DỰ thảO 1 (Ngày 12/11/2014)


Thực trạng của của công tác giám sát dịch bệnh trên tôm



tải về 2.44 Mb.
trang4/17
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích2.44 Mb.
#17384
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

3.2. Thực trạng của của công tác giám sát dịch bệnh trên tôm

3.2.1. Các chương trình giám sát dịch bệnh trên tôm nuôi đã và đang triển khai


- Trước năm 2014, công tác giám sát dịch bệnh trên tôm tại các địa phương chưa được chú trọng triển khai.

- Từ đầu năm 2014, đã và đang triển khai chương trình giám sát bệnh hoại tử gan tụy cấp tính và đốm trắng trên tôm tại 8 tỉnh trọng điểm về nuồi trồng thủy sản hiện đang triển khai dự án CRSD (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Sóc Trăng và Cà Mau).

- Năm 2014, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Cục Thú y chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ở Trung ương và địa phương thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng các giải pháp phòng, chống dịch bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi”, sử dụng nguồn kinh phí của Cục Thú y.

- Đến hết tháng 4/2014, các địa phương lấy tổng số mẫu gửi xét nghiệm tại 32 phòng thử nghiệm nêu trên là 27.484 mẫu (gồm 25.612 mẫu bệnh phẩm tôm, 882 mẫu cá và 991 mẫu nghêu). Công tác xét nghiệm mẫu được thực hiện một cách đều đặn tại các phòng thử nghiệm: của Chi cục Thú y Bình Định (xét nghiệm 1.077 mẫu tôm), Ninh Thuận (xét nghiệm 1.109 mẫu tôm), Tp. Hồ Chí Minh (xét nghiệm 798 mẫu tôm, cá và nghêu), Sóc Trăng (xét nghiệm 2.038 mẫu tôm) và Kiên Giang (xét nghiệm 1.593 mẫu), Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bến Tre (xét nghiệm 7.234 mẫu tôm), Trà Vinh (xét nghiệm 5.709 mẫu tôm), Trung tẩm Chẩn đoán Thú y trung ương (xét nghiệm 789 mẫu tôm, cá và nghêu).

- Một số địa phương đã và đang thực hiện các xét nghiệm phát hiện bệnh: đốm trắng (WSSV), đầu vàng (YHV/GAV), còi (MBV), hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV), hoại tử cơ (IMNV), bệnh gan do virus ở tôm (HPV), ký sinh trùng trên nghêu và gần đây nhất là bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm. Kết quả xét nghiệm của các đơn vị cũng cho thấy: Virus đốm trắng có tỷ lệ lưu hành cao nhất ở các mẫu bệnh tôm, tiếp đó đến các virus gây bệnh còi, virus hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu, vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND). Tuy nhiên, hầu hết các địa phương chưa lấy mẫu gửi chẩn đoán xét nghiệm bệnh AHPND, kể cả mẫu ổ dịch và mẫu tôm giống. Ngoài ra, việc chẩn đoán, xét nghiệm bệnh vẫn chủ yếu tập trung đối với bệnh trên tôm, chưa chú trọng nhiều đối với chẩn đoán, xét nghiệm bệnh trên cá, nghêu.

- Từ năm 2013, theo đề nghị của Cục Quản lý chất lượng thủy sản, Cục Thú y có văn bản đề nghị Cơ quan Thú y vùng VI Và VII thu mẫu giám sát bệnh IHHNV tại các cơ sở nuôi tôm xuất khẩu sang Trung Quốc, cụ thể:

+ Năm 2013, Cơ quan Thú y vùng VI tiến hành thu mẫu và xét nghiệm 186 mẫu bệnh tôm của 15 cơ sở ở Bến Tre và 01 cơ sở ở Tp Hồ Chí Minh trong đó , kết quả 95 mẫu dương tính với IHHNV, chỉ có 11 cơ sở nuôi ở Bến Tre là có mẫu thu không phát hiện thấy IHHNV.

+ Năm 2013, Cơ quan Thú y vùng VII tiến hành thu mẫu và xét nghiệm của 285 mẫu bệnh tôm của 41 cơ sở ở Bạc Liêu trong đó 94 mẫu dương tính với IHHNV, có 32 cơ sở là có mẫu thu không phát hiện thấy IHHNV.

+ Năm 2014, Cơ quan Thú y vùng VII tiếp tục thu 30 mẫu tôm ở 05 cơ sở không phát hiện thấy IHHNV.

+ Theo như thông tin của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Bên phía Trung Quốc đã chấp thuận cho 04 cơ sở đóng gói xuất khẩu hàng tôm sú sống vào Trung Quốc (gồm 33 cơ sở nuôi tôm sú không phát hiện thấy IHHNV nói trên).


3.2.2. Một số khó khăn, tồn tại, bất cập trong công tác giám sát dịch bệnh trên tôm nuôi


- Về quản lý, tổ chức hoạt động: Một số phòng thử nghiệm còn thụ động và chỉ chờ khi nào có mẫu gửi đến mới xét nghiệm; chưa chủ động đến các ổ dịch bệnh thủy sản để lấy mẫu xét nghiệm. Nguyên nhân là do chưa có các chương trình giám sát chủ động phát hiện sớm các loại dịch bệnh; trong khi đó việc báo cáo dịch bệnh, lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm của các địa phương còn rất ít; nhiều địa phương do không có kế hoạch phòng chống dịch bệnh nên không có kinh phí lấy mẫu gửi xét nghiệm nhưng vẫn báo cáo khẳng định bệnh là chưa có cơ sở.

- Về năng lực của cán bộ chẩn đoán, xét nghiệm: Tại một số địa phương mặc dù nhiệm vụ thú y thủy sản được chuyển sang ngành thú y, nhưng không chuyển giao trang thiết bị và con người. Trong khi đó việc đào tạo cán bộ bệnh học thủy sản tại các trường đại học, cũng như việc đào tạo ngắn hạn chưa được chú trọng, nên kinh nghiệm và năng lực chuyên môn của các cán bộ làm xét nghiệm bệnh thủy sản còn hạn chế.

- Về quy trình chẩn đoán xét nghiệm: Một số bệnh quan trọng chưa có quy trình kỹ thuật quốc gia nên việc thống nhất áp dụng còn nhiều khó khăn; kít xét nghiệm bệnh thủy sản rất đa dạng, chưa được quản lý chặt; việc kiểm tra độ thuần thục giữa các phòng thử nghiệm chưa được triển khai, nên kết quả xét nghiệm của các phòng thử nghiệm có thể khác nhau.

- Mặc dù đã có quy định và nhiều văn bản hướng dẫn về lấy mẫu xét nghiệm tác nhân gây ra các ổ dịch bệnh thủy sản, nhưng thực tế số lượng địa phương chủ động lấy mẫu để xét nghiệm xác định tác nhân là rất ít, kểcả các địa phương trọng điểm về nuôi trồng thủy sản và trọng điểm về dịch bệnh.

- Hiện chưa có chương trình quốc gia về giám sát chủ động dịch bệnh thủy sản hoặc có nhưng ở phạm vi rất hẹp, chưa thường xuyên được triển khai, nên số lượng mẫu các phòng thử nghiệm tiến hành xét nghiệm còn rất ít, do đó các phòng thử nghiệm ít có cơ hội rèn luyện các kỹ năng xét nghiệm.

- Mức phí, lệ phí chẩn đoán xét nghiệm theo quy định tại Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 01/2/2012 là rất thấp hoặc không định mức so với chi phí thực tế, nên các phòng thử nghiệm không thu đủ kinh phí để duy trì hoạt động, thường phải sử dụng các nguồn kinh phí khác bù bào; thậm chí có những bệnh quan trọng như bệnh hoại tử gan tụy cấp, hiện giờ chưa có mức thu phí đối với xét nghiệm bằng phương pháp PCR.

- Dịch bệnh nhiều, người nuôi sử dụng thuốc, hóa chất khó kiểm soát gây ô nhiễm môi trường, mật vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tuy nhiên, hiện nay chưa có Chương trình, Đề án quốc gia triển khai giám sát một cách có hệ thống dịch bệnh thủy sản, đáp ứng yêu cầu của các nước nhập khẩu thủy sản.




tải về 2.44 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương