DỰ Án phát triển cáC ĐÔ thị loại vừa tiểu dự Án thành phố phủ LÝ, TỈnh hà nam



tải về 1.18 Mb.
trang4/17
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.18 Mb.
#18691
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

KHU VỰC ẢNH HƯỞNG CỦA DỰ ÁN


Từ quan điểm đánh giá môi trường và xã hội của một dự án, điều quan trọng là việc xác định khu vực mà ở đó các tác động môi trường và xã hội được quan tâm.

Khu vực xây dựng trường THCS Lương Khánh Thiện nằm giáp với 2 trường tiểu học và mầm non Lương Khánh Thiện, ngoài ra xung quanh khu vực xây dựng trường có dân cư tương đối đông. Phía trước trường là đường Lê Lợi và một khu chợ trên đường Lê Lợi cách trường khoảng 200m. Phần đất xât dựng là nền đất cũ của trường (1322m2)

Khu vực kè bắc sông Châu Giang bao gồm phần đường kè dọc sông ảnh hưởng chủ yếu tới các hộ dân dọc sông và môi trường nước sông Châu Giang, nằm dọc theo sông từ QL1A tới cầu Châu Giang, đất tiếp giáp một phần là đất ở của người dân (2142 m2), phần đất còn lại do UBND phường quản lý (27810m2), trên đó chủ yếu là bèo, cỏ dại, cây tre. Khu vực không có giao thông thủy. Trong khu vực này có 19 ngôi mộ cần di dời.

Khu vực xây dựng đường phía bắc cơ sở khám chữa bệnh bệnh viện Bạch Mai nối với đường D4-N7 nằm giữa ruộng lúa, không có dân cư, là đất nông nghiệp (3962m2)

Khu vực xây dựng tuyến đường tránh ĐT491: khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp là tổ dân phố Mễ Nội, dân cư dọc đường 491 cũ, đường Biên Hòa, trong đó đất ở người dân là 409m2, đất do UBND phường quản lý là 9084m2)

Ngoài ra, khu vực bị ảnh hưởng cũng bao gồm các tuyến vận chuyển như đường kè dọc sông Châu Giang, đường giao thông nội bộ trong phường Lam Hạ, tuyến đường 491 hiện trạng, các công trình lán trại trên công trường



Ngoài ra, tại khu vực dự án có một số các dự án khác đã triển khai và sắp sửa triển khai, có thể gây ra các tác động qua lại gián tiếp tới dự án này, bao gồm các dự án sau đây:

  • Tên dự án: Dự án đầu tư xử lý khẩn cấp sạt lở bờ kết hợp chỉnh trang đô thị đoạn thượng lưu cống Phủ Lý từ cầu Phủ Lý qua Quốc lộ 1A đến cống xả trạm bơm Mễ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

  • Chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân thành phố Phủ Lý.

  • Nguồn vốn: Ngân sách trung ương và các nguồn vốn khác.

  • Mục tiêu dự án:

    • Phòng chống lũ nội địa, thuận lợi cho công tác kiểm tra, quản lý đê điều trong các mùa lũ bão.

    • Phòng, chống xói lở bờ, mở rộng hành lang ven sông, tạo vẻ đẹp cảnh quan, bảo vệ môi trường sinh thái.

    • Đảm bảo an toàn và thuận tiện cho giao thông thủy, bộ ven hai bờ sông Châu, phát triển hạ tầng đô thị, du lịch.

  • Dự án gồm các hạng mục chính là kè bờ bắc và bờ nam sông Châu Giang: (i) Kè bờ Bắc sông Châu Giang với chiều dài 1513m, cao trình đỉnh tường sườn +5m, kết cấu bê tông cốt thép, vỉa hè giáp kè rộng 10m,có hệ thống điện chiếu sáng, rãnh tiêu nước; (ii) Kè bờ Nam sông Châu Giang với chiều dài 1360m, cao trình đỉnh tường sườn +5m, kết cấu bê tông cốt thép, vỉa hè giáp kè rộng 3m,có hệ thống điện chiếu sáng, rãnh tiêu nước.

  • Báo cáo FS được phê duyệt theo quyết định 854b/QĐ-UBND ngày 18/7/2008. Báo cáo ĐTM của dự án cũng được phê duyệt tại quyết định số 705/QĐ-UBND ngày 12/7/2010.

  • Tiến độ thực hiện dự án: từ năm 2008-2011. Từ năm 2010 đến năm 2013, Chủ đầu tư đã cho triển khai thi công hoàn thiện bờ phía Nam đoạn từ quốc Lộ 1A đến cầu Liêm Chính, còn đoạn bờ phía Bắc hiện vẫn tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện, chưa triển khai thi công do chưa phân bổ được nguồn vốn.

  • Do nhu cầu mở rộng quy hoạch chỉnh trang thành phố Phủ Lý,,đặc biệt khu vực ven sông Châu, vừa kết hợp giao thông thủy, bộ vừa kết hợp khai thác dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, và để phòng chống hiện tượng xói lở, đảm bảo an toàn cho người dân nên việc đầu tư kè bờ bắc sông Châu Giang là cần thiết.

  • Để giải quyết vấn đề chồng sạt lở cho các hộ dân dọc bờ bắc sông Châu Giang, Tiểu dự án thành phố Phủ Lý với vốn vay từ Ngân hàng Thế giới sẽ tài trợ một phần cho đoạn kè bắc sông Châu Giang từ QL1A đến cầu Châu Giang (thuộc phường Lam Hạ), là khu vực xảy ra xói lở tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người dân sống dọc sông. Phần kè bờ bắc còn lại sẽ được tiếp tục đầu tư trong thời gian tới khi thành phố bố trí được nguồn vốn.

Thông số kỹ thuật chính của dự án chống sạt lở bờ:

  • Loại công trình: kè chống sạt lở mái kết hợp hộ chân, công trình thủy lợi cấp IV

  • Công trình chính:

*Kè Bắc Châu Giang, L=1513m. Tường kè dạng tường chắn hai lớp, kiểu sườn chống và tường trọng lực, kè hộ chân dạng lăng thể tựa bằng đá hộc, cao trình đỉnh tường sườn +5m, kết cấu bê tông cốt thép, vỉa hè giáp kè rộng 10m,có hệ thống điện chiếu sáng, rãnh tiêu nước

*Kè Nam Châu Giang: Chiều dài 1360m. Tường kè dạng tường chắn kiểu sườn chống 1 lớp kết hợp kè hộ chân, ao trình đỉnh tường sườn +5m, kết cấu bê tông cốt thép, vỉa hè giáp kè rộng 3m,có hệ thống điện chiếu sáng, rãnh tiêu nước..



Mối liên quan với tiểu dự án thành phố Phủ Lý: Hiện tại kè phía Nam sông Châu Giang đã hoàn thành xây dựng. Kè phía Bắc sông Châu Giang chưa được thực hiện. Một phần đoạn kè phía Bắc sông Châu Giang từ QL1A đến cầu Châu Giang sẽ được tài trợ bởi dự án này. Không có các tác động cộng gộp được xác định.

  1. ĐIỀU KIỆN TỰ NhiÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘi
    1. Điều kiện tự nhiên

      1. Vị trí địa lý


Thành phố Phủ Lý là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh Hà Nam, nằm ở trung tâm tỉnh, giữa ngã ba sông Đáy, sông Nhuệ và sông Châu và có tọa độ địa lí 20°30’ - 20°35’ Vĩ độ Bắc và 105054 - 105058 Kinh độ Đông. Ranh giới địa lí và vị trí tiếp giáp của thành phố Phủ Lý với các tỉnh lân cận như sau:

  • Phía Đông và Nam giáp huyện Thanh Liêm;

  • Phía Tây giáp huyện Thanh Liêm và huyện Kim Bảng;

  • Phía Bắc giáp huyện Kim Bảng và huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

Phường Liêm Chính thuộc thành phố Phủ Lý, phía đông giáp xã Liêm Tuyền; phía tây giáp phường Trần Hưng Đạo; phía nam giáp phường Thanh Châu và xã Liêm Trung; phía bắc giáp phường Lam Hạ và xã Liêm Tuyền.

Tuyến đường tránh ĐT491 thuộc tổ dân phố Mễ Nội, phường Liêm Chính, điểm đầu tuyến tránh nằm tại ngã ba cây xăng Liêm Chính (gần chùa Mễ Nội), tuyến đi sát chùa Mễ Nội, đi dọc kè Nam Châu Giang (khoảng 320m), rẽ phải và kết nối với ĐT.491 hiện trạng. Diện tích đất bị ảnh hưởng là 9493m2, trong đó đất ở người dân là 409m2, đất do UBND phường quản lý là 9084m2. Trên tuyến đường nay có chùa Mễ Nội (nằm sát mặt đường 491). Mặt băng tuyến đường đã được giải phóng,bàn giao cho dự án.



Phường Lam Hạ thuộc thành phố Phủ Lý, phía đông giáp xã Tiên Hải; phía tây giáp phường Quang Trung; phía nam giáp các phường Lương Khánh Thiện và Liêm Chính; phía bắc giáp các xã Tiên Tân và Tiên Hiệp.

Tuyến đường phía Bắc cơ sở khám chữa bệnh Bệnh viện Bạch Mai nối với tuyến đường D4-N7 thuộc phường Lam Hạ, phía Bắc, Nam tiếp giáp với ruộng lúa của người dân, phía tây kết nối với đường D4-N7 đang xây dựng, phía Đông là khu đất trống, có mương tưới nông nghiệp chảy qua. Khu vực thu hồi đều là đất nông nghiệp (3962m2), số hộ bị ảnh hưởng là 17 hộ, không có hộ phải tái định cư.

Khu vực kè bờ Bắc sông Châu từ quốc Lộ 1A đến cầu Châu Giang thuộc phường Lam Hạ. đất tiếp giáp một phần là đất ở của người dân (2142 m2), phần đất còn lại do UBND phường quản lý (27810m2), số hộ bị ảnh hưởng thu hồi đất đai là 62 hộ, số hộ phải tái định cư là 12 hộ, 19 ngôi mộ phỉa di dời. Cách khu vực kè khoảng 20m là một miếu thờ nhỏ của tổ dân phố Đình Tràng. Khu vực không có giao thông thủy.

Phường Lương Khánh Thiện thuộc thành phố Phủ Lý, phía Bắc giáp sông Châu, phía đông giáp phường Liêm Chính, phía Tây giáp phường Quang Trung.

Trường THCS Lương Khánh Thiện thuộc phường Lương Khánh Thiện, phía bắc giáp với đường dọc sông Châu Giang, phía nam giáp đường Lê Lợi, phía tây giáp trường Mầm Non Lương Khánh Thiện, phía đông giáp trường Tiểu học Lương Khánh Thiện. Phía trước trường là đường Lê Lợi và một khu chợ trên đường Lê Lợi cách trường khoảng 200m. Phần đất xât dựng là nền đất cũ của trường (1322m2), không có hộ dân bị ảnh hưởng.



Khu vực kè Bắc sông Châu



Khu vực đường từ cơ sở KCB BV Bạch Mai tới đường D4-N7



Bờ kè phía Nam đã hoàn thành

Khu vực xây dựng đường ĐT491



Khu vực trường Lương Khánh Thiện



Hình 7. Hiện trạng vị trí các hạng mục bổ sung
      1. Điều kiện khí tượng


Khu vực dự án nằm trong vùng có nền khí hậu mang đặc thù của miền khí hậu đồng bằng Bắc Bộ ở vành đai nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều, có hai mùa rõ rệt:

Mùa đông: kéo dài từ tháng XI đến tháng IV năm sau, chủ yếu là gió mùa Đông Bắc rét ẩm, số ngày có mưa khá nhiều. Thời tiết đặc biệt khó chịu và có hại cho sản xuất nông nghiệp đó là hình thái “mưa phùn gió bấc” rét hại, rét đậm và ẩm ướt.

Mùa hạ: kéo dài từ tháng V đến tháng X, khí hậu nắng nóng và có nhiều biến động mạnh mẽ với nhiều loại hình thời tiết gây mưa to, lũ lụt như front cực đới, các loại rãnh, bão, hội tụ nhiệt đới.

Dưới đây là một số số liệu các yếu tố khí hậu quan trắc được tại trạm Phủ Lý:



Nhiệt độ không khí:

Nhiệt độ không khí trung bình là 23.1ºC. Nhiệt độ không khí cao nhất trung bình là 26.7 ºC, cao nhất trung bình tháng là 32.1 ºC (tháng VII), nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 41.5 ºC, nhiệt độ không khí thấp nhất trung bình tháng là 14.2 ºC (tháng I), nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 4.5 ºC, tháng nóng nhất là các tháng VI, VII và VIII, tháng lạnh nhất là các tháng I, II và XII.



Mưa:

Lượng mưa năm trung bình nhiều năm là 1697mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng V đến tháng X với tổng lượng mưa trung bình toàn mùa mưa 1442mm, chiếm 85% tổng lượng mưa trung bình năm; lượng mưa 4 tháng lớn nhất liên tục (các tháng VI đến IX) trung bình là 1085mm, chiếm 64% lượng mưa trung bình năm. Mùa khô từ tháng XI đến tháng IV có tổng lượng mưa trung bình là 255mm chỉ chiếm 15% tổng lượng mưa trung bình năm lượng mưa trung bình 3 tháng khô nhất liên tục (các tháng XII đến tháng II) là 75mm chỉ chiếm 4.4% lượng mưa trung bình năm. Số ngày mưa trung bình năm là 146.4 ngày trong đó từ tháng III đến tháng IX trung bình mỗi tháng có tới 12.3 – 17.4 ngày mưa; tháng XI, XII trung bình mỗi tháng chỉ có 5.2 – 6.3 ngày mưa.



Độ ẩm:

Độ ẩm trung bình tháng là 85.1% và độ ẩm thấp nhất tuyệt đối trung bình nhiều năm từ 17 – 41%. Thời kỳ có độ ẩm cao nhất là tháng II đến tháng IV, trung bình 87.6%.



Gió, bão:

Vận tốcgió trung bình nhiều năm là 3.0m/s, vận tốc gió mạnh nhất thường do bão và dông tố hoặc gió mùa đông bắc đã quan trắc được là 36m/s.



Nắng:

Số giờ nắng tổng cộng cả nằm trung bình nhiều năm khoảng 1693 giờ, trung bình mỗi ngày nắng 4.6 giờ.


      1. Điều kiện thủy văn


Sông Châu: Sông Châu chảy qua địa bàn thành phố Phủ Lý có hình thế quanh co, uốn khúc, dòng chảy phức tạp, dòng chủ lưu áp sát bờ tả từ khu vực giáp với trại giam Mễ đến cuối đường Biên Hòa, đoạn thượng lưu cầu Phủ Lý trên Quốc lộ 1A dòng chủ lưu lại áp sát bờ hữu, chiều rộng lòng sông không đều từ 100-180m, cao độ lòng sông từ (-2m)-(-4m) đặc biệt có chỗ sâu cục bộ (-7m) đối diện trường THCS Lương Khánh Thiện. Bãi và mái sông khu vực này bị sạt lở đe dọa đến sự an toàn của khu dân cư giáp sông

Thủy văn Sông Châu thuộc địa phận thành phố Phủ Lý chịu ảnh hưởng từ lũ thượng nguồn trong hệ thống sông Hồng. Mùa kiệt mực nước trung bình nhiều năm là +1.2m (mực nước ứng với tần suất 95% là +0.28m). Mùa lũ, mực nước trung bình nhiều năm là +2.18m. Lưu lượng thiết kế tạo nguồn mùa kiệt và tưới phù sa mùa lũ là Qkiệt=36m3/s, Q=69,61m3/s.

Dòng chảy nước mặt từ Sông Hồng, Sông Đáy, Sông Nhuệ hàng năm đưa vào tỉnh khoảng 87,6 tỷ m3 nước. Dòng chảy ngầm chuyển qua địa bàn cũng giúp cho Hà Nam luôn luôn được bổ sung nước ngầm từ các vùng khác. Sông Đáy có diện tích lưu vực là 5.800km2, chiều dài sông 240 km, chiều dài chảy trong địa phận Hà Nam 47km. Theo báo cáo của Trạm khí tượng thuỷ văn Hà Nam, mực nước sông Đáy tại trạm Phủ Lý như sau:

Mực nước kiệt nhất: - 0,14m (vào mùa khô).

Mực nước lũ lịch sử: + 4,72m (1985).

Mực nước báo động: BĐ1: +2,9m; BĐ2: +3,5m; BĐ3: +4,1m ( Theo quyết định QĐ 632/QĐTTg ngày 10 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ tại Trạm thủy văn Phủ Lý).

Lưu lượng nước sông Đáy vào mùa khô khoảng 105 m3/s và vào mùa mưa khoảng 400m3/s.

Sông Nhuệ là sông đào dẫn nước từ sông Hồng từ Thuỵ Phương, Từ Liêm, Hà Nội và đi vào địa phận tỉnh Hà Nam với chiều dài 14,5 km, sau đó đổ vào sông Đáy ở Phủ Lý. Sông Nhuệ ngoài nhiệm vụ tưới tiêu cho nông nghiệp còn là nơi đón nhận hầu hết nước thải và nước mưa của Thủ đô Hà Nội.



Hình 8. Lưu vực sông Châu Giang, Nhuệ, Đáy trong địa phận tỉnh Hà Nam


      1. Địa chất công trình, địa chất thủy văn


Địa tầng khu vực gồm 4 lớp: lớp 1 sét pha nâu xám trạng thái dẻo cứng; lớp 2 sét pha xám ghi, xám nâu trong trạng thái dẻo chảy; lớp 3 bùn cát pha xám ghi; lớp 4 cát hạt nhỏ, hạt bụi xám nâu xám đen kẹp cát pha trạng thái chặt vừa

Mực nước ngầm xuất hiện ở trong các lỗ khoan trên tuyến thông thường ở cao trình +0.75 đến +1.65m, mực nước sông khi đo khảo sát biến đổi từ +1,20 đến +1,36.


      1. Hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật


Thực vật trong khu vực dự án mang đặc tính hệ sinh thái đồng bằng với cây trồng chủ yếu là lúa, ngô, khoai..và các loại cây ăn quả, lấy gỗ như bạch đàn, nhãn, vải, sấu... và các loại cỏ dại. Không có thực vật quý hiếm

Động vật: thành phần nghèo nàn với các loài như chim sâu, sáo, chuột, thằn lằn, ếch, nhái... không có động vật quý hiếm.

Hệ động thực vật dưới nước chủ yếu là các loại cá rô, các mương, ốc, các loài giáp xác (tôm, cua..) Thực vật bao gồm bèo tây, bèo cái, bèo ong, rau muống, rau dừa nước, cỏ gừng nước...

Nói chung tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái ở đây nghèo nàn và không có các loài động thực vật quý hiếm, chủ yếu là tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái do con người tạo ra nên tính ổn định và bền vững không cao, ít có giá trị về mặt sinh thái




    1. tải về 1.18 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương