơn chết liền tại chỗ, xác nạn nhân nằm cạnh xe máy” chuyển sang ông đại tá Chánh văn phòng công an cho rằng “một số người dân tri hô anh Sơn nhảy xuống sông’, rồi lại ‘tự gây tai nạn giao thông làm xe bốc cháy”, “chết ngay tại chỗ”, rồi “chết tại bệnh viện”…

Theo blog Dân Làm Báo thì “cả guồng máy công an, mật vụ, truyền thông của đảng đang ra sức bưng bít, bóp méo thông tin nhằm ngăn chận ngọn lửa Phạm Thành Sơn”.

Blog Thằng Nông Dân than phiền rằng “thay vì điều tra ngọn ngành để tìm nguyên nhân dẫn đến cái chết của nạn nhân, nhà cầm quyền địa phương đã vội đưa ra kết luận nạn nhân là người mắc bệnh tâm thần!”. Và blog này nêu lên một số nghi điểm:

1. Nếu cho rằng anh Phạm Thành Sơn mắc bệnh tâm thần, tại sao anh ta còn đủ sáng suốt để lái xe ra ngoài?

2. Tại sao anh ta không chọn bất cứ địa điểm nào, mà lại chọn điểm dừng trước trụ sở của ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng là nơi mà có lẽ anh đã gửi đơn khiếu nại về việc tranh chấp đền bù đất đai?

3. Căn cứ theo xác định của CA Đà Nẵng thì nguyên nhân khiến chiếc xe bốc cháy là do nổ bình xăng! Đây là điều hoàn toàn khó có thể xảy ra vì nếu nổ bình xăng, thì nạn nhân sẽ bị sức nổ đẩy văng đi nơi khác, vì vậy, khả năng chết về bị bỏng hoàn toàn không thuyết phục, ngoại trừ nạn nhân đã có chủ định tẩm đầy xăng vào người trước.

4. Theo lời đại tá Nguyễn Viết Lợi, chánh Văn phòng CA Đà Nẵng thì sự việc diễn ra vào thời điểm đường vắng người, chỉ nghe một tiếng rầm và nhìn thấy đám cháy, nhưng những đơn vị cứu hỏa vẫn không dập tắt được đám cháy. Căn cứ theo hình ảnh thu nhận được, thì từ khi đám cháy bắt đầu, không hề có hình ảnh bất cứ đơn vị cứu hỏa nào làm công việc cứu hộ.

Blog Thằng Nông Dân khẳng định rằng “theo những nguồn tin từ trong nước, anh Phạm Thành Sơn là một nạn nhân của sự chiếm đoạt đất đai từ phía nhà cầm quyền và anh đã nhiều lần nộp đơn khiếu nại, nhưng hoàn toàn không nhận được kết quả thỏa đáng”.

Bài blog nhận xét: “Việc một công dân tự thiêu trước công sở của một cơ quan nhà nước đã nói lên sự phẫn uất tột độ của người dân.

Theo blog Dân Làm Báo thì trong khi giới cầm quyền VN ra sức ngăn chận để ngọn lửa Phạm Thành Sơn không thể trở thành ngọn lửa Mohammed Bouazizi vốn làm bùng phát Cách Mạng Hoa Lài, chỉ có toàn dân Việt Nam mới có thể quyết định số phận của ngọn lửa Phạm Thành Sơn.



Đấu tranh hoà bình, bất bạo động.

Phơi bày phổ biến sự thật về Hồ Chí Minh.

Giải thể chế độ Cộng sản độc tài.

Vụ tự thiêu của anh Phạm Thành Sơn trước Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng để phản đối trước những oan trái, “phẫn uất” khi diện tích nhà ở bị nằm trong diện giải tỏa, hiện vẫn được sự quan tâm của đông đảo cư dân tại Đà Nẵng, cho dù các cấp chính quyền và CA luôn “kềm tỏa” người dân khi nói về việc này.

Do đâu mà các cấp chính quyền quan ngại? Phải chăng việc anh Phạm Thành Sơn tự thiêu phản đối vào hôm 17-02-2011 vừa qua là lời cảnh báo về cách hành xử của các cấp chính quyền Đà Nẵng trong khi “đảng phải là đầy tớ của nhân dân”. Việt Hùng của Ban Việt ngữ có bài ghi nhận.

Lên tiếng thay cho nhiều người dân trước sự “khiếp sợ” với chính quyền, ông Đỗ Xuân Hiền, nguyên Trưởng ban Kinh tế Đà Nẵng, huyện ủy viên, từng phụ trách công tác chính trị, nói về vụ tự thiêu của anh Phạm Thành Sơn



Đảng viên liệt sĩ cũng chẳng tha

Ông Đỗ Xuân Hiền: “Gia đình anh Phạm Thành Sơn là gia đình có công với cách mạng, mẹ anh ấy là bà mẹ VN anh hùng, trong gia đình có mấy liệt sĩ. Bản thân anh Sơn là kỹ sư. Gia đình cách mạng đóng góp rất nhiều công lao nhưng cuối cùng chính quyền đối xử với gia đình anh ấy không ra gì…

“Anh Thành Sơn có gặp tôi trước đó mấy ngày, anh ấy nói với tôi một câu: “Kiểu này giờ chỉ còn con đường tự thiêu thì mới giải quyết được thôi. Đất đai thì nó lấy hết rồi…”.

“Trường hợp đất mất trắng còn nhiều lắm, nhiều người oan ức lắm. Hiện nay có nhiều người cũng nghĩ làm chuyện như thế nữa. Họ cũng nghĩ cách làm như anh Sơn vì họ cho rằng, chỉ có cách làm như anh Sơn thì mới phơi bày được bộ mặt thật…”

Khi được hỏi, bằng sự trải nghiệm trong thời gian còn là huyện ủy viên, Trưởng ban Kinh tế Đà Nẵng, ghi nhận phản ứng của những cán bộ lão thành, ông Đỗ Xuân Hiền cho biết.



Ông Đỗ Xuân Hiền: “Mấy ngày nay các cụ lão thành đến nhà tôi rất nhiều, các cụ phản ứng và bức xúc chuyện đó. Phản ứng thì có, nhưng ở đây họ sợ không dám nói ra. Nói thẳng ra thì bị chụp mũ, họ cho là nói không đúng sự thật, họ chụp là vu khống rồi gây chuyện.

“Các cụ đến nhà tôi trao đổi việc đó rất nhiều. Nhưng khó ở đây là bản thân gia đình họ không chịu làm đơn tố cáo. Lúc đầu khi chuyện xảy ra, gia đình anh Sơn phản ứng rất mạnh; họ lên án là chính quyền ăn cướp đất của gia đình họ, khiến con họ phải làm như thế. Họ không chịu chôn anh Sơn, họ để trước sân nhà, nhưng sau đó, chính quyền và công an dùng biện pháp không cho ai liên hệ với gia đình và họ dàn xếp với gia đình bằng cách bồi thường tiền (?) nên gia đình im lặng rồi tổ chức chôn anh Sơn.

“Dân kéo tới đông, nhưng công an đến đàn áp, bao vây không cho dân tiếp cận. Nói chung việc đã rõ như ban ngày rồi, nhưng giờ thì có ai là người đứng ra tố cáo việc này, hoặc là có ai đến để mà điều tra? Chuyện này giờ chúng tôi định ra Hà Nội để…

“Chuyện khiếu kiện của người dân vì mất nhà, mất đất ở VN trong những năm gần đây đã trở thành chuyện “thường ngày ở huyện”, nhưng với Đà Nẵng thì chuyện giải tỏa, thu hồi đất của người dân luôn là điểm nóng cho dù trong quá khứ báo chí trong nước đã viết nhiều đến những vụ tham nhũng đất đai ở Đà Nẵng.

“Điển hình là trường hợp nguyên giám đốc công an Đà Nẵng, nguyên Chánh văn phòng Bộ Công an, tướng công an Trần Văn Thanh khi còn ở Đà Nẵng đã cho điều tra, phát giác những sai phạm có hệ thống về tham nhũng đất đai, liên quan đến ông Nguyễn Bá Thanh, hiện là Bí thư tỉnh ủy Đà Nẵng. Kết quả là tướng công an Trần Văn Thanh và nhà báo, trung tá Dương Tiến, trưởng Văn phòng đại diện báo Công an thành phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội bị khởi tố, khép vào tội “lợi dụng tự do dân chủ để xâm hại lợi ích của nhà nước”.

Câu hỏi đặt ra: nguyên do nào mà Đà Nẵng luôn là điểm nóng về những vụ thu hồi, giải tỏa và khiếu kiện của người dân, ông Đỗ Xuân Hiền, nguyên Trưởng ban Kinh tế Đà Nẵng nhận định.



Ăn cháo đá bát,vắt chanh bỏ vỏ

Ông Đỗ Xuân Hiền: “Chính bản thân tôi đây cũng bị trù dập, bị CA triệu tập đến gần 70 lần. Họ đến nhà tra hỏi tôi, hạch sách đủ mọi đường, tịch thu điện thoại di động. Họ đến nhà tôi họ khám, tất cả mọi giấy tờ khiếu nại họ lập biên bản tịch thu hết.

“Đến hiện nay có ý kiến từ Quốc hội yêu cầu họ trả nhưng họ không trả. Ý kiến của Uỷ ban Tư pháp Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an, đề nghị Chánh án Tòa án Tối cao phải đền bù danh dự cho tôi, trả lại hết những gì đã tịch thu của tôi, nhưng họ vẫn làm ngơ. Văn bản của bà Lê Thị Thu Ba, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội ký gởi về cho Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố, gởi về cho Bộ trưởng Bộ Công an, gởi cho Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao đề nghị giải quyết vụ khiếu nại của tôi nhưng họ vẫn làm ngơ.

“Ý kiến chỉ đạo của Trung ương về nhưng họ không giải quyết.
Liên quan từ Trung ương và thành phố Đà Nẵng, theo ghi nhận, trước Đại hội XI ĐCSVN, Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao là ông Trần Quốc Vượng đề nghị vô tội, miễn truy tố với tướng công an Trần Văn Thanh, nguyên Chánh văn phòng Bộ Công an bị khép vào tội “lợi dụng tự do dân chủ xâm hại đến lợi ích quốc gia”.


TA PHẢI SỐNG MỘT CUỘC ĐỜI ĐÁNG SỐNG

(Xin Thượng Đế ban mọi ơn lành cho Linh mục  Nguyễn Văn Lý và
những chiến sĩ đang bị CSVN tù đày, xét xử tại Việt Nam.
Thân mến gởi đồng bào, anh chị em tuổi trẻ quốc nội và quốc ngoại)

Hỡi cô bác, hỡi anh em, hỡi chị


Hãy kiên cường, ta nói tiếng lòng ta!
Quê ta chờ ta dấn bước xông pha
Để đem lại tự do cho dân nước

Gió đang lớn, biển đầy đang sóng cuộn


Khói ngất trời, ngàn ngọn lửa đang cao
Vì chính ta, ta phải góp tay vào
Ta phải sống cuộc đời cho đáng sống

Anh em ta đang dầu sôi lửa bỏng


Trong ngục tù, trong guồng máy vô luân
Không thể nào ta làm kẻ bất nhân
Quay lưng lại để riêng mình hạnh phúc !

Mà ta phải vươn lên từ áp bức


Cứu quê hương băng hoại đến vô cùng
Cứu bao người trong cuộc đấu tranh chung
Bị xét xử,  bị giam cầm, bị giết !

Hỡi Quốc Toản hãy bừng lên khí tiết


Hỡi nỏ thần, ngựa sắt, hỡi Lam Sơn !
Hãy cùng nhau mà rửa mối căm hờn
Ơi chính khí của lời thề sông Hoá !

Hỡi những trái tim không là đất đá


Hỡi những lòng thương tưởng đến quê hương
Đủ lắm rồi, dân tộc qúa đau thương
Ta không thể ngồi yên nhìn máu lệ

Mỗi chúng ta hãy là người chiến sĩ


Đem tự do hạnh phúc đến cho đời
Góp tay vào, anh, bác, chị em ơi !
Ta phải sống cho đời ta ý nghĩa !

Ngô Minh Hằng 14-03-2011

Điều gì khiến “động thái” này được đưa ra vào thời điểm trước khi Đại hội XI đảng CSVN (tháng Giêng 2011) diễn ra. Phải chăng, vào thời điểm đó vấn đề nhân sự được dư luận biết đến khi ông Nguyễn Bá Thanh không có tên trong danh sách Bộ Chính trị? Nói về cách hành xử của các cấp chính quyền Đà Nẵng trong vụ án tướng công an Trần Văn Thanh, ông Đỗ Xuân Hiền, nguyên huyện uỷ viên Đà Nẵng kể lại.

Ông Đỗ Xuân Hiền: “Về vụ án đó tôi rất khổ sở, tôi chỉ có quen biết ông Trần Văn Thanh thế mà họ đến nhà tôi họ lục soát, họ quy chụp tôi liên quan đến vụ án đó. Họ xét nhà tôi, nói xin lỗi, họ lục không còn mảnh giẻ rách, họ lục nát nhà tôi hết. Họ bắt gia đình tôi đứng im hết, lục đã đời rồi họ chở hết đồ của tôi về công an thành phố. Tôi đến đó tôi viết đơn gởi cho Quốc hội, gởi cho Bộ Công an.

“Phiên tòa xử Trần Văn Thanh, họ không cho tôi nói một tiếng. Họ đem xe đến tịch thu đồ của tôi; tôi yêu cầu họ trả, nhưng đến nay họ vẫn chưa trả cho tôi, họ làm ngơ đi, vậy ông nghĩ giờ thì làm sao bây giờ. Người dân kêu tới ai bây giờ? Kêu đến Quốc hội rồi, kêu đến Bộ CA rồi, kêu đến Viện Kiểm sát Tối cao rồi, đến Chủ tịch nước rồi. Ở trên bảo họ giải quyết nhưng ĐN họ không giải quyết”.

Trở lại vụ tự thiêu của anh Phạm Thành Sơn, câu hỏi mà dư luận tại Đà Nẵng đặt ra, không biết do đâu mà dưới thời của ông Bí thư thành uỷ Đà Nẵng bây giờ lại xảy ra nhiều chuyện khiến người dân ở đây bức xúc, ông Đỗ Xuân Hiền cho rằng.
Ông Đỗ Xuân Hiền: “Nói chung sự bức xúc của người dân Đà Nẵng rất đông, có những người bây giờ đang ngậm bồ hòn làm ngọt, có người phải chịu đói, chịu khát vì nhà cửa của họ bị tịch thu hết, nhưng họ sợ bị trù dập nên không dám đi khiếu nại. Họ sợ đi khiếu nại rồi bị chính quyền đối xử như tôi thì người dân sợ lắm. Những người dám ra khiếu nại tố cáo thì bị trù dập đến cùng, họ dùng công an đến nhà bao vây, bắt đi, nên dân người ta sợ. Người dân bị oan ức lắm nhưng họ không dám nói. Biết bao người mất đất, mất nhà, nên họ đâu có dám nói đâu. Chính quyền Đà Nẵng hành xử rất mạnh tay”.

Nếu nhìn vào những gì hiện đang diễn ra Đà Nẵng mà người dân đang phải gánh chịu từ những người đầy tớ của nhân dân thì thật là luật vua thua lệ làng. Ông Đỗ Xuân Hiền đưa ra lời kết.



Ông Đỗ Xuân Hiền: “Đúng rồi, “trên bảo dưới không nghe” như việc của tôi đó. Trung ương nói, Uỷ ban Tư pháp Quốc hội nói mà họ có nghe đâu? Như tôi, nói thật với ông, hơn 30 năm theo cuộc kháng chiến này, nhưng do đi khiếu nại tố cáo nên họ cắt sạch không cho hưởng cái gì hết. Phải xin bạn bè mà sống; đất đai họ cũng tịch thu, tài sản cũng tịch thu, quyền lợi cũng tịch thu. Bản thân gia đình tôi, mẹ tôi là mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình liệt sĩ, gia đình có 4 người tham gia cuộc kháng chiến.

“Nhưng do đấu tranh đi tố cáo tham nhũng nên họ cắt hết. Tôi bị chính quyền gạt hết, ăn cướp hết. Ăn cháo đá bát, vắt chanh bỏ vỏ! Nhiều văn bản họ nói nghe ngon lành lắm, họ bảo tôi muốn giải quyết thì đừng khiếu nại tố cáo nữa thì họ giải quyết cho. Nhưng tôi không thể ngồi yên được, có gì nói đấy, nói trung thực, nói cho lẽ phải, nói vì mục đích bảo vệ dân, bảo vệ cho lẽ phải”.



Tình trạng kinh tế ở Việt Nam được diễn tả trong một bài ca dao đang phổ biến như sau:

Đau đầu vì điện

Điên đầu vì đô (đôla)

Ngây ngô vì vàng

Ngỡ ngàng vì đất

Điện không biết lúc nào bị cúp; ngay một khách sạn quốc tế ở giữa thủ đô, cái máy pha cà phê cũng ngưng chạy vì cúp điện. Giá đôla Mỹ trên thị trường chợ đen lúc nào cũng chạy vọt lên nhanh hơn giá do nhà nước chính thức quy định. Nhà nước vừa mới phá giá đồng tiền Việt Nam xuống thêm hơn 8%, phá giá lần thứ ba trong vòng 12 tháng. Đây là lần phá giá tiền thứ sáu kể từ hai năm rưỡi nay; nhưng vẫn như các lần trước, giá chính thức vừa được công bố thì giá mua đôla trong các cửa hàng vàng Hà Nội đã vươn lên qua mặt nữa rồi.

Vì dân chúng không tin tưởng vào đồng tiền, những người có tiền trong tay tìm cách tống khứ cái khuôn mặt in trên đó đi càng nhanh càng tốt, bằng cách đổi lấy đôla Mỹ hay mua vàng. Vàng thì nặng, khó giữ và khó chuyển ra ngoài, cho nên giới quan chức lớn và doanh nhân có tiền thật đều tích trữ đôla. Tại sao người ta chuộng những tờ giấy 100 đôla mới, sẵn sàng trả giá cao hơn? Vì khi đem hối lộ, được hoan nghênh hơn! Quí quan cũng biết rằng đem đôla đi lại nó nhẹ nhàng hơn vàng nhiều.

Trong khi giới có quyền và có tiền điên đầu vì đôla và vàng, thì những nông dân lại “ngỡ ngàng vì đất.” Đồng bào tỉnh Hà Nam đã kéo nhau lên tận Hà Nội biểu tình đòi đền bù đất xứng đáng, nhưng chưa ai tổ chức tập hợp được tất cả các đoàn nông dân mất đất cùng đi khiếu kiện một lúc!

Sau phần “Nhỡ ngàng vì đất” bài ca dao đọc tiếp:

Ngất vì tỷ giá

Ngã vì lãi suất

Uất vì giá xăng

Cả ba hiện tượng: Tỷ giá đôla so với đồng tiền Việt Nam, lãi suất, và giá xăng quy tụ vào một điểm là “lạm phát phi mã.” Trong tuần rồi, giá xăng đã tăng vọt lên hơn 17%, gần 20,000 đồng một lít; và giá diesel tăng 24%, lên hơn 18,000 đồng. Giá xăng lên là một phần trong cảnh vật giá leo thang, tức là lạm phát. Ngày 25 tháng 2 vừa rồi, nhật báo Wall Street Á Châu loan tin đặc biệt về lạm phát ở Việt Nam, cho biết tỷ lệ giá sinh hoạt (CPI) tăng là 12.31%; nhắc nhở rằng đây là tỷ lệ lạm phát cao nhất ở Á châu. Hai món chính tăng giá là thực phẩm và nhà cửa, trong đó có giá vật liệu xây cất. Đó là hai nhu cầu thiết yếu của dân, đặc biệt là dân nghèo thì hầu hết đồng tiền kiếm được chỉ đổ vào chuyện ăn với ở!

Nhưng không ai tin rằng mức lạm phát sẽ dừng chân ở vị trí 12%. “Ngất vì tỷ giá” là một lý do. Đồng đôla Mỹ lên giá sẽ thúc lạm phát lên cao nữa. Vì mọi thứ hàng nhập cảng, khi mua phải trả bằng đôla, sẽ đắt hơn khi tính ra tiền Việt Nam. Ngoài ra, còn “Uất vì giá xăng.” Giá xăng dầu vừa mới lên sẽ khiến cho tất cả những thứ hàng hóa và dịch vụ cần dùng đến xăng dầu phải tăng giá theo (Có món nào không cần chuyên chở bằng xe tầu chạy xăng không?) Riêng hai thứ đôla và xăng thôi cũng đủ khiến cho giá cả nhiều món hàng bắt buộc tăng giá trong thời gian tới. Cho nên nhà kinh tế Matt Hildebrandt thuộc công ty tài chánh JP Morgan đoán rằng trong mấy tháng tới tỷ lệ lạm phát ở nước ta sẽ lên 14%, và giữ mức đó cho cả năm 2011. Nhiều người lo ngại lạm phát sẽ lên tới 15%. Trong khi đó, nhà nước Cộng sản Việt Nam vẫn không thay đổi chỉ tiêu của họ là giữ lạm phát ở mức 7% cho năm nay. Đúng là họ sống trong một thế giới ảo, khác đám chúng sinh đang đi lại ở ngoài đường.

Trước tình hình lạm phát đe dọa đó, dân đang “ngã vì lãi suất” vì Ngân hàng Nhà nước phải cho tăng lãi suất nhiều lần để giảm bớt số lượng tiền lưu hành. Như nhận xét của tiến sĩ Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia, trong một bài đăng trên mạng lưới của nhà nước, Việt Nam đang lâm vào một thế bí, là phải lo chống lạm phát trong lúc lãi suất đang rất cao.

Bình thường, khi muốn ngăn chặn lạm phát thì người ta phải tăng lãi suất. Lãi suất tăng sẽ khiến dân bớt tiêu thụ đi và các xí nghiệp cũng bớt đầu tư; do đó số cầu giảm và giá cả các món hàng sẽ hạ bớt. Nhưng khi lãi suất đã cao lắm rồi, thì khó ai dám tăng lãi suất nữa. Tức là Ngân hàng Nhà nước mất một thứ dụng cụ để giảm bớt lạm phát. Cho nên ông Trần Du Lịch nói thẳng về viễn tượng kinh tế Việt Nam: “Qua 2 tháng đầu năm 2011, có thể thấy tình hình kinh tế vĩ mô gặp khó khăn hơn năm 2010 và nghiêm trọng hơn chúng ta dự đoán.” Cho đăng những nhận xét của ông trên mạng lưới nhà nước, cho thấy đảng Cộng sản Việt Nam muốn báo trước cho toàn thể mọi người biết cả nước sắp vất vả! Mặt khác, họ cũng muốn chối tội về những biện pháp mới thi hành: tăng giá xăng và phá giá đồng bạc. Bởi vì, đó chính là những điều mà tiến sĩ Trần Du Lịch đưa ra đề nghị phải làm ngay “cả gói!” Nếu dân phải chịu khổ, hãy trút tội lên các chuyên gia kinh tế đưa ý kiến, đừng buộc tội đảng và nhà nước!

Nhưng cuối cùng, chính nhà nước và đảng Cộng sản đã gây ra cái cảnh lạm phát phi mã hiện nay, không thể nào đổ tội cho ai được!

Cái tội chính đã được ghi trong cương lĩnh, chính sách của những kỳ đại hội đảng từ mấy lần rồi. Đó là “Lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo.”

Tại sao có lạm phát? Vì tiền đổ ra nhiều quá mà sức sản xuất hàng hóa không tăng theo kịp. Tại sao lại đổ ra nhiều tiền như vậy? Vì các ngân hàng của nhà nước đưa tiền cho các xí nghiệp nhà nước tha hồ tiêu xài. Trong năm 2010, số tiền do các ngân hàng cho vay đã tăng thêm 28%, lên tới con số vay nợ lớn bằng 140% Tổng sản lượng nội địa (GDP). Nên biết, năm 1997, ngay trước khi Thái Lan bị khủng hoảng tài chánh, tổng số nợ của họ cũng chỉ lớn bằng 130% GDP! Hiện nay mỗi năm Việt Nam phải dùng 30% của Tổng sản lượng nội địa chỉ để trả tiền lãi và trả góp vốn các món nợ vay của người nước ngoài. Tại sao cần nhiều tiền đến như vậy? Vì có khi nhà nước đứng ra vay đôla từ nước ngoài, tức là đem tài sản cả nước ra làm vật thế chấp, rồi đưa tiền đó cho doanh nghiệp nhà nước sử dụng. Đó là câu chuyện Vinashin đi vay 750 triệu đôla, ai cũng biết.

Những doanh nghiệp nhà nước làm ăn thế bết bát thế nào ai cũng biết. Nhưng chính sách của đảng Cộng sản vẫn là đem tiền của toàn dân cho các cán bộ kinh tế của đảng tha hồ tiêu pha lãng phí. Tiến sĩ Nguyễn Quang A năm ngoái đã viết một bài phân tích tường tận về cái lỗ thủng khổng lồ, cái thùng không đáy là các doanh nghiệp nhà nước.



Hiện nay cán cân mậu dịch của Việt Nam bị thâm thủng trên một tỷ đôla mỗi tháng. Trong các nước Đông Nam Á, nước nào mua bán với Trung Quốc cũng thặng dư, tức là bán nhiều hơn mua; trừ Việt Nam là chịu thâm thủng, tiền ra nhiều hơn tiền vào! Ai gây ra cái nạn thâm thủng đó? Ông Nguyễn Quang A tính có 3 lãnh vực, các công ty ngoại quốc đầu tư ở Việt Nam thì bao giờ cũng đem tiền vào Việt Nam nhiều hơn là đem ra. Các xí nghiệp tư nhân trong nước thường cũng như vậy, ít nhất là không bị thâm thủng. Chính các doanh nghiệp nhà nước là nguồn gốc gây ra cảnh thâm thủng!

Các doanh nghiệp nhà nước được chính quyền ưu đãi, hưởng chế độ ưu đãi khi đi vay tiền của các ngân hàng, cũng do cán bộ điều khiển. Nhưng nó lại đóng góp rất ít vào kinh tế quốc dân. Ông Nguyễn Quang A cho biết, “số lao động làm việc trong doanh nghiệp tư nhân trong nước đã tăng hơn 3 lần trong những năm 2000-2006, từ hơn 1 triệu lên hơn 3 triệu người. Tương tự, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI (ngoại quốc đầu tư ở Việt Nam) đã tăng hơn 3 lần, từ hơn 407 ngàn người năm 2000 đã tăng lên hơn 1,4 triệu người năm 2006. Số lao động làm việc trong các DNNN chỉ còn chiếm 28% tổng số lao động trong doanh nghiệp; giảm hơn một nửa (59,1%) so với năm 2000.”

Còn phần đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước vào ngân sách quốc gia thì sao? Tiến sĩ Nguyễn Quang A ghi nhận: các doanh nghiệp nhà nước chỉ góp trên 10% vào tổng số thu của nhà nước, còn 88.65% là do các doanh nghiệp khác, tư nhân trong nước và nước ngoài đóng góp!

Với những thành tích của các doanh nghiệp nhà nước như thế, đảng Cộng sản Việt Nam vẫn bảo vệ các doanh nghiệp nhà nước! Họ đem tiền của dân cho đám cán bộ sử dụng dù không có hiệu quả. Vì đó doanh nghiệp nhà nước là nơi họ nuôi các cán bộ đảng!

Khi tiền nhiều quá, sinh lạm phát, thì toàn dân phải chịu!


tải về 496.12 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương