CÔng trình thuỷ LỢI


Bảng 7.1. Thời gian tính toán dung tích bồi lắng của hồ chứa bị lấp đầy



tải về 463.64 Kb.
trang9/9
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích463.64 Kb.
#17444
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Bảng 7.1. Thời gian tính toán dung tích bồi lắng của hồ chứa bị lấp đầy


Cấp của hồ chứa

Thời gian tính toán dung tích bồi lắng
bị lấp đầy


Cấp V, IV

50 năm

Cấp III

75 năm

Cấp II và I

100 năm

Chú thích:

1. Dung tích bồi lắng của hồ chứa xem như bị lấp đầy khi cao trình bề mặt bùn cát lắng đọng trước tuyến chịu áp đạt bằng cao trình ngưỡng cửa nhận nước chính.

2. Quá trình bồi lắng của hồ chứa cấp I, II cần xác định thông qua tính toán thủy lực hoặc thí nghiệm mô hình.

3. Cá biệt, khi có luận chứng kinh tế - kỹ thuật thỏa đáng được phép chọn thời gian dung tích bồi lắng nhỏ hơn quy định ở bảng 7.1. Trong trường hợp này nhất thiết phải có biện pháp hạn chế bùn cát lấp trước cửa nhận nước bằng giải pháp công trình như xây dựng thêm cống xả cát hoặc có biện pháp nạo vét định kỳ. Vị trí, qui mô cống xả cát của hồ chứa cấp I, II được quyết định thông qua thí nghiệm mô hình thủy lực.

 

7.11.4. Trong trường hợp dòng chảy mùa lũ có lượng nước thừa phong phú cần phải xem xét phương án bố trí cống xả cát để giảm bớt dung tích bồi lắng, tăng dung tích hữu ích. Cống này được kết hợp làm nhiệm vụ dẫn dòng thi công và rút nước hồ khi có nguy cơ sự cố.

7.11.5. Lưu lượng, lưu tốc, chế độ vận hành của cống xả cát tùy thuộc vào đặc tính bùn cát cần xả, tốc độ rút nước cho phép của hồ chứa sao cho đảm bảo đẩy được bùn cát lắng đọng trước cống về hạ lưu mà không gây ra tình trạng sạt mái công trình đất và bờ dốc.

7.11.6. Mực nước thiết kế lớn nhất và mực nước kiểm tra của các hồ chứa làm nhiệm vụ cấp nước, phát điện được xác định trên cơ sở điều tiết lũ ở phần dung tích từ mực nước dâng bình thường trở lên. Khi hồ có đặt dung tích phòng lũ thì mực nước này được xác định trên cơ sở điều tiết lũ ở phần dung tích từ mực nước phòng lũ trở lên. Lượng nước xả và tháo qua các công trình trong tuyến chịu áp của hồ chứa phải tính toán theo mô hình lũ bất lợi nhất về đỉnh lũ hoặc tổng lượng lũ có xét đến khả năng xảy ra lũ kép do ảnh hưởng của mưa bão (nếu đã từng xảy ra trong vùng Dự án).

7.12. Công trình bảo vệ ở hồ chứa và hạ lưu cụm đầu mối

7.12.1. Phải dự kiến công trình bảo vệ ở hồ chứa và hạ lưu cụm đầu mối (đê bao, công trình gia cố bờ v.v...) nhằm bảo vệ tối đa các vùng đất có giá trị, các đối tượng kinh tế quốc dân (thành phố, xí nghiệp công nghiệp, đất nông nghiệp, cải thiện điều kiện vệ sinh của ao hồ v.v...) khỏi bị úng ngập và lở bờ.

7.12.2. Việc thiết kế các công trình bảo vệ được thực hiện theo các tiêu chuẩn thiết kế tương ứng hiện hành.

7.12.3. Khi tiêu nước cho vùng được bảo vệ cần phải tính đến khả năng điều tiết tại chỗ một phần dòng chảy để giảm bớt quy mô của trạm bơm.

7.12.4. Khi thiết kế gia cố bờ phải dự báo sự chuyển dịch và xói sâu lòng dẫn (nếu có), sự tái tạo bờ và sự đảm bảo ổn định chung của cả đoạn tuyến phải bảo vệ.

7.12.5. ở vùng đất được bảo vệ khỏi bị ngập úng, cần phải dự kiến thiết lập mạng lưới hố khoan quan trắc diễn biến của nước ngầm.

7.13. Công trình cho cá đi và công trình bảo vệ cá

7.13.1. Khi thiết kế đầu mối thủy lợi trên sông, hồ chứa hoặc ao đầm nội địa ở vùng có giá trị thủy sản cần phải dự kiến xây dựng các công trình cho cá đi, công trình bảo vệ cá. Đồ án thiết kế các công trình này cần phù hợp với yêu cầu, tiêu chuẩn bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

7.13.2. Để bảo tồn nguồn cá dự trữ trong khu vực, các công trình cho cá đi phải bảo đảm đường cho loại cá qua lại thường xuyên hoặc qua lại theo mùa.

7.13.3. Khi thiết kế công trình lấy nước ở ao hồ nuôi cá cần phải dự kiến đặt các dụng cụ chuyên ngành để ngăn ngừa cá lọt vào công trình lấy nước.

 

 



 

 

 



 

 

 



 

 

 



 

 

 



Phụ lục A

Danh mục các công trình chủ yếu và thứ yếu

A1. Các công trình thủy được xếp vào công trình chủ yếu gồm:

a. Đê, Đập các loại.

b. Tường biên, tường chắn, công trình cho cá đi trong tuyến chịu áp.

c. Công trình nhận nước, lấy nước và xả nước, thoát nước.

d. Kênh dẫn các loại và công trình trên kênh.

e. Trạm bơm; Trạm thủy điện; ống dẫn nước; Tuynen.

g. Bể áp lực và tháp điều áp.

h. Công trình gia cố bờ và chỉnh trị sông; Công trình thông tầu (âu thuyền, nâng tầu, đập điều tiết).

i. Công trình thủy công trong tổ hợp xây dựng nhà máy nhiệt điện.

A2. Các công trình thủy được xếp vào Công trình thứ yếu gồm:

a. Tường phân cách.

b. Tường biên và tường chắn không nằm trong tuyến chịu áp.

c. Công trình xả dự phòng.

d. Công trình gia cố bờ nằm ngoài cụm đầu mối; Các công trình bảo vệ cá.

e. Các đường máng cho bè mảng lâm nghiệp, gỗ cây xuôi về hạ lưu.



Chú thích: Tuỳ thuộc mức độ tổn thất có thể gây ra khi bị hư hỏng hoặc khả năng xây dựng lại gặp nhiều khó khăn, một số công trình thứ yếu khi có luận chứng thích đáng có thể chuyển thành công trình chủ yếu.

 

Phụ lục B

Hệ số điều kiện làm việc của một số công trình thủy
Các loại công trình và các loại nền

Hệ số điều kiện làm việc m

1. Công trình bê tông và bê tông cốt thép trên nền đất và đá nửa cứng.

1,00

2. Công trình bê tông và bê tông cốt thép trên nền đá.

 

a) Khi mặt trượt đi qua các khe nứt trong đá nền

1,00

b) Khi mặt trượt đi qua mặt tiếp xúc giữa bê tông và đá hoặc đi trong đá nền có một phần qua các khe nứt, một phần qua đá nguyên khối.

0,95

3. Đập vòm và các công trình ngăn chống khác trên nền đá

0,75

4. Các mái dốc tự nhiên và nhân tạo

1,00

Chú thích: Trong các trường hợp cần thiết, khi có luận chứng thích đáng, ngoài các hệ số nêu trong bảng, được phép lấy các hệ số điều kiện làm việc bổ sung để xét tới đặc điểm riêng của các kết cấu công trình và nền của chúng.

 

Mục lục

 


 
 
Trang

 

1.

Phạm vi áp dụng


2

2.

Thuật ngữ, Phân loại và phân cấp thiết kế công trình thủy lợi


2

3.

Những yêu cầu chủ yếu về thiết kế công trình thủy lợi

6

4.

Các chỉ tiêu thiết kế chính

9

5.

Tải trọng, tác động và tổ hợp của chúng


15

6.

Các quy định tính toán chủ yếu

17

7.

Những yêu cầu chủ yếu đối với công trình thuỷ

20

7.1.

Đập

20

7.2.

Công trình lấy nước

21

7.3.

Bể lắng cát

22

7.4.

Công trình xả nước, tháo nước

23

7.5.

Đường dẫn nước kín của nhà máy thuỷ điện và trạm bơm

26

7.6.

Đường ống dẫn nước khác

27

7.7.

Tuynen thủy công

27

7.8.

Hồ điều tiết ngày đêm, bể áp lực của nhà máy thủy điện, trạm bơm, tháp điều áp

28

7.9.

Kênh dẫn nước

29

7.10.

Nhà máy thủy điện, trạm bơm

31

7.11.

Hồ chứa nước

33

7.12.

Công trình bảo vệ hồ chứa và hạ lưu cụm đầu mối


34

7.13.

Công trình cho cá đi và công trình bảo vệ cá

35

 

Phụ lục A- Danh mục các công trình chủ yếu và thứ yếu


36

 

Phụ lục B- Hệ số điều kiện làm việc











tải về 463.64 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương