Danh mục một số thành tựu kh&cn được áp dụng vào sản xuất và đời sống năm 2001


Các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nổi bật trong năm 2003



tải về 3.02 Mb.
trang15/20
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích3.02 Mb.
#2206
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20


Các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nổi bật trong năm 2003

Khoa học tự nhiên



TT


Tên kết quả

Xuất xứ của kết quả (cơ quan tạo ra, tên đề tài/dự án, cấp quản lý)

Quy mô, khối lượng sản phẩm tạo ra, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu


Kết quả áp dụng

1

2

3

4

5



Nghiên cứu tài nguyên đa dạng sinh học và đề xuất một số giải pháp bảo vệ, phát triển bền vững vườn Quốc gia Bạch Mã

ĐH Khoa học, Đại học Huế

Góp phần nghiên cứu đa dạng sinh học và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững Vườn Quốc gia Bạch Mã

- ứng dụng cho vườn Quốc gia Bạch Mã để phát triển du lịch sinh thái.

-Phát hiện tài nguyên quý giá của vườn mà từ trước đến nay chưa được biết.

- Tìm nguồn gen quí hiếm để bảo vệ và phát triển đặc biệt tạo điều kiện cho người dân bảo vệ vườn và nâng cao đời sống.




Tuổi nguyên sinh và tiến hóa nhiệt kiến tạo của các phức hệ móng kết tinh trên lãnh thổ Việt Nam

ĐH Khoa học, Đại học Huế

-Xác định tuổi nguyên sinh cho các khu hệ móng kết tinh khu vực sông Hồng

- Lần đầu tiên có chứng liệu tin cậy định tuổi cho các phức hệ móng kết tinh trên lãnh thổ Việt Nam



Nghiên cứu xác định tuổi nguyên sinh của các hệ móng kết tinh là vấn đề còn bỏ ngỏ có ý nghĩa rất lớn trong việc đo vẽ bản đồ địa chất, điều tra tài nguyên thiên nhiên và định hướng quy hoạch lãnh thổ




Protein tái tổ hợp ở dạng sơ chế (đã điều chế được 1gam)

Chương trình cấp nhà nước KC.04.14

ĐH Quốc gia Hà Nội



- Nghiên cứu ảnh hưởng điều kiện khác nhau về nhiệt độ, thời gian nuôi cấy, nồng độ IPTG đến quá trình biểu hiện gen đích trong vi khuẩn E.coli tái tổ hợp

- Đã có được 1gam protein tái tổ hợp ở dạng sơ chế

- Đã và đang thăm dò điều kiện tinh sạch 2 protein tái tổ hợp, có các ảnh điện di gen, điện di protein trên gel poliacrilamit để minh họa


Sử dụng trong y dược và nông nghiệp



-Bản đồ phân vùng bão

-Bản đồ phân vùng hạn

-Bản đồ phân vùng lũ

-Bản đồ phân vùng lũ quét, lũ bùn đá

-Bản đồ phân vùng trượt lở

-Bản đồ phân vùng xói lở bờ sông

-Bản đồ phân vùng xói lở - bồi tụ bờ biển

-Bản đồ phân vùng nứt đất

-Bản đồ phân vùng động đất

-Bản đồ phân vùng tai biến môi trường sinh thái



Chương trình cấp nhà nước KC.08.01

Viện Địa chất

Viện KH&CNVN


- Tỷ lệ 1/1.000.000 và 1/500.000

- Khoa học, sáng tạo phản ánh đúng thực tế khách quan



- Làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng lãnh thổ hợp lý

- Làm cơ sở cho phòng tránh giảm nhẹ thiên tai

- Tránh những tổn thất to lớn về người và của




Hiện trạng, nguyên nhân, các giải pháp phòng tránh tai biến địa chất miền núi phía Bắc

Viện Địa chất

Viện KH&CNVN



- Lần đầu tiên các số liệu về hiện trạng 6 loại tai biến (nứt sụt đất kiến tạo, xói mòn đất, lũ quét, lũ bùn đá, trượt lở đất môi trường địa hóa đặc biệt) ở vùng núi phía Bắc Việt Nam đã được nghiên cứu chi tiết, đặc biệt ở các cụm dân cư

- Xác định chính xác các nguyên nhân cơ chế gây tai biến vùng Tây Bắc

- Xác định quy luật hình thành và diễn biến các loại tai biến địa chất khu vực Tây Bắc


- Làm cơ sở cho công tác phòng chống thiên tai và giảm thiểu thiệt hại ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam

- Đóng góp cơ sở khoa học cho việc phát triển bền vững môi trường tự nhiên và KT-XH vùng nghiên cứu

- Định hướng phát triển quy hoạch và sử dụng lãnh thổ các tỉnh miền núi phía Bắc




ảnh hưởng của một số nguyên tố hóa học: F, As, U-Th tới sức khỏe cộng đồng tại một số tỉnh Duyên hải miền Trung và một số địa phương ở Đông Bắc và Tây Bắc

Viện Địa chất

Viện KH&CNVN




- Xác định được hiện trạng, nguyên nhân gây ô nhiễm F, U-Th, Hg trong vùng nghiên cứu

- Phân vùng dự báo mức độ ảnh hưởng đối với sức khỏe con người

- Đề xuất các giải pháp phòng tránh giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường sống khu vực dân cư


- Góp phần định hướng quy hoạch phát triển các khu dân cư

- Cải thiện môi trường sống và góp phần xóa đói giảm nghèo ở các khu vực khó khăn





Nghiên cứu cấu trúc điện tử, tính chất quang, điện các vật liệu nano met. Cơ chế phát quang của nano tinh thể silic trong nền SiO2 và cấy ion trong thạch anh nóng chảy.

Chương trình cấp nhà nước về NCCB

Viện KH&CNVN



Đã nghiên cứu chế tạo ống nano carbon bằng phương pháp CAT-CVD.

Đã đăng 04 bài trên tạp chí khoa học quốc tế, 02 bài trên tạp chí khoa học trong nước, 02 báo cáo tại Hội nghị khoa học quốc tế



Tập atlas về các điều kiện tự nhiên Biển Đông


Đề tài cấp nhà nước

Viện KH&CNVN



48 bản đồ ở tỷ lệ 1/1.000.000 và 1/2.000.000

Là tài liệu cơ sở cho các ngành tham khảo, đào tạo, nghiên cứu phục vụ cho quy hoạch tổng thể kinh tế biển



Bản đồ độ sâu 3.6 khu vực Hoàng Sa - vịnh Bắc Bộ tỷ lệ 1/1.000.000

Phân viện Hải dương học Hà Nội chủ trì , Bộ Tư lệnh Hải quân phối hợp

Bản đồ độ sâu khu vực Hoàng Sa - vịnh Bắc bộ tỷ lệ 1/1.000.000 theo tiêu chuẩn Quốc tế (IOC)

- Xác định vai trò của Việt Nam trong Tổ chức IOC

- Khẳng định chủ quyền vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam với Thế giới





Bộ sưu tập mẫu và kết quả phân tích mới về thành phần vật chất của vàng và đá quý (Ruby, Saphyr) và đá magma có liên quan với chúng về nguồn gốc

Đề tài độc lập cấp Nhà nước

Viện KH&CNVN



119 mẫu đá đồng bộ; 119 kết quả phân tích silicat; 20 mẫu đơn khoáng; 60 kết quả phân tích microsond ruby, saphyr và khoáng vật tạo đá;... phân tích nguyên tố hiếm. Các phân tích được tiến hành tại Viện Hàn lâm CHLB Nga nên kết quả đạt chất lượng quốc tế.

Có thể sử dụng trong các mục đích khác nhau: định hướng tìm kiếm khoáng sản quý hiếm



Phát hiện mới về dạng tồn tại của các nguyên tố hiếm-quý (Ag, Cd, Ge, Sn, Au) trong quặng chì kẽm và đồng ở một số mỏ và đánh giá khả năng thu hồi chúng

Đề tài cấp Nhà nước

Viện KH&CNVN



Kết quả phân tích mới về hàm lượng nguyên tố hiếm-quý; kết quả microsond khu vực quặng;

Nhiều phân tích được tiến hành bằng các phương pháp hiện đại tại Viện Hàn lâm Khoa học CHLB Nga, đạt chất lượng quốc tế.



Cơ sở khoa học cho nghiên cứu quy trình công nghệ tuyển luyện quặng thu hồi tối đa hợp phần có ích, sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên



Nguyên nhân các tai biến địa chất ở Đông bắc Cao Bằng

Viện Địa chất

Viện KH&CNVN




- Các sơ đồ phân vùng dự báo tiềm năng tai biến

- Các giải pháp giảm thiểu thiệt hại và ứng phó tai biến

- Bảo đảm các chỉ tiêu KT-KT và độ chính xác cho phép


Phục vụ phát triển KT-XH các trung tâm cụm xã miền núi Đông Bắc Cao Bằng



Nghiên cứu thiết kế thử nghiệm mô hình bể chứa nước ở các tỉnh có điều kiện đặc biệt khó khăn

Viện Địa chất

Viện KH&CNVN



Thiết kế thử nghiệm thành công mô hình bể chứa nước ở các vùng đặc biệt khó khăn về nước ở tỉnh Hà Giang

Góp phần xóa đói giảm nghèo ở khu vực khó khăn



Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp bằng phương pháp tĩnh sinh học

Dự án hợp tác theo nghị định thư với Đức: Môi trường làng nghề Nam Định

Viện KH&CNVN



Hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh đã được chạy thử tại làng nghề Vân Tràng. Kết quả khả quan: hàm lượng kim loại nặng giảm 90-95%


Góp phần phát triển KT-XH, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường



Những kết quả phân tích mới về thành phần vật chất của các thành tạo núi lửa-pluton trên các đới Phan Si Pan, Sông Hồng, Phú Ngữ, Sông Hiến

Đề tài hợp tác theo Nghị định thư: Hoạt động magma nội mảng lãnh thổ Việt Nam

60 kết quả phân tích silicat; 80 pt microsond khu vực tạo đá và tạo quặng; 30 kết quả phân tích Au, Ag, Pt, Pd; 4 kết quả phân tích đồng vị

- Sử dụng trong: đo vẽ bản đồ địa chất - khoáng sản tỷ lệ lớn; tìm kiếm khoáng sản kim loại màu và quý hiếm; nghiên cứu chuyên đề



Phôi nhân bản bằng cấy nhân tế bào

Viện Công nghệ sinh học

Viện KH&CNVN



Quy trình tạo phôi nhân bản bằng cấy nhân tế bào ổn định và đạt sản phẩm là phôi nhân bản phát triển tốt

-Đào tạo và xây dựng tiềm lực về công nghệ nhân bản ở Việt Nam đạt trình độ Quốc tế

-Tạo tế bào gốc như một dược liệu y - sinh học làm cơ sở để chữa bệnh và sản xuất vắc xin

-Chuẩn bị cơ sở khoa học hỗ trợ chương trình cải tạo di truyền, nhân giống động vật và bảo vệ đa dạng sinh học các loài thú hoang dã




Nhân dòng được gen kháng đạo ôn Pi-1 và Pi-2(t)

Viện Công nghệ sinh học

Viện KH&CNVN



Có độ dài tương ứng với gen gắn vào vector để nhân dòng

Góp phần vào chọn giống cây trồng



Nhân được dòng gen COX1 và Cytb từ cá trê và lươn thu từ vùng nhiễm chất độc màu da cam

Viện Công nghệ sinh học

Viện KH&CNVN



Có độ dài tương ứng với gen gắn vào vector để nhân dòng

Góp phần nghiên cứu ảnh hưởng của chất độc da cam lên động vật



Kỹ thuật phân tử: phát triển chỉ thị STS liên quan đến độ dài rễ lúa, có thể sử dụng để đánh giá tính chịu hạn ở lúa

Viện Công nghệ sinh học

Viện KH&CNVN



Sử dụng để đánh giá khả năng chịu hạn ở lúa

Góp phần nâng cao trình độ nghiên cứu hiểu biết về sinh học phân tử hiện đại, đánh giá tính chịu hạn



Loài Gnathositoma mới ở Việt Nam:

Xác định thành phần kháng nguyên của Gnathositoma spinigerum đặc hiệu trong kháng thể huyết thanh người



Viện Công nghệ sinh học

Viện KH&CNVN



Kháng nguyên có trọng lượng phân tử 29kD

Góp phần chẩn đoán phát hiện bệnh nhiễm Gnathositoma spinigerum

Khoa học xã hội và nhân văn



Phát triển pháp luật thương mại và pháp luật hàng hải quốc gia và quốc tế trong điều kiện Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới

Đề tài cấp Nhà nước

ĐH Ngoại thương Hà Nội




- Đưa ra các giải pháp, kiến nghị cụ thể và phương hướng hoàn thiện pháp luật thương mại và hàng hải Việt Nam.

- Nêu bật được sự cần thiết của pháp luật trong điều chỉnh quan hệ thương mại và hàng hải trong điều kiện tự do hóa thương mại, mối quan hệ có tính chất chi phối của tự do hóa thương mại tới pháp luật thương mại và pháp luật hàng hải ở tầm quốc gia và quốc tế



- Là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan hoạch định chính sách để tiếp tục hoàn thiện pháp luật thương mại và hàng hải Việt Nam

- Cung cấp cho các doanh nghiệp những kinh nghiệm và lý luận khoa học khi tham gia vào các hoạt động thương mại và kinh doanh quốc tế.





Bộ sưu tập các tư liệu Hán Nôm làng xã Huế trên 500 trang, Hán Nôm di tích (100 di tích) trong đó có những tài liệu quí lần đầu tiên được sưu tập

Đề tài độc lập cấp Nhà nước

ĐH Huế


Các kết quả đã được báo cáo tại Hội thảo quốc gia "Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hán Nôm Huế" tổ chức tại Huế (tháng 4/2003)

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hán Nôm Huế



Luận chứng khoa học về mô hình phát triển kinh tế - sinh thái trên một số đảo, cụm đảo lựa chọn thuộc vùng biển Việt Nam

Chương trình KHCN cấp Nhà nước, mã số KC.09.1

ĐH Quốc gia Hà Nội



Đã hoàn thành tập ngân hàng dữ liệu về hệ thống đảo ven bờ vịnh Bắc bộ, bản đồ địa mạo đáy biển vùng nước xung quanh các đảo tỷ lệ 1/200.000, bản đồ trầm tích lớp mặt đáy biển vùng nước xung quanh các đảo tỷ lệ 1/100.000, bản đồ địa môi trường tỷ lệ 1/100.000


Mô hình phát triển kinh tế - sinh thái trên một số đảo, cụm đảo lựa chọn thuộc vùng biển Việt Nam



Cơ sở khoa học và giải pháp cải tổ hệ thống ngân hàng Việt Nam phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN và hội nhập quốc tế trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Làm rõ những luân cứ khoa học của việc cải tổ hệ thống Ngân hàng trong điều kiện nền kinh tế thị trường và xu hướng quốc tế hóa các thị trường tài chính. Nêu lên những bài học kinh nghiệm quốc tế về cải tổ hệ thống ngân hàng; đánh giá thực trạng hệ thống ngân hàng Việt Nam từ khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường, từ đó đưa ra các định hướng xây dựng một mô hình về cải tổ hệ thống ngân hàng Việt Nam

Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm thực hiện thành công việc cải tổ hệ thống ngân hàng Việt Nam; đưa ra các giải pháp cụ thể về cơ cấu, chấn chỉnh lại tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần và tổ chức tín dụng trong từng thời kỳ của lộ trình cải tổ



Hệ thống chỉ tiêu Thống kê Nhà nước

Tổng cục Thống kê

Hệ thống chỉ tiêu thống kê Nhà nước gồm: Chỉ tiêu thống kê công nghiệp; Thống kê dân số lao động; Thống kê nông lâm nghiệp và thủy sản; Thống kê về khoa học kỹ thuật - công nghệ; Thống kê giao thông vận tải và bưu điện; Thống kê thương mại - giá cả; Thống kê tài chính, ngân hàng bảo hiểm; Thống kê giáo dục đào tạo; Thống kê y tế; Thống kê văn hóa thông tin thể thao; Thống kê đời sống, xã hội và môi trường

- Nâng cao chất lượng và số lượng thông tin đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê toàn diện về tình hình KT-XH, phù hợp với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế và có tính khả thi

- Giúp cho người làm công tác thống kê, người cung cấp thông tin và các đối tượng sử dụng thông tin thống nhất về nội dung, khái niệm phương pháp tính chỉ tiêu thống kê





Cơ chế pháp lý bảo đảm thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai; thực trạng và phương hướng đổi mới

Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp

Góp phần sửa đổi Luật đất đai, Bộ luật Dân sự và các văn bản khác có liên quan

Cung cấp những luật cứ khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đất đai ở nước ta; Hoàn thiện lý luận về sở hữu toàn dân đối với đất đai trong nền kinh tế thị trường; phục vụ xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật về đất đai



Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010

Trung tâm NC Kinh tế Miền Nam

Bộ KH&ĐT




- Phân tích đánh giá các nguồn nhân lực, các lợi thế, hạn chế tác động đến phát triển kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL

- Thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL giai đoạn 1991-2000

- Cơ sở khoa học của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL


- Đề xuất phương hướng, các phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và lựa chọn phương án

- Các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL





Đánh giá tác động của quá trình hội nhập AFTA đối với sản xuất và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của VN

Vụ Công nghiệp

Bộ KH&ĐT




- Tổng hợp số liệu, thông tin và phân tích, đánh giá về năng lực sản xuất và nhu cầu về một số sản phẩm công nghịêp chủ yếu của Việt Nam và ASEAN

- Phân tích các chính sách hỗ trợ mà các nước ASEAN đã áp dụng để thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp của mình và so sánh môi trường đầu tư và kinh doanh của các sản phẩm công nghiệp của Việt Nam và các nước ASEAN

- Kiến nghị các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp và nâng cao khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Việt Nam

- Đánh giá tổng thể tác động của quá trình hội nhập AFTA đối với sản phẩm công nghiệp nói chung và các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Việt Nam nói riêng






Nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động theo Luật Hợp tác xã của một số Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam

Viện NCQLKTTW

Bộ KH&ĐT



- Một số khái niệm, đặc điểm của các HTX theo luật trong nông nghiệp và chỉ tiêu đánh giá HTX trong nông nghiệp ở Việt Nam

- Thực trạng phát triển của các mô hình hợp tác xã theo Luật trong nông nghiệp



- Một số kiến nghị giải pháp tiếp tục phát triển các mô hình tổ chức và hoạt động theo luật của các hợp tác xã trong nông nghiệp

Nông - lâm - ngư nghiệp



Giống lúa N202

Chương trình KHCN cấp Nhà nước

Viện Cây lương thực-Cây thực phẩm

Bộ NN&PTNT


Đã sản xuất thử với quy mô 50 ha tại các tỉnh Hải Dương, Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Phòng, chịu rét tốt, kháng đạo ôn cao, năng suất 59-64 tạ/ha, hạt gạo thon dài, chất lượng khá.

Thời gian sinh trưởng ngắn 110-115 ngày năng suất cao hơn KD18 3-7%, thích hợp cho cơ cấu luân canh cây trồng 2 vụ lúa + 1 vụ rau màu



Giống lúa ĐB1

Viện Cây lương thực-Cây thực phẩm

Bộ NN&PTNT



Thời gian sinh trưởng trong vụ mùa từ 109-115 ngày, vụ xuân muộn 140-145 ngày, kháng đạo ôn, khô vằn, bạc lá khá hơn Q5. Năng suất 60-65 tạ/ha (vụ mùa), 65-70 tạ/ha (vụ xuân)

Chất lượng gạo khá hơn Q5, năng suất cao hơn Q5 15%, triển vọng thay thế một phần diện tích Q5 trong cơ cấu luân canh 3 vụ (2 lúa + 1 màu) tại ĐBSH




Giống lúa N203

Viện Cây lương thực-Cây thực phẩm

Bộ NN&PTNT



TGST 100-105 ngày (vụ mùa), kháng đạo ôn và chịu rét khá hơn KD18. Năng suất đạt 55-65 tạ/ha tùy theo mùa vụ, gạo trong, không bạc bụng. Sản xuất thử 40 ha tại các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Nghệ An

Năng suất cao hơn KD18 và Kim Cương 5-10%



Giống lúa M6

Viện Cây lương thực-Cây thực phẩm

Bộ NN&PTNT



Sản xuất thử với quy mô 150 ha tại các tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Hà Tây, Bắc Ninh, chịu phèn, mặn tốt tại các vùng Kiến Thụy-Hải Phòng (độ PH: 3,5-4,5), chịu rét khỏe hơn CM1 và X21, kháng đạo ôn khá, năng suất 55-60 tạ/ha

Năng suất cao hơn các giống lúa đại trà: Bầu Hải Phòng 19,2%, C70: 17% và X21: 5,8%



Giống lúa P1

Đề tài độc lập cấp Nhà nước

Viện Cây lương thực-Cây thực phẩm

Bộ NN&PTNT


2000-2300 ha tại các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Nội... và một số tỉnh Bắc khu 4 (Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị). Hạt gạo dài 7,2mm, gạo trong, hàm lượng protein 10,5%. Đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Năng suất 55-60 tạ/ha

Năng suất cao hơn các giống lúa cấy đại trà Xi23: 5-10%, C70: 10-12%. Giá thóc ăn trên thị trường cao hơn từ 300-400 đ/1kg.



Giống lúa P290

Đề tài độc lập cấp nhà nước

Viện Cây lương thực-Cây thực phẩm



Sản xuất thử trên quy mô 15 ha tại Gia Lộc, Nam Sách-Hải Dương, năng suất 55-60 tạ/ha, gạo trong, dài, hàm lượng protein 10-10,5%, kháng đạo ôn khá

Gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu



Giống khoai lang KB4

Đề tài cấp bộ

Viện Cây lương thực-Cây thực phẩm

Bộ NN&PTNT


Hàm lượng chất khô cao 33-35% (KB1 = 28%), năng suất cao, ổn định, đạt 25-30 tấn/ha

Năng suất cao hơn các giống đối chứng 15-20%, chất lượng củ tốt.



Giống khoai tây Eben

Đề tài cấp bộ

Viện Cây lương thực-Cây thực phẩm



Chống chịu bệnh mốc sương cao, tỷ lệ chất khô cao 21-23%, thích hợp cho chế biến công nghiệp. Năng suất cao, ổn định 25-30 tấn/ha

Năng suất cao hơn giống VT2 (giống đối chứng) 30-40%



Giống khoai tây PO3

Đề tài cấp bộ

Viện Cây lương thực-Cây thực phẩm

Bộ NN&PTNT


- Quy mô sản xuất 20 ha, tạo ra 600 tấn sản phẩm. Năng suất 30-40 tấn/ha

- Chất lượng cao, phù hợp cho chế biến



Tăng năng suất 200%, giảm phun thuốc



Giống đậu tương Đ9804

Đề tài cấp bộ

Viện Cây lương thực-Cây thực phẩm

Bộ NN&PTNT


Diện tích 45-50 ha tại Hải Dương, Hưng Yên, Nam Hà, Thái Bình, Hà Nội...

Năng suất tăng từ 10-15% so với giống đối chứng đang sản xuất tại địa phương



Quy trình thâm canh tổng hợp lúa xuất khẩu

Viện lúa ĐBSCL

Bộ NN&PTNT



- áp dụng cho vùng sản xuất lúa xuất khẩu ở ĐBSCL

- Đồng bộ các biện pháp kỹ thuật: giống mới, hạt giống đạt tiêu chuẩn (tương đương cấp xác nhận), gieo hàng, bón phân cân đối, IPM, công nghệ sau thu hoạch




- Năng suất lúa đạt 6,0 tấn/ha trở lên cho vụ ĐX và 4,0 tấn/ha trở lên cho vụ HT

- Đảm bảo tiêu chuẩn gạo xuất khẩu

- Giá thành: dưới 700 đồng/kg thóc vụ ĐX và dưới 1000 đồng/kg vụ hệ thống




Giống đậu tương ĐT2000

Viện KH KTNN Việt Nam

Bộ NN&PTNT



Hà Tây, Hà Nam, Thái Bình

Diện tích: 600 ha, TGST: 110 ngày, NS: 3 tấn/ha. Kháng bệnh gỉ sắt, phấn trắng



Năng suất tăng 20% so với các giống cũ



Giống lạc MD7

Viện KH KTNN Việt Nam

Bộ NN&PTNT



Các tỉnh phía Bắc và vùng duyên hải Nam Trung Bộ. DT: 8000 ha. TGST: 120 ngày. NS: 3,5 tấn/ha. Có thể trồng xen với sắn và một số cây trồng khác

Năng suất tăng ở vùng dịch bệnh héo xanh. Tăng thu nhập cho nông dân



Sắn KM94

Viện KHKTNN Việt Nam và Viện KHKTNN Miền Nam

10.000 ha ở miền Bắc, 100.000 ha ở miền Nam

Năng suất cao (40 tấn/ha) hơn giống địa phương 50-58%



Giống lúa mỳ triển vọng

Viện KHKTNN Việt Nam

Bộ NN&PTNT



2 giống, phát triển tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Thời gian sinh trưởng:100 ngày, chống chịu sâu bệnh khá. Năng suất: 26-30 tạ/ha

Góp phần đa dạng hóa cây trồng, tăng vụ, tăng thu nhập cho nông dân, cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến đặc biệt là chế biến bia



Giống đại mạch làm nguyên liệu sản xuất bia

Viện KHKTNN Việt Nam

Bộ NN&PTNT



2 giống; thời vụ: 10-20/11, thu hoạch trước 25/02, năng suất: 22-25 tạ/ha

Thu nhập trên 6 triệu/ha. Cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến bia, giảm nguyên liệu nhập khẩu. Mô hình có thể mở rộng ở các miền núi và đồng bằng



Mô hình tổ chức nông dân theo nhóm và HTX

Dự án hợp tác Việt-Pháp-Viện KH KTNN Việt Nam

Bộ NN&PTNT



Mô hình triển khai tại Hải Dương, Nam Định, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, gồm 500 thành viên, 35 nhóm, 10 hợp tác xã

Tạo ra quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập cho nông dân



Tạo được dòng gà BT2

Viện KHKTNN Miền Nam

Bộ NN&PTNT



- Nghiên cứu chọn lọc tạo dòng gà BT2 có năng suất và chất lượng cao

- Thế hệ I: Kiểm tra 2000 gà giống, chọn 200 con gà mái, 20 trống chia làm 20 gia đình.

- Thế hệ II: Kiểm tra dòng mái 2350 con (430 con trống) và dòng trống: 1980 con (420 con trống).

- Thế hệ III: Ghép đi giao phối sản xuất thế hệ III.



Duy trì và phát triển gà BT2 tại Trung tâm Bình Thắng và cung cấp gà giống cho các hộ chăn nuôi gà



Dự án “Cải tiến và phát triển giống lợn các tỉnh phía Nam” Chương trình giống của Bộ NN&PTNT


Viện KHKTNN Miền Nam

Bộ NN&PTNT



- 4 điểm thụ tinh.

- 29 heo đực giống chất lượng cao.

- Mở rộng mạng lưới thụ tinh nhân tạo với 13 tỉnh, chuyển giao tiếp 30 đực giống và 30 nái hậu bị.

- Nhập 156 con, đã sinh sản được 51 heo con hiện đang phát triển và sinh sản tốt.

- 5 mô hình tại Bến Cát, Phú Giáo, Bình Dương.


1. Xây dựng điểm thụ tinh nhân tạo: cải tạo đàn heo Móng Cái ở 2 tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng.

2. Nuôi thích nghi đàn heo Đan Mạch.

3. Nuôi thích nghi đàn heo Mỹ, úc.

4. Chuyển giao công nghệ và tập huấn chăn nuôi cho các hộ địa phương.

5. Mô hình: điểm thụ tinh nhân tạo heo quy mô gia đình, chăn nuôi gà thả vườn.




Cây điều ghép các giống điều quốc gia và giống điều được phép khu vực hóa

Dự án phát triển giống điều

Viện KHKTNN Miền Nam

Viện KHKTNN Việt nam

Viện KHKTNLN Tây Nguyên




Trên 2 triệu cây giống, trồng mới 6.000 ha và thay thế 2.000 ha vườn điều cũ.

Cho thu hoạch sau 2 năm trồng, năng suất đạt hơn 1 tấn/ha, tăng thu nhập cho hộ nông dân, tạo công việc cho công nhân các nhà máy chế biến, vùng Đông Nam Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.




Xây dựng được quy trình canh tác cho nhóm lúa cao sản xuất khẩu ở Đồng Tháp Mười

Viện KHKTNN Miền Nam


- Năng suất tăng 5-10%.

- Tăng phẩm chất gạo.

- Giảm giá thành sản phẩm 15-20% so với đối chứng của nông dân.


- Tăng hiệu quả kinh tế.

- Địa chỉ áp dụng; đất phèn trung bình ở Đồng Tháp Mười.







Xây dựng mô hình khép kín 100ha lúa xuất khẩu (tổng diện tích thực hiện 400ha) trên các tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Sóc Trăng

Chương trình cấp Nhà nước KC.06.02.NN

Viện KHKTNN Miền Nam

Bộ NN&PTNT


Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường nhằm phát triển vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu gạo.

400ha lúa xuất khẩu (Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp), giá thành thấp hơn 800 đồng/kg xuất khẩu.



Gia tăng lợi nhuận cho người sản xuất lúa xuất khẩu 10-15%.



Giống lúa đột biến VND 99-3 (đột biến từ giống Nàng Hương bằng phương pháp xử lý tia gamma Co 60)

Viện KHKTNN Miền Nam

Bộ NN&PTNT



- Hiện giống được sản xuất trên 4000 ha tại Tp.Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Long An.

- Năng suất đạt 5-7t/ha, phẩm chất gạo xuất khẩu.



Tăng năng suất trên 15% so với giống đại trà cũng trồng 3 vụ/năm.



Giống ngô giàu đạm HQ2000

Kết quả phối hợp giữa Viện Nghiên cứu ngô và CIMMYT

- Đã xuất lượng giống bố mẹ đủ cung cấp cho sản xuất 100 ha sản xuất hạt lai.

- Đã sản xuất 80 tấn hạt lai phục vụ SX.

- Mô hình nuôi lợn, gà bằng ngô HQ2000 đang được triển khai tại Hà Tây, Hòa Bình, Viện Chăn nuôi.


Đã xây dựng những mô hình trồng ngô HQ2000 tại các tỉnh: Hà Tây, Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Đồng Nai, Đắc Lắc,... mang lại lợi nhuận cao cho người sản xuất.



Chọn tạo 4 giống hoa hồng: VR2, VR4, VR6, VR10

Viện Nghiên cứu Rau quả

Bộ NN&PTNT




Đặc điểm chính: Sinh trưởng phát triển khỏe, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh, hoa to, màu sắc đẹp, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

- Thay thế khoảng 300 ha hồng giống cũ đã thoái hóa.

- Góp phần xây dựng một số vùng hoa tập trung, hàng hóa lớn.





Công nghệ nhân giống hoa hồng

Viện Nghiên cứu Rau quả

Bộ NN&PTNT



- Xuất 1-2 triệu cây giống/năm.

- Tỷ lệ sống > 90%

- Hiệu quả gấp 2,5 lần so với cây ghép, năng suất gấp 1,5 lần so với cây ghép.


- Hạn chế khâu nhập giống từ Trung Quốc.

- Đáp ứng nhu cầu thiếu giống hiện nay.





Quy trình phân tích nhanh dư lượng thuốc trừ sâu trên các sản phẩm rau

Viện Nghiên cứu Rau quả

Bộ NN&PTNT



Có thể phát hiện nhanh dư lượng thuốc trừ sâu thuộc nhóm Cacbonat và lân hữu cơ trên các sản phẩm rau sau thời gian 15-20 phút.

- Góp phần quản lý chất lượng các sản phẩm rau phục vụ người tiêu dùng.

- Giảm chi phí phân tích rất nhiều so với phương pháp hiện tại.

- Kết quả đã được chuyển giao cho TTâm khuyến nông Hà Nội.




Quy trình nhân nhanh cây hoa Đồng Tiền bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật

Viện Nghiên cứu Rau quả


Có thể nhân nhanh các mẫu giống đồng tiền quý hiếm qua thu nhập và chọn tạo giống với hệ số nhân 106/năm.

- Sản xuất nhanh được các giống quý phục vụ người tiêu dùng.

- Giảm giá thành cây giống cung cấp cho sản xuất.

- Dự kiến ứng dụng để cung cấp cho các vùng trồng hoa của Hà Nội.




Mô hình trồng mới và chăm sóc cao su kiến thiết cơ bản

Chương trình cấp nhà nước KC.06.09.NN

Viện Nghiên cứu cao su

Bộ NN&PTNT


- 09 mô hình.

- Tỷ lệ sống  97%.

- Thời gian kiến thiết cơ bản: 5-6 năm.


- Sử dụng đồng bộ các kỹ thuật tiên tiến để thiết lập, chăm sóc vườn cây hiệu quả nhất.



Hồ chứa nước bằng màng cao su dùng cho xử lý nước thải

Viện Nghiên cứu cao su

Bộ NN&PTNT



Nghiên cứu ứng dụng màng cao su trong xây dựng các loại hồ chứa nước dân dụng và các mục đích khác.

Đã sử dụng màng cao su xây dựng 2 hệ thống xử lý nước thải cho 2 xưởng cao su RSS, công suất xử lý 10m3/ngày theo công nghệ kỵ khí-hiếu khí-tảo.



- Kết quả thực hiện tốt.

- Nước thải sau xử lý không còn mùi hôi.





Giống chè mới PT95, Hùng Đỉnh Bạch, Keo Am Tích, Phúc Vân Tiên cho chất lượng cao

Viện Nghiên cứu chè

Bộ NN&PTNT




- 4 giống chè sinh trưởng khỏe cho chất lượng cao, đặc biệt là chất lượng chè xanh, chè Ôlong.

- 4 giống được Bộ cho phép khu vực hóa.



Thay đổi cơ cấu giống, góp phần tăng chất lượng tăng sức cạnh tranh của chè VN.



Nghiên cứu lai tạo và chọn lọc giống dâu lai F1 trồng hạt

TTâm NC Dâu tằm tơ TW

Bộ NN&PTNT



Chọn tạo được 2 giống dâu trồng hạt VH15 và VH13 có năng suất lá cao, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi và bệnh hại, thích ứng với hầu hết các vùng khí hậu và đất đai.

Giảm chi phí 12-15 triệu/ha dâu so với trồng hom.



Nghiên cứu làm thuần dòng 2 giống tằm lưỡng hệ nhập nội B42 và B46

TTâm NC Dâu tằm tơ TW

Bộ NN&PTNT




Làm thuần được 2 giống tằm lưỡng hệ B42 và B46 có trứng hưu miên ổn định, nuôi tốt vào vụ xuân, thu, đầu hè tại vùng Đồng bằng sông Hồng; năng suất kén đạt 10,22 kg/vòng trứng; chất lượng kén đạt yêu cầu ươm tơ cấp A trở lên.

Đáp ứng yêu cầu trứng giống có chất lượng cao, tự túc, chủ động được kế hoạch sản xuất, nâng cao chất lượng tơ xuất khẩu.



Lai tạo chọn lọc cặp tằm lai tỷ nguyên (A1x810) x (A2xL70A), năng suất chất lượng cao phục vụ nuôi tằm kén trắng quanh năm ở Việt Nam

TTâm NC Dâu tằm tơ TW

Bộ NN&PTNT



Đã chọn được cặp lai tỷ nguyên (A1x810) x (A2xL70A). Kết quả kiểm định tại các tỉnh: Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang cho thấy: năng suất bình quân đạt 8,3 kg/vòng trứng (tăng 12,16%, tỷ lệ nhộng chết giảm 8,96% so với giống TQ), các chỉ tiêu công nghệ về tơ kén tương đương nhau.

Hạn chế nhập khẩu mỗi năm hàng trăm ngàn vòng trứng, tiết kiệm hàng chục tỷ đồng và ổn định được kế hoạch sản xuất.



Cây lai F1 cà phê chè (6 cây lai)

Viện KHKTNLN Tây Nguyên

Bộ NN&PTNT



- Năng suất: 4,8 tấn/ha/vụ.

- Trọng lượng 100 nhân: 18,5 g.

- Tỷ lệ trên sàng 16: 85%.

- Có tính kháng cao đối với bệnh rỉ sắt.

- Hàng năm có thể sản xuất 0,2 triệu cây ghép.


- Phục vụ cho chuyển đổi một phần diện tích cà phê vối sang cà phê chè vùng Tây Nguyên (10-15 ngàn ha).

- Phục vụ cho mục tiêu 60 ngàn ha cà phê chè trong cả nước.





Dòng vô tính Ca cao (9 dòng)

Viện KHKTNLN Tây Nguyên

Bộ NN&PTNT



- Năng suất 3-4 tấn hạt khô/ha; Trọng lượng 100 hạt 110-136 g; Hàm lượng dầu: 54-56%; Kháng bệnh do Phytophthora.

- Hàng năm có thể sản xuất 0,2 triệu cây ghép và cung cấp 0,2 triệu chồi ghép.



- Phục vụ chương trình phát triển 10 ngàn ha Ca cao tại Đắc Lắc và 80 ngàn ha trên cả nước tới 2010.

- Năm 2003 sản xuất 3 vạn cây ghép.





Hoàn thiện 3 phương pháp kiểm tra chất lượng giống và 18 tiêu chuẩn chất lượng giống cây nông nghiệp

Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống cây trồng TW

Bộ NN&PTNT



3 phương pháp kiểm tra chất lượng giống và 18 tiêu chuẩn chất lượng giống cây nông nghiệp đã được Bộ NN&PTNT ban hành.

Giúp công tác kiểm tra chất lượng giống cây nông nghiệp đi vào nề nếp, phù hợp OECD, ISTA

áp dụng thống nhất trên cả nước.





Xây dựng hệ thống giống vịt 4 cấp với bộ giống lai chéo 4 dòng hoàn chỉnh

Viện chăn nuôi

Bộ NN&PTNT



- Cung cấp 80-100 ngàn vịt giống bố mẹ CV Super M và CV 2000 mỗi năm.

- Vịt CV Super M năng suất trứng 190-200 quả/40 tuần đẻ, con thương phẩm nuôi 8 tuần đạt 3,4-3,5 kg (cao hơn giống hiện có 30%).

- Vịt CV 2000 đạt năng suất 280-290 trứng/52 tuần đẻ (cao hơn giống nội 30%).


Mỗi năm tăng hiệu quả kinh tế do sử dụng giống mới khoảng 200 tỷ đ. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn hộ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Cao nguyên, miền Trung.



Tạo bộ giống gà lông màu thả vườn năng suất, chất lượng cao, từng bước xây dựng hệ thống nhân giống gà 4 cấp.

Viện Chăn nuôi

Bộ NN&PTNT



- Hàng năm cung cấp 40-50 ngàn giống bố mẹ gà lông màu thả vườn với giá bằng 1/3 ngoại nhập.

- Năng suất trứng gà bố mẹ > 170 quả/mái/năm.

- Gà thương phẩm nuôi 10 tuần tuổi đạt khối lượng 1,7-1,9 kg/con.


-Mỗi năm tăng hiệu quả kinh tế do sử dụng giống mới khoảng 60 tỷ VND.

-Từng bước thay thế giống gà nhập khẩu.

-Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn hộ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Cao nguyên và miền Trung Bộ.




Sử dụng các dòng tinh cao sản nâng cao năng suất và chất lượng đàn bò sữa các tỉnh miền Trung và Nam Bộ

Viện chăn nuôi

Bộ NN&PTNT



- Hàng năm sử dụng khoảng 40.000 liều tinh bò sữa HF với năng suất > 10.000 kg/CK cho lai cải tạo với đàn bò sữa Việt Nam.

- Tạo đàn HF thuần > 5500 kg sữa/CK và đàn bò lai HF > 4000 kg sữa/CK.



Nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi bò sữa, góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình sữa Quốc gia , tạo thêm 43.000 bò sữa chất lượng cao.



Nái lai F1 (Pi x MC) y

Viện chăn nuôi

Bộ NN&PTNT



Cho năng suất cao

- Số con sơ sinh/lứa: 12,7.

- Tăng trọng: 502 g/ngày.


- Số con sơ sinh > F1 Y.C hoặc L/MC 1,5 con/lứa.

- Tỷ lệ nạc tăng 7% (43,5 so với 36,5%).





Giống gà Ri thuần năng suất thịt, trứng cao hơn gà Ri trong dân trước đây

Viện chăn nuôi

Bộ NN&PTNT



- Chọn được 100 gà đẻ.

- Sản xuất được gần 50.000 gà thịt (trên 60.000 trứng giống).

- Năng suất trứng 122-123 quả/mái/năm.


- Nuôi trong nông hộ lãi suất 10-15% gà thịt).

- Trứng thương phẩm 5% (lãi).

- Trứng giống lãi 10%.

- áp dụng vào chăn nuôi nông hộ ở Hà Tây, Hà Nội.





Quản lý dinh dưỡng tổng hợp để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho mía trồng trên vùng đồi Lam Sơn - Thanh Hóa


Viện Thổ nhưỡng Nông hóa

Bộ NN&PTNT



Liều lượng thích hợp NPK và vùi ngọn mía, trồng luân canh cây họ đậu đối với năng suất, hàm lượng đường trong mía và độ phì nhiêu đất trồng mía.

Góp phần tăng năng suất, hàm lượng đường trong mía, tăng hiệu quả sử dụng phân bón, cải thiện độ phì nhiêu của đất trồng mía. Có thể áp dụng rộng rãi đối với các vùng trồng mía.



Biện pháp canh tác thích hợp tạo nương định canh, canh tác bền vững, có hiệu quả cây lương thực trên đất dốc

Viện Thổ nhưỡng Nông hóa

Bộ NN&PTNT



Mô hình 2ha; Các công thức phân bón, tăng vụ, luân canh, kỹ thuật xây dựng nương định canh

Có thể áp dụng rộng rãi đối với đất dốc ở các vùng sinh thái. Đã áp dụng ở một số địa phương như Hà Giang, Sơn La.




Sản xuất thử giống lúa chống chịu bệnh đạo ôn ITA-212 ở vùng Bắc Trung Bộ

Viện Bảo vệ thực vật

Bộ NN&PTNT



- Đã triển khai 245 ha ở các vùng thường xuyên có dịch bệnh đạo ôn.

- Đã sản xuất 0,9 tấn giống tác giả, 5 tấn giống siêu nguyên chủng, 130 tấn giống nguyên chủng.



- Giảm thiểu sử dụng thuốc hóa học trừ bệnh.

- Đảm bảo diện tích 650 ha trong vụ Đông Xuân 2003-2004 cấy giống lúa kháng bệnh đạo ôn.





Nhân giống lúa cạn phục vụ lương thực vùng cao

Viện Bảo vệ thực vật

Bộ NN&PTNT



Đã sản xuất 62 tấn lúa cạn năng suất cao LC 93-1, LC 93-4.

Cung cấp cho các tỉnh miền núi phục vụ chương trình an ninh lương thực vùng cao, vùng khó khăn.



Mạng quản lý điều khiển và quan trắc tự động mực nước, chất lượng nước các hệ thống thủy lợi

Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam

Bộ NN&PTNT




- Hoàn thành mạng quản lý quan trắc tự động cho 10 cống thuộc HTTL Gò Công.

- Hoàn thành các mạng quản lý quan trắc tương tự cho các hệ thống Nam Măng Thít (Trà Vinh), Củ Chi (TP Hồ Chí Minh).



- Hiện đại hóa công tác quản lý công trình.

- Tự động hóa quan trắc vận hành.

- Đảm bảo yêu cầu chính xác của công tác quản lý số liệu, phục vụ tốt chỉ đạo sản xuất

- Giá thành chỉ bằng 1/5 công nghệ nhập ngoại





Phương pháp công nghệ phục vụ xây dựng hệ thống đê biển, đê cửa ngăn mặn Nam Bộ

Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam

Bộ NN&PTNT



Phương án hợp lý xây dựng đê ngăn mặn trên cơ sở điều kiện địa chất nền móng, địa hình, thủy văn của ĐBSCL.

Được địa phương các tỉnh Nam Bộ đánh giá tốt.

Đề nghị đưa vào dự án SXTN.





Tổ máy thủy điện nhỏ, cột nước thấp, công suất 5-10Kw

Chương trình cấp nhà nước KC-07-04 (Viện Khoa học Thủy lợi-

Bộ NN&PTNT)






Làm chủ được công nghệ thiết kế chế tạo, đã thử nghiệm thành công ở hiện trường.



Sử dụng lưới vây, máy dò cá ngang để phát hiện và khai thác cá ngừ có hiệu quả

Viện Nghiên cứu Hải sản

Bộ Thủy sản



Vùng biển Đông Tây Nam Bộ, Nam Trung Bộ

- Cách phát hiện các đàn cá nổi và cá ngừ bằng máy dò ngang.

- Mẫu lưới vây và quy trình khai thác cá ngừ bằng lưới vây đạt năng suất cao.


Khai thác hiệu quả, giảm áp lực khai thác ven bờ, sử dụng hợp lý nguồn lợi.



Sinh sản nhân tạo giống tôm he Nhật Bản (Penaeus Japonicus)

Đề tài sinh sản nhân tạo giống tôm he Nhật Bản

Bộ Thủy sản



- Các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình.

- Đặc điểm sinh học và sinh sản của tôm he Nhật Bản.

- Kỹ thuật nuôi tôm bố mẹ, tôm thương phẩm bằng nguồn giống nhân tạo.

- Dự thảo quy trình sản xuất giống tôm he Nhật Bản.



Mở thêm một đối tượng nuôi mới.



Hoàn thiện sản xuất thức ăn công nghiệp chất lượng cao cho một số đối tượng thủy sản nuôi xuất khẩu (tôm, cá) thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2001-2005: Sản xuất các sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm chủ lực”

DASXTN “Sản xuất thử nghiệm thức ăn nuôi tôm, cá chất lượng cao, hạn chế bệnh, chống ô nhiễm môi trường”,

Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản II,

Bộ Thủy sản


- Thức ăn viên cho tôm giống, tôm thịt, cá rô phi, basa...

- Quy mô nông hộ trang trại.

Tạo ra thức ăn cho tôm cá (mú, giò, rô phi, tra, basa) ở các giai đoạn phát triển khác nhau theo nhu cầu dinh dưỡng của chúng.


- Tạo nguồn thức ăn cung cấp tại chỗ cho dân nuôi tôm cá.

- Tạo việc làm cho dân.





Sản xuất giống nhân tạo và nuôi Bào ngư vành tai thương phẩm

Dự án sản xuất thử cấp Nhà nước

Bộ Thủy sản



Xây dựng quy trình sản xuất giống bào ngư và quy trình nuôi bào ngư thương phẩm. Hoàn thiện quy trình và chuyển giao công nghệ cho các địa phương.

Tạo ra đối tượng nuôi mới. Phát triển nuôi bào ngư sẽ giải quyết được đầu ra cho nuôi rong câu.



Sản xuất giống tôm he chân trắng

Đề tài cấp bộ

Bộ Thủy sản



Đã tạo được đàn tôm bố mẹ chất lượng tốt từ nguồn gốc nhập nước ngoài. Đã chủ động nuôi vỗ thành thục và sản xuất giống nhân tạo. Từ tháng 4-8/2003 đã sản xuất được trên 1 triệu con giống chất lượng tốt và triển khai thử nghiệm nuôi thương phẩm trên 3 vùng sinh thái: mặn, lợ, ngọt.

Chủ động cung cấp giống cho các cơ sở nuôi, bổ sung thêm đối tượng nuôi mới cho nghề nuôi thủy sản bằng nguồn giống sinh sản trong nước.



Sản xuất giống nhân tạo cua biển

Đề tài cấp nhà nước

Bộ Thủy sản



- Xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo cua biển.

- Thiết kế xây dựng trại sản xuất cua giống công suất 0,5-1 triệu cua giống/năm cho Xí nghiệp Thủy sản Đồ Sơn.

- Sản xuất giống cua biển cung cấp cho các mô hình nuôi tại các tỉnh Khánh Hòa, Cần Thơ, Hải Phòng, Nghệ An.


- Giải quyết nguồn giống cho nuôi cua xuất khẩu đặc biệt là các tỉnh phía Bắc.



Sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm hải sâm cát

Hợp tác nghiên cứu giữa TTâm NC Thủy sản 3 và ICLARM

Bộ Thủy sản



Sản xuất giống thành công loài hải sâm cát tại Việt Nam. Nuôi thương phẩm trong ao nuôi tôm, đăng vùng triều đạt kích thước thương phẩm sau 4-6 tháng. Là đối tượng nuôi ghép thích hợp cho các mô hình nuôi tôm sinh thái.

Tăng thêm đối tượng nuôi xuất khẩu.



Sản xuất giống nhân tạo ghẹ xanh

Đề tài cấp bộ

Bộ Thủy sản



Xây dựng quy trình sản xuất giống ghẹ xanh và quy trình nuôi ghẹ xanh trong ao đất. Cung cấp nguồn giống cho nuôi ghẹ lột.

Là đối tượng có nhiều tiềm năng nếu ổn định quy trình sản xuất giống và quy trình nuôi ghẹ lột.



Sản xuất giống nhân tạo vẹm xanh

Đề tài từ nguồn vốn SUMA

Bộ Thủy sản



Sản xuất giống nhân tạo vẹm xanh thành công, cung cấp giống cho nuôi thương phẩm và phát triển nghề nuôi vẹm ở Khánh Hòa.


Là đối tượng nuôi “xóa đói giảm nghèo” do chi phí đầu tư thấp, hiệu quả cao.



Công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số loài cá song

Chương trình cấp nhà nước KC-06-13.

Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I

Bộ Thủy sản


-Sinh sản nhân tạo được 20 vạn cá giống với các chỉ tiêu KT, KT:thuận lợi thụ tinh 70%, nở 80%, tỷ lệ (TL) sống cá bột lên cá giống 5% cỡ 8-12 cm. -Nuôi thương phẩm trong lồng được 3000 kg, với các chỉ tiêu KT, KT: 10-15 con/m3 lồng, TL sống > 70%.

-Nuôi thương phẩm trong ao được 4500 kg với các chỉ tiêu KT, KT:NS 1,5-2,0 tấn/ha ao, trọng lượng 0,8-1,0 kg/con sau 8-10 tháng nuôi.



-Chủ động sản xuất giống cung cấp cho nhu cầu sản xuất và nuôi thương phẩm.

-Đưa ra các biện pháp kỹ thuật phù hợp đáp ứng nhu cầu nuôi các thương phẩm trong lồng và trong ao đạt hiệu quả kinh tế cao.





Công nghệ sản xuất giống và nuôi hầu thương phẩm

Chương trình cấp nhà nước KC-06-14

Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I

Bộ Thủy sản


Sản xuất 2 triệu con giống với các chỉ tiêu: TL nở 90%, TL sống 60%, TL bám 20%, TL thành con giống 10% cỡ 2 cm.

Nuôi hầu thương phẩm 30 tấn với các chỉ tiêu: NS 15-20 tấn/ha, mật độ 10 con/vật bám, cỡ hầu thương phẩm 150 gam/con.



Đưa ra được quy trình sản xuất giống nhân tạo, chủ động sản xuất giống cung cấp cho sản xuất.

Đưa ra được quy trình nuôi hầu thương phẩm phù hợp cho cả 3 miền góp phần nâng cao năng suất và sản lượng nuôi, đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao.





Sinh sản nhân tạo cá Lăng chấm

Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I

TL nuôi vỗ thành thục trong ao đạt > 75%, tốc độ tăng trưởng TB 140 g/tháng, sức sinh sản TĐ 4600-8200 trứng/kg, TL rụng trứng 66-81%, TL nở 30%. Số lượng cá bột thu được: 7800 con. Ương nuôi cá bột lên cá hương đạt TL sống 65-95%, Thu được 5200 cá giống.

Đưa cá lăng trở thành đối tượng nuôi nước ngọt trong ao, lồng bè có giá trị KT cao và có khả năng XK. Tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt là góp phần bảo tồn loài cá này thoát khỏi tuyệt chủng.



Một số chất có khả năng thay thế những chất kháng sinh hóa chất không được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II

- Chất kháng sinh thay thế Chloramphenicol trong phòng trị bệnh thủy sản.

- Tăng chất lượng và số lượng sản phẩm nuôi thủy sản.



Lưới rê khai thác cá nổi ở vùng biển Trường Sa

Viện NC Hải sản

Bộ Thủy sản



- Sản lượng trung bình 15,50 kg/km/giờ. -Mùa khai thác: từ tháng 3-6 hàng năm.

- Lưới rê sợi nilon 2a = 100 mạnh mẽ, dài 10km, cao 170 mắt lưới (khoảng 14m). Giếng phao cách mặt nước 5m.



- Có thể dùng tàu 60cv khai thác ở Trường Sa.

- ở vùng cá tập trung sản lượng trung bình 1.550 kg/km2/giờ, không thua các vùng gần bờ.

- Tăng sản phẩm xuất khẩu (cá ngừ).




ứng dụng quy trình sử dụng lưới chụp mực khai thác mực đại dương

Viện NC Hải sản

Bộ Thủy sản



- Quy trình sử dụng lưới chụp mực khai thác mực đại dương.

- Mẫu lưới chụp mực đại dương.



- áp dụng và phổ biến rộng rãi quy trình khai thác mực đại dương cho ngư dân các tỉnh ven biển.

- Khai thác ở mức tối đa cho phép mực đại dương đang còn ít được khai thác.





Sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm ốc hương

Viện NC Hải sản

Bộ Thủy sản



Khánh Hòa, Ninh Thuận, Kiên Giang, Thừa Thiên Huế, Nghệ An. Trại giống công suất 2-10 triệu giống/năm.

-Sản xuất được trên 10 triệu ốc giống cung cấp cho dân nuôi.

-Phong trào sản xuất giống và nuôi ốc hương đang nhân rộng, đã có 20 trại giống (tư nhân và nhà nước) tham gia sản xuất giống ốc hương cung cấp cho nhu cầu nuôi ốc hương xuất khẩu.





Chọn tạo giống lúa lai hai dòng Việt Lai 20


Trường ĐH Nông nghiệp I

- Việt Lai 20 cho năng suất bình quân 69 tạ/ha, nhiều điểm đạt năng suất trên 80 tạ/ha trong thời gian 110 ngày và đạt năng suất 100 tạ/ha trong thời gian 98 ngày.

- Năng suất hạt lai đạt trung bình 27 tạ/ha, cao hơn 7 tạ/ha so với các tổ hợp nhập nội.

- Diện tích gieo cấy Việt Lai 20 phát triển với tốc độ nhanh: Vụ Xuân 2001: đạt 120 ha, Vụ Xuân 2002: đạt 1200 ha.


- Tạo bước đột phá mới trong lĩnh vực sản xuất lúa lai F1 ở nước ta.

- Đã được sử dụng ở hầu hết các tỉnh thuộc vùng núi, trung du, đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hoá.

- Diện tích gieo cấy Việt Lai 20 đã phát triển với tốc độ rất nhanh.

- Sản xuất hạt giống dễ dàng, chi phí thấp, lãi suất do sản xuất hạt giống mang lại cao.





Sử dụng năng lượng mặt trời để sấy nông sản

Trường ĐH Nông nghiệp I

- Thiết kế và chế tạo được mẫu máy sấy theo kiểu tunnel, đặc biệt thích hợp với việc sấy nấm, mộc nhĩ và dứa.



- Khơi dậy ý thức sử dụng năng lượng "sạch" từ mặt trời.

- Giảm bớt việc khai thác năng lượng hữu cơ và năng lượng hoá thạch góp phần vào việc giữ gìn tài nguyên và môi trường trong sản xuất nông nghiệp bền vững.

- Sản phẩm qua sấy tuyệt đối không bị ô nhiễm.




Cải tiến lò sấy thuốc lá đối lưu tự nhiên năng suất 3,5T/mẻ và lò đốt được thay thế bằng 100% sử dụng than đá

Trường ĐH Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh

- Thay nguồn nguyên liệu củi bằng than đá trong quá trình sấy thuốc lá, giảm nạn phá rừng.

- Khoảng 3000 lò sấy thay thế 60% củi bằng than đá và 300 lò đốt sử dụng 100% là than đá ở 12 tỉnh phía nam từ Đà Nẵng tới các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.



- Nâng cao được chất lượng sản phẩm thuốc lá sau khi sấy.

- Giảm chi phí nhiên liệu sấy.

- Ước tính tăng 20% chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sấy từ 200 đến 300 lần/1kg sp.




Quy trình chế biến các sản phẩm từ xoài

Trường ĐH Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh

- Nâng cao giá trị sử dụng nguyên liệu: tận dụng các nguyên liệu xoài có chất lượng thấp sau khi xuất khẩu hoặc bán ăn tươi để chế biến thành sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn.

- Đa dạng hoá sản phẩm từ xoài tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế.



- Giải quyết được phần nào đầu ra cho nguyên liệu xoài vào chính vụ khi giá cả bấp bênh với số lượng lớn.

- Giải quyết được khâu bảo quản, sơ chế, chế biến sẽ giúp ổn định sản xuất, giá cả phù hợp có lợi cho người nông dân.





Các biện pháp sinh học phòng trừ sâu hại chè

Trường ĐH Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên kết hợp với Sở KHCN&MT, Sở NNPTNT tỉnh Thái Nguyên. Nông trường chè Sông Cầu.

- 200 hộ sản xuất chè đặc sản, nông trường chè Sông Cầu tỉnh Thái Nguyên.

- Người sản xuất chấp nhận nhanh chóng các biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu hại.



Giải pháp bảo đảm sản xuất và đời sống cho các hộ nông dân không có đất hoặc thiếu đất ở đồng bằng sông Cửu Long

Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội

- Khải quát được đặc điểm tự nhiên, KT-XH của đồng bằng sông Cửu Long.

- Khái quát được thực trạng sản xuất và đời sống của hộ nông dân không có đất hoặc thiếu đất ở đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó chỉ ra những nguyên nhân và đánh giá giải pháp mà địa phương đã tập trung giải quyết trong thời gian qua.



Dự án được Chính phủ dùng làm căn cứ để đưa ra những quyết sách giải quyết những vấn đề KT-XH ở ở đồng bằng sông Cửu Long.



Quy trình sản xuất chế phẩm Oligoghisamin

Trường ĐH Tây Nguyên

Quy trình sản xuất chế phẩm Oligoghisamin.

- Tận dụng nguồn vỏ tôm phế thải để ứng dụng trong nông nghiệp, vừa tránh ô nhiễm vừa mang lại giá trị kinh tế cao.

- Có khả năng áp dụng rộng rãi ở thành phố Buôn Mê Thuột.





Quy trình sản xuất thức ăn đại gia súc từ phế thải nông nghiệp

Trường ĐH Tây Nguyên

Mô hình sử dụng phế phụ phẩm cho chăn nuôi, quy trình chế biến sử dụng phế phụ phẩm làm thức ăn cho đạo gia súc tại huyện M'Đrắk.

- Nâng cao đời sống người dân vùng sâu vùng xa huyện M'Đrắk.

- Xóa đói giảm nghèo cho người dân bản địa.





Bẫy bắt bướm sâu tơ

Bẫy bắt bướm sâu khoang

Bẫy bắt Bọ hà khoai lang


Phân viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên

Viện KH&CN Việt Nam



-Thu hút, bẫy bắt bướm trong khoảng cách 100m.

-Thu hút, bẫy bắt bướm sâu khoang trong khoảng cách 200m.

-Thu hút, bẫy bắt bọ hà khoai lang trong khoảng cách 20-50m.


-Dự báo tình hình sâu hại và diệt trừ bướm, giảm mật độ sâu hại.

-Dự báo tình hình bọ hà để chủ động có biện pháp phòng trừ. Làm giảm mật độ bọ hà trên đồng ruộng.





Chiết tách, cô lập Lignin từ Phylanthus và điều chế các sản phẩm phục vụ ngành dược và nuôi trồng thủy sản

Viện CN hóa học

Các sản phẩm từ hợp chất thiên nhiên, không độc hại, thân thiện với môi trường; Công suất 400 kg/mẻ.

Góp phần tăng hiệu quả nuôi trồng thủy sản.



Bộ sản phẩm kiểm tra, giám sát môi trường nuôi tôm: pH test, kiềm Test, Amoniac test

Viện CN hóa học

Viện KH&CN Việt Nam



Kiểm tra nhanh, chính xác các thông số cơ bản môi trường nuôi tôm.

Các sản phẩm thay thế ngoại nhập, giá rẻ, chất lượng cao phục vụ cho nông nghiệp.



Công nghệ thụ tinh ống nghiệm và chọn giới tính bằng kỹ thuật PCR

Viện CN sinh học

Viện KH&CN Việt Nam



Phôi sữa bò cao sản 4000 - 7000 lít/chu kỳ thích nghi với khí hậu nhiệt đới.

Tỷ lệ chọn đực cái chính xác tới 100%.

Giá thành rẻ hơn nhập.


Tạo nguồn bò giống nhanh và rẻ phục vụ thị trường hiện tại



Công nghệ phân hủy sinh học và kỹ thuật nhả chậm làm sạch chất độc hóa học trong đất

Viện CN sinh học

Viện KH&CN Việt Nam



Các thí nghiệm làm sạch dioxin trong đất lấy từ Sân bay Đà Nẵng quy mô phòng thí nghiệm và các thử nghiệm quy mô pilôt hiện trường 1m3, 10m3, 100m3. Hiệu quả xử lý sau 3 đến 9 tháng hàm lượng 2378-TCDD nói chung giảm từ 30-70%.

Mở ra triển vọng làm sạch chất độc hóa học do Mỹ thải ra tại sân bay Đà Nẵng bằng phương pháp phân hủy sinh học rẻ tiền hơn và an toàn môi trường hơn các phương pháp khác.



Chế phẩm Honik làm chắc hạt, tăng năng suất cà phê

Viện Sinh học Nhiệt đới (Viện KH&CN VN)

NPK 10,5,5 vi lượng và ĐHST hữu cơ.

Nâng cao chất lượng cà phê.



Chế phẩm trái lớn dùng cho cây ăn quả

Viện Sinh học Nhiệt đới (Viện KH&CN VN)

NPK 8,3,3 vi lượng, ethephon, axit amin.

Làm tăng kích thước và chất lượng trái cây tăng khả năng xuất khẩu.



Chế phẩm NAVIL-6S làm tăng độ dày vách tế bào, hạn chế bệnh tật

Viện Sinh học Nhiệt đới (Viện KH&CN VN)

NPK 6,6,6 trung vi lượng, Mg, Bo, NAA.

Tăng năng suất lúa rau màu.



HPC-97R làm tăng trưởng bộ rễ

Viện Sinh học Nhiệt đới (Viện KH&CN VN)

NPK 30,3,3 NAA.

Tăng năng suất cây trồng.



NUTRI Flower làm ra hoa đồng loạt xoài, nhãn...

Viện Sinh học Nhiệt đới (Viện KH&CN ViN)

NPK 11,31,21 vi lượng.

Tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.



NUTRI Upland crop làm ra hoa đồng loạt cho các loại cây thân thảo

Viện Sinh học Nhiệt đới (Viện KH&CN VN)

NPK 9,56,9 lân cao.

Tăng năng suất hoa màu.



NUTRI General Feed bổ sung lượng Ca cho cây trồng

Viện Sinh học Nhiệt đới (Viện KH&CN VN)

NPK 10,2,2 Ca 20% vi lượng

Tăng năng suất cây trồng



Sản xuất và sử dụng mở rộng vắc xin Gumboro vô hoạt nhũ dầu

Phòng Miễn dịch

Viện KH&CN Việt Nam



Vắc xin có hiệu tốt, đảm bảo đàn gà bị bệnh Gumboro.

250 triệu liều văcxin.



tải về 3.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương