Dự thảo Tháng 1/2017 CÁc từ viết tắT


Phụ lục 4 (a) Quy tắc thực hành Môi trường (ECOP)



tải về 4.02 Mb.
trang19/21
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích4.02 Mb.
#35603
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21

Phụ lục 4 (a) Quy tắc thực hành Môi trường (ECOP)


[Đặc điểm kỹ thuật Hồ sơ dự thầu cho Quản lý thi công và Trách nhiệm của nhà thầu]
1. Chính sách của WB về Đánh giá môi trường (OP 4.01) yêu cầu phải đánh giá môi trường của các dự án do WB tài trợ nhằm đảm bảo các dự án này tốt và bền vững về môi trường. Đánh giá môi trường là một quá trình phân tích những rủi ro tiềm tàng về môi trường, xã hội và xác định cũng như áp dụng các biện pháp để tránh hoặc giảm thiểu những tác động đó.

2. Là một phần của EA, Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội (KHQLMT & XH) là một công cụ bảo vệ thường được sử dụng trong nhiều dự án và một trong quá trình giảm nhẹ và quản lý các tác động môi trường trong thực hiện dự án.

3. Quy tắc thực hành môi trường (ECOP) là các biện pháp giảm thiểu những tác động chung do các hoạt động dự án gây ra trong giai đoạn thi công và dự kiến đưa vào trong tài liệu thầu cũng như yêu cầu nhà thầu thi công thực hiện.

4. Nếu các tác động đòi hỏi các biện pháp giảm thiểu đặc thù tại hiện trường mà không có đầy đủ trong ECOP chung này, những tác động đó cần được đề cập riêng trong ESMP. Bộ ECOP này cũng không bao gồm các tác động từ lán trại của công nhân (giả định là thông thường không cần thiết đối với những công trình nhỏ), tác động từ những công trình lớn (cầu, hầm, đường lớn). Tác động xã hội gây ra bởi tái định cư bắt buộc hoặc liên quan tới dân tộc thiểu số được giải quyết trong các công cụ an toàn khác. Thay mặt cho các chủ sở hữu của tiểu dự án, Ban Quản lý dự án tỉnh (PPMU) có trách nhiệm đảm bảo thực hiện có hiệu quả các ECOP.


CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG
5. Các hoạt động thi công các công trình nhỏ được ECOPS này điều chỉnh là những hoạt động có tác động ở mức độ hạn chế, tạm thời và có thể loại bỏ được cũng như dễ dàng được quản lý bằng các quy tắc thực hành xây dựng tốt. Các vấn đề về môi trường và xã hội trong tài liệu này bao gồm:

  • Phát sinh bụi

  • Ô nhiễm không khí

  • Các tác động từ tiếng ồn và rung

  • Ô nhiễm nước

  • Thoát nước và kiểm soát lắng đọng

  • Quản lý kho dự trữ, các mỏ vật liệu và vật liệu mượn.

  • Chất thải rắn

  • Chất thải nguy hại

  • Phá vỡ bao phủ thực vật và nguồn tài nguyên sinh thái

  • Quản lý giao thông

  • Gián đoạn các dịch vụ tiện ích

  • Phục hồi vùng bị ảnh hưởng

  • An toàn cho công nhân và công cộng

  • Truyền thông đến cộng đồng địa phương

  • Quy trình phát lộ

KHUNG CHÍNH SÁCH VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM

6. Có một số quy định, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn… của Việt Nam liên quan đến các vấn đề môi trường và an toàn phù hợp với các hoạt động thi công và chất lượng môi trường. Những quy định chính liên quan tới các vấn đề trong ECOP được liệt kê dưới đây (đây không phải là một danh sách toàn diện):

  • Tiêu chuẩn/Quy chuẩn môi trường Việt Nam: bao gồm cả tiêu chuẩn về lấy mẫu và bảo quản mẫu, phương pháp phân tích, tiêu chuẩn về chất lượng không khí, nước mặt, nước ngầm, đất, tiêu chuẩn về khí thải, nước thải, tiêu chuẩn về bãi và các tiêu chuẩn về lò đốt; bao gồm

    1. QCVN 39:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu.

    2. QCVN 38:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh.

    3. QCVN 03:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất.

    4. QCVN 15:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong đất.

    5. QCVN 43:2012/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích.

    6. QCVN 05:2013: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

    7. QCVN 06:2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

    8. QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

    9. QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.

    10. QCVN 07:2009/BTNM: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại.

    11. QCVN 17:2011/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa.

    12. Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 10/10/2002 về 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 đo lường vệ sinh lao động.

  • Căn cứ cho an toàn/xây dựng: Vị trí của các bãi thải và mục đích sử dụng khác được thống nhất với chính quyền địa phương và tất cả hoạt động đào đắp đất được thực hiện theo:

  1. Luật giao thông vận tải số 23/2008/QH12

  2. Luật xây dựng số 16/2003/QH11

  3. Nghị định số 73/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính và các vấn đề xã hội

  4. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án

  5. Nghị định số 59/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn

  6. Nghị định số 1338/NĐ-CP về hướng dẫn kỹ thuật xây dựng trong khu vực nền móng yếu

  7. Nghị định số 22/2010/TT-BXD về quy định về an toàn xây dựng;

  8. Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT về quản lý chất độc hại

  9. Quyết định số 35/2005/QD-BGTVT về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

  10. Chỉ thị số 02/2008/CT-BXD về việc chấn chỉnh và tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các đơn vị thuộc ngành xây dựng

  11. TCVN 5308-91: Quy phạm kĩ thuật an toàn trong xây dựng

  12. TCVN 4447: 1987: Công tác đất: Thi công và nghiệm thu

  13. Kiểm soát không khí, tiếng ồn, độ rung được quy định trong TCVN 4087:1985 – (Sử dụng máy xây dựng - yêu cầu chung)

  • Quy trình phát hiện ngẫu nhiên

  1. Luật Di sản văn hóa (2002).

  2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa (2009).

  3. Nghị định số 98/2010/ND-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa.


CÁC YÊU CẦU GIÁN SÁT VÀ BÁO CÁO

7. Không tuân thủ bởi các nhà thầu có thể dẫn đến đình chỉ công trình, xử phạt hành chính hoặc các hình phạt khác, như phải được viết rõ ràng ra trong ESMP và trong hợp đồng.



8. Nhà thầu chịu trách nhiệm thi hành ECOP. Trách nhiệm giám sát thực hiện ECOP được chia sẻ giữa các nhà thầu, PPMU và Tư vấn giám sát thi công (CSC). Kế hoạch làm việc của nhà thầu nên kết hợp với Kế hoạch quản lý môi trường trong quá trình thi công, hướng dẫn tại trong ECOP cũng như các ESMP được xây dựng cho các Hoạt động/TDA. Cán bộ kỹ thuật được chỉ định và Cán bộ môi trường của PPMU có trách nhiệm giám sát việc tuân thủ ESMP với sự đồng ý của nhà thầu được lựa chọn. WB sẽ định kỳ giám sát hoạt động thực hiện dự án do Ngân hàng tài trợ định kỳ là sáu tháng một lần.

9. Tối thiểu, các nhà thầu phải chuẩn bị một bản báo cáo hàng tháng về tuân thủ ECOP cần được nộp cho CSC và PPMU. Yêu cầu báo cáo dự án cụ thể hoặc hợp đồng cụ thể được mô tả trong ESMP. CSC có trách nhiệm giám sát hoạt động môi trường tổng thể của dự án và trình PPMU báo cáo giám sát hàng quý.

10. Bảng dưới đây xác định các vấn đề quan trọng và các biện pháp giảm nhẹ sẽ được nhà thầu thực hiện và tuân thủ. Các quy định của Chính phủ Việt Nam sẽ được sử dụng để đánh giá mức độ tuân thủ.

CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI

BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU

QUY ĐỊNH CỦA VIỆT NAM

  1. Phát sinh bụi

  • Nhà thầu chịu trách nhiệm tuân thủ pháp luật, các quy định của Việt Nam về chất lượng môi trường không khí.

  • Nhà thầu chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp giảm thiểu bụi (ví dụ: sử dụng xe tưới nước mặt đường, che phủ nơi tập kết vật liệu, …) như được yêu cầu.

  • Phương tiện xây dựng phải tuân thủ giới hạn tốc độ và giảm thiểu khoảng cách chuyên chở.

  • Vật liệu khi được bốc dỡ và vận chuyển phải được cố định, che phủ một cách thích hợp để ngăn chặn sự rơi vãi của đất, cát, vật liệu hoặc bụi.

  • Nhà thầu phải chịu trách nhiệm bất kỳ kết quảthu dọn từ thất bại của nhân viên hoặc các nhà cung cấp của mình để sở hữu vật liệu vận chuyển an toàn.

  • Bãi tập kết nguyên vật liệu và đất lộ thiên phải được che chắn, bảo vệ để chống xói mòn bởi gió. Khi lựa chọn vị trí các bãi này phải tính đến hướng gió và vị trí của các điểm nhạy cảm xung quanh.

  • Công nhân cần sử dụng mặt nạ phòng chống bụi ở những nơi mức độ bụi vượt quá giới hạn quy định.

  • QCVN 05: 2009/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí

  • QCVN 06:2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.




  1. Ô nhiễm không khí

  • Tất cả các phương tiện vận chuyển cần tuân theo các quy định của Việt Nam về kiểm soát giới hạn phát khí thải cho phép.

  • Các phương tiện vận chuyển tại Việt Nam phải được kiểm tra định kỳ về sự phát khí thải và được cấp chứng nhận “Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường” theo Quyết định số 35/2005/QD-BGTVT;

  • Không được đốt chất thải hoặc vật liệu xây dựng (ví dụ: nhựa đường, vv…) trên công trường.

  • Các trạm xử lý, trộn bê tông cần đặt xa các khu dân cư.

  • TCVN 6438-2005: Các phương tiện đường bộ. Giới hạn tối đa cho phép về phát thải khí.

  • No. 35/2005/QD-BGTVT

  • QCVN 05:2009/ BTNMT; QCVN 06:2009

  1. Các tác động từ tiếng ồn và rung động

  • Nhà thầu có trách nhiệm thực thi các quy định của Việt Nam liên quan đến tiếng ồn và độ rung.

  • Tất cả các phương tiện cần phải có “Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường” theo Quyết định số 35/2005/QD-BGTVT; để tránh việc máy móc phát sinh tiếng ồn quá mức do không được bảo dưỡng đầy đủ.

  • Khi cần thiết, phải thực hiện các biện pháp để giảm độ ồn tới mức độ chấp nhận được; có thể bao gồm việc lắp các thiết bị giảm thanh, giảm âm hoặc đặt máy thi công có độ ồn lớn trong khu vực được cách âm.

  • Tránh hoặc giảm thiểu việc giao thông vận chuyển đi qua khu dân cư cũng như tránh đặt các trạm chế biến vật liệu trong khu vực dân cư (như trộn xi măng).

  • QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

  • QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.

  1. Ô nhiễm nước

  • Nhà thầu cần có trách nhiệm thực thi các quy định của Việt Nam về việc xả nước thải vào các nguồn tiếp nhận.

  • Phải cung cấp nhà vệ sinh di động hoặc xây dựng nhà vệ sinh cho công nhân xây dựng trên công trường. Nước thải từ nhà vệ sinh cũng như nhà bếp, nhà tắm, bồn chậu rửa bát… sẽ được đổ vào bể chứa để vận chuyển ra khỏi công trường hoặc xả vào hệ thống nước thải thành phố; không cho phép bất cứ sự xả thải trực tiếp nào ra các nguồn nước được.

  • Nước thải vượt quá ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam cần được thu gom vào bể, bồn chứa và đưa ra khỏi công trường bởi đơn vị thu gom chất thải được cấp phép.

  • Sắp xếp hợp lý việc thu gom, chuyển dòng hoặc ngăn chặn dòng nước thải từ các hộ dân để đảm bảo mức tối thiểu về việc xả nước thải hoặc tắc nghẽn và ngập úng cục bộ.

  • Trước khi thi công, nhà thầu cần phải có tất cả các giấy phép/chứng chỉ đổ thải nước thải và các hợp đồng đổ nước thải cần thiết.

  • Khi hoàn thành các công việc xây dựng, bể thu, thùng gom nước thải và bể tự hoại sẽ được xử lý an toàn hoặc đóng lại, trám bít có hiệu quả.

  • QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Chất lượng nước ngầm;

  • QCVN 14:2008/BTNMT: Quy định kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

  • QCVN 24: 2009/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;

  • TCVN 7222: 2002

  1. Kiểm soát thoát nước, trầm tích và bùn cặn lắng

  • Nhà thầu cần theo sát thiết kế thoát nước chi tiết có trong các kế hoạch thi công, nhằm ngăn nước mưa gây ra ngập úng cục bộ hay xói mòn đất dốc và các khu vực đất không được gia cố bảo vệ tạo nên lượng lớn bùn đổ vào các dòng nước địa phương.

  • Đảm bảo hệ thống thoát nước luôn được bảo dưỡng sạch bùn và các rác thải khác.

  • Các khu vực trong dự án, trong công trường không bị xáo trộn bởi các hoạt động xây dựng cần được giữ nguyên điều kiện hiện trạng.

  • Việc đào đắp, phát quang, mái đắp đất sẽ được duy trì phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng, bao gồm các biện pháp như lắp đặt cống, rãnh thoát nước hay sử dụng thực vật che phủ.

  • Để tránh nước rửa trôi mang theo bùn, cặn lắng có thể ảnh hưởng xấu đến dòng nước, cần phải lắp đặt các công trình kiểm soát bùn, cặn lắng tại những điểm cần thiết để làm chậm lại hoặc chuyển hướng dòng chảy và bẫy giữ bùn, cặn lắng cho đến khi thiết lập được thảm thực vật. Các cấu trúc kiểm soát bùn có thể bao gồm rãnh đất, gờ đá, bể lắng bùn, bao rơm, hệ thống bảo vệ đầu vào của mương thoát nước, hàng rào đan và rào chổi.

  • Tháo rút nước và dẫn dòng: trong trường hợp các hoạt động thi công cần phải thực hiện trên địa hình sông nước (ví dụ: xây dựng cống hoặc cầu vượt, xây tường chắn, công trình chống xói mòn), các khu công trường cần được tháo rút nước để việc xây dựng được thực hiện trong điều kiện khô thoáng. Nước chứa bùn, trầm tích cần được bơm từ khu công trình đến công trình kiểm soát bùn, trầm tích phù hợp để xử lý trước khi đổ lại vào dòng nước.

  • TCVN 4447:1987: Công tác đất – quy phạm thi công

  • Thông tư số 22/2010/TT-BXD quy định về an toàn xây dựng; QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

  • QCVN 07:2009/BTNMQCVN 43:2012/BTNMT

  1. Quản lý kho bãi và mỏ đất đá vật liệu

  • Những mỏ đất đá, vật liệu hoặc kho dự trữ quy mô lớn hơn 50.000m3 sẽ cần có các biện pháp quản lý, giảm thiểu đặc thù nằm ngoài phạm vi biện pháp đã xác định trong bản ECOP này.

  • Tất cả các địa điểm được sử dụng phải được xác định trước đó theo các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng đã được phê duyệt. Cần tránh các khu vực nhạy cảm như các điểm danh lam thắng cảnh, các khu vực sinh cảnh tự nhiên, các khu vực gần các nguồn tiếp nhận nhạy cảm hoặc khu vực khác gần nguồn nước.

  • Phải xây dựng mương mở xung quanh khu dự trữ vật liệu để chặn nước thải.

  • Đối với mỏ vật liệu được mở lần đầu, cần dự trữ lớp đất mặt để sau này sẽ sử dụng lại lớp đất này nhằm khôi phục lại khu mỏ trở về lại gần với điều kiện tự nhiên ban đầu.

  • Phải xây tường bao cho khu vực đổ thải nếu cần thiết.

  • Việc sử dụng thêm các khu vực mới cho việc dự trữ, tập kết hay khai thác vật liệu cần thiết cho quá trình thi công phải được phê duyệt trước bởi các kỹ sư xây dựng.

  • Khi các chủ sở hữu đất bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng khu vực đất của họ cho việc dự trữ, tập kết vật liệu hay khai thác mỏ vật liệu, các chủ sở hữu này phải được đưa vào kế hoạch tái định cư của dự án.

  • Nếu cần có đường dẫn vào công trường thì đường dẫn này phải được xem xét trong đánh giá môi trường.




  1. Chất thải rắn

  • Trước khi thi công, nhà thầu phải chuẩn bị một quy trình kiểm soát chất thải (lưu trữ, cung cấp thùng, kế hoạch quét dọn công trường, kế hoạch dỡ bỏ các thùng, v.v) và nhà thầu phải tuân thủ chặt chẽ quy trình này trong các hoạt động xây dựng.

  • Trước khi thi công, nhà thầu phải có tất cả các giấy phép hoặc chứng chỉ đổ chất thải cần thiết.

  • Cần thực hiện các biện pháp giảm thiểu hành vi vứt rác bừa bãi và việc xử lý đổ rác thải một cách cẩu thả. Tại tất cả các trí trên công trường, nhà thầu sẽ cung cấp các thùng rác, thùng chứa và các phương tiện thu gom rác thải.

  • Chất thải rắn có thể được lưu giữ tạm thời trên công trường tại vị trí đã được phê duyệt bởi Tư vấn Giám sát Xây dựng và các chính quyền địa phương liên quan trước khi được thu gom và đổ thải bởi một đơn vị được cấp phép (ví dụ URENCO) tại các khu vực đô thị, các công ty môi trường và vệ sinh địa phương.

  • Các thùng, container chứa chất thải sẽ được đậy nắp và phải đảm bảo bền trong các điều kiện thời tiết và ngăn được các động vật ăn rác thối.

  • Không được đốt hay chôn lấp chất thải rắn trên công trường.

  • Vật liệu có khả năng tái chế như các tấm ván gỗ cho các công trình mương rãnh, thép, vật liệu giàn giáo, bao bì, vv… sẽ được thu gom và tách riêng tại hiện trường từ các nguồn thải khác để tái sử dụng, sử dụng để san lấp hoặc để bán.

  • Nếu không được loại bỏ khỏi công trường, chất thải rắn hoặc các rác thải xây dựng phải được xử lý tại một khu vực đã được xác định và phê duyệt bởi Tư vấn Giám sát Xây dựng, được đưa vào quy trình kiểm soát chất thải rắn. Trong bất cứ trường hợp nào, nhà thầu cũng không được phép tiêu hủy hay đổ thải, vật liệu vào các khu vực nhạy cảm về môi trường như các khu sinh quyển tự nhiên hoặc trong dòng nước.




  • Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải

  • QCVN 07:2009/BTNM: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại

  1. Chất thải hóa học và nguy hại

  • Các chất thải hóa học thuộc loại bất kỳ phải được đổ thải tại khu chôn lấp thích hợp đã được phê duyệt và tuân thủ theo các yêu cầu quy định ở địa phương. Nhà thầu phải có các giấy chứng nhận đổ thải cần thiết.

  • Việc đổ thải các vật liệu có chứa amiăng hoặc các chất độc hại khác phải được thực hiện bởi các công nhân được đào tạo và được cấp chứng chỉ chuyên môn.

  • Dầu mỡ đã qua sử dụng sẽ được đưa ra ngoài khu công trường đến công ty tái chế dầu được phê duyệt.

  • Dầu đã qua sử dụng, chất bôi trơn, vật liệu làm sạch… đã sử dụng để bảo dưỡng phương tiện, máy móc sẽ được thu gom vào các thùng chứa và chuyển ra khỏi công trường bởi các công ty tái chế dầu chuyên dụng để xử lý tại khu xử lý chất thải nguy hại đã được phê duyệt.

  • Dầu đã qua sử dụng và các vật liệu đã bị ô nhiễm dầu có khả năng chứa PCBs phải tuân thủ các thủ tục quy định trong EMF để tránh rò rỉ hoặc gây ảnh hưởng đến công nhân. Cần phải liên hệ với Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh để được hướng dẫn thêm.

  • nhựa đường hoặc các sản phẩm có chứa bitum chưa sử dụng hoặc bị loại bỏ sẽ được trả lại cho nhà máy sản xuất của nhà cung cấp.

  • Các cơ quan có liên quan phải được thông báo kịp thời về bất kỳ sự cố nào xảy ra.

  • Hóa chất phải được lưu kho một cách phù hợp và có dán nhãn thích hợp.

  • Các chương trình truyền thông và đào tạo thích hợp nên được đưa ra để chuẩn bị cho công nhân nhận ra và đáp ứng với hóa chất nguy hiểm tại nơi làm việc.

  • Chuẩn bị và bắt đầu một hành động khắc phục hậu quả sau các sự cố. Trong trường hợp này, nhà thầu phải cung cấp báo cáo giải thích lý do sự cố, hành động khắc phục hậu quả được thực hiện, hậu quả / thiệt hại từ vụ tràn dầu, và đề xuất biện pháp khắc phục.

  • Quyết định số 23/2006/QD-BTNMT về danh sách chất độc hại

  • Circular No. 12/2011/TT-BTNMT on management of hazardous substance

  1. Quản lý nhân công, lán trại và công trường

  • Lán trại của công nhân sẽ được đặt cách xa trường học và các trung tâm chăm sóc sức khỏe ít nhất là 200m và không được nằm trên sườn dốc. Lực lượng lao động sẽ được cung cấp chỗ ở an toàn, thích hợp và thoải mái và nước sạch. Họ phải được duy trì trong điều kiện sạch sẽ và vệ sinh.

  • Văn phòng tại công trường, lán trại của công nhân, trạm trộn, và các phân xưởng phải được bố trí trong vòng 100m từ bất kỳ nguồn nước nào, và 500 mét từ các khu vực dân cư.

  • Các kỹ sư và công nhân phải đăng ký tạm trú với chính quyền địa phương.

  • Nhà thầu phải chỉ định Cán bộ Mô trường và An toàn Lao động, chịu trách nhiệm về các vấn đề môi trường và an toànbao gồm cả đào tạo cho công nhân.

  • Nhà vệ sinh bể phốt phải được cung cấp tại tất cả các khu vực lán trại xây dựng, nơi tập trung công nhân.

  • Hộp cứu thương sẽ được cung cấp trong mỗi lán trại xây dựng.




  1. Phá vỡ bao phủ thực vật và nguồn tài nguyên sinh thái

  • Nhà thầu sẽ chuẩn bị Kế hoạch quản lý việc giải phóng mặt bằng (GPMB), tái sinh thảm thực vật và phục hồi theo các quy định để Kỹ sư Xây dựng duyệt trước. Kế hoạch GPMB phải được Tư vấn Giám sát Xây dựng phê duyệt và phải được tuân thủ nghiêm ngặt bởi nhà thầu. Các khu vực được giải tỏa cần giảm thiểu đến mức có thể.

  • Giải phóng mặt bằng trong khu vực rừng phải được sự cho phép của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

  • Nhà thầu cần bóc tách lớp đất mặt khỏi những khu vực mà đất mặt sẽ bị ảnh hưởng bởi các hoạt động cải tạo, bao gồm các hoạt động tạm thời như lưu trữ, dự trữ…; lớp đất mặt đã bị bóc ra sẽ được lưu trữ trong các khu vực đã thống nhất với Tư vấn giám sát xây dựng để sau này sử dụng cho việc tái tạo thảm thực vật và sẽ được bảo vệ đầy đủ.

  • Không được phép sử dụng hóa chất để giải tỏa cũng như phát quang cây cối.

  • Cấm đốn chặt bất cứ cây nào trừ khi được sự cho phép một cách rõ ràng trong kế hoạch giải tỏa cây cối, thực vật.

  • Khi cần, dựng hàng rào bảo vệ tạm thời để bảo vệ hiệu quả những cây cần bảo tồn trước khi bắt đầu bất cứ hoạt động nào trong khu vực.

  • Không được làm xáo trộn các khu vực có tầm quan trọng tiềm năng như tài nguyên sinh thái trừ khi có sự cho phép trước đó của Tư vấn Giám sát Xây dựng. Tư vấn Giám sát xây dựng cần tham khảo ý kiến của BQLDA, Tư vấn Giám sát môi trường độc lập (IEMC) và các chính quyền địa phương có liên quan. Các khu vực quan trọng tiềm năng này bao gồm các khu vực gây giống hoặc chăn nuôi chim hoặc động vật, các vùng sinh sản của cá hoặc bất cứ khu vực không gian xanh nào được bảo vệ.

  • Nhà thầu phải đảm bảo rằng không có hiện tượng săn bắn, bẫy hay đánh thuốc các loài động vật diễn ra.

  • Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11

  1. Quản lý giao thông

  • Trước khi xây dựng, thực hiện tham vấn chính quyền và cộng đồng địa phương cũng như cảnh sát giao thông.

  • Sự gia tăng đáng kể các lượt phương tiện giao thông cần được đưa vào giải quyết trong kế hoạch thi công và phải được phê duyệt trước đó. Việc phân tuyến giao thông, đặc biệt đối với các xe cơ giới hạng nặng, cần phải tính đến các khu vực nhạy cảm như trường học, bệnh viện và chợ.

  • Cần lắp đặt hệ thống chiếu sáng vào ban đêm nếu cần để đảm bảo an toàn giao thông.

  • Đặt các biển báo xung quanh khu vực xây dựng để tạo điều kiện cho an toàn giao thông, cung cấp các chỉ dẫn đến các khu vực khác nhau của công trường và cung cấp các chỉ dẫn cũng như biển cảnh báo an toàn.

  • Sử dụng các biện pháp kiểm soát an toàn giao thông, bao gồm các biển hiệu đường bộ/sông/kênh và người phất cờ để cảnh báo tình huống nguy hiểm.

  • Tránh vận chuyển vật liệu xây dựng trong giờ cao điểm.

  • Hành lang cho người đi bộ và phương tiện cơ giới trong và ngoài khu vực xây dựng cần được cách ly với công trường và có thể tiếp cận một cách dễ dàng, an toàn và thích hợp. Biển hiệu phải được lắp đặt thích hợp cả ở đường thủy và đường bộ tại những nơi cần thiết.

  • Luật giao thông vận tải số 23/2008/QH12

  • Luật xây dựng số 16/2003/QH11

  • Nghị định số 22/2010/TT-BXD quy định về an toàn xây dựng




  1. Gián đoạn các dịch vụ tiện ích

  • Đối với việc gián đoạn có kế hoạch hoặc không có kế hoạch đến các dịch vụ tiện ích như nước, khí, điện, internet: nhà thầu phải thực hiện tham vấn trước và có kế hoạch dự phòng những tình huống bất ngờ với chính quyền địa phương về hậu quả khi dịch vụ cụ thể bị hỏng hoặc gián đoạn hay tạm ngừng cung cấp.

  • Phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ tiện ích có liên quan để thiết lập các lịch trình xây dựng phù hợp.

  • Cung cấp thông tin cho các hộ dân bị ảnh hưởng về lịch trình làm việc cũng như sự gián đoạn, tạm ngừng cung cấp các dịch vụ dự kiến (trước ít nhất 5 ngày).

  • Cần tránh việc tạm ngừng cung cấp nước cho khu vực nông nghiệp.

  • Nhà thầu cần đảm bảo cấp nước thay thế cho cư dân bị ảnh hưởng trong trường hợp tạm ngừng cấp nước kéo dài hơn 1 ngày.

  • Bất kỳ thiệt hại nào đối với hệ thống đường dây cáp của các hệ thống tiện ích hiện có phải được báo cáo cho chính quyền và sửa chữa càng sớm càng tốt.

Nghị định số 73/2010/ND-CP về xử phạt hành chính các vấn đề an ninh và xã hội

  1. Phục hồi các vùng bị ảnh hưởng

  • Các vùng giải tỏa như mỏ lộ thiên không còn được sử dụng, các khu vực đổ thải, thiết bị trên công trường, lán trại cho công nhân, khu dự trữ, giàn giáo và bất kỳ vùng tạm nào được sử dụng trong quá trình thi công các hạng mục của dự án sẽ được phục hồi cảnh quan, cung cấp hệ thống thoát nước phù hợp và trồng lại cây cối, thực vật đầy đủ.

  • Bắt đầu trồng cây, tái tạo thực vật sớm nhất khi có thể. Những loài thực vật bản địa thích hợp sẽ được lựa chọn để trồng và phục hồi địa hình tự nhiên.

  • Các đống đất đá và sườn dốc bị đào bới phải được lấp lại và trồng cỏ để chống xói mòn.

  • Tất cả các vùng bị ảnh hưởng sẽ được tạo cảnh quan và thực hiện ngay các biện pháp sửa chữa, phục hồi cần thiết, bao gồm tạo không gian xanh, xây đường bộ, cầu và các công trình hiện trạng khác.

  • Trồng cây xanh tại các vùng đất trống và sườn dốc để ngăn chặn hoặc giảm thiểu sự sạt lở và duy trì sự ổn định cho sườn dốc.

  • Đất bị ô nhiễm các chất hóa học hoặc chất nguy hại sẽ được chuyển đi và chôn lấp tại các bãi đổ thải phù hợp.

  • Khôi phục đường và cầu bị hư hỏng do các hoạt động của dự án.

  • Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2005/QH11

  1. Worker and public Safety

  • Nhà thầu cần tuân thủ mọi quy định của Việt Nam về an toàn lao động.

  • Chuẩn bị và thực hiện kế hoạch hành động để ứng phó với các rủi ro và các tình huống khẩn cấp.

  • Chuẩn bị các dịch vụ cứu thương khẩn cấp ngay tại công trường.

  • Tập huấn cho công nhân các quy định an toàn nghề nghiệp.

  • Nếu sử dụng các phương pháp gây nổ, cần vạch ra các biện pháp giảm thiểu và các biện pháp đảm bảo an toàn trong Kế hoạch quản lý môi trường.

  • Đảm bảo cung cấp những thiết bị bảo vệ, miếng bịt tai chống ồn cho công nhân sử dụng máy móc gây tiếng ồn như đóng cọc, nổ, trộn… để kiểm soát tiếng ồn và bảo vệ công nhân.

  • Trong quá trình phá dỡ các cơ sở hạ tầng hiện có, công nhân và người dân cần được bảo vệ khỏi mảnh vụn rơi vãi bằng các biện pháp như đặt máng trượt, kiểm soát giao thông và sử dụng các khu vực hạn chế người ra vào.

  • Lắp đặt các hàng rào, rào chắn, biển cảnh báo nguy hiểm/biển báo khu vực cấm xung quanh khu công trường để chỉ rõ cho người dân nguy hiểm có thể xảy ra. (Chẳng hạn như nền móng cột điện chưa hoàn thành, khu vực điện giật nguy cơ cao, vv).

  • Nhà thầu sẽ cung cấp các biện pháp an toàn như lắp đặt hàng rào, rào chắn, dấu hiệu cảnh báo, hệ thống chiếu sáng để ngăn chặn tai nạn giao thông cũng như các rủi ro khác cho người dân và các khu vực nhạy cảm.

  • Nếu những báo cáo đánh giá trước đây chỉ ra có thể có bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại (UXO), việc giải tỏa vật liệu nổ này phải được thực hiện bởi một đơn vị quân đội có liên quan.

  • Nghị định số 22/2010/TT-BXD về các quy định an toàn xây dựng

  • Chỉ thị số 02 /2008/CT-BXD về các vấn đề an toàn và vệ sinh trong các đơn vị xây dựng

  • TCVN 5308-91: quy định kỹ thuật về an toàn trong xây dựng

  • Quyết định số 96/2008/QD-TTg về giải tỏa bom mìn , vật liệu nổ còn sót lại

  1. Tuyên truyền đến cộng đồng địa phương

  • Duy trì kênh liên lạc mở với chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư liên quan; nhà thầu sẽ phối hợp với các chính quyền địa phương (lãnh đạo phường/xã, thôn) để thỏa thuận về lịch trình, kế hoạch cho các hoạt động xây dựng tại những khu vực gần với khu vực nhạy cảm hoặc những thời điểm nhạy cảm (ví dụ, những ngày lễ hội tôn giáo).

  • Các bản sao tiếng Việt của Quy tắc thực tiễn môi trường (ECOP) và của các tài liệu an toàn môi trường liên quan khác sẽ được cung cấp cho cộng đồng địa phương và người lao động tại công trường.

  • Việc giảm, mất các không gian vui chơi và các bãi đỗ xe: Sự mất các tiện nghi trong quá trình thi công thường không tránh khỏi việc gây bất tiện cho người dân tại các khu vực nhạy cảm. Tuy nhiên, việc tham vấn sớm những đối tượng bị ảnh hưởng sẽ tạo cơ hội để điều tra, nghiên cứu và thực hiện những phương án thay thế. Trong mọi trường hợp, các thiệt hại sẽ phải được đền bù.

  • Phổ biến các thông tin của dự án cho những thành phần bị ảnh hưởng (ví dụ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và các hộ dân bị ảnh hưởng, …) thông qua họp cộng đồng trước khi khởi công.

  • Cung cấp một địa chỉ liên lạc, tiếp xúc với cộng đồng để từ đó những bên quan tâm có thể nhận được thông tin về các hoạt động trên khu vực, tình hình của dự án và kết quả thực hiện dự án.

  • Cung cấp mọi thông tin, đặc biệt là những phát hiện về kỹ thuật, bằng ngôn ngữ mà người dân có thể hiểu được và bằng hình thức tiện dụng cho những người dân quan tâm và những cán bộ được bầu thông qua việc chuẩn bị tờ rơi và các thông cáo báo chí, khi những phát hiện quan trọng được đưa ra trong giai đoạn dự án.

  • Theo dõi những mối quan tâm của cộng đồng và những thông tin yêu cầu khi dự án triển khai.

  • Phản hồi những thắc mắc qua điện thoại và thư viết một cách kịp thời và đúng mực.

  • Thông báo cho cư dân địa phương về kế hoạch xây dựng, lịch trình làm việc, sự gián đoạn các dịch vụ, các tuyến đường vòng và các tuyến xe buýt tạm thời, các hoạt động nổ và phá dỡ một cách thích hợp.

  • Cung cấp tài liệu kỹ thuật và bản vẽ cho Ủy ban Nhân dân tại cộng đồng dân cư, đặc biệt là phác thảo khu vực thi công và kế hoạch quản lý môi trường (KHQLMT) của khu công trường.

  • Bảng thông báo sẽ được dựng tại tất cả các vị trí công trường để cung cấp thông tin về người quản lý công trường, cán bộ môi trường, cán bộ y tế và an toàn, số điện thoại và thông tin về các nội dung khác như vậy người bị ảnh hưởng có thể có kênh để nói lên mối quan tâm và những đề nghị của mình.

  • Nghị định số 73/2010/ND-CP về xử phạt hành chính các vi phạm an ninh và xã hội

  1. Thủ tục đối với các phát hiện ngẫu nhiên

Nếu nhà thầu phát hiện thấy các khu vực khảo cổ, các khu lịch sử, di tích và vật thể, bao gồm hầm mộ hoặc các phần mộ riêng lẻ trong quá trình đào bới hoặc xây dựng, nhà thầu sẽ:

  • Dừng các hoạt động xây dựng trong khu vực phát hiện ngẫu nhiên;

  • Phân định rõ ràng vùng hoặc khu vực có phát hiện;

  • Bảo vệ khu vực để ngăn chặn bất cứ thiệt hại hoặt mất mát các vật thể có thể lấy đi được. Trong trường hợp vật cổ có thể di dời hoặc các di tích nhạy cảm, bố trí một người bảo vệ ban đêm cho đến khi chính quyền địa phương có thẩm quyền hoặc Sở Văn hóa và Thông tin tiếp quản;

  • Báo cáo cho Tư vấn giám sát xây dựng, Tư vấn giám sát xây dựng có trách nhiệm báo cho chính quyền địa phương hoặc trung ương có thẩm quyền về tài sản văn hóa của Việt Nam (trong vòng 24h hoặc sớm hơn);

  • Chính quyền địa phương hoặc trung ương có liên quan sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ và cách ly khu vực trước khi quyết định thủ tục tiếp theo. Việc này sẽ đòi hỏi một đánh giá sơ bộ về phát hiện này. Ý nghĩa và tầm quan trọng của những phát hiện nên được đánh giá theo các tiêu chí khác nhau có liên quan đến di sản văn hóa; những thứ này bao gồm các giá trị thẩm mỹ, lịch sử, khoa học, nghiên cứu, xã hội và kinh tế.

  • Các quyết định về việc làm thế nào để xử lý các phát hiện này sẽ được thực hiện bởi các cơ quan có trách nhiệm. Điều này có thể bao gồm những thay đổi trong cách bố trí (như khi phát hiện một vật có tầm quan trọng về văn hóa hoặc khảo cổ học không thể di chuyển) bảo tồn, bảo quản, phục hồi và cứu hộ.

  • Nếu các địa điểm và/hoặc di tích văn hóa có giá trị cao và bảo quản di tích là khuyến cáo của các chuyên gia và yêu cầu của cơ quan di tích văn hóa, chủ dự án sẽ phải thay đổi thiết kế cần thiết để thích ứng với yêu cầu và bảo quản di tích.

  • Các quyết định liên quan đến việc quản lý phát hiện này sẽ được thông báo bằng văn bản của cơ quan chức năng có liên quan.

  • Xây dựng công trình có thể tiếp tục chỉ sau khi được phép của chính quyền địa phương chịu trách nhiệm liên quan đến bảo vệ di sản.

  • Luật di sản văn hoá (2002)

  • Luật di sản văn hoá sửa đổi, bổ sung (2009)

  • Nghị định số 98/2010/ND-CP bổ sung và sửa đổi





tải về 4.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương