Frank m. Moore r. Douglas samples


Các HỘi Đoàn KẾt HỢp KẾ TiẾp



tải về 1.72 Mb.
trang2/22
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.72 Mb.
#5769
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22

Các HỘi Đoàn KẾt HỢp KẾ TiẾp

Sau năm 1908, nhiều tổ chức khác lần lượt gia nhập vào Giáo Hội Nazarene:



Hội Truyền Giáo Ngũ Tuần (The Pentecostal Mission) Vào năm, 1898 ông J.O. Mcáclurkan, một nhà truyền giáo của Hội Trưởng Lão ở Cumberland, thành lập Hội Liên Hiệp Ngũ Tuần (Pentecostal Alliance) tại Nashville, kết hợp những người chủ trương thánh khiết từ tiểu bang Tennessee, và những tiểu bang phụ cận. Tổ chức nầy mang tinh thần truyền giáo, họ đã gởi những Mục sư và giáo sư sang Cuba, Guatemala, Mexico và Ấn độ. Ông Mcáclurkan qua đời vào năm 1914. Một năm sau, nhóm của ông, bấy giờ gọi là Hội Truyền Giáo Ngũ Tuần, kết hợp với Hội thánh Ngũ Tuần Nazarene.

Hội thánh Ngũ Tuần Tô Cách Lan (Pentecostal Church of Scotland). Vào năm 1906, ông George Sharpe, thuộc Hội thánh của Giáo Đoàn Parkhead (Parkhead Congregational Church) tại Glasgow, bị cách chức vì ông giảng về giáo lý thánh khiết của Cơ đốcNhân của Wesley. Ong cùng với 80 thành viên khác tách ra để thành lập Hội thánh Ngũ Tuần Parkhead. Sau đó, những hội chúng khác cũng được thành lập, và vào năm 1909 họ kết hợp thành Hội thánh Ngũ Tuần Tô Cách Lan. Đến tháng 11 năm 1915, tổ chức nầy gia nhập vào Hội thánh Ngũ Tuần Nazarene.

Hiệp Hội thánh Khiết Của Giáo Hữu (Laymen’s Holiness Association). Hiệp Hội thánh Khiết Của Giáo Hữu do ông S.A. Danford thành lập năm 1917 tại Jamestown, North Dakota, để phục vụ cho mục đích của cuộc phục hưng khôi phục sự thánh khiết của Wesley ở Dakota, Minnesota và Montana. Nhóm nầy xuất bản một tờ báo lấy tên là The Holiness Layman (Giáo Hữu Thánh Khiết) . Ong J. G. Morrison được bầu làm chủ tịch vào năm 1919, và lãnh đạo một tổ chức gồm có hơn 25 nhà truyền giảng và những nhân sự khác. Vào năm 1922, ông Morrison, cùng với đa số nhân sự và hơn 1000 thành viên gia nhập vào Hội thánh Nazarene.

Hiệp Hội Giáo Sĩ Sống Bằng Đức Tin Hephzibah (Hephzibah Faith Missionary Association). Tổ chức truyền giáo nầy có trung tâm tại Tabor, Iowa. do Trưởng lão George Weavers thành lập năm 1893. Họ lần lượt gởi hơn 80 nhân sự đến hơn 6 quốc gia. Khoảng năm 1950, nhóm công tác tại Tabor, tại Nam Phi và những nơi khác của tổ chức nầy đã sát nhập với Hội thánh Nazarene.

Hội Truyền Giáo Thánh Khiết Quốc Tế (International Holiness Mission). Ong David Thomas, một thương gia và là một tín hữu có ơn giảng dạy, đã thành lập Hội Truyền Giáo Thánh Khiết ở London vào năm 1907. Công tác truyền giáo mở rộng sang miền Nam Châu Phi dưới sự lãnh đạo của ông David Jones, và Hội thánh đặt tên lại là Hội Truyền Giáo Thánh Khiết Quốc Tế vào năm 1917. Hội nầy sát nhập với Hội thánh Nazarene vào ngày 29 tháng 10 năm 1952 gồm có 28 Hội thánh và hơn 1000 thành viện tại Anh dưới sự quản nhiệm của ông J.B. Maclagan, cũng có 36 giáo sĩ hoạt động tại Châu Phi.

Giáo Hội thánh Khiết Gôgôtha (Calvary Holiness Church). Năm 1934, các ông Maynard James và Jack Ford, vốn là những người tổ chức những cuộc truyền giảng lưu động trong Hội Truyền Giáo Thánh Khiết Quốc Tế, thành lập Giáo Hội thánh Khiết Gô gô tha. Vào ngày 11 tháng 6 năm 1955, cộng đồng nầy gồm khoảng 22 Hội thánh và hơn 600 thành viên sát nhập vào Hội thánh Nazarene. Sự kết hợp của Hội Truyền Giáo Thánh Khiết Quốc Tế và Giáo Hội thánh Khiết Gô gô tha vào Giáo Hội Nazarene được thực hiện là do khải tượng và công khó của ông Geoge Frame, vị Quản nhiệm Giáo hạt của Giáo Hội Nazarene.

Hội thánh Những Công Nhân Phúc Âm cuả Canada (Gospel Workers Church of Canada), được thành lập do ông Frank Goff tại Ontario vào năm 1918, Hội thánh nầy phát xuất từ nhóm người gọi là Những Công Nhân Thánh Khiết (Holiness Workers). Hội nầy sát nhập vào Giáo Hội Nazarene ngày 7 tháng 9 năm 1958, cộng thêm 5 Hội thánh với khoảng 200 thành viên vào Giáo hạt Miễn Trung Canada.

Hội thánh Nazarene (Nigeria). Vào thập niên 1940, một Hội thánh Thánh Khiết của Wesley đã được người bản xứ tại Nigeria tổ chức. Hội nầy chấp nhận danh xưng Hội thánh Nazarene, rút những giáo lý và danh xưng từ cuốn Cẩm Nang của Giáo Hội Nazarene quốc tế. Dưới sự lãnh đạo của ông Jeremiah U. Ekaidem, Hội nầy kết hợp với Giáo Hội Nazarene Quốc Tế vào ngày 3 tháng 4 năm 1988. Một Giáo hạt mới với 39 Hội thánh và 6500 thành viên được thành lập.

HưỚng VỀ HỘi thánh Toàn CẦu

Từ khi mới thành lập, Giáo Hội Nazarene đã có cái nhìn ở tầm mức quốc tế. Tại hội nghị thống nhất vào năm 1908, Hội thánh Nazarene đã phục vụ và làm chứng không những tại Bắc Mỹ, nhưng còn gởi giáo sĩ sang Mêxico, Đảo Cape Verde, An độ, Nhật và Nam Phi - lời làm chứng sống động đối với sự ảnh hưởng của công tác truyền giáo của thế kỷ 19 của những tổ chức tôn giáo đã hình thành Giáo Hội Nazarene ngày nay.

Hiệp Hội Những Hội thánh Ngũ Tuần Mỹ đã mở mang những vùng mới của thế giới bắt đầu từ Á Châu vào năm 1898. Hội Truyền Giáo Ngũ Tuần hoạt động ở Trung Mỹ vào năm 1900, tại Ca ri bê năm 1902, và ở Nam Mỹ năm 1909. Tại Phi Châu, những hoạt động tích cực của các tín hữu Nazarene bắt đầu từ năm 1907 đã được nhìn nhận và họ cũng được xem là (công việc của) những giáo sĩ trong cùng hệ phái sau này.

Tiếp đến là sự phát triển sang vùng Nam Úc Châu Thái Bình Dương bắt đầu năm 1945 và đến lục địa Au Châu vào năm 1948. Trong những trường hợp nầy, Giáo Hội Nazarene đi vào bằng cách cùng hầu việc với những Mục sư địa phương là người đã giảng và dạy sứ điệp khôi phục sự Thánh Khiết của Wesley, chẳng hạn ông A.A. E. Berge từ Uc và ông Alfredo del Rosso từ Ý

Để phát triển công tác toàn cầu, Giáo Hội Nazarene dựa vào tính cách lịch sử về năng lực nhân sự của quốc gia đó, là những người đã chia sẻ với các giáo sĩ công tác giảng dạy Lời của ân điển. Vào năm 1918, một giáo sĩ ở Ấn độ ghi nhận rằng những cộng tác viên bản xứ của ông gồm có ba Mục sư giảng dạy, bốn giáo sư, ba nhân viên lo văn phẩm và năm phụ nữ bán Kinh Thánh. Đến năm 1936, tỉ số của những nhân sự bản xứ so với những giáo sĩ phục vụ qua công cuộc truyền giáo thế giới của Giáo Hội Nazarene nhiều hơn gấp năm lần.

Đến năm 2005, Giáo Hội Nazarene đã có mặt tại 150 quốc gia. Hàng ngàn Mục sư và nhân sự tín hữu đã đưa Giáo Hội Nazarene vào nền văn hoá đặc trưng của mình, như vậy đã đem những nét khả ái của cá tính của dân tộc mình vào cộng đồng quốc tế chúng tôi.



Những Nét Đặc Biệt Của Công Tác Quốc Tế. Về phương diện lịch sử, công tác toàn cầu của Giáo Hội Nazarene tập trung chung quanh việc truyền giảng, công tác từ thiện và giáo dục. Động cơ ra đi truyền giảng được bày tỏ rõ nét trong đời sống của những vị như H.F. Schmelzenbach, L. S. Tracy, Esther Carson Winans, Samuel Krikorian và những người khác vốn nổi tiếng trong phạm vi công tác nầy. Khắp nơi trên thế giới, những Hội thánh Nazarene vẫn tiếp tục phản ảnh đặc tính phục hưng và truyền giảng.

Nguồn gốc quốc tế của công tác từ thiện của Giáo Hội Nazarene bắt nguồn từ sự cứu trợ nạn đói và cô nhi viện ở Ấn Độ. Công tác bày tỏ lòng thương xót được Hiệp Hội Giáo Sĩ Y Khoa Nazarene tăng cường và được thành lập vào đầu thập niên 1920 để xây dựng Bệnh Viện Kỷ Niệm Ông Bresee tại Tamingfu, Trung Quốc. Công tác y tế cũng được thúc đẩy phát triển tại Swaziland và những công tác từ thiện khác được thành lập nhiều nơi trên thế giới.

Giáo dục là một khía cạnh của công tác toàn cầu tiêu biểu là Trường Hi Vọng cho Nữ Sinh, do Bà Sukhoda Banarji sáng lập tại Calcutta vào năm 1905, sau đó 1 năm, trường nầy được Giáo Hội Nazarene công nhận. Ngoài Bắc Mỹ, Giáo Hội Nazarene cũng đã xây dựng nhiều trường phổ thông, những trường huấn luyện đặc biệt cho Mục sư. Có những học viện sau đại học tại Costa Rica, Philippines và Hoa Kỳ; những học viện nghệ thuật tại Châu Phi, Canada, Hàn Quốc và Hoa Kỳ; một trường trung học ở Nhật Bản ; một trường Đại học Sư phạm tại Châu Phi; ba trường Đào tạo y tá ở Châu Phi, Papua New Guinea, và Ấn Độ; và hơn 37 trường Kinh Thánh/ Thần học viện khắp nơi trên thế giới.

Hội thánh phát triển rộng khi những dự án được gia tăng. Vào năm 2005, Giáo Hội Nazarene có số lượng thành viên khắp nơi trên thế giới là 1,496,296 trong hơn 13,600 hội chúng.

Là kết quả của sự phát triển có tính cách lịch sử nầy, giáo phái có được tư thế như ngày nay nhờ ở cuốn lịch không có thời gian kết thúc di chuyển từ “sự có mặt trên hiện trường quốc tế” đến “việc tham gia vào cộng đồng quốc tế” trong cùng đức tin. Việc công nhận sự kiện nầy dẫn đến Đại Hội Đồng Tổng Hội 1976 cho phép Nhiệm Vụ Quốc Tế Hoá, để báo cáo cho Đại Hội Đồng Tổng Hội 1980. Báo cáo đó dẫn đến sự thành lập một hệ thống những khu vực tôn giáo. Con số và biên giới của những vùng tôn giáo đến nay đã thay đổi. Những vùng hiện tại là: KhuVực Châu Phi, Khu Vực Châu Á- Thái Bình Dương, Khu Vực Canada, Khu Vực Ca ri bê, Khu Vực Âu-Á, Khu Vực Mê xi cô - Trung Mỹ, Khu Vực Nam Mỹ và 8 Khu Vực tại Hoa Kỳ. 1*)

PHẦN IV

TỔ CHỨC

HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG

HỘI ĐỒNG GIÁO HẠT

ĐẠI HỘI ĐỒNG TỔNG HỘI

GIÁO DỤC CẤP CAO

TỰA

Công tác của Hội thánh Nazarene là làm cho mọi người biết đến ân điển biến đổi của Đức Chúa Trời qua sự tha thứ tội lỗi và sự tẩy sạch lòng người trong Đức Chúa Giêsu Christ. Công tác đầu tiên và ưu tiên số một của chúng tôi là “đào tạo môn đệ”, kết hợp tín hữu vào mối thông công và làm thuộc viên của Hội thánh (hội chúng) và trang bị (dạy dỗ) cho tất cả những ai đã tiếp nhận Chúa Giêsu biết cách phục vụ Chúa. Mục tiêu tối hậu của “cộng đồng những người cùng đức tin” là để trình ra cho chính Ngài mọi người sống cách trọn vẹn trong Chúa Giêsu (Côlôse 1:28) trong ngày cuối cùng.

Chính tại Hội thánh địa phương là nơi con người tiếp nhận Chúa, được nên thánh trọn vẹn, nhận được sự dạy dỗ và được sai đi.Hội thánh địa phương, Thân Thể của Đấng Christ, là biểu hiện của đức tin và sứ mạng của chúng ta. Những Hội thánh nầy được kết hợp với nhau về phương diện hành chánh thành những Giáo hạt, và những khu vực.

Nền tảng của sự hiệp nhất trong Hội thánh Nazarene là những tín lý, những cách thức tổ chức, những định nghĩa và những tiến trình làm việc được trình bày trong cuốn CẨM NANG HỘI THÁNH NAZARENE.

Trọng tâm của sự hiệp nhất nầy được công bố trong Bản Tuyên Xưng Đức Tin của cuốn CẨM NANG. Chúng tôi mong rằng Hội thánh trong mọi khu vực và mọi thứ tiếng đều phải dịch ra - phân phát rộng rãi - và dạy những tín lý nầy cho thuộc viên của Hội thánh mình. Đây là những sợi chỉ liên kết đức tin và hành động của chúng ta, là những thuộc viên của Hội thánh Nazarene.

Hình ảnh rõ nét của sự hiệp nhất nầy được thể hiện trong Đại Hội Đồng Tổng Hội, vốn là “cơ quan quyền lực tối cao của Hội thánh Nazarene vốn là quyền lực tối cao được HộiThánh bầu ra để sọan thảo luật và giáo lý.” (300).

Hình ảnh thứ hai là Ban Chấp Hành Tổng Hội thánh quốc tế vốn đại diện cho toàn thể Hội thánh.

Hình ảnh thứ bà Ban Tổng Quản nhiệm, là những người có thể giải thích cuốn CẨM NANG, chấp thuận những điều thích nghi với nền văn hoá và tấn phong cho những ai bước vào công tác mục vụ.

Hội thánh Nazarene thuộc chính thể đại biểu, như vậy tránh được những sự thái quá của hàng giáo phẩm ở một mặt và những sự không hạn chế ở chế độ hội chúng về mặt khác.

Tại những khu vực trên thế giới được Hội thánh Nazarene phục vụ có những nền văn hoá, chính trị khác biệt, thì cần phải có những sự thích nghi của địa phương, Giáo hạt và khu vực đối với cách chính thể Hội thánh, những điều nầy được đề cập trong Phần IV, Chương I, II, và III. Những yêu cầu về những sự thích nghi ấy phải được đề đạt bằng văn bản lên Ban Tổng Quản nhiệm để được cứu xét và chấp thuận.

CHƯƠNG I

Hội thánh Địa Phương

A. Tổ Chức, Tên Gọi, Sự Sáp Nhập, Tài Sản, Những Hạn Chế, Hợp Nhất Các Hội Chúng, Sự Giải Tán Tổ Chức

100. Tổ chức. Vị Quản nhiệm Giáo hạt hay vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm trong khu vực đó hay một trưởng lão được những vị trên uỷ quyền có thể đứng ra thành lập Hội thánh địa phương. Những bản tường trình hợp thức hoá những Hội thánh mới sẽ được lưu giữ hồ sơ tại văn phòng của Tổng Thư ký (29, 107, 208.1; 433.12).

100.1. Hội thánh Có Nhiều Hội Chúng. Những Hội thánh địa phương được tổ chức có thể mở rộng công tác của mình bằng cách thành lập nhiều lớp học Kinh Thánh trong những ngôn ngữ khác nhau nhưng cùng sử dụng những phương tiện của Hội thánh nầy. Những lớp học Kinh Thánh trên có thể phát triển thành những Hội thánh trong tương lai hay những Hội thánh được tổ chức đầy đủ(100). Điều nầy có thể đưa đến việc trong cùng một Hội thánh Nazarene có thể có nhiều hội chúng tồn tại với một tên gọi ở dưới sự quản trị của vị Quản nhiệm Giáo hạt. Trong những Hội thánh có nhiều hội chúng, nơi không phải tất cả các hội chúng là những Hội thánh có tổ chức đầy đủ, thì Ban Cố vấn Giáo hạt, với sự chấp thuận của vị Quản nhiệm Giáo hạt và vị Tổng Quản nhiệm chịu trách nhiệm cho khu vực đó, có thể đồng ý cho những hội chúng ấy có các quyền hạn và những đặc quyền của một Hội thánh địa phương tổ chức tốt dựa theo những điều kiện sau:

1. Những hội chúng như thế không được sáp nhập tách rời khỏi vào Hội thánh địa phương có tổ chức.

2. Những hội chúng như thế không được giữ tài sản riêng đối với Hội thánh địa phương có tổ chức.

3. Những hội chúng như thế không được mắc nợ nếu không có sự chấp thuận của vị Quản nhiệm Giáo hạt, của ban chấp hành địa phương có tổ chức, và của Ủy Ban Cố vấn Giáo hạt.

4. Không hội chúng nào như thế được phép rút ra khỏi Hội thánh địa phương có tổ chức hoặc cắt đứt mối quan hệ với Hội thánh trên ngoại trừ sự cho phép của vị Quản nhiệm Giáo hạt sau khi tham khảo ý kiến với Mục sư của Hội thánh địa phương có tổ chức.

101.Tên Gọi. Tên gọi của Hội thánh mới được thành lập sẽ được Hội thánh địa phương quyết định sau khi tham khảo ý kiến với vị vị Quản nhiệm Giáo hạt và với sự chấp thuận của Ủy Ban Cố vấn Giáo hạt.

101.1. Thay Đổi Tên Gọi. Một Hội thánh địa phương của Hội thánh Nazarene có thể thay đổi tên gọi của mình bằng cách bầu phiếu với đa số phiếu trong kỳ hội đồng thường niên hay bất thường của Hội thánh. Tiến trình thay đổi được thực hiện như sau: (a) Ban Chấp hành Hội thánh địa phương đệ trình đề nghị thay đổi tên gọi lên vị Quản nhiệm Giáo hạt, vị ấy sẽ nhận được văn bản chấp thuận của Ủy Ban Cố vấn Giáo hạt; (b) Hội thánh địa phương bỏ phiếu kín; (c) Ủy Ban Cố vấn Giáo hạt tường trình sự thay đổi cho Hội dồng Giáo hạt, và Hội dồng Giáo hạt sẽ bỏ phiếu chấp thuận như thế. (102.6)

102. Sự Sáp Nhập. Tại những nơi có các đạo luật cho phép, những uỷ viên quản trị sẽ đưa tổ chức mình sáp nhập vào Hội thánh địa phương, những uỷ viên quản trị nói trên và những người kế tiếp sẽ là những uỷ viên quản trị của tổ chức trên. Tại những nơi không có sự mâu thuẫn với đạo luật dân sự, thì theo Những Điều Khoản Của Sự Sáp Nhập sẽ thiết lập quyền hạn của đoàn thể và sẽ ở dưới sự chính thể của Hội thánh Nazarene, được cho php v trìh by trong quyển Cẩm Nang bởi Đại Hội Đồng Tổng Hộicủa Gio Hội. Tất cả tài sản của tổ chức nầy sẽ được những uỷ viên quản trị quản lý và kiểm soát theo sự chấp thuận của Hội thánh địa phương.

102.1. Nơi nào Ban Cố vấn Giáo hạt đầu tư vào việc mua tài sản và khai thác cho Hội thánh địa phương, hoặc tại nơi một Hội thánh địa phương mới thành lập, dựa vào số tiền mà Hội thánh địa phương hoàn lại cho Ban Cố vấn Giáo hạt, thì Ban Cố vấn Giáo hạt sẽ xét thấy là chính đáng khi chuyển giao chủ quyền cho Hội thánh địa phương.

102.2. Khi một Hội thánh địa phương được sáp nhập, tất cả tài sản thu được sẽ chuyển giao trực tiếp cho Hội thánh theo tên của tổ chức khi có thể làm được.(102.6)

102.3. Mục sư và Thư ký của Ban Chấp hành Hội thánh sẽ làm chủ toạ và Thư ký của Hội thánh, được sáp nhập hay không được sáp nhập, và sẽ thi hành và cùng ký tên trên tất cả văn kiện của tài sản thực, những bản văn tự cầm cố, những giấy chứng nhận hết hạn cầm cố, những bản hợp đồng, và những hồ sơ luật pháp khác của Hội thánh không nói đến trong cuốn CẨM NANG và theo những hạn chế được đưa ra ở trong các điều từ 104-4.3.

102.4. Những Điều Khoản của Sự Sáp Nhập của mỗi Hội thánh địa phương bao gồm:

1. Tên của tổ chức sẽ gồm những chữ “Hội thánh Nazarene”. Tên “Hội thánh Nazarene” sẽ ghi trên bảng hiệu, giấy tờ và ấn phẩm của Hội thánh.

2. Nội qui của tổ chức sẽ là cuốn Cẩm Nang Hội thánh Nazarene.

3. Những Điều Khoản của Sự Sáp Nhập sẽ không chứa đựng bất kỳ điều nào có thể ngăn cản Hội thánh địa phương hội đủ tư cách miễn thuế vốn có giá trị cho những Hội thánh ở trong cùng khu vực.

4. Khi tổ chức giải tán, những tài sản của tổ chức sẽ được Ban Cố vấn Giáo hạt phân phối.

Những Điều Khoản của Sự Sáp Nhập có thể bao gồm các khoản thích hợp với luật pháp địa phương. Tuy nhiên, những điều khoản đó không làm cho tài sản của Hội thánh địa phương thất thoát khỏi Hội thánh Nazarene. (101-1.1; 104.3; 106.1-6.3).



102.5. Trong những Hội thánh có nhiều hội chúng, tức là nơi có hơn một hội chúng có tổ chức sử dụng chung một nhà thờ, thì sự sáp nhập có thể xảy ra nếu luật pháp địa phương cho phép.

103. Tài Sản. Hội thánh địa phương nào quan tâm đến việc mua bất động sản, xây cất nhà thờ hay những cơ ngơi liên hệ đến nhà thờ, hoặc tu sửa nhà thờ, hoặc cho thuê bất động sản vì bất cứ lý do nào, thì phải đệ trình dự án lên vị Quản nhiệm Giáo hạt, và Ban Tài Sản Hội thánh của Giáo hạt để xem xét, chỉ đạo và chấp thuận. Không được thiếu nợ, cho dù có văn tự cầm cố hay không; trong việc mua bất động sản hay xây dựng nhà thờ hay tái thiết nhà thờ, nếu chưa có giấy phép và sự chấp thuận của vị Quản nhiệm Giáo hạt và Ban Tài Sản Hội thánh của Giáo hạt. (233-34.5)

103.1. Trong trường hợp Ban Chấp hành Hội thánh với vị Quản nhiệm Giáo hạt và Ban Tài Sản Hội thánh của Giáo hạt chưa nhất trí trong việc giải quyết vấn đề, thì nan đề đó sẽ được đệ trình lên vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm trong khu vực đó để quyết định. Hoặc Hội thánh hoặc vị Quản nhiệm Giáo hạt đều có thể Ban Tổng Quản nhiệm đưa ra quyết định cuối cùng. Tất cả những lời chống án như thế, những ý kiến bác bỏ hay những điều thảo luận của vấn đề đó, hoặc gởi cho vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm chokhu vực đó hoặc gởi cho Ban Tổng Quản nhiệm đều phải dùng văn bản. Bản sao lời kêu nài chống án hoặc ý kiến bác bỏ hay những điều thảo luận của vấn đề đó hoặc của Ban Chấp hành Hội thánh hay của vị Quản nhiệm Giáo hạt đều phải gởi cho bên có liên quan. Biên bản ghi sự chống án của Ban Chấp hành Hội thánh phải gồm có sự giải quyết vấn đề được chống án, những cuộc thảo luận về điều đó và ghi lại số phiếu đã bỏ thăm để lấy ý kiến.

104. Những Hạn Chế. Hội thánh địa phương không được mua bất động sản, bán, hoặc cầm thế, kẻ cả vay thêm, thay đổi hay chuyển nhượng bất động sản, hoặc bằng cách nào khác nhận hoặc bỏ bất động sản ngoại trừ có hai phần ba số phiếu của những thuộc viên Hội thánh có mặt tại Hội đồng Thường niên hoặc hội đồng bất thường được triệu tập vì mục đích đó, và ngoại trừ Ban Chấp hành Hội thánh chấp thuận dựa trên kết quả của cuộc bầu phiếu kín chiếm hai phần ba số phiếu của các thuộc viên hiện diện và bỏ phiếu, tài sản được trao tặng vì một mục đích cụ thể tài trợ cho Hội thánh địa phương, và chỉ với sự chấp thuận bằng văn bản của vị Quản nhiệm Giáo hạt và Ban Tài Sản Hội thánh của Giáo hạt (113.3-13.4; 113.7; 113.14, 234.3)

104.1. Bất động sản của Hội thánh địa phương không được cầm cố để đáp ứng những chi tiêu hiện tại.

104.2 Một Hội thánh địa phương thế chấp bất động sản để vay tiền, hay bn bất động sản hay nhận tiền bồi thường từ bảo hiểm trn bất động sản, sẽ sử dụng khoản tiền thu hồi được duy nhất để mua hay nng cấp vốn dnh cho bất động sản, hay để giảm bớt cơng nợ liên quan đến bất động sản. Bất cứ khoản tiền thu hồi chỉ cĩ thể được sử dụng cho mục đích khác với sự chấp thuận của vị quản nhiệm gio v Ban Cố vấn Giáo hạt.

104.3. Những uỷ viên quản trị và/ hay một Hội thánh địa phương không được phép làm thất thoát tài sản của Hội thánh ngoài sự sử dụng của Hội thánh Nazarene.(113-13.1)

104.4. Sự Rút Tên của Những Hội thánh. Không một Hội thánh địa phương nào được rút lui khỏi Hội thánh Nazarene hoặc bằng cách nầy hay cách khác, hay cắt đứt mối quan hệ với Hội thánh Nazarene trước khi có sự chấp thuận của Đại Hội Đồng Tổng Hội dựa trên những điều kiện và những kế hoạch được thoả thuận.(106.2-6.3)

105. Hợp Nhất Các Hội Chúng Hai hoặc nhiều Hội thánh địa phương có thể hợp nhất dựa trên kết quả của cuộc bầu phiếu kín chiếm hai phần ba số phiếu của các thuộc viên hiện diện và bỏ phiếu tại kỳ họp hội đồng bất thường của các Hội thánh có liên hệ, miễn là: Sự hợp nhất phải được đề nghị bằng đa số phiếu kín của tất cả những thuộc viên của riêng từng Ban Chấp hành Hội thánh, và sự hợp nhất sẽ được chấp thuận bằng văn bản do vị Quản nhiệm Giáo hạt, Ban Cố vấn Giáo hạt và vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho khu vực đó.

Sự hợp nhất sẽ được kết thúc trong một kỳ họp đặc biệt của hội chúng mới để bầu cử những chức viên và xếp đặt việc lưu mời Mục sư. Vị Quản nhiệm Giáo hạt hay một trưởng lão được bô nhiệm sẽ chủ toạ cuộc họp nầy.

Tổ chức vừa mới thành lập sẽ gồm tổng số tín hữu của những Hội thánh trước kia, những thành viên của các ban ngành của những Hội thánh nầy, và có thể kết hợp một phần hay tất cả những tài sản và nghĩa vụ tài chánh của những Hội thánh nầy tuỳ thuộc vào sự chấp thuận của vị Quản nhiệm Giáo hạt, Ban Cố vấn Giáo hạt và vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho khu vực đó. Sự hợp nhất nầy cũng sẽ bao gồm sự phân chia chịu trách nhiệm trong việc đóng góp ngân sách cho Tổng Hội, cho Giáo Dục và cho Giáo hạt.

Thể theo thông báo của vị Quản nhiệm Giáo hạt, Tổng Thư ký của Hội thánh Nazarene được quyền xoá tên của những Hội thánh không hoạt động trong danh sách Hội thánh.



106. Công Bố Hội thánh Không Hoạt Động/ Giải Tán Tổ Chức của Hội thánh. Một Hội thánh có thể Ban Cố vấn Giáo hạt công bố là không hoạt động trong một thời gian.

106.1. Một Hội thánh có thể bị giải tán do sự đề nghị của vị quan nhiệm Giáo hạt và bầu phiếu kín chiếm hai phần ba số phiếu của Ban Cố vấn Giáo hạt. Việc giải thể đó chỉ có thể được thực hiện sau khi vị Quản nhiệm Giáo hạt đã hội y( và nhận được sự chấp thuân của vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho khu vực đo.

106.2. Trong trường hợp Hội thánh địa phương bị giải tán, hoặc trong trường hợp rút lui hoặc dự tính rút lui Hội thánh Nazarene (dược chứng nhận bởi Ban Cố vân Giáo hạt), bất kỳ tài sản nào còn lại sẽ không được giao qua những mục đích khác mà phải sang tên cho Ban Cố vấn Giáo hạt vốn hành động cho Giáo hạt đã tiếp nhận sự sáp nhập của Hội thánh trên; hoặc cho những cơ quan có thẩm quyền khác để sử dụng cho Hội thánh Nazarene nói chung, như Hội dồng Giáo hạt hướng dẫn; và các ủy viên quản tri( tài sản cho Hội thánh bị giải tán sẽ bán hay nhượng lại các tài sản theo sự hướng dẫn và quyết định của Ban Cố vấn Giáo hạt hay cơ quan khác dưới sự uỷ nhiệm của Hội dồng Giáo hạt, với chỉ với sự chấp thuận bằng văn bản của vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho khu vực đó; hoặc sang tên tài sản nói trên hay phân phối tài sản xuất phát từ việc bán đi đều phải được sự chỉ đạo của Hội dồng Giáo hạt hay Ban Cố vấn Giáo hạt.(104.4, 222.17)

106.3. Không một Ủy viên quản trị hay các Ủy viên quản tri( của Hội thánh giải tán, hoặc của một Hội thánh rút lui hoặc dự tính rút lui Hội thánh Nazarene được phép làm thất thoát tài sản ngoài sự sử dụng của Hội thánh Nazarene. (104.4, 141-44,222.17)

106.4. Chỉ có những Hội thánh chính thức giải tán mới bị xoá tên trong những báo cáo của Tổng Thư ký.

106.5. Khi một Hội thánh địa phương bị cho là không hoạt động, những chữ ký trên nội dung tài khoản đều phải chuyển toàn bộ cho Ban Cố vấn Giáo hạt. Nếu từ chối làm như vậy thì Ban Cố vấn Giáo hạt có quyền quyết định đóng hết mọi tài khỏan và có quyền đối với mọi tài sản, hợp với luật pháp.

B. Thành Viên

Каталог: images
images -> Hướng dẫn sử dụng Dropbox Để sử dụng được Dropbox
images -> BÀi thuyết trình cách xáC ĐỊnh và chế ĐỘ pháp lý CỦa các vùng biển theo công ưỚc của liên hiệp quốc về luật biển năM 19821
images -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
images -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
images -> Trung Tâm kt tc-đl-cl
images -> Số: 105/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
images -> ChuyêN ĐỀ ĐẠi số TỔ HỢP, XÁc suất kiến thức cơ bản Đại số tổ hợp
images -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh dưƠng kim thế nguyên thủ TỤc phá SẢn các tổ chức tín dụng theo pháp luật việt nam
images -> Review of Condor, Sun Grid Engine and pbs

tải về 1.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương