Dự thảo Tháng 1/2017 CÁc từ viết tắT


KHUNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LÝ VÀ QUẢN TRỊ



tải về 4.02 Mb.
trang4/21
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích4.02 Mb.
#35603
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

KHUNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LÝ VÀ QUẢN TRỊ

  1. Các luật, chính sách và quy định được áp dụng


      1. Tại Việt Nam, có các bộ luật, quy định và chính sách quốc gia liên quan đến thực hiện các hướng dẫn đảm bảo an toàn về môi trường và xã hội, cũng như những hướng dẫn về quản lý rừng và rừng ngập mặn liên hệ trực tiếp đến dự án này. Những nội dung dưới đây đưa ra một số bộ luật, chính sách và quy định quan trọng:

  • Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 của Quốc hội Việt Nam ngày 23/6/2014. Luật ban hành các chính sách và quy định về các biện pháp bảo vệ môi trường, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, hộ gia đình và các cá nhân liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường.

  • Luật đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội Việt Nam ngày 29/11/2013 quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị định số 43/2014/ND-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật đất đai; Nghị định số 47/2014/ND-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về đền bù, hỗ trợ và tái định cư sau khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 75/2012/ND-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều trong Luật khiếu nại; Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về đền bù, hỗ trợ và tái định cư sau khi Nhà nước thu hồi đất;

  • Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 của Quốc hội Việt Nam ngày 19/6/2013 quy định về các hoạt động phòng, chống thiên tai; quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tham gia các hoạt động phòng, chống thiên tai , quản lý nhà nướ và nguồn lực bảo đảm việc thực hiện phòng, chống thiên tai.

  • Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 của Quốc hội Việt Nam ngày 21/6/2012 về quản lý, bảo vệ, và khai thác các tài nguyên nước cũng như phòng, chống và khắc phục các tác động bất lợi do nước gây ra trong lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  • Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và luật sửa đổi, bổ sung (số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009) của Quốc hội quy định về các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; xác định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hóa tại Việt Nam;

  • Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 của Quốc hội Việt Nam ngày 13/11/2008 quy định về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học; quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, hộ gia đình và các cá nhân trong bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.

  • Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11 của Quốc hội Việt Nam ngày 03/12/2004 quy định về việc quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng; và quyền và nghĩa vụ của các chủ rừng.

  • Luật Thủy sản số No. 17/2003/QH11 được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 26/11/2003 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2004;

  • Nghị định số No. 116/2014/ND-CP ngày 04/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Bảo vệ và Cách ly cây trồng; Thông tư số 21/2013/TT-BNNPTNT ngày 17/4/2013 của Bộ NN và PTNT ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng và danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam;

      1. Ngoài ra, có các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường được sử dụng để đánh giá sức tải tối đa của môi trường , và những tiêu chí quan trọng đã được đưa vào Quy tắc thực hành môi trường chung mà sẽ được áp dụng cho các hợp đồng xây lắp. Những tiêu chuẩn này đã được sử dụng để đánh giá việc tuân thủ các quy định về EIA/EPP cho tất cả các đầu tư tại Việt Nam. Cũng có các chính sách và tiêu chuẩn cụ thể liên quan đến đa dạng sinh học và rừng mà sẽ được áp dụng cho dự án FMCRP (xem Phụ lục 3).

      2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) và Sở TN và MT chịu trách nhiệm thực hiện hiệu quả các quy định về Đánh giá tác động môi trường (EIA) gồm đánh giá và phê duyệt các báo cáo EIA/EPP. Bộ TN và MT chịu trách nhiệm quản lý đất đai gồm quy hoạch sử dụng đất, điều tra đất đai và lập bản đồ sử dụng đất, giao đất và đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cũng như bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý và bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh, và biến đổi khí hậu. Bộ NN và PTNT và các phòng ban chuyên môn của bộ này ở cấp trung ương gồm Tổng cục lâm nghiệp, Cục kiểm lâm, Tổng cục thủy sản, Cục Phát triển nông thôn và các cơ quan khác chịu trách nhiệm quản lý hiệu quả rừng và thủy sản trong đó có việc xây dựng các kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, đánh mốc ranh giới rừng, giao và cho thuê rừng, đưa ra quyết định cuối cùng về chuyển đổi và phân loại lại rừng, quản lý thủy sản và nuôi trồng thủy sản, và phòng chống lụt bão. Bộ NN và PTNT đã thành lập BQL các dự án lâm nghiệp chịu trách nhiệm điều phối và quản lý các dự án liên quan đến lâm nghiệp.

      3. Theo luật lâm nghiệp, có 3 loại rừng gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Luật đất đai và luật lâm nghiệp quy định Bộ NN và PTNT và Bộ TN và MT phải phối hợp chặt chẽ với nhau và cả hai bộ này đều có trụ sở của mình (Sở TN và MT và Sở NN và PTNT) tại cấp tỉnh và huyện. Các UBND tỉnh, UBND huyện UBND xã là những cơ quan ra quyết định chính trong tỉnh, có thể thành lập BQL rừng phòng hộ và BQL rừng cộng đồng để chịu trách nhiệm quản lý và bảo vệ rừng tại các địa bàn cụ thể. Các UBND tỉnh chịu trách nhiệm đánh giá và phê duyệt kế hoạch chuyển đổi đất đai và rừng của Sở TN và MT/Sở NN và PTNT. Các UBND xã đóng vai trò là cơ quan quản lý tạm thời đất đai nằm trong xã nhưng chưa được giao cho thực thể nào. Nếu đất rừng đã được giao cho các tổ chức như Công ty lâm nghiệp hay BQL rừng phòng hộ, các tổ chức này chịu trách nhiệm quản lý và bảo vệ các khu vực rừng đã được giao.

      4. Các chính sách phục hồi rừng ngập mặn và ven biển: Trước đây, Việt Nam đầu tư chủ yếu vào các công trình đê biển để bảo vệ các cộng đồng dễ bị tổn thương dọc bờ biển. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, phụ thuộc vào độ sâu của nước, các dự án rừng ngập mặn tại Việt Nam có thể thực hiện chức năng phòng hộ với chi phí rẻ hơn từ 3-5 lần so với một con đê chắn sóng và đồng thời tăng hiệu quả của các đê biển hiện có. Những chính sách và quyết định gần đây liên quan đến quản lý khu vực ven biển và phục hồi rừng ngập mặn để tăng cường tính chống chịu của các cộng đồng ven biển tại Việt nam có thể được kể đến như sau:

  • Ủy ban trung ương Đảng đã phê duyệt Nghị quyết 24-NQ/TW về “Chủ động ứng phó với Biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường” tuyên bố cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu như là “một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của toàn bộ hệ thống chính trị.”

    • Quyết định số 158/2007/QD-TTg ngày 9/10/2007, phê duyệt Chương trình quản lý tổng hợp vùng ven biển cho 14 tỉnh ở vùng ven biển miền trung đến năm 2010 với tầm nhìn đến 2020. Chính phủ Việt Nam cũng đã phê duyệt một chiến lực chi tiết cho quản lý tổng hợp vùng ven biển tại Việt Nam đến năm 2020 với tầm nhìn 2030 (được phê duyệt bởi thủ tướng chính phủ vào tháng 12 năm 2014).

    • Luật số 82/2015/QH3 về Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường Biển, đảo quy định là các bộ và các cơ quan ngang bộ và các UBND tỉnh của các thành phố và tỉnh ven biển phải xây dựng các chương trình Quản lý tổng hợng vùng ven biển theo quy mô, nội dung đã quy định, các yêu cầu về giám sát và báo cáo và chỉ ra rằng tất cả các công ty, tổ chức và cá nhân liên quan phải tuân thủ các sản phẩm của quản lý tổng hợp vùng ven biển (ví dụ như các quy định về quy hoạch).

    • Gần đây, Quyết định số 914/QĐ-TTG ngày 27/5/2016 của TTCP, phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia vùng ven biển (NAP), đã giúp thực hiện các ưu tiên của Quản lý tổng hợp vùng ven biển giai đoạn 2016-2020 và thúc đẩy phương pháp tiếp cận và việc thực hiện Chiến lược ICZM. Kế hoạch hành động quốc gia nhấn mạnh việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên ở khu vực ven biển và hướng dẫn điều phối các ngành chính và đồng thời công nhận rằng phần lớn công việc quản lý ven biển sẽ được thực hiện ở cấp tỉnh, kêu gọi sự lồng ghép hiệu quả hơn theo chiều dọc giữa tất cả các cấp chính quyền, gồm chính quyền trung ương.

  • Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành Nghị định 119/2016/ND-CP về chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển cho rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu. Nghị định này cũng quy định các chính sách đầu tư về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ven biển. Các quỹ đầu tư, các hoạt động đầu tư xã hội hóa, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, doanh nghiệp, các hộ gia đình và các cá nhân trong phát triển và sử dụng rừng ven biển đều được đưa vào trong Nghị định. Mục tiêu về tính chống chịu và vai trò của rừng ven biển cũng được phản ánh trong Chương trình mục tiêu phát triển rừng bền vững giai đoạn 2016-2020 của Bộ NN và PTNT (đã được phê duyệt vào tháng 8 năm 2016) nhằm tiếp tục quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững rừng và đất quy hoạch cho phát triển rừng, tăng che phủ rừng lên 44-45% vào năm 2020. Việc này bao gồm, không bao gồm các điều khác, hai kế hoạch ưu tiên sau: (i) bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó biến đổi khí hậu và (ii) tăng năng suất sản xuất lâm nghiệp và giá trị gia tăng.
    1. Các chính sách đảm bảo an toàn của NHTG được NHTG áp dụng


      1. Trong quá trình chuẩn bị, dự án FMCRP đã được rà soát theo 10 chính sách đảm bảo an toàn của NHTG và 7 chính sách được áp dụng gồm: (i) Đánh giá môi trường (EA) (OP/BP 4:01); (ii) Các Khu cư trú tự nhiên (OP/BP4.04); iii)Rừng (OP/BP 4.36); (iv) Quản lý sâu bệnh hại (OP/BP 4.09); (v) Tài nguyên văn hóa vật thể (OP/BP 4.11); (vi) Người bản địa (OP/BP 4.10); (vii) Tái định cư bắt buộc (OP/BP 4.12). Dự kiến tác động tổng thể của dự án đề xuất là tích cực và hầu hết các tác động tiêu cực tiềm ẩn sẽ được kiểm soát, cục bộ, có tính chất tạm thời và có thể giảm nhẹ. Do đó dự án FMCRP được xếp vào hạng mục EA “B” yêu cầu phải chuẩn bị Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP) cho một tiểu dự án và/hoặc hoạt động cân nhắc nhu cầu phải giải quyết các vấn đề liên quan đến khu cư trú tự nhiên, rừng, quản lý sâu bệnh hại, và các tài nguyên văn hóa vật thể. Việc xây dựng Kế hoạch hành động tái định cư (RAP) và/hoặc Kế hoạch phát triển DTTS (EMDP) sẽ lần lượt được yêu cầu nếu phải thực hiện thu hồi đất đai, tái định cư và/hoặc hạn chế tiếp cận tài nguyên thiên nhiên và /hoặc có sự tham gia của người DTTS. Những chính sách này sẽ được cân nhắc trong quá trình rà soát và đánh giá tác động và xây dựng KH quản lý môi trường và xã hội của một tiểu dự án và/hoặc hoạt động (xem Phụ lục 2,3 và 4). Dưới đây là phần giải trình đã được thảo luận về các chính sách được dự án áp dụng.

Đánh giá môi trường (OP/BP 4.01)2

      1. Một đánh giá môi trường (EA) là chính sách bao trùm cho các chính sách đảm bảo an toàn của NHTG. Mục tiêu chung là đảm bảo rằng các dự án do NHTG tài trợ phù hợp về mặt môi trường và bền vững, và việc ra quyết định được cải thiện thông qua các phân tích phù hợp các hoạt động và các tác động môi trường sẽ xảy ra. Quá trình Đánh giá môi trường là để xác định, tránh và giảm thiểu các tác động tiềm ẩn từ các hoạt động của NHTG. Quan trọng là phải lưu ý rằng Đánh giá môi trường quan tâm đến môi trường tự nhiên (không khí, nước, và đất); sức khỏe và sự an toàn của con người; các khía cạnh xã hội (tái định cư bắt buộc, người bản địa, các tài nguyên văn hóa vật thể); và các tác động môi trường xuyên biên giới và toàn cầu. Đánh giá môi trường quan tâm đến các khía cạnh tự nhiên và xã hội theo cách tổng hợp.

      2. Dự án áp dụng chính sách về Đánh giá môi trường (OP/BP4.01), điều này sẽ hỗ trợ cải thiện các thực hành lâm sinh của dự án để bảo vệ các khu rừng ven biển hiện tại và trồng rừng ven biển cũng như hỗ trợ các bên có liên quan tại địa phương để bảo vệ và phát triển bền vững các dịch vụ hệ sinh thái rừng và các hoạt động của dự án có thể tạo ra những tác động cả tích cực và tiêu cự. Do tất cả các tiểu dự án và/hoặc các hoạt động sẽ được lựa chọn trong quá trình thực hiện dự án, Khung quản lý môi trường và xã hội đã được xây dựng và sẽ được áp dụng cho các tiểu dự án và/hoặc các hoạt động sẽ được tài trợ trong dự án FMCRP. Đối với tất cả tiểu dự án, một Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội sẽ được chuẩn bị theo các hướng dẫn của Khung quản lý môi trường và xã hội (xem Phụ lục 3). Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội sẽ được xem xét và phê duyệt bởi NHTG trước khi thực hiện tiểu dự án và việc thực hiện sẽ được giám sát chặt chẽ. Khung quản lý môi trường và xã hội cũng yêu cầu tất cả các tiểu dự án cũng sẽ phải tuân thủ các quy định về Đánh giá tác động môi trường của Chính phủ Việt Nam.

Khu cư trú tự nhiên (OP/BP 4.04)3

      1. Chính sách khu cư trú tự nhiên là để ngăn chặn việc tài trợ của NHTG trong các dự án gây suy thoái và chuyển đổi các khu cư trú quan trọng. NHTG hỗ trợ các dự án ảnh hưởng đến những khu cư trú không quan trọng chỉ khi không có phương án thay thế và có các biện pháp giảm nhẹ được chấp nhận. Người dân địa phương cần được tham vấn trong quá trình lập kế hoạch, thiết kế và giám sát các dự án.

      2. Dự án áp dụng chính sách này do các tiểu dự án sẽ được thực hiện ở các khu vực rừng ven biển và các hoạt động trồng mới và trồng lại rừng có thể gây những tác động tiềm ẩn lên các khu cư trú tự nhiên nếu công tác quy hoạch và việc thực hiện yếu kém. Dựa trên thiết kế dự án hiện tại, không có khả năng tiểu dự án sẽ chuyển đổi hoặc làm gây suy thoái đáng kể đến các khu cư trú tự nhiên vì các điểm thực hiện tiểu dự án nói chung là đất/rừng ngập mặn và các khu rừng phòng hộ trên đất liền ven biển đều đã được chuyển đổi. Các loài cây được sử dụng đều đã được Bộ NN và PTNT chính thức phê duyệt do phù hợp với điều kiện lập địa. Khi lập kế hoạch trồng rừng mới cho những năm sau nàycủa dự án, cần xây dựng các thông số sinh thái (cũng như thể chế và kinh tế-xã hội) chính và có thể đo lường được trong quá trình chuẩn bị tiểu dự án để xác định các khu vực phù hợp và loài cây trồng phù hợp. Rà soát Khung quản lý môi trường và xã hội (Phụ lục 2) sẽ quyết định liệu có bất kỳ tiểu dự án nào được đề xuất sẽ bị chuyển đổi hoặc gây suy thoái đáng kể đến các khu cư trú tự nhiên quan trọng hay không. Trong quá trình thực hiện, khi đã xác định được các địa điểm thực hiện tiểu dự án, sẽ thực hiện các điều tra và nghiên cứu để đánh giá các tác động tiềm ẩn của hoạt động đó lên các hệ sinh thái cụ thể. Trong trường hợp xác định tiểu dự án đó gây ra suy thoái khu cư trú tự nhiên, Kế hoạch quản lý xã hội và môi trường sẽ phải có các biện pháp giảm thiểu được NHTG chấp nhận.

Rừng(OP/BP 4.36)4

      1. Chính sách về rừng của NHTG nhằm hỗ trợ quản lý rừng bền vững và theo hướng bảo tồn. NHTG giúp bên vay khai thác tiềm năng của rừng để giảm nghèo bền vững, lồng ghép rừng với phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ các dịch vụ môi trường quan trọng của địa phương và toàn cầu và bảo vệ các giá trị của rừng. Cần tiến hành tham vấn với người dân địa phương, khối tư nhân và các nhóm lợi ích tại khu vực rừng bị ảnh hưởng.

      2. Dự án áp dụng chính sách này do dự án có liên quan đến các hoạt động bảo vệ/phục hồi rừng ven biển nhằm phục hồi cảnh quan ven biển, tăng cường tính chống chịu của hệ thống canh tác trên đất liên, và giảm tính dễ bị tổn thương do những tác động của nước biển dâng và xói mòn bờ biển. Các hoạt động tiểu dự án sẽ bao gồm trồng lại rừng, phục hồi và trồng rừng ngập mặn và rừng trên đất liền ven biển tại các khu vực mục tiêu gồm xây dựng, nâng cấp, và/hoặc cải tạo cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ được coi là quan trọng để tăng tỷ lệ sống của rừng ngập mặn còn non và cây con. Hiện nay, chưa xác định được khu vực cụ thể nhưng dự kiến dự án sẽ che phủ khoảng 72,412 ha của 279 tại 47 huyện thuộc 8 tỉnh. Các Kế hoạch quản lý rừng sẽ được chuẩn bị cho tất cả các hoạt động trồng lại, phục hồi và trồng mới được thực hiện trong dự án, và cho bất kỳ các hoạt động liên quan đến cơ sở hạ tầng và sinh kế (gồm cả du lịch sinh thái) mà có thể ảnh hưởng đến rừng. Sẽ có các biện pháp giảm thiểu để bảo vệ và phục hồi rừng và các loài, đặc biệt là trong quá trình xây dựng và vận hành. Dự án cũng sẽ hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo và tổ chức hội thảo, mục đích là cải thiện tính hiệu quả của hoạt động quản lý và tài trợ cho rừng ven biển thông qua những thay đổi về chính sách và hỗ trợ kỹ thuật và quy hoạch phù hợp.

Quản lý sâu bệnh hại (OP 4.09)5

      1. NHTG sẽ không tài trợ cho việc mua số lượng lớn thuốc trừ sâu hoặc thuốc trừ sâu nằm trong mục IA, IB hoặc II của Tổ chức Y tế thế giới. Chính sách này là để đảm bảo rằng các biện pháp hợp lý sẽ được áp dụng để giảm thiểu các tác động tiềm ẩn đối với sức khỏe cộng đồng và các hệ sinh thái.

30. Dự án cũng sẽ không mua số lượng lớn thuốc trừ sâu. Tuy nhiên dự án áp dụng chính sách này là vì hỗ trợ hoạt động ươm cây (hợp phần 1) và bảo vệ và/hoặc trồng rừng ven biển và các hoạt động phát triển sinh kế (hợp phần 2 và 3) có thể phải yêu cầu mua số lượng nhỏ và/hoặc tăng sử dụng thuốc trừ sâu và/hoặc các hóa chất ngăn chặn/trừ sâu bệnh (ví dụ như các loại kháng sinh) ở các khu nuôi tôm rừng ngập mặn và các hoạt động sinh kế khác (ví dụ như thủy sản, nông lâm nghiệp, cây giống). Khung quản lý môi trường và xã hội đã mô tả các quy định/khung thể chế liên quan đến quản lý sâu bệnh khi xây dựng Kế hoạch quản lý sâu bệnh và/hoặc áp dụng các thực hành tốt như áp dụng phương pháp quản lý tổng hợp sâu bệnh hại sẽ được cân nhắc khi chuẩn bị KH quản lý môi trường và xã hội cho tiểu dự án. Tập huấn và nâng câo năng lực về chính sách đảm bảo an toàn cũng sẽ được thiết kế để tăng cường kiến thức của người nông dân về sử dụng an toàn thuốc trừ sâu gồm có lưu trữ và xử lý an toàn các bao bì đã sử dụng.

Tài nguyên văn hóa vật thể (OP/BP 4.11)6

      1. Chính sách tài nguyên văn hóa vật thể (PCR) là để đảm bảo rằng các dự án xác định và điều tra tài nguyên văn hóa mà có khả năng bị ảnh hưởng bởi dự án. Chính sách tài nguyên vật thể gồm các tài nguyên có tầm quan trọng về khảo cổ, cổ sinh vật, lịch sử, kiến trúc, tôn giáo, thẩm mỹ và các giá trị văn hóa khác. Các dự án cần có các biện pháp giảm nhẹ trong trường hợp có các tác động không mong muốn xảy ra với các tài nguyên văn hóa vật thể. Cần tiến hành tham vấn với các cơ quan, tổ chức phi chính phủ và các trước đại học liên quan.

      2. Dự kiến Dự án này sẽ không yêu cầu di dời các tài nguyên văn hóa vật thể như các di tích, đền chùa, nhà thờ, các điểm tôn giáo/tâm linh và văn hóa. Tuy nhiên, để tăng cường tính chống chịu với khí hậu cho các cơ sở hạ tầng để bảo vệ rừng ven biển có thể cần phải di dời một số mồ mả, đây cũng được coi là tài nguyên văn hóa vật thể, vì thế sẽ áp dụng chính sách này. Một số công trình lâm sinh có thể phải có các hợp đồng đào lấp, có thể dẫn đến các phát hiện ngẫu nhiên, “quy trình phát hiện ngẫu nhiên” phải được đưa vào các hợp đồng đào lấp và Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội. Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội sẽ gồm các biện pháp để đánh giá các điểm trồng rừng và các quy trình phát hiện ngẫu nhiên, gồm các khu vực tâm linh và các điểm có tầm quan trọng về văn hóa hoặc tôn giáo cho các cộng đồng địa phương.

Chính sách người bản địa (OP/BP 4.10)7

      1. Chính sách người bản địa được thiết kế để đảm bảo rằng quá trình phát triển tôn trọng nhân phẩm, nhân quyền, kinh tế và văn hóa của người bản địa. Chính sách này yêu cầu các dự án xác định các tác động đối với người bản địa và xây dựng một kế hoạch giải quyết các tác động, cả tích cực lẫn tích cực. Các dự án phải được thiết kế với những lợi ích cho thấy bản sắc văn hóa của các dân tộc bản dịa. Bên vay phải thực hiện tham vấn tự nguyện, trước và được thông tin đầy đủ và nhận được sự hỗ trợ rộng rãi cho dự án.

      2. Dự án áp dụng chính sách này vì dự án sẽ thực hiện tại 8 tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế, các tỉnh này có các cộng đồng dân tộc thiểu số (Dao, Tày, và Mường) sinh sống. Mục tiêu của dự án là phát triển rừng ven biển và tăng giá trị gia tăng ngành lâm nghiệp tại các khu vực mục tiêu trong khi đó việc cải thiện các hoạt động sinh kế (như nuôi trồng thủy sản, gỗ luân kỳ dài, Chi trả dịch vụ môi trường rừng từ các-bon, du lịch và thủy sản) có thể đem lại lợi ích cho các cộng đồng địa phương. Do chưa thể xác định chính xác các vùng dự án trước khi thẩm định, một Khung chính sách DTTS đã được xây dựng và được coi là một phần của Khung quản lý môi trường và xã hội. Khung quản lý môi trường và xã hội rà soát và xem xét các tiểu dự án sẽ được xác định trong quá trình thực hiện một cách thống nhất với chính sách này. Khung này cũng đưa ra các quy trình và các thủ tục để thực hiện Đánh giá xã hội và các tham vấn tự nguyện, trước và được thông tin đầy đủ mà sẽ được thực hiện trong dự án. Đánh giá xã hội sẽ xác định các tác động tiêu cực tiềm ẩn của các hoạt động dự án tương ứng và các cơ hội tăng cường những lợi ích tích cực còn Kế hoạch phát triển DTTS sẽ được xây dựng dựa vào kết quả của Đánh giá xã hội. Ở những nơi không thể xác định được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng đối với một tiểu dự án, tiểu dự án đó sẽ không được thực hiện. Để có được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng, sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự làm về người dân tộc thiểu số sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình tham vấn và thúc đẩy sự tham gia tích cực của người DTTTS trong các hoạt động của tiểu dự án. Trên cơ sở Đánh giá xã hội và tham vấn tự nguyện, trước và được cung cấp đầy đủ thông tin, ở nơi có được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng, một báo cáo chi tiết sẽ được chuẩn bị để tài liệu hóa các phát hiện của Đánh giá xã hội, các ghi chép và kết quả của quá trình tham vấn tự nguyện, trước và được cung cấp đầy đủ thông tin với cộng đồng DTTS là cơ sở để khẳng định nơi nhận được sự ủng hộ của cộng đồng. Ngoài ra, một cơ chế phản hồi độc lập và giải quyết khiếu nại sẽ được thiết lập để nhận, xác định và giải quyết những quan ngại và khiếu nại của người DTTS. Đánh giá xã hội và Kế hoạch phát triển DTTS sẽ được công bố ở địa phương trước khi các hoạt động tiểu dự án được thực hiện.

Tái định cư bắt buộc (OP/BP 4.12)8

      1. OP 4.12 nhằm ngăn chặn những khó khăn lâu dài nghiêm trọng, sự nghèo đi, và tổn thất về môi trường đối với những người bị ảnh hưởng trong quá trình tái định cư bắt buộc. Chính sách này áp dụng kể cả khi những người bị ảnh hưởng phải hoặc không phải di dời đến nơi khác. NHTG coi tất cả các quy trình và kết quả này là “tái định cư bắt buộc” hay đơn giản là tái định cư, kể cả khi họ không bị buộc phải chuyển đi. Tái định cư là bắt buộc khi chính quyền có quyền thu hồi đất hoặc các tài sản khác và khi những người bị ảnh hưởng không có phương án để duy trì tình hình sinh kế mà họ hiện có.

      2. Các hoạt động dự án đề xuất sẽ không yêu cầu bất kỳ hoạt động thu hồi, di dời hoặc hạn chế tiếp cận tài nguyên thiên nhiên nào đáng kể. Tuy nhiên, dự án áp dụng chính sách này vì các hoạt động tiểu dự án có thể sẽ yêu cầu hạn chế tiếp cận rừng và lâm sản của các cộng đồng địa phương với rừng phòng hộ ven biển. Một Khung chính sách tái định cư đơn giản đã được xây dựng để đưa ra hướng dẫn xây dựng Kế hoạch hành động tái định cư viết tắt là RAP và sẽ tiến hành tập huấn đảm bảo an toàn về Khung chính sách tái định cư và chuẩn bị Kế hoạch hành động tái định cư. Hợp phần 2.1 sẽ hỗ trợ bảo vệ và quản lý các khu rừng ngập mặn và rừng phòng hộ ven biển hiện tại, trồng mới, trồng lại bằng cách phê duyệt các mô hình đồng quản lý có sự tham gia của cộng đồng/hộ gia đình (gồm có quản lý tổng hợp vùng ven biển). Khung quy trình về hạn chế tiếp cận theo OP/BP4.12 cũng sẽ được chuẩn bị trong quá trình thực hiện hợp phần này để hướng dẫn các quy trình và thủ tục về tất cả các hoạt động tiểu dự án tương lai nhằm xác định, đánh giá, giảm thiểu và giảm nhẹ các tác động không mong muốn tiềm ẩn đối với sinh kế địa phương.

An toàn Đập nước(OP/BP 4.37), Các dự án về đường thủy quốc tế (OP/BP 7.50) và Các dự án tại Khu vực tranh chấp (OP/BP 7.60)

      1. Dự án sẽ không tài trợ bất kỳ việc xây dựng đập và/hoặc hồ chứa và/hoặc các hoạt động dự án không bị ảnh hưởng bởi các đập nước theo quy định trong OP/BP 4.37. Dự án sẽ không liên quan đến bất kỳ đường thủy quốc tế nào mà có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa NHTG và Bên vay của NHTG và giữa các nhà nước quốc gia ven bờ sông (OP/BP 7.50) và/hoặc ở vị trí đang có tranh chấp (OP/BP 7.60), vì thế các chính sách này sẽ không được áp dụng trong dự án này.

Chính sách của NHTG về tiếp cận thông tin9

      1. Chính sách về tiếp cận thông tin của NHTG nhằm đảm bảo rằng các cá nhân và các nhóm người bị ảnh hưởng bởi dự án được thông báo về mục tiêu và tác động của dự án, và được tham vấn trong suốt thời gian của dự án để đảm bảo rằng họ được bày tỏ những quan tâm của mình. Các tài liệu chính sách đảm bảo an toàn sẽ được công bố tại địa phương ở các vùng dự án và tại InfoShop của NHTG, gồm một trung tâm tài nguyên tại Washington DC và một cơ sở dữ liệu điện tử, cho phép công chúng tiếp cận thông tin về các dự án và chương trình của NHTG.

      2. Chính sách của NHTG yêu cầu trong quá trình đánh giá môi trường, chính phủ thực hiện các tham vấn có ý nghĩa với những người liên quan như các nhóm bị ảnh hưởng và các tổ chức phi chính phủ địa phương về các khía cạnh môi trường và xã hội của dự án và đưa các quan điểm của họ vào thiết kế dự án. Tất cả các bản dự thảo hướng dẫn về đảm bảo an toàn đã được công bố tại địa phương ở những nơi dễ tiếp cận và với hình thức và ngôn ngữ dễ hiểu đối với những đối tượng liên quan chủ chốt và bằng tiếng Anh tại InfoShop trước khi thẩm định dự án.

Các Hướng dẫn Môi trường, Sức khỏe và An toàn của NHTG10

      1. Các dự án do NHTG tài trợ phải lưu ý các Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn của Nhóm NHTG (được gọi là “Hướng dẫn EHS”). Hướng dẫn EHS là tài liệu tham khảo kỹ thuật với các ví dụ chung và cụ thể theo ngành nghề về các Thực hành tốt quốc tế cho các ngành nghề. Tài liệu này gồm có các cấp độ và biện pháp thực hiện thông thường đạt yêu cầu của NHTG và nói chung được coi là có thể thực hiện được ở các cơ sở mới với chi phí hợp lý với công nghệ hiện tại. Quy trình đánh giá môi trường có thể khuyến nghị các yêu cầu cụ thể cho dự án hoặc cho địa điểm thực hiện về các mức độ (thấp hơn hoặc cao hơn) hoặc các biện pháp thay thế mà có thể được NHTG chấp nhận. Hướng dẫn EHS áp dụng cho MD-ICRSLP và đã được lồng vào Khung quản lý môi trường và xã hội (Phụ lục 3 và 4).


    1. tải về 4.02 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương