DỰ Án phát triển cáC ĐÔ thị loại vừa tiểu dự Án thành phố phủ LÝ, TỈnh hà nam


Hạng mục kè chống sạt lở bờ bắc sông Châu Giang từ Quốc lộ 1A tới cầu Châu Giang



tải về 1.18 Mb.
trang9/17
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.18 Mb.
#18691
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   17

Hạng mục kè chống sạt lở bờ bắc sông Châu Giang từ Quốc lộ 1A tới cầu Châu Giang

  1. Giai đoạn GPMB


Các tác động về mặt xã hội:

Trong giai đoạn này, tác động lớn nhất là thu hồi đất đai của người dân, xáo trộn tâm lý người dân. Diện tích đất ảnh hưởng khi thực hiện kè bờ bắc sông Châu Giang là 29952 m2, trong đó điện đất nhà dân bị thu hồi là 2142m2, diện tích đất khác (do UBND phường/TP quản lý) là 27810 m2. Tổng số hộ bị ảnh hưởng thu hồi đất là 62 hộ trong đó có 12 hộ phải di chuyển chỗ ở. Trong khu vực cũng sẽ có 19 ngôi mộ phải di dời.



Các tác động về Tài nguyên văn hóa vật thể

- Dựa trên khảo sát đánh giá môi trường, khoảng 19 ngôi mộ sẽ được di dời bởi việc xây dựng tuyến kè bờ sông Châu Giang. Các tác động giảm thiểu cho việc di dời những ngôi mộ trên bao gồm chi phí dời sẽ được chi trả trong bản kế hoạch tái định cư được cập nhật (đang trong quá trình chuẩn bị)

- Thêm vào đó, ngôi đền nhỏ Đình Tràng (cách 20m bờ kè Bác sông Chau Giang) sẽ tạm thời bị ảnh hưởng trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên, việc xây dựng tuyến kè không thu hồi đất của ngôi đền.. Đường dẫn đến đình sẽ được bảo trì trong quá trình xây dựng.


      1. Giai đoạn xây dựng


Khu vực thi công kè tiếp giáp với khu dân cư, đường tiếp cận vào khu vực bờ sông nhỏ, hẹp, và có đoạn không có đường đi. Mật độ dân cư dọc bờ sông khá đông. Đường nội bộ trong khu vực là đường bê tông, rộng từ 1-2m. Mật độ giao thông trong khu vực không cao. Tuyến kè đi gần một miếu thờ nhỏ của tổ dân phố, cách khoảng 20m, Miều có thể bị ảnh hưởng tạm thời trong quá trình xây dựng. Do tuyến sông không sử dụng cho giao thông thủy nên tác động này là không có.

Trong quá trình thi công, miếu thờ sẽ được quây tạm lại để giảm thiểu những tác động về tiếng ồn, bụi và rung chấn nhiều nhất có thể, mấy trọng bê tông và các thiết bị xây dựng khác sẽ phải vận hành xa miếu thờ này. Các vật liệu xây dựng sẽ không được để gần miếu.



(i) Tác động chung:

Khí thải:

Do dân cư dọc theo bờ sông khá đông nên sự phát sinh ô nhiễm này sẽ gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của các hộ dân.

Tổng khối lượng nguyên vật liệu của hạng mục thi công ước tính khoảng 323633 tấn gồm thép, đá, đất đào, đất đắp…Với khối lượng nguyên vật liệu này, nếu sử dụng xe 15 tấn cần 21575 chuyến xe.

Tuyến kè dài khoảng 807m, chỉ nạo vét bùn trong phạm vi sát bờ để xây kè, ước tính khối lượng bùn cát nạo vét từ lòng sông khoảng 20,000 m3, tương đương 28,000 tấn. Nếu sử dụng xe 15 tấn vận chuyển sẽ cần 1870 chuyến xe.

Theo các tài liệu kỹ thuật, trong khoảng 10 km xe tiêu tốn khoảng 0,0025-0,003 tấn dầu. Như vậy khối lượng dầu tiêu tốn vào khoảng 58.6 – 70.3 tấn cả đi về.

Hiện nay, Việt Nam chưa có số liệu tiêu chuẩn hoá về nguồn thải các chất ô nhiễm do các loại xe thải ra, do đó chúng tôi đã căn cứ vào tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sử dụng phương pháp xác định nhanh nguồn thải theo “hệ số ô nhiễm không khí”, để tính toán lượng các chất ô nhiễm không khí do quá trình vận chuyển nguyên vật liệu và chất thải. Ước tính sơ bộ như sau:

Bảng 11. Khối lượng phát thải


Chất ô nhiễm

Hệ số ô nhiễm (kg chất khí thải/tấn dầu sử dụng)

Khối lượng phát thải (kg)

Bụi

4,3

251.9-302.3

SO2

20S

1172S-1406S

NOx

55

3223-3866

CO

28

1640.8-1968.4

VOC

12

703.2-843.6

S: tỷ lệ % lưu huỳnh trong nhiên liệu ( chiếm khoảng 0,2-0,4%)

Lượng khí thải này phát sinh trong suốt thời gian thi công và ảnh hưởng tới khu vực phường Lam Hạ, dân cư dọc tuyến QL1A. Lượng phát thải này khá lớn, do đó trong thời gian thi công, nhà thầu cần thực hiện các công tác giảm bụi như tưới nước trong khu vực thi công, các chuyến xe vận chuyển cần được che phủ tránh bùn, đất rơi vãi, và xe phải được đăng kiểm chất lượng định kỳ.



Tiếng ồn:

- Ồn phát sinh do hoạt động của máy móc, phương tiện vận chuyển (máy xúc, ô tô, máy trộn xi măng...).

Mức độ ô nhiễm tiếng ồn được dự báo như sau:

Sự lan truyền phát tán tiếng ồn được tính theo công thức:

Leq = E.L + 10log(U.E) – 20 log(D/D1) – 10 G log(D/D1) [1]


  • Trong đó: Leq: Tiếng ồn tại khoảng cách D

  • E.L: Tiếng ồn tại vị trí đo (khoảng cách D1 m từ nguồn thải)

  • G: Hệ số địa hình

  • D: Khoảng cách cần tính

  • D1: Khoảng cách đo điểm nguồn

  • U.F: Hệ số sử dụng hữu ích của động cơ.

Do hầu hết các động cơ đều được sử dụng một cách tối đa nên hệ số U.F = 1, và trong trường hợp xây dựng này, giả thiết không có các chướng ngại vật nên hệ số G = 0. Khi đó, sự lan truyền của tiếng ồn được tính theo công thức:

Leq = E.L – 20 log (D/D1)

Mức độ ôn nhiễm tiếng ồn từ các phương tiện thi công và vận chuyển:

Bảng 12. Mức độ ô nhiễm ồn



TT

Tên động cơ, thiết bị

Tiếng ồn tại

15,24 m*


Lan truyền tiếng ồn (dB)

50 m

80 m

100 m

120 m

150 m

200 m

1

Máy ủi

85

74,68

70,60

68,66

67,08

65,14

62,64

2

Máy xúc

83

72,68

68,59

66,66

65,08

63,14

60,64

3

Xe lu

74

63,68

59,59

57,66

56,08

54,14

51,64

4

Xe tải

88

77,68

73,60

71,65

70,08

68,14

65,64

5

Máy cắt

93

82,68

78,60

76,66

75,08

73,14

70,64

QCVN 26– 2010/BTNMT






















6h – 21h

70

70

70

70

70

70

70

21h – 6h

55

55

55

55

55

55

55

Nguồn: * The US Federal Transit Admistration (FTA). Transit Noise and Vibration Impact Assessment (Đánh giá tác động của tiếng ồn, rung từ giao thông). 2006

Theo tính toán, việc sử dụng xe tải vận chuyển vật liệu sẽ phát sinh tiếng ồn vượt so với quy chuẩn theo QCVN 26-2010/BTNMT. Đặc biệt, theo quy chuẩn về mức ồn cho phép đối với khu dân cư trong khoảng thời gian từ 21h-6h, thì việc sử dụng máy móc thi công trong khoảng thời gian này hầu hết đều phát sinh tiếng ồn vượt quy chuẩn trong phạm vi 200m. Do đó trong quá trình thi công, nhà thầu cần hạn chế tối đa thời gian thi công ban đêm, đặc biệt không để tình trạng các xe vận chuyển chạy qua khu dân cư trong khoảng thời gian này.

Cũng từ bảng tính toán trên có thể thấy, công nhân lao động trên công trường sẽ thường xuyên tiếp xúc với các loại tiếng ồn có cường độ cao. Theo như tính toán, trong phạm vi 15m, cường độ tiếng ồn đều trên 85db. Đây là ngưỡng tiếng ồn nếu tiếp xúc liên tục sẽ gây cho con người cảm giác mệt mỏi khó chịu, nếu cường độ tiếng ồn quá cao trên 90db sẽ gây ảnh hưởng tới thính giác. Do đó đối với công nhân trên công trường cần tránh tiếp xúc quá lâu đối với nguồn gây tiếng ồn lớn, hạn chế chạy không tải máy móc trên công trường và sử dụng bảo hộ lao động.

Nước thải:

Dự kiến lượng nước sử dụng cho vệ sinh, sinh hoạt của công nhân tại công trường khoảng 45 lít/người/ngày (sử dụng lao động địa phương). Lưu lượng nước thải phát sinh khoảng 80% lưu lượng nước cấp. Với lượng công nhân làm việc tại công trường là 30 người thì lưu lượng nước thải sinh hoạt là: Q = (30 người x 45 lít/người/ngàyx0.8= 2160 (l/ngày)= 1,08 (m3/ngày).

Tổng lượng nước thải sinh hoạt của công nhân thi công dự án tạm tính như trên là 1 m3/ngày, lưu lượng thải không lớn nên ảnh hưởng do nước thải sinh hoạt của công nhân thi công là ở mức THẤP và có thể giảm thiểu được

Chất thải rắn và chất thải nguy hại:

Có thể ước tính khối lượng rác thải sinh hoạt thải ra như sau: có khoảng 30 công nhân trên công trường, mỗi người thải khoảng 0,5kg rác thải sinh hoạt. Khối lượng rác thải sinh hoạt sẽ vào khoảng 15kg/ngày. Nhà thầu chuẩn bị thùng loại 500l trên công trường để thu gom riêng chất thải sinh hoạt, có thể thuê các tổ dịch vụ vệ sinh môi trường thu gom lượng chất thải này.

Chất thải nguy hại : trên công trường chủ yếu là dầu mỡ , nhớt rò rỉ và dầu nhớt thải bỏ khi thay . Đối với các máy móc thi công trên công trường, ước tính mỗi lần thay sẽ thải bỏ khoảng 30l dầu nhớt và khoảng 3 tháng phải thay một lần. Số lượng máy móc huy động trên công trường khoảng 5 cái. Như vậy lượng dầu nhớt thải bỏ khoảng 150l/3 tháng.

An ninh xã hội

Việc tập trung lực lượng lao động tại địa bàn trong quá trình thi công làm tăng rủi ro phát sinh các vấn đề về an ninh trật tự, tệ nạn xã hội, các bệnh dịch cùng những vấn đề xã hội phức tạp khác. Ngoài ra do khu vực thi công kè bắc sông Châu Giang sát với khu dân cư, trong quá trình thi công có thể xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn với các hộ dân



(ii) Tác động đặc thù:

Bùn nạo vét:

Việc nạo vét bờ sông cũng làm phát sinh khoảng 20000 m3 bùn cát.



Nguy cơ lún sụt đất trong quá trình xây dựng:

Khu vực kè sông Châu Giang có tổng chiều dài tuyến khoảng 807 m, sông Châu Giang cũng là sông có dòng chảy quanh co phức tạp. Do vậy khả năng tập trung lũ và vận tốc dòng chảy khi có lũ có khả năng lên rất cao. Khi có lũ lớn về sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây sạt lở bờ sông khu vực công trường thi công. Như vậy, sẽ thuận lợi và an toàn nhất nếu nhà thầu tập trung thi công vào mùa khô, do các tháng mùa khô tại khu vực này đặc biệt ít mưa

Trong quá trình xây dựng kè, nếu không thực hiện công tác gia cố bờ tốt, hoặc nếu thời gian thi công kéo dài sang mùa mưa lưu lượng nước lớn có thể xảy ra lún sụt đất, ảnh hưởng tới quá trình thi công, mất an toàn cho người lao động.

Trong quá trình thiết kế, các yếu tố về thủy lực, chế độ thủy văn, dòng chảy, yếu tố địa chất đã được tính toán thiết kế chi tiết có thể hạn chế được tác động này trong quá trình thi công.



Ảnh hưởng tới môi trường nước sông Châu Giang:

Việc nạo vét sông có thể làm phát sinh lượng chất rắn lơ lửng cuốn trôi về vùng hạ lưu sông. Lượng nước mưa chảy tràn xung quanh khu vực dự án kéo theo chất ô nhiễm bao gồm vật liệu xây dựng, đất cát, rác thải dầu mỡ, chảy vào sông, gây ảnh hưởng tới nước sông Châu Giang

Ngoài ra trong quá trình thi công việc ngăn dòng có thể làm giảm tiết diện dòng chảy, khiến vận tốc dòng chảy tăng lên, nhất là vào thời điểm mưa lớn, có thể dẫn tới xói lở bờ sông cả dưới vùng hạ lưu.

An toàn lao động:

Dân cư dọc bờ sông khá đông đúc nên những nguy cơ về gây tai nạn cho người dân trong các hoạt động di chuyển dùng xe cơ giới trong quá trình xây dựng cũng cần phải được nhà thầu, đơn vị thi công chú ý. Đối với các hoạt động sử dụng xe tải vận chuyển cần có người hướng dẫn giao thông khi qua khu dân cư, có biển báo công trường thi công, hạn chế tốc độ, đèn chiếu sáng ban đêm.

Những nguy cơ về sạt lở lún sụt kè cũng gây mất an toàn cho người lao động và dân cư. Do đó các biện pháp an toàn trong thi công, thiết kế, kỹ thuật cần phải được đảm bảo trong quá trình thi công.

Ngoài ra những nguy cơ về nứt vỡ kè cũng có thể xảy ra nếu nguyên vật liệu, xe vận chuyển tập kết quá tải trọng trên tuyến kè đang thi công.



Hư hỏng công trình giao thông nội bộ:

Do gia tăng lượng xe vận chuyển (khoảng 23445 chuyến xe vận chuyển nguyên vật liệu và bùn cát nạo vét, trong suốt thời gian thi công khoảng 3 năm, tương đương khoảng 22 chuyến/ngày) nên có thể gây ra hư hỏng đường giao thông nội bộ trong khu dân cư dọc bờ bắc sông Châu Giang (tổ dân phố Đình Tràng). Trong trường hợp này, sau khi thi công, nhà thầu phải có trách nhiệm hoàn nguyên đường hiện trạng.



Ảnh hưởng tới công trình nhà dân, miếu thờ:

Do thi công kè sông sát với khu dân cư, nhà dân dọc sông khá nhiều. Sát tuyến kè cũng có một miếu thờ (cách khoảng 20m). Trong quá trình thi công có thể ảnh hưởng tới nhà dân dọc sông và miếu thờ này như nứt tường rào, tường nhà. Nhà thầu cần có biện pháp thi công đảm bảo an toàn cho công trình này, nếu xảy ra hư hỏng nhà thầu cần thỏa thuận đền bù với người dân.

Trong quá trình thi công, miếu thờ sẽ được quây tạm lại để giảm thiểu các tác động về tiếng ồn, bụi và rung chấn nhiều nhất có thể, máy trộn bê tông và các thiết bị xây dựng khác phải được vận hành xa khỏi miếu thờ này. Các vật liệu xây dựng không được để gần miếu.

      1. Giai đoạn vận hành


Giảm nguy cơ xói lở:

Hiện nay, do dòng chảy của sông Châu Giang chảy qua địa bàn thành phố Phủ Lý có hình thế quanh co, uốn khúc, dòng chảy phức tạp, dòng chủ lưu áp sát bờ tả từ khu vực giáp với trại giam Mễ đến cuối đường Biên Hòa, đoạn thượng lưu cầu Phủ Lý trên Quốc lộ 1A dòng chủ lưu lại áp sát bờ hữu. Phía bờ nam sông cũng đã được kè, nên khi mưa lớn có thể gây xói lở bên bờ bắc của sông do vận tốc dòng chảy cao, ảnh hưởng tới các hộ dân khu vực dọc bờ sông (tổ dân phố Đình Tràng). Việc kè dọc bờ bắc sông Châu Giang sẽ có tác dụng loại trừ hiện tượng này.



Môi trường nước sông Châu:

Việc vận hành kè sông cơ bản không gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nước sông. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành tuyến kè và đường hành lang, lưu lượng giao thông, dân cư dọc tuyến kè tăng cao, có thể xảy ra hiện tượng người dân qua lại xả rác xuống dòng sông. Do đó, về mặt quản lý, chính quyền địa phương cần có quy định, tuyền truyền về bảo vệ môi trường cho người dân, tạo ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng.



Môi trường cảnh quan:

Việc kè sông Châu Giang một mặt giúp chống sát lở bên bờ bắc của sông, mặt khác nếu quản lý tốt về mặt môi trường, giữ gìn vệ sinh chung sẽ góp phần tạo cảnh quan xanh – sạch – đẹp trong khu vực thành phố



Sự cố sạt lở vỡ kè:

Đối với công tác kè sông Châu Giang, trong quá trình thi công cũng như khi tuyến kè đưa vào sử dụng có thể xẩy ra sự cố sạt lở bờ kè, kè và sự cố vỡ kè. Cụ thể như sau:



  • Mưa lớn và lũ lớn, gia cố nền móng không chặt sẽ làm xói lỡ bờ kè, gây nên sự cố sạt lở kè, nghiêm trọng hơn có thể gây nên sự cố vỡ kè.

  • Công tác tập kết nguyên vật liệu thi công vượt quá tải trọng của bờ kè cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng sạt lở bờ kè.

  • Sụt lún, nứt kè trong quá trình sử dụng do các yếu tố thiên tai hoặc sử dụng vượt quá các thông số thiết kế.

Sự cố sạt lở bờ kè sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình, làm giảm khả năng phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai của tuyến kè. Sự cố sạt lở kè cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình và cảnh quan môi trường khu vực.

Sự cố vỡ kè sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người dân sống gần khu vực kè, ảnh hưởng đến chất lượng nhà cửa và các công trình vật kiến trúc nằm trong phạm vi bảo vệ của tuyến kè.




    1. tải về 1.18 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương