DỰ thảO 1 (Ngày 12/11/2014)



tải về 2.44 Mb.
trang6/17
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích2.44 Mb.
#17384
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

4.1. Xác định trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân, mỗi cấp chính quyền trong chủ trì và phối hợp thực hiện đề án

4.1.1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Chỉ đạo thực hiện Đề án; ban hành các văn bản hướng dẫn, cơ chế, chính sách để thực hiện Đề án.

4.1.2. Cục Thú y


Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan:

a) Tham mưu, đề xuất về các hoạt động cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ.

b) Đào tạo, tập huấn cho các cán bộ Trung ương và cấp tỉnh triển khai công tác giám sát dịch bệnh.

c) Hướng dẫn, tổ chức thẩm định và đề xuất công nhận các phòng thử nghiệm đạt chuẩn theo quy định tại Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT.

d) Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình kỹ thuật về giám sát, xét nghiệm;

đ) Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các chương trình giám sát dịch bệnh trên tôm.

e) Báo cáo Bộ NN&PTNT kết quả giám sát bệnh trên tôm và tổng hợp kết quả tác động của đề án về giám sát.

4.1.3. Tổng cục Thủy sản


Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho phát triển nuôi tôm, xây dựng hướng dẫn cụ thể về chuyển đổi cơ cấu nuôi tôm, hướng dẫn mùa vụ nuôi, quy trình nuôi an toàn sinh học, quản lý chất lượng tôm giống.

4.1.4. Trung tâm Khuyến nông quốc gia


Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành, triển khai thực hiện các chương trình khuyến nông, thông tin tuyên truyền, đào tạo tập huấn cho mạng lưới thú y cơ sở, người nuôi tôm,…

4.1.5. Các đơn vị khác thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phân công, phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc xây dựng các văn bản hướng dẫn, cơ chế, chính sách, nghiên cứu để thực hiện Đề án này.

4.1.6. Ủy ban nhân dân các tỉnh nuôi tôm nước lợ


a) Chỉ đạo xây dựng Dự án giám sát một số dịch bệnh quan trọng trên tôm tại địa phương trên cơ sở Đề án này.

b) Ban hành và áp dụng các cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của địa phương.

c) Tổ chức thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thực hiện giám sát một số dịch bệnh quan trọng trên tôm.

d) Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả triển khai thực hiện giám sát một số dịch bệnh quan trọng trên tôm theo yêu cầu của Bộ NN&PTNT.


4.1.8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


a) Tổ chức xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Dự án giám sát một số dịch bệnh quan trọng trên tôm tại địa phương.

b) Xây dựng, đề xuất các cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của địa phương với mục đích giám sát dịch bệnh.

c) Đề xuất, tham gia tổ chức thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thực hiện giám sát một số dịch bệnh quan trọng trên tôm.

d) Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả triển khai thực hiện giám sát một số dịch bệnh quan trọng trên tôm theo yêu cầu của Bộ NN&PTNT.


4.1.9. Chi cục Thú y


a) Trực tiếp xây dựng và báo cáo Sở NN&PTNT trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Dự án giám sát một số dịch bệnh quan trọng trên tôm tại địa phương; tổ chức thực hiện Dự án sau khi được phê duyệt.

b) Tham gia xây dựng, đề xuất các cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của địa phương với mục đích giám sát dịch bệnh.

c) Đề xuất các nội dung kỹ thuật để tổ chức thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thực hiện giám sát một số dịch bệnh quan trọng trên tôm.

d) Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả triển khai thực hiện giám sát một số dịch bệnh quan trọng trên tôm theo yêu cầu của Bộ NN&PTNT (Cục Thú y).


4.1.10. Các cơ sở sản xuất, ương nuôi tôm giống, nuôi tôm thương phẩm theo phương thức thâm canh, bán thâm canh


a) Phải tham gia thực hiện giám sát một số dịch bệnh quan trọng trên tôm.

b) Bố trí nguồn lực và kinh phí triển khai thực hiện giám sát một số dịch bệnh quan trọng trên tôm.

c) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thú y có thẩm quyền để triển khai thực hiện giám sát một số dịch bệnh quan trọng trên tôm.

4.1.11. Người buôn bán, vận chuyển tôm giống


Phải thực hiện các quy định về kiểm dịch vận chuyển thủy sản theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn thú y.

4.2. Giải pháp tổ chức thực hiện

4.2.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách


- Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về thú y (gồm có: Pháp lệnh Thú y, Nghị định hướng dẫn việc thi hành Pháp lệnh Thú y, thông tư, thông tư liên tịch, các hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước) để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

- Đề xuất cơ chế, chính sách liên kết tiêu thụ sản phẩm thủy sản đảm bảo an toàn dịch bệnh để lưu thông trong nước và xuất khẩu.

- Kinh phí của Nhà nước sẽ được sử dụng để thông tin tuyên truyền, hội thảo, tập huấn, đầu tư nâng cấp, duy trì hoạt động của hệ thống thú y để thực hiện giám sát, kiểm dịch vận chuyển thủy sản và sản phẩm thủy sản, công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định.

- Kinh phí Nhà nước đảm bảo hỗ trợ một phần cho việc thực hiện giám sát một số dịch bệnh quan trọng trên tôm cho mục đích xuất khẩu.

- Các doanh nghiệp, cơ sở nuôi tôm chịu trách nhiệm kinh phí cho thực hiện giám sát một số dịch bệnh quan trọng trên tôm.

4.2.2. Giải pháp về giáo dục, truyền thông


Xây dựng và triển khai các chương trình truyền thông đối với các đối tượng có liên quan về quyền lợi, trách nhiệm trong việc phòng, chống dịch bệnh trên tôm, cụ thể:

- Tổ chức tuyên truyền về nội dung của Đề án, đặc biệt là mục tiêu của Đề án và những lợi ích mà Đề án có thể mang lại.

- Tăng cường thông tin tuyền truyền công tác phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi.

- Các cơ sở nuôi tôm tham gia thực hiện Đề án giám sát một số bệnh quan trọng trên tôm nuôi.

- Người buôn bán, vận chuyển thủy sản: Tuân thủ các quy định về kiểm dịch vận chuyển thủy sản, thực hiện các biện pháp an ninh sinh học để hạn chế làm phát sinh và lây lan dịch bệnh.

- Tuyên truyền cho cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản và các cơ sở tôm nhận thức đầy đủ về quản lý, sản xuất và kinh doanh tôm.


4.2.3. Giải pháp về hệ thống tổ chức


a) Hoàn thiện hệ thống thú y thủy sản:

- Thống nhất quản lý nhà nước về công tác thú y thủy sản từ Trung ương đến cấp huyện.

- Củng cố, tăng cường hệ thống thú y cơ sở (thú y xã) để triển khai giám sát dịch bệnh.

- Xây dựng và thống nhất hệ thống báo cáo, nhập số liệu giám sát dịch bệnh trên tôm nuôi trên phạm vi toàn quốc



b) Công tác cán bộ: Thường xuyên đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ kỹ thuật để xét nghiệm bệnh thủy sản, báo cáo dịch bệnh và xây dựng bản đồ dịch tễ đáp ứng yêu giám sát dịch bệnh.


tải về 2.44 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương