Frank m. Moore r. Douglas samples


NHỮNG NGUYÊN TẮC TIẾN HÀNH



tải về 1.72 Mb.
trang15/22
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.72 Mb.
#5769
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   22

NHỮNG NGUYÊN TẮC TIẾN HÀNH

ỦY BAN CHỐNG ÁN CỦA GIÁO HẠT
ỦY BAN CHỐNG ÁN CỦA TỔNG HỘI
ỦY BAN CHỐNG ÁN CỦA KHU VỰC
BẢO ĐẢM QUYỀN LỢI

I. KHẢO SÁT HÀNH VI SAI TRẬT



VÀ BIỆN PHÁP KỶ LUẬT CỦA HỘI THÁNH

500.Những mục đích của việc thi hành kỷ luật của Hội thánh là để duy trì sự trong sạch của Hội thánh, bảo vệ kẻ vô tội khỏi bị hại, bảo vệ sự hiệu qủa của lời chứng của Hội thánh, để cảnh cáo và điều chỉnh sự bất cẩn, mang kẻ làm lỗi đến sự cứu chuộc, để khôi phục lại kẻ lâm lỗi, phục hồi lại sự phục vụ hiệu qủa của những người được khôi phục và bảo vệ uy tín và sức mạnh của Hội thánh. Những thành viên nào của Hội thánh làm ngược lại Giao ước của Phẩm hạnh Cơ đốc và Giao ước của Hạnh kiểm Cơ đốc, hoặc cố tình hay tiếp tục vi phạm những lời hứa nguyện khi trở nên thành viên của Hội thánh, thì sẽ bị xử lý cách tế nhị nhưng trung thực tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của sự vi phạm. Theo tiêu chuẩn của Tân Ước về sự thánh khiết của tấm lòng và đời sống, Hội thánh Nazarene duy trì một chức vụ trong sạch và đòi hỏi những ai mang chứng thư Mục sư của Hội thánh phải có giáo lý thuần chánh và nếp sống thánh khiết. Như vậy mục đích của sự sửa trị một Mục sư không phải là sự trừng phạt hay buộc tội nhưng là để nhâm mục đích. Xác định chỗ đứng và tiếp tục mối quan hệ với Hội thánh cũng là một chức năng của tiến trình thi hành kỷ luật.

II. PHẢN ỨNG VỀ HÀNH VI SAI TRẬT



501. Sự phản ứng cần phải thích hợp với bất kỳ lúc nào mà một người có quyền hành nhận thức rằng một người thận trọng tin rằng họ được tín nhiệm và điều đó sẽ làm cho người thận trọng tin rằng sự thiệt hại có thể đến với Hội thánh, và những nạn nhân của hành vi sai trật, hoặc bất kỳ người nào là kết quả của hành vi sai trật gây ra do một người có quyền hành và được tín nhiệm trong Hội thánh.

501.1. Khi một người không có quyền hành xử lý đến Hội thánh biết được nguồn tin mà một người thận trọng xem đó là đáng tin và sẽ gây cho người thận trọng tin rằng một người có quyền hành và được tín nhiệm có thể vi phạm hành vi sai trật trong Hội thánh, thì người có thông tin đó sẽ báo tin cho vị đại diện của Hội thánh là người có quyền xử lý nguồn tin đó.

501.2. Người có quyền xử lý sẽ quyết định vị trí mà cá nhân hoặc nhiều cá nhân có thể liên quan đến hành vi sai trật như sau:

Người có liên quan

Không phải là thành viên

Tín hữu

Thành viên của hàng giáo phẩm



Quản nhiệm Giáo hạt

Những vị trí chưa định nghĩa chức danh



Người có Quyền Xử lý

Mục sư của Hội thánh địa phương nơi hành vi sai trật xảy ra

Mục sư của Hội thánh nơi tín hữu nầy là thành viên.

Quản nhiệm Giáo hạt của nơi người có liên quan là một thành viên

hoặc Mục sư của Hội thánh địa phương mà người đó đang làm việc.

Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho vùng đó

Tổng Thư ký / Nhân viên điều hành của trung uơng.


Người có quyền xử lý có thể yêu cầu những người khác có thể giúp đỡ mình hoàn thành việc tìm hiểu sự kiện hoặc tìm phương cách xử lý.

501.3. Nếu không có cơ sở nào để buộc tội, thì mục đích của sự điều tra nầy sẽ quyết định rằng hành động đó cần để ngăn ngừa sự thiệt hại hoặc giảm nhẹ sự thiệt hại mà trước kia đã có. Trong trường hợp người thận trọng tin rằng không cần phải làm gì thêm để ngăn ngừa sự thiệt hại hoặc giảm nhẹ tác hại, thì không cần điều tra thêm trừ phi đã có sự buộc tội. Những sự kiện tìm được trong cuộc điều tra có thể trở thành cơ sở cho sự buộc tội.

III. XỬ LÝ HÀNH VI SAI TRẬT CỦA MỘT NGƯỜI CÓ QUYỀN HÀNH



VÀ Ở VỊ TRÍ ĐƯỢC TÍN NHIỆM

502. Khi nào người có quyền xử lý nhận được những sự kiện chứng tỏ rằng những bên vô tội đã bị thiệt hại đó hành vi sai trật của một người có quyền hành và ở vị trí được tín nhiệm, thì hành động đó sẽ được đưa ra Hội thánh để được xử lý cách đúng đắn. Sẽ tìm cách xử lý thích hợp để tránh những thiệt hại thêm cho những nạn nhân của hành vi sai trật, tìm cách đáp ứng những nhu cầu của nạn nhân, người bị cáo và những người khác cùng chịu khổ vì hành vi sai trật. Phải có sự lưu tâm đặc biệt cho nhu cầu của người phối ngẫu và gia đình của người bị cáo. Sự xử lý cũng sẽ tìm cách trình bày những nhu cầu của Hội thánh địa phương, Giáo hạt, và Hội thánh chung liên quan đến những mối quan hệ công cộng, để bảo vệ sự chính trực và trong sạch của Hội thánh.

Những người có trách nhiệm giải quyết nan đề cho Hội thánh phải hiểu về những gì họ nói và làm có thể có những hậu quả theo luật dân sự. Bổn phận của Hội thánh trong việc xử lý phải dựa trên sự quan tâm của Cơ đốcnhân. Không người nào có thẩm quyền được chấp nhận trách nhiệm tài chánh cho một Hội thánh địa phương ngoại trừ ban chấp hành của Hội thánh hoặc cho một Giáo hạt mà không có hành động của Ban Cố vấn Giáo hạt. Người nào không biết chắc về hành động nào đó sẽ thích hợp thì phải tìm hỏi những người có chuyên môn liên quan.



502.1. Ở mỗi Hội thánh địa phương, Ban Chấp hành Hội thánh cần có thẩm quyền xử lý bất kỳ sự kiện nào xảy ra; tuy nhiên, có thể có những trường hợp cần xử lý trước khi Ban Chấp hành Hội thánh họp lại. Ở mỗi Hội thánh địa phương nên có một kế hoạch xử lý khẩn cấp khi có thì giờ

thuận tiện hơn



502.2. Ở mỗi Giáo hạt trách nhiệm đầu tiên để xử lý một sự kiện là do Ban Cố vấn Giáo hạt; tuy nhiên, có thể cần xử lý trước khi có buổi họp của toàn ban. Ở mỗi Giáo hạt cũng cần có một kế hoạch xử lý khẩn cấp thì thuận tiện hơn. Ban Cố vấn Giáo hạt có thể đề cử một tổ giải quyết khẩn cấp bao gồm những người có khả năng đặc biệt như là những vị tư vấn, những nhân sự xã hội, những người được huấn luyện về ngành truyền thông, và những người quen thuộc về luật áp dụng.

503. Giải quyết những vấn đề kỷ luật bằng sự hoà giải. Tiến trình kỷ luật được mô tả trong cuốn Cẩm Nang nầy nhằm mục đích cung cấp một qui trình thích hợp để giải quyết những lý lẽ về hành vi sai trật khi những lý lẽ được bị cáo chống án. Trong nhiều trường hợp, những vấn đề kỷ luật thường được giải quyết bằng sự hòa giải. Cần phải khuyến khích những cố gắng để giải quyết những vấn đề kỷ luật bằng sự hòa giải.

503.1. Bất kỳ vấn đề nào nằm trong thẩm quyền pháp lý của Ban Kỷ luật địa phương, thì cần phải có một văn bản thoả thuận giữa bị cáo và Mục sư nếu ông ấy được Ban Chấp hành Hội thánh và vị Quản nhiệm Giáo hạt chấp thuận. Những điều khoản của bản thoả thuận đó sẽ có cùng hiệu quả như là hành động của Ban Kỷ luật địa phương.

503.2. Bất kỳ vấn đề nào nằm trong thẩm quyền pháp lý của Ban Kỷ luật Giáo hạt có thể được giải quyết bằng một văn bản thỏa thuận giữa bị cáo và vị Quản nhiệm Giáo hạt, nếu bản thoả thuận đó được Ban Cố vấn Giáo hạt và vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho vùng đó chấp thuận. Những điều khoản của bản thoả thuận đó sẽ có cùng hiệu quả như là hành động của Ban Kỷ Luật Giáo hạt

IV. CHỐNG ÁN THI HÀNH KỶ LUẬT VỚI MỘT GIÁO HỮU



504. Nếu cần phải điều tra một tín hữu bị buộc tội là vi phạm những hành vi của người không tin, thì những sự buộc tội ấy phải được viết thành văn bản và do tối thiểu hai thành viên trung tín nhóm lại trong vòng sáu tháng ký tên. Mục sư quản nhiệm sẽ chỉ định một ủy ban điều tra gồm ba thành viên của Hội thánh địa phương được sự chấp thuận của vị Quản nhiệm Giáo hạt. Ủy ban sẽ lập văn bản về sự điều tra nầy. Bản báo cáo sẽ do đa số thành viên của Ban Chấp hành Hội thánh ký tên và lưu hồ sơ.

Sau khi điều tra và theo dõi, bất kỳ hai thành viên nào có tiếng tốt trong Hội thánh địa phương đều có thể ký tên vào văn bản buộc tội người phạm lỗi và lưu vào hồ sơ của Hội thánh địa phương đó. Dựa vào điều nầy Ban Chấp hành Hội thánh thể theo sự chấp thuận của vị Quản nhiệm Giáo hạt sẽ chỉ định một Ban Kỷ Luật Địa Phương gồm năm thành viên là những người không có thành kiến, có tài biết lắng nghe và trình bày vấn đề trong thái độ vô tư và hoà nhã. Nếu theo ý kiến của vị Quản nhiệm Giáo hạt, không thể chọn năm thánh viên từ Hội thánh địa phương vì số thành viên của Hội thánh đó, hoặc là vì lý do buộc tội hoặc vì chức vụ của người đó, thì vị Quản nhiệm Giáo hạt sau khi tham khảo với Mục sư, chỉ định năm người từ những Hội thánh khác trong Giáo hạt để lập Ban Kỷ Luật . Ban nầy sẽ hướng dẫn buổi nghe trình bày vấn đề và tìm hiểu những sự kiên. Sau khi nghe những nhân chứng và khảo sát sự kiên, Ban Kỷ Luật hoặc tuyên bố bị cáo không phạm lỗi hoặc thi hành kỷ luật theo những sự kiện đề ra để điều chỉnh cho đúng đắn. Mỗi người phải đồng ý sự quyết định đưa ra. Hình thức kỷ luật có thể ở dưới dạng khiển trách, ngưng công tác, hoặc dứt phép thông công tại Hội thánh địa phương.



504.1. Đơn chống án với quyết định của Ban Kỷ Luật Địa Phương có thể nộp tại Ủy ban chống án của Giáo hạt trong vòng 30 ngày do bên bị cáo hoặc Ban Chấp hành Hội thánh.

504.2. Khi Ban Kỷ Luật của Hội thánh địa phương dứt phép thông công một giáo hữu tại Hội thánh địa phương, người ấy có thể tái hợp với Hội thánh Nazarene ở trong cùng một Giáo hạt miễn là được Ban Cố vấn Giáo hạt chấp thuận. Nếu được chấp thuận người ấy sẽ được khôi phục địa vị thành viên của Hội thánh địa phương ấy bằng cách sử dụng mẫu đơn xin được chấp nhận làm thành viên của Hội thánh. (27, 33-39, 112.1-12.4, 801)
V. CHỐNG ÁN KỶ LUẬT CỦA THÀNH VIÊN HÀNG GIÁO PHẨM

505. Sự tồn vong và hiệu quả của Hội thánh Nazarene lệ thuộc một phần lớn vào phẩm chất thuộc linh, tính tình và phong cách sống của hàng giáo phẩm của Hội thánh. Thành viên của hàng giáo phẩm đáp ứng tiếng gọi cao cả của Chúa và phục vụ như những cá nhân được xức dầu vốn được Hội thánh tin cậy. Họ chấp nhận sự kêu gọi thiêng liêng và biết rằng họ sẽ được những người họ phục vụ đánh giá cao về mặt đạo đức. Vì sự mong đợi của tín hữu đặt quá cao nơi họ, nên hàng giáo phẩm và chức vụ của họ đặc biệt dễ bị kết án về mặt phẩm hạnh. Vì thế, bổn phận của mọi thành viên là phải dùng những nguyên tắc chỉ đạo dưới đây với sự khôn ngoan của Kinh Thánh và sự trưởng thành thích hợp với dân sự của Đức Chúa Trời.

505.1. Nếu một thành viên của hàng giáo phẩm bị buộc tội là có hành vi bất xứng của một Mục sư hoặc giảng dạy những giáo lý không phù hợp với Bản Tuyên Xưng Đức Tin của Hội thánh Nazarene, hoặc xao lãng bổn phận cách nghiêm trọng trong việc thực hiện những Giao Ước của Phẩm Hạnh Cơ đốc và Giao Ước của Hạnh Kiểm Cơ đốc vá của Hội thánh, những sự buộc tội đó phải lập thành văn bản và có ít nhất hai chữ ký của thành viên của Hội thánh Nazarene là người có tiếng tốt về hành vi trong thời điểm đó. Những lời buộc tội về sự vi phạm luân lý không thể do bất cứ người nào có liên quan đến hành động xấu ký tên. Văn bản buộc tội phải lưu tại Ban Cố vấn Giáo hạt, nơi người bị buộc tội có chứng thư Mục sư. Sự buộc tội nầy sẽ trở nên một phần của sự báo cáo về vụ án.

Ban Cố vấn Giáo hạt sẽ gởi thông báo bằng thơ bảo đảm hoặc cầm tay trực tiếp đến người bị buộc



tội rằng những đơn buộc tội được lưu tại Ban Cố vấn Giáo hạt, càng sớm càng tốt. Khi thông báo không thể giáo trực tiếp thì có thể dùng phương tiện chính thức thường dùng trong địa phương đó. Người bị buộc tội và người khuyên bảo bị cáo có quyền khảo sát những lời buộc tội và nhận bản sao của đơn tố cáo ngay theo yêu cầu của họ. (435.6-35.8)

505.2.Chữ ký của người đưa đơn buộc tội một thành viên của hàng giáo phẩm phải được người ký xác nhận, theo sự hiểu biết chủ quan của người ký, rằng thông tin và sự tin tưởng hình thành sau việc điều tra hữu lý, thì sự buộc tội có nền tảng. (435.6-35.8)

505.3. Khi đơn tố cáo gởi đến, Ban Cố vấn Giáo hạt sẽ chỉ định một uy ban gồm ba Mục sư tấn phong hoặc nhiều hơn, và ít nhất hai tín hữutheo Ban Cố Vân xem là hợp để điều nghiên những sự kiện và những hoàn cảnh có liên quan đến vấn đề, và báo cáo lại sự điều tra của họ bằng văn bản và được đa số thành viên trong uy ban ký tên. Nếu sau khi xem xét bản báo cáo của ủy ban nầy, nếu có những cơ sở có thể buộc tội được, thì những sự buộc tội ấy sẽ được thảo ra và hai Mục sư thực thụ ký tên. Ban Cố vấn Giáo hạt sẽ gởi thơ thông báo đến người bị buộc tội bằng thơ bảo đảm hay thơ tay trực tiếp đưa cho đương sự, càng sớm càng tốt. Khi thông báo không thể giao trực tiếp thì có thể dùng phương tiện chính thức thường dùng trong địa phương đó. Người bị buộc tội và người khuyên bảo bị cáo có quyền xem xét những lời buộc tội cùng những đặc điểm và nhận một bản sao của những lời buộc tội ngay theo yêu cầu của ho. Người bị buộc tội không phải trả lời về những điều tố cáo mà người ấy không được thông báo đặc biệt như trên. (222.3).

505.4. Nếu sau khi xem xét những sự kiện và hoàn cảnh, ban điều tra không tìm thấy cơ sở hữu lý nào để buộc tội hay xét thấy việc ký tên buộc tội một thành viên của hàng giáo phẩm, thì có thể áp dụng biện pháp chế tài thích hợp đối với người tố cáo.

505.5. Trong trường hợp những lời buộc tội được đưa lên, Ban Cố vấn Giáo hạt sẽ chỉ định năm Mục sư thực thụ và không dưới hai (2) tín hữu của Giáo hạt để nghe trình bày sự việc và quyết định vấn đề là gì; năm Mục sư thực thụ nầy sẽ tạo thành một Ban Kỷ Luật của Giáo hạt để hướng dẫn việc nghe và trình bày nội vụ theo luật lệ của Hội thánh. Không một vị Quản nhiệm Giáo hạt nào được làm người khởi tố của một vụ tố cáo một Mục sư thực thụ hay một Mục sư nhiệm chức. Ban Kỷ Luật nầy có quyền binh vực và tuyên bố trắng án cho người bị buộc tội về những lời buộc tội trên hoặc thi hành kỷ luật tương xứng với sự vi phạm. Kỷ luật như vậy nhằm dẫn đến sự cứu rỗi và phục hồi bên có lỗi. Những biện pháp kỷ luật có thể đòi hỏi sự ăn năn, xưng tội, phục hồi, đình chỉ công tác, hủy bỏ chứng thư, dứt phép thông công khỏi chức vụ Mục sư và địa vị thành viên của Hội thánh, hoặc quở trách riêng tư hay công khai, hoặc cả hai, hoặc những hình thức kỷ luật khác có thể thích hợp gồm cả sự đình chỉ công tác, hoặc hoãn thi hành kỷ luật trong thời gian tạm. (222.4, 435.6-35.8, 505.11-5.12)

505.6. Nếu hoặc người bị buộc tội, hoặc Ban Cố vấn Giáo hạt yêu cầu, thì Ban Kỷ Luật sẽ là Ban Kỷ Luật của Khu Vực. Tuỳ từng trường hợp, Ban Kỷ Luật của KhuVực sẽ được chỉ định bởi vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho khu vực mà người bị buộc tội hiện làm thành viên.

505.7. Điều luật qui định rằng Giáo hạt Giai đoạn 1 sẽ không thực hiện hành động xử lý kỷ luật cho một giáo sĩ .

505.8. Quyết định của Ban Kỷ Luật phải đồng bộ, được lập thành văn bản và do tất cả thành viên ký tên và bao gồm việc tìm ra “lỗi lầm” hoặc “vô tội” đối với sự buộc tội và đặc điểm tố cáo.

505.9. Bất kỳ cuộc họp nào để nghe Ban Kỷ Luật trình bày sự việc đều phải được thực hiện trong phạm vi của Giáo hạt là nơi lưu giữ hồ sơ buộc tội, và địa điểm họp sẽ do Ban Kỷ Luật quyết định.

505.10. Tiến trình tổ chức cuộc họp để nghe trình bày nội vụ sẽ theo Những Nguyên Tắc Tiến Hành được đề cập theo những điều khoản trong cuốn nầy (222.3-22.4, 427.9. 433.11, 508).

505.11. Khi một Mục sư bị tố cáo là có những hành vi không xứng hiệp với chức vụ Mục sư và nếu người ấy công nhận lỗi lầm hay xưng tội mà không bị buộc tội, thì Ban Cố vấn Giáo hạt sẽ định mức độ kỷ luật theo qui định của điều 502.5.(435.6-35.8)

505.12. Khi một Mục sư bị tố cáo là có những hành vi không xứng hiệp với chức vụ Mục sư và nếu người ấy công nhận lỗi lầm hay xưng tội trước khi được đem ra trước Ban Kỷ Luật, thì Ban Cố vấn Giáo hạt sẽ định mức độ kỷ luật theo qui định của điều 502.5. (435.6-35.8)

506. Tiếp theo sau quyết định của Ban Kỷ Luật, người bị buộc tội, Ban Cố vấn Giáo hạt hoặc những người ký vào bản buộc tội có quyền kháng cáo quyết định của Ủy ban chống án của Tổng Hội cho những Giáo hạt ở Hoa Kỳ và Canada, hoặc cho Ủy ban chống án Khu Vực ở những khu vực khác trên thế giới. Đơn chống án sẽ bắt đầu trong vòng 30 ngày sau khi có quyết định, và toà án sẽ xem xét lại toàn bộ nội vụ và tất cả những bước đã tiến hành. Nếu ủy ban khám phá lỗi lầm thiệt hại cụ thể cho bất cứ ai, thi ủy ban sẽ điều chỉnh lỗi lầm ấy bằng cách tổ chức lại sự lắng nghe được hướng dẫn trong cách thức có thể đem lại sự an ủi cho người bị tổn thương do những tiến trình xét xử hoặc quyết định trước kia.

507. Khi quyết định của Ban Kỷ Luật ngược lại với Mục sư bị buộc tội và quyết định khiến cho đình chỉ chức vụ Mục sư hoặc hủy bỏ chứng thư Mục sư, thì dựa vào điều trên, Mục sư ấy phải ngưng ngay mọi hoạt động mục vụ, và nếu người ấy không chấp nhận như thế thì sẽ bị mất quyền chống án.

507.1. Khi Ban Kỷ Luật quyết định đình chỉ hoặc hủy bỏ chứng thư Mục sư và Mục sư bị buộc tội muốn chống án, thì người ấy phải nộp đơn chống án tại Thư ký của ủy ban xét xử việc chống án vào thời điểm thông báo việc chống án, chứng thư Mục sư của người ấy và quyền chống án sẽ tuỳ thuộc vào sự chấp thuận điều khoản nầy của đương sự. Khi chứng thư Mục sư được giao nộp thì Thư ký của ủy ban xét xử sẽ giữ cẩn thận cho đến khi kết thúc nội vụ, và dựa vào quyết định của ủy ban, chứng thư hoặc gửi đến Tổng Thư ký hoặc là gửi lại cho mục sư theo quyệt định của ban..

507.2. Người bị buộc tội hay Ban Kỷ Luật có thể nộp đơn chống án lên Ủy ban chống án Tổng Hội về những quyết định của Ủy ban chống án của Khu Vực. Những đơn chống án ấy cũng phải đi theo trình tự và những qui tắc giống như những đơn chống án khác lên Ủy ban chống án của Tổng Hội.
VI. NHỮNG NGUYÊN TẮC TIẾN HÀNH

508. Ủy ban chống án Tổng Hội sẽ chấp thuận Những Nguyên tắc tiến hành chi phối mọi tiến trình trước ban kỷ luật và những Ủy ban chống án. Sau khi những qui tắc ấy được chấp thuận và ấn hành, thì những điều đó sẽ là thẩm quyền cuối cùng trong mọi tiến trình xét xử. Tổng Thư ký Tổng Hội sẽ cấp phát Những Nguyên Tắc Tiến Hành đã in sẵn. Những sự thay đổi hoặc tu chính cho những nguyên tắc ấy phải được Ủy ban chống án Tổng Hội chấp thuận bất cứ lúc nào và khi những điều ấy được chấp thuận và ấn hành, thì sẽ được coi có hiệu lực và đủ thẩm quyền trong mọi trường hợp. Kể từ đó,những bước thực hiện sẽ phù hợp với sự thay đổi hoặc tu chính nêu trên. (505.1).
VII. ỦY BAN CHỐNG ÁN CỦA GIÁO HẠT

509. Mỗi Giáo hạt đều có một Ủy ban chống án của Giáo hạt gồm có hai tín hữu và ba vị Mục sư thực thụ, bao gồm vị Quản nhiệm Giáo hạt được Hội dồng Giáo hạt bầu cử theo điều 203.22. Ủy ban nầy sẽ nghe những sự chống án của những thành viên của Hội thánh liên quan đến bất cứ quyết định nào của ban kỷ luật địa phương. Thông báo về sự chống án phải được thực hiện bằng văn bản trong vòng 30 ngày sau quyết định đó hoặc sau khi biết có sự chống án. Thông báo nầy sẽ nộp cho Ủy ban chống án của Giáo hạt hoặc một thành viên của ủy ban ấy, và bản sao của đơn chống án sẽ được gởi đến cho Mục sư của Hội thánh địa phương và cho Thư ký của Ban Chấp hành Hội thánh có liên quan. (203.22)

509.1. Ủy ban chống án của Giáo hạt có quyền lắng nghe và quyết định mọi sự chống án của giáo hữu hoặc những Hội thánh đối với hành động của Ban Kỷ Luật được chỉ định để thi hành kỷ luật một giáo hữu.
VIII. ỦY BAN CHỐNG ÁN CỦA TỔNG HỘI

510. Đại Hội Đồng Tổng Hội sẽ bầu cử năm vị Mục sư thực thụ làm thành viên của Ủy ban chống án của Tổng Hội trong nhiệm kỳ bốn năm hoặc cho đến khi những người kế vị họ được bầu cử và sẵn sàng. Ủy ban nầy có những quyền hạn sau:

510.1. Nghe và quyết định mọi đơn chống án những hành động hay quyết định của bất cứ Ban Kỷ Luật của Giáo hạt hoặc Ủy ban chống án của Khu Vực nào. Khi những sự chống án ấy được Ủy ban chống án Tổng Hội quyết định, thì sự quyết định ấy sẽ có thẩm quyền và kết thúc nội vụ.( 305.7)

511. Nếu có chỗ trống trong Ủy ban chống án của Tổng Hội giữa những kỳ họp của Đại Hội Đồng Tổng Hội, thì Ban Tổng Quản nhiệm sẽ bổ sung người vào chức vụ đó. (317.6)

512.. Trợ cấp chi phí cho những thành viên của Ủy ban chống án của Tổng Hội sẽ giống như những thành viên trong Ban Tổng Hội của Hội thánh, khi những thành viên của Ủy ban chống án của Tổng Hội tham gia vào công tác chính thức của ủy ban, thì Tổng Thủ Quĩ sẽ thực hiện việc chi trả.

513. Tổng Thư ký sẽ là người lưu giữ mọi văn kiện thường trực và những quyết định của Ủy ban chống án của Tổng Hội. (325.4).

IX. ỦY BAN CHỐNG ÁN CỦA KHU VỰC

514. Những khu vực ở ngoài Hoa Kỳ và Canada sẽ có Ủy ban chống án của Khu Vực. Mỗi Ủy ban chống án của Khu Vực sẽ gồm năm Mục sư thực thụ được Ban Tổng Quản nhiệm bầu cử tiếp theo sau mỗi kỳ Đại Hội Đồng Tổng Hội. Những chỗ trống sẽ được Ban Tổng Quản nhiệm bổ sung. Những Nguyên Tắc Tiến Hành sẽ tương tự đối với Ủy ban chống án của Khu Vực cũng như Ủy ban chống án của Tổng Hội, ở trong cả hai Cẩm Nang của Hội thánh và Cẩm Nang của Tư Pháp.
X. BẢO ĐẢM NHỮNG QUYỀN LỢI

515. Không được từ chối hay hủy bỏ quyền lắng nghe cách vô tư và công bằng về những lời cáo trạng chống lại một Mục sư hay một tín hữu bị buộc tội. Những văn bản buộc tội sẽ được đưa ra vào cuộc lắng nghe càng sớm càng tốt để người vô tội được trắng án và người có lỗi bị xử lý kỷ luật. Mỗi người bị buộc tội đều được giả định rằng người ấy vô tội cho đến khi chứng minh được sự phạm lỗi. Đối với mỗi lời buộc tội và đặc điểm tội trạng, bên khởi tố phải có trách nhiệm chứng minh lầm lỗi với đạo đức và phải vượt quá sự nghi ngờ hợp lý.

515.1. Giáo hạt nơi tổ chức việc lắng nghe và thi hành kỷ luật sẽ chi trả chi phí của việc sửa soạn cho sự trình bày nội vụ, kể cả việc tường thuật bằng miệng của mọi lời chứng đưa ra trong buổi xét xử, vì mục đích chống án lên Ủy ban chống án Tổng Hội. Mỗi Mục sư hay giáo hữu là người chống án sẽ có quyền trình bày bằng miệng cũng như văn bản về sự chống án của mình, nhưng quyền nầy có thể bị người buộc tội khước từ bằng văn bản.

515.2. Một Mục sư hay một giáo hữu bị buộc tội về việc xâm phạm đạo đức hay cuốn Cẩm Nang của Hội thánh trong thời gian chờ đợi sự xét xử, thì được quyền trực diện với người tố cáo mình và được nhân chứng của hai bên kiểm tra chéo.

515.3. Lời chứng của bất kỳ nhân chứng nào trước Ban Kỷ Luật sẽ không được tiếp nhận và cứu xét trừ phi những lời chứng ấy được trang trọng xác nhận.

515.4. Một Mục sư hay một giáo hữu là người bị đưa ra trước Ban Kỷ Luật để trả lời cho những sự buộc tội sẽ luôn luôn được quyền có người biện hộ cho mình, miễn là người biện hộ ấy phải là thành viên có danh tiếng tốt trong Hội thánh Nazarene. Bất cứ thành viên chính thức nào của một Hội thánh mà không bị buộc tội bằng văn bản nào sẽ được xem như là có danh tiếng tốt.

515.5. Một Mục sư hoặc một giáo hữu sẽ không bị đòi hỏi phải trả lời những sự buộc tội về bất kỳ hành động nào xảy ra quá năm năm trước khi đệ trình đơn buộc tội, và sẽ không có bằng cớ để xem xét tại bất kỳ buổi lắng nghe nào về vấn đề đã xảy ra năm năm trước khi gởi đơn tố cáo. Với điều kiện, nếu người vi phạm hành động nói trên dưới 18 tuổi hoặc bị bịnh về tinh thần thì thời gian hạn chế năm năm sẽ tính từ khi người ấy đến 18 tuổi hoặc tâm trí người ấy được bình phục. Trong trường hợp lạm dụng tình dục đối với một đứa trẻ, thì không áp dụng sự hạn chế về thời gian.

Nếu một Mục sư bị buộc tội về một tội ác do toà án có thẩm quyền luật pháp tuyên án, người ấy phải nộp chứng thư Mục sư cho vị Quản nhiệm Giáo hạt. Theo sự yêu cầu của Mục sư đó, và nếu Ban Kỷ Luật chưa xem xét việc đó, thì Ban Cố vấn Giáo hạt sẽ điều tra nội vụ về sự buộc tội và có thể khôi phục lại chứng thư nếu xét thấy thích đáng.



515.6. Một Mục sư hoặc một giáo hữu sẽ không bị đặt hai lần vào chỗ hiểm nguy để phạm lỗi lầm tương tự. Ngoài trừ Ủy ban chống án khám phá thấy có lỗi trong lần xử đầu tiên trước mặt Ban Kỷ Luật.

phẦn VII



NGHI LỄ
LỄ BÁP TÊM

LỄ TIẾP NHẬN THÀNH VIÊN CỦA HỘI THÁNH

LỄ TIỆC THÁNH

Каталог: images
images -> Hướng dẫn sử dụng Dropbox Để sử dụng được Dropbox
images -> BÀi thuyết trình cách xáC ĐỊnh và chế ĐỘ pháp lý CỦa các vùng biển theo công ưỚc của liên hiệp quốc về luật biển năM 19821
images -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
images -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
images -> Trung Tâm kt tc-đl-cl
images -> Số: 105/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
images -> ChuyêN ĐỀ ĐẠi số TỔ HỢP, XÁc suất kiến thức cơ bản Đại số tổ hợp
images -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh dưƠng kim thế nguyên thủ TỤc phá SẢn các tổ chức tín dụng theo pháp luật việt nam
images -> Review of Condor, Sun Grid Engine and pbs

tải về 1.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương