GIÁ Trừ LÙi là GÌ? TẠi sao có?


Phân biệt thị trường giao ngay, thị trường giao sau và thị trường kỳ hạn



tải về 467.82 Kb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu25.11.2017
Kích467.82 Kb.
#34545
1   2   3   4   5   6

3. Phân biệt thị trường giao ngay, thị trường giao sau và thị trường kỳ hạn


Ở thị trường hàng thực, các bên tham gia mua và bán nhiều loại cà phê (nhân) với chất lượng khác nhau và được vận chuyển gần như ngay lập tức. Giá trong giao dịch này là giá giao ngay. Giá giao ngay của cà phê thực là giá nội địa tại thời điểm hiện tại (“giá hôm nay”) với chất lượng cà phê cụ thể. Đây là mô tả một loại “bàn cờ” với tên gọi thị trường giao ngay (spot market).

Ở thị trường kỳ hạn (futures market), các bên tham gia mua và bán một mức giá của cà phê với chất lượng“chuẩn”. Trên “bàn cờ” thị trường kỳ hạn này, cùng tồn tại nhiều sở giao dịch kỳ hạn (các “quân cờ”), chẳng hạn 2 sở giao dịch kỳ hạn chính yếu trong lĩnh vực kinh doanh cà phê thế giới, ICE Futures US (Mỹ) và NYSE Liffe (Anh).



Còn một “bàn cờ” nữa, ðó là thị trường giao sau (forward market). Để dễ dàng hiểu thị trường giao sau thì có lẽ cách tốt nhất là so sánh nó với 2 thị trường vừa nêu. Khác biệt lớn nhất của giao dịch giao sau (forward) với giao dịch giao ngay (spot) không phải ở chỗ giao hàng ngay hay giao hàng sau mà chính là giao dịch giao sau được ký kết với“giá đã đồng ý ngày hôm nay”, chứ không phải “giá hôm nay”. “Giá đã đồng ý ngày hôm nay” của hợp đồng giao sau có thể dựa trên giá hợp đồng kỳ hạn của thị trường kỳ hạn với các cam kết riêng giữa bên mua và bên bán cho việc giao hàng và chất lượng hàng. Chất lượng này có thể khác, cao hơn hay thp hơn cht lượng chuẩn quy định tại sở giao dịch kỳ hạn, tháng giao hàng cũng có thể sớm hơn hay tr hơn so với tháng giao hàng trên sở giao dịch, giá cả tùy theo biến động của chi phí vận chuyển, lưu kho, cung cầu v.v. cho nên có giá cộng/trừ so với sở giao dịch. Cho nên mới có “giá trừ lùi” trong tập quán kinh doanh cà phê tại Việt Nam.

Như vậy, nếu các thị trưng đưc đề cập ở đây kết hợp chương trước thì ta có thể thấy, giá cà phê thực thì ở thị trường giao ngay, giá kỳ hạn ở thị trường kỳ hạn và “giá trừ lùi” liên quan đến thị trường giao sau.

Để quyết định “có nên chơi trò chơi này hay không?”, xin mời các bạn đọc tiếp những chương tiếp theo rồi ra quyết định cũng chưa muộn.



HƯỚNG ĐI NÀO CHO SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA?

Tại sao sở giao dịch hàng hóa hoạt động èo uột?

Nhìn lại quá trình hình thành và hoạt động của sở (sàn, trung tâm) giao dịch hàng hóa tại Việt Nam, có thể thấy hoặc sở giao dịch tập trung vào đối tượng hàng thực, chẳng hạn như Trung tâm Giao dịch Thủy sản Cần Giờ (Cangio ATC) (tháng 5/2002), hoặc tập trung vào đối tượng “hàng giấy”, hay công cụ tài chính, với mục đích quản trị rủi ro giá như Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (VNX) (tháng 1/2011). Nếu đối tượng là hàng thực thì chịu thua tập quán mua bán nông sản lâu đời, còn nếu đối tượng là “hàng giấy” thì các sàn quốc tế thắng thế. Vậy… phải làm sao?

Hai cách xây dựng nói trên nếu xem là hai điểm tạo nên một đường thẳng thì Việt Nam đang xây dựng ở tại hai đầu của đường thẳng này. Nghĩa là, hoặc tập trung vào việc xây dựng một cái chợ (nông sản) có tổ chức để mua bán hàng thực với phương thức hiện đại và do đó, chỉ tập trung vào các biện pháp nhằm đưa giao dịch hàng thực vào sở giao dịch, chẳng hạn như “vận động” nông dân, doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài mua bán thông qua sở giao dịch, chứ không tập trung vào việc tạo nên sự minh bạch của thị trường và phát triển khả năng qun trị hiệu quả rủi ro giá hàng hóa. Ở thái cực khác thì cho rằng đối với sở giao dịch hàng hóa thì giao nhận hàng thực không quan trọng, sở giao dịch hàng hóa nên tránh xa các bộ phận “kém phát triển” của thị trường hàng thực và chỉ nên tập trung vào các giao dịch tài chính thuần túy. Do đó, không ít người đã đánh đồng sở giao dịch hàng hóa với sàn chứng khoán.

Hiểu theo thái cực nào cũng đều là quan niệm sai lầm cả. Sở giao dịch hàng hóa có thể đóng nhiều vai trò khác nhau và lựa chọn vai trò nào tùy thuộc vào những điều kiện cụ thể. Thật vậy, một sở giao dịch không thỏa mãn được các nhu cầu cụ thể của thị trường thì ít hoặc không có cơ hội tồn tại. Điều này nhấn mạnh rằng sao chép các mô hình đang tồn tại, có thể là các mô hình đã thành công, không phải là công thức thành công. Chúng ta có thể học hỏi rất nhiều từ các sở giao dịch đang tồn tại, thành công cũng như thất bại của chúng trong quá khứ, nhưng chúng không cung cấp thiết kế thành công cho sự hình thành các sở giao dịch mới.

Tuy nhiên, theo UNCTAD (1997), nguyên tắc chung ở đây là nên tạo môi trường giao dịch hàng thực phù hợp trước khi cân nhắc đến cơ chế chuyển giao rủi ro giá, và trước khi sở giao dịch hàng hóa có thể bắt đầu cải thiện sự tiếp cận tín dụng thì nên xây dựng và phát triển tương đối tốt tiêu chuẩn phân loại (hệ thống này chưa cần phải hoàn thiện bởi nó sẽ được dần dần cải tiến trong quá trình hoạt động). Do đó, thật là lãng phí nếu cố gắng xây dựng một nơi có thể chuyển giao rủi ro khi mà tiêu chuẩn chất lượng không đáng tin cậy.

Như vậy, quản trị rủi ro giá không phải là hoạt động duy nhất hoặc thậm chí cần thiết mà sở giao dịch hàng hóa nên cung cấp. Khi thiết lập sở giao dịch và đề ra các hoạt động sẽ thực hiện, điều quan trọng là phải xác định nên thực hiện hoạt động nào trong bối cảnh cụ thể của một loại hàng hóa nào đó. Ví dụ, có thể phát triển sở giao dịch hàng hóa bước đầu giao dịch các công cụ ít phức tạp hơn so với hợp đồng kỳ hạn (futures), chẳng hạn như giao dịch giao ngay (spot), bởi điều kiện cho sự thành công của một sở giao dịch cung cấp giao dịch giao ngay (spot) hoặc giao sau (forward) sẽ ít khó khăn đáng kể so với sở giao dịch kỳ hạn hàng hóa.



Sở giao dịch hàng hóa giúp ích cho nông dân như thế nào?

Đối với nông dân, quản trị rủi ro giá có thể không phải là hoạt động phù hợp nhất phát sinh từ sở giao dịch hàng hóa mà là một số hoạt động khác được cho là quan trọng hơn. Chẳng hạn như thông qua sở giao dịch hàng hóa, nông dân được trao quyền quyết định trồng và bán sản phẩm của mình, nghĩa là họ không chỉ có một lựa chọn là bán nông sản cho, hay còn có thể gọi là phụ thuộc vào, đại lý hay công ty xuất khẩu nhằm có được nguồn tiền ứng trước để đầu tư nuôi trồng mà nông dân hoàn toàn có thể bán cho một bên mua khác trong thị trường – đó là sở giao dịch hàng hóa. Phàm ở đời, cái gì có cạnh tranh thì cũng tốt hơn cả. Hay như đối với cà phê, dù nông dân có trồng, hái và chế biến cà phê nhân cẩn thận tới đâu thì khi mua, đại lý cũng hòa “cà” xấu với “cà” tốt và trả giá bình quân. Sở giao dịch sẽ góp phần nâng cấp cơ sở hạ tầng lưu trữ, phân loại và công nghệ và dần nâng cao độ tin cậy về tiêu chuẩn chất lượng. Và điều khá quan trọng là nguồn vốn. Do không hoặc khó tiếp cận được nguồn vốn chính thức từ ngân hàng, nông dân thường phải chịu mức lãi cao, bị kê giá đầu vào và nguy cơ bị lừa đảo như đã từng xảy ra ở vùng trồng cà phê Tây Nguyên. Tuy nhiên, cũng lưu ý rằng sở giao dịch hàng hóa không phải là công cụ tài trợ vốn mà chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận nguồn tín dụng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Để dễ hình dung, lấy ví dụ về cà phê, mặt hàng đang “hot” hiện nay không phải vì điểm sáng trong việc mang ngoại tệ về cho đất nước mà vì tình hình của ngành hiện nay – giá bán giảm, gian lận thuế, vỡ nợ hàng loạt các doanh nghiệp trong ngành…

Brazil đã linh hoạt cung cấp dịch vụ tùy theo nhu cầu của các đối tượng khác nhau trong nước - khu vực thương mại và khu vực sản xuất quy mô nhỏ trong nông nghiệp Brazil có nhu cầu khác nhau. Khu vực thương mại cần quản trị sự biến động giá và sự cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. Khi đối mặt với thách thức này, Sở giao dịch kỳ hạn Brazil BM&F (hiện nay là BM&FBOVESPA) đã đáp ứng nhu cầu quan trọng về quản trị rủi ro giá, xác định giá và hỗ trợ xuất khẩu. Còn đối với nông dân sản xuất quy mô nhỏ đang được hưởng lợi từ gói hỗ trợ của chính phủ, bao gồm hỗ trợ giá, mua sắm chính phủ và trợ cấp tín dụng. Cơ chế thông qua sở giao dịch hàng hóa được chính phủ sử dụng để cung cấp những hỗ trợ này, nâng cao hiệu quả việc giao hàng của họ và giảm bớt gánh nặng tài chính lên ngân sách.

Cấu trúc này liên quan đến Sở giao dịch hàng hóa Brazil (BBM), các ngân hàng thương mại trong đó Ngân hàng Brazil đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường, các tổ chức đầu tư tư nhân và Sở giao dịch kỳ hạn trong nước (BM&F).

Cụ thể, Sở giao dịch hàng hóa Brazil (BBM) bắt đầu là một thị trường nông sản, hiện nay phát triển thành thị trường sản phẩm tài chính dành cho khu vực kinh doanh nông nghiệp dựa vào nền tảng Internet. BBM phát hành CPR (Cedula Produto Rural, một trái phiếu được phát dựa vào cà phê lưu kho hoặc cà phê còn đang được trồng), tổ chức một thị trường thứ cấp giao dịch những công cụ này và có trách nhiệm thực thi chính sách giá tối thiểu của chính phủ. CPR đòi hỏi nông dân vận chuyển cà phê với chất lượng xác định đến một trong những kho được chỉ định bởi BBM vào một ngày cụ thể. Giá trị của CPR là giá nào lớn hơn trong hai giá – giá tối thiểu do nhà nước ấn định và giá hợp đồng kỳ hạn BM&F hiện hành (tại ngày giao hàng).



Ngân hàng thương mại chiết khấu CPR cho nông dân trồng cà phê có lịch sử tín dụng tốt. Điều này khiến cho chi phí tài chính tương đối thấp. Ngân hàng Brazil đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp này. Ngân hàng Brazil là một công ty công-tư (public-private partnership) trong đó nhà nước có ảnh hưởng lớn19 và mạng lưới chi nhánh rộng khắp khu vực sản xuất cà phê.

Những tổ chức đu tư tư nhân mua CPR chiết khấu trên thị trường thứ cấp BBM. Nếu giá quá thấp (nghĩa là giá hợp đồng kỳ hạn thấp hơn giá hỗ trợ), CPR được Ngân hàng Brazil giữ lại, và do đó ngân hàng này được xem như là nhà tạo lập thị trường (market maker) của CPR.

Sở giao dịch kỳ hạn Brazil (BM&F) giao dịch hợp đồng kỳ hạn Arabica và hợp đồng tỷ giá. Quan trọng là hợp đồng của BM&F xác định việc giao hàng là dựa vào kho của BBM, loại bỏ rủi ro basis cho những tổ chức phòng ngừa rủi ro CPR trên BM&F. Điều này tăng sự hấp dẫn của việc phòng ngừa rủi ro trên BM&F so với NYBOT, mặc dù NYBOT có tính thanh khoản hơn.

Và mô hình của Brazil là một mô hình thú vị cho những nước đang phát triển khác muốn tăng khả năng cung cấp tín dụng cho xuất khẩu cà phê thông qua sở giao dịch hàng hóa. Đối với Việt Nam, hiện tại chưa hình thành sở giao dịch hàng hóa với chức năng phòng ngừa rủi ro như BM&F của Brazil nên có thể sử dụng các sở giao dịch quốc tế để thực hiện chức năng này.

Sau sự ra đời của một sở giao dịch hoặc ra mắt một hợp đồng mới là một khoảng thời gian điều chỉnh và thích nghi. Và giáo dục chính là chìa khóa đảm bảo cho lợi ích phát sinh từ hoạt động của sở giao dịch là công bằng và toàn diện. Vì vậy, tất cả các bên liên quan nên có sự hiểu biết rộng về thị trường và được đào tạo bài bản về cách sử dụng đúng đắn là điều rất quan trọng. Một điều quan trọng tương tự khác là các sở giao dịch hợp tác chặt chẽ với cơ quan chính phủ và cơ quan ban hành luật trong việc phát triển khung pháp lý điều tiết hiệu quả. Điều này sẽ cung cấp không gian cho các sở giao dịch phát triển trong khi bảo vệ các nhà đầu tư ban đầu thiếu kinh nghiệm và đôi khi vô trách nhiệm khi đối mặt với những cơ hội mới được cung cấp bởi sở giao dịch. Từ đó, sở giao dịch có thể hành động như một “hệ sinh thái” - tạo ra, và tới lượt nó, sẽ dựa vào, sự tin tưởng (vốn xã hội – social capital) - tin tưởng sở giao dịch (và trung tâm thanh toán bù trừ), tin tưởng các môi giới mà khách hàng trao tiền bạc của mình và tin tưởng những người quản lý kho hàng và tài sản thế chấp sẽ phát hành các mảnh giấy “có giá” để mà mua đi bán lại hay chuyển vào sở giao dịch.

LÀN SÓNG THƯỞNG THỨC CÀ PHÊ VIỆT

Về mặt thưởng thức cà phê, song song với việc cây cà phê được đưa vào Việt Nam là sự tồn tại cách thưởng thức cà phê riêng biệt. Từ những năm 1990, Việt Nam đã bắt nhịp với các làn sóng thưởng thức cà phê trên thế giới, mặc dù có độ trễ hơn so với thế giới nhưng dường như độ trễ thời gian đó ngày càng rút ngắn trong thời đại toàn cầu hóa khi mà thế giới xóa nhòa ranh giới thời gian và không gian.

Các làn sóng này cùng tồn tại song song, không loại trừ lẫn nhau mà bổ sung và ảnh hưởng qua lại tạo nên sự sinh động cho mặt biển là thị trường tiêu thụ cà phê tại Việt Nam.

Làn sóng số 0

Số 0 ở đây không có nghĩa là “không có gì”, nếu hiểu được tầm quan trọng của số 0 trong việc hoàn thiện hệ đếm như ngày hôm nay, có lẽ bạn sẽ có suy nghĩ khác về làn sóng được đặt tên là số 0 này.

Khoảng thập niên 60, chưa có nhiều quán cà phê như bây giờ mà chỉ có những tiệm nước (tên gọi các quán hủ tíu mì của người Hoa có bán cả cà phê), hiếm thấy người Việt kinh doanh mặt hàng này. Tiệm tạp hóa nào thời này cũng có bán cà phê và trang bị máy xay chạy bằng điện. Khi khách hàng mua, người bán mới xúc cà phê hạt vào túi giấy, cân đủ rồi cho cà phê hạt vào máy xay làm không khí xung quanh thấm đẫm mùi hương ngào ngạt. Thường các gia đình công chức mua cà phê về, tự pha phin (phin đọc theo âm tiếng Pháp của từ filtre có nghĩa là cái lọc) uống và dùng điểm tâm tại nhà trước khi đi làm việc, còn người lao động, tiểu thương thì lại ưa ra các quán đầu hẻm để thưởng thức ly cà phê vợt (hay còn gọi là cà phê bít tất) đầu ngày.

Nếu người Pháp uống cà phê theo cách pha phin thì người Hoa có cách pha chế bằng vợt, pha xong cà phê vẫn được để trong cái siêu đất, luôn đặt trên bếp than, nên còn được gọi là cà phê “kho”. Ở các tiệm nước của người Hoa còn có kiểu uống cà phê vợt chấm giò cháo quẩy hoặc bánh tiêu. Chấm giò cháo quẩy vào cà phê pha phin không ngon bằng cà phê pha vợt bởi ly cà phê vợt có độ nóng đúng mức hơn. Ngoài ra, còn có kiểu cà phê bơ, tức là cà phê được chấm thêm chút xíu bơ khiến cho cà phê vợt ra vẻ “Tây” hơn.

Sau năm 1975, đất nước khó khăn, cà phê cũng các mặt hàng khác bị ngăn sông cấm chợ. Do đó, cà phê trở thành hàng hiếm, vậy thì cà phê đâu mà người ta ngồi uống lê la khắp nẻo? “Cái khó ló cái khôn” – cà phê thì ít nên cau khô, bắp rang, đậu nành rang được tận dụng sáng tạo – muốn cà phê đen và thơm hơn thì có đậu nành, sánh đặc bắt mắt thì có bắp rang, nhấn nhá thêm chút vị chát thì đã có cau khô. Ngoài ra, để giữ vị đậm đà cho cà phê có thể dằn chút nước mắm ngon khi rang, giống như dân Nam bộ uống nước dừa dằn thêm tí muối. Cho đến giờ gu uống cà phê có độ sánh của bắp vẫn là khẩu vị của một số người lớn lên trong thời kỳ sau 1975.

Thập niên 80 nổi bật với cà phê vỉa hè, không phải vì ngon mà vì rẻ tiền, chỉ với cây dù lớn che tạm nắng mưa, vài cái bàn nhỏ với vài ba cái ghế là thành quán cà phê.

Như vậy, cách thưởng thức cà phê ở làn sóng số 0 này hoặc pha bằng phin theo kiểu Pháp hoặc bằng vợt (bít tất) theo các tiệm nước của người Hoa với nhiều biến thể khác nhau như cà phê vợt chấm giò quẩy hoặc bánh tiêu, cà phê bơ… Khi hoàn cảnh đất nước ở tình trạng ngăn sông cấm chợ thì “có còn hõn không”, cà phê ðýợc trộn thêm các nguyên liệu khác ngoài cà phê như cau khô, bắp rang, đậu nành rang và cả… nước mắm.

Làn sóng thứ nhất

Nếu làn sóng thưởng thức cà phê thứ nhất xuất hiện trên thế giới vào thế kỷ 19 thì đến đầu những năm 90 của thế kỷ 20, làn sóng này mới có mặt tại Việt Nam.

Food Empire Holdings (Singapore) đã cho ra đời MacCoffee, sản phẩm cà phê hòa tan “3 in 1” đầu tiên tại Việt Nam, góp phần thay đổi thói quen uống cà phê của người tiêu dùng tại đây.

Đầu những năm 1990, khi thị trường còn trống trải, cà phê hòa tan “3 in 1” của Vinacafe gần như thống lĩnh với sự ra mắt sản phẩm này đầu tiên cho người Việt Nam vào năm 1993.

Trước năm 2003, cà phê hòa tan là thị trường của MacCoffee, Vinacafe và một số nhãn hiệu ngoại nhập. Nhưng đến đầu năm 2003, với tiềm lực tài chính mạnh và kinh nghiệm tiếp thị toàn cầu, Nescafe nhảy vào thị trường với khẩu hiệu “Khởi đầu ngày mới” và thị phần đã nhanh chóng bị chia lại. Cuối năm 2003, thị trường cà phê hòa tan đón thêm gương mặt mới là G7 “3 in 1” của Trung Nguyên.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2015 CTCP Tập đoàn Trung Nguyên và Công ty TNHH Nestle Việt Nam là 2 doanh nghiệp có công suất sản xuất cà phê 3 trong 1 dự kiến đạt mức 32.000 tấn/năm cao nhất hiện nay và tăng đến 50% so với công suất hoạt động năm 2013. Đối với chế biến cà phê hòa tan và cà phê 3 trong 1, hiện tổng công suất các nhà máy chế biến cà phê hòa tan và cà phê 3 trong 1 đạt 96.000 tấn/năm, dự kiến đến năm 2015 công suất sẽ tăng lên 168.000 tấn/năm.



Làn sóng thứ hai

Nhìn lại trước đây, hầu hết người Việt vẫn quen thưởng thức cà phê theo kiểu truyền thống, chỉ ở những khách sạn, nhà hàng lớn mới phục vụ cà phê “Tây”. Đến giữa năm 1996, cà phê Trung Nguyên bắt đầu xuất hiện và nhanh chóng mở chuỗi quán. Năm 2002, Highlands Coffee ra đời, phục vụ cà phê truyền thống của Việt Nam lẫn cà phê uống theo phong cách quốc tế.

Nhưng cho đến năm 2007 tới nay, những thương hiệu cà phê quốc tế mới thật sự bước chân vào Sài Gòn như hệ thống Gloria Jeans Coffees, Illy, The Coffee Bean & Tea Leaf, Angel In Us Coffee, NYDC (New York Dessert Café), Starbucks…, chiếm lĩnh các khoảng trống đắt giá dưới chân các tòa cao ốc, trung tâm mua sắm sang trọng. Trong đó, sự kiện tốn không ít giấy mực của báo chí là hàng dài người kiên nhẫn xếp hàng chờ đợi để uống cốc cà phê “biểu tượng Mỹ” khi Starbucks khai trương quán đầu tiên ở Việt Nam vào tháng 2/2013 tại ngã sáu trung tâm Sài Gòn. Nếu tản bộ dọc theo con phố sầm uất nhất Sài Gòn, ta có thể bắt gặp tên tuổi của những thương hiệu cà phê lớn trên thế giới mời gọi khách hàng bởi các phong cách rất riêng của mình.

Ở làn sóng thứ hai này ở Việt Nam, ngoài nhu cầu thưởng thức cà phê chất lượng cao (specialty coffee) còn có nhu cầu “thưởng thức” các cuộc tán gẫu cùng bạn bè tại quán cà phê, “thưởng thức” không khí và phong cách của từng quán cà phê, và nhiều thứ khác nữa.

Ngoài ra, còn các các “gợn sóng” khác như thưởng thức cà phê nguyên chất, cà phê sạch hay cà phê mang đi (takeaway) khi “cái khó ló cái khôn” vào thời kỳ trước đã trở thành sự vi phạm đạo đức kinh doanh khi gian dối thậm chí là gây ra tai hại cho sức khỏe người người tiêu dùng. Theo sau sự ra mắt “coffee to go” Passio đầu tiên ở Q.1 là Buzz, Caztus, Poppio hay Sen Passion... Trung Nguyên cũng triển khai mô hình cà phê G7 Express, vừa bán cà phê vừa bán bánh mì để khách mua mang đi.

Làn sóng thứ ba

Làn sóng thứ ba chỉ manh nha hình thành tại Việt Nam gần đây với sự ra đời của các quán cà phê muốn chính cà phê cất lên tiếng nói như [a] café, The Workshop, Người Sài Gòn… Tại đây, có thể thưởng thức cà phê được pha chế thủ công bởi các “nghệ nhân” bằng nhiều loại bộ lọc khá lạ lẫm với nhiều người như Syphon, Woodneck, Kone, Chemex, V60, French press, Aeropress, Kalita Wave… Bạn cũng có thể biết hôm nay mình đang uống loại hạt cà phê nào, có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng (chẳng hạn hạt cà phê vùng Cầu Đất, Đà Lạt), độ cao so với mực nước biển, ngày thu hoạch, hương vị…

Ngoài ra, còn có Sagaso với dòng cà phê đóng viên single-serve cho thị trường Việt Nam.

Khai thác các làn sóng cà phê Việt

Việt Nam nổi danh là nước có sản lượng cà phê xuất khẩu đứng thứ hai trên thế giới sau Brazil nhưng phần lớn (hơn 90%) là xuất khẩu dưới dạng cà phê nhân (thô), chỉ một lượng nhỏ được chế biến, tiêu thụ trong nước. Thế nhưng lượng cà phê Robusta xuất khẩu khổng lồ kia hầu như chỉ được dùng để pha trộn khi sản xuất cà phê hòa tan và người tiêu dùng cà phê hòa tan ở các nước gần như không biết rằng mình đang thưởng thức một phần cà phê Việt Nam trong đó, ngoại trừ Trader Joe’s có đề cập đến cà phê Việt Nam trong nguồn gốc cà phê mà Trader Joe’s đóng gói20.

Cà phê là vật “hữu hình” (Hannah Arendt, 1978) mà chúng ta có thể nhìn thấy được, thậm chí là nếm, ngửi và chạm vào được. Hiện hình và ẩn hình là hai trạng thái của thực thể hữu hình. Trên thị trường tiêu thụ quốc tế, cà phê Việt Nam dường như đang ở dạng “ẩn hình”, tức là bị cái gì đó che khuất. Vậy thì “cái gì đó” ở đây có thể là gì?

Chúng ta đang sống trong một xã hội đã và đang trong bước chuyển mình từ xã hội công nghiệp với tâm điểm là sản xuất và hàng hóa vật chất theo lý thuyết của Marx, sang xã hội thông tin, trong đó sở hữu hàng hóa vật chất đã được thay thế phần lớn bằng sở hữu thông tin liên quan đến hàng hóa hoặc liên quan đến ý nghĩa của hàng hóa.

Như vậy, một trong những “cái gì đó” làm ẩn hình cà phê Việt trong thị trường tiêu thụ có thể chính là thông tin. Chúng ta khai thác thông tin để làm hiện hình cà phê Việt như thế nào?

Hạt cà phê vẫn là hạt cà phê, nhưng khẩu vị của người thưởng thức thì không ngừng thay đổi trong thế giới hàng hóa. Ở đây, thông tin khẩu vị (taste), theo triết gia người Pháp Pierre Bourdieu (1930-2002), ngầm chứa các thông tin xã hội. Lấy ví dụ rượu vang, bạn có thể thấy những loại hàng hóa thông thường đã được đẳng cấp hóa, nâng việc thưởng thức lên đến mức “nghệ thuật” và nâng cao giá trị của rượu vang lên rất nhiều lần. Và đó là điều mà làn sóng thứ ba đang hướng tới.

Tất cả các hoạt động của chúng ta vẽ nên hình dạng của thế giới xã hội xung quanh; đồng thời, các hoạt động này cũng được hình thành bởi chính thế giới xã hội đó (structuration, Giddens 1984).

Như vậy, một tách cà phê không tự dưng lại nằm trong tay của bạn. Hàng ngày, chúng ta liên tục tiếp nhận vô vàn thông tin từ mọi nguồn ở xung quanh ta. Bạn lựa chọn.

Bạn có thể tận hưởng làn sóng số 0 ngầm chảy âm ỉ trong ký ức quán cà phê Cheo Leo hình thành từ năm 1938, trước cả thời gian xảy ra Ðệ Nhị Thế Chiến (1939-1945), lẫn hiện vật là cái lò nung để ủ nóng cà phê ngẫu nhiên như một kiệt tác nghệ thuật, với những dòng chảy nâu quánh kết tinh của 75 năm, mang trầm tích của bao người đến và đi cùng các câu chuyện của họ. Hay ghé quán cà phê vợt với tuổi đời hơn 60 năm của ông Đặng Ngọc Côn và bà Phạm Ngọc Tuyết được xem là một trong số rất ít quán cà phê vợt còn sót lại của Sài Gòn, nằm khiêm tốn trong con hẻm 330 phường 1, đường Phan Đình Phùng, quận Phú Nhuận.

Bạn có thể đến quán cà phê cụ thể, đơn giản vì quán có góc nhìn phố phường rất đẹp. Bạn cũng có thể chọn uống cà phê hữu cơ (hay còn gọi là “cà phê sạch”), cà phê giảm bớt lượng caffeine (decaffeinated) hay cà phê được “mua bán công bằng” (“fair trade”), hay cà phê từ vườn của một bác nông dân trên Tây Nguyên đầy nắng gió. Bạn cũng có thể quyết định tẩy chay cà phê từ một số nước mà ở đó không quan tâm đến quyền con người và gây tổn hại cho môi trường.

Quyết định uống cà phê loại nào và mua ở đâu đã trở thành những quyết định lựa chọn phong cách sống (lifestyle). Khi bạn quyết định, cùng với hàng triệu người khác, bạn đã vẽ nên thị trường cà phê và điều đó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của những người trồng cà phê sống cách xa bạn hàng ngàn cây số.

Mong rằng với nỗ lực thay đổi của các công ty kinh doanh cà phê trong nước lẫn sự lựa chọn tinh tế của người tiêu dùng như bạn và tôi sẽ giúp cà phê Việt Nam từ ẩn hình chuyển sang hiện hình trên bản đồ tiêu thụ cà phê cả trong lẫn ngoài nước.



Каталог: TaiLieu
TaiLieu -> MỘt số thủ thuật khi sử DỤng phần mềm adobe presenter tạo bài giảng e-learning
TaiLieu -> Trung tâM ĐÀo tạo mạng máy tính nhất nghệ 105 Bà Huyện Thanh Quan – 205 Võ Thị Sáu, Q3, tp. Hcm
TaiLieu -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
TaiLieu -> Lê Xuân Biểu giao thông vận tảI ĐẮk lắK 110 NĂm xây dựng và phát triểN (1904 2014) nhà xuất bảN giao thông vận tảI
TaiLieu -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
TaiLieu -> A. ĐẠi số TỔ HỢp I. Kiến thức cơ bản quy tắc cộng
TaiLieu -> Wikipedia luôn có mặt mỗi khi bạn cần giờ đây Wikipedia cần bạn giúp
TaiLieu -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
TaiLieu -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 467.82 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương