Dự thảo Tháng 1/2017 CÁc từ viết tắT


Các biện pháp phân tích và lấp đầy khoảng trống



tải về 4.02 Mb.
trang5/21
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích4.02 Mb.
#35603
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

Các biện pháp phân tích và lấp đầy khoảng trống


      1. Việc áp dụng các chính sách đánh giá môi trường tại Việt Nam, cũng như các nỗ lực hướng tới hài hòa hóa chính sách giữa Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ, đã từng bước thu hẹp khoảng cách giữa hai hệ thống. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các chính sách đảm bảo an toàn môi trường và những chính sách của NHTG. Sự khác nhau về chính sách và thủ tục cụ thể và những biện pháp được đề xuất để lấp đầy các khoảng trống sẽ được áp dụng cho dự án FMCRP được trình bày trong Bảng 3.1 dưới đây. Trong bối cảnh này, Khung quản lý môi trường và xã hội yêu cầu phải chuẩn bị KH quản lý môi trường và xã hội theo các nội dung trong Phụ lục 3 còn việc chuẩn bị Kế hoạch hành động tái định cư và Kế hoạch Phát triển DTTS sẽ tương ứng tuân thủ Khung chính sách tái định cư và Khung chính sách DTTS. Các chủ tiểu dự án/chủ các hoạt động phải tuân thủ các quy định Đánh giá tác động môi trường của Chính phủ Việt Nam.

Bảng 3.1: Tóm tắt Quá trình đánh đánh giá môi trường của Việt Nam với WB và đề xuất các giải pháp hài hòa chính sách cho dự án


Giai đoạn đánh giá môi trường

WB (quy định trong chính sách OP/BP 4.01 về Đánh giá môi trường)

Việt Nam (quy định trong Nghị định 18/2015/NĐ-CP, Thông tư 27/2015/TT-BTNMT

Giải pháp hài hòa chính sách

Sàng lọc

  • Phân loại (A, B, C, FI)

  • Không có quy tắc chung để phân loại, áp dụng các chính sách an toàn và xác định công cụ đánh giá môi trường.

  • WB sẽ phân loại dự án theo nhóm A, B, C, FI căn cứ vào tính chất và mức độ của tác động đến môi trường và xã hội.

  • Nhóm A: yêu cầu Đánh giá môi trường đầy đủ.

  • Nhóm B: yêu cầu Đánh giá môi trường, Khung quản lý môi trường và xã hội hoặc Kế hoạch quản lý môi trường.

  • Nhóm C: không yêu cầu Đánh giá môi trường.

  • Nhóm FI: yêu cầu Đánh giá môi trường hoặc Khung quản lý môi trường và xã hội hoặc cả hai.

  • Phân loại: Phụ lục I, II, III và IV của Nghị định 18/2015.

  • Có quy tắc và quy định cố định như tại Phụ lục I, II và III - Danh sách các dự án phải trình và phê duyệt SEA và Đánh giá tác động môi trường.

  • Tất cả các dự án không được liệt kê.

  • Thông thường các chủ dự án tự sàng lọc dựa trên việc phân loại nêu trong Nghị định 18/2015 và tham khảo ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường (DONRE) hoặc Tổng cục môi trường (VEA) để phân loại và yêu cầu báo cáo đánh giá môi trường cho phù hợp với dự án:

  • Dự án theo quy định tại Phụ lục I, II, III: cần phải chuẩn bị đánh giá môi trường chiến lược hoặc đánh giá tác động môi trường

  • Dự án theo quy định tại Phụ lục IV: không cần Đánh giá tác động môi trường và Kế hoạch bảo vệ môi trường

  • Dự án không theo quy định tại Phụ lục I, II, III và IV: yêu cầu lập Kế hoạch bảo vệ môi trường

  • Sử dụng tùy ý cách tiếp cận của WB (thay đổi theo từng dự án) trong quá trình sàng lọc, tùy thuộc vào mức độ tác động của dự án, và sau đó để xác định loại đánh giá môi trường của dự án.

  • Kiểm tra quy mô và mức độ tác động theo loại hình và quy mô dự án, vị trí dự án, tính nhạy cảm của các vấn đề môi trường và xã hội, tính chất và mức độ của các tác động tiềm tàng.

Công cụ đánh giá môi trường

  • Căn cứ vào tác động của dự án, một loạt các công cụ được sử dụng để đáp ứng yêu cầu của WB, bao gồm: Khung quản lý môi trường và xã hội, Đánh giá môi trường chi tiết; các Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội, Đánh giá môi trường theo lĩnh vực và vùng; Đánh giá môi trường chiến lược; Đánh giá nguy cơ hoặc rủi ro; Kiểm toán môi trường. WB cung cấp hướng dẫn chung cho việc thực hiện từng công cụ.

  • Loại công cụ đánh giá môi trường như: đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường được quy định tại Phụ lục I, II, III và IV của Nghị định 18/2015.




Tuân thủ yêu cầu của WB về loại công cụ đánh giá môi trường cần thiết

Phạm vi

  • WB giúp bên vay trong việc dự thảo TOR, xác định phạm vi, thủ tục, tiến độ và nội dung của báo cáo đánh giá môi trường.

  • Đối với các dự án nhóm A, yêu cầu xây dựng TOR về Đánh giá tác động môi trường và xã hội, tiến hành xác định phạm vi và tham vấn trong quá trình chuẩn bị TOR cho báo cáo đánh giá môi trường.

  • Không yêu cầu xây dựng TOR cho báo cáo đánh giá môi trường.

  • Thông thường sau khi tham khảo ý kiến của Sở TN & MT hoặc Tổng cục Môi trường về loại đánh giá môi trường, chủ dự án sẽ tiến hành chuẩn bị báo cáo đánh giá môi trường.

- Thực hiện theo các TOR của Đánh giá môi trường nhanh chóng, Đánh giá môi trường chiến lược, Khung quản lý môi trường và xã hội, Đánh giá tác động môi trường và xã hội và Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội.

  • Tuân thủ theo các TOR của WB, yêu cầu xác định phạm vi và tham vấn cộng đồng.




Tham vấn cộng đồng

  • Trong quá trình đánh giá môi trường, Bên vay cần tham vấn cho nhóm người bị ảnh hưởng và các Tổ chức phi chính phủ địa phương về các khía cạnh môi trường của dự án và xem xét ý kiến của họ.

  • Đối với các dự án nhóm A, Bên vay tham vấn cho nhóm này ít nhất 2 lần: (a) ngay sau khi sàng lọc môi trường và trước khi hoàn thiện TOR về đánh giá môi trường; và (b) ngay sau khi chuẩn bị bản dự thảo báo cáo đánh giá môi trường. Ngoài ra, trong suốt quá trình thực hiện dự án khi cần thiết, Bên vay cần tham vấn các nhóm này để giải quyết các vấn đề liên quan đến đánh giá môi trường mà có ảnh hưởng đến họ. Đối với các dự án nhóm B, cần tiến hành tham vấn công khai ít nhất 1 lần.

  • Cuộc tham vấn chỉ có ý nghĩa khi Bên vay cung cấp các tài liệu dự án có liên quan trước khi tham vấn bằng hình thức, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu và dễ tiếp cận với họ.

  • Biên bản các cuộc họp với cộng đồng được đính kèm trong báo cáo.

- Chủ dự án phải tham vấn UBND xã, phường và thị trấn (sau đây gọi chung là xã) nơi thực hiện dự án, các tổ chức và cộng đồng chịu tác động trực tiếp từ dự án; nghiên cứu và tiếp thu những ý kiến khách quan, kiến nghị hợp lý của các đối tượng liên quan để hạn chế các tác động xấu của dự án đến môi trường tự nhiên, đa dạng sinh học và sức khỏe cộng đồng.

- UBND xã nơi thực hiện dự án và các tổ chức chịu tác động trực tiếp từ dự án phải được tham vấn. Chủ dự án sẽ gửi Đánh giá tác động môi trường kèm với yêu cầu cho ý kiến bằng văn bản tới UBND xã nơi thực hiện dự án và các tổ chức chịu tác động trực tiếp từ dự án. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được Đánh giá tác động môi trường, UBND xã nơi thực hiện dự án và các tổ chức chịu tác động trực tiếp từ dự án phải gửi ý kiến phản hồi của mình nếu họ phản đối dự án.



- Việc tham vấn người dân chịu tác động trực tiếp từ dự án sẽ được tiến hành dưới hình thực họp cộng đồng do Chủ dự án và UBND xã nơi thực hiện dự án đồng chủ trì với sự tham gia của các đại diện từ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại xã, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức nghề nghiệp – xã hội, các tổ dân phố và thôn do UBND xã triệu tập. Tất cả các ý kiến của các đại biểu tham dự cuộc họp phải được ghi đầy đủ và trung thực trong biên bản cuộc họp.

  • Tham vấn đánh giá môi trường dựa theo quy định đánh giá môi trường của chính phủ là chưa đủ và Bên vay cũng như việc tham vấn cần tuân theo các yêu cầu của WB về tham vấn và công bố thông tin trong quá trình đánh giá môi trường.

  • Tham vấn tốt sẽ giúp ích cho việc thiết kế dự án và đóng góp vào kết quả về môi trường của dự án.

Công bố thông tin

Trước khi WB tiến hành thẩm định dự án, báo cáo đánh giá môi trường phải được công bố tại nơi mà những nhóm người bị ảnh hưởng và các Tổ chức phi chính phủ địa phương có thể tiếp cận được. Ngay sau khi WB nhận được báo cáo chính thức, WB sẽ công bố bản tiếng Anh của báo cáo lên trang thông tin Infoshop.

Sau khi báo cáo Đánh giá tác động môi trường được phê duyêt, Chủ dự án sẽ lập, phê duyệt và niêm yếu công khai Kế hoạch quản lý môi trường tại trụ sở UBND xã, trong đó, thực hiện tham vấn cộng đồng để cung cấp thông tin cho người dân kiểm tra và giám sát. (Điều 16, Nghị định 18/2015).

Thực hiện theo chính sách của WB về Tiếp cận thông tin trong việc công bố thông tin dự án, bao gồm các công cụ đánh giá môi trường.

Chuyên gia độc lập

  • Đối với các dự án nhóm A, Bên vay thuê chuyên gia độc lập, không liên quan gì đến dự án để thực hiện đánh giá môi trường.

  • Đối với các dự án nhóm A mà có rủi ro môi trường cao hoặc tác động đa chiều, Bên vay nên thuê Ban cố vấn độc lập, các chuyên gia môi trường quốc tế để tư vấn về các khía cạnh của dự án có liên quan đến đánh giá môi trường.

  • Các chuyên gia/ đơn vị tư vấn sẽ được lựa chọn thông qua quá trình đấu thầu dưới sự giám sát chặt chẽ của WB.

  • Các chính sách của Việt Nam không có quy định.

  • Chủ dự án sẽ lập hoặc thuê một tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1, Điều 13 (Nghị định 18/2015) để chuẩn bị báo cáo Đánh giá tác động môi trường. Chủ dự án hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn phải đáp ứng các điều kiện sau đây: (i) Có cán bộ thực hiện đánh giá tác động môi trường với trình độ đại học trở lên và có Chứng chỉ tư vấn đánh giá tác động môi trường; (ii) Có cán bộ chuyên ngành liên quan đến dự án với trình độ từ đại học trở lên; (iii) Có cơ sở vật chất – kỹ thuật, các thiết bị đặc dụng dùng cho đo đạc, lấy, xử lý và phân tích mẫu môi trường đatỵ yêu cầu kỹ thuật. Trong trường hợp không có các thiết bị đặc dụng đáp ứng yêu cầu, phải có hợp đồng thuê đơn vị có đủ năng lực.

Tuân thủ yêu cầu của WB để tránh xung đột về lợi ích.

Thủ tục rõ ràng

Nội bộ WB chịu trách nhiệm xem xét. Nếu báo cáo Đánh giá môi trường đạt yêu cầu, WB sẽ ban hành Biên bản thông qua. Nếu báo cáo Đánh giá môi trường cần phải sửa lại, WB sẽ ban hành Biên bản thông qua với điều kiện rằng Bên vay sẽ sửa đổi lại đánh giá môi trường đáp ứng theo yêu cầu của WB để ban hành Biên bản lần cuối.

  • Bộ TN&MT sẽ thẩm định và phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định tại Phụ lục III của Nghị định này, trừ các dự án thuộc diện bí mật quốc phòng và an ninh quốc gia.

  • Các Bộ, cơ quan ngang Bộ sẽ thẩm định và phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường của dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt đầu tư, trừ các dự án nêu tại Phụ lục III của Nghị định này;

  • UBND tỉnh sẽ thẩm định và phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường của dự án tại tỉnh, trừ các dự án nêu trên.

  • Thời hạn thẩm định không quá 45 ngày làm việc ở cấp Bộ TN&MT, 30 ngày làm việc ở cấp Sở TN&MT và 5 ngày làm việc ở cấp huyện sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ về Đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường.

  • Ngoài các quy định của Chính phủ, cần phải tuân thủ thủ tục xem xét và thông qua của WB.

Yêu cầu về số lượng và ngôn ngử dùng cho Đánh giá tác động môi trường trong quá trình thẩm định

  • Không quy định số bản báo cáo phải nộp.

  • Ngôn ngữ yêu cầu: tiếng Anh cho phía Việt Nam và ngoài ra đối với dự án nhóm A còn yêu cầu thêm bản tóm tắt bằng tiếng Anh.

  • Không có yêu cầu về khảo sát tính khả thi: WB sẽ không thảo luận về việc đầu tư nếu Bên vay không chuẩn bị các nghiên cứu kỹ thuật cần thiết để chứng minh các khoản đầu tư có tính khả thi về kỹ thuật và kinh tế - xã hội.

  • Các chủ dự án phải nộp ít nhất 07 bản báo cáo Đánh giá tác động môi trường (phụ thuộc vào số lượng thành viên Hội đồng thẩm định) và một bản báo cáo Nghiên cứu khả thi hoặc Lập luận kinh tế - kỹ thuật cho dự án đề xuất.

Tuân thủ theo hướng dẫn của WB và các yêu cầu của Chính phủ VN.

Nội dung báo cáo Đánh giá tác động môi trường

Category A project contains the following major contents:

  • Dự án nhóm A gồm các nội dung chính sau: tuân thủ với Phụ lục B của chính sách OP 4.01 – Nội dung báo cáo Đánh giá môi trường cho dự án nhóm A.

  • Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của các dự án nhóm B tương tự nội dung như của các dự án nhóm A.

Báo cáo Đánh giá môi trường cần tuân thủ theo Thông tư 27/2015/TT-BTNMT.

Đối với năm đầu của các tiểu dự án: chuẩn bị cả Đánh giá tác động môi trường và xã hội và Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội cho WB, và Đánh giá tác động môi trường/ Kế hoạch bảo vệ môi trường cho phía Việt Nam.

Đối với các tiểu dự án còn lại:



  • Các tiểu dự án nhóm B: Đánh giá tác động môi trường và xã hội và Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội cho WB, và Đánh giá tác động môi trường/ Kế hoạch bảo vệ môi trường cho phía Việt Nam.

  • Các tiểu dự án nhóm A: có 2 lựa chọn: i) tuân thủ 2 nội dung Đánh giá tác động môi trường riêng biệt của WB và Chính phủ VN; ii) tuân thủ mẫu Đánh giá tác động môi trường của Chính phủ VN kết hợp với các yêu cầu của WB về phân tích, đánh giá tác động lũy kế, tham vấn và công bố công khai, và các yêu cầu về Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội.

Giám sát đánh giá môi trường

Trong quá trình thực hiện dự án, WB sẽ giám sát các vấn đề môi trường của dự án theo các điều khoản về môi trường và nội dung báo cáo của Bên vay như đã thống nhất trong Hiệp định vốn vay và theo quy định trong các tài liệu khác của dự án, để xác định xem việc tuân thủ giao ước môi trường (chủ yế là về Kế hoạch quản lý môi trường) của Bên vay có đạt yêu cầu không. Nếu không đạt yêu cầu, WB sẽ thảo luận lại với Bên vay để thực hiện các hành động cần thiết.

  • Sở TN&MT tại địa phương được giao giám sát việc tuân thủ về môi trường của dự án.

  • Đến cuối giai đoạn xây dựng của dự án, các cơ quan quản lý môi trường sẽ phối hợp với các cơ quan quản lý xây dựng giám sát việc tuân thủ các hoạt động quản lý môi trường được nêu trong Nghiên cứu đánh giá môi trường.

  • Dự án sẽ thiết lập hệ thống quản lý môi trường để theo dõi và giám sát việc tuân thủ chính sách an toàn trong suốt thời gian thực hiện.

  • Tuân thủ các yêu cầu trong Hiệp định vốn vay, Kế hoạch quản lý môi trường và hợp đồng với các nhà thầu để theo dõi và giám sát việc tuân thủ chính sách an toàn.
  1. TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI TIỀM NĂNG CỦA DỰ ÁN


      1. Theo Nghiên cứu tiền khả thi (dự thảo tháng 12/2016), phạm vi và kết quả mục tiêu đầu ra của các hoạt động của tiểu dự án có thể được tóm tắt như sau (Bảng 4.1) và chúng đã được sử dụng để đánh giá các tác động:

Bảng 4.1 Tóm tắt các hoạt động của tiểu dự án

Hợp phần và

các hoạt động

Kết quả mục tiêu đầu ra

Hợp phần 1: Cho phép quản lý rừng ven biển hiệu quả

(1.1) Nâng cao hiệu quả quy hoạch không gian vùng ven biển



01 báo cáo nghiên cứu về tình trạng sử dụng tài nguyên khu vực ven biển; 01 báo cáo nghiên cứu về tình trạng quy hoạch không gian vùng ven biển của 8 tỉnh; một số hội thảo về sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên ở vùng ven biển cũng như quy hoạch không gian vùng ven biển với sự tham gia của các bên liên quan; chuẩn bị 2 - 3 kế hoạch quy hoạch không gian vùng ven biển ở huyện hoặc xã; và xây dựng và ban hành 01 hướng dẫn về quy hoạch không gian vùng ven biển.

(1.2) Hỗ trợ cải thiện sản xuất giống cây thông qua các đơn vị tại khu vực



01 báo cáo về quản lý giống cây và năng suất trồng rừng; 01 nghiên cứu đánh giá về năng suất rừng trồng và chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp; tổ chức gần 10 cuộc tập huấn kỹ thuật về sản xuất giống cây; và một số giống cây đước được công nhận là giống cây đạt tiêu chuẩn để cung cấp giống.

(1.3) Định giá và tăng cường Chi trả dịch vụ hệ sinh thái rừng cho rừng ven biển


01 nghiên cứu về giá trị rừng ven biển, bao gồm các giá trị kinh tế và môi trường; 01 nghiên cứu đánh giá về thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng ở khu vực dự án; xây dựng một vài mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng ven biển; và hoàn thiện phương pháp định giá rừng và cơ chế chi trả dịch vụ rừng ven biển.

Hợp phần 2: Phục hồi và phát triển rừng ven biển

(2.1) Trồng và bảo vệ rừng ven biển mục tiêu

Rà soát kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại 351 xã ven biển thuộc 53 huyện được hợp nhất từ 54 huyện ở 8 tỉnh tham gia dự án; rà phá bom mìn còn sót lại: 3.938 ha; khoán rừng ven biển: 72.080 ha; đóng mốc giới đất rừng ven biển: 39.500 mốc giới; bố trí bảo vệ rừng ven biển: rừng ngập mặn: 17.260 ha và rừng trên cạn ven biển: 33.017 ha; phục hồi rừng: rừng ngập mặn: 4.878 ha và rừng trên cạn ven biển: 6.925 ha; trồng mới rừng: rừng ngập mặn: 5.598 ha và rừng trên cạn ven biển: 4.402 ha; và trồng phân tán: 10 triệu cây.

(2.2) Tăng cường tỷ lệ sống của rừng ven biển

Tạo kè mềm để trồng rừng: 24.000 m; công trình đê chắn sóng (kè cứng bê tông): 5.000 m; bảng nội quy bảo vệ rừng: 196 bảng; trạm bảo vệ rừng: 18 trạm; đường lâm nghiệp: 132 km; cải tạo và nâng cấp đê: 129 km.

Hợp phần 3: Tạo lợi ích bền vững từ rừng ven biển

(3.1) Các gói đầu tư cho nông dân hoặc nhóm hộ gia đình để giúp họ thực hiện các hoạt động sinh kế nhằm giảm sự phụ thuộc và thu nhập từ rừng

Có ít nhất 225 gói đầu tư cho cộng đồng ở các xã tham gia dự án và khả năng đẩy mạnh việc tạo lợi ích bền vững lâu dài từ rừng ven biển: 74 khóa.

(3.2) Nhu cầu cơ sở hạ tầng cho sản xuất


Có ít nhất 225 gói đầu tư cho cộng đồng ở các xã tham gia dự án và khả năng đẩy mạnh việc tạo lợi ích bền vững lâu dài từ rừng ven biển: 74 khóa.

Hợp phần 4: Quản lý, giám sát và đánh giá dự án


Sửa chữa văn phòng làm việc: 9 đơn vị; nâng cao khả năng quản lý dự án: 14 khóa; kế hoạch giám sát và đánh giá; các kế hoạch quản lý môi trường và xã hội; và hỗ trợ kỹ thuật: 04 nhóm chuyên gia.

    1. Những tác động tích cực tiềm năng

      1. Những tác động chung từ các hoạt động của dự án được hy vọng phần lớn là tích cực đối với các khía cạnh môi trường và xã hội. Việc bảo vệ, phục hồi, trồng rừng ven biển và rừng ngập mặn có sự tham gia chủ động của chính quyền và cộng đồng địa phương sẽ làm tăng diện tích rừng ven biển/ ngập mặn ở khu vực dự án, nâng cao chất lượng hệ sinh thái và kết nối môi trường sống, góp phần tạo ra thu nhập cho người dân địa phương. Những đối tượng hưởng lợi của dự án gồm: các cộng đồng sống ven biển, các hộ gia đình lâm nghiệp quy mô nhỏ tham gia vào quản lý rừng bền vững cũng như các BQLRPH, BQLRCĐ, chính quyền tỉnh, huyện và xã, và Bộ NN&PTNT. Dự án được hy vọng sẽ trực tiếp đem lại lợi ích cho khoảng 300.000 người sống ở các khu vực tiểu dự án mục tiêu tại khoảng 247 xã thuộc 47 huyện. Khu vực Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ được xem là khá quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội và an toàn thực phẩm của Việt Nam, nhưng lại đang phải đối mặt với nguy cơ cao của các thảm họa tự nhiên, các hiện tượng khí hậu (bão), và mực nước biển dâng cao. Tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng và chính quyền địa phương ở các khu vực dự án thông qua phục hồi và trồng rừng ven biển, rừng ngập mặn vừa có thể giúp giải quyết các vấn đề này với chi phí thấp hơn, vừa tăng khả năng phục hồi của người dân địa phương.

      2. Những tác động tiềm năng tích cực có thể định tính được làm rõ cụ thể như sau:

  • Thực hiện Hợp phần 1 sẽ giúp duy trì các đầu vào và kinh phí cần thiết trong các điều kiện vị trí để phục hồi rừng ven biển nhằm giảm nguy cơ bão lốc và mực nước biển dâng cao. Điều này làm tăng khả năng của Chính phủ trong việc giải quyết các vấn đề của ngành thông qua ứng dụng quy hoạch tổng thể (ISP), công nghệ hạt giống thích hợp và khả năng tài chính (PFES) nhằm đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. Áp dụng công cụ ISP có thể giúp nâng cao sự phối hợp hiệu quả giữa các dự án phát triển và các hoạt động tại khu vực dự án trong quá trình lập kế hoạch và quản lý, trong khi áp dụng công nghệ hạt giống thích hợp có thể làm tăng tỷ lệ sống của cây. Cơ chế PFES đã được áp dụng thành công tại Đồng bằng sông Cửu Long và sẽ được nhân rộng ở khu vực dự án nếu có thể mở rộng quy mô.

  • Thực hiện Hợp phần 2 có thể đẩy mạnh việc phục hồi và bảo vệ diện tích rừng cũng như giúp cải thiện việc thực hành lâm sinh và cấu trúc cần để mở rộng và quản lý rừng ven biển và tăng tỷ lệ sống của cây. Dự án sẽ tiến hành bảo vệ khoảng 50.000 ha rừng ven biển, phục hồi 10.000 ha rừng ven biển, trồng 5.000 ha rừng ngập mặn, và trồng 4,000 ha rừng trên đất cát. Hợp phần này cũng được hy vọng sẽ giúp nâng cao hiệu quả việc quản lý rừng ven biển (khác với rừng trong đất liền). Phần lớn rừng ven biển được phân loại chủ yếu là rừng phòng hộ và do Chính phủ trực tiếp quản lý thông qua UBND xã, BQLRPH, hoặc BQLRĐD. Một vài khu rừng phòng hộ ven bển đã được giao tạm cho các doanh nghiệp hoặc các tổ chức du lịch quản lý như Sầm Sơn và Cửa Lò. Các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng có quyền sử dụng đất và tiếp cận rất hạn chế đối với rừng ven biển.

  • Thực hiện Hợp phần 3 bằng cách phối hợp với đơn vị tư nhân thúc đẩy các mô hình phát triển sinh kế có thể đem lại và/hoặc đa dạng hóa lợi ích từ việc bảo vệ và duy trì rừng ven biển. Hỗ trợ kinh phí (phát triển và hoạt động của các cơ sở sản xuất) cho cộng đồng và chính quyền địa phương thông qua tài trợ các lô đất cạnh tranh (khoảng 225 gói) có thể giúp người dân và chính quyền địa phương tại khu vực dự án tăng cường lợi ích của việc bảo vệ và phục hồi rừng ven biển cũng như tính bền vững của rừng. Để tăng cường các tác động tiềm năng tại khu vực, có thể xem xét, chia sẻ vào thảo luận định kỳ với chính quyền và cộng đồng địa phương về những kinh nghiệm từ việc thực hiện các tiểu dự án này nhằm nhân rộng và/hoặc tăng quy mô.

  • Thực hiện Hợp phần 4 sẽ đảm bảo thực hiện hiệu quả và kịp thời các hoạt động của dự án, bao gồm chuẩn bị và thực hiện các công vụ an toàn (Khung quản lý môi trường và xã hội/ Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội, Khung chính sách tái định cư/ Kế hoạch hành động tái định cư, và Khung chính sách dân tộc thiểu số/ Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số) được áp dụng cho tiểu dự án/ các hoạt động. Tiến hành tập huấn, xây dựng năng lực, và hỗ trợ kỹ thuật cần thiết để tăng khả năng của BQLDA TƯ và BQLDA các tỉnh.

  • Hơn nữa, thông qua việc thực hiện Hợp phần 2 và 3, dự án cũng sẽ tạo công ăn việc làm hoặc tăng lợi ích sinh kế từ việc tuyển dụng người dân địa phương. Các nhà thầu sẽ được khuyến khích sử dụng lao động địa phương làm những công việc dơn giản như: làm mịn đường, vận chuyển đất; ưu tiên cho các hộ nghèo, hộ gia đình chỉ có nữ, phụ nữ nếu họ cần công việc.

  • Dựa theo các kết quả khảo sát của các hộ gia đình tham gia quá trình chuẩn bị dự án, người dân được khuyến khích rằng nếu dự án có thể tạo công ăn việc làm cho cộng đồng địa phương, thu nhập của họ sẽ tăng và điều kiện sinh sống của họ sẽ được cải thiện. Thu nhập tăng có thể tiết kiệm được nhiều hơn để đầu tư vào các hoạt động sản xuất khác hoặc vào việc giáo dục con trẻ. Việc tăng số lượng hộ gia đình tham gia bảo vệ và chăm sóc rừng phản ánh việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, qua đó có thể tăng độ che phủ rừng và cung cấp đầu vào lâu dài cho đời sống bền vững và lợi ích cho các cộng đồng.

  • Tác động đến giới tính: Theo kết quả phỏng vấn, phụ nữ đã hưởng ứng nhiệt tình các hoạt động phục hồi và bảo vệ rừng. Bằng việc tham gia các hoạt động trồng và bảo vệ rừng, phụ nữ sẽ có cơ hội tham gia vào các hoạt động xã hội cũng như tăng thu nhập của họ. Như thế sẽ có thêm các khoản tiết kiệm để đầu tư cho các hoạt động các hoặc cho việc giáo dục con trẻ. Điều này cũng giúp giảm bớt gánh nặng của phụ nữ trong gia đình.

      1. Trong quá trình chuẩn bị dự án, WB đã nỗ lực ước tính lợi ích do dự án đem lại. Việc thực hiện thành công các hoạt động Hợp phần 1 có thể dẫn đến hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp ở khu vực ven biển trong khi thực hiện Hợp phần 4 có thể tăng thời gian và tính hiệu quả trong việc quản lý dự án và tạo điều kiện thực hiện các mục tiêu của dự án. Lợi ích chung của dự án là nhờ thực hiện thành công Hợp phần 2 và 3, và các lợi ích chính được làm rõ như sau:

  • Bảo vệ và phục hồi hệ thống rừng ven biển ở Hợp phần 2 có thể có lợi cho bảo vệ vùng ven biển, chống xói mòn, duy trì các hoạt động nuôi cá, cô lập khí CO2 và các lợi ích khác từ việc thu thập và khai thác nguyên liệu, cung cấp thực phẩm từ các hệ sinh thái rừng ven biển, các hoạt động giải trí và du lịch. Đối với khu vực dự án, các giá trị lợi ích dự kiến được dự đoán (từ năm thứ 6 phục hồi và trồng rừng ngập mặn và từ năm thứ 2 bảo tồn/ bảo vệ rừng ngập mặn) vào khoảng $17 US/ha/năm từ củi; $991 US/ha/năm từ việc trồng và phục hồi rừng ngập mặn dưới 10 năm tuổi và $1.289 US/ha/năm từ rừng ngập mặn hơn 10 năm tuổi; $6.5 US/ha/năm từ hoạt động giải trí và du lịch; $53.3 US/ha/năm từ việc bảo vệ rừng ngập mặn ven biển và chống xói mòn; $78.8 US/ha/năm từ việc duy trì các hoạt động chăn nuôi thủy sản (nuôi cá); và khoảng $2.205 US/ha/năm từ việc cô lập khí CO2 đối với rừng ngập mặn từ 26 - 35 năm tuổi và $3.666 US/ha/năm đối với rừng trên đất cát ven biển.

  • Cải thiện kinh tế và sinh kế của cộng đồng ven biển từ rừng ven biển ở Hợp phần 3 có thể tăng thu nhập của các hộ gia đình địa phương (những người được hưởng lợi từ dự án) như sau:

Mô hình sinh kế

Số lượng mô hình thực hiện

Chi phí đầu tư bình quân cho một mô hình (USD)

Lợi ích ròng bình quân – Tỷ lệ chi phí

Lợi ích ròng bình quân cho một mô hình (USD)

Tỷ lệ giả định của thu nhập tăng thêm

Thu nhập dòng tăng dự kiến (USD/mô hình/năm)

Cải thiện nuôi trồng thủy sản quảng canh

67

70,000

1.2

84,000

0.3

25,200

Nuôi trồng thủy sản thâm canh thông minh với khí hậu

30

100,000

0.6

60,000

0.3

18,000

Sản xuất chăn nuôi

120

90,000

0.2

54,000

0.3

22,680

Du lịch sinh thái

13

190,000

2.4

456,000

1.4

63,840




    1. Những tác động tiêu cực tiềm ẩn

      1. Hy vọng các tác động tiêu cực tiềm ẩn của dự án sẽ được kiểm soát và phần lớn chỉ là tạm thời, cục bộ và có thể giảm thiểu được. Các hoạt động/ tiểu dự án chính có thể gây ra tác động tiêu cực là trồng và phục hồi rừng; xây dựng, cải tạo và/hoặc hoạt động của các công trình cơ sở hạ tầng nhỏ; và hỗ trợ cải thiện sinh kế. Những tác động chính của các hoạt động dự án có thể được làm nổi bật qua từng hợp phần nhắc đến ở các phần dưới đây.

      1. Những tác động của Hợp phần 1 và 4

      1. Các tác động tiêu cực tiềm ẩn của Hợp phần 1 và 4 là rất nhỏ. Các hoạt động sẽ bao gồm hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn, hội thảo, hàng hóa và các công trình quy mô rất nhỏ như nâng cấp văn phòng và/hoặc xây dựng tòa nhà văn phòng quy mô nhỏ. Để phù hợp với các hướng dẫn tạm thời của WB về Áp dụng các chính sách an toàn cho các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật đối với các dự án do WB tài trợ và do Quỹ Ủy thác của WB quản lý, tất cả các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật ở Hợp phần 1 sẽ được xem xét về các tác động và nguy cơ an toàn tiềm ẩn và sẽ được tiến hành tham vấn rộng rãi với sự tham gia chủ động của chính quyền, cộng đồng địa phương và các bên liên quan. Đối với các hợp đồng xây dựng nhỏ, sẽ áp dụng Quy tắc thực hành môi trường cho các công trình nhỏ.

4.2.2 Những tác động của Hợp phần 2 (Phục hồi và phát triển rừng ven biển, $112,6 triệu)

      1. Các tác động tiêu cực không nhiều và phần lớn các hoạt động mang tính địa phương và tạm thời nên có thể giảm trừ. Các hoạt động ở Hợp phần 2 sẽ bao gồm các khoản đầu tư vật chất về (a) trồng và phục hồi rừng ven biển (rừng ngập mặn và rừng phòng hộ trong đất liền ven biển), (b) nâng cấp và cải tạo đê, kè ven biển; (c) xây dựng và sửa chữa đường nông thôn (lâm nghiệp) và kênh mương thủy lợi; và (d) xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở hạ tầng liên quan đến lâm nghiệp để giúp cải thiện các hoạt động sản xuất như các vườn ươm rừng, chòi canh, tạo điều kiện nuôi trồng thủy sản sinh thái. BQLDA tỉnh sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động trong thời gian chuẩn bị và xây dựng cơ sở hạ tầng và trồng rừng bao gồm mua sắm hàng hóa và các nguyên liệu đầu vào khác. Sau khi hoàn thiện trồng và/hoặc xây dựng, cộng đồng địa phương sẽ được giao (thông qua hợp đồng địa phương) cho bảo vệ và quản lý khu vực tiểu dự án. Các hoạt động cũng sẽ bao gồm hỗ trợ kỹ thuật cho việc trồng và thiết kế kỹ thuật của tiểu dự án, bao gồm giám sát các hoạt động trồng/ bảo vệ, xem xét hàng hóa và các nguyên liệu đầu vào khác.

      2. Các tác động tiềm ẩn từ việc trồng và/hoặc bảo vệ rừng ven biển và rừng ngập mặn trong giai đoạn trước khi trồng và trồng rừng là không lớn. Nó có thể là mâu thuẫn về quyền sở hữu đất do phần lớn rừng ven biển được phân loại chủ yếu là rừng phòng hộ và do Chính quyền trực tiếp quản lý (UBND xã, BQLRPH, BQLRĐD hoặc các tổ chức tư nhân), cũng như tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu và/hoặc các hóa chất nông nghiệp độc hại trong quá trình phát triển cây giống và chăm sóc cây con. Dự án đã được thiết kế để đẩy mạnh tính sở hữu và sự tham gia chủ động của các cộng đồng địa phương, và tham vấn hỗ trợ kỹ thuật (đơn vị trong nước) sẽ được huy động (bởi BQLDA TƯ và BQLDA tỉnh) để xác nhận khu vực tiểu dự án và hoàn thiện thiết kế chi tiết về các hoạt động của tiểu dự án thông qua sự tham gia chủ động của tất cả các bên liên quan, vấn đề sẽ được giải quyết thỏa đáng. Để sử dụng chi phí hiệu quả, việc hỗ trợ kỹ thuật cũng cần phải xem xét Khung quản lý môi trường và xã hội và chuẩn bị Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội của tiểu dự án tuân theo các hướng dẫn tại Phụ lục 3 gồm trách nhiệm giám sát và theo dõi trong việc thực hiện và báo cáo Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội.

      3. Các tác động trong quá trình xây dựng, nâng cấp và/hoặc cải tạo cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ cũng được hy vọng là không lớn và có thể giảm thiểu. Các tác động được tóm tắt như sau:

  1. Những tác động do thu hồi đất và tái định cư: Hy vọng sẽ không phải thu hồi đất và/hoặc tái định cư. Tuy nhiên, nếu phải di dời mộ của các hộ gia đình và/hoặc có nhu cầu sự dụng đất ít, cần phải chuẩn bị một Kế hoạch hành động tái định cư ngắn gọn, phù hợp với Khung chính sách tái định cư và phải có Biên bản của WB trước khi thực hiện.

  2. Rủi ro an toàn liên quan đến bom mìn còn sót lại được cho là cao do khu vực dự án bị đánh bom nặng nề trong chiến tranh.

  3. Các tác động trong quá trình giải phòng mặt bằng và xây dựng: Dự đoán sẽ có 2 loại tác động: một là tác động cụ thể tại khu vực (như bom mìn còn sót lại và các rủi ro an toàn khác, các tác động về cảnh quan, hệ sinh thái, và/hoặc người sử dụng nước/đất; v.v...), và một là tác động chung do các công trình xây dựng (như làm tăng ô nhiễm không khí, tiếng ồn, nước; phát sinh rác thải, tắc nghẽn giao thông cục bộ, rối loạn cho người dân địa phương, v.v...). Trong khi những tác động do công trình xây dựng gây ra có thể được giảm thiểu bằng cách áp dụng Quy tắc thực hành môi trường, việc giảm các tác động cụ thể tại khu vực có thể được xác định trong quá trình chuẩn bị chi tiết của khu vực tiểu dự án và các hoạt động bao gồm cả nhu cầu cụ thể đối với cơ sở hạ tầng cũng có thể được xác định. Các chuyến thăm hiện trường tới khu vực tiểu dự án cho thấy rằng các tác động tiềm ẩn đến đa dạng sinh học và cảnh quan địa phương trong khi giải phóng mặt bằng và/hoặc nạo vét kênh rạch nhỏ là nhỏ trong khi tham vấn cộng đồng cho rằng không có trường hợp nào liên quan đến bom mìn còn sót lại. Tuy nhiên, đánh giá rủi ro do bom mìn còn sót lại sẽ được tiến hành ở khu vực tiểu dự án, đặc biệt là ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế và các hoạt động của tiểu dự án chỉ được tiến hành sau khi hoàn thành đánh giá này. Các tác động cụ thể tại khu vực sẽ được xác nhận trong quá trình sàng lọc an toàn (Phụ lục 2) và các biện pháp thích hợp sẽ được nêu trong Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội (xem Phụ lục 3). Tất cả những yêu cầu này sẽ được nêu trong TOR của tư vấn hỗ trợ kỹ thuật để thiết kế tiểu dự án.

      1. Các tác động giai đoạn triển khai trồng rừng và cơ sở hạ tầng được kỳ vọng mức Trung bình. Lượng lớn phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chất kích thích tăng trưởng không dự định được sử dụng trong trồng, phục hồi rừng ven biển. Mặc dù vậy, trồng đơn loài có thể dẫn tới tăng sâu bệnh trong khi cháy rừng (rừng trên cát), và/hoặc các tác động tiêu cực khác đối với đa dạng sinh học đặc biệt các loài du nhập có thể xảy ra. Mặc dù vậy, các rủi ro được nhận định là nhỏ và có thể được giảm thiểu khi Chính phủ đã hình thành một số quy trình và/hoặc tiêu chuẩn về khía cạnh này và chúng sẽ được áp dụng, giám sát trong quá trình thực hiện các tiểu dự án. Dự án kỳ vọng cộng động sẽ được giao trách nhiệm bảo vệ và/hoặc chăm sóc hầu hết rừng trồng thông quá các hợp đồng ký với chính quyền địa phương. Hiện tại, hợp đồng được ký với hộ gia đình và/hoặc doanh nghiệp nhà nước/tư nhân.

      2. Các tác động khác: Các tác động có thể xảy ra đối với hệ sinh thái ven biển và vận chuyển phù sa cung như rủi ro an toàn tàu thuyền đối với ngư dân địa phương trong các tiểu hợp phần thiết lập rừng và/hoặc hàng rào phá (dưới nước hoặc cấu trúc mềm) tuy nhiên tác động nhỏ và có các giải pháp giảm nhẹ như giám sát chất lượng lượng và hệ sinh thái và thiết lập các biển cảnh báo, chỉ dẫn sẽ được lông ghép vào ESMP. Tất cả các yêu cầu phù hợp cho các địa điểm tiểu dự án và hoạt động (xem Phụ lục 3) cần được bao gồm trong TOR của Tư vấn kỹ thuật thiết kế tiểu dự án.

4.2.3 Các tác động của Hợp phần 3( Đầu tư phát triển sinh kế và kinh tế ven biển (IDA: 30 triệu; GoV: 5 triệu )

      1. Tác động tiêu cực của hợp phần được kỳ vọng ở mức Trung bình. Hợp phần này được thiết kế để hỗ trợ các cộng đồng địa phương tạo lợi ích bền vững từ rừng ven biển (i) Hỗ trợ nông dần hoặc các nhóm hộ phát triển hoạt động sinh kế nhằm giảm thiểu thu nhập phụ thuộc vào rừng, nguồn vốn có thể được sử dụng để mua nguyên liệu đầu vào cho công việc phụ trợ, nạo vét kênh mương, hỗ trợ kỹ thuật, tiếp cận thị trường và (ii) hỗ trợ các nhóm cộng đồng mà các gói đầu tư đã nhắc tới trong việc (i) tiếp cận thị trường và hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện các hoạt động bao gồm cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ và công việc bổ trợ. Dự kiến khoảng 225 gói đầu tư sẽ được cung cấp thông qua rà soát cạnh tranh các đề xuất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng địa phương, và/hoặc chính quyền địa phương trong suốt 2-3 đầu thực hiện dự án. Các gói đầu tư được lựa chọn bao gồm (a) Hỗ trợ mở rộng hệ thống nuôi trồng thủy sản trong rừng ngập mặn hoặc thiết bị sản xuất giống thủy sản nhằm cải thiện kỹ thuật nuôi trồng theo hướng bền vững, duy trì và tăng năng suất, sản lượng theo hướng bảo vệ và phát triển rừng và bảo vệ môi trường; (b) Hỗ trợ hệ thống thủy sản thông minh theo hướng thích ứng với Biến đổi khí hậu; (c) Hệ thống sản xuất nông nghiệp cho các tỉnh Bắc Miền Trung như canh tác rau màu tại các địa phương; và (e) Hỗ trợ phát triển du lịch sinh thái dựa vào bảo vệ môi trường và bảo vệ rừng khu vực ven biển.

      2. Các khu vực tiểu dự án bao gồm khu vực ven biển nơi nuôi trồng thủy sản, tôm chuyên biệt theo hướng sinh thái. Hầu hết các trang trại nuôi thủy sản được kỳ vọng dưới dạng gia đình vận hành quy mô nhỏ. Mức độ chuyên canh nuôi thủy sản và sử dụng thức ăn nuôi trồng là thấp. Mặc dù vậy, có một số quan ngại về hệ thống nuôi tôm bao gồm khả năng tích tụ phù sa từ các trang trại nuôi tôm, mức ô nhiễm cao hơn do nước thải từ nuôi tôm thâm canh, suy giảm hoặc mất rừng ngập mặn do quản lý thủy sản không kỹ lưỡng, và có thể sử dụng hóa chất gây hại. Phát triển du lịch sinh thái có thể có tác động rời rạc tới hệ sinh thái ven biển đặc biệt theo bờ biển Bắc Trung Bộ và các đảo có giá trị đa dạng sinh học cao, các loài thú quý hiểm, và một số bãi biển đẹp, nước sạch, và hệ sinh thái rừng ngập mặn/đại dương. Các vấn đề chính có thể liên quan đến buôn bán thú vật hoang dã; nguy cơ phá hủy các rải san hô, tảo biển, và/hoặc các loài thú có nguy cơ tuyệt chủng, hệ động vật và thực vật; du nhập loài ngoại lai; và có thể xuất hiện dịch bệnh. Các tác động quan ngại do không kiểm soát/không quản lý sự bùng nổ các mô hình sinh kế khu vực ngoại biên có thể hình thành các kết quả ngoài mong muốn.

      3. Để giảm thiểu các tác động tiêu cực, hướng dẫn xác định các quan ngại liên quan đến mô hình sinh kế tiềm năng được cung cấp tại Phụ lục 3. Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật sẽ cung cấp các hướng dẫn đi kèm nhwamf rà soát quy trình và đảm bảo rằng các đề xuất sẽ bao gồm ESMP phù hợp cho các tiểu dự án.

4.3 Các tác động đối với Giới và Dân tộc thiểu số

      1. Tác động với Giới: Khu vực ven biển, phụ nữa phải chăm sóc gia đình, họ phụ thuộc vào các sản phẩm nông, lâm, thủy sản để có thu nhập và phát triển kinh tế gia đình. Bởi vậy, khi phụ nữ bị giới hạn tiếp cận và ra quyền quyết định đối với lâm sản gây trở ngại quản lý và bảo vệ rừng.

      2. Tác động với Dân tộc thiểu số: Tại Việt Nam, khu vực Miền Bắc và Miền Trung là nơi cư ngụ của nhiều nhóm dân tộc thiểu số (EM). Nghiên cứu1 của SESA tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế (6 trên 8 tỉnh tham gia dự án) chỉ ra rằng các nhóm dân tộc thiểu số có ít lựa chọn cải thiện và đa dạng sinh kế so sánh với người Kinh đặc biệt các khó khăn khi phải thay đổi nông nghiệp thích ứng với thị trường. Điều này bởi dân trí thấp hơn và nhiều yếu tố khác bao gồm chấp lượng đất đai của dân tộc thiểu số và cần gắn kết họ với thị trường và thay đổi trong các chính sách, luật và qui định là cần thiết để giải quyết các vấn đề chính. Nghiên cứu xác định các rủi ro và thách thức để thực hiện REDD+ do các vấn đề liên quan đến đất đại; sinh kế và phụ thuộc vào rừng; lợi ích tiềm ẩn từ đất rừng; giới/bao hàm xã hội; tư vấn; và chính sách, luật, quy định và các khung tổ chức.

      3. Mặc dù hiện trạng rừng ven biển khác so với khu vực trên cạn. Nghiên cứu SA cho dự án gợi ý rằng sự hiện diện của dân tộc thiểu số trong dự án tại tỉnh Quảng Ninh và Thanh Hóa là 21.685 người trong đó 186 người dân tộc thiểu số sống tại các xã mục tiêu của tiêu dự án. Tại 6 tỉnh còn lại (Hải Phòng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) hầu hết dân cư ven biển là người Kinh, dân tộc thiểu số là vợ/chồng của người Kinh, mặc dù các hộ này là ít, không quá 3 người trên 1 xã. Trong quá trình khảo sát, các nhóm dân tộc thiểu số tại Thanh Hóa không liên quan đến thu hồi đất và chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ dự án. Một điểm đáng chú ý về các nhóm dân tộc thiểu số sinh sống tại tỉnh Quảng Ninh và Thanh Hóa là mức và thu nhập được cải thiện khi họ di chuyển từ vùng núi đến sống tại khu vực ven biển. Hoạt động sinh kế chính là Thủy sản, Chăn nuôi, Trồng hoa màu, bời vậy cuộc sống của họ phụ thuộc vào rừng ven biển. Bên cạnh đó, người dân tộc thiểu số sẽ được tham gia vào hoạt động dự án.


  1. tải về 4.02 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương