DỰ thảO 1 (Ngày 12/11/2014)



tải về 2.44 Mb.
trang2/17
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích2.44 Mb.
#17384
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

PHẦN I: MỞ ĐẦU


Ngành thủy sản đã và đang chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Tại Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 03/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 đã đề ra mục tiêu “phát triển nhanh nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có hiệu quả, sức cạnh tranh cao và phát triển bền vững; trở thành ngành sản xuất chủ lực cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, đồng thời tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nông, ngư dân, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo và bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển, đảo của Tổ quốc”.

Mục tiêu cụ thể tại Quyết định 332 gồm: Đến năm 2015 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 3,60 triệu tấn, trên diện tích 1,10 triệu ha; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 - 4,0 tỷ USD, giải quyết việc làm cho khoảng 3,0 triệu lao động; đến năm 2020 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 4,5 triệu tấn, trên diện tích 1,2 triệu ha; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 5,0 - 5,5 tỷ USD, giải quyết việc làm cho khoảng 3,5 triệu người.

Trong 10 tháng đầu năm 2014, theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản thì cả nước có 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nuôi tôm nước lợ, với tổng diện tích đã thả nuôi 675.830 ha, sản lượng thu hoạch 568.668 tấn; theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy tổng sản lượng tôm xuất khẩu đạt giá trị khoảng 3,8 tỷ USD, tăng khoảng 23% so với cùng kỳ năm 2013.

Tuy nhiên, ngành nuôi tôm và xuất khẩu tôm có nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng bởi các loại dịch bệnh và tình hình ô nhiễm môi trường vùng nuôi. Cụ thể, một số bệnh nguy hiểm trên tôm bao gồm: bệnh đốm trắng (WSD), bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm (AHPND), bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHND) đã và đang gây ra thiệt hại trầm trọng cho người sản xuất, nuôi tôm. Theo báo cáo của các địa phương, tổng diện tích nuôi tôm bị các bệnh nêu trên có chiều hướng gia tăng giữa qua các, cụ thể: năm 2012 có 36.738 ha; năm 2013 19.014 ha; trong 10 tháng đầu năm 2014 có 28.126 ha có diện tích bị bệnh; diện tích bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường cũng tăng qua các năm.

Hiện nay, công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản đã và đang được thực hiện theo những quy định tại Pháp lệnh Thú y năm 2004, Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/03/2005 của Chính phủ, Thông tư số 17/2014/TT-BNNPTNT ngày 20/6/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), các văn bản chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, văn bản hướng dẫn kỹ thuật của Cục Thú y. Tuy nhiên, những văn bản này chỉ đưa ra những quy định chung, phần lớn là những điều khoản về quản lý hành chính nhà nước đối với công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản. Trong khi đó, công tác giám sát dịch bệnh chưa được chú trọng, chưa được triển khai triển khai thường xuyên. Hậu quả là thiếu thông tin, kết quả giám sát để dự báo, cảnh báo dịch bệnh; thông tin về dịch tễ bệnh trên tôm nuôi còn rất hạn chế, dẫn đến việc xây dựng các phương pháp phòng chống còn chưa thực sự phù hợp, thiếu tính thực tiễn, hiệu quả khống chế dịch bệnh còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất, nhất là sản xuất hàng hóa, chưa thúc đẩy tạo ra các sản phẩm an toàn dịch bệnh và xuất khẩu đôi khi còn gặp khó khăn do dịch bệnh.

Vì vậy, “Đề án giám sát một số dịch bệnh quan trọng trên tôm nuôi, giai đoạn 2015 - 2020” được xây dựng để có cơ sở xây dựng và tổ chức phòng, chống dịch bệnh trên tôm kịp thời, hiệu quả nhằm thúc đẩy nuôi tôm an toàn dịch bệnh và đẩy mạnh xuất khẩu tôm, sản phẩm tôm từ Việt Nam sang các nước. Để triển khai được đề án này, cần có sự chỉ đạo xuyên suốt từ Trung ương đến các cấp chính quyền của địa phương, có hệ thống tổ chức chuyên ngành, lược lượng cán bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật và kinh phí đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống dịch bệnh.


PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1.1. Căn cứ chủ trương của Đảng


- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của hội nghị lần thứ bảy ban chấp hành trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, bao gồm cả phát triển thủy sản và xây dựng hệ thống thú y thuỷ sản.

- Kết luận số 97-KL/TW ngày 9/5/2014 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW nêu trên.


1.2. Căn cứ pháp luật của Nhà nước


- Luật Thuỷ sản năm 2003.

- Pháp lệnh Thú y năm 2004.

- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y.

- Quyết định 2194/QĐ-TTg, ngày 25/12/2009 của Thủ tương Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giông thủy sản đến nãm 2020.

- Quyết định 1690/QĐ-TTg ngày 16/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020.

- Quyết định 332/QĐ-TTg ngày 03/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) đến năm 2020.

- Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tưởng Chính phủ về một số chinh sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

- Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2015 và định hướng đến nãm 2020.

- Quyết định sổ 939/QĐ-TTg ngày 19/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2020.

- Quyết định số 1445/QĐ-TTg, ngày 16/08/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020 và tầm. nhìn đên năm 2030;

- Quyết định 1068/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

1.3. Căn cứ nhu cầu thực tiễn


Các quy định và văn bản chỉ đạo của Bộ NN&PTNT

- Thông tư số 56/2011/TT-BNNPTNT ngày 16/8/2011 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thú y thủy sản.

- Thông tư số 38/2012/TT-BNNPTNT ngày 02/8/2012 của Bộ NN&PTNT ban hành danh mục các bệnh thủy sản phải công bố dịch.

- Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/5/2013 của Bộ NN&PTNT về quản lý giống thủy sản.

- Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/6/2014 của Bộ NN&PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh cho thủy sản thủy sản nuôi.

- Quyết định số 666/QĐ-BNN-TCCB ngày 4/4/2014 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thú y.

- Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008 của Bộ NN&PTNT và Bộ Nội vụ về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp xã về NN&PTNT.

- Quyết định 2310/QĐ-BNN-CB ngày 4/10/2011 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển chế biển thủy sản toàn quốc đến năm 2020.

- Quyết định số 1771/2012/QĐ-BNN, ngày 27/7/2012 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống thủy sản đến năm 2020.

- Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11/2013 của Bộ NN&PTNT về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Quyết định số 1167/OĐ-BNN-TCTS ngày 28/5/2014 của Bộ NN&PTNT về việc ban hành chương trình hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2013 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành chương trình hành động thực hiện đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Quyết định số 2270/QĐ-TTg ngày 21/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch thực hiện Kết luận 28/KL/TW về phương hưởng, nhiệm vụ, giải pháp phát triền kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020;

- Quyết định số 61/QĐ-BNN-KH ngày 10/01/2014 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành kế hoạch hành động của Bộ NN&PTNT thực hiện Quyết định 2270/QĐ-TTg ngày 21/11/2013.

- Chương trình hành động ban hành kèm theo Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10/7/2014 của Chính phủ đã đưa ra danh mục những công việc cụ thể cần triển khai thực hiện, trong đó quy định hàng năm Bộ NN&PTNT chủ trì phối hợp với các địa phương “Tăng cường giám sát phòng chống dịch bệnh, quản lý sử dụng hóa chất, thú y trong sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản”

- Chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT tại Hội nghị tổng kết nuôi tôm nước lợ năm 2014 và triển khai kế hoạch năm 2015 được tổ chức tại tỉnh Bến Tre vào ngày 04/11/2014.



Quy định quốc tế và cam kết của Việt Nam

- Cam kết của Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); Việt Nam cam kết thực hiện các nghĩa vụ của Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật (SPS) ngay khi gia nhập WTO.

- Quy định của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) về thú y thủy sản thủy sản phục vụ giao thương quốc tế, bao gồm cả giám sát dịch bệnh thủy sản.

- Theo yêu cầu của một số nước nhập khẩu tôm của Việt Nam như Hoa Kỳ, các nước châu Âu, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,….



Tình hình nuôi tôm và dịch bệnh trên tôm

- Tính đến hết tháng 10/2014, tổng diện tích nuôi của 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là trên 675.000 ha; lượng người tham gia nuôi trồng thủy sản tăng lên; hiện đang có xu hướng chuyển dịch diện tích nuôi tôm sú sang nuôi tôm chân trắng, trong khi đó môi trường nuôi trồng bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, do đó nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm xuất hiện và gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm như bệnh đốm trắng (WSD), bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm (AHPND), bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHND). Theo số liệu báo cáo của các địa phương, tổng diện tích nuôi tôm bị các bệnh nêu trên có chiều hướng gia tăng giữa các năm, gây tổn thất hàng nghìn tỷ đồng của người dân; thực trạng tôm giống nhiễm tác nhân gây các bệnh nêu trên cũng được báo động trong những năm gần đây.

Công tác giám sát dịch bệnh chưa được chú trọng và triển khai triển khai thường xuyên. Hậu quả là thiếu kết quả giám sát để dự báo, cảnh báo dịch bệnh; nhiều thông tin về dịch tễ bệnh trên tôm nuôi còn rất hạn chế, dẫn đến việc xây dựng các phương pháp phòng chống còn chưa thực sự phù hợp, thiếu tính thực tiễn, hiệu quả khống chế dịch bệnh còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất, nhất là sản xuất hàng hóa, chưa thúc đẩy tạo ra các sản phẩm an toàn dịch bệnh và xuất khẩu đôi khi còn gặp khó khăn do dịch bệnh.



tải về 2.44 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương