Dự thảo Tháng 1/2017 CÁc từ viết tắT


A1.5 Quản lý rừng ven biển ở khu vực dự án



tải về 4.02 Mb.
trang15/21
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích4.02 Mb.
#35603
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   21

A1.5 Quản lý rừng ven biển ở khu vực dự án


  1. Rừng ngập mặn/sinh kế: Trong 20 năm qua, Chính phủ17 và các Tổ chức phi chính phủ đã tiến hành trồng/phục hồi rừng ngập mặn (với sự hỗ trợ từ các cơ quan quốc tế), và nhờ đó, diện tích rừng ngập mặn ở khu vực ven biển đã tăng đáng kể. Từ năm 1991 đến nay, hơn 20.000 ha diện tích rừng đã được trồng dọc theo các cửa sông phía Đông Bắc và đồng bằng phía Bắc để bảo vệ đê điều. Ở nhiều địa phương đang các mô hình sản xuất nhằm bảo vệ và sử dụng nguồn lợi thủy sản tự nhiên dưới tán rừng tự nhiên cũng như các mô hình nuôi tôm bán thâm canh theo phương pháp lâm ngư kết hợp; mô hình nuôi tôm quảng canh được cải thiện với nuôi trồng thủy sản trong rừng ngập mặn; và mô hình nuôi tôm quảng canh được nghiên cứu trên cơ sở các nguồn giống và nguồn nước từ môi trường tự nhiên. Các hoạt động nuôi ong trong rừng ngập mặn, nuôi vịt biển, hay nuôi cá trong lồng được thực hiện trên cơ sở môi trường nước tự nhiên. Một số địa phương tận dụng lợi thế môi trường và cảnh quan thiên nhiên ở các khu rừng ngập mặn để kinh doanh du lịch. Tất cả các hoạt động sản xuất tại cấc khu rừng ngập mặn phụ thuộc phần lớn vào môi trường tự nhiên. Tại đây, việc bảo vệ và phát triển rừng rất quan trọng đối với phát triển sinh kế và bảo vệ cuộc sống của người dân sống ven biển.

  2. Trên đất cát ven biển, do đất khô và kém dinh dưỡng, cây chậm phát triển với năng suất thấp. Vì thế, rừng phòng hộ ở những khu vực này được trồng để chắn gió, chắn cát bay, bảo vệ đất trồng trọt và cuộc sống của người dân địa phương, duy trì độ ẩm, cải tạo đất cát, nhờ đó trồng được một số cây nông nghiệp như khoai lang, đậu đỗ. Có một số mô hình điển hình của rừng phòng hộ trên đất cát như: mô hình dải rừng chuyên bảo vệ bờ biển; mô hình dải rừng phát triển toàn bộ khu vực; mô hình dải rừng rộng từ 200m đến 300m trên cồn cát/bãi cát bán cố định hoặc di chuyển mạnh ở khu vực trung tâm hoặc thỉnh thoảng di chuyển nhẹ ra hướng biển hoặc vào trong đất liền. Các cây được trồng chủ yếu là loài chịu hạn như phi lao và keo, cọ, thùa và xương rồng. Các mô hình trồng trên cồn cát bay chủ yếu ở xã Gia Ninh và Hải Ninh thuộc huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (bốn dải rừng). Các mô hình dải rừng phòng hộ dọc các thôn làng - dải 3 không phải là rừng phi lao thuần túy mà là rừng hỗn hợp giữa phi lao và cây trồng xung quanh nhà như các loại tre khác nhau, Hóp nhỏ, Tra làm chiếu, Bời lời đỏ, Bạch đàn, Keo; hoặc một vài loài cây ăn quả (mít, chuối, mãng cầu, v.v...); hoặc một vài cây gỗ tự nhiên còn lại (cây đa, cây si, cây sanh, cây lộc vừng, cây mù u, v.v...).

  3. Quản lý rừng phòng hộ và rừng ngập mặn ở khu vực dự án. Trong những năm gần đây, các tỉnh tham gia dự án đãgiao cho các BQL rừng, công ty lâm nghiệp, UBND xã, tổ chức và hộ gia đình thực hiện các hoạt động bảo vệ rừng, bao gồm các biện pháp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm quản lý nhà nước ở các cấp/ngành; tiến hành ký cam kết bảo vệ rừng và soạn thảo quy ước bảo vệ rừng cộng đồng; tuyên truyền, tập huấn, diễn tập phòng cháy chữa cháy tại các thôn để huy động kịp thời lực lượng cần thiết cũng như để ngăn chặn các nguy cơ cháy rừng. Hiện tại, 72.412 ha diện tích đất rừng trong tổng số diệc tích do Dự án "Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng cường tính chống chịu vùng ven biển" thực hiện, 36.212 ha (50%) do UBND các xã quản lý; 28.783 ha (40%) do BQLRPH quản lý; 4.320 ha (6%) do các cá nhân và hộ gia đình quản lý; 904 ha (1,2%) do các công ty lâm nghiệp quản lý; 848 ha (1,2%) do các nhóm hộ gia đình và cộng đồng quản lý; 452 ha (0,6%) do các BQLRĐD quản lý; 274 ha (0,4%) do các doanh nghiệp tư nhân quản lý; 218 ha (0,3%) do các lực lượng dân quân quản lý; 401 ha (0,6%) do các đối tượng khác quản lý (các nhóm tình nguyện viên thanh niên hoặc các hợp tác xã nông nghiệp). Vì thế, UBND các xã và BQLRPH là hai lực lượng chính chịu trách nhiệm quản lý gần 90% đất rừng ở khu vực dự án.

  4. Người dân địa phương bảo vệ rừng ven biển: Các hoạt động bảo vệ rừng được thực hiện thông qua các chương trình/dự án sử dụng ngân sách nhà nước và tại một số khu vực có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương, Ở Quảng Ninh và Hải Phòng, người dân địa phương được trực tiếp hưởng lợi từ nguồn lợi thủy sản dưới tán rừng ngập mặn, vì vậy họ thực hiện rất tốt việc bảo vệ rừng. Giao khoán việc bảo vệ rừng cho các hộ gia đình/cộng đồng cũng đã được tiến hành. TUy nhiên, việc giao khoán chỉ có hiệu lực trong một năm, và sẽ bị gián đoạn trong trường hợp không có ngân sách trong nhiều năm. Vì lý do này, rừng đã không được bảo vệ tốt. Việc giao khoán rừng vẫn còn mang tính hình thức, và được thực hiện chậm mà không quan tâm đến nguồn vốn và trình độ kỹ thuật của các hộ gia đình; nạn phá rừng (kể cả rừng ngập mặn) để nuôi trồng thủy sản vẫn diễn ra; chăn thả gia súc và khai thác thủy sản vẫn xảy ra trong các khu rừng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của rừng. Người dân - những người được khoán rừng và đất lâm nghiệp hiện nay - về bản chất chỉ là "những người làm công" và nhận thù lao theo mức khoán.

A1.5 Các vấn đề và hạn chế về quản lý rừng ven biển

  1. Mặc dù khu vực dự án có giá trị cao về rừng ven biển, rừng ngập mặn và các tài nguyên vên biển (bãi biển, văn hóa, v.v...) mà rất quan trọng để duy trì điều kiện sống cho những người nghèo, nhưng lại đang đối mặt với nhiều áp lực và các mối đe dọa lớn từ nhiều hình thức hoạt động phát triển. Trong quá trình chuẩn bị dự án, các vấn đề và hạn chế chính có thể được tóm tắt như sau:

  • Khó khăn về kỹ thuật do điều kiện tự nhiên và độ nhạy cảm của các hệ sinh thái ven biển: Khu vực dự án bao gồm một bờ biển dài với các điều kiện địa phương và quá trình tự nhiên khác nhau. Dọc theo phần trên (KV1 và giữa KV1 và KV2), điều kiện khu vực ở một vài nơi tương đối khó khăn (nghèo dinh dưỡng, nhiều cát, v.v...) để phục hồi rừng ven biển, đặc biệt là ở những vùng đất cát, đất ngập nước thủy triều sâu. Vùng đầm lầy ven biển ở một số nơi có lớp bùn mỏng, nghèo dinh dưỡng do ít phù sa. Dọc theo KV2 và KV3, đường bờ biển dài nhưng hẹp với độ dốc cao xuống đến bờ biển và chiều dài ngắn của sông dẫn đến sự phân nhỏ và cô lập đất của dự án, và liên quan đến sự phát triển sinh kế. Ngoài ra, khí hậu và điều kiện thời tiết không ổn định cũng như độ nhạy cảm của hệ sinh thái ven biển có thể làm trầm trọng hơn những khó khăn và do đó đòi hỏi sự chú ý hơn đến quản lý những rủi ro/ thiên tai về bão và lũ quét có thể ảnh hưởng xấu đến người dân địa phương. Xây dựng và/hoặc phục hồi đê điều và/hoặc cống nước dưới đê là cần thiết. Việc đảm bảo mọi kế hoạch đầu tư phải xem xét đến nhu cầu bảo vệ và quản lý rừng ven biển, rừng ngập mặn cũng như các tác động tiềm năng đến cộng đồng sống ven biển là rất quan trọng. Bất kỳ đề xuất chuyển đổi sử dụng đất từ rừng ven biển và/hoặc rừng ngập mặn sang mục đích khác đều phải được xem xét cẩn thận.

  • Các cộng đồng địa phương và sự cạnh tranh khốc liệt trong việc sử dụng đất/nước: Dân số đông tại các khu vực ven biển cũng tạo áp lực lớn về tài nguyên, môi trường, và nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên rừng cao. Nhu cầu về đất ở, đất sản xuất, và đất xây dựng ngày càng tăng, đe dọa đến các vùng đất cát dùng để trồng rừng. Nhu cầu về lâm sản và hải sản tự nhiên trong rừng cũng ảnh hưởng tiêu cực đến các hệ sinh thái ven biển. Bên cạnh đó, đa số người dân vẫn trong tình trạng nghèo hoặc cận nghèo và sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng ven biển, đặc biệt là rừng ngập mặn. Những nhu cầu này tác động tiêu cjwc đến việc bảo vệ và phát triển rừng ven biển, và cần được giải quyết hiệu quả. Khu vực dự án bao gồm một bờ biển dài và liên quan đến nhiều cơ quan/ đơn vị, và các lựa chọn để phát triển sinh kế cần phải cân nhắc đến sự cạnh tranh trong việc sử dụng đất và nước cho các ngành công nghiệp, cảng, vận chuyển nước và du lịch. Hiện tại, có những vấn đề do chuyển đổi hình thức sử dụng đất từ rừng ven biển, rừng ngập mặn, bãi bồi sang các hoạt động sản xuất khác cho lợi nhuận cao như nuôi trồng thủy sản, vận tải biển, xây dựng, các dịch vụ với nhu cầu ngày càng tăng. Một số trang trại/ao nuôi trồng thủy sản chỉ dài 100m từ đê biển, làm chết rừng ngập mặn, vi phạm pháp lệnh đê điều, gây ảnh hưởng xấu đến an toàn đê biển. Cần phải nỗ lực giải quyết các mâu thuẫn.

  • Quản lý yếu kém và nguồn lực hạn chế đối với rừng ven biển ở cấp địa phương: Ở Việt Nam, nhiều chính sách và khung pháp lý được ban hành18và áp dụng cho đầu tư và quản lý rừng, phần lớn tập trung vào rừng trên núi. Trong khi gần đây một số chính sách cụ thể về quản lý rừng ven biển19được ban hành, vẫn không có đủ nguồn nhân lực và nguồn kinh phí còn lại hạn chế, đặc biệt là các chỉ tiêu lâm sinh không phù hợp, cụ thể là rừng trên đất cát. Phần lớn các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ không có BQLRPH ven biển. Các lực lượng quản lý không đủ trong khi rừng phòng hộ bị phân nhỏ và ở xen cùng các khu dân cư. Lực lượng quản lý rừng ở cấp xã thiếu nghiêm trọng. Hầu hết cán bộ kiểm lâm địa phương không có trình độ chuyên môn tham mưu cho chính quyền xã trong việc phát triển rừng. Hệ thống khuyến nông lâm nghiệp ở các khu vực ven biển không phù hợp.

  1. Có những cơ hội để tận dựng lợi thế của các địa điểm và điều kiện khí hậu thuận lợi tại khu vực dự án và thúc đẩy sử dụng bền vững nguồn tài nguyên ven biển và cấm các hoạt động phát triển làm giảm giá trị các nguồn tài nguyên ven biển. Ở tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng, khí hậu nhiệt đới tạo điều kiện tốt để phát triển cây trồng và động vật ven biển, và cung cấp cơ hội phục hồi nhanh chóng rừng ven biển, đặc biệt là các loài cây mọc nhanh cần ánh sáng. Những hoạt động này có thể tạo cơ hội việc làm cho cộng đồng địa phương, xây dựng quan hệ sở hữu và quản lý bền vững rừng. Nâng cao kiến thức về các giá trị, các dịch vụ của rừng ven biển, cùng với sinh kế và chuỗi giá trị thị trường ổn định có thể giúp nâng cao sự hiểu biết và cam kết của người dân địa phương. Giữ được sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường và điều kiện kinh tế sẽ góp phần bảo vệ và phát triển rừng ven biển. Có nhiều mô hình và ví dụ tốt có thể được áp dụng ở khu vực và điều này cần phải được đẩy mạnh hơn nữa. Nhiều người tình nguyện bảo vệ rừng, nỗ lực trồng lại rừng, ví dụ điển hình là ở tỉnh Quảng Bình. Phát triển thủy sản được quản lý tốt có thể giúp cải thiện điều kiện sống của người dân địa phương cũng như bảo vệ tài nguyên ven biển và tránh được những mâu thuẫn xã hội không cần thiết. Bảo vệ rừng ven biển, rừng ngập mặn và các nguồn tài nguyên ven biển khác cũng có thể đem lại lợi ích bền vững nhiều hơn cho những người phát triển và người dân địa phương ở khu vực dự án.

Những bản đồ quan trọng

Tỉnh Quảng Ninh và Thành phố Hải Phòng (KV1)




tải về 4.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương