DỰ Án phát triển cáC ĐÔ thị loại vừa tiểu dự Án thành phố phủ LÝ, TỈnh hà nam


Hạng mục xây dựng đường phía bắc cơ sở khám chữa bệnh bệnh viện Bạch Mai nối với đường D4-N7



tải về 1.18 Mb.
trang10/17
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.18 Mb.
#18691
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   17

Hạng mục xây dựng đường phía bắc cơ sở khám chữa bệnh bệnh viện Bạch Mai nối với đường D4-N7

  1. Giai đoạn GPMB


Trong giai đoạn này, tác động lớn nhất là thu hồi đất đai của người dân, xáo trộn tâm lý người dân. Diện tích đất ảnh hưởng là 3962 m2, gồm toàn bộ là đất nông nghiệp. Tổng số hộ bị ảnh hưởng thu hồi đất là 17 hộ không có hộ nào phải di chuyển chỗ ở.

Do khu vực thi công tuyến đường là khu vực đất trống, vắng vẻ, không có hộ dân sinh sống, giao thông thưa thớt nên những tác động môi trường tự nhiên trong giai đoạn GPMB là không đáng kể và không có tác động tới công trình văn hóa, vật thể


      1. Giai đoạn xây dựng


Tuyền đường xây dựng dài 186m nằm giữa khu vực đất trống, xung quanh là ruộng lúa của người dân. Đây là khu vực vắng vẻ, giao thông thưa thớt. Điểm đầu tuyến đường 27m này nối với tuyến đường D4-N7 đang triển khai thi công. Tuyến đường 27m chạy qua mương nước tưới của người dân

(i)Tác động chung:

Khí thải:

Tác động này nhìn chung chỉ có tính cục bộ tại địa điểm thi công với đối tượng tác động chủ yếu là công nhân trên công trường do khu vực thi công tương đối vắng vẻ, không có nhà dân.

Tổng khối lượng đào đắp ước tính là 11215.04 m3 (tương đương 15701 tấn). Nếu sử dụng xe 15 tấn sẽ cần khoảng 1007 chuyến vận chuyển

Theo các tài liệu kỹ thuật, trong khoảng 10 km xe tiêu tốn khoảng 0,0025-0,003 tấn dầu. Như vậy khối lượng dầu tiêu tốn vào khoảng 2.51-3.02 tấn dầu.

Hiện nay, Việt Nam chưa có số liệu tiêu chuẩn hoá về nguồn thải các chất ô nhiễm do các loại xe thải ra, do đó chúng tôi đã căn cứ vào tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sử dụng phương pháp xác định nhanh nguồn thải theo “hệ số ô nhiễm không khí”, để tính toán lượng các chất ô nhiễm không khí do quá trình vận chuyển nguyên vật liệu và chất thải. Ước tính sơ bộ như sau:

Bảng 13. Khối lượng phát thải



Chất ô nhiễm

Hệ số ô nhiễm (kg chất khí thải/tấn dầu sử dụng)

Khối lượng phát thải (kg)

Bụi

4,3

10.8-13.0

SO2

20S

50.2S-60.4S

NOx

55

138-166

CO

28

70.3-84.6

VOC

12

30.1-36.2

S: tỷ lệ % lưu huỳnh trong nhiên liệu ( chiếm khoảng 0,2-0,4%)

Lượng khí thải, bụi này phát sinh trong thời gian thi công tuy nhiên với khối lượng không lớn và có thể giảm thiểu bằng biện pháp quản lý.



Tiếng ồn

- Ồn phát sinh do hoạt động của máy móc, phương tiện vận chuyển (máy xúc, ô tô, máy trộn xi măng...).

Mức độ ô nhiễm tiếng ồn được dự báo như sau:

Sự lan truyền phát tán tiếng ồn được tính theo công thức:

Leq = E.L + 10log(U.E) – 20 log(D/D1) – 10 G log(D/D1) [1]


  • Trong đó: Leq: Tiếng ồn tại khoảng cách D

  • E.L: Tiếng ồn tại vị trí đo (khoảng cách D1 m từ nguồn thải)

  • G: Hệ số địa hình

  • D: Khoảng cách cần tính

  • D1: Khoảng cách đo điểm nguồn

  • U.F: Hệ số sử dụng hữu ích của động cơ.

Do hầu hết các động cơ đều được sử dụng một cách tối đa nên hệ số U.F = 1, và trong trường hợp xây dựng này, giả thiết không có các chướng ngại vật nên hệ số G = 0. Khi đó, sự lan truyền của tiếng ồn được tính theo công thức:

Leq = E.L – 20 log (D/D1)

Mức độ ôn nhiễm tiếng ồn từ các phương tiện thi công và vận chuyển

Bảng 14. Mức độ ô nhiễm ồn



TT

Tên động cơ, thiết bị

Tiếng ồn tại

15,24 m*


Lan truyền tiếng ồn (dB)

50 m

80 m

100 m

120 m

150 m

200 m

1

Máy ủi

85

74,68

70,60

68,66

67,08

65,14

62,64

2

Máy xúc

83

72,68

68,59

66,66

65,08

63,14

60,64

3

Xe lu

74

63,68

59,59

57,66

56,08

54,14

51,64

4

Xe tải

88

77,68

73,60

71,65

70,08

68,14

65,64

5

Máy cắt

93

82,68

78,60

76,66

75,08

73,14

70,64

QCVN 26– 2010/BTNMT






















6h – 21h

70

70

70

70

70

70

70

21h – 6h

55

55

55

55

55

55

55

Nguồn: * The US Federal Transit Admistration (FTA). Transit Noise and Vibration Impact Assessment (Đánh giá tác động của tiếng ồn, rung từ giao thông). 2006

Tuy nhiên, tiếng ồn chỉ có tác động trực tiếp tới công nhân trên công trường do khu vực thi công vắng vẻ, không có nhà dân. Theo như tính toán, trong phạm vi 15m, cường độ tiếng ồn đều trên 85db. Đây là ngưỡng tiếng ồn nếu tiếp xúc liên tục sẽ gây cho con người cảm giác mệt mỏi khó chịu, nếu cường độ tiếng ồn quá cao trên 90db sẽ gây ảnh hưởng tới thính giác. Do đó đối với công nhân trên công trường cần tránh tiếp xúc quá lâu đối với nguồn gây tiếng ồn lớn, hạn chế chạy không tải máy móc trên công trường và sử dụng bảo hộ lao động.



Nước thải sinh hoạt

Dự kiến lượng nước sử dụng cho vệ sinh, sinh hoạt của công nhân tại công trường khoảng 45 lít/người/ngày (sử dụng lao động địa phương). Lưu lượng nước thải phát sinh khoảng 80% lưu lượng nước cấp. Với lượng công nhân làm việc tại công trường là 20 người thì lưu lượng nước thải sinh hoạt là: Q = (20 người x 45 lít/người/ngàyx0.8= 720 (l/ngày)= 0.72(m3/ngày).

Tổng lượng nước thải sinh hoạt của công nhân thi công là không lớn nên ảnh hưởng do nước thải sinh hoạt của công nhân thi công là ở mức THẤP và có thể giảm thiểu được.

Chất thải rắn và chất thải nguy hại

Chất thải rắn sinh hoạt: có khoảng 20 công nhân trên công trường, mỗi người thải khoảng 0,5kg rác thải sinh hoạt. Khối lượng rác thải sinh hoạt sẽ vào khoảng 10kg/ngày

Đất đào ước tính khoảng 2331 m3 . Lượng đất đào này có thể sử dụng cho san lấp mặt bằng

Chất thải nguy hại trên công trường chủ yếu là dầu mỡ , nhớt rò rỉ và dầu nhớt thải bỏ khi thay . Đối với các máy móc thi công trên công trường, ước tính mỗi lần thay sẽ thải bỏ khoảng 30l dầu nhớt và khoảng 3 tháng phải thay một lần. Số lượng máy móc huy động trên công trường khoảng 5 cái. Như vậy lượng dầu nhớt thải bỏ khoảng 150l/3 tháng. Lượng dầu nhớt này sẽ được thu gom vào các thùng có dung tích 150-200 l được đặt tại khu vực bảo dưỡng, sửa chữa máy móc trên công trường, thuê các đơn vị có chức năng thu mua xử lý để tái chế. Lượng dầu mỡ này cần được quản lý tốt tránh tình trạng để công nhân thải đổ bừa bãi ra xung quanh gây ô nhiễm đất trồng lúa của người dân.

An toàn lao động:

Trong quá trình thi công, rủi ro về tai nạn trên công trường là có thể xảy ra. Do đó cần chuẩn bị các dụng cụ sơ cứu, tủ thuốc trên công trường, trang bị bảo hộ lao động cho công nhân đồng thời cũng thường xuyên nhắc nhở công nhân giữ vệ sinh lao động tốt, tuyên truyền lối sống lành mạnh cho công nhân



(ii) Tác động đặc thù:

Ảnh hưởng tới mương tưới ruộng lúa:

Do tuyến đường cắt qua mương tưới nước cho nông nghiệp nên khi thi công có thể ảnh hưởng tới dòng chảy, hoặc gây nứt vỡ mương, ách tắc dòng chảy do các chất thải rắn.. Nhà thầu cần có kế hoạch dẫn dòng nước chảy hoặc sửa chữa mương khi có hư hỏng.



Ảnh hưởng tới khu vực trồng lúa của người dân:

Do khu vực thi công xung quanh là ruộng lúa của người dân nên quá trình thi công có thể ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp do các yếu tố như chất thải rắn, bụi, dầu mỡ...


      1. Giai đoạn vận hành


Tác động khói bụi

Việc hình thành tuyến đường vào cơ sở khám chữa bênh khiến lưu lượng giao thông tăng cao. Từ đó, việc gia tăng khí thải, khói bụi trên tuyến đường là không thể tránh khỏi



Chất thải rắn:

Việc hình thành tuyến đường vào cơ sở khám chữa bệnh và kết nối với tuyến đường D4-N7 làm tăng lưu lượng giao thông, đồng thời cũng sẽ làm phát sinh lượng chất thải rắn trên tuyến đường này.



Nguy cơ tai nạn giao thông

Việc hình thành tuyến đường vào cơ sở khám chữa bệnh và kết nối với tuyến đường D4-N7 một mặt làm giao thông thuận lợi, tuy nhiên nó cũng khiến rủi ro về tai nạn giao thông tăng lên so với thời điểm hiện tại nếu các phương tiện không đạt chất lượng, người tham gia giao thông thiếu ý thức chấp hành luật lệ giao thông.




    1. tải về 1.18 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương