Dự thảo Tháng 1/2017 CÁc từ viết tắT



tải về 4.02 Mb.
trang14/21
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích4.02 Mb.
#35603
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   21

  • KV2. Ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, các xã ven biển thiếu đất sản xuất nông nghiệp và nước bề mặt cho nuôi trồng thủy sản. Chỉ có 6,6% tổng số hộ gia đình có đất nông nghiệp để canh tác, 14.8% tổng số hộ gia đình sử dụng nước bề mặt để nuôi trồng thủy sản trong khi một số hộ gia đình đánh bắt thủy sản. 67% số hộ gia đình được khảo sát nuôi trồng thủy sản, hoặc khoảng 52% dân số trong độ tuổi lao động. Phần lớn thuyền của họ có công suất nỏh nên các hộ gia đình chủ yếu đánh bắt cá thủy sản ven bờ. Số lao động nữ tham gia các dịch vụ về thủy sản chiếm khoảng 70%. Ở tỉnh Nghệ An, kinh tế các hộ gia đình ven biển chủ yếu phụ thuộc đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên doanh thu từ du lịch ở thị xã Cửa Lò tăng đều hằng năm.

  • Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 21.243 ha và sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản trong năm 2012 tăng đáng kể do sự phát triển mạnh mẽ của phong trào nuôi cá ở các huyện, thời tiết tương đối thuận lợi cho các ngư dân đánh bắt cá xa bờ, và tăng thời gian trong khu vực đánh cá. Nhìn chung, cả sản lượng nuôi trồng và đánh bắt trong 11 tháng là 107.379 tấn, tăng gần 6% so với cùng kỳ. Ở Hà Tĩnh, các ngư dân ven biển sống phụ thuộc chủy yếu vào sản xuất cây trồng nông nghiệp, thủy sản và muối. Diện tích nuôi trồng thủy sản ven biển gần 8.000 ha, bao gồm 5.080 ha nước ngọt và 2.890 ha nước lợ. Trong năm 2013, năng suất đạt khoảng 16.700 tấn thủy sản. Nuôi trồng thủy sản nước ngọt đạt 18.405 tấn với giá trị sản xuất là 1.539,18 tỷ VNĐ, trong đó giá trị xuất khẩu đạt 5,62 triệu. Sản xuất muối trên địa bàn tỉnh giảm mạnh trong những năm gần đây do số ngày nắng giảm từ 100 - 120 ngày mỗi năm xuống còn 40 - 50 ngày và sản xuất muối không đem lại đủ thu nhập cho các hộ gia đình. Xâm nhập mặn gia tăng ngày càng nhiều khiến các cây trồng nông nghiệp giảm bớt phần nào, tuy nhiên ngành nông nghiệp ở các huyện ven biển vẫn đáp ứng được năng xuất và sản lượng đề ra của ngành.

    Bản đồ tình trạng sử dụng đất ở khu vực Thanh Hóa – Hà Tĩnh



  • KV3: Ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, du lịch ven biển đang dần được phát triển. Đời sống của người dân các xã ven biển phần lớn phụ thuộc đánh bắt thủy sản, chiếm 76%; trong đó chỉ có rất ít hộ gia đình có thuyền đánh bắt cá. Các hộ thủy sản không có đất sản xuất chiếm khoảng 80%, trong đó 6% số hộ phải thuê đất sản xuất, số còn lại được giao đất. Kết quả khảo sát cũng cho thấy rằng, số lao động nữ tham gia đánh bắt thủy sản ven bờ ở các tỉnh này khá cao (khoảng 415% tổng số lao động nữ). Số còn lại làm các dịch vụ về thủy sản hoặc các công việc khác. Ở Quảng Bình, nông nghiệp ở các xã, huyện ven biển chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản do diện tích bề mặt nuôi trồng thủy sản tiềm năng là khá lớn với tổng diện tích 15.000 ha. Sự xâm nhập mặn (8 - 30 ppt và 6,5 - 8 độ pH) vào 10 - 15 km cửa sông tạo môi trường thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản để xuất khẩu. Thủy tiều bán nhật triều ở các khu vực ven biển tạo điều kiện thuận lợi cho cung cấp và thoát nước để quản lý ao nuôi tôm, cua và các loài hải sản khác. Ở Quảng Trị, diện tích nuôi trồng thủy sản tăng trong những năm qua. Tỉnh đã đầu tư vào phát triển chế biến hải sản đông lạnh cho xuất khẩu và tập trung đầu tư nâng cấp các khu vực dịch vụ thủy sản để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển như: Trung tâm nghề cá Cửa Việt, Trung tâm nghề cá Cửa Tùng, cảng và khu dịch vụ hậu cần nghề cá ở đảo Cồn Cỏ.

  • Du lịch có tiềm năng lớn vì ngành công nghiệp du lịch đã có những đóng góp lớn cho nền kinh tế và tỉnh đang nỗ lực để tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn. Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng trong những năm qua. Tỉnh đã đầu tư và tập trung vào chế biến hải sản đông lạnh cho xuất khẩu, cải thiện các dịch vụ nghề cá nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế như: Trung tâm nghề cá Cửa Việt và Cửa Tùng, cảng và khu dịch vụ hậu cần nghề cá ở đảo Cồn Cỏ ... Ở Thừa Thiên Huế, hải sản là ngành kinh tế quan trọng với phong trào đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh. Chuyển hướng nghề cá sang phát triển đánh bắt cá xa bờ, tập trung vào các sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao. Thừa Thiên Huế có 126 km và hơn 22.000 ha diện tích bề mặt nước ở phá Tam Giang - Cầu Hai, nhiều bãi biển, và 45 xã/thị trấn với hơn 350 nghìn dân cư, trong đó có 23 nghìn người dân đánh bắt và/hoặc nuôi trồng thủy sản. Có một số thuyền đang hoạt động trong khi có nhiều cảng cá đang hoạt động hoặc đang được xây dựng.

    Bản đồ tình trạng sử dụng đất ở khu vực Quảng Bình – Thừa Thiên Huế




          1. tải về 4.02 Mb.

            Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  • 1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   21




    Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
    được sử dụng cho việc quản lý

        Quê hương