CÔng trình thuỷ LỢI



tải về 463.64 Kb.
trang8/9
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích463.64 Kb.
#17444
1   2   3   4   5   6   7   8   9

7.7. Tuynen thủy công


7.7.1. Lựa chọn tuyến, kiểu (có áp hoặc không áp) cũng như kết cấu và hình dạng mặt cắt ngang của tuynen cần phải căn cứ vào nhiệm vụ của chúng và tiến hành trên cơ sở so sánh kinh tế - kỹ thuật các phương án, có xét đến: bố trí tổng thể cụm đầu mối; chiều sâu đặt dưới mặt đất; trị số cột nước; điều kiện địa chất công trình; chế độ thủy lực của tuynen; điều kiện thi công; ảnh hưởng qua lại giữa tuynen với các công trình bố trí trên mặt đất và công trình ngầm liền kề.

7.7.2. Về nguyên tắc, tuyến tuynen thiết kế cần lựa chọn là tuyến thẳng với chiều dài ngắn nhất. Trong điều kiện địa chất công trình và địa chất thủy văn không thuận, thi công phức tạp hoặc cần đáp ứng theo yêu cầu an toàn cho phép áp dụng tuyến tuynen không thẳng.

7.7.3. Khi tuynen có nhiệm vụ tháo lưu lượng khai thác lâu dài cần phải tính đến khả năng sử dụng chúng để tháo lưu lượng thi công.

 

7.8. Hồ điều tiết ngày đêm, bể áp lực của nhà máy thủy điện, trạm bơm, tháp điều áp



7.8.1. Khi dung tích điều tiết ở thượng lưu của nhà máy thủy điện kênh dẫn không đủ phải xét đến việc tạo hồ điều tiết ngày đêm. Sự thiếu hụt dung tích điều tiết phải chứng minh bằng các tính toán kinh tế - kỹ thuật.

7.8.2. Hồ điều tiết ngày đêm phải bố trí trên tuyến kênh dẫn hoặc trên nhánh của nó, ở càng gần bể áp lực càng tốt. Tùy thuộc điều kiện tại chỗ có thể sử dụng các lũng sông, vùng trũng tự nhiên làm hồ điều tiết ngày đêm nhưng phải xét đến điều kiện thấm mất nước và khả năng bị bồi lấp của hồ.

7.8.3. Khi thiết kế hồ điều tiết ngày đêm cho nhà máy thủy điện làm việc theo chế độ phủ đỉnh phải đặc biệt quan tâm đến ổn định, độ bền của các công trình ngăn nước bằng đất và lớp áo bảo vệ khi mực nước trong hồ bị giao động lớn.

7.8.4. Khi thiết kế bể áp lực cần có giải pháp đảm bảo:

a. Nước đi vào đường dẫn tuốcbin không hút theo không khí và có tổn thất cột nước là nhỏ nhất;

b. Ngăn ngừa vật nổi và rác trôi vào đường dẫn tuốcbin;

c. Chủ động ngừng cấp nước vào đường dẫn tuốcbin khi cần xem xét, sửa chữa hoặc sự cố;

d. Bố trí thiết bị thích hợp để nạp đủ không khí vào đường dẫn tuốcbin khi tháo cạn và dẫn không khí trong đường dẫn ra ngoài khi chúng được làm đầy nước;

e. Xả nước thừa cũng như vật trôi nổi và rác rưởi;

g. Loại bỏ bùn cát lắng đọng trong bể.

Cần trang bị cửa van, phai sửa chữa, lưới chắn rác, thiết bị dọn rác cho bể.



7.8.5. Khi xác định cao trình đỉnh tường bể áp lực cần phải xét đến tác động của sóng dương phát sinh do cắt đột ngột toàn bộ phụ tải.

7.8.6. Khi xác định mực nước khai thác thấp nhất trong bể áp lực cần phải xét đến tác động của sóng âm phát sinh do đóng phụ tải lớn nhất.

7.8.7. Khi bể áp lực được cấp nước bằng đường dẫn không tự điều chỉnh, cần bố trí công trình xả tự động nằm kề bể áp lực. Các công trình xả này phải đảm bảo thoát được toàn bộ lưu lượng tính toán lớn nhất của nhà máy thủy điện hoặc lưu lượng cần cấp cho các hộ dùng nước ở hạ lưu khi nhà máy thủy điện ngừng làm việc có xét đến các nguồn dự trữ lân cận.

7.8.8. Khi bể áp lực được cấp nước bằng đường dẫn tự điều chỉnh, trong trường hợp cần thiết cần bố trí công trình xả ở kề bể áp lực để cấp nước cho những hộ phía hạ lưu trong trường hợp nhà máy thủy điện ngừng làm việc.

7.8.9. Khi bố trí bể áp lực ở trên nền đất, đặc biệt là trên đất yếu, cần dự kiến biện pháp đề phòng lún không đều, hiện tượng trượt có thể xuất hiện do nước thấm ra từ bể áp lực làm suy giảm chất lượng nền.

Khi thiết kế bể xả của trạm bơm cần phải dự kiến các biện pháp nhằm bảo đảm:

a. Tiêu hao động năng của nước chảy ra từ ống đẩy;

b. Loại bỏ bùn cát lắng đọng trong bể xả;

c. Nối tiếp thuận bể xả với kênh hoặc với đường dẫn.

7.8.10. Nối tiếp ống đẩy với bể xả của trạm bơm có thể thực hiện theo các hình thức sau:

a. ống đẩy bơm nước trực tiếp vào bể xả. Miệng ra của ống đẩy luôn thấp hơn mực nước thấp nhất trong bể một khoảng cách an toàn. Cuối mỗi ống đẩy được đặt một van clapê để ngăn dòng chảy ngược khi dừng bơm. Trường hợp cá biệt khi không được phép hạ thấp mực nước trong bể xả xuống thấp hơn cao trình đáy cửa van clapê thì phải trang bị thêm một van trên ống đẩy để ngăn dòng chảy ngược khi tiến hành sửa chữa các van clapê;

b. Khi dùng hình thức xiphông ngược để chuyển nước từ ống đẩy vào bể xả thì miệng ra của xi phông phải nằm thấp hơn mực nước thấp nhất trong bể xả. Xiphông được trang bị van nạp khí tự động để phá chân không phát sinh trong xi phông khi dừng bơm, ngăn ngừa dòng chảy ngược từ bể xả về máy bơm.

Việc lựa chọn phương án nối tiếp cần phải thông qua so sánh kinh tế - kỹ thuật.



7.8.11. Sự cần thiết phải bố trí tháp điều áp để bảo đảm cho các tổ máy phát làm
việc an toàn cần phải chứng minh bằng số liệu tính toán nước va.

7.8.12. Tính toán thủy lực chế độ chuyển đổi trong tháp điều áp phải tiến hành ở chế độ ngắt và đóng phụ tải. Mực nước dâng cao nhất trong tháp điều áp được xác định theo điều kiện cắt đột ngột toàn bộ phụ tải. Khi đó mực nước ở thượng lưu phải lấy ở mực nước lớn nhất, còn tổn thất cột nước là tổn thất bé nhất có thể xảy ra.

Mực nước thấp nhất trong tháp điều áp được xác định theo điều kiện tăng đột ngột phụ tải tối đa khi khai thác. Khi đó mực nước ở thượng lưu phải lấy bằng mực nước thấp nhất, còn tổn thất cột nước lấy theo tổn thất lớn nhất có thể xảy ra.



7.9. Kênh dẫn nước

7.9.1. Việc lựa chọn tuyến, dạng kênh, các thông số, tổn thất đầu nước phải được luận chứng bằng cách so sánh phương án có xét đến: khả năng chuyển nước, khả năng đáp ứng giao thông thủy (nếu có), khối lượng công tác xây dựng và trang thiết bị, phương thức vận hành điều phối nước, chi phí khai thác, yêu cầu bảo vệ môi trường xung quanh v.v...

7.9.2. Nếu không có yêu cầu khống chế cao độ mặt nước thì kênh cần bố trí trong khối đào hoặc nửa đào nửa đắp. Chỉ cho phép sử dụng kênh đắp ở những đoạn cá biệt khi có luận chứng riêng. Khi xác định bán kính cong của tuyến kênh cần đảm bảo khả năng đi lại của thuyền bè và không gây ra xói lở lòng dẫn.

7.9.3. Cần dự kiến biện pháp chống ngập và sình lầy hóa vùng đất ven tuyến kênh cũng như thực vật thủy sinh phát triển trong kênh.

7.9.4. Khi thiết kế kênh trong những điều kiện phức tạp (trong đất lún ướt, trương nở, đất chứa muối dễ hòa tan, trên sườn dốc trượt lở, những nơi tuyến kênh có thể giao cắt với dòng bùn đá v.v...) cần xét đến sự thay đổi đặc trưng của đất nền và đất đắp trong thời gian khai thác sau này và trong trường hợp cần thiết phải áp dụng các giải pháp kết cấu và công nghệ thi công thích hợp.

7.9.5. Lưu tốc trong kênh được quyết định theo điều kiện không gây xói hoặc bồi trong lòng dẫn. Ngoài ra, cần dự kiến biện pháp phòng ngừa tắc nghẽn lòng dẫn do rác rưởi, rong tảo, cây cỏ phủ mặt.

7.9.6. Để kênh không bị xói lở và hư hại cơ học do mưa, do dòng chảy, do thấm mất nước cần dự kiến kết cấu bảo vệ thích hợp.

7.9.7. Độ dốc mái kênh phải xác định từ điều kiện ổn định mái dốc.

7.9.8. Để đảm bảo đạt tiêu chuẩn độ trong của nước dùng, cần phải dự kiến công trình lắng cát hoặc thay thế bằng giải pháp mở rộng kích thước đoạn đầu kênh. Hình thức lắng cát sẽ được quyết định thông qua luận chứng kinh tế - kỹ thuật.

7.9.9. Khi thiết kế kênh cần tính đến khả năng phân đoạn để thuận lợi cho việc kiểm tra bảo dưỡng định kỳ. Chiều dài mỗi đoạn được quyết định theo điều kiện cụ thể có tính đến điều kiện tự nhiên và các yêu cầu khai thác sửa chữa.

7.9.10. Khi thiết kế kênh cần xem xét khả năng sử dụng nguồn nước bổ sung từ sông suối giao cắt. Lượng dòng chảy bổ sung là lượng nước cơ bản của sông suối sau khi đã trừ phần lưu lượng phải cấp về hạ lưu cho nhu cầu vệ sinh môi trường.

7.9.11. Thông thường, dọc kênh cần bố trí đường quản lý để kiểm tra thường xuyên tình trạng của kênh. Những nơi kênh đi qua các khu vực nguy hiểm, tụ điểm dân cư, các công trình dân dụng có thể phải xét đến việc xây dựng hàng rào cách ly.

7.9.12. Khi sử dụng nguồn bổ sung từ các sông suối cần phải tuân thủ các điều kiện sau:

a. Các chỉ tiêu chất lượng nước ở tuyến lấy nước phải phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn nước dùng;

b. Lượng dòng chảy rắn và thành phần hạt của nó phải phù hợp với khả năng chuyển tải của kênh.

7.9.13. Tính toán thuỷ lực kênh cần phải xét đến chế độ chảy không ổn định xuất hiện khi lưu lượng và mực nước thay đổi, ảnh hưởng của nước dềnh do gió, sóng do gió và sóng tạo thành khi vận hành cửa van, vận hành tổ máy, công trình điều tiết, trạm bơm, âu thuyền v.v...

7.9.14. Trên các đoạn tuyến kênh có điều kiện địa hình, địa chất không thuận lợi (địa hình bị chia cắt cục bộ, gặp các loại đất dễ bị xói, đất yếu v.v...) cần phải xem xét phương án thay thế bằng cầu máng.

7.9.15. Thiết kế kênh đa chức năng phải tiến hành trên cơ sở dự báo nhu cầu nước và yêu cầu chất lượng thích ứng cho các hộ dùng nước trong vùng Dự án mà kênh có nhiệm vụ cung cấp.

7.9.16. Khi thiết kế kênh kết hợp vận tải thủy phải căn cứ vào loại tàu thuyền và cơ cấu đoàn tàu để xác định các mực nước tính toán và kích thước của kênh đồng thời phải xét đến các yêu cầu của công trình âu thuyền. Kênh vận tải thủy thường được thiết kế cho tàu thuyền có thể đi lại theo hai chiều. Dọc kênh cần bố trí các bến bãi ở những vị trí thuận lợi.

7.10. Nhà máy thủy điện, trạm bơm

7.10.1. Việc lựa chọn kiểu nhà trạm của nhà máy thủy điện, trạm bơm cần phải thực hiện trên cơ sở so sánh chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật các phương án, có xét đến các điều kiện sau:

a. Đảm bảo cho nhà máy làm việc đạt hiệu quả cao;

b. Đảm bảo công trình và thiết bị làm việc an toàn, tin cậy và thuận lợi trong khai thác (thường xuyên và tạm thời);

c. Đảm bảo đại lượng cột nước tác động lên công trình và thiết bị công nghệ phù hợp với tính toán thiết kế;

d. Vị trí nhà trạm trong bố trí tổng thể cụm đầu mối và kiểu của công trình dâng nước chính là hợp lý;

e. Phù hợp với dạng đất nền;

g. Tạo thuận lợi cho thi công xây lắp và công tác phục hồi - sửa chữa sau này.

7.10.2. Giải pháp bố cục phần dưới nước của nhà máy thủy điện, trạm bơm phải tính đến biện pháp chia nhà trạm thành các đơn nguyên. Kích thước của đơn nguyên tuỳ thuộc vào kích thước tổ máy, dạng đất nền, giải pháp kết cấu của phần xây dựng, biến dạng cho phép.

Cho phép dùng kết cấu liền khối (không chia cắt) cho toàn bộ phần dưới nước của nhà trạm khi có luận chứng tin cậy. Kích thước sàn lắp máy phải đủ diện tích để sắp đặt các chi tiết tháo (lắp) từ một tổ máy lớn nhất và một máy biến áp chính. Cần tính đến khả năng sử dụng một phần diện tích của gian máy để giảm diện tích sàn lắp máy. Trong nhà máy ngầm cần phải triệt để thu hẹp diện tích sàn lắp máy bằng cách tận dụng tối đa diện tích trên mặt đất để tháo lắp.



7.10.3. Khi thiết kế phần nhà trạm của nhà máy thủy điện kiểu lòng sông, kiểu kề đập, phải xem xét các phương án bố trí nhà trạm tách rời hoặc kết hợp với công trình xả mặt hoặc xả sâu, bố trí tổ máy đứng hoặc tổ máy ngang. Với nhà máy thủy điện kiểu đường dẫn cần phải thiết kế nhà trạm đứng riêng biệt dạng hở hoặc ngầm, hoặc bố trí gian máy kiểu giếng với cách sắp xếp tổ máy thành một hoặc hai hàng.

Khi có luận chứng thỏa đáng, những nhà máy thủy điện đặt trong khe núi hẹp có thể bố trí tổ máy thành hai hàng hoặc theo một cách sắp xếp thích hợp.



7.10.4. Kích thước phần dưới nước của nhà máy thủy điện, trạm bơm cần phải lấy ở mức cần thiết tối thiểu xuất phát từ kích thước phần thông nước của tổ máy và bố trí trang thiết bị theo yêu cầu công nghệ. Việc bố trí các phòng sản xuất, phục vụ và phụ trợ không được làm tăng kích thước phần dưới nước của nhà trạm. Kết cấu phần ngập nước phải được quy cách hóa trên tất cả các đơn nguyên của tổ máy.

7.10.5. Để quan sát tình trạng phần dưới nước của nhà máy cần phải bố trí các giếng và hành lang quan sát. Trong hành lang nhà máy thủy điện, trạm bơm cần dự trù hai lối ra. Các lối đó phải có cầu thang riêng cách ly với các phòng bố trí ở bên trong nhà máy. Đỉnh giếng hoặc lối vào của nhà máy ngầm cần bố trí cao hơn mực nước lớn nhất ở hạ lưu 0,5m; Đồng thời phải có nắp kín nước (hoặc cửa) để hành lang không bị ngập.

7.10.6. Để kiểm tra và sửa chữa buồng tuốcbin, buồng hút và ống xả cần phải bố trí hành lang tiêu nước, cửa công tác và lối đi riêng cách biệt với các phòng của nhà máy; phải dự kiến thiết bị bơm nước để loại trừ khả năng nhà máy bị ngập do sự cố.

7.10.7. Các cửa nhận nước phải bố trí các khe để lắp đặt lưới chắn rác, thiết bị dọn rác, cửa van sửa chữa, cửa van vận hành chính hoặc cửa van sửa chữa - sự cố v.v... Phải bố trí cửa van sửa chữa - sự cố ở cuối đường dẫn cấp nước cho một vài tuốcbin và ở trước đường dẫn vào buồng của mỗi tuốcbin.

7.10.8. Khi thiết kế lớp bọc (áo) của gian hầm ngầm, tuynen cần phải tuân thủ những yêu cầu của các tiêu chuẩn thiết kế đường hầm thủy công tương ứng.

7.10.9. Khi thiết kế nhà trạm ngầm, phải dự kiến những hành lang và giếng giao thông liên lạc để có thể cơ giới hóa việc vận chuyển thiết bị, vật liệu và đi lại của nhân viên quản lý. Đồng thời phải dự kiến lối đi bộ hoặc cầu thang để tăng lối thoát ra bên ngoài cho các nhân viên quản lý khi có sự cố.

Nếu có thể nên thiết kế hành lang vận chuyển nằm ngang. Hành lang và giếng vận chuyển phải nối với sàn lắp máy. Đường cáp liên lạc cần kết hợp bố trí trong hành lang và giếng vận chuyển.

Trong nhà trạm ngầm phải bố trí hệ thống thông gió để đảm bảo cho nhà máy hoạt động bình thường.

7.10.10. Các phòng sản xuất phụ (bao gồm cả hệ thống dầu), khi không có yêu cầu đặc biệt cần phải bố trí chúng trên mặt đất.

7.10.11. Thiết bị phân phối điện áp của máy phát và nhu cầu tự dùng, trạm điều khiển trung tâm trong trường hợp đặt ngầm cần bố trí kết hợp trong gian máy nhưng không được làm tăng kích thước mặt bằng chính. Trường hợp cần thiết có thể làm ngách riêng để bố trí thiết bị và máy móc.

7.10.12. Chế độ thủy lực trong tuynen tháo với mọi trường hợp khai thác phải duy trì chế độ chảy ổn định có áp hoặc không áp. Chế độ chuyển đổi từ có áp sang không áp hoặc ngược lại trong tuynen tháo chỉ được phép xảy ra trong một thời gian ngắn khi có luận chứng thỏa đáng.

Phải dự kiến đưa không khí vào tuynen tháo trong mọi chế độ làm việc.



7.10.13. Khi thiết kế trạm bơm phải đảm bảo cấp đủ lượng nước theo yêu cầu của biểu đồ dùng nước.

Lượng nước cần và biểu đồ dùng nước được xác định thông qua tính toán cân bằng thủy lợi toàn hệ thống có xét đến:

a. Các thông số thủy văn của nguồn cấp nước;

b. Các thông số tính toán của hệ thống thiết kế: lượng nước cần cấp và chế độ dùng nước, tổn thất lượng nước trong hệ thống bơm chuyển, khả năng dẫn và điều chỉnh của hệ thống, sơ đồ khai thác được chấp nhận v.v...;

c. Lưu lượng của nguồn còn lại xả về hạ lưu phải đáp ứng đủ yêu cầu cho các hộ dùng nước và yêu cầu bảo vệ môi trường.

7.10.14. Khi thiết kế chế độ làm việc của các trạm bơm có công suất lớn hơn 10.000KW, cần xem xét khả năng sử dụng một phần hoặc toàn bộ công suất trạm với tư cách là một hộ tiêu thụ điều chỉnh công suất bù của hệ thống năng lượng.

7.10.15. Khi thiết kế kết cấu bể xả của trạm bơm cần tạo ra chế độ chảy thuận bằng cách làm tản dòng chảy, phân bố lại và giảm nhỏ lưu tốc.

7.11. Hồ chứa nước

7.11.1. Khi thiết kế hồ chứa cần phải giải quyết vấn đề di dân tái định cư, đền bù thiệt hại sản xuất nông nghiệp; Bảo vệ đất nông nghiệp khỏi bị úng ngập; Bảo vệ bằng biện pháp công trình hoặc di dời các điểm dân cư, công nghiệp, vật kiến trúc, di tích lịch sử kiến trúc, đường xá, đường ống dẫn dầu khí, đường dây tải điện, thông tin liên lạc v.v...; Chặt dọn rừng, vệ sinh lòng hồ; Khai thác tài nguyên khoáng sản; tạo điều kiện khai thác vận tải thủy, thủy sản; Bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên nước, thủy sinh vật, rừng và các nguồn tài nguyên khác.

7.11.2. Khi thiết kế hồ chứa cần phải:

a. Lập các Báo cáo nghiên cứu đánh giá tác động môi trường và dự báo về sự thay đổi môi trường sinh thái xung quanh vùng hồ và lưu vực do việc hình thành hồ chứa có xét đến các yếu tố thủy văn, địa chất, địa chất thủy văn, động thực vật trên cạn và dưới nước, nông nghiệp, sinh thái và các yếu tố khác, trong đó có việc lập dự báo về chất lượng nước, tái tạo bờ, sự biến đổi của mực nước ngầm và các tính chất của đất theo tiêu chuẩn hiện hành;

b. Tính toán phạm vi mặt thoáng của hồ chứa, vùng ngập thường xuyên và vùng bán ngập có thể khai thác;

c. Dự kiến các biện pháp khắc phục khối than bùn và các khối vật chất khác bị đẩy nổi khi hồ chứa tích nước.



7.11.3. Dung tích bồi lắng tối thiểu của hồ chứa được xác định tuỳ thuộc vào cấp của hồ chứa nêu trong bảng 2.2. Thời gian dung tích bồi lắng của hồ chứa bị lấp đầy trong điều kiện bình thường không được ít hơn quy định nêu trong bảng 7.1.


tải về 463.64 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương